1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích ý nghĩa và vai trò của thể

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Ý Nghĩa Và Vai Trò Của Thể Dục Thể Thao
Tác giả Bùi Bảo Duy, Nguyễn Bá Huy, Trần Công Sĩ, Nguyễn Đức Thịnh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Phương Anh
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Thể Dục Thể Thao
Thể loại Bài Tập
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

Khái niệm thể dục thể thao- Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, một loại hình hoạt độngmà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực, nhằm tăng cường thể chất cho con

Trang 1

NHÓM 8

GIÁO VIÊN: Nguyễn Thị Phương Anh Lớp: VOV134.HL1.P1

2022

Trang 2

TT Họ và tên MSSV Lớp Vai diễn Ảnh sinh

viên

1 Bùi Bảo Duy HS140103 VOV134.

HL1.P1

2 Nguyễn Bá

Huy

HS163241 PC1608

3 Trần Công Sĩ HS170349 VOV134.

HL1.P1

Thịnh

HE173008 VOV134.

HL1.P1

Trang 3

A TỔNG QUAN CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC

I PHÂN TÍCH Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA THỂ DỤC THỂ THAO

1.1 Khái niệm thể dục thể thao

- Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hóa xã hội, một loại hình hoạt động

mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực, nhằm tăng cường thể chất cho con người, nâng cao thành tích thể thao, góp phần làm phong phú sinh hoạt văn hóa và giáo dục con người phát triển toàn diện

1.2 Ý nghĩa của thể dục thể thao

- Việc luyện tập thường xuyên và liên tục một cách có khoa học các bài tập thể dục buổi sáng, bài thể dục giữa giờ và các hoạt động thể dục thể thao khác là một trong những biện pháp quan trọng giúp nâng cao tuổi thọ

- Đối với thanh thiếu niên, tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể các em phát triển tốt hơn

- Đối với những người lớn tuổi, không những bảo vệ được sức khỏe và khả năng công tác mà còn là biện pháp đẩy lùi sự già cỗi

- Cơ thể con người là một khối thống nhất Các cơ quan trong cơ thể có liên hệ mật thiết với nhau Bởi vậy, khi ta vận động thì không những cơ hoạt động mà tim, phổi và toàn bộ cơ thể đều có ảnh hưởng

- Tập luyện thể dục thể thao làm cho các tổ chức trong cơ thể thay đổi về hình thức

và năng lực hoạt động

1.3 Vai trò của thể dục thể thao

- Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại thể dục thể thao giúp HSSV có được sức khỏe tốt, từ đó, có thể học tập tốt và tham gia các hoạt động ở nhà trường đạt hiệu quả cao hơn Thể dục thể thao góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giúp HSSV trở thành con người có ích cho xã hội

- Khi tham gia các hoạt động thể dục thể thao đòi hỏi HSSV phải có tính kỷ luật cao, tinh thần và trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật

Trang 4

thà, trung thực Chính vì vậy, thể dục thể thao góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách

- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có kế hoạch giúp các em có một nếp sống lành mạnh vui tươi, học tập và làm việc khoa học

- Việc rèn luyện thể dục thể thao có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh rất tích cực, lấy lại sự cân bằng âm dương của cơ thể con người Nếu con người không vận động, không rèn luyện thì khả năng thích nghi kém, tuổi thọ không thể kéo dài Vận động và rèn luyện là để ngày càng hoàn thiện về thể chất, nâng cao thể lực, tinh thần thoải mái, rèn luyện thân thể kết hợp với giữ gìn vệ sinh càng có tác dụng trong việc phòng bệnh

và nâng cao sức khoẻ con người Khi cơ thể con người khoẻ mạnh thì sẽ vượt qua và đẩy lùi được bệnh tật, chống trả được vi trùng xâm nhập vào cơ thể; khi cơ thể lành mạnh, tinh thần sung mãn thì con người sẽ thích ứng được với những điều kiện thời tiết thay đổi Cơ thể tốt, thần kinh tốt, tinh thần tốt thì tránh được mọi bệnh tật

