Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội. Chủ biên: Lê Minh Tâm, Vũ Thị Nga, Vũ Thị Yến, Phạm Điềm, Hà Thị Lan Phương (Phần 1)

270 0 0
Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội. Chủ biên: Lê Minh Tâm, Vũ Thị Nga, Vũ Thị Yến, Phạm Điềm, Hà Thị Lan Phương (Phần 1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

GIÁO TRÌNH

LỊCH SỬNHÀ NƯỚCVÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Trang 2

258-2021/CXBIPH/66-03/CAND

Trang 3

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

Trang 4

Các chương I, IL IV, V, VI,VII, VIH, IX (Nhận xét chung

Trang 5

PHAN THỨ NHAT

CHUONG I

QUA TRÌNH HÌNH THÀNH NHÀ NƯỚC DAU TIEN Ở VIỆT NAM - NHÀ NƯỚC VĂN LANG-ÂU LẠC

Lịch sử mỗi quốc gia khởi điểm từ sự hình thành của nhà nước đầu tiên Thuở xa xưa, trong nhân dân đã lưu truyền những huyền thoại về thời đại Hùng Vương - thời hình thành nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam Dựa vào truyền thuyết dân gian và thư tịch cô Trung Hoa, nhiều học giả trung đại và cận hiện đại đã phác họa được một phan bức tranh thời đại Hùng Vương tôn tại khoảng 2000 năm (từ thiên ki II tr.CN đến thé ki I - II) ở khu vực Bắc Bộ va Bắc

Trung Bộ ngày nay.

Trong mấy chục năm gần đây, thời đại Hùng Vương được nhiều nhà sử học, khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học, văn hoá học, nhân chủng học nghiên cứu công phu và đã xác định được sự tồn tại của một nền văn minh cô xưa và sự hình thành nhà nước đầu tiên của người Việt cổ.

Các nhà khảo cô học đã khai quật hàng trăm di tích khảo cô Tất cả các di tích khảo cổ đó kết thành diễn biến văn hoá vật chất liên tục từ sơ kì thời đại đồng thau đến sơ kì thời đại đồ sắt Dia bàn phân bố và niên đại của các di tích khảo cô này trùng hợp với phạm vi không

gian và thời gian của thời đại Hùng Vương đã được phản ánh trong

truyền thuyết dân gian và sử sách cô Các nhà khảo cô học phân chia các di tích khảo cô đó thành bốn giai đoạn phát triển liên tục hay còn

Trang 6

gọi là bốn nền văn hoá kế tiếp như sau":

- Giai đoạn Phùng Nguyên thuộc sơ kì thời đại đồng thau, tồn tại trong khoảng nửa đầu thiên kỉ thứ II tr.CN.

- Giai đoạn Đồng Đậu thuộc trung kì thời đại đồng thau, thuộc

nửa sau thiên kỉ II tr.CN.

- Giai đoạn Gò Mun thuộc hậu kì thời đại đồng thau, khoảng từ cuối thiên kỉ II tr.CN đến đầu thiên kỉ I tr.CN.

- Giai đoạn Đông Sơn thuộc sơ kì thời đại đồ sắt, từ đầu thiên kỉ II tr.CN đến vài thế kỉ s.CN Như vậy, đầu giai đoạn Đông Sơn thuộc thời đại Hùng Vương, còn cuối thuộc thời Bắc thuộc sau đó.

Thời đại Hùng Vương gồm hai thời kì: Thời Văn Lang của các đời vua Hùng và thời Âu Lạc của An Dương Vương Nước Âu Lạc chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nên được coi như giai đoạn phát triển liên tục của Văn Lang và cũng năm trong cùng thời đại Hùng Vương.

L TIEN DE VAT CHAT VÀ NHỮNG YEU TO THÚC DAY NHÀ NUGC RA DOI

1 Quá trình phát triển của kinh tế và tình hình phân hoá xã hội a Quá trình phát triển của kinh tế

Vào đầu thời kì Hùng Vương, tương ứng với giai đoạn Phùng Nguyên, công cụ băng đá (lưỡi rìu đá, lưỡi cuốc đá ) vẫn hoàn toàn chiếm ưu thế, lúc này đồng còn rất hiếm và thường đề chế tác đồ trang sức Ở giai đoạn này, nghề chăn nuôi, nghề gốm đã khá phát triển và đã xuất hiện nghé luyện kim đồng thau nhưng săn bắn, hái lượm san vật của thiên nhiên và trồng trọt làm nương rẫy vẫn là chủ yếu.

Qua các giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun, nhất là từ Đông Sơn, công cụ lao động đã có bước tiến lớn lao, chủ yếu là công cụ băng

(1) Tên gọi của từng giai đoạn - nền văn hoá được lấy bằng tên địa phương mà ở

đó có di tích khảo cô học đâu tiên được phát hiện của nên văn hoá đó: PhùngNguyên, Đông Dau, Gò Mun Vĩnh Phú (Phú Thọ), Đông Sơn (Thanh Hoa).

Trang 7

đồng thau và bắt đầu xuất hiện công cụ băng sắt Ngoài rìu đồng được sử dụng dé khai phá đất đai, từ giai đoạn Gò Mun đã tìm thấy lưỡi liềm đồng và đến giai đoạn Đông Sơn thì tìm thấy hàng loạt lưỡi cày đồng, nhíp đồng, lưỡi cuốc, mai, thuéng băng đồng Liềm đồng và nhíp đồng là những công cụ cắt, dùng để thu hoạch lúa; lưỡi cày, cuốc, mai, thuông là những công cụ làm đất dé gieo trồng Đặc biệt là lưỡi cày đồng đã tìm thấy ở các di tích thuộc văn hoá Đông Sơn với số lượng lên tới hàng trăm gồm nhiều loại với kích thước và hình dáng khác nhau Riêng ở Cô Loa (Hà Nội) đã tìm thấy gần 100 lưỡi cày đồng Day là lưỡi cày dùng dé rẽ đất va lật đất một cách liên tục bang lực kéo Bước chuyền từ nền nông nghiệp dùng cuốc sang nền nông nghiệp dùng cày đã góp phần nâng cao năng suất lao động và nên kinh tế bao gồm nhiều ngành nghề ngày càng phát triển.

Về trong trọt, vào hậu kì thời đại đồ đồng và sơ kì thời đại đồ sắt cư dân đã mở rộng địa bàn cư trú, tràn xuống chinh phục vùng đồng băng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Thời kì này, cây trồng chủ yếu là lúa nước Theo tài liệu khảo cô học, phân tích 4 mẫu thóc cháy và trâu lay từ các di tích thì đều có niên đại tr.CN Cùng với nghé trồng lúa nước, nghề trồng rau củ, cây ăn quả tiếp tục phát triển Hat na, hạt hoàng ngô, kết quả phân tích bao tử phan hoa ở di tích Tràng Kênh cho thay có những cây thuộc họ đậu, họ bau bí, họ dâu tam Truyền thuyết dân gian có nói về việc trồng dưa hấu trong chuyện Mai An Tiêm.

Chăn nuôi cũng được đây mạnh theo đà của trồng trọt Trâu, bò, gà, chó, lợn là những gia súc phổ biến mà xương, răng của chúng được tìm thấy trong nhiều di tích khảo cô học, đặc biệt từ giai đoạn Gò Mun đến giai đoạn Đông Sơn, xương trâu, bò nhà được tìm thấy ngày càng nhiều Trong di chỉ Đồng Đậu đã tìm thấy tượng gà bằng đất nung Đến giai đoạn Đông Son tìm thấy tượng gà bang đồng thau ở Chiền Vậy, Vinh Quang.

Hai lượm và săn ban vẫn tồn tại nhưng bị day xuống thứ yếu bởi trồng trọt và chăn nuôi cho sản phẩm nhiều hơn và không bấp bênh như hái lượm và săn bắn.

Trang 8

Các nghè thủ công cũng phát triển mạnh Nghề làm đồ gốm ngày càng theo hướng thực dụng với hoa văn đơn giản Những đồ đựng như chum, vại, nôi, niêu, bát, đĩa được tìm thấy rất nhiều ở các di tích khảo cô học.

Nghề dét đã khá phổ biến Các loại vải mịn, vai thô còn in dau trên đồ gốm Trong một ngôi mộ ở Châu Can đã tìm thấy những mảnh vải Hình người trên một số đồ đồng thuộc Đông Sơn, nhất là trên trống đồng, thạp đồng đều mặc áo, mặc váy, đóng khó Sự phát triển của nghề luyện kim (đúc đồng, luyện sắt) có ý nghĩa như cuộc cách mạng, có tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống kinh tế và cơ cấu xã hội Nghề đúc đồng xuất hiện từ đầu thời Hùng Vương, phat triển qua các giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun và đạt đỉnh cao ở giai đoạn Đông Sơn Điều này được chứng thực bằng việc phát hiện ra các cục xỉ đồng và các khuôn đúc đồng, đặc biệt là các hiện vật đồng nhiều về số lượng, phong phú về chủng loại như rìu, giáo, mũi tên, lưỡi cày Trong đó, tiêu biểu nhất là các trống đồng thời Đông Son Cũng đến giai đoạn Đông Sơn, nghề luyện sắt đã xuất hiện Dấu tích của lò luyện sắt xốp ở Đồng Mõn (Nghệ An), các ống bễ ở Vinh Quang (Hà Nội) Câu chuyện huyền thoại về ngựa sắt, nón sắt, roi sắt của người anh hùng làng Gióng cũng phản ánh phần nào nghề luyện sắt của cha ông ta Ngoài ra, những nghề thủ công khác cũng được phát triển như nghề mộc, nghề đan lát, nghề làm đá

Tóm lại, trong khoảng 2000 năm tr.CN, sức sản xuất và nền kinh tế thời đại Hùng Vương từ chỗ còn mang dáng dấp kinh tế tự nhiên nguyên thuỷ ở giai đoạn đầu trải qua những bước phát triển lâu dài đến giai đoạn cuối đã có những biến đôi lớn lao chuyển dan sang nền kinh tế sản xuất là chủ yếu.

Những công cụ bằng đồng thau, bằng sắt thay thế dần công cụ bằng đá Con người từ vùng đổi núi, trung du tràn xuống khai phá vùng đồng bằng rộng lớn Từ trồng trọt nương ray là phố biến chuyển sang lẫy nông nghiệp trồng lúa nước làm chủ đạo, từ nông nghiệp

Trang 9

dùng cuôc sang nông nghiệp dùng cày với lưỡi cày băng kim loại vàsức kéo cua gia súc.

b Tình hình phán hoá xã hội

Sự phát triển của sức sản xuất và kinh tế đã tạo ra sản phâm thặng dư trong xã hội, từ đó tac động trực tiếp tới phân hoá xã hội, thé hiện nồi bật ở hai hiện tượng:

Một là vào cudi thời Hùng Vương, những gia đình nhỏ đã ra đời và trở thành tế bào kinh tế xã hội đồng thời chế độ mẫu hệ cũng chuyền dan sang chế độ phụ hệ Những truyền thuyết Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Chử Đồng Tử-Tiên Dung, trầu cau đều phản ánh tập tục cư trú bên nhà chồng - hình thức hôn nhân phụ hệ của gia đình nhỏ Theo Tiền Hán thư, kết quả đầu tiên điều tra hộ khâu của nhà Hán vào đầu thời Bắc thuộc cho biết: Quận Giao Chỉ (Bắc Bộ) có 92.440 hộ, 746.237 khẩu, trung bình mỗi hộ có 8 người; quận Cửu Chân (Bắc Trung Bộ) có 35.743 hộ, 166.613 khẩu, trung bình mỗi hộ có khoảng 4 - 5 người Như vậy, những gia đình nhỏ chắc chắn phải được hình thành từ trước thời Bắc thuộc, tức cuối thời Hùng Vương Tuy nhiên, bấy giờ truyền thống và tàn dư của chế độ mẫu hệ đại gia

đình còn đậm nét.

