BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐỀ BÀI MỤC LỤC Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
VÀ PHÁP LUẬT
ĐỀ BÀI
MỤC LỤC
Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc: Xác lập quan hệ pháp luật, Thực hiện pháp luật, Truy cứu
trách nhiệm pháp lý, Giáo dục pháp luật
H à
Họ và tên Cao Ngọc Yến Chi
Trang 2ĐẶT VẤN ĐỀ 2
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2
I Khái quát chung về văn bản quy phạm pháp luật 2
1 Khái niệm 2
2 Đặc điểm 3
3 Vai trò 3
II Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật 3
1 Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xác lập quan hệ pháp luật 3
1.1 Khái quát về quan hệ pháp luật 3
1.2 Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xác lập quan hệ pháp luật 4
2 Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc thực hiện pháp luật 5
2.1 Khái quát về thực hiện pháp luật 6
2.2 Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối thực hiện pháp luật 6 3 Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý 7
3.1 Khái quát về trách nhiệm pháp lý 7
3.2 Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý 8
4.Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc giáo dục pháp luật 9
4.1 Khái quát về giáo dục pháp luật 9
4.2 Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với giáo dục pháp luật 10
II Nhân xét và kiến nghị hoàn thiện nâng cao hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật 10
KẾT LUẬN 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
Trang 3ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển thì cuộc sống con người ngày càng có nhiều vấn
đề cần được quan tâm hơn Những quan hệ điều chỉnh trên không thể bao quát toàn diện được xã hội mà cần có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có tính khả thi để mọi người trong xã hội tuân theo Nhằm tạo ra sự ổn định xã hội, hành lang pháp lý khoa học đúng đắn đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời đại mới Do
đó việc nghiên cứu, phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xác lập quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, truy cứu trách nhiệm pháp lý, giáo dục pháp luật là rất quan trọng và cấp thiết, thể hiện vai trò của các văn bản quy phạm pháp luật trong cuộc sống Văn bản quy phạm pháp luật không chỉ quy định các giá trị mà người quản lý coi đó là giá trị cơ bản của xã hội, không chỉ đưa ra các biện pháp khuyến khích thực thi pháp luật, đem lại ổn định trật tự xã hội mà còn bảo đảm cho xã hội phát triển Để hiểu rõ hơn về vai trò của văn bản quy phạm
pháp luật, em xin phép được làm sáng rõ đề bài: “Phân tích ý nghĩa của văn bản
quy phạm pháp luật đới với việc xác lập quan hệ pháp luật, thực hiện pháp luật, truy cứu trách nhiệm pháp lý và giáo dục pháp luật”.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Khái quát chung về văn bản quy phạm pháp luật
1 Khái niệm
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc
phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội (Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015)
Ví dụ: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một văn bản
quy phạm pháp luật
Trang 42 Đặc điểm
Là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện Không phải tất cả những văn bản do Nhà nước ban hành là văn bản quy phạm pháp luật Ví dụ những lời tuyên bố, những lời hiệu triệu nhằm giải thích chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước, tuy mang ý nghĩa pháp lý, nhưng không phải
là những văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính bắt buộc Là văn bản được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội đối với những trường hợp khi có những sự kiện pháp lý xảy ra Sự thực hiện văn bản không làm chấm dứt hiệu lực của nó Đó là những khuôn mẫu của hành vi mà mọi thành viên
xã hội hoặc các cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan phải xử sự theo
Văn bản quy phạm pháp luật ban hành theo hình thức do pháp luật quy định Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là sự điều chỉnh có phạm vi (giới hạn) nhất định về thời gian, không gian và đối tượng điều chỉnh
3 Vai trò
Với những ưu điểm như chính xác, rõ ràng, minh bạch, đơn giản khi thi hành hoặc sửa đổi, dễ đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ của cả hệ thống pháp luật, dễ phổ biến, dễ áp dụng,…văn bản quy phạm pháp luật được coi là nguồn quan trọng hàng đầu của pháp luật.1
II Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật
1 Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xác lập quan hệ pháp luật
1.1 Khái quát về quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm
pháp luật khác nhau, những quan hệ xã hội này xác lập, phát triển, tồn tại hay chấm dứt dựa trên quy định của pháp luật, các bên tham gia vào quan hệ đó là những chủ thể có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý phát sinh được pháp luật quy định và Nhà
1 Lê Minh Trường, Văn bản pháp luật là gì? Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật, truy cập ngày 12/3/2022.