- Ngoài việc tăng cường sức đề kháng và năng lực thích ứng của cơ thể con người, thể dục thể thao có vai trò to lớn trong việc nâng cao sức khỏe toàn diện cho con người Sức khỏe toàn diện là sự phát triển đầy đủ các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền bỉ dẻo dai và sự khéo léo Những yếu tố này chỉ có thể đạt được nhờ luyện tập thể dục thể thao thường xuyên Khi con người có sức khỏe toàn diện thì

sẽ nâng cao được năng lực thể chất Năng lực thể chất có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống, trong lao động, trong công tác và trong học tập Có năng lực thể chất tốt sẽ giúp cho con người vượt qua được mọi khó khăn, hoàn thành tốt được mọi công việc Muốn có năng lực thể chất tốt đòi hỏi con người phải có lòng kiên trì, phải có quyết tâm cao trong việc rèn luyện thân thể Bản thân Người, có những lúc bị yếu mệt, nhưng Người vẫn cố gắng dậy vận động thân thể, tập một số động tác thể dục nhẹ nhàng, hoặc đi bộ, tập leo núi…

II PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MÔN VÕ VOVINAM

Trang 5

2.1 Lịch sử hình thành môn võ Vovinam – Việt Võ Đạo

Sáng Tổ Nguyễn Lộc

● Võ sư Nguyễn Lộc sinh ngày 8 tháng 4 năm Nhâm Tí(tức 24 tháng 5 năm 1912) tại xóm Giếng, xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc huyện Thạch Thất Hà Nội, )

● Khi còn nhỏ, thể chất ông không được tốt, do vậy được gia đình cho theo học võ, với mục đích ban đầu là để phòng thân và tăng cường sức khỏe Nhưng do tố chất thông minh, lại được thừa hưởng tinh thần thượng võ của vùng đất có nhiều nhân vật nổi tiếng, ông nhanh chóng tiếp thu những tinh hoa võ thuật Việt Nam cũng như tìm thấy sự đam mê võ học

● Sau một thời gian dài rèn luyện nhiều môn võ, Nguyễn Lộc đã nghiên cứu, phân tích đặc điểm kỹ thuật của từng môn võ, đặc biệt là các môn võ và vật cổ truyền Việt Nam, để từ đó kết hợp và đi tới sáng tạo một hệ thống kỹ thuật võ học mới với tên gọi buổi đầu là Vovinam (Còn được gọi là Việt võ đạo)

● Năm 1936: Sáng tổ Nguyễn Lộc đã hoàn thành nghiên ra môn phái Vovinam.

● Năm 1938: Môn võ này bắt đầu được truyền thụ tại Hà Nội do võ sư Nguyễn Lộc

đích thân huấn luyện Đúng một năm sau, môn võ được đông đảo mọi người biết

Trang 6

tới và có nhiều lớp học được mở ra sau đó Ông huấn luyện cho vài thân hữu bí mật trong vòng 1 năm

● Năm 1939: Võ sư Nguyễn Lộc đem lớp võ sinh đầu tiên công khai ra mắt dân

chúng tại Nhà hát lớn Hà Nội Cuộc biểu diễn thành công, và ông được mời cộng tác tổ chức những lớp dạy võ công khai cho thanh niên Hà Nội

● Năm 1940: Khai giảng lớp tập Vovinam đầu tiên tại Trường Đại học Sư Phạm Hà

Nội gồm 3 phần (võ thuật, võ lực, võ đạo)

● Năm 1946, khi cuộc kháng chiến bùng nổ, Nguyễn Lộc đã cùng một số môn sinh

mở nhiều lớp huấn luyện võ thuật tại vùng Thạch Thất và nhiều địa phương lân cận khác Nhiều môn sinh Việt Võ Đạo đã chiến đấu dũng cảm và đã có rất nhiều người hy sinh vẻ vang dưới ngọn cờ độc lập dân tộc

● Năm 1948: Vovinam xuất hiện tại miền Nam.