Hai là sự hình thành và tồn tại bền vững của công xã nông thôn với chế độ sở hữu chung về ruộng đất Theo C Mác, công xã nông thôn là hình thái t6 chức xã hội xuất hiện phổ biến vào giai đoạn tan rã của công xã nguyên thuỷ và quá độ sang xã hội có giai cấp Công

xã nông thôn có đặc trưng cơ bản khác với công xã thị tộc là: Trong

công xã nông thôn, tuy ruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu công xã

nhưng đã được phân chia cho các thành viên công xã, những gia đình

nhỏ để canh tác và các thành viên được quyền sở hữu sản phẩm lao

động của mình.

Những di tích khảo cổ học thời Hùng Vương cho thấy những chứng tích về sự tụ cư và định cư của công xã nông thôn trên những phạm vi thường rộng hàng ngàn mét vuông cho đến một vài vạn mét

Trang 10

vuông với tang văn hoá khá dày Trước đây, những công xã nông thôn đó có những tên gọi cô như kẻ, chiéng, cha sau này được gọi là làng xã Mỗi công xã nông thôn gồm một số gia đình sống quây quần trong một khu vực địa lí nhất định Trong công xã nông thôn, bên cạnh quan hệ láng giéng, quan hệ huyết thống vẫn được bao tồn, cho đến những thời kì sau này có nhiều tên làng mang tên một dòng

họ như Hoàng Xá, Cao Xá, Lê Xá, Đặng Xá, Dương Xá

Khi phân tích về những hình thái kinh tế có trước nền sản xuất tư

bản chủ nghĩa, C Mác đã phân biệt các loại hình công xã nông thôn

khác nhau trên thế giới: Ở phương Tây cổ đại, công xã nông thôn chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định, sau đó nó nhường bước cho sự hình thành chế độ tư hữu và xã hội có giai cấp Còn ở Châu Á, công xã nông thôn có thời gian tồn tại lâu dài, quyền sở hữu ruộng đất thuộc về công xã, cá nhân chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng.

Ở thời Hùng Vương, công xã nông thôn với chế độ công hữu về ruộng đất đã xuất hiện và đã tồn tại tương đối bền vững Những từ "ruộng lac" (lạc điền), "dân lạc" (lạc dân) chép trong thư tịch cô cho thấy ruộng đất tư hữu chưa xuất hiện ở thời Hùng Vương Toàn bộ ruộng đất cày cấy cùng rừng núi, sông ngòi, ao đầm trong phạm vi công xã đều thuộc quyền sở hữu của công xã Ruộng đất được phân cho các gia đình sử dụng Công xã có thê giữ một phần ruộng dat dé cay cấy chung và sản phâm được dùng vào những chi phí công cộng Công việc khai hoang, làm thuỷ lợi được tiến hành bằng lao động hiệp tác của toàn thé công xã Ở vùng đồng bang mãi sau này van tồn tại chế độ công điền, công thé và đến thế ki XV còn có những làng xã không có ruộng đất tư hữu Ở miền núi cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhiều vùng tộc người thiểu số vẫn chưa biết đến ruộng đất tư hữu hoặc ruộng đất tư mới chỉ manh nha.

Có lẽ đây cũng là đặc trưng cơ bản của công xã nông thôn đã tồn tại trong phương thức sản xuất châu Á nói chung Khi nghiên cứu về phương thức sản xuất châu A, Ph Angghen đã nhận định: “Việc

Trang 11

không có chế độ tư hữu ruộng đất quả thật là chìa khoá để hiểu toàn bộ phương Đông".t

Ba là xã hội người Việt cỗ bị phân hoá thành các tầng lớp người khác nhau về địa vị kinh tế-xã hội Với điều kiện tài nguyên phong phú, đất đai phì nhiêu của vùng châu thổ, nhất là với công cụ bằng kim loại ở cuối thời Hùng Vương, con người có thê đạt năng suất lao động cao hơn, làm ra được nhiều sản phẩm hơn, không những đủ dé nuôi sống ho mà còn có sản phâm dư thừa dé tích luỹ, nghĩa là đã có sản phẩm thặng dư trong xã hội Những đồ đựng có kích thước lớn bằng đất nung và bằng đồng thau ở các di tích khảo cô học được coi như chứng cứ về sự tồn tại sản pham thang dư trong xã hội.

Sự phát triển của sức sản xuất với sự xuất hiện của sản phâm thặng dư trong xã hội đã dẫn đến sự tích tụ và phân hoá giàu nghèo Kết quả khảo cổ học nghiên cứu về những khu mộ táng thời kì Hùng Vương cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về cách thức mai táng, số lượng và giá trị đồ tuỳ táng giữa các chủ nhân của những ngôi mộ Tuy nhiên, sự phân hoá giàu nghèo đó chưa thật sâu sắc Những mộ có nhiều hiện vật chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ và thường có công cụ sản xuất trong đó Điều đó chứng tỏ lớp người giàu sang chưa hoàn toàn cách biệt và đối lập với nhân dân lao động Loại mộ phổ biến, chiếm da số vẫn là những mộ có cách mai táng bình thường (mộ đất, mộ vò up ), CÓ SỐ lượng đồ tùy táng trung bình Có thể hình dung ra bức tranh tổng thé về xã hội bấy giờ là trên cơ sở tan rã của cộng đồng nguyên thuỷ, một số người rơi xuống địa vị thấp kém, một số người khác vượt lên trên và có nhiều của cải, còn lại đa số dân cư có mức sống trung bình.

Bức tranh đó cũng được phác thảo trong truyền thuyết dân gian và thư tịch cô Theo truyền thuyết dân gian được tập hợp trong Lĩnh Nam chích quái và thư tịch cô (Việt sử lược, Đại Việt sử kí toàn thư ), trong xã hội thời Hùng Vương có lớp người thống trị gồm

(1).Xem: C Mác, Ph Ăngghen, V.I Lênin, Bàn về xã hội tién tu sản, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội, 1975, tr 49.

Trang 12

Hùng Vương, lạc hau, lac tướng, bồ chính, quan lang, mi nương va lớp người lao động thấp kém gọi là thần bộc nữ lệ hay nô tì " Những thư tịch xưa nhất của Trung Quốc như Giao châu ngoại vực kí, Quảng châu kí chép về tình hình nước ta trước thời Bắc thuộc, có

nói tới lớp dân cư đông đảo trong xã hội gọi là "dân Lac" - nhữngthành viên của công xã nông thôn.

Về mức độ của sự phân hoá xã hội cuối thời Hùng Vương hiện có hai loại ý kiến khác nhau Một số học giả cho rằng, xã hội đó đã phân chia thành giai cấp, tuy chưa ở mức độ sâu sắc như phương Tây cé đại, bởi chỉ khi nào có giai cấp mới có nhà nước Còn phần đông các học giả cho rằng, xã hội cuối thời Hùng Vương chưa phân chia thành các giai cấp mà mới phân chia thành các tang lớp nhưng nhà nước vẫn xuất hiện bởi còn do những yếu tố khác thúc đây.

Các nguồn tư liệu cho thấy cuối thời Hùng Vương là giai đoạn sơ kì của sự phân hoá giai cấp Trong xã hội bấy giờ đã hình thành các tầng lớp sau”:

Tầng lớp quý tộc: Đó là những người vốn là con cháu của các thủ

lĩnh liên minh bộ lạc, tộc trưởng thị tộc cùng gia đình của họ, được

truyền thuyết dân gian và sử sách gọi là Hùng Vương, lạc hầu, lạc tướng, bồ chính Họ có quyền thế tập địa vị và quyền lợi của cha ông Nhờ địa vi, quyền năng mà họ có được hoặc được cộng đồng

(liên minh bộ lạc hoặc bộ lạc hay công xã) trao cho, họ có được một

phần sản phẩm thặng dư trong xã hội và một số người phục vụ Dần dần họ tích tụ trong tay nhiều quyền lực, của cải và người phục dịch, sống cách biệt với đông đảo nhân dân lao động Sự cách biệt tuy chưa

(1) Những tên họ Hùng Vương, lạc hầu, bố chính, quan lang, mị nương và nhữngdanh từ khác như Văn lang, Âu Lạc, Thục phán, An Dương Vương đều là nhữngtừ mang âm Hán-Việt Do đó những tên gọi này chắc chắn là do truyền thuyết dangian và thư tịch cé đời sau đặt cho Còn những tên gọi thật ở thời Hùng Vương là gìthì ngày nay vẫn chưa biết được chính xác vì thời Hùng Vương, nước ta chưa bị

ảnh hưởng của văn hoá Hán.

Trang 13

cao nhưng đã được phản ánh trong cách xưng hô: Con trai vua gọi là

quan lang, con gái vua gọi là mị nương Họ là những quý tộc thế tập chứ không phải là chủ nô vì lợi tức họ thu được chủ yếu thông qua việc bóc lột nông dân công xã, còn sức lao động của nô tì chủ yếu được sử dụng trong việc hầu hạ Họ cũng không phải là địa chủ vì thời bấy giờ chưa có ruộng đất tư.

Tầng lớp thứ hai là nông dân công xã nông thôn, chiếm đa số trong xã hội và là lực lượng sản xuất chủ yếu Họ được công xã chia ruộng đất để cày cấy nhưng cũng bị quý tộc bóc lột bằng các hình thức bắt cống nạp, lao dịch Tuy nhiên, cuộc sống của nông dân công xã tương đối ôn định và tự do, khác với địa vị của nô lệ.

Tầng lớp nô tì có địa vị thấp nhất trong xã hội bấy giờ Nguồn gốc của họ có thé là thành viên công xã quá nghèo khổ hoặc vi phạm tục lệ xã hội bị bắt làm nô tì, có thê là người ngoại tộc bị bán làm nô tì (như được phản ánh trong chuyện An Tiêm) và có thể là tù binh chiến tranh Số lượng nô tì trong xã hội không nhiều Họ ít khi tham gia sản xuất mà chủ yếu phục dịch trong các gia đình quý tộc.

Tóm lại, sự phân hoá xã hội thời đại Hùng Vương ở trạng tháinhư sau:

- Quá trình phân hoá xã hội diễn ra rất chậm chạp, kéo dài hàng

ngàn năm;

- Nếu so với giai đoạn đầu (giai đoạn Phùng Nguyên) thì đến giai đoạn cuối (giai đoạn Đông Sơn), sự phân hoá xã hội đã thé hiện rõ nét ở cả sự phân hoá giàu nghèo va sự phân hoa về địa vị xã hội;

- Nếu so với nhiều nước khác như Trung Quốc và nhất là các nước phương Tây cổ đại thì mức độ phân hoá xã hội cho đến cuối thời kì Hùng Vương vẫn chưa tới mức độ sâu sắc, chưa mang tính đối kháng gay gắt;

(2) Tạm dùng khái niệm tầng lớp dé chỉ sự sơ khai của giai cấp hoặc sự phôi thai

của giai cap.

