Chương 1LÍ LUẬN CHUNG VE LUAT BIEN QUOC TE Lí luận chung về Luật bién quốc tế dé cập tới vai trò củabiển cả trong lịch sử phát triển của nhân loại và sự cần thiếtphải xác lập trật tự phá
Trang 1GIÁO TRÌNH
LUAT BIEN QUOC TE
Trang 2Giáo trình này đã được Hội đồng nghiệm thu giáo trìnhTrường Đại học Luật Hà Nội (thành lập theo Quyết định số1497/QD-DHLHN ngày 09 thang 5 năm 2017 cua Hiệu trưởngTrường Đại học Luật Hà Nội) đồng ý thông qua ngày 14 tháng 6năm 2017 và được Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nộicho phép xuất bản theo Quyết định số 1192/OD-DHLHN ngày 30thang 3 năm 2018.
MÃ SỐ: TPG/K - 19 - 04 126-2019/CXBIPH/08-11/TP
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Giao trình
LUAT BIEN QUOC TE
NHA XUAT BAN TU PHAP
HA NỘI - 2019
Trang 4TS LÊ THỊ ANH DAO & Chương 5
TS NGUYEN THỊ HONG YEN
TS NGUYEN THI KIM NGAN Chuong 6
TS LE THI ANH DAO Chuong 7
TS NGUYEN THI KIM NGAN Chuong 8
TS HOANG LY ANH Chuong 9
TS NGUYEN TOAN THANG Chuong 10
TS NGUYEN TOAN THANG & Chuong 11ThS HÀ THANH HOA
Trang 5DANH MỤC CAC CHỮ VIET TAT
Từ viết tắt Từ day đủ tiếng Anh Nghĩa tiếng ViệtASIL American Society of
International Law
Hội luật quốc tế Mỹ
CITES The Convention on | Công ước về buôn ban
International Trade in | quốc tế các loài độngEndangered Species of | vật, thực vật hoang daWild Fauna and Flora | nguy cấp
CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ
nghĩaICJ International Court of | Tòa án công lí quốc tế
JusticeICAO International Civil | Tổ chức hàng không
Aviation Organization | dân dụng quốc tếILC International Law | Ủy ban Luật quốc tế
CommissionIMO International Maritime | Tổ chức hang hải quốc tế
OrganizationITLOS International Tribunal | Toà án Luật biển quốc
for the Law of the Sea | tếJRHW Juridical Regime of | Chế độ pháp lí của vùng
Historic Waters nước lịch sử
Trang 6PCIJ Permanent Court of | Toà an thường trực
International Justice céng li quéc téTravaux Cac van ban trong qua
preparatoires trinh dam phan
UN United Nations Lién hop quéc
UNCLOS_ | United Nations | Công ước Liên hop
1982 Convention on the | quốc về Luật Biển năm
Law of the Sea 1982 1982
Trang 7LỜI GIỚI THIỆU
Từ thời xa xưa, biển và đại dương đã được biết đến nhw mộtmôi trường thiên nhiên lí trởng cho những nên văn mình vĩ đại,như kho tài nguyên thiên nhiên vô giả đáp ứng cho những nhucâu vật chất, xã hội không ngừng gia tăng của con người Vớinhững nguồn lợi to lớn do biển và dai dương mang lại, các quốcgia trên thé giới, đặc biệt là các quốc gia có biển, đều mongmuốn khẳng định chủ quyên, quyền chủ quyên của mình trên cácvùng biển Tuy nhiên, khác với đất liên, biển và đại dương là môitrường thống nhất của không gian mở, không có sự phân chiađộc lập hoàn toàn giữa các bộ phận với nhau Vi vậy, việc khaithác, sử dụng biển cần đặt dưới sự điều chỉnh bởi tổng thể nhữngnguyên tắc và quy phạm thích hợp nhằm hài hoà lợi ích giữaquốc gia ven biển, các quốc gia khác và lợi ích chung của cộngdong quốc tế Luật biển quốc tế hình thành từ chính những yêucâu đó của thực tiễn quan hệ quốc tế
Với mong muốn đem đến những tri thức về Luật biển quốc tế,dong thời đáp ứng yêu cau đổi mới nội dung và chương trình đàotạo, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tô chức biên soạn cuốn
“Giáo trình Luật biển quốc tẾ” Giáo trình Luật biển quốc tế décập những vấn đề cơ bản về cách xác định và quy chế pháp lí cácvùng biển, nội dung hợp tác giữa các quốc gia trong quá trìnhkhai thác, sử dụng biển cũng như cơ chế giải quyết tranh chấp
Trang 8phát sinh Với những nội dung đó, hi vọng cuốn Giáo trình Luậtbiển quốc tế sẽ nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.Mac dù tập thé tác giả đã rất cố gắng nhưng do Luật biểnquốc tế có nhiều nội dung phức tạp nên Giáo trình khó tránh khỏinhững thiếu sót nhất định Chúng tôi rất mong nhận được sựđóng góp ý kiến của đông dao bạn đọc để Giáo trình được hoànthiện hơn trong lan tải bản.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Hà Nội, tháng 3 năm 2019TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 9Chương 1
LÍ LUẬN CHUNG VE LUAT BIEN QUOC TE
Lí luận chung về Luật bién quốc tế dé cập tới vai trò củabiển cả trong lịch sử phát triển của nhân loại và sự cần thiếtphải xác lập trật tự pháp lí trên biển nhằm đảm bảo lợi ích củamỗi quốc gia cũng như lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.Lịch sử hình thành và phát triển của Luật biển quốc tế gắn liềnvới sự phát triển của khoa học tự nhiên, quá trình khám phá,chinh phục và đấu tranh giữa các quốc gia Luật biển quốc tếbao gồm các nguyên tắc và quy phạm được thê hiện thông quanguồn của Luật biển quốc tế Các nguyên tắc cơ bản của Luậtbiển quốc tế là co sở để xác định các vùng biển và quy chếpháp lí của chúng; điều chỉnh quá trình khai thác, sử dụng,quản lí biển cả và đại dương
I KHÁI NIỆM LUẬT BIEN QUOC TẾ
9
Trang 10Dương là đại dương lớn thứ hai, rộng khoảng 106 triệu km’,năm giữa châu Au, châu Phi và châu Mỹ An Độ Dương năm ởphía nam An Độ, với diện tích khoảng 75 triệu km’ Biển cảbao gồm ba thành phan chính:
- Khối nước biển, chiếm 97,3% toàn bộ lượng nước củahành tỉnh Cột nước này chứa nhiều tài nguyên sinh vật cũngnhư tài nguyên không sinh vật hòa tan trong nước.
- Thém lục địa, chứa 90% trữ lượng dầu khí ngoài khơi
Thêm lục địa và đáy đại dương có tiềm năng dau khí gap hai
lần so với trên đất liền Từ cuối thé ki XX đến nay, phần lớnsản lượng dau và khí được khai thác ở thêm lục dia
- Đáy đại dương và các dãy núi đại dương, nơi chứa đựngcác loại quặng đa kim như đồng, titan, sắt và mangan
Biển chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phúbên cạnh những giá trị khác như công nghiệp, giao thông, điềuhòa khí hậu, hấp thụ và tiêu thụ chất thải Biển cả là môitrường thông thương, qua bao thế kỉ các tư tưởng đã đượctruyền bá, con người và hàng hóa đã được vận chuyền Biên cả
gắn liền với các phát hiện lớn, hoạt động truyền đạo và các
cuộc viễn chinh Biển cả còn là nguồn cung cấp thức ăn quantrọng cho cuộc sống của con người Cùng với trồng trọt, sănban và hái lượm, nghề đánh cá biển cũng đã sớm phát triển,đóng một vai trò không thể thiếu trong hoạt động của conngười, kế cả ngày nay
! TS Nguyễn Hồng Thao (chủ biên), Công ước Luật biển 1982 và chiến lược biển của Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr 52.