Trang 5nước sẽ bảo đảm thực hiện Ví dụ: Anh A mua mảnh đất của chị B với giá 5 tỷ
đồng, giữa anh A và chị B đã hình thành quan hệ pháp luật dân sự
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội mang tính chất ý chí – ý chí của Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật mà nội dung của chúng được xác định bằng các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội tôn tại trong xã hội đó vào thời diêm lịch sử nhất định
Các bên tham gia quan hệ pháp luật có quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước đảm bảo thực hiện Đó có thể là các bên được phép hoặc bắt buộc phải tiến hành những hành vi xử sự đó, những xử sự này do pháp luật quy định, đó chính là quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ pháp luật Bằng xử sự thực tế của mình, các bên tham gia quan hệ pháp luật đã cụ thể hóa các cách xử sự
mà quy phạm đã nêu thành quyền và nghĩa vụ pháp lý cho mình.2
1.2 Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc xác lập quan
hệ pháp luật.
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, được thể hiện
dưới dạng thành văn, rõ ràng, minh bạch và được nhà nước sẽ điều chỉnh các quan
hệ xã hội sao cho phù hợp với mục tiêu, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, Nhờ
đó, khi các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật có thể dễ dàng xác định đươc các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước đảm bảo thực hiện Các văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở cho việc xác lập quan hệ pháp luật Trong đó, văn bản quy phạm pháp luật là sự dự liệu tình huống nảy sinh quan hệ pháp luật, xác định được chủ thể tham gia, quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật có thể tạo ra, phân bổ, phát huy các
nguồn lực nhằm phát triển kinh tế, thông qua các quy phạm pháp luật mà nội dung của các quan hệ pháp luật được xác định bằng các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội tôn tại trong xã hội đó vào thời điểm lịch sử nhất định Bởi quan hệ pháp luật mang tính ý chí, đây là ý chí của Nhà nước sau đó mới là ý chí của các bên tham
2 Trường Đại học luật Hà Nội, giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, nxb công an nhân dân, tr289.
Trang 6gia vào quan hệ đó Văn bản quy phạm pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước, vì pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận đề cập thông qua văn bản thành văn Văn bản quy phạm pháp luật còn thể hiện ý chí của các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật, vì hành vi của cá nhân, tổ chức là hành vi có ý chí Các bên tham gia quan hệ pháp luật ràng buộc với nhau bằng các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý thể hiện rõ trong các văn bản quy phạm pháp luật
Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật thể chế hóa và bảo đảm thực hiện các
chính sách Các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo cho việc thực hiện quan hệ pháp luật, thậm chí là bảo đảm bằng các biện pháp cưỡng chế thi hành theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật Do đó, các chủ thể có tham gia vào quan
hệ pháp luật có thể biết được họ có thể làm gì, phải làm gì, làm như thế nào Các văn bản quy phạm là yếu tố làm cho quan hệ pháp luật được thực hiện Quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại được làm rõ trên cơ sở các điều luật có trong văn bản quy phạm Trước hết, nhà nước bảo đảm thực hiện quan
hệ pháp luật bằng biện pháp giáo dục thuyết phục thông qua việc phổ biến các văn bản quy bản
Thứ tư, nhờ có văn bản quy phạm pháp luật mà các chủ thể khi tham gia vào
quan hệ pháp luật bị ràng buộc bằng các quyền và nghĩa vụ được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật
Thứ năm, văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các quy phạm pháp
luật được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn và là cơ sở để ban hành các văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính thông dụng, do đó, các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật được thống nhất nên chúng ta dễ dàng xác định được hành
vi đó thuộc loại quan hệ pháp luật nào Từ đó dễ dàng xác định được các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật phải thực hiện
2 Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc thực hiện pháp luật