Trang 14

Đặc điểm trạng thái phân hoá xã hội đó quy định đặc thù quá

trình hình thành nhà nước.

2 Những yếu tố thúc day sự ra đời sớm của nhà nước

Cuối thời đại Hùng Vương, sự phân hoá xã hội tuy chưa tới mức cao nhưng cùng với sự phát triển kinh tế đã tạo nên tiền đề vật chất

cần thiết cho khả năng ra đời của nhà nước Xét về mặt lí thuyết, nhà

nước chỉ xuất hiện khi sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn giai cấp đã trở nên gay gắt, không thé điều hoà được Tuy nhiên, trong điều kiện của xã hội phương Đông, tuy chưa có đầy đủ những tiền đề đó nhưng nếu có những yếu tô xúc tác, thúc day thì nhà nước có thê ra đời sớm.

Ph Ăngghen đã nói tới những nhân tố đó: nhà nước mà "những nhóm tự nhiên gồm các công xã trong cùng bộ lạc đã đi đến chỗ thiết lập trong quá trình tiến triển của họ (ví dụ như việc tưới nước ở phương Đông) và để tự vệ chống kẻ thù bên ngoài thì từ nay trở đi cũng lại có luôn cả mục đích là duy trì băng bạo lực những điều kiện ton tại và thống tri của giai cap thống tri chéng lai giai cap bi trị" Yếu tố thuỷ lợi và tự vệ đã có tác động mạnh mẽ, thúc day quá trình hình thành nhà nước sớm hơn trên cơ sở phân hoá xã hội là tiền đề vật chất không thể thiếu được nhưng chưa thật chín mudi.

Thiên nhiên nước ta có nhiều thuận lợi đối với cuộc sống con người Cuối thời Hùng Vương, dân cư đã tràn xuống chỉnh phục vùng đồng bằng châu thổ của các con sông lớn và phát triển nông nghiệp trồng lúa nước nên công cuộc trị thuy-thuy lợi (chống lũ lụt,

tưới tiêu nước) giữ vai trò đặc biệt quan trọng Công cuộc chinh phục

thiên nhiên đó được phản ánh qua các truyền thuyết dân gian như việc diệt trừ mộc tinh (miền đôi núi), ngư tinh (miền biến), hồ tinh (miền châu thổ), chống thuỷ tinh (ngập lụt)

Vị trí địa lí của nước ta nằm trên đầu mối của những luồng giao thông tự nhiên nên yếu tô tự vệ chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài

(1).Xem: Ph Ăngghen, Chống Duy rinh, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971, tr 252.

Trang 15

ngày càng trở nên bức thiết Tư liệu khảo cô đã phản ánh về điều đó.

Trong giai đoạn Phùng Nguyên, tỉ lệ vũ khí so với toàn bộ hiện vật

rất nhỏ, như ở di tích Văn Điển là 0,28%, di tích Phùng Nguyên là 0,84%, di tích Lũng Hoá là 2,91% Trong đó vũ khí có ít kiểu loại và nhiều vũ khí chưa khác mấy công cụ sản xuất Nhưng đến giai đoạn

Đông Sơn, tỉ lệ vũ khí tăng vọt lên trên 50%, như ở di tích Vĩnh

Quang là 50,6%, Thiệu Dương là 59,8%, Đông Sơn là 63,29%.t Kiểu loại vũ khí trong giai đoạn này cũng trở nên đa dạng, phong phú Truyền thuyết dân gian cũng nói tới nhiều cuộc xung đột, nhiều cuộc chiến đấu chống giặc Man, giặc Ấn, giặc Hồ Tôn Như vậy, thời bấy gid, chiến tranh đã trở thành một hiện tượng phô biến trong xã hội, bao gồm cả những cuộc xung đột bên trong và các cuộc xung đột bên ngoài Xung đột bên trong diễn ra giữa các cộng đồng, các bộ lạc, các thị tộc, đòi hỏi phải có thiết chế để hợp nhất các địa phương, các cộng đồng dân cư thành quốc gia Xung đột bên ngoài biểu hiện ở cuộc đấu tranh chống các mỗi đe dọa ngoại xâm nhằm bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng Câu chuyện Thánh Gióng là minh chứng điển hình cho loại chiến tranh tự vệ này Đặc biệt, từ thé ki thứ II

tr.CN ở Trung Quốc, dé chế Tần thành lập đe dọa trực tiếp các nhóm

Bách việt ở phương Nam, trong đó có cư dân Lạc Việt.

Cuộc đấu tranh tự vệ và trị thuỷ-thuỷ lợi là những công cuộc lớn lao đặc biệt quan trọng, phải tiến hành thường xuyên, có tính cấp bách vì nó liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của cả cộng đồng Vì thế, nó trở thành những yếu tố thúc đây sự ra đời của nhà nước.

Từ sự phân tích trên có thể giải thích về sự ra đời sớm hơn của

nhà nước như sau:

Một là cơ câu tổ chức trong chế độ công xã nguyên thuỷ không thê đảm đương nổi công việc lớn lao trong tự vệ và trị thuỷ-thuỷ lợi

(1).Xem: Trình Cao Tưởng, Lê Văn Lan, "Tìm hiểu về vũ khí và suy nghĩ về một

vài vân đê quân sự thời dựng nước đâu tiên", Hing Vương dung nước, Tập IV,Sdd, tr 293 - 294.

Trang 16

mà đòi hỏi phải có một loại cơ cấu tổ chức mới khác hắn, đó là nhà nước Nhà nước là cơ cau tổ chức rộng lớn bao trùm toàn xã hội và chặt chẽ nhất; nhà nước có kha năng cưỡng chế, có phương tiện tô

chức và quản lí đặc trưng là pháp luật Vì vậy, nhà nước có khả năng

huy động được lực lượng lớn sức người, sức của dé thực hiện công cuộc đấu tranh để tự vệ và trị thuỷ-thuỷ lợi.

Hai là các thủ lĩnh ngày càng có địa vị và có vai trò quan trọng

trong xã hội, quyền lực và tài sản của họ tích tụ ngày càng lớn, các phương pháp, biện pháp, hình thức hoạt động nhằm duy trì trật tự xã hội cũng như địa vị xã hội, quyền lực và tài sản đó ngày càng thé hiện tính tập trung, độc đoán nhiều hơn, đòi hỏi phải có những cơ cấu tổ

chức mới, thôi thúc sự ra đời sớm của nhà nước.

II NHÀ NƯỚC TRONG TRẠNG THÁI ĐANG HÌNH THÀNH Ở THỜI HÙNG VƯƠNG

1 Sự hình thành các liên minh bộ lạc ở đầu thời Hùng Vương

-Giai đoạn Phùng Nguyên

Cùng với sự phát triển của kinh tế và sự phân hoá xã hội thành các tầng lớp người khác nhau và dưới sự tác động của nhiều yếu tố khác, công xã nguyên thuỷ bắt đầu tan rã Những mâu thuẫn, xung

đột xảy ra ngày càng thường xuyên hơn giữa các thị tộc, bộ lạc; sự

cần thiết phải tập trung sức người, sức của để thực hiện những công việc chung và dé chống lại thiên tai, dich hoạ đã dẫn tới đòi hỏi có sự liên hiệp giữa các thị tộc, bộ lạc dé hình thành các cơ cau lớn hơn, đó là các liên minh thị tộc và bộ lạc Giai đoạn này ở nước ta đã ton tại nhiều bộ lạc, trong đó bộ lạc Văn Lang là mạnh nhất và đến giai đoạn

Phùng Nguyên thì hình thành nên liên minh bộ lạc do Hùng Vương

làm thủ lĩnh Trong Đại Việt sử kí toàn thư, Ngô Sĩ Liên viết: “Bộ gọi là Văn Lang là đô của vua".) Trong Vân đài loại ngữ, Lê Quy Đôn cũng viết: "Trong số 15 bộ của nước Văn Lang, 14 bộ là các

(1).Xem: Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử kí toàn thu, tập 1, Nxb KHXH, Hà Nội, 1972, tr 61.

Trang 17

thân tộc, còn Van Lang là nơi vua đóng a6" Sự xuất hiện các liên minh bộ lạc đã dẫn đến nhu cau phải tập trung quyền lực và phải có các thiết chế dé thực thi quyền lực Người đứng đầu các liên minh có vị trí và vai trò quan trọng, được trao quyền lớn hơn và quyền lực trở thành một “thứ tai sản” đặc biệt để thừa kế cho các thé hệ tiếp sau Ở nước ta thời kì này, người đứng đầu các liên minh bộ lạc được gọi là Hùng Vương Có nhiều ý kiến khác nhau giải thích về danh hiệu Hùng Vương Có thể chữ “vương” được phiên âm từ tiếng Hán, có nghĩa là vua Trong thời sơ sử ở Trung Quốc cũng đã từng có hiện

tượng va cách gọi tương tự như vậy Khoảng thiên niên ki III tr.CN, ở

lưu vực sông Hoàng Hà có nhiều bộ lạc như Hoàng dé, Thiếu hiệu,

Thái hiệu sau đó đã hình thành liên minh bộ lạc lớn mạnh do

Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, Hạ Vũ kế tiếp nhau được bầu làm thủ lĩnh Những vị thủ lĩnh này cũng đều được truyền thuyết dân gian gọi là vua: Vua Nghiêu, Thuấn, Vũ Còn chữ “hùng”, trong tiếng

Mường có từ "kun" chỉ người cai quản một mường (vùng), trong

tiếng Môn-Khơme và tiếng Mường có từ "khun" chỉ người tù trưởng, thủ lĩnh Do đó, có thé là chữ "hùng" được phiên âm bằng chữ Hán một từ Việt cỗ có ngữ âm, ngữ nghĩa gắn với những từ "kun", "khun" dé chỉ người tù trưởng, người thủ lĩnh.“

Như vậy, có thê coi giai đoạn Phùng Nguyên là giai đoạn mở đầu của sự hình thành nhà nước đầu tiên ở nước ta.

2 Quá trình chuyển hoá quyền lực xã hội thành quyền lực

nhà nước

Trong chế độ công xã nguyên thuỷ ở nước ta lúc đầu chưa có quyền lực nhà nước, mà chi có quyền lực xã hội do cộng đồng giao cho một người hay một nhóm người để tô chức và thực hiện chức năng quản lí xã hội trong cộng đồng Các chức năng xã hội đó rất đa (2).Xem: Lê Quý Đôn, Van dai loại ngữ, tap I, Nxb Văn hoá, Hà Nội, 1962, tr 169.(1).Xem: Trân Quôc Vượng, "Vé danh hiệu Hùng Vương", Hing Vương dungnước, tap III, Sdd, tr 353 - 355.