● Thập niên 1950: Nhiều lớp tập khác được mở ra, nhưng không ai tập quá 3 năm vì

lý do thời cuộc hoặc mưu sinh

● Tháng 7 năm 1954, võ sư Nguyễn Lộc vào Nam, cùng một số đệ tử tâm huyết mở

võ đường tại Sài Gòn

● Năm 1955: Võ sư Nguyễn Lộc tổ chức cuộc biểu diễn Vovinam đầu tiên tại rạp

Norodome (nay là Công ty xổ số kiến thiết, đường Lê Duẩn, thành phố Hồ Chí Minh) sau khi ôn tập cho đội ngũ cốt cán tại một ngôi nhà trên trường Frère Louis (nay là Nguyễn Trãi, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh) Sau đó, võ sư Nguyễn Lộc

mở lớp võ trên đường Thủ Khoa Huân (Avigateur Garros)

● Năm 1958: Lớp võ ở Nguyễn Khắc Nhu dời về đường Trần Khánh Dư (Tân Định),

rồi Moulin Rouge (tên một vũ trường đã đóng cửa ở góc đường Trần Hưng Đạo và Huỳnh Mẫn Đạt) Đồng thời Võ sư trưởng Lê Sáng mở thêm lớp ở đường Sư Vạn Hạnh (gần chùa Ân Quang)

Trang 7

● Ngày 30 tháng 4 năm 1960, Võ Sư Nguyễn Lộc qua đời tại Sài Gòn Trước khi qua đời, ông trao quyền chưởng môn lại cho Lê Sáng

● Năm 1961 - 1963: Hoạt động các võ phái bị hạn chế do chế độ Sài Gòn Vovinam

chỉ được dạy ở vài trường trung học tư thục như: Chân Phước Liêm, Thành Thomas

● Năm 1964: Võ đường đầu tiên mở đầu thời kỳ khôi phục và phát triển đặt tại số 61

đường Vĩnh Viễn (quận 10, thành phố Hồ Chí Minh) với tên gọi Trung tâm huấn luyện Vovinam và khai giảng lớp đầu tiên vào ngày 15/7/1954 Lúc đó, võ sư trưởng Lê Sáng, võ sư Trần Huy Phong, võ sư Nguyễn Văn Thư và nhiều võ sư khác đã soạn thảo Quy lệ môn phái, vạch ra phương hướng phát triển môn phái Chiếc áo thun và quần đùi được thay bằng bộ võ phục như ngày nay nhưng màu xanh da trời Hệ thống đẳng cấp được phân ra: Tự vệ nhập môn (tập 3 tháng), Lam đai (6 tháng), Lam đai cao cấp (đai xanh 1 vạch vàng, 6 tháng), Hoàng đai, Hoàng đai I, II và III (1 năm/cấp), Chuẩn hồng đai, Hồng đai (chia 7 cấp, tập 2 năm/cấp)

và Bạch đai

● Năm 1966: Vovinam được giao cho võ đường Hoa Lư và đưa vào dạy ngoại khóa

tại 4 trường trung học công lập ở Sài Gòn là Petrus-Ký, Chu Văn An, Gia Long, Trưng Vương mà công đầu là của võ sư Phùng Mạnh Chữ Kể từ đây, danh xưng Vovinam được bổ sung thành Vovinam - Việt Võ Đạo để thanh niên chú trọng đến tinh thần dân tộc khi luyện võ hầu hoàn chỉnh bản thân về 3 phương diện: Trí, Tâm, Thể Từ 4 trường trung học nêu trên, Vovinam tiếp tục mở lớp ở các trường trung học Cao Thắng, Lê Văn Duyệt, Don Bosco, Phan Sào Nam, Hưng Đạo và nhiều trường khác, tạo nên một phong trào rèn luyện sức khỏe sôi nổi và rộng lớn trong thanh thiếu niên