2.1 Khái quát về thực hiện pháp luật
Trang 7Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các chủ
thể được hình thành trong quá trình hiện thực hóa các quy định của pháp luật.3
Ví dụ: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; đi đúng làn đường; không
phóng nhanh, vượt ẩu…
Quá trình thực hiện pháp luật là một hoạt động vừa mang tính khách vừa mang tính chủ của đời sống pháp lý Tính chủ quan thể hiện ở việc chủ thể quyết định toàn bộ quá trình, phương thức thực hiện pháp luật dựa trên sự tự do ý chí của chính chủ thể.Tính khách quan thể hiện ở việc nó là nhu cầu tự thân các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh
2.2 Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối thực hiện pháp luật
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, rõ ràng, minh
bạch, nên dễ dàng đi vào đời sống Văn bản quy phạm pháp luật làm thay đổi các hành vi xử sự không mong muốn và thiết lập các hành vi xử sự phù hợp làm cho các quy định của pháp luật được hiện thực hóa và đi vào đời sống Nhờ đó, ý chí, mục đích của nhà nước thể hiện trong các quy phạm pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế, các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật của nhà nước mới đi vào cuộc sống, phát huy được vai trò, tác dụng và hiệu quả của chúng; làm cho đời sống xã hội ổn định, trật tự và có điều kiện phát triển bền vững
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật quy định các điều luật trong quá trình
tổ chức thực hiện pháp luật, thông qua hoạt động phổ biến sẽ giáo dục pháp luật giúp cho các chủ thể có điều kiện nâng cao nhận thức pháp luật, hiểu rõ hơn các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong các quan hệ pháp luật
Thứ ba, văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo các yêu cầu theo quy định
pháp luật: thực hiện pháp luật trước hết và cơ bản là thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý được pháp luật quy định đối với chủ thể Việc thực hiện pháp luật trên từng lĩnh vực của đời sống pháp lý là khác nhau
Thứ tư, văn bản quy phạm pháp luật quy định việc thực hiện pháp luật thông
qua quan hệ pháp luật: quan hệ pháp luật là sản phẩm của việc thực hiện pháp luật
Trường Đại học luật Hà Nội, giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, nxb công an nhân dân, tr401.
Trang 8và ngược lại quan hệ pháp luật là môi trường, điều kiện cần thiết cho quá trình thực hiện pháp luật
Thứ năm, văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo quá trình thực hiện pháp luật
của Nhà nước được thi hành: vì pháp luật là sản phẩm của Nhà nước tạo nên Trong xã hội, pháp luật thể hiện ý chí số đông Nhân dân lao động
Ví dụ: Luật Giao thông đường bộ quy định người tham gia giao thông khi
điều khiển xe máy phải đội mũ bảo hiểm đúng cách Khi điều khiển xe máy A đã tự giác thực hiện việc đội mũ bảo hiểm theo văn bản pháp lý đã quy định
3 Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý
3.1 Khái quát về trách nhiệm pháp lý
Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động thể hiện quyền lực nhà nước do
cơ quan nhà nước hay nhà chức trách có thẩm quyền tiến hành nhằm cá biệt hóa bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật4 Ví dụ:
A lái xe máy, do không để ý đã đâm đổ bờ tường của ủy ban nhân dân xã Do đó, A phải chịu trách nhiệm dân sự như xin lỗi và buộc phải bồi thường khắc phục lại bờ tường bị đổ do mình gây ra
Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động có trình tự, thủ tục hết sức chặt chẽ do pháp luật quy định Để đảm bảo tính chính xác, đúng đắn của hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý, hạn chế đến mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy
ra, tránh hiện tượng oan sai, bỏ lọt vi phạm đòi hỏi cơ quan, nhà chức trách có thẩm quyền phải tiến hành hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý một cách hết sức thận trọng, đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định
Truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động đòi hỏi phải sáng tạo Các vụ việc pháp luật xảy ra trong thực tế rất đa dạng và phức tạp, trong khi đó pháp luật chỉ dự liệu những tình tiết có tính chất phổ biến, điển hình mà không mô tả tỉ mỉ từng tình tiết của sự việc Do vậy, khi truy cứu trách nhiệm pháp lý, các cơ quan