Trang 18

dạng như: phân công lao động va phân phối sản phẩm giữa các thành viên trong cộng đồng; phân xử những vụ xích mich, tranh chấp; tổ chức những lễ nghi tôn giáo; huy động sức người, sức của và tổ chức, chỉ đạo việc trị thuỷ-thuỷ lợi hoặc chống những cuộc chiến tranh với bên ngoài Đặc trưng cơ ban của quyền lực xã hội là nó xuất phát từ cộng đồng, chịu sự kiểm soát của cộng đồng và vì lợi ích chung của cả cộng đồng Tuy nhiên, chính yếu tố quyền lực được trao cho một cá nhân hay một nhóm người là mầm mống dẫn đến sự chuyền hoá va làm phát sinh quyền lực nhà nước Ph Angghen viết: "Những cơ quan đó, hic bấy giờ với tư cách là đại biểu cho những lợi ich chung của toàn nhóm, đã có đối với môỗi cộng dong riêng biệt một dia vị đặc biệt đôi khi đối lập với ngay cộng dong ay, rồi chang bao lâu sau đó có ngay một tính độc lập còn nhiều hơn nữa do việc kế thừa nhiệm vụ là tự nó thành tục lệ trong cải thé giới ma moi việc déu xay ra theo tự nhiên hoặc là do công việc hang ngày không thé nào bỏ được những cơ quan như thé khi mà những xung đột với những nhóm khác ngày càng tăng thêm với thời gian chức năng xã hội đã có thể dan dan vươn lên thành sự thống trị đối với xã hội hé ở đâu gặp thời cơ thuận lợi, người day tớ ban dau lại biến thành người chủ tùy theo hoàn cảnh, người chủ đó lại biến thành tên vua chuyên chế hay tên chúa tỉnh ở phương Đông".

Từ đầu thời kì Hùng Vương trở đi, địa vị của những người được trao quyền lực như thủ lĩnh liên minh bộ lạc, tù trưởng bộ lạc, tộc trưởng được xác lập với những quyền lực ngày càng lớn để thực

hiện các chức năng xã hội Từ địa vị đó, những người này bên cạnh

việc bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng đã từng bước chiếm được nhiều hơn của cải mà vốn trước đây là của cộng đồng, có bộ máy giúp việc và những người phục dịch cho cá nhân và gia đình Quyền lực được họ sử dụng dé tiễn hành các công việc dưới danh nghĩa là thực hiện chức năng xã hội đã không phải chỉ nhằm mục đích bảo vệ

(1).Xem: Ph.Ăngghen, Chéng Duy rinh, Sdd, tr 304 - 305.

Trang 19

cho những lợi ích chung của cả cộng đồng mà còn nhằm mục đích mang lại lợi ích cho cá nhân họ đồng thời để đề cao uy tín, địa vị và quyền hạn của mình Vì vậy, bên cạnh các biện pháp dân chủ von đặc trưng trong công xã nguyên thuỷ, các biện pháp cưỡng chế thê hiện quyền lực của cá nhân thủ lĩnh hay một nhóm nhỏ cũng được sử dụng ngày càng pho biến hơn Trong xu hướng đó, quá trình chuyển hoá quyền lực diễn ra và quyền lực xã hội được trao nhằm dé thực hiện chức năng xã hội dần dần biến thành quyền lực mang tính quyền lực nhà nước Người thực hiện chức năng xã hội biến thành quan chức, những quan chức hợp thành bộ máy nhà nước Đối với họ, việc quản lí xã hội không còn là "nghề nghiệp dư" mà trở thành "nghề chuyên nghiệp" Họ là những người tách ra khỏi xã hội và tựa hồ như đứng trên xã hội Theo truyền thuyết dân gian và sử sách cô, đứng đầu

nước Văn Lang là Hùng Vương Nước Văn Lang được chia thành 15

bộ (vốn là 15 bộ lạc), đứng đầu mỗi bộ là lạc tướng (còn gọi là phụ đạo) Dưới đó là bồ chính đứng đầu công xã nông thôn Ngay các danh hiệu Hùng Vương, phụ đạo, bồ chính cũng đã phản ánh tiễn trình các quý tộc thị tộc chuyền hoá thành các quan chức nhà nước, chức năng xã hội được chuyên hoá thành quyền lực nhà nước Có lẽ các chữ phụ đạo, bồ chính cũng là từ Hán dùng dé phiên âm từ Việt cổ: Trong tiếng Mường có từ "đạo", trong tiếng Giarai có từ "tạo" và trong trong tiếng Bana có từ "ba đao" đều có nghĩa là tù trưởng, thủ lĩnh, người đứng đầu một vùng: ° trong tiếng Tay và tiếng Thái có từ

"pó chiêng”, trong ngôn ngữ của các dân tộc vùng Tây Nguyên có từ

"p6 ta rinh" nghĩa là già lang.”

Tóm lại, sự chuyển hoa quyén lực từ việc thực hiện chức nang xã hội thành quyền lực nhà nước và quý tộc thị tộc biến đổi thành quan chức nhà nước là hai yếu tố biểu hiện cụ thé của sự hình thành nhà

(1).Xem: Hoàng Thị Châu,"Tìm hiểu từ "phụ đạo" trong truyền thuyết về Hùng

Vuong", Tap chí nghiên cứu lịch sử, sô 102, thang 9/1967.(2).Xem: Lich sử Việt Nam, Tập I, Sdd, tr 144.

Trang 20

nước Quá trình chuyên hoá, biến đôi đó diễn ra một cách chậm chạp và lâu dài từ giai đoạn Phùng Nguyên qua các giai đoạn Đồng Đậu, Gò Mun, được phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn Đông Sơn.

3 Sự hình thành nhà nước ở cuối thời Hùng Vương

Về sự hình thành của nhà nước ở cuối thời Hùng Vương hiện còn có những ý kiến giải thích khác nhau Một số học giả cho rằng ở cuối

thời Hùng Vương, xã hội nguyên thuỷ đang trong quá trình tan rã,

nhà nước chưa ra đời mà mới chỉ có chế độ dân chủ quân sự bộ lạc Một số nhà khoa học khác lại cho rằng, dù còn sơ khai nhưng nhà nước đã hình thành vào cuối thời Hùng Vương.“

Nghiên cứu về sự hình thành của nhà nước ở Việt Nam trong thời kì này, một mặt phải dựa vào những đặc điểm chung của nhà nước và lí thuyết chung về sự ra đời của nhà nước đồng thời phải tính đến những đặc điểm đặc thù của xã hội đương thời với những yếu tố tác

động đặc thù như đã phân tích ở trên.

Những thư tịch cổ đều ghi Hùng Vuong là quân trưởng, là ông chúa Các truyền thuyết và sử sách nước ta thường nói đến việc Hùng Vương tri vì và có bộ máy giúp việc là lạc hầu, lạc tướng, bồ chính Hùng Vương và những người trong bộ máy đó được trao quyền lực để quản lí các công việc chung Việc điều hành xã hội không chỉ được thực hiện băng thuyết phục mà đã sử dụng cả cưỡng chế dé áp đặt ý chí chủ quan thông qua các mệnh lệnh như "sai", "khiến", "lệnh" Thư tịch cổ Trung Quốc viết: "Lạc dân cày ruộng, lạc hầu ăn ruộng" "Ăn ruộng” có thể là biểu hiện sơ khai của thuế khoá Thuế -cơ sở vật chất đảm bảo sự tồn tại của quyền lực nhà nước, chỉ xuất hiện khi xã hội đặt ra yêu cầu phải nuôi dưỡng một số người thoát li sản xuất dé nắm quyền lực và dé chi cho các công trình phúc lợi xã hội Đặc biệt, qua truyền thuyết dân gian và sử sách cô, có thê thay Hùng Vương, lạc hầu, lạc tướng, bồ chính dường như không còn do (1).Xem: Hing Vuong dựng nước, Sdd; Lịch sử Việt Nam, Tập I, Sdd.

Trang 21

các cộng đồng dân cư bầu ra như trong chế độ công xã nguyên thuỷ mà được cha truyền con nối Sách sử viết, Hùng Vương có 18 đời Con số 18 đời vua Hùng có lẽ không phải là con số số học cụ thể mà để chỉ rằng, đã có nhiều đời vua Hùng nối ngôi nhau trị vì Trong tâm linh của mình, người Việt hay dùng con số 9 và các bội số của 9 như: 9 ngọn núi, 9 tầng mây, "voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao", Thạch Sanh đánh tan quân chư hầu 18 nước, 36 nước, giặc An có 36 tướng, 99 ngọn núi Hồng Lĩnh Truyền thuyết dân gian, tuy phần nào "quân chủ hoá", "phong kiến hoá" xã hội Hùng Vương nhưng qua đó, nói theo cách của Ph Angghen, cũng phan ánh về thực trạng của xã hội lúc bấy giờ đã có sự "tiêu biểu cho những mầm mong của quyền lực nhà nước" Mặt khác, cũng theo truyền thuyết dân gian và thư tịch cổ, Hùng Vương, lạc hầu, lạc tướng, bồ chính vẫn mang nhiều dáng dấp của các vị thủ lĩnh thời công xã nguyên thuỷ Điều này được thể hiện ở ngữ nghĩa của các danh hiệu Hùng Vương, phụ đạo, bồ chính như đã phân tích ở trên Ngay trong việc truyền ngôi, tiêu chuẩn tài, đức (tiêu chuẩn số một trong thời đại công xã nguyên thuỷ dé bau thủ lĩnh) vẫn được dé cao (chuyện bánh

chưng, bánh dày).

Cũng theo truyền thuyết dân gian và thư tịch cổ, nước Văn Lang được chia thành 15 bộ (15 khu vực) Việt sử lược cho biết 15 bộ đó von là 15 bộ lạc Đứng đầu mỗi bộ lạc là lạc tướng hay còn gọi là phụ đạo Như vậy, "bo" một mặt thể hiện sự phân chia dân cư theo sự cắt đặt của "nhà nước", mặt khác nó cũng thể hiện đó là đơn vị tụ cư tự

phát nguyên thuỷ hay nói cách khác, đơn vị "b6" mang tinh nửa voi:"vùng - bộ lạc" hoặc "thị tộc, bộ lạc - đơn vị hành chính" Công xãnông thôn cũng trong trạng thái tương tự như vậy.

Từ thực trạng trên, có thể nói thời kì Hùng Vương không còn đơn thuần là chế độ dân chủ quân sự bộ lạc nữa nhưng cũng chưa phải là đã có một nhà nước hoàn chỉnh, xét theo quan điểm lí luận chung Tuy nhiên đó đã là một cơ cầu mới có một số đặc tính của một nhà

nước trong tương lai.