● Trong khoảng 1964 - 1975: Chưởng môn Lê Sáng và một vài võ sư cao cấp đã bổ

sung, xác lập chương trình giảng huấn võ đạo, huấn luyện võ lực và võ thuật phù hợp với 7 năm trung học: Tự vệ nhập môn (đai màu áo, 6 tháng), sơ đẳng (đai xanh đậm, 3 cấp, 6 tháng/cấp), cao đẳng (đai đỏ, 7 cấp, 1-2 năm/cấp) và thượng đẳng

Trang 8

(đai trắng, dành riêng cho Võ sư chưởng môn) Hệ thống kỹ thuật cũng được bổ sung thêm các đòn thế, bài bản trong chương trình huấn luyện như: 30 thế chiến lược, 28 thế vật căn bản và 3 bài Song đấu vật, Song luyện đao găm, Thập tự quyền, Long hổ quyền, Xà quyền, Lão mai, Ngọc trản, Hạc quyền, Việt võ đạo quyền, Tinh quái song đao, Mộc bản pháp, Thương lê pháp, Song đấu búa rìu, Song đấu mã tấu Nhiều đặc của môn phái đã được xuất bản trong giai đoạn này: Việt Võ Đạo nhập môn, Việt Võ Đạo cương yếu, Tinh hoa Việt Võ Đạo

● Năm 1974: Giáo sư Phan Hoàng ở Pháp gầy dựng nền móng phát triển Vovinam ở

Châu Âu, rồi lại được võ sư Trần Nguyên Đạo kế thừa Ông từng giữ chức chủ tịch

và tổng thư ký của Tổng Liên đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Thế giới

● Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, một số võ sư đi ra nước ngoài đã phổ biến

Vovinam ra toàn thế giới, những võ sư còn lại bao gồm Chưởng Môn Lê Sáng ở lại tiếp tục duy trì việc phát triển Vovinam tại Việt Nam

● Năm 1978: Khai giảng lớp Vovinam - Việt Võ Đạo khai giảng tại quận 8, Hồ Chí

Minh, mở đầu quá trình khôi phục bộ môn trong thành phố

● Năm 1978 - thập niên 1980: Mở thêm nhiều lớp Vovinam.

● Tháng 6/1980: Vovinam - Việt Võ Đạo được mời tham dự đợt Hội Thao Võ Thuật

tại Hồ Chí Minh

● Tháng 4/1985: Vovinam - Việt Võ Đạo huấn luyện cho Lớp nghiên cứu Võ thuật

phía Nam của Cục Cảnh vệ Bộ Nội Vụ

● Năm 1989: Hội Việt Võ Đạo Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Liên Đoàn Võ Thuật

Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập

● Năm 1990: Vovinam được Tổng Cục Thể dục Thể thao đưa vào chương trình Hội

diễn Kỹ thuật khu vực 3 Cũng trong năm nay, 4 võ sư tại thành phố Hồ Chí Minh (Nguyễn Văn Chiếu, Lê Thanh Liêm, Tô Mạnh Hòa, Nguyễn Anh Dũng) được mời sang Belarus, Liên Xô biểu diễn, đồng thời cử người lưu lại huấn luyện

Trang 9

● Năm 1992: Ngành thể dục thể thao các tỉnh, thành và Tổng cục Thể dục Thể thao

đã cho tổ chức giải vô địch cấp tỉnh, thành phố và toàn quốc Vài năm sau còn có thêm các giải Khu vực, Trẻ, Thiếu niên nhi đồng, giải Hội khỏe Phù đổng (học sinh), giải quốc tế Nội dung tranh tài bao gồm: Hội diễn kỹ thuật và thi đấu đối kháng cá nhân

● Tháng 4/1995: Ủy ban Thể dục Thể thao thành lập Ban Điều Hành Vovinam Việt

Võ Đạo Hàng năm, Ban Điều Hành đều tổ chức hội nghị chuyên môn để các võ sư

ôn tập, thống nhất chương trình tập luyện, từng bước hoàn chỉnh luật đấu đối kháng, luật hội diễn kỹ thuật, nghiệp vụ trọng tài, biên soạn sách kỹ thuật, băng hình thống nhất các bài diễn quốc gia

● Năm 1997: Vận động viên giành thành tích cao tại giải vô địch toàn quốc đã được

Uỷ ban Thể dục Thể thao phong cấp kiện tướng như các môn thể thao khác

● Tháng 12/2001: Vovinam quy tụ khoảng 30,000 môn sinh thường xuyên luyện tập.