4 Xem thêm: Đặc điểm của truy cứu trách nhiệm pháp lý Trường Đại học luật Hà Nội, giáo trình lý luận chung về
nhà nước và pháp luật, tr429-430
Trang 9nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền phải thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ, chính xác, xem xét một cách toàn diện và kỹ lưỡng nhằm xác định sự thật khách quan của vụ việc, so sánh, đối chiếu với các quy định của pháp luật, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp để áp dụng sao cho đúng người, đúng tính chất, mức độ vi phạm
3.2 Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc truy cứu trách nhiệm pháp lý
Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật là được thể hiện dưới dạng thành văn,
rõ ràng, minh bạch, là cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm pháp lý, giúp bảo đảm nguyên tắc pháp chế trong hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý, được tiến hành đúng thẩm quyền, theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định, có căn cứ pháp lý vững chắc, đúng người, đúng vi phạm, đúng pháp luật, tránh oan sai nhưng không bỏ lọt vi phạm
Thứ hai, văn bản quy phạm pháp luật do các chủ thể có thẩm quyền ban
hành và được nhà nước đảm bảo thực hiện nên văn bản quy phạm pháp luật chính
là nguồn pháp luật được sử dụng tối đa nhất để xác định truy cứu trách nhiệm pháp
lý của chủ thể vi phạm pháp luật Do đó, hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý được tiến hành kịp thời, nhanh chóng, nhằm đảm bảo việc truy cứu trách nhiệm pháp lý được thuận lợi, ngăn chặn kịp thời các vi phạm pháp luật tương tự có thể xảy ra
Thứ ba, nhờ có văn bản quy phạm pháp luật mà hoạt động truy cứu trách
nhiệm pháp lý được tiến hành trên những căn cứ pháp lý vững chắc, đó là tổng thể các quy định của pháp luật được các chủ thể tiến hành sử dụng làm căn cứ cho tất
cả các hoạt động trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý giúp cho các chủ thể
có thẩm quyền dễ dàng xác định hành vi bị coi là vi phạm pháp luật và biện pháp cưỡng chế dự kiến áp dụng đối với chủ thể thực hiện hành vi đó, những tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm pháp lý, điều kiện áp dụng một
số biện pháp cưỡng chế nhất định, các quy định về hồi tố (nếu có)…
Trang 10Thứ tư, trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với những biện pháp cưỡng chế
được quy định trong chế tài các quy phạm pháp luật Truy cứu trách nhiệm pháp lý
về thực chất là áp dụng những biện pháp cưỡng chế đã được quy định trong bộ phận chế tài của các văn bản quy phạm pháp luật đối với các chủ thể vi phạm pháp luật Tuy nhiên, bản thân trách nhiệm pháp lý không phải là sự cưỡng chế mà chỉ là nghĩa vụ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế do pháp luật quy định trong những văn bản quy phạm pháp luật Chủ thể vi phạm pháp luật bị buộc phải thực hiện những biện pháp cưỡng chế được quy định ở bộ phận chế tài quy định trong văn bản quy phạm pháp luật Như vậy, về nội dung thì trách nhiệm pháp lý là sự áp dụng các biện pháp cưỡng chế đối với chủ thể vi phạm pháp luật, còn về hình thức thì đó là việc tổ chức cho chủ thể vi phạm pháp luật thực hiện bộ phận chế tài quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật
Ví dụ: Anh A có hành vi vay tiền anh B với số tiền 1 tỉ nhưng khi đến hạn trả
trong hợp đồng thì anh A không trả và có hành vi trốn tránh Trong trường hợp này anh A đã phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và phải chịu trách nhiệm pháp lý hình
sự theo bản án mà tòa án tuyên căn cứ theo các quy định trong văn bản pháp luật
4.Phân tích ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với việc giáo dục pháp luật
4.1 Khái quát về giáo dục pháp luật
Giáo dục pháp luật là quá trình tác động một cách có hệ thống, có mục đích
và thường xuyên tới nhận thức của con người nhằm trang bị cho mỗi người trình
độ pháp lí nhất định để từ đó có ý thức đúng đẳn về pháp luật, tôn trọng và tự giác
xử sự theo yêu cầu của pháp luật mục đích của giáo dục pháp luật được xem xét trên nhiều góc độ tùy thuộc vào đối tượng giáo dục, cấp độ giáo dục cũng như hình thức giáo dục
Gáo dục pháp luật nhằm nâng cao khả năng nhận thức pháp lý, sự hiểu biết pháp luật, hình thành tri thức pháp luật cần thiết cho các chủ thể nhằm khơi dậy