Trang 11Biển đã đóng vai trò không thê thiếu trong sự phát triển củaloài người Không có biển thì sẽ không có thế giới ngày nay.Biển cho phép xây dựng và phát triển những nền văn minh.Sớm bước ra biển, những nền văn minh nhân loại như Hy Lạp,
La Mã, Ấn Độ đã có thể mở rộng ảnh hưởng, tác động tới sựphát triển tinh thần, dao đức va vật chất của phần lớn trái đất.Nhờ có biển, các quốc gia có lãnh thổ đất liền không lớn, dân
số không nhiều đã có thé vươn lên nam giữ các vị trí về chínhtrị và thương mại Xu hướng tiến ra biển thể hiện rõ nét tronglịch sử phát triển của các quốc gia Với sự bùng nổ về dân sé,nguồn tài nguyên trên đất liền dần cạn kiệt, sự phát triển mạnh
mẽ của khoa học, công nghệ, các mối quan tâm ngày càng tăng
về môi trường, an ninh - quốc phòng, biển lại càng đóng vai tròquan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia cũng như củacộng đồng quốc tế Hướng ra biển, “làm chủ” biển và đại đương
là xu thé không thé đảo ngược Nhằm điều hòa lợi ích của cácquốc gia ở trên biển và sử dụng, khai thác biển một cách hòabình, cần phải xây dựng một trật tự thế giới mà ở đó các nước
có quyền lực, ảnh hưởng lớn cũng phải tuân thủ nguyên tắc xử
sự giữa các chủ thể của quan hệ quốc tế Đó là trật tự côngbăng trên cơ sở luật pháp quốc tế
Những tư tưởng về khai thác, sử dụng biển đã hình thành
trong lịch sử phản ánh cuộc đấu tranh trong việc xây dựng mộttrật tự pháp lí trên biển; các nguyên tắc, qui phạm của Luật biển
quốc tế từng bước được hoàn thiện Đặc biệt, sau năm 1945
' Học viện Ngoại giao, Phạm Bình Minh (chủ biên), Cục điện thé giới đến 2020, Nxb Chính tri quôc gia, Hà Nội, 2010, tr 11.
II
Trang 12quá trình pháp điển hóa Luật biển quốc tế diễn ra mạnh mẽ vớithành tựu về lập pháp là Công ước Luật biển năm 1982(UNCLOS 1982).
Luật biển quốc tế bao gồm các nguyên tắc, quy phạm docác quốc gia và các chủ thé khác của Luật biển quốc tế thỏathuận xây dựng nên hoặc thừa nhận các tập quán quốc tế nhằmthiết lập quy chế pháp lí các vùng biển và các hoạt động sửdụng, khai thác, bảo vệ biển cũng như quan hệ hợp tác, giảiquyết tranh chấp giữa các chủ thể Luật biển quốc tế là mộtngành luật độc lập của hệ thống pháp luật quốc tế, thể hiện bảnchất và quá trình phát triển của Luật quốc tế
2 Đặc điểm của Luật biển quốc tế
a Chủ thể của Luật biển quốc tế
* Quốc gia
Xuất phát từ việc sử dụng và khai thác biển, có thể xác
định chủ thé tham gia quan hệ Luật biển quốc tế trước hết làcác quốc gia Điều 305 UNCLOS 1982 quy định: Công ước déngỏ cho tất cả các quốc gia tham gia
Quốc gia là chủ thể phố biến của Luật biển quốc tế Biểnliên quan đến mọi mặt của đời sống một quốc gia Với sự pháttriển của khoa học kĩ thuật hiện nay, biên không chỉ có giá trị
về kinh tế, mà còn đặc biệt quan trọng đối với an ninh, quốcphòng và môi trường Tat cả những lĩnh vực này đều quan hệmật thiết đến lợi ích thiết thực và sống còn của mỗi quốc gia
Về phương diện pháp lí, các quốc gia bình dang và Luậtbiển quốc tế với các nguyên tắc và quy phạm pháp luật đảm
Trang 13bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia thông qua các quy định cụthê về nhóm quốc gia như: quốc gia có biển, quốc gia không cóbiển, quốc gia bất lợi về địa lí, quốc gia quần đảo, quốc giađảo Nhóm quốc gia và mỗi quốc gia có đặc thù riêng về vị tríđịa lí và điều kiện tự nhiên, vì vậy lợi ích mà biển mang lại sẽkhác nhau Với những quy định của Luật biển quốc tế, nhữngkhác biệt về tự nhiên không làm thay đổi tính chất bình đăng
của quốc gia với tư cách là chủ thé luật quốc tế cũng như qua
trình quản lí, khai thác và sử dụng biển
* Tổ chức quốc tế liên chính phủ
Phù hợp với lí luận về chủ thê luật quốc tế, các tô chứcquốc tế liên chính phủ được xác định là chủ thể phái sinh củaLuật biển quốc tế Cho đến đầu thế ki XX, các tổ chức quốc tếliên quan đến biển phát triển chưa nhiều, phần lớn đều hoạtđộng trong các lĩnh vực truyền thống như nghề cá hoặc hànghải Chỉ đến sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai thì hàng loạt
tổ chức quốc tế về biển mới hình thành, như Tổ chức hàng hảiquốc tế (IMO), Tổ chức khí tượng quốc tế (WMO), Tổ chứchợp tác kinh tế biển Den (BSEC) So với thời kì trước, các tổchức thời kì này trở nên đa dạng, phong phú Trong số đó,nhiều tô chức đã thê hiện rõ vai trò quan trọng trong hoạt độngpháp điển hóa Luật biển quốc tế như UN thông qua ba hội nghị
về Luật biên
Điều 305 và Phụ lục IX UNCLOS 1982 quy định khá chi
tiết về sự tham gia với tư cách thành viên UNCLOS 1982 của tôchức quốc tế liên chính phủ Trên cơ sở UNCLOS 1982, một số
13
Trang 14tổ chức quốc tế cũng đã được thành lập và tham gia vào quátrình khai thác, sử dụng các vùng biển như Cơ quan quyền lựcquản lí Vùng di sản chung (mục 4 phan XI UNCLOS 1982) Ngày nay, van đề bảo vệ biển và giải quyết tranh chấp về biểnluôn là nội dung quan trọng trong hợp tác quốc tế theo khuônkhổ của luật pháp, vì vậy sự tham gia va vai trò của các tổ chứcquốc tế ngày càng quan trọng.
* Một số chủ thể khác
Ngoài quốc gia và tổ chức quốc tế liên chính phủ, một số
thực thể khác như dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự
quyết, vùng lãnh thé cũng được coi là chủ thé của Luật biển
quốc tế
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, do tình trạng pháp lí đặcbiệt, các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết ít khitrực tiếp tham gia các hoạt động khai thác, sử dụng biển Tuynhiên, theo quy định của Điều 305 UNCLOS 1982, dân tộcđang đấu tranh giành quyền tự quyết có thé trở thành thànhthành viên của UNCLOS 1982 Ngoài ra, trong một số điềukhoản khác của UNCLOS 1982 cũng quy định về quyền vànghĩa vụ của chủ thê đặc biệt này Chăng hạn, Điều 140 khoản 1
UNCLOS 1982 quy định: “Các hoạt động trong Vùng được
tiến hành, như đã được ghi nhận rõ ràng trong phần này, là vìlợi ích của toàn thê loài người, không phụ thuộc vào vi trí củacác quốc gia, dù là quốc gia có biển hay không có biển, và cólưu ý đặc biệt đến các lợi ích và nhu cầu của quốc gia đangphát triển và của các dân tộc chưa giành được nền độc lập đầy
Trang 15đủ hay một chế độ tự trị khác được Liên hợp quốc thừa nhậntheo đúng Nghị quyết 1514 (XV) và các nghị quyết tương ứngkhác của Đại hội đồng”.