● Năm 2002: Vovinam Việt Võ Đạo được Uỷ Ban TDTT Việt Nam đưa vào nội dung

thi đấu chính thức tại Đại Hội TDTT toàn quốc lần IV

● Tháng 10/2007: Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Việt Nam (VVF) tại khách

sạn Rex, thành phố Hồ Chí Minh

● Tháng 9/2008: Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Thế giới (IVF), hợp thức hóa

việc quản lý Vovinam ở tầm quốc tế

● Tháng 2/2009: Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam châu Á tại Iran

● Tháng 7/2009: Liên đoàn Vovinam thế giới tổ chức giải Vô địch Vovinam Thế giới

lần thứ nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh

● Năm 2010: Chưởng Môn Lê Sáng ký quyết định thành lập Hội đồng Võ Sư

Chưởng Quản Môn Phái Người đứng đầu hội đồng này được gọi dưới danh hiệu Chánh Chưởng Quản và là người đứng đầu môn phái

Trang 10

● Ngày 27/9/2010: Võ sư Chưởng Môn Lê Sáng qua đời Võ sư Nguyễn Văn Chiếu

được bổ nhiệm làm Chánh chưởng quản

● Ngày 16/10/2010: Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam châu Âu (EVVF) diễn ra

tại Paris

● Ngày 28/12/2010: Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Đông Nam Á (SEAVF)

diễn ra tại Campuchia

● Năm 2011: Vovinam lần đầu tiên được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại

SEA Games 26 tại Indonesia

● Năm 2012: Đại hội thành lập Liên đoàn Vovinam Châu Phi (AFVF) diễn ra tại

Alger (Algeri)

● Năm 2013: Vovinam lần thứ hai được đưa vào chương trình thi đấu chính thức tại

SEA Games 27 tại Myanmar

● Năm 2015: Giải vô địch Vovinam thế giới lần thứ tư được tổ chức thu hút vận động

viên đến từ 20 quốc gia

● Năm 2016: Cuộc thi Vovinam tại Thế vận hội bãi biển châu Á 2016 được tổ chức

tại Đà Nẵng

● Ngày 4 tháng 2 năm 2020, võ sư Nguyễn Văn Chiếu, Chánh chưởng quản Hội

đồng võ sư môn phái Vovinam – Việt Võ Đạo qua đời

● Năm 2022: 6 Huy chương Vàng, 6 Huy chương Bạc, 2 Huy chương

Đồng, đứng ở vị trí số 1 toàn đoàn ở Sea Game 31

Trang 11

2.2 10 điều tâm niệm Vovinam

1 Viê ˆt Võ Đạo sinh nguyê ˆn đạt tới cao đô ˆ của nghê ˆ thuâ ˆt để phục vụ dân tô ˆc và nhân loạị

2 Viê ˆt Võ Đạo sinh nguyê ˆn trung kiên phát huy môn phái, xây dựng thế hê ˆ thanh niên Viê ˆt Võ Đạo

3 Viê ˆt Võ Đạo sinh đồng tâm nhất chí, tôn kính người trên, thương mến đồng đạọ

4 Viê ˆt Võ Đạo sinh tuyê ˆt đối tôn trọng kỷ luâ ˆt, nêu cao danh dự võ sĩ

5, Viê ˆt Võ Đạo sinh tôn trọng các võ phái khác, chỉ dụng võ để tự vê ˆ và bênh vực lẽ phảị