Trang 22

Ill NHÀ NƯỚC SƠ KHAI Ở THỜI AN DƯƠNG VUONG 1 Sự thành lập nước Âu Lạc

Căn cứ vào truyền thuyết dân gian và thư tịch cổ nhiều người đã nêu ra các giả thuyết về nước Âu Lạc của Thục Phán - An Dương Vương Tổng hợp những kết quả nghiên cứu cho đến nay, nhiều học giả đưa ra giả thuyết như sau:

Cư dân Văn Lang thời Hùng Vương chủ yếu là người Lạc Việt và còn có cả một bộ phận người Âu Việt (hay còn gọi là người Tây Au)” ở miền núi rừng và trung du phía bắc, hai thành phan đó sống xen kẽ nhau trong nhiều vùng Phía bắc nước Văn Lang là địa bàn cư trú của người Âu Việt và cũng có những người Lạc Việt sống xen kẽ Lạc Việt và Âu Việt vừa là đồng chủng vừa là láng giềng, từ lâu đã có nhiều quan hệ mật thiết về kinh tế, văn hoá Có lẽ do tình trạng sống xen kẽ và do những mối quan hệ gần gũi về các mặt mà trong thư tịch cô có khi phân biệt Âu Việt với Lạc Việt, có khi lại coi Âu

Việt và Lạc Việt là một Thục Phán là thủ lĩnh liên minh bộ lạc của

người Âu Việt ở phía bắc nước Văn Lang Theo truyền thuyết của đồng bao Tay, liên minh bộ lạc đó là nước Nam Cương gồm 10 xứ

mường (9 mường của chín chúa và một mường trung tâm của Thục

Phán), tức 10 bộ lạc hợp thành, cư trú chủ yếu ở vùng rừng núi phía bắc Bắc Bộ mà trung tâm là Cao Bằng Nhân dân vùng Cổ Loa (Hà Nội) cũng tương truyền rằng An Dương Vương Thục Phán vốn là một tù trưởng miền núi Vào cuối đời Hùng Vương, giữa Hùng và Thục xảy ra cuộc xung đột kéo dài, nhiều làng vùng trung lưu sông Hồng thờ Thánh Tản Viên và những bộ tướng của vua Hùng đã từng theo Thánh Tản Viên đi diệt giặc Thục Cuộc xung đột đang tiếp diễn thì Âu Việt và Lạc Việt cùng toàn bộ các nhóm người Việt trong khối Bách Việt bị nạn xâm lược đại quy mô của dé chế Tần Khi tiễn vào (1).Xem: Lịch sw Việt Nam, tập I, Sdd.

(2) Lac Viét va Au Viét.

Trang 23

nước ta, quân Tần xâm phạm trước hết địa bàn cư trú của người Âu Việt Thục Phán với vai trò thủ lĩnh liên minh bộ lạc phải đứng ra tổ chức chỉ đạo cuộc kháng chiến.

Cuộc kháng chiến kéo đài 5 - 6 năm đã thắt chặt quan hệ đoàn kết gan bó của người Âu Việt và Lạc Việt Thang lợi vẻ vang của cuộc khang chiến càng củng cố va nâng cao uy tin của Thục Phan không những trong người Âu Việt mà cả trong người Lạc Việt Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Phan Truyền thuyết dân gian ké rang, Hùng Vương theo lời khuyên của con rể là Thánh Tản Viên đã nhường ngôi cho Thục Phán Thục Phán xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc.

Tên nước Âu Lạc gồm hai thành tố Âu (Âu Việt) và Lạc (Lạc Việt) phản ánh sự liên hợp giữa hai nhóm người Lạc Việt và Âu Việt Sự thành lập nước Âu Lạc không phải là kết quả của cuộc chiến tranh thôn tính mà là sự hợp nhất dân cư và đất đai Lạc Việt và Âu Việt Nước Âu Lạc là bước phát trién mới, kế tục và cao hơn Văn Lang.

Nước Âu Lạc tồn tại khoảng 30 năm (khoảng từ 208 - 179 tr.CN) Theo thư tịch cô, năm 208 tr.CN, nhà Tan phải bãi binh, cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi, có thể coi đó là mốc thành lập nước Âu Lạc Năm 179 tr.CN, Triệu Đà đánh bai An Duong Vương, mở đầu thời kì Bắc thuộc.

2 Nhà nước sơ khai thời An Dương Vương, tổ chức bộ máy

nhà nước

Đến thời Âu Lạc, thé chế nhà nước đã định hình rõ nét, quyền uy của vua được tăng cường Theo truyền thuyết No thần, An Dương Vương đã bạc đãi, giết nhiều tướng giỏi Cuối cùng, vì tách mình ra khỏi nhân dân, chiến dau đơn độc và bị động trong thành Cô Loa nên cuộc kháng chiến chống Triệu do An Dương Vương lãnh đạo thất bại.

Trong triều An Dương Vương, giúp việc cho vua vẫn có lạc hầu Lạc hau là tướng văn, có thé đồng thời là tướng võ chỉ huy quân đội tran áp các địa phương không chịu thần phục Lac hầu thay mặt vua giải quyết công việc trong nước Theo truyền thuyết dân gian, trong

Trang 24

triều An Dương Vương có nhiều tướng giỏi như Cao Lỗ, Nồi Hau, Dinh Toán Những người nay là tướng võ, cũng có thé là lạc hau Ngoài ra, trong triều còn có một số bộ phận làm công việc tôn giáo, thu cống phẩm, giữ kho tàng, truyền lệnh vua

Lạc tướng đứng đầu bộ, cai quản một đơn vị hành chính địa phương Lạc tướng phải thu nộp cống phâm cho nhà vua Lạc tướng thường xuyên truyền mệnh lệnh từ trên xuống Khi có chiến tranh, lạc tướng là thủ lĩnh quân sự địa phương và chịu sự điều động của

nhà vua.

Bồ chính là người đứng đầu công xã nông thôn Bên cạnh bồ chính có lẽ là một hội đồng công xã, gồm những người do các thành viên công xã cử ra dé giải quyết và định đoạt hoạt động của công xã.

Công xã vừa là cơ sở của nhà nước, vừa mang tính tự quản cao Quan

hệ giữa công xã và chính quyền nhà nước cấp trên là quan hệ mang tính chất lưỡng hợp Nhà nước vừa đại diện và đứng trên tất cả các công xã, như là "người cha của số đông công xã", tổ chức công cuộc trị thuỷ-thuỷ lợi và tự vệ, vừa bóc lột các công xã dưới dạng cống phẩm, do thành viên trong công xã đóng góp dé công xã nộp cho nha

nước, hình thức bóc lột này được gọi là "ăn ruộng" Gitta hai mặt

trên, thời bấy giờ, có lẽ mặt thứ hai nhẹ nhàng, mặt thứ nhất trội hơn.

Sau khi lên ngôi vua, An Dương Vương đã dời đô từ Phong Châu

về Cổ Loa (Hà Nội) Việc đời đô từ miền trung du về đồng bằng và ở vị trí trung tâm của đất nước, đầu mối của hệ thống giao thông đường thuỷ chứng tỏ sự phát triển mới của nhà nước Âu Lạc Thành Cổ Loa không những chứng tỏ tài năng lao động sáng tạo, những tiến bộ về kĩ thuật xây dựng, kĩ thuật và nghệ thuật quân sự của người Việt cô mà còn biểu thị bước phát triển mới của sự phân hoá xã hội; của quyền lực chính trị của nhà nước Âu Lạc.

Nếu như thời Hùng Vương, lực lượng vũ trang là dân binh thì đến thời Âu Lạc, đã có quân đội thường trực Theo Việt sử lược, An Dương Vương "day được một van quân lính", lại có "nd thần (mỗi

Trang 25

lần) bắn được mười phát tên" Thư tịch cổ ghi về tài dùng no nổi tiếng của quân đội Âu Lạc Đặc biệt, hàng vạn mũi tên đồng được phát hiện ở di tích Cổ Loa cho thấy cái cốt lõi lịch sử, nền tảng thực tế của huyền thoại nỏ thần Đó cũng là minh chứng xác nhận bên cạnh dân binh, sự xuất hiện của quân đội thường trực - dau hiệu về sự tồn tại của nhà nước.

Tóm lại, thời An Dương Vương tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng nhà nước sơ khai đã ra đời là kết quả của sự kế thừa và phát triển lên một bước mới về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội thời Hùng Vương Điều đó cũng còn do yếu tổ thúc đây của hai cuộc kháng chiến chống Tan và chống Triệu.

Có thể phác họa quá trình và con đường hình thành, tổ chức bộ máy của nhà nước Văn Lang - Âu Lạc như sau:

Thủ lĩnh = Vương: Hùng Vương, An Duong Vương

(liên minh bộ lạc) (nước Văn Lang, Âu Lạc)

(công xã thị tộc) (công xã nông thôn)

IV SỰ RA ĐỜI CỦA PHÁP LUẬT

Pháp luật ra đời từ khi nhà nước xuất hiện Xét về phương diện khách quan, nhà nước và pháp luật cùng phát sinh từ một nguồn góc, là kết quả của sự phát triển kinh tế và phân hoá xã hội Xét về

phương diện chủ quan, pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa

nhận và trở thành phương tiện của nhà nước dé bảo vệ địa vị của lực lượng thống trị, điều hành và quản lí xã hội Trong các tổ chức cộng

Trang 26

đồng nguyên thuỷ trước đây, quan hệ giữa các thành viên được điều chỉnh bằng phong tục tập quán với tính cách là mô thức của hành vi, điều chỉnh các quan hệ bình dang giữa các cá nhân trong xã hội Đến giai đoạn nhất định, các tập quán đó đã không còn phù hợp nữa Khi nhà nước được hình thành, quốc gia được xác lập, các quan hệ xã hội phát triển cả về phạm vi, mức độ và tính chất thì phong tục, tập quán không còn có kha năng dé điều chỉnh được tat cả các quan hệ xã hội Dé dap wng nhu cầu khách quan đó, một loại quy phạm mới, khác hăn với phong tục tập quán đã ra đời, đó là pháp luật Theo đó, vào cuối thời đại Hùng Vương, nhà nước xuất hiện thì đương nhiên pháp

luật cũng ra đời từ đó.

Thế ki I, sau khi dan áp được cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, viên tướng Hán là Mã Viện tâu lên vua Hán Quang Vũ (Trung Quốc) rằng: "Luật Việt khác luật Hán hơn mười điều" (Hậu Hán thư) Luật Việt đó chắc chắn phải có trước thời Bắc thuộc, tức thời Văn Lang-Âu Lạc.

Qua sự phản ánh gián tiếp của truyền thuyết dân gian và sử sách cô, có thé đưa ra giả thuyết về các nguồn gốc pháp luật của Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc như sau:

- Pháp luật tập quán: Tập quán pháp giữ vai trò chủ đạo và phổ biến nhất Trước hết, đó là một số tập quán vốn có từ thời nguyên thuỷ và được bảo đảm thực hiện không chỉ băng sự tự nguyện mà cả bằng biện pháp cưỡng chế của quyền lực nhà nước Tập quán pháp này điều chỉnh nhiều lĩnh vực quan hệ xã hội, như quan hệ sở hữu, chiếm hữu và sử dụng ruộng đất, các quan hệ về trật tự an toàn xã hội Loại tập quán thứ hai mà từ trước đến nay ít được nhắc tới là

tập quán chính tri, được hình thành trong quá trình vận hành bộ máy

nhà nước và điều hành xã hội, như tập quán truyền ngôi của vua và các chức quan cho con cái, tập quán công nạp, “ăn ruộng"

LỆ của công xã nông thôn cũng là một loại tập quán pháp, khinhững lệ đó được nhà nước mặc nhiên thừa nhận và được đảm bảo

thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của tô chức công xã Công

Trang 27

xã nông thôn vừa là cơ sở kinh tế-xã hội của nhà nước, vừa mang

tính tự quản nên các lệ của công xã nông thôn có vai trò đặc biệt

quan trọng trong đời sống chính trị xã hội bấy giờ.