Ngoài các chủ thé thông thường của Luật biển quốc tế làquốc gia và tổ chức quốc tế, UNCLOS 1982 có đề cập đến kháiniệm “nhân loại” (mankind) trong nguyên tắc “Vùng và tài
nguyên trên Vùng là di sản chung của nhân loại” Vậy, “nhân
loại” có phải là chủ thể của Luật biển quốc tế hay không?Theo tư duy lô gíc, khái niệm này được hiểu theo hướng baogôm tất cả các quốc gia trên bề mặt trái đất Đó là một cáchnói khác đi về thế giới bao gồm cộng đồng các quốc gia, vìvậy không cần thiết có sự phân biệt “nhân loại” như một chủthé độc lập với quốc gia
Mặc dù có sự tham gia nhất định vào quá trình khai thác,
sử dụng biển, chăng hạn như thăm dò, khai thác Vùng di sảnchung của loài người theo Điều 153 UNCLOS 1982, cá nhân,pháp nhân không phải là chủ thể của Luật biển quốc tế Sựtham gia của các thực thé này không mang tính độc lập vì phụthuộc vào ý chí của các quốc gia UNCLOS 1982 quy định cácthực thể này chỉ được tiễn hành thăm dò, khai thác Vùng di sản
chung nếu như được sự bảo trợ của quốc gia mà cá nhân, pháp
nhân mang quốc tịch hoặc sự bảo trợ của quốc gia kiểm soát
thực sự cá nhân, pháp nhân đó.
b Đối tượng điều chỉnh của Luật biển quốc tế
Với tư cách là một ngành luật trong hệ thống pháp luật
quốc tế, Luật biển quốc tế điều chỉnh các quan hệ mang tính
15
Trang 16liên quốc gia Đây là điểm phân biệt giữa Luật biển quốc tế vớicác ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia Tuy nhiên,hoạt động trên biển là hoạt động đa dạng, phức tạp, liên quanđến nhiều đối tượng và nham phục vụ những lợi ích khác nhau.
Vì vậy cần có sự phân biệt giữa đối tượng điều chỉnh của Luật
biển quốc tế với đối tượng điều chỉnh của một ngành luật cũng
có yếu tố quốc tế và liên quan đến không gian biển, đó là Luậthàng hải.
Luật biển quốc tế là một ngành luật trong hệ thống pháp
luật quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và chủ thékhác phát sinh trong quá trình khai thác và sử dụng biển Vớitính chất này, các quy phạm của Luật biển quốc tế quy địnhquyên và nghĩa vụ của quốc gia hay các chủ thể khác, khi nhữngchủ thé này tham gia các quan hệ về sử dụng, khai thác biểnvới tính chất là các vùng biển có quy chế pháp lí khác nhau.Đây là những quan hệ về xác lập chủ quyền và quyền chủquyền trên các vùng biến, về hop tác trong khai thác và sửdụng tài nguyên biển, về bảo vệ môi trường biển, về giải quyếttranh chap phát sinh trong quá trình khai thác và sử dụng biển Với tính chất là một ngành luật trong hệ thống pháp luậtquốc gia, đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật hànghải là những quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng và khaithác tàu thuyền, khi các phương tiện này hoạt động trên các
vùng biến, chăng hạn như xác định địa vị pháp lí của tàu
thuyền, giải quyết tranh chấp khi sử dung tàu vào các hoạtđộng vận chuyên hành khách, hàng hóa, khi xảy ra sự cố hànghải, an ninh trên biển
Trang 17Tuy nhiên, vì cùng là những ngành luật liên quan đếnkhông gian biển nên Luật biển quốc tế và Luật hàng hải có mốiquan hệ chặt chẽ Một số quan hệ vừa có thê là đối tượng điềuchỉnh của Luật biển quốc tế, vừa là đối tượng điều chỉnh củaLuật hàng hai, chang hạn như hợp tác quốc tế dé bảo đảm anninh trên biển và an toàn hàng hải, hợp tác quốc tế bảo vệ môitrường biển
Đối tượng điều chỉnh của Luật biển quốc tế cũng khác vớiđối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác trong hệ thốngpháp luật quốc tế Cùng điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữacác quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế nhưng nếunhư Luật biển quốc tế điều chỉnh quan hệ phát sinh trong quátrình khai thác và sử dụng biển thì Luật hàng không quốc tếđiều chỉnh quan hệ phát sinh trong quá trình khai thác và sửdụng vùng trời trong hoạt động hàng không dân dụng, Luậtđiều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ phát sinh trong quá trìnhđàm phán, kí kết điều ước quốc tế
c Cơ chế hình thành Luật biển quốc tế
Trong lịch sử cũng như trong hiện tại và tương lai, biểnluôn tỏ rõ vai trò là một trong số những yếu tố quan trọng décon người có thê giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầunhư vấn đề lương thực, năng lượng, nguyên liệu và hơn nữa là
van đề môi trường sống của con người trên trái đất Vì vậy,
thiết lập trên biển một trật tự pháp lí quốc tế là yêu cầu của mọithời đại Quá trình hình thành và phát triển của Luật biển quốc
tế đánh dau những bước thay đổi co bản trong tư duy nhậnthức của con người về môi trường tự nhiên gắn với sự phát
17
Trang 18triển chung của lịch sử nhân loại Những thay đổi về tư duy đótạo cho Luật biển quốc tế những bước ngoặt lớn, mang tínhthời đại trong tiến trình phát triển chung của luật quốc tế.Cũng như các ngành luật khác trong hệ thống pháp luậtquốc tế, các nguyên tắc và quy phạm của Luật biển quốc tế do
các quốc gia và các chủ thể khác của Luật biển quốc tế thoả
thuận xây dựng thông qua hai hình thức: thoả thuận công khai,
minh bạch băng việc kí kết các điều ước quốc tế hoặc thoảthuận ngầm định bằng việc thừa nhận các tập quán hình thànhtrong thực tiễn khai thác, sử dụng biển như là các quy phạm cógiá trị pháp lí bắt buộc Dù thông qua hình thức nào, cơ chếhình thành các nguyên tắc và quy phạm của Luật biển quốc tếphải dựa trên sự tự nguyện và bình đăng của các chủ thé Moi
sự lừa dối, ép buộc, bất bình đăng trong quá trình hình thànhcác nguyên tắc và quy phạm Luật biên quốc tế đều làm cho cácnguyên tắc và quy phạm đó trở nên vô hiệu và không có giá trịràng buộc đối với các bên chủ thê
Luật quốc tế được hình thành với hai nguồn cơ bản là điềuước quốc tế và tập quán quốc tế nhưng khác với các ngành luậtkhác và cũng là đặc thù của Luật biển quốc tế, đó là vai trò củatập quán trong cơ chế hình thành ngành luật này
d Cơ chế thực thi Luật biển quốc tế
Van đề thực thi Luật biển quốc tế cũng không năm ngoài
cơ chế chung của việc thực thi luật quốc tế Theo UNCLOS
1982, các quốc gia có chủ quyền và quyền chủ quyên đối vớicác vùng biển nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền
Trang 19kinh tế và thềm lục địa Tại những vùng biển này, quốc gia venbiển có quyền thiết lập một trật tự pháp luật quốc gia phù hợpvới quy định của UNCLOS 1982 để đảm bảo quyền và lợi íchcủa quốc gia trong tiến hành các hoạt động khai thác và sửdụng biển Trên biển cả và Vùng, quốc gia phải tôn trọng cácquy định của Luật biển quốc tế khi tham gia các hoạt động hợptác trong khai thác và sử dụng biển.
Các nguyên tắc và quy phạm của Luật biển quốc tế đượccác chủ thé bảo đảm thi hành thông qua cơ chế tự cưỡng chế,bao gồm cưỡng chế riêng lẻ và cưỡng chế tập thể Day cũng là
cơ chế thực thi chung của luật quốc tế Luật biển quốc tế đềcao sự tự nguyện thực hiện của các chủ thé Trong trường hợp
có hành vi vi phạm anh hưởng đến quyền lợi của chủ thé khác,các bên có thé thoả thuận thông qua các biện pháp hoà bình dégiải quyết tranh chấp Sự thiết lập và thâm quyền của các cơquan tài phán quốc tế cũng không phải là đương nhiên mà phảidựa trên ý chí của các bên tranh chấp
3 Vai trò của Luật biến quốc tế
Luật quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các chủ thể, đặcbiệt là giữa các quốc gia độc lập có chủ quyền Vì vậy, chủquyền quốc gia xác định quyền tài phán của quốc gia đối vớilãnh thổ, dân cư và các hoạt động diễn ra trên đó Luật biển
quốc tế phân chia đại dương thành các vùng biển: nội thủy,
lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa,biển cả và Vùng; đồng thời xác định quyên tai phán của quốcgia đối với không gian biển Luật biển quốc tế quy định cácquyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển và các quốc gia khác
19
Trang 20ở các vùng biển Do đó, vai trò của Luật biển quốc tế là kếthợp hài hòa quyền và lợi ích của các quốc gia trên cơ sở lợi íchchung của nhân loại trong quá trình khai thác và sử dụng biến.Đây là vai trò hết sức quan trọng của Luật biển quốc tế trongviệc điều chỉnh quan hệ quốc tế giữa các quốc gia độc lập cóchủ quyền và các chủ thé khác.
Xuất phát từ việc điều chỉnh quan hệ chủ yếu giữa các quốcgia, Luật biển quốc tế đòi hỏi sự hợp tác giữa các quốc giatrong quan lí, khai thác các vùng biên Sở di như vậy là vì Luậtbiển xác lập nên các không gian pháp lí từ điều kiện tự nhiên
và như vậy, hệ sinh thái biển có tính độc lập riêng, do đó cácloài cá và nguồn lợi thủy sản với đặc điểm di trú và di cư sẽkhông phụ thuộc vào không gian pháp lí.' Hợp tác quốc tế làđiều kiện tiên quyết cho việc bảo tồn các nguồn tài nguyênsinh vật biển cũng như đa dạng sinh học Mặt khác, hoạt động
sử dụng biên gia tăng đi liền với 6 nhiễm môi trường biên, nhất
là tính lan tỏa của các nguồn ô nhiễm Do đó càng cần thiết chohợp tác quốc tế dé bảo vệ môi trường biên Tinh chất phức tạpcủa các đại dương tác động tới hoạt động nghiên cứu khoa họcbiển Không chỉ khai thác nguồn lợi tự nhiên, biển còn là môitrường để con người sử dụng cho giao thông, vì vậy, hợp tácquốc tế trong lĩnh vực hàng hải và bảo đảm an toàn hàng hải
được thực hiện thông qua khung pháp lí.
Luật biển quốc tế khăng định chủ quyền, quyền chủ quyền,quyên tài phán của quốc gia và hợp tác quốc tế giữa các quốc
' Yoshifumi Tanaka, The International Law of the Sea (Second Edition), Cambridge University Press, p 21.
Trang 21gia Nếu chỉ nghiêng về lợi ích đơn lẻ sẽ ảnh hưởng tới lợi íchchung của cộng đồng quốc tế, ngược lại nếu chỉ chú trọng hợptác sẽ là nguy cơ xâm phạm tới chủ quyền, quyền chủ quyền,quyên tài phán của quốc gia.' Vì vậy, Luật biển quốc tế xác lập
sự hài hòa trong quản lí, khai thác và sử dụng biển
II QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIÊN CUALUẬT BIÊN QUỐC TẾ
1 Sự phát triển của khoa học tự nhiên trong mối quan
hệ với sự hình thành và phát triển của Luật biển quốc tếBiển và đại dương thuộc về tự nhiên trước khi thuộc về luậtpháp, vì vậy nó là đối tượng của khoa học tự nhiên trước khi là
đối tượng điều chỉnh của luật pháp.” Địa lí tự nhiên là một bộ
môn khoa học mô tả hình dạng trái đất, địa hình và sự phân bốhình thái tự nhiên Kiến thức địa lí đã bắt đầu phát triển từ thờiđại đồ đá Người Sumer đã tìm cách vẽ bản đồ thế giới vào
khoảng 5.000 và 4.000 năm TCN Người Babylon đi tiên phong
về toán, thiên văn trong thời kì từ 2.000 đến 500 năm TCN Họ
là những người đầu tiên tiên đoán chính xác nhật thực, nguyệtthực và sáng chế ra cột đồng hồ mặt trời dé đo thời gian NgườiPhoenicia và người Minoa đã có nhiều đóng góp vào tri thứcđịa lí bằng việc thu thập những thông tin về gió, hải lưu, thủytriều Thales (640 - 546 TCN), người đã sáng tạo môn hình học
và tiên đoán chính xác hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra
' Yoshifumi Tanaka, The International Law of the Sea (Second Edition), Cambridge University Press, p 22.
? Bộ Ngoại giao, Gidi (hiệu một số vấn dé cơ bản của Luật biển ở Việt Nam, Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội, 2004, tr 11.
21
Trang 22vào ngày 28/5/585 TCN Sự quan tâm của ông đến không gianbiển với quan niệm nước là yêu tố cơ bản và là cơ sở của mọi
sự sống Pythagoras (570 - 500 TCN), nhà khoa học Hy Lạpvới khái niệm quả đất hình cầu, nguyên lí cơ bản của môn địa
lí tự nhiên Erathosthenes là người đã đặt nền móng cho khoahọc trắc địa Poseidonius ở Apamea (khoảng năm 135 - 50 TCN)
đã viết một luận thuyết “về đại dương”, ông là một trongnhững người đầu tiên gắn quy luật dao động của thủy triều với
sự tương tác giữa mặt trời và mặt trăng Quan điểm và các sốliệu của Poseidonius đã được kiểm nghiệm trong các thế kỉ sau
và có ảnh hưởng đối với Christopher Columbus với sự khám
phá ra châu Mỹ.
Trên cơ sở tư duy mới, khoa học phát triển và tri thức thựctiễn đã chuẩn bị cho hướng phát triển mới để khám phá trái đất
trong đó có đại dương Các nhà khoa học như Galile, Descartes
và Newton cùng với các cuộc khám phá diễn ra cuối thế kỉXVIII của Cook, Vancoure Bougainville thì phần lớn các khuvực trên trái đất đã được mọi người biết đến
Việc tìm ra vĩ tuyến có sự đóng góp to lớn của nhà thiênvăn thời cô đại Hipparchus ở Nicacea (khoảng năm 146 - 127TCN) Vĩ tuyến được xác định băng cách sử dụng tỉ lệ giữangày dài nhất và ngày ngắn nhất tại một vị trí nhất định Chođến thế kỉ XVII, kinh tuyến vẫn còn là một đối tượng khó đochính xác, nhất là ngoài biển Năm 1666, Viện Hàn lâm khoa
học Hoang gia Pháp do Vua Louis XIV thành lập và việc xác
định kinh tuyến được coi là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu củaViện Việc áp dụng phương pháp dựa trên sự che khuất của các
Trang 23vệ tinh của sao Mộc (Jupiter) nhưng vẫn chưa giải quyết đượccho các thiết bị thiên văn đặt trên tàu.
Năm 1675, Đài thiên văn Hoàng gia Anh ở Greenwich
được xây dựng, việc tìm và xác định kinh tuyến thu hút sự
quan tâm của các nhà khoa học Anh bởi nó sẽ giúp nước Anh
chi phối được trên biển Sở dĩ như vậy là vì thời kì này được
gọi là trật tự Anh,' trong đó Anh là nước có ảnh hưởng lớn trênbiển và là quốc gia có xu hướng đối lập với học thuyết tự dobiển cả Phát minh của John Harrison (1693 - 1776) bằng máy
đo thời gian trên biển và việc xác định kinh tuyến trên biển với
độ chính xác đã được giải quyết
Vĩ tuyến đáp ứng cho việc xác định vị trí ở Bắc hay Namđường xích đạo và được mô tả băng hệ thống các đường songsong với xích đạo Theo hệ thống đo này, bề mặt trái đất đượcchia thành độ (°), phút () và giây (”), một độ bằng 60 phút vàmột phút bằng 60 giây Từ xích đạo tới một địa cực là 90 độ(một phân tư quả đất hình cầu) Do đó, vĩ tuyến cao nhất là 90
độ Bắc và 90 độ Nam Chiều dai 1 độ của cung vĩ tuyếnkhoảng 69 hải lí, chiều dài này thay đổi theo đường congkhông đồng đều của bề mặt trái đất, từ 68,7 hải lí ở xích đạotới 69,4 hải lí ở địa cực Kinh tuyến để xác định vị trí ở Đônghay Tây của một điểm so với điểm chuẩn và được mô tả bằng
hệ thống các vòng tròn lớn đi qua hai địa cực Điểm chuẩnđược toàn thé giới chấp nhận và kinh tuyến đi qua đó là kinh
' Học viện Ngoại giao, Phạm Binh Minh (chủ biên), Cục điện thé giới đến 2020, Nxb Chính trị quôc gia, Hà Nội, 2010, tr 11.
23
Trang 24tuyến chuẩn (Đài thiên văn Greenwich thuộc nước Anh) Theo
hệ thống này, bề mặt trái đất được chia thành độ, phút, giây, do
đó có thé đo tới 180 độ Đông và 180 độ Tây từ kinh tuyếnchuẩn, cả hai tạo ra trái đất là vòng tròn đủ 360 độ Các kinhtuyến được đánh dấu và vạch từ địa cực này đến địa cực kia.Xích đạo là nơi khoảng cách giữa hai kinh tuyến cách nhau xanhất và giá trị của mỗi kinh tuyến khoảng 67,1 hải lí Tại cácđịa cực là nơi các kinh tuyến hội tụ Vị trí của một điểm đượcxác định bằng cách đo phối hợp vĩ tuyến và kinh tuyến Sựphối hợp thể hiện bằng một khung hay tọa độ của giao điểmnhững đường cắt nhau, nhờ đó có thé biết rõ tọa độ vị trí căn
cứ vào xích dao và đường kinh tuyến chính
Với sự phát triển của khoa học địa lí tự nhiên, xác địnhkinh tuyến, vĩ tuyến thì việc vẽ hải đồ và thủy văn học hiện đại
đã đưa con người từng bước khám phá và chinh phục biển
Việc nâng cao độ chính xác trong xác định vi trí và đo đạc trên
biển trong các giai đoạn lịch sử được đặc trưng bằng sự phốihợp giữa khoa học, công nghệ và kinh nghiệm hàng hải Thế kỉXVI, XVII, các quốc gia muốn phát triển thương mại và chínhtri tiép tục ủng hộ các cuộc thám hiểm thăm dò các vùng biểnchưa được biết đến và chưa thể hiện trên các hải đồ JamesCook (1728 - 1779) là một trong những nhà hàng hải nỗi tiếng.Ông đã quan sát và ghi chép chính xác tất cả những gì ôngchứng kiến hay khám phá, đó là: mô tả phần lớn các khu vực ở
' Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Chương trình biển KT- 03), Đề tai:
Cơ sở khoa học của việc hoạch định và quan lí các vùng biển và thêm lục địa Việt Nam, Hà Nội, 1996, tr 65.
Trang 25vùng biển phía Nam (bao gồm phan lớn Thái Bình Dương) vàNam Cực Ngày nay, các hải đồ phần lớn được xây dựng dựatrên các phát hiện của James Cook.
Những tri thức của khoa học tự nhiên cho phép con người
xác định đại dương theo đúng bản chất của nó là một khốinăng lượng toàn cầu bao gồm những hệ thống tự nhiên có thểxác định và có tác động lẫn nhau Nhu cầu khai thác biển vàyêu cầu quản lí biển đòi hỏi sự song hành của luật pháp gắnliền quá trình con người khám phá, chinh phục biển
2 Nguồn gốc hình thành Luật biển quốc tế
Cùng với sự ra đời của nhà nước, các cuộc dau tranh giữa
các nhà nước giành quyên thống trị đối với các vùng đất liêntục nỗ ra và đến khi xã hội loài người phát triển tới mức có thétiến hành khai thác các nguồn lợi từ đại dương, thì các cuộcdau tranh giành quyền kiểm soát chúng cũng bat dau
Con người biết và quan tâm đến biển như một nguồn cungcấp thực phẩm, đặc biệt là việc khai thác, sử dụng cột nước bềmặt biển như một môi trường phục vụ cho hàng hải, sự truyềnđạo và các cuộc viễn chinh tới các vùng xa XÔI Buổi sơ khai,
do quan niệm tài nguyên biến cả là vô tận, cho nên không cócác cuộc đấu tranh giành quyền lực trên biển Thực tế đó tồntại cho đến thế kỉ XV, khi biển cả từ một môi trường, phươngtiện trở thành đối tượng chinh phục của các quốc gia muốn
mở rộng quyền lực của mình ra biển Điều này càng thêm rõnét khi các quốc gia ý thức được rằng tài nguyên biên khôngphải là vô tận.
25
Trang 26Khi thương mại phát triển, con người cảm nhận được sựcần thiết đặt biển vào một trật tự pháp lí nhất định Các quyềnlợi của chính các thương nhân đã đóng góp nhiều cho việc hìnhthành Luật biển quốc tế Người La Mã cho rằng biển tạo thànhmột tài sản chung, một dang “Res Communis” mà việc sử dụng
là tự do cho tất cả quốc gia Khi tuyên bố bién cả là của chung,các luật gia Hy Lạp, La Mã đã đặt nền móng cho lí thuyết hiệnđại về các quyền tự do biên cả Ngược lại, cũng vào thời gian
đó, các nhà chính trị người Anh đã ủng hộ “Res Nullus”, có
nghĩa là biển cả là vô chủ, cho phép quốc gia ven biển đượcthiết lập chủ quyền quốc gia
Băng việc ủng hộ “Res Communis” hay “Res Nullius”, các
cuộc dau tranh nhằm xác lập chủ quyền quốc gia trên bién diễn
ra vô cùng phức tạp Nó luôn phản ánh hai xu hướng: (i) một
số quốc gia mong muốn mở rộng chủ quyền của mình ra cácvùng biển ven bờ và các vùng biển kề cận; (ii) một số quốc gia,đặc biệt là các quốc gia có đội tàu thuyền lớn lại muốn kìmhãm nhu cầu vươn ra biển của các quốc gia khác để đảm bảoquyền tự do và sử dụng biến, đại dương cho mục đích thươngmại, đánh cá và xâm chiếm thuộc địa Chính trong những cuộcdau tranh đó, các nguyên tắc và quy phạm Luật biển quốc tế đã
ra đời và không ngừng phát trién
3 Sự phát triển của Luật biển quốc tế
Ngay từ thời kì cô đại, đã có nhiều tập quán về biển đượchình thành ở vùng Hy Lạp, La Mã và Ai Cập cổ đại Tuy nhiên,những khái niệm về biển vẫn chỉ ở dạng sơ khai do biển mớichỉ được sử dụng vào mục đích chủ yếu là giao thông buôn
Trang 27bán Tới thời kì trung đại, một số khái niệm về biển đã đượcđặt ra và dần dần hình thành, như tập luật biển Braxin thé ki VII.Đây là một trong những tập luật biển lâu đời nhất thế giới Batđầu từ thế kỉ XII, ngành đánh cá sớm phát triển, buôn bán trênbiển ngày càng phát đạt Một số quốc gia có những đội tàu thuyềnlớn bắt đầu chia nhau quyền kiểm soát các vùng biển và đại dương.Các cuộc tranh giành, xung đột nô ra liên tiếp nhằm thống trinhững vùng biển rộng lớn và quan trọng Nồi bật nhất là tranhchấp giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha vào thé ki XV - XVIbuộc Giáo hoàng Alecxander VI phải đứng ra giải quyết Ngày07/6/1494, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã kí Hiệp ướcTordesillas phân chia vùng biên, dựa trên Sắc chỉ nổi tiếng củaGiáo hoàng ngày 04/5/1493 về phân chia khu vực ảnh hưởngcủa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Đường phân chia theo
Hiệp ước Tordesillas dịch cách đường phân chia của Giao Hoàng khoảng 100 liên và cách phía Tay dao Cape Verde 370 liên
(1 liên tương đương 3 đặm), quy định các khu vực độc quyền củahai cường quốc biển vào thời kì đó trong giao thương hang hải
Từ những cuộc tranh chấp, xung đột đó có rất nhiều cácluật gia danh tiếng đã đưa ra quan điểm của mình về quy chếpháp lí các vùng biển Nhà luật học người Hà Lan, HugoGrotius, tác giả cuốn “Mare Liberum” năm 1609 là người đầutiên đề cập đến khái niệm “tự do biển cả”, theo đó, biển và đạidương không thé bị chiếm hữu mà phải được mở tự do để tàuthuyền tất cả các quốc gia đều có thé qua lại Quan điểm về “tự
do biển cả” được đưa ra nhằm phản đối việc Bồ Đào Nha ngăn
chặn tàu thuyền nước ngoài đi lại ở Ân Độ Dương, bảo vệ
a7
Trang 28quyền tự do đi lại trên biển và phản đối sự thống trị trên mặtbiển của một số cường quốc về biển Năm 1635, luật gia ngườiAnh, John Selden, đáp lại băng “Mare Clausum” Trong tácphẩm của mình, John Selden đưa ra những sự kiện lịch sử vàkết luận việc chiếm hữu một vùng biển thuộc chủ quyền củaAnh đã có từ lâu Quan điểm của Selden nhằm bảo vệ quyềncủa vua Anh trong việc thực hiện chủ quyền trên các vùng biển
bao quanh nước Anh.
Hai quan điểm trên có vẻ đối lập với nhau nhưng thực chấthai tác giả đã đề cập đến hai vùng biển với khái niệm và chế độpháp lí hoàn toàn khác nhau Phạm vi của quyền “tự do biểncả” được Hugo Grotius đưa ra là áp dụng với vùng biển quốc
tế - vùng biên không thuộc chủ quyền của bat kì quốc gia nào.Còn chủ quyền quốc gia đối với vùng biển mà John Selden đềcập lại là những vùng biển gần bờ Hai quan điểm này vớinhững lập luận thuyết phục đã được thừa nhận rộng rãi và trởthành nền tảng của hai nguyên tắc “tự do biển cả” và nguyêntắc “chủ quyền quốc gia trên biển” - hai nguyên tắc của Luậtbiển cổ đại được công nhận và ton tại mãi tận sau này
Mặc dù các học thuyết về Luật biển và một số tập quánđược hình thành ngay từ thời kì cô đại nhưng phải đến nhữngthập kỉ gần đây, các hội nghị quốc tế và các công ước quốc tế
về biển mới xuất hiện Các nguyên tắc, quy phạm của Luậtbiển quốc tế được pháp điển hoá ngày càng day đủ, chặt chẽ
và tiến bộ
Trong lịch sử hình thành và phát triển của Luật biển quốc
tế, các hội nghị quốc tế về Luật biển được tô chức vào các thời
Trang 29gian khác nhau có vai trò hết sức quan trọng trong việc phápđiển hóa Luật biển quốc tế Trước năm 1958, các quy phạmcủa Luật biên tồn tại dưới dạng tập quán quốc tế chiếm một sốlượng khá lớn Do vậy, các kết quả đạt được từ các hội nghị vềLuật biển được tổ chức từ sau năm 1958 đánh dấu bước pháttriển mới của Luật biển về cả hai phương diện nội dung vàhình thức, theo hướng đa dạng, mở rộng phạm vi các van đềđược điều chỉnh bởi quy phạm của Luật biển quốc tế và qua đóchứng tỏ sự thống nhất của cộng đồng quốc tế trong việc thiếtlập trật tự pháp lí quốc tế trên biển.
Hội nghị của UN về Luật biển lần thứ nhất tổ chức tạiGiơnevơ năm 1956 và cho ra đời bốn Công ước được kí kếtnăm 1958:
- Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp (có hiệu lực ngày10/9/1964, 48 quốc gia là thành viên);
- Công ước về biên cả (có hiệu lực ngày 30/9/1962, 59 quốc
gia là thành viên);
- Công ước về đánh cá va bảo tồn tài nguyên sinh vật củabiển cả (có hiệu lực ngày 20/3/1966, 36 quốc gia là thành viên);
- Công ước về thêm lục địa (có hiệu lực ngày 10/6/1964,
54 quốc gia là thành viên);
Hội nghị của UN về Luật biển lần thứ nhất đã pháp điểnhóa những nguyên tắc tập quán như tự do biển cả, chế độ hànghải, qua lại không gây hại, quy chế pháp lí của lãnh hải và
đã đưa vào Luật biển quốc tế những khái niệm mới như thềm
lục dia, bảo tồn các nguồn tài nguyên sinh vật biển cả Tuy
29
Trang 30nhiên, tại hội nghị này, các quốc gia đã thất bại trong việcthong nhất chiều rộng lãnh hải Công ước quy định lãnh hải vàvùng tiếp giáp có bề rộng không quá 12 hải lí Công ước cũngđưa ra một khái niệm mơ hồ về ranh gidi cua thém luc dia theotiêu chuan kép: độ sâu 200m hoặc khả năng khai thác Tiêuchuẩn này có lợi cho các nước có nền khoa học kĩ thuật hiệnđại và các cường quốc trên biển nhưng bất lợi và làm mâuthuẫn với các quốc gia đang phát triển Các công ước Giơnevơ
về Luật biển đã không thu hút được nhiều quốc gia tham gia vì
không đáp ứng được quyền lợi của số đông các quốc gia, nhất
là các quốc gia mới giành được độc lập
Hội nghị của ƯN về Luật biên lần thứ II tô chức tại Giơnevơ
từ ngày 17/3 đến ngày 26/4/1960, đặt mục tiêu xem xét chiềurộng lãnh hải và ranh giới của vùng đánh cá Mặc dù cónhững dé nghị thỏa hiệp như công thức của Mỹ và Canada(6+6 hải lí) cho chiều rộng lãnh hải và chiều rộng vùng đánh
cá nhưng Hội nghị đã không đạt được kết quả khả quan vìkhoảng thời gian giữa hai hội nghị quá ngắn để các quốc gia
có thể đi đến thỏa thuận
Từ thập niên 1970, có nhiều yêu tố ảnh hưởng đến sự pháttriển của Luật biển Trước hết là nhân tổ chính trị: sau khi UNđược thành lập, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc củacác dân tộc bị áp bức phát triển mạnh mẽ và hình thành cácquốc gia độc lập, nhanh chóng chiếm thành phan chủ yếu của
tổ chức UN Các quốc gia mới giành được độc lập đấu tranhđòi thay đôi trật tự pháp lí cũ trên biển, một trật tự được thiếtlập phục vụ cho quyên lợi của các cường quốc Thứ hai là nhân
Trang 31tố kĩ thuật: cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật cho phép mở
rộng khai thác tài nguyên khoáng sản ở các độ sâu lớn của đáy
biển và lòng đất dưới đáy biển, dẫn đến ưu thế của các quốcgia công nghiệp phát triển độc quyền khai thác, chiếm đoạt cáctài nguyên khoáng sản nằm sâu dưới đáy các vùng biến và đạidương ngoài phạm vi quyền tài phán của các quốc gia nếukhông có một trật tự pháp lí mới Hơn nữa, nhu cầu phát triểnkinh tế và giao lưu thương mại quốc tế đòi hỏi những điềuchỉnh pháp lí gắn liền với xu hướng các quốc gia tiến ra biên
Ngày 16/11/1973, Đại hội đồng UN thông qua Nghị quyết
3607 đã quyết định triệu tập Hội nghị của UN về Luật biển lầnthứ III “nhằm thông qua một Công ước giải quyết tất cả các van
đề liên quan đến Luật biển” Công ước được kí tại Montegobayngày 10/12/1982 là kết quả của 09 năm đàm phán và đã giảiquyết được về cơ bản những vấn đề còn bỏ ngỏ trong các hộinghị Luật biển trước đây Mỹ và một số quốc gia không kí,phản đối phần XI của Công ước về chế độ pháp lí của Vùng disản chung của nhân loại và thể thức điều hành của Cơ quanquyền lực vùng Dé thu hút sự tham gia của đông đảo các quốcgia, theo sáng kiến của Tổng thu ki UN Butros Gali, một thỏathuận mới đã được kí kết vào ngày 29/7/1994, cho phép thayđổi nội dung phan XI
UNCLOS 1982 đã đáp ứng nhu cầu và quyền lợi của hầu
hết các quốc gia Đây là Công ước mang tính “cả gói”, thê hiện
quá trình đấu tranh và nhượng bộ giữa các quốc gia dựa trênhai nguyên tắc: tự do biển cả và chủ quyền các quốc gia trên
3]
Trang 32biển Biển, môi trường tự nhiên đồng nhất đã được phân chiabởi các ranh giới pháp lí thuộc về luật pháp quốc tế.
Lịch sử phát triển của Luật biển quốc tế gan liền với sựphát triển của văn minh nhân loại và là một trong những ngànhluật cô điển của hệ thông pháp luật quốc tế Ngày nay, với tiềmnăng vốn có, biển và đại dương van đóng vai trò hết sức quantrọng đối với sự phát triển bền vững của nhân loại và mỗi quốcgia; ngược lại, những tác động tiêu cực từ biển đến với các
quốc gia cũng hết sức khắc nghiệt Điều đó khang định vai trò
và xu hướng phát triển của Luật biển quốc tế trong tương lai.Việt Nam là quốc gia có biển, sớm tham gia vào quá trìnhkhai thác, sử dụng biển Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử, ViệtNam chưa tham gia đầy đủ vào quá trình xây dựng Luật biểnquốc tế nhưng điều này không ngăn cản Việt Nam sớm bắtnhịp với quá trình này thông qua việc vận dụng các nội dungcủa Hội nghị lần thứ III của UN về Luật biên và UNCLOS 1982
II CÁC NGUYEN TAC CUA LUAT BIEN QUOC TE
1 Nguyên tac tự do biển cả
Nguyên tắc tự do biển cả có lịch sử lâu đời gan liền vớiviệc khai thác, sử dụng biển và đại dương Bản chất củanguyên tắc này xuất phát từ quan niệm đại dương là của chungnhân loại nhưng lại là con đường nối liền các châu lục, cácquốc gia Vì vậy, tự do biển cả được mở ra dé tat cả các quốc
gia dù đó là quốc gia ven biển hay quốc gia nằm trọn trong lục
địa tham gia khai thác, sử dụng và đều được hưởng các quyền
tự do, cụ thể:
Trang 33- Tự do hàng hải;
- Tự do hàng không;
- Tự do đánh bắt hải sản;
- Tự đo đặt dây cáp và ống dẫn ngầm;
- Tự do nghiên cứu khoa học biển;
- Tự do xây dựng các đảo nhân tạo, thiết bị công trình
Tự do biển cả không chấp nhận bat kì quốc gia nào áp đặt
lợi ích, chủ quyền đối với bộ phận nào của biển cả Nguyên tắcnày cũng đòi hỏi mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền trênbiển cả phải đảm bảo các quyên, lợi ich hợp pháp của các quốcgia khác và cộng đồng quốc tế Trong các quyền thuộc về tự dobiển cả thì tự do hàng hải có lịch sử lâu đời và cũng là nộidung quan trọng nhất; bên cạnh đó còn có tự do đánh bắt hảisản Với sự xuất hiện và phát triển nhanh chóng của kĩ thuậthàng không, giao thông hang không không thé thiếu dé kết nốicác quốc gia Do đó, tự do hàng không xuất hiện trong tự dobiến cả ở vị trí thứ hai Bên cạnh đó, xuất phát từ nhu cầu pháttriển của khoa học công nghệ nên nghiên cứu khoa học biển,xây dựng các đảo nhân tạo, thiết bị công trình trở thành nội
dung của tự do biển cả Điều đó cho thấy, tính lịch sử của
nguyên tắc tự do biển cả nhưng cũng phản ánh sự thay đổi củathực tiễn trong nội dung của nguyên tắc Tự do biển cả khôngchỉ áp dụng ở biển cả mà còn áp dụng ở các vùng biển đặc thù,
các vùng biển thuộc quyên tài phán quốc gia Tinh chat của tự
do biển cả chi phối quy chế pháp lí các vùng biển được quyđịnh trong pháp luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia
a3
Trang 342 Nguyên tắc đất thống trị biển
Nguyên tắc đất thống trị biển hướng tới bảo vệ lợi ích củacác quốc gia ven biên Nguyên tắc này thúc day việc mở rộngthâm quyền quốc gia vào không gian biển Năm 1945, Tổngthống Mỹ Truman tuyên bố xác lập thềm lục địa của nước Mỹ
trên cơ sở coi thềm lục địa là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ
ra biển Trong vụ thềm lục địa Biển Bắc năm 1969 (Liên bangĐức kiện Hà Lan, Đan Mạch về vấn đề phân chia thêm lục địagiữa ba nước), Toà án quốc tế của UN cũng đã thừa nhậnnguyên tắc đất thống trị biển
Theo nguyên tắc đất thống trị biển, lãnh thổ dat liền là cơ
sở dé xác định các vùng biển của quốc gia và từ đó quốc giaxác định, duy trì chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài pháncủa quốc gia đối với các vùng biển Trong lí thuyết về lãnh thỏ,lãnh thổ vùng đất là cơ sở để xác lập các vùng lãnh thổ khác,trong đó có lãnh thổ biển Mỗi quốc gia được quyền hưởngphan kéo dai tự nhiên của lãnh thé đất liền của mình ra biển.Nguyên tắc đất thống trị biển là cơ sở để giải quyết công băng
và hiệu quả các tranh chấp trên biển giữa các quốc gia, nhất làtranh chấp về phân định biển giữa các quốc gia hữu quan
Về lí luận, hai nguyên tắc tự do biển cả và đất thong trịbiển có xuất phát điểm khác nhau Hai nguyên tắc tồn tại trong
Luật biển quốc tế là cơ sở để bảo vệ cho các nhóm lợi ích vừa
có sự đối lập, vừa có sự thống nhất với nhau, đó là lợi ích củacác quốc gia ven biên, lợi ích của quốc gia khác và lợi ich của
cộng đồng quốc tế trong quá trình sử dụng biển Nguyên tắcđất thống trị biển cụ thé hóa các quyền của quốc gia ven biển
Trang 35khi xác lập chủ quyền lãnh thổ tại vùng nội thủy, lãnh hải vàcác quyền chủ quyền trên các vùng tiếp giáp lãnh hải, đặcquyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia Trong khi đó,nguyên tắc tự do biển cả một mặt là sự giới hạn cần thiết đốivới việc vận dụng nguyên tắc đất thống trị biển để mở rộng chủquyền quốc gia ven biển ra phía ngoài biển cả; mặt khác baođảm các quyền tự do trên biển cho mọi quốc gia (bao gồm cảquốc gia ven biển) trên bién cả và vào các vùng biển thuộc chủquyền và quyên tai phán của quốc gia khác.
Tuy nhiên, giữa hai nguyên tắc luôn có mối quan hệ chặtchẽ Mối quan hệ giữa hai nguyên tắc đảm bảo để các quyphạm của Luật biển quốc tế hình thành được một trật tự côngbằng, bình đăng và dân chủ trong sử dụng biển Trật tự này sẽ
bị phá vỡ nếu không có sự kết hợp của cả hai nguyên tắc đótrong tong thé cơ chế điều chỉnh chung của Luật biển quốc tếđối với các hoạt động kinh tế - xã hội diễn ra tại các vùng biển
Sự kết hợp của cả hai nguyên tắc cũng nhằm tạo ra trật tự côngbăng trong quá trình phân định bién và giải quyết theo nguyêntắc hòa bình các tranh chấp quốc tế mà luật quốc tế hiện đại
đã ghi nhận.
3 Nguyên tắc công bằng
Nguyên tắc công bang là cơ sở dé đảm bảo quyên và lợi ích
của các quốc gia, đồng thời góp phần duy trì trật tự pháp lí
trong sử dụng, khai thác và quản lí biển, đặc biệt là trong phânđịnh các vùng biển có tranh chấp Nguyên tắc này được ghinhận trong UNCLOS 1982 va được áp dụng khá phổ biếntrong thực tiễn quan hệ quốc tế, cụ thé là trong xác định ranh
a3
Trang 36giới các vùng biến, trong giải quyết tranh chấp biển và thựchiện chủ quyền, quyền chủ quyền của quốc gia.
Nguyên tắc này được thê hiện ở 04 nội dung:
- Công bằng giữa tất cả các quốc gia: UNCLOS 1982 thừanhận quyền của quốc gia không có biến hoặc bat lợi về mặt địa
lí được sử dụng biển cả như các quốc gia có biển ở phạm vi màLuật biển quốc tế cho phép Điều 90 UNCLOS 1982 quy định:Moi quốc gia du có biển hay không có biển đều có quyền chotàu thuyền treo cờ của quốc gia mình đi trên biển cả Hay theo
Điều 125 UNCLOS 1982, các quốc gia không có biển có quyền
đi ra biển và quyên từ bién vào Vì mục đích ấy, các quốc gia
đó được hưởng tự do quá cảnh qua lãnh thổ của các quốc giaquá cảnh băng mọi phương tiện vận chuyên
- Công bằng trong sử dụng biển quốc tế: UNCLOS 1982không đặt biển quốc tế dưới chủ quyền riêng biệt của bất kìquốc gia nào Mọi quốc gia đều được hưởng quyên tự do biển
cả với 6 nội dung: tự do hàng hải, tự do hàng không, tự do đặt
dây cáp, ống dẫn ngầm, tự do xây dựng đảo nhân tạo, tự donghiên cứu khoa học biến và tự do đánh bắt cá
- Công bằng trong quản lí, khai thác và phân chia tàinguyên của Vùng di sản chung: Vùng để ngỏ cho tất cả cácquốc gia, dù quốc gia có biển hay không có bién, dé sử dụngvào những mục đích hoàn toàn hoà bình, không phân biệt đối
xử Mọi hoạt động trong Vùng được tiễn hành là vi lợi ích củatoàn thể loài người, không phụ thuộc vào vị trí địa lí của các
quốc gia, dù là quốc gia có biển hay không có biển
Trang 37- Công bằng trong phân định biển: Trong phân định biên,
áp dụng công bằng không có nghĩa là sửa chữa lại tự nhiên, mà
là đảm bảo cho mỗi quốc gia ven biển được hưởng một vùngbiển đúng và công bằng, có tính đến các hoàn cảnh hữu quan.Nguyên tắc công bằng trong phân định đã được đề cập trongPhan quyết về Thêm lục địa Biển Bắc năm 1969 va hàng loạtcác phán quyết của các cơ quan tài phán quốc tế Nó cũng đượcthê hiện trong thực tiễn quốc tế
4 Nguyên tắc di sản chung của nhân loại
Nguyên tắc này xuất hiện trong quan hệ quốc tế hiện đại
Ngày 17/8/1967, tại phiên họp thứ 22 của Đại hội đồng UN,
đại điện của Malta đề xuất tư tưởng coi vùng đáy biển nằmngoài vùng tài phán quốc gia là đi sản chung của nhân loại.Sau đó, nguyên tắc di sản chung của nhân loại được đề cậptrong Nghị quyết 2749 ngày 17/12/1970 của Đại hội đồng UN
và được pháp điển hóa trong UNCLOS 1982
Theo Điều 136 UNCLOS 1982, đáy biển và lòng đất dướiđáy biển năm bên ngoài giới hạn quyền tài phán của quốc gia
và tai nguyên của nó là di sản chung của loài người Phù hợp
với nội hàm của nguyên tắc này thì mọi tài nguyên thiên nhiênhiện hữu ở đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc Vùng đượcxác định là di sản chung của loài người Điều này loại bỏ sự độc
quyền chiếm đoạt đối với bất kì nguồn tài nguyên nào trên
Vùng Nguyên tắc này và nguyên tắc tự do biển cả là nền tảngpháp lí quốc tế quan trọng đề hình thành và thực thi chế độ pháp
lí đối với khai thác tài nguyên thiên nhiên trên Vùng Theo quyđịnh của UNCLOS 1982, nguyên tắc này có nội dung như sau:
a7
Trang 38- Không cho phép việc một quốc gia nào đó có quyền đòithực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc chủ quyền của mìnhtrên một phan nào đó của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển cả(nằm ngoài thềm lục địa của các quốc gia ven biển và các quốcgia quần đảo) hoặc đối với tài nguyên của Vùng:
- Cộng đồng quốc tế mà thực thể có quyền thay mặt là Cơquan quyền lực quản lí Vùng được cho phép và kiểm soát việc
thực hiện các quyền đối với tài nguyên của Vùng Các hoạtđộng thăm dò, khai thác tài nguyên trong lòng đất của Vùngchỉ có thê tiền hành dưới sự quản lí của co quan đó;
- Hoạt động ở Vùng được tiến hành vì loi ich chung củacộng đồng quốc tế với các mục đích hoà bình
Nguyên tac di sản chung của nhân loại nhằm mục đích thúcđây lợi ích chung của nhân loại Khai thác, sử dụng và quản lí
Vùng không chỉ phục vụ cho hiện tại mà còn đảm bảo cho
tương lai Di sản chung của nhân loại xác định khối tài sảnkhông thê phân chia, thuộc quyền sở hữu chung của cộng đồngquốc tế tạo điều kiện cho các quốc gia tham gia vào việc quản
li, sử dung các nguồn tài nguyên của đáy biên và lòng đất dướiđáy biển nằm ngoài quyền tài phán quốc gia
IV NGUON CUA LUAT BIEN QUOC TE
Luat bién quéc tế là một nội dung quan trọng của luật quốc
tế, vì vậy lí thuyết về nguồn của Luật biển quốc tế dựa trên líthuyết về nguồn của luật quốc tế, đó là hình thức chứa đựngcác quy phạm Điều 38 khoản 1 Quy chế Tòa án công lí quốc
tế năm 1945 xác định: những điều ước quốc tế chung hoặc
Trang 39riêng, thiết lập các quy tắc được các quốc gia tranh chấp thừanhận rõ ràng; tập quán quốc tế như một chứng cứ thực tiễnchung, được thừa nhận như là luật; các nguyên tắc pháp luậtchung được các quốc gia văn minh thừa nhận; những quyếtđịnh của các tòa án quốc tế và học thuyết của các luật gia cótrình độ cao của các nước khác nhau, như nguồn bổ sung xácđịnh các quy tắc của luật Về mặt nguyên tắc, Quy chế Tòa án
công lí quốc tế và Điều 38 khoản 1 Quy chế này chỉ áp dụngvới Tòa án và các quan hệ được giải quyết tại Tòa án, nhưngthực tiễn quốc tế và các quốc gia chấp nhận điều khoản này
như là tuyên bố về các nguồn của luật quốc tế
1 Nguồn cơ bản của Luật biển quốc tế
a Điều ước quốc tế
Trong Luật biển quốc tế hiện đại, điều ước quốc tế đượccoi là nguồn phổ biến, chứa đựng các thỏa thuận quốc tế, được
kí kết bởi các chủ thé của Luật biển quốc tế Pham vi điềuchỉnh của điều ước quốc tế liên quan đến quá trình xác định, sửdụng, khai thác các vùng biển đặt dưới chế độ pháp lí khácnhau và các hệ quả phát sinh từ quá trình này, như van dé quan
lí, bảo vệ, gìn giữ môi trường biển phát triển bền vững, van déthiết lập và duy trì hoạt động của các thiết chế quốc tế, các đảmbảo pháp lí hữu hiệu dé duy trì hoạt động sử dung, khai thácbiên Thực tiễn kí kết các điều ước quốc tế về biển thường cócác công ước quốc tế đa phương trong khuôn khổ các tổ chứcquốc tế toàn cầu hoặc chuyên môn, hay hiệp định hợp tác songphương giữa các quốc gia
39
Trang 40Đối với Luật biển quốc tế hiện đại, UNCLOS 1982 có tầmquan trọng đặc biệt Với 320 điều khoản, 17 phần và 9 phụ lục(gồm hàng nghìn quy định), và hiện vẫn đang tiếp tục được bổsung, hoàn thiện, như Thỏa thuận ngày 02/7/1994 về thực hiệnPhần XI của Công ước, UNCLOS 1982 đã tạo dựng được mộtkhung pháp lí hiện đại về biển, có hiệu lực thi hành trong cộng
đồng quốc tế Bằng các quy định tiến bộ, khoa học và tổng thé,
công ước đã dé cập một cách toàn diện các van dé về pháp lí,kinh tế, khoa học kĩ thuật, hợp tác, giải quyết tranh chấp phátsinh trong quá trình sử dụng biển của các quốc gia Công ước
là sự kế thừa tính tích cực, tiễn bộ của luật quốc tế; phan anhthực tiễn sôi động của quá trình khai thác, sử dụng biển Điểm
đặc biệt của UNCLOS 1982 là tính “cả gói” (mọi khía cạnh)
bao gồm các mối quan hệ của nhiều vấn đề khác nhau có liênquan, với đa phần các quốc gia tham gia và phần lớn các xungđột về quyền lợi Mặt khác, Công ước cho phép vận dụng mộtcách linh hoạt nhằm bảo đảm tính bền vững qua thời gian vàcũng không để xảy ra tình trạng xâm lấn chủ quyền của cácquốc gia Vì vậy, mỗi quy định đều được đặt trong bối cảnhtổng thể tạo thành một Công ước cân bằng dé tạo ra cơ sở của
sự nhất trí chung
So với các công ước quốc tế của Hội nghị của UN vềLuật biển lần thứ nhất được kí kết năm 1958, UNCLOS 1982
đã giải quyết được một cách khá cơ bản những vấn đề đặt ra
của Luật biển quốc tế hiện đại Trong xu thế xây dựng vàphát triển hiện đại của luật quốc tế chung và Luật biển quốc