6 Viê ˆt Võ Đạo sinh chuyên cần học tâ ˆp, rèn luyê ˆn tinh thần, trau dồi đạo hạnh

7 Viê ˆt Võ Đạo sinh sống trong sạch, giản dị, trung thực, và cao thượng

8 Viê ˆt Võ Đạo sinh kiê ˆn toàn ý chí đanh thép để thắng phục cường quyền và bạo lực

9 Viê ˆt Võ Đạo sinh sáng suốt nhận định, bền gan tranh đấu, tháo vát hành đô ˆng

10 Viê ˆt Võ Đạo sinh tự tin, tự thắng, khiêm cung, đô ˆ lượng, luôn luôn kiểm điểm để tiến bô ˆ

2.3 Sự phát triển của môn võ Vovinam tại Trường Đại học FPT

Trang 12

- Vovinam – Việt Võ Đạo là bộ môn võ đặc trưng, do người Việt Nam sáng tạo, xây dựng và phát triển Trường Đại Học FPT được thành lập vào năm 2006, cùng với các môn học theo từng chuyên ngành, bộ môn Vovinam là môn học bắt buộc để giáo dục thể chất cho sinh viên Chủ tịch Trương Gia Bình đã định hướng Đại Học FPT là ngôi trường có chất lượng đào tạo quốc tế tuy nhiên vẫn phải giữ gìn và phát huy những truyền thống, tinh hoa của dân tộc Việt Nam Không giống đa phần các đa phần các trường đại học tại Việt Nam, ĐH FPT là trường đầu tiên dạy môn võ Vovinam như một môn học giáo dục thể chất Đây là lí do khiến sinh viên trường FPT luôn khoẻ mạnh, nhanh nhẹn và đặc biệt cực “ngầu” trong mắt sinh viên trường khác

- Đối với việc đưa Vovinam vào giảng dạy thành bộ môn chính, đại học FPT khẳng định việc giữ gìn những giá trị truyền thống của dân tộc, không chỉ trên địa bàn tp Hà Nội mà là trên toàn đất nước Việt Nam Theo Chủ Tịch Trương Gia Bình, sau này sinh viên FPT sẽ đi ra nước ngoài để làm việc với những người từ khắp nơi trên thế giới Khi đó, những thế võ của Việt Nam sẽ là công cụ để truyền tải văn hoá, truyền thống con người Việt Nam Các bạn sinh viên tại đây không chỉ được rèn luyện sức khỏe thông qua võ thuật mà còn được rèn luyện tinh khí, đạo đức và nhân cách để trước hết trở thành một người con ngoan, trò giỏi của gia đình và xã hội Cứ tưởng bộ môn này

là một ca khó nhằn, nhưng hoá ra sau khi luyện tập, nhiều sinh viên lại cảm thấy thích thú và muốn dành nhiều thời gian tìm hiểu sâu hơn Học Vovinam, các bạn được tìm hiểu về phần võ thuật bao gồm những thế: đấm, đá, gạt, đỡ, gối, chỏ, vật, đòn chân, khóa siết… về phần binh khí như việc sử dụng và chống đỡ đao côn, kiếm, thương, găm, sung trường, mã tấu… Học võ không phải để giương oai tự đắc mà để hoàn thiện bản thân, giúp đỡ mọi người

- Thời gian đầu mới khi nhà trường mới xây dựng, cơ sở vật chất của trường còn chưa đảm bảo, nên buộc phải thuê địa điểm tập luyện ở trung tâm ngoài Các bạn sinh viên cũng vì thế cũng chỉ có thời gian chính khóa để tập luyện Hiện nay, campus tại trường Đại học FPT đã có sân tập Vovinam, đảm bảo điều kiện thoáng mát với hàng trăm mét vuông thảm tập và đầy đủ trang thiết bị chuyên dụng như đích đá, găng, giáp Việc tập luyện Vovinam ngoài giờ cũng nhờ đó mà trở nên dễ dàng hơn Chương trình

Ngày đăng: 08/05/2024, 12:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w