- Pháp luật khâu truyền: Ý chí của người thống trị đối với xã hội nhiều khi được ban ra bằng miệng và không được ghi bằng văn bản Trong truyền thuyết dân gian có những câu: Vua truyền rang , vua ban rằng Những mệnh lệnh đó được đảm bảo thực hiện băng Cả Sự cưỡng chế nên đó là luật pháp Cũng theo truyền thuyết dân gian, những lệnh miệng của vua thường được sứ giả truyền đi các nơi Ở các cấp chính quyền địa phương, hình thức pháp luật khâu truyền thường được dùng dé giai quyét những vu việc cụ thé hoặc đột xuất, như thăng quan bãi chức, xử tội, tổ chức chống giặc Trong điều kiện tô chức nhà nước còn đơn giản, việc điều hành bộ máy nhà nước

còn chưa phức tạp, khi mà uy tín của vua và quý tộc quan liêu còn

lớn thì hình thức pháp luật khẩu truyền chắc chắn là có hiệu lực và phổ biến Ngay đến cả sau này, trong thời kì phong kiến, tuy luật pháp thành văn được phát triển nhưng hình thức pháp luật khẩu truyền vẫn xuất hiện thường ngày từ vua chúa, quan lại.

- Pháp luật thành văn: Mặc dù hiện nay vẫn chưa rõ thời đại Hùng Vương đã có chữ viết hay chưa, nên cũng chưa biết là thời bấy giờ có pháp luật do bộ máy cai trị ban bố hay không Tuy nhiên, có thé giả định rằng, khi phạm vi lãnh thổ của nhà nước đã được mở rộng hơn nhiều so với các thị tộc, bộ lạc thì nhất định phải có cách thức thé hiện và truyền mệnh lệnh của người chỉ huy bang các dấu hiệu đặc thù, ngắn gọn và cụ thé Các hình thức biểu hiện đó có thé rất phong phú, sinh động và đó sẽ là đề tài thú vị cho sự nghiên cứu để tìm lời giải đáp.

Về nội dung pháp luật của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc cũng chỉ được phản ánh một cách gián tiếp, mơ hồ trong truyền thuyết dân gian và thư tịch cô, trong đó, giữa luật lệ và phong tục tập quán còn chưa được phân định rõ nét Tuy nhiên, qua các truyền thuyết dân

Trang 28

gian và thư tịch cổ có thé thay một số loại quan hệ cơ bản trong xã hội đã được pháp luật điều chỉnh như:

về quan hệ hôn nhân gia đình và chế độ hôn nhân một vợ một chồng, các truyền thuyết Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Tiên Dung, Chử Đồng

Tử, Trầu cau cho thấy, hôn nhân được cử hành qua hôn lễ, con gái

được cưới về nhà chồng và cũng đã có việc thách cưới, người con gái cũng có vai trò chủ động trong hôn nhân và vẫn được tôn trọng trong gia đình Về quan hệ tài sản, qua tài liệu khảo cứu về mộ táng, người chết cũng được chia tài sản, điều đó chứng tỏ người sống khi ra ở riêng đã được phân chia tài sản Về quan hệ sở hữu ruộng đất, ruộng đất thuộc quyền sở hữu chung của cả công xã, còn các thành viên chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng Về hình phạt, người phạm trọng tội có thé bị phạt lưu day, sau khi thụ hình xong có thé được phục hồi quyền lợi (truyền thuyết Mai An Tiêm) hoặc có thê bị giết chết (truyền thuyết My Châu - Trọng Thuỷ)

Tóm lại, Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc đã có pháp luật nhưng đó là hình thức pháp luật sơ khai và chủ yếu là tập quán pháp, còn mang đậm tàn dư của chế độ nguyên thuỷ và như Việt sử lược nhận xét, đó là xã hội có "phong tục thuần hậu chất phác".

CÂU HOI HƯỚNG DAN ON TẬP, ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN

1 Phân tích co sở kinh tế, xã hội cho sự ra đời nhà nước của người Việt cô.

2 Phân tích các yếu tố thúc đây nhà nước của người Việt cỗ ra

đời sớm.

3 Trình bày con đường hình thành nhà nước của người Việt cổ 4 Đánh giá tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang-Âu Lạc.

5 Trình bày các hình thức pháp luật của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc.

Trang 29

PHAN THỨ HAI

CHUONG II

NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT GIAI DOAN DAU TRANH CHÓNG DONG HOA CUA PHONG KIÊN TRUNG QUOC

(179 tr.CN - 938)

Năm 938, Ngô Quyên đánh tan quân Nam Hán xâm lược, xác lập nền độc lập dân tộc, chấm dứt hơn 10 thế kỉ đô hộ của các triều đại phong kiến Trung Hoa (còn gọi là thời kì Bắc thuéc).” Trong hơn 10 thé ki đó, cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc không ngừng diễn ra và đã thu được những thắng lợi cụ thể trong từng thời kì Nhà nước và pháp luật trong thời kì này có những đặc điểm riêng: Có sự tồn tại của chính quyền đô hộ và pháp luật của các chính quyền đó đồng thời trong những thời đoạn nhất định lại có sự đan xen tồn tại của những chính quyền tự chủ và pháp luật của chính quyền tự chủ, thành quả của các phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân ta.

I BO MAY CHÍNH QUYEN ĐÔ HỘ CUA PHONG KIEN TRUNG QUOC Ở NƯỚC TA

1 Tổ chức bộ máy chính quyền đô hộ

Căn cứ vào không gian trực trị, có thé chia quá trình diễn biến của tổ chức bộ máy chính quyên đô hộ thời Bắc thuộc làm hai giai

Trang 30

- Giai đoạn từ năm 179 tr.CN - 40: Chính quyền đô hộ mới chỉ tô chức được bộ máy trực tri tới cấp quận.

- Giai đoạn từ năm 43 trở đi: Chính quyền đô hộ tổ chức bộ máy trực trị tới cap huyện.

a Tổ chức bộ máy chính quyên đô hộ giai đoạn 179 tr.CN-40 Triệu Đà là người Hán, von là một viên huyện lệnh của nhà Tan Nam 206 tr.CN, nhà Tan bi nhà Hán thay thé Nhân cơ hội đó, Triệu Đà thành lập nước Nam Việt, gồm ba quận cực Nam của nha Tần

trước đó, tự xưng là Nam Việt Vũ Vương, đóng đô ở Phiên Ngung(thuộc Quảng Châu), tuyệt đại bộ phận cư dân của nước này thuộc

tộc người Việt Cách tô chức bộ máy nhà nước của Nam Việt phỏng theo mô hình của nhà Tần trước đó và nhà Hán đương thời Nam Việt chia nước thành các quận, huyện đứng đầu là thái thú, huyện lệnh Sau khi chính phục nước Au Lạc, lật đồ triều đình An Dương Vương, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào nước Nam Việt Lãnh thổ Âu Lạc cũ bị chia làm hai quận là Giao Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu

Chân (Thanh-Nghệ-Tĩnh) Trông coi hai quận không phải là các thái

thú mà là hai viên quan điển sứ đại diện triều đình Phiên Ngung, là sứ giả của Vua Triệu Giúp việc quan điển sứ có một số quan chức người Hán và người Việt cùng một số lực lượng quân đội đồn trú ở hai quận như chức "tả tướng" là chức quan võ giúp quan điển sứ kiềm chế các lạc tướng người Việt và dân Âu Lạc Dưới cấp quận chưa có tổ chức hành chính mới nào Chế độ lạc tướng và tô chức chính quyền ở các công xã nông thôn cô truyền vẫn mặc nhiên tồn tại Nói cách khác, tổ chức hành chính - vùng (bộ, công xã) của người Việt vẫn còn tồn tại Các lạc tướng vẫn cai trị dân ở địa phương mình như cũ, họ chỉ nộp cống cho triều đình Phiên Ngung thông qua hai viên sứ gia của vua Triệu.” Hai quan điển sứ của nhà

(1) Thủ đoạn cai trị đó, cùng với những hành động chống Tần, Hán của Triệu Đàđã làm nhiều nhà viết sử thời phong kiến của ta ngộ nhận coi nhà Triệu như mộttriều đại chính thống của nước ta và viết thành "Ki nhà Triệu" trong chính sử Mãiđến thé ki XVIII, nhận thức sai lầm đó mới bị nhà sử học Ngô Thi Sĩ phê phán và

cải chính trong sách "Việt sử tiêu an".

Trang 31

Triệu đã tiến hành lập số hộ khâu cư dân của hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, tổng số kê khai được 40 vạn dân Như vậy, cơ sở xã hội của Âu Lạc cũ chưa bị động chạm nhiều và sử sách cũ cũng không thấy ghi chép một biến động chính trị lớn nào ở Giao Chỉ và Cửu Chân trong hơn 60 năm thống trị của nhà Triệu.

Năm 111 tr.CN, nha Hán (từ 206 tr.CN - 85), chiếm được nước Nam Việt, trong đó có Âu Lạc cũ Nhà Tây Hán (giai đoạn đầu của

nhà Hán) cũng chia nước thành quận, huyện theo mô hình đơn vị

hành chính nước Tần trước đây, trong đó có cả vùng đất mới chiếm được gồm 9 quận là: Đạm Nhĩ, Chu Nhai (đảo Hải Nam), Nam Hải, Hợp Phó (Quảng Đông), Uất Lâm, Thương Ngô (Quang Tây), Giao Chỉ (Bắc Bộ), Cửu Chân (Thanh Nghệ Tĩnh), Nhật Nam (từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân), trong đó Giao Chỉ và Cửu Chân là hai quận cũ có từ thời nhà Triệu và là địa bàn sinh song của dân Âu Lạc, còn Nhật Nam là quận mới được thành lập trên phần đất mới chiếm

được của người Chăm Pa Sau đó, ở nước Hán hình thành thêm một

cấp hành chính trên cấp quận gọi là Châu và từ năm 106 tr.CN trở đi, miễn đất thuộc Nam Việt cũ được đặt thành châu Giao Chỉ, trụ sở đặt ở quận Giao Chỉ là quận lớn nhất và quan trọng nhất Đứng đầu cấp Châu là chức Thứ Sử, đứng đầu mỗi quận là một viên thái thú chủ yếu quản lí về hành chính, dân sự, giúp việc cho thái thú có Đô Uý chỉ huy quân sự Dưới cấp quận là cấp huyện (từ cấp bộ đồi thành)." Các lạc tướng vẫn nắm quyền cai trị, cha truyền con nối nhưng được đôi gọi là huyện lệnh Như vậy, so với nhà Triệu, nhà Hán đã tiễn thêm một bước trong việc tổ chức bộ máy đô hộ: Bộ máy chính quyên đô hộ đã cai trị trực tiếp ở châu, quận và thứ sử, thái thú là các quan cai trị chứ không chỉ là sứ giả như trước đây Tuy nhiên, từ cấp huyện trở xuống về cơ bản chưa có gì thay đổi Những năm đầu công nguyên, triều đình phong kiến phương Bắc rối loạn Vương Mãng cướp ngôi nhà Tây Hán lập ra nhà Tan (8 - 23) Trong 15 năm đó, quan lại nhà Tây Hán ở Châu Giao Chỉ hầu như trở thành một chính quyền cát cứ và bộ máy cai trị không có gì thay đồi.

(1) Giao Chỉ có 10 huyện, Cửu Chân có 7 huyện, Nhật Nam có 5 huyện.

Trang 32

Từ năm 23, nhà Hán được khôi phục (sử sách thường gọi là Đông

Hán) Quan lại người Hán ở Châu Giao phải quy phục triều đình Đông Hán Tổ chức bộ máy đô hộ tiếp tục được củng cố Trước đây, cứ đến tháng tám, thứ sử đi tuần hành các quận và cuối năm về kinh

đô tau trình Sang thời Đông Hán, thứ sử phải luôn ở Châu Giao va

được cử người thay mặt mình về triều đình báo cáo Giúp việc thứ sử có các tao tong sự gồm 7 người như: Công tao tong sự chuyên về viéc tuyén bé quan lai va cac viéc dan su; binh tao tong su phu trach về quân sự: bạc tao tong sự về tài chính, biệt gid tong sự theo giúp việc khi thứ sử đi tuần thú các quận; các tào tòng sự khác đôn đốc công việc giấy tờ, số sách của các quận.

Ở cấp quận, ngoài thái thú, nhà Đông Hán đặt thêm chức quận thừa để giúp việc và thay thế khi thái thú vắng mặt Ngoài ra, tuỳ từng quận còn có một số chức quan chuyên việc thu thuế như diém quan thu thuế muối, công quan thu thuế sản phẩm thủ công, thủy quan thu thuế hải sản, thiết quan coi việc đúc chế đồ sắt

Ở cấp huyện, chức huyện lệnh vẫn do các lạc tướng nắm giữ, giúp

việc có một viên thừa (quan văn) và hai viên uý (quan võ) Trong bộ

máy cấp huyện cũng có các tào chuyên trách từng loại công việc Như vậy thời Đông Hán, tới năm 40 bộ máy cai trị từ cấp huyện trở xuống vẫn do các quý tộc người Việt đảm đương.

b Tổ chức chính quyên đô hộ từ năm 43 trở di

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một trong những sự kiện lịch

sử quan trọng, phản ánh tinh thần quật khởi của dân tộc ta muốn vươn lên giành độc lập dân tộc, xoá bỏ ach đô hộ của Bắc thuộc Chính quyền nhà Đông Hán đã đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa đó.

Sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mã Viện - viên

tướng của chính quyền đô hộ của nhà Đông Han, đã tiến hành vạch

định lại địa giới hành chính, chia quận Giao Chỉ thành 12 huyện,

Cửu Chân còn 5 huyện và Nhật Nam vẫn giữ nguyên 5 huyện đồng thời cho xây đắp thành luỹ tăng số quân đồn trú ở các huyện Chế độ lạc tướng thế tập giữ chức huyện lệnh bị bãi bỏ, thay vào đó là

Trang 33

các viên quan huyện lệnh người Hán do triều đình Đông Hán trực tiếp bổ nhiệm.

Như vậy, từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ muốn phá tan cơ sở vật chất-xã hội của tầng lớp quý tộc Lạc Việt và thi hành chế độ trực trị tới cấp huyện nhưng vẫn không cai trị trực tiếp được các làng xã.

Từ thế kỉ II, triều Đông Hán ngày càng suy yếu, các thế lực phong kiến nỗi dậy cát cứ Từ thé ki II, nước Hán bị chia nhỏ thành ba nước Ngụy, Thục, Ngô (220 - 280) rồi Ngụy, Tan (265 - 316); Nam-Bắc triều (317 - 589) Trong tình hình đó, cuối thé ki II đến đầu thé ki II, miền đất nước ta năm dưới quyền thống trị kiểu cát cứ của cha con, anh em thái thú Sĩ Nhiếp Nhưng sau đó, Sĩ Nhiếp phải thần phục triều Ngô Sĩ Nhiếp chết, con là Si Huy chống Ngô Quan lại Hán ở Cửu Chân cũng không phục nhà Ngô Triều Ngô sai thứ sử Giao Chau là La Dai đem quân tiêu diệt thế lực cát cứ của họ Sĩ ở

quận Giao Chỉ và sau đó bình định Cửu Chân Năm 220, Ngô Chúa

Tôn Quyền phong cho Lã Đại là An Nam tướng quân Danh từ "An Nam" bắt đầu xuất hiện từ đó Thấy đất Giao Châu rộng, Tôn Quyền cho tách làm hai châu là Quảng Châu (gồm bốn quận Nam Hải, Hợp Phố, Thương Ngô, Uất Lâm), Giao Châu (gồm ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam) Sau đó lại tái lập Giao Châu gồm 7 quận như

trước Năm 264, Tôn Hạo lại chia Giao Châu làm hai: Quảng Châu

(gồm ba quận: Thương Ngô, Uất Lâm, Nam Hải và thủ phủ ở Phiên Ngung), còn các quận khác (Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật

Nam) thuộc Giao Châu và thủ phủ ở Long Biên.

Sau đó, đất Giao Chỉ thuộc về nhà Ngụy (263 - 265) rồi thuộc nhà Tấn và từ năm 271 lại thuộc nhà Ngô Năm 280, nhà Tấn diệt nước Ngô, thống nhất Trung Hoa và nắm quyên cai trị nước ta Theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Giao Châu được

chia làm bay quận: Giao Chỉ, Cửu Châu, Nhật Nam, Cửu Duc, Tân

Xương, Vũ Bình, Hợp Phố trong đó sáu quận là thuộc lãnh thé nước

ta ngày nay.

Trang 34

Từ năm 420, đất đai Trung Quốc lại bị chia cắt thành nhiều nhà nước cát cứ mà sử sách gọi là Nam-Bắc triều Trong đó tiếp giáp với nước ta là Nam Triều (vùng nam Trường Giang) do bốn triều đại thay nhau thống trị: Tống, Té, Lương, Tran.

Thời nhà Tống, theo Tống thư, Giao Châu gồm sáu quận: Giao Chỉ, Vũ Bình, Cửu Chân, Cửu Đức, Nhật Nam, Tống Bình Thời nhà Tê, Giao Châu gồm chín quận: Giao Chỉ, Vũ Bình, Cửu Chân, Tân Xương, Cửu Đức, Nhật Nam, Tống Bình, Tống Thọ và Nghĩa Xương Trong đó hai quận Tống Thọ và Nghĩa Xương không thuộc lãnh thổ nước ta ngày nay.

Thời nhà Lương, nhà Lương tiến hành cải tô đơn vị hành chính ở Giao Châu cũ, lập nhiều châu nhỏ trực thuộc triều đình nhà Lương nhằm kiểm soát chặt chẽ dân Âu Lạc Có sáu châu thuộc lãnh thé nước ta ngày nay: Giao Châu (gồm phần lớn Bắc Bộ), Hoàng Châu (Quảng Ninh), Ái Châu (Thanh Hoá), Đức Châu, Lôi Châu, Minh Châu (Nghệ Tĩnh) Dưới cấp châu vẫn là các cấp quận, huyện

Năm 589, nha Tuy diệt nhà Tran và thong nhất Trung Quốc Đến

năm 602, nha Tuy mang quân xâm lược nước Vạn Xuân của Ly Nam

Dé, đất nước ta lại rơi vào ach thống trị của phong kiến phương Bắc sau gần 60 năm độc lập Ở nước ta, nhà Tùy bãi bỏ cấp châu và lập ra sáu quận trực thuộc triều đình phong kiến Trung Quốc Đó là các quận: Giao Chỉ (Bắc Bộ) có 9 huyện, Cửu Chân (Thanh Hoá) có 7 huyện, Nhật Nam (Nghệ Tĩnh) có 8 huyện, Ty Ảnh (có sách viết là Bắc Ảnh) có 4 huyện, Hải Âm có 4 huyện, Lâm Ấp có 4 huyện Ba quận sau là một miền đất của vương quốc Chăm Pa mà nhà Tùy mới chiếm được vào năm 604, ngày nay là Bình Trị Thiên Đến những năm rối loạn và suy yêu của nha Tuy, các thái thú ở miền đất nước ta trở thành chính quyền cát cứ tách khỏi triều đình Trường An.

Sau khi nhà Đường thay thế nhà Tùy ở phương Bắc, năm 618, quan lại Hán ở nước ta lại phải thần phục triều đình Trường An Nhà Đường là triều đại cường thịnh nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa và chiếm được nhiều đất đai của các nước khác Đối với các

Trang 35

vùng đất mới chiếm được ngoài chính quốc, nhà Đường đã lập ra các đô hộ phủ Ở miền đất nước ta, năm 622, nhà Đường lập Giao Châu đô hộ phủ, tới năm 679 đổi thành An Nam đô hộ phủ Chức quan đứng đầu đô hộ phủ tuỳ theo từng giai đoạn được gọi bằng những chức danh: Kinh lược sứ, tổng quản kinh lược sứ và từ năm 758 trở đi được gọi là tiết độ sứ Tiết độ sứ là quan chức trực thuộc triều đình

Trường An, thay mặt vua ở địa phương, vừa cai trị hành chính vừa

chỉ huy quân sự Trụ sở của An Nam đô hộ phủ đặt ở Tống Bình (Hà Nội ngày nay) Nhà Đường bãi bỏ cấp quận thời thuộc Tùy và khôi phục hệ thống các châu như thời Lương nhưng cấp châu không trực thuộc triều đình bên chính quốc mà trực thuộc đô hộ phủ Đứng đầu mỗi châu vẫn là chức quan thứ sử, ngoài ra còn có chức trưởng lại chỉ huy quân đội Dưới cấp châu là cấp huyện, đứng đầu vẫn là huyện lệnh Đất An Nam gồm 12 châu, 59 huyện Dưới huyện là hương, dưới cấp hương là cấp xã Theo An Nam chí nguyên của Cao Hùng Trưng, hương có hai loại: Tiểu hương có từ 70 - 150 hộ, đại hương có trên 150 - 540 hộ Xã cũng có hai loại: Tiểu xã có từ 10 - 30 hộ, đại xã có từ trên 30 - 60 hộ Thật ra, việc lập ra các cấp hương, xã cũng chỉ là sự quy định trên giấy tờ, còn các làng xã hầu như vẫn do người Việt tự quản lí Các vùng miền núi xa xôi vẫn do

các tù trưởng làm chủ Vì vậy, nhà Đường phải đặt ra các "châu ky

my" (ràng buộc lỏng lẻo) do các tù trưởng người miền núi cai quản An Nam đô hộ phủ quản 41 châu ky my, chủ yếu gồm vùng Việt Bắc ngày nay (vùng các tộc người Tày, Nùng) Năm 791, nhà Đường lập ra Phong Châu đô đốc phủ (vùng Sơn Tây - Hưng Hoá cũ) kiêm quản các châu ky my vùng thượng lưu sông Hong (vùng các tộc người thuộc ngữ hệ Thái, Tày và Tạng, Miền); Hoan Châu đô đốc phủ (Nghệ Tĩnh) kiêm quản các châu ky my miền Bắc

Trường Sơn giáp Lào.

Chính quyền đô hộ nhà Đường còn tăng cường lực lượng quân sự, ra sức xây đắp thành luỹ ở phủ thành Tống Bình và các châu khác nhằm chống phá các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta và của các

Trang 36

cuộc đánh phá của các nước láng giéng Riêng thành Tống Bình có tới 4200 quân đồn trú.

Như vậy, từ thời Đường đã lập ra đô hộ phủ Đô hộ phủ là cấp hành chính đặc biệt và là cơ quan cai trị bằng bạo lực quân sự ở các thuộc quốc của đế quốc Đường, tức khu vực "ngoại địa" Việc lập An Nam đô hộ phủ đánh dau sự thất bại sau hơn 700 năm thống tri của chính quyền đô hộ trong âm mưu đồng hoá nhân dân ta Trên thực tế, cho tới nhà Đường, chính quyền đô hộ chưa áp đặt được chế độ trực

tri tới các lang xã của người Việt.

Nhà Đường dần dần suy yếu, Trung Quốc lại bước vào thời kì nội chiến, chia cắt Ở miền Bắc Trung Quốc, năm triều đại kế tiếp nhau, còn ở miền nam bị chia làm 10 nước Sử sách gọi đó là thời kì "ngũ đại thập quốc" (907 - 960) Ở vùng đất An Nam, chính quyền đô hộ mang tính cát cứ nhưng các đơn vị hành chính và mô hình tổ chức chính quyền về co bản không thay đổi cho đến hết thời Bắc thuộc.

Mô hình đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy của chính quyền đô hộ nước ta diễn biến theo sơ đồ sau:

Triều đình phong kiến Trung Quốc

Nhà Triệu Từ nhà Hán Nhà Tuỳ Nhà Đường

đên Lương

Quận Châu Quận Đô hộ phủ(Quan sứ) (Thứ sử) (Thái thú) (Tiet độ sứ)

Trang 37

2 Luật lệ của chính quyền đô hộ ở Âu Lạc

Ngày nay hầu như không còn tư liệu lịch sử đề cập một cách trực tiếp và cụ thê về luật lệ của chính quyền đô hộ thời Bắc thuộc nên chúng ta chỉ có thể phác hoạ một cách chung chung và sơ sài về tình

hình luật lệ thời kì này.

a Nguôn luật

Theo các thư tịch cổ Trung Quốc và Việt sử lược, Đại việt sử kí toàn thư, có thê thấy trong thời Bắc thuộc có hai nguồn luật.

Một là những luật tục của người Việt đã có từ thời đại Hùng

Vương, được chính quyền đô hộ mặc nhiên thừa nhận Theo Hậu Hán Thư, Mã Viện tâu về vua Hán răng "Luật Việt và Luật Hán khác nhau tới hơn mười việc, (nay) xin làm sáng tỏ cựu chế đối với người Việt": "cựu chế" là việc người Hán, từ thời Vũ Dé, vẫn phải dung tục cũ của người Việt ma cai tri Trước đó, theo Tiền Hán Thư, trong thư của Hoài Nam Vương Lưu An gửi lên Hán Vũ Dé cũng viết rằng, không thể dùng luật của người Hán để cai trị người Việt được vì "Từ đời tam đại thịnh tri, người Hồ, người Việt không chiu theo chính sóc

(lịch) của Trung Quốc" Trong các thư tịch cô, từ Triệu, Hán đến

Tuỳ, Đường, chính quyền đô hộ đều phải "lẫy tục cũ của họ (người

Việt) mà cai tri".

Luật tục của người Việt được ton tại trong thời Bắc thuộc chỉ có thể chủ yếu là lệ làng Luật tục đó được chính quyền đô hộ phải mặc

nhiên thừa nhận nên không chỉ là luật riêng của người Việt mà còn

trở thành một nguồn luật, một bộ phận trong luật pháp của chính quyền đô hộ Trong thời kì này, luật tục của người Việt có không gian rộng lớn là các làng xã, có đối tượng điều chỉnh là đại đa số cư dân người Việt và chủ yếu ở các lĩnh vực hôn nhân gia đình, dân sự, quan hệ ruộng đất trong nội bộ làng xã

Hai là một số luật pháp của phong kiến Trung Hoa đã được mang sang áp dụng ở Âu Lạc Tuy nhiên, trong thời kì này luật pháp của phong kiến Trung Quốc nếu đã được áp dụng ở Âu Lạc thì chủ yếu điều chỉnh quan hệ hành chính giữa quận bộ (thời Triệu) và quận

Trang 38

-huyện (Tây Hán) và cũng chỉ có hiệu lực ở mức độ hạn chế, "ước

thúc” các lạc tướng mà thôi Từ năm 23 trở di, thái thú Tô Định ởGiao Chi và thái thú Nhâm Diên ở Cửu Chan đã tăng cường thi hànhluật Hán Sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Mã

Viện và các thứ sử, thái thú của chính quyền đô hộ sau này ngày càng đây mạnh việc áp dụng luật pháp Trung Hoa Nhưng những luật nào của phong kiến Trung Hoa đã được áp dụng ở Âu Lạc thì không thay nói tới trong các thu tịch cô Có thể luật Hán ở Âu Lạc có may

loai sau day:

- Những luật lệnh của Hoang Dé Trung Quốc bổ nhiệm các chức quan cai trị ở Âu Lạc, quy định việc cống nạp thuế khoá của Au Lac

- Một số trong các bộ luật của Trung Quốc có thé được áp dung ở Âu Lạc: Bộ Hán luật triều Hán, Bắc Té luật của nhà Tẻ, bộ Khai

hoàng và bộ luật Đại nghiệp của nhà Tuy, bộ Đường luật so nghị củanhà Đường

- Những luật lệ của thứ sử, tiết độ sứ, thái thú cai trị ở Âu Lạc Trong thời Bắc thuộc, chính quyền đô hộ trên thực tế chỉ khống chế trực tiếp được các vùng quanh thành trần, nhiệm sở, đồn binh và

những nơi có dân Trung Hoa cư trú vì vậy luật pháp cũng chỉ có hiệu

lực ở những vùng đó Luật pháp Trung Quốc chỉ tác động đến người Hán ở Âu Lạc và những quý tộc người Việt và thường chỉ trong những lĩnh vực hành chính, hình sự, tài chính (thuế khoá).

Như vậy, có thể coi sự tồn tại song song của luật tục của người Việt và một số luật pháp phong kiến Trung Quốc ở Âu Lạc là đặc thù của tình hình pháp luật thời Bắc thuộc.

b Một số nội dung của pháp luật - Về luật hình

Theo thư tịch cỗ, những lãnh tụ nghĩa quân đều bị chính quyền đô hộ khép tội phản loạn, phản nghịch Hình phạt phổ biến của tội

này là tử hình hoặc lưu Trong cuộc đàn áp khởi nghĩa Hai Bà Trưng,

ngoài số thủ lĩnh bị giết, hơn 300 quý tộc Lạc Việt bị đày sang Linh

Trang 39

Lăng (Hồ Nam Trung Quốc ngày nay) Trước đó, để trấn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân Âu Lạc, Triệu Da áp dụng những hình phạt như cắt mũi, thích chữ vào mặt Hoặc như khi cuộc khởi nghĩa của Dương Thanh thất bại, Dương Thanh cùng con là Chí Trinh bị giết,

gia sản bị tịch thu.

Đối với những tội phạm về chức vụ, luật Hán ở Giao Châu quy định 6 điều lệnh:

+ Điều thứ nhất: Những đại tộc, cường hào thì ruộng nhà quá pháp chế, lay mạnh hiếp yếu, lay đông hiếp ít.

+ Quan vào bậc 2000 thạch không vâng theo chiếu thư của nhà vua, không tuân theo điển chế, bỏ công theo tư, nhân chiếu thư mà thủ lợi, hà hiếp trăm họ, vơ vét gian tham.

+ Quan vào bậc 2000 thạch không dé ý xét các nghị án, hung dit giết người, giận thì mặc sức giết, vui thì tha hồ hưởng, phiền nhiễu hà khắc, bóc lột dân đen, trăm họ đều ghét, phao đặt những điềm gở

như núi lở, đá tan.

+ Quan vào bậc 2000 thạch mà tuyên bố không công bình, a dua người yêu, che lấp người hiền, yêu dùng kẻ đở.

+ Con em các quan vào bậc 2000 thạch mà cậy thần cậy thế, xin

Xỏ công việc.

+ Quan vào bậc 2000 thạch mà làm trái lẽ công, bè đảng với kẻ

dưới, a phụ cường hào, thông hành hồi lộ, tổn phạm chính lệnh Những quy định đó nhằm hạn chế quan lại người Hán ở Au Lạc làm thiệt hại công quỹ cống nạp và có thê làm cho dân nổi loạn chống đối.

Một số tội danh như tham những, tham ô, nhận hối lộ cũng thường thấy nhắc đến qua một số thư tịch cô Thời Đông Hán thái thú Giao chỉ là Trương Khôi phạm tội ăn hối lộ hàng trăm lạng vàng; thời thuộc Đường, Lý Thọ phạm tội tham nhũng, Lý tượng Cổ phạm

tội tham ô

Nhà nước phong kiến Trung Hoa thi hành chính sách độc quyền các sản vật quý ở "thuộc quốc", cắm tư nhân mua bán, tàng trữ Theo

Trang 40

Tiền Hán thư, Thái thú Cửu Chân là Ích Xương phải chịu tội vì "mua

sừng tê và nô tì, tang vật có hàng trăm vạn trở lên" Trong nhóm tội

về kinh tế, những hành vi buôn bán muối, sắt hoặc làm muối trái phép đều bị coi là tội phạm vì đã xâm hại độc quyền về muối, sắt của chính quyền đô hộ.

- Luật lệ về dân sự và tài chính

Trong thời Bắc thuộc, chế độ sở hữu ruộng đất có 2 hình thức sở hữu: Sở hữu tối cao của Hoang dé Trung Quốc (sở hữu nhà nước) và

sở hữu tư nhân.

Quyền sở hữu tối cao của Hoàng Dé Trung Quốc đối với ruộng đất các làng xã và đồn điền do chính quyền đô hộ lập ra Chính quyền đô hộ là người thay mặt Hoàng dé thực hiện quyền sở hữu đó.

về ruộng đất ở các làng xã, thời Thuộc Hán, thuế ruộng là "tùy theo đất đó có sản xuất vật gì thì tạm thời thu thuế vật đó, không có phép tắc, luật lệ cố định" (Tùy thư) Đến thời thuộc Đường, thuế ruộng đất được thu theo chế độ Tô Dung Điệu Sau đó Tô dung -điệu nhất loạt được chuyển thành thuế, được thu hai vu (thu hai lần/năm) nên gọi là lưỡng thuế Ở phương Nam, nhà Đường dựa vào tài sản dé chia các hộ làm 3 loại dé thu thuế: thượng hộ nộp 1 thạch 2 đấu, thứ hộ nộp 8 đấu, hạ hộ nộp 6 đấu, còn các hộ thuộc các sắc tộc Ít người thì nộp một nửa số thuế của hộ cùng loại Tập thể làng xã nam quyên sở hữu thực tế ruộng đất làng xã Như vậy đối với ruộng đất ở làng xã, luật Hán điều chỉnh về thuế khoá còn luật tục làng xã điều chỉnh việc phân phối ruộng đất cho các gia đình cày cấy.

Ruộng đất ở các đồn điền thường được gọi là ruộng quốc khé do chính quyền đô hộ trực tiếp quản lí Hoa lợi của đồn điền phan lớn thuộc chính quyền đô hộ, một phần nhỏ các nông nô cày cấy ở đồn điền được hưởng dụng.

Ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân còn ít Các chủ sở hữu chỉ có thê là các quan lại và địa chủ người Hán, một SỐ quý tộc Việt Cho đến nay chưa thấy một tư liệu lịch sử nào cho biết có sự mua bán, thừa kế, chuyển nhượng ruộng đất tư.

Ngày đăng: 07/04/2024, 14:40

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan