Nguyên tắc tiễn hành phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự Đề giải quyết đúng được các vụ án dân sự, việc tiến hành phiên toà sơ thâm phải được thực hiện một cách chu đáo, nghiêm túc,phải tuân
Trang 1động tô tụng sẽ được khôi phục khi nguyên nhân của việc tạm đình
Trong quá trình toà án đang tiến hành giải quyết vụ án thì cóthé xảy ra việc đương sự là cá nhân chết làm gián đoạn việc giải
quyết vụ án Theo quy định tại khoản 1 Điều 74, khi đương sự là
cá nhân chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì
người thừa kế tham gia tố tụng Trường hợp chưa xác định đượcngười thừa kế hoặc người thừa kế vì một lí do nào đó chưa thétham gia tố tụng thì phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.Trường hợp đương sự là cơ quan, t6 chức đang tham gia tố
tụng phải chấm dứt hoạt động, bị giải thé, hop nhat, sap nhap,
chia, tach, chuyén đôi hình thức tổ chức ma chưa xác định đượcngười thừa kế quyền, nghĩa vụ tố tung thì cũng phải tạm đình chỉgiải quyết vụ án dân sự Theo khoản 2 Điều 74 BLTTDS năm
2015 thì việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự được xác
định như sau:
+ Trường hợp tổ chức phải cham dứt hoạt động, bị giải thé là
công ty cổ phân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
thì cá nhân, tổ chức là thành viên của tổ chức đó hoặc đại diện của
họ tham gia tố tụng.
+ Trường hợp cơ quan, tổ chức phải chấm dứt hoạt động bịgiải thể là cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chứcchính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghềnghiệp, tô chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh nghiệpnhà nước thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức cấp trên của
Trang 2cơ quan, tô chức đó hoặc đại diện hợp pháp của cơ quan, tô chứcđược giao tiếp nhận các quyền, nghĩa vụ của co quan, tô chức đótham gia tố tụng.
+ Trường hợp tổ chức hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyênđổi hình thức tổ chức thì cá nhân, tổ chức nao tiếp nhận quyền,nghĩa vụ của tô chức đó tham gia tô tụng
Còn nếu đương sự là tổ chức nhưng không phải là pháp nhân
mà người đại diện hoặc người quản lí đang tham gia tố tụng chếtthì tổ chức đó phải cử người khác làm đại diện để tham gia tốtụng; nếu tô chức đó phải chấm dứt hoạt động, bị giải thé thì cánhân là thành viên của tổ chức đó tham gia tô tụng (khoản 5 Điều
giải quyết vụ án dân sự khi chưa xác định được người đại diện của
người bị mat năng lực hành vi dân sự
- Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có ngườithay thế
- Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sựviệc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải
quyết trước mới giải quyết được vụ án Lí do phải tạm ngừng các
hoạt động tố tụng khi có căn cứ này là vì kết quả giải quyết của vụ
án trước hoặc kết quả do cơ quan quản lí nhà nước giải quyết Ởgiai đoạn tiền tố tụng có mối liên hệ trực tiếp tới nội dung của vụ
án được thụ lí sau này.
- Cần đợi kết quả thực hiện uỷ thác tư pháp hoặc đợi cơ quan,
tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ mới giải quyết được vụ án màthời hạn giải quyết vụ án đã hết
Trang 3- Cần đợi kết quả xửlí văn bản quy phạm pháp luật có liênquan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật
và các văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban thường vụ Quốchội hoặc của cơ quan nhà nước cấp trên mà toà án đã có văn bảnkiến nghị sửa đôi, bố sung hoặc bãi bỏ
- Theo quy định tại Điều 41 Luật phá sản
- Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
Theo quy định tại Điều 219 BLTTDS năm 2015, khi phát hiện
có một trong các căn cứ nêu trên thì thâm phán được phân cônggiải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉgiải quyết vụ án dân sự đó Tại phiên toà, hội đồng xét xử có thâmquyên ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án Quyết định tamđình chỉ giải quyết vụ án dân sự phải được lập thành văn bản.Trong thời hạn 3 ngày làm việc ké từ ngày ra quyết định tạm đìnhchỉ, toà án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tô chức,
cá nhân khởi kiện và viện kiểm sát cùng cấp
Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án không phải là chấm dứtviệc giải quyết vụ án và đình chỉ tố tụng mà bản thân quá trình giảiquyết vụ án chỉ tạm thời bị gián đoạn trong một thời gian nhấtđịnh Vì vậy, sau khi có quyết định tạm đình chỉ hoạt động giảiquyết vụ án, toà án không xoá số thụ lí đối với vụ án này mà chỉ
ghi chú vào số thụ lí số, ngay, tháng, năm của quyết định tạm đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự đó Thâm phán được phân công giảiquyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm giải quyết vụ án và theo dõi,đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục lí do bị tạm
đình chỉ để sớm đưa vụ án ra giải quyết Quyết định tạm đình chỉ
chỉ có thể bị kháng cáo, kháng nghị phúc thâm
Thời hạn tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, pháp luật khôngquy định cụ thé Tuy nhiên, sau khi có quyết định tạm đình chỉ giảiquyết vụ án, nếu thấy lí do hay căn cứ tạm đình chỉ không còn thìtoà án lại tiếp tục giải quyết vụ án
Trang 4Trong thời hạn 3 ngày làm việc ké từ ngày lí do tạm đình chỉkhông còn thì toà án phải ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án vàgửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tô chức, cá nhân khởi
kiện, viện kiểm sát cùng cấp Quyết định tạm đình chỉ hết hiệu lực
ké từ khi ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án (Điều 216BLTTDS năm 2015).
b Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Trong quá trình chuẩn bị xét xử, nếu có căn cứ do pháp luậtquy định để ngừng việc giải quyết vụ án dân sự thì toà án sẽ quyếtđịnh ngừng giải quyết vụ án dân sự - Quyết định đình chỉ giảiquyết vụ án dân sự
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc toà án quyết định
ngừng việc giải quyết vụ an dân sự khi có những căn cứ do pháp luật quy định.
Đặc điểm của việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là sau khi
có quyết định đình chỉ giải quyét vụ án dân sự, các hoạt động tô tụng giải quyết vụ án dân sự được ngừng lại.
Theo quy định tại Điều 217 BLTTDS năm 2015, các căn cứđình chỉ giải quyết vụ án dân sự gồm có:
- Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền vànghĩa vụ của họ không được thừa kế;
- Cơ quan, tô chức bị giải thê hoặc bị tuyên bô phá sản mà không có cá nhân, cơ quan, tô chức nào kê thừa quyên, nghĩa vụ tô
tụng của cơ quan, tổ chức dé;“”
- Người khởi kiện rút đơn khởi kiện và được toà án chấp nhậnhoặc nguyên đơn đã được triệu tập đến lần thứ 2 mà vẫn vắng mặt,
trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị giải quyết vắng mặt hoặc
vì sự kiện bất khả kháng:
(1).Xem: Điều 90 Luật phá sản.
Trang 5- Đã có quyết định của toà án mở thủ tục phá sản đối với doanhnghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giảiquyết vụ án có liên quan đến nghĩa vu, tài sản của doanh nghiệp,hợp tác xã đó;
- Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chỉ phi dinh gia tai san
va chi phí tố tung khác nếu có bi đơn cóyêu cầu phản tố, người có
quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền
tạm ứng chỉ phí định giá tài sản và chỉ phí tố tụng khác thì toà ánđình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bidon, yêu cầu độclập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
- Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi toà án sơthâm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởikiện đã hết;
- Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm
2015 mà toà án đã thụ lí;
- Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
Theo quy định tại Điều 219 BLTTDS năm 2015, khi phát hiện
có một trong các căn cứ nêu trên thì thâm phán được phân cônggiải quyết vụ án dan sự có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ giảiquyết vụ án dân sự Quyết đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đượclập thành văn bản Trong thời han 3 ngày làm việc kế từ ngày raquyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, toà án phải gửi quyếtđịnh đó cho đương sự, cơ quan, tô chức, cá nhân khởi kiện và việnkiểm sát cùng cấp
Sau khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì mọihoạt động tố tụng giải quyết vụ án dân sự phải được ngừng lại.Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự xoá tên vụ
án dân sự trong số thụ lí, trả lại đơn khởi kiện cùng tài liệu, chứng
cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cau
Khi toà án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự,
Trang 6đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết lại
vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khácvới vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật cótranh chấp, trừ các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192BLTTDS năm 2015, các điểm c, e và g khoản 1 Điều 217BLTTDS năm 2015 và các trường hợp pháp luật có quy định khác.Đối với các trường hợp này, khi khởi kiện lại vụ án đã bị toà ánđình chỉ, người khởi kiện phải tuân thủ các quy định về khởi kiện
và phải nộp tiền tạm ứng án phí như mới khởi kiện lần đầu
IV PHIEN TOA SƠ THÂM VU ÁN DAN SỰ
1 Khái niệm và ý nghĩa của phiên toà sơ thắm vu án dân sự
a Khải niệm phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự
Sau khi hoà giải không thành hoặc đối với những vụ án dân sựpháp luật quy định không được hoà giải hoặc không tiến hành hoàgiải được, toà án phải tiến hành phiên xét xử vụ án dân sự Phiênxét xử này được gọi là phiên toà sơ thầm vụ án dân sự
Phiên toà sơ thám vu án dan sự là phiên xét xử vụ an dân sự lan đấu của toà an.
Tất cả các vụ án dân sự nếu đã phải đưa ra xét xử thì đều phảitrải qua việc xét xử tại phiên toà sơ thâm Phiên toà sơ thâm dân sựđược tiễn hành trong một thời điểm, thời gian nhất định Tại phiêntoà sơ thâm tập trung các hoạt động tố tụng của những người tiếnhành tô tụng và những người tham gia tố tụng như thâm phán, hộithâm, thư kí toà án, đương sự và người bảo vệ quyền lợi của đương
sự v.v Hội đồng xét xử thực hiện việc xét xử qua việc nghe cácbên đương sự trình bày, tranh luận; kiểm tra, xác minh các tai liệu,
chứng cứ của vụ án một cách toàn diện và khách quan; áp dụng
đúng pháp luật quyết định giải quyết vụ án Khác với việc hoà giải
vụ án toà án chỉ tập trung vào những vấn đề cơ bản, ở phiên toà sơthâm, toà án phải giải quyết tat cả các van dé của vụ án
Trang 7Theo Điều 15 BLTTDS năm 2015, việc xét xử của toà án đượctiễn hành kịp thời, công bằng vàcông khai Vì vậy, mọi hoạt động
tố tụng ở phiên toà của các cơ quan tiến hành tố tụng và nhữngngười tham gia tố tụng phải được công khai hoá, mọi người đều cóquyền tham dự phiên toà Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bímật nhà nước, giữ gìn thuần phong mĩ tục của dân tộc, giữ bí mậtnghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theoyêu cầu chính đáng của đương sự thì toà án xét xử kín nhưng phải
tuyên án công khai.
b Y nghĩa của phiên toà sơ thâm vụ án dân sự
Phiên toà sơ thẩm là phiên xử lần đầu nhưng có ý nghĩa rấtquan trọng đối với việc giải quyết vụ án dân sự Tại phiên toà
sơ thâm, toà án sẽ quyết định giải quyết các vấn đề của vụ án,xác định quyền và nghĩa vụ của các đương sự làm cơ sở choviệc thi hành án Sau khi toà án tiến hành phiên toà sơ thẩm,việc giải quyết vụ án dân sự kết thúc, trừ trường hợp có kháng
cáo, kháng nghị.
Phiên toà sơ thâm cũng là nơi toà án thực hiện việc giáo dục
pháp luật Thông qua hoạt động xét xử của toà án, những người
tham dự phiên toà biết rõ hơn các quy định của pháp luật đượctoà án áp dụng giải quyết vụ án, từ đó nâng cao được ý thứcpháp luật của họ.
Hoạt động xét xử của toà án ở tại phiên toà sơ thâm là dé thựchiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan xét xử, thực hiện đường lối,chính sách của Đảng và Nhà nước Nếu hoạt động này được tiễnhành tốt sẽ làm tăng thêm tác dụng của công tác giáo dục chính trị,
giáo dục pháp luật Ngược lại, nếu phiên toà sơ thâm tiến hành
không tốt, có nhiều sai sót thì kết quả của công tác giáo dục sẽ bịhạn chế, gây ảnh hưởng xấu, làm cho mọi người thiếu tin tưởng
vào hoạt động xét xử của toa án.
Trang 82 Những quy định chung về phiên toa sơ thâm vụ án dân sự
a Nguyên tắc tiễn hành phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự
Đề giải quyết đúng được các vụ án dân sự, việc tiến hành phiên
toà sơ thâm phải được thực hiện một cách chu đáo, nghiêm túc,phải tuân thủ đầy đủ những nguyên tắc của tố tụng dân sự đượcquy định tại các điều, từ Điều 3 đến Điều 25 BLTTDS năm 2015.Ngoài ra, vì sự có mặt của các bên đương sự trong vụ án là rất cầnthiết cho nên phiên toà sơ thẩm phải được tiễn hành đúng thờigian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xửhoặc trong giấy báo mở lại phiên toa trong trường hợp phải hoãnphiên toà (Điều 222 BLTTDS năm 2015) Từ đó, bảo đảm cho cácđương sự tham gia phiên toà thực hiện được đầy đủ các quyền vànghĩa vụ tô tụng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, tránhđược sự phiền hà và ton thất về thời gian, tiền bạc cho đương sự
do theo kiện.
Ngoài yêu cầu nêu trên, BLTTDS năm 2015 còn quy địnhphiên toà sơ thẩm dân sự phải được tiến hành theo phương thứcxét xử trực tiếp, bằng lời nói (Điều 225 BLTTDS năm 2015).Thực hiện việc xét xử trực tiếp và bang lời nói nhăm bảo đảm chotoà án thâm định và xác minh được đầy đủ, chính xác các tài liệu,
chứng cứ của vụ án và đánh giá chúng một cách toàn diện Theo
quy định này, toà án phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ
án bằng cách hỏi và nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn,người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diệnhợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
và những người tham gia tố tụng khác; xem xét, kiểm tra tài liệu,
chứng cứ đã thu thập được; nghe kiểm sát viên phát biểu ý kiến
của viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án, trong trường hợp cókiểm sát viên tham gia phiên toà; nghe các bên đương sự và đạidiện của họ tranh luận về chứng cứ cũng như về việc áp dụng phápluật Bản án chỉ được căn cứ vào kết quả tranh tụng, việc hỏi tạiphiên toà và các chứng cứ đã được xem xét, kiểm tra tại phiên toà
Trang 9Việc xét xử ở phiên toà phải được tiến hành liên tục, trừ thờigian nghỉ Các thành viên của hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từkhi bắt đầu cho đến khi kết thúc, trừ trường hợp không thể thamgia xét xử được phải thay đôi.
Trong trường hợp đặc biệt do BLTTDS năm 2015 quy địnhthì việc xét xử có thé tạm ngừng không quá | tháng Hết thời hạntạm ngừng nếu lí do để ngừng phiên toà không còn, việc xét xử
vụ án được tiếp tục (khoản 2 Điều 259 BLTTDS năm 2015) Nếu
lí do để ngừng phiên toà chưa được khắc phục thì hội đồng xétxửra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án Hội đồng xét xửphải thông báo cho người tham gia tố tụng vàviện kiểm sát cùngcấp về thời gian tiếp tục phiên toà Sở di BLTTDS năm 2015 quyđịnh việc xét xử băng lời nói và phải được tiến hành liên tục lànhằm bảo đảm cho hội đồng xét xử và những người tham gia tố
tụng dễ dàng nhớ được các tình tiết của vụ án và giải quyết được
dứt điểm từng vụ Toà án phải xét xử xong từng vụ án một rồimới được xét xử đến vụ án khác, không được làm thủ tục khai mạcphiên toà chung cho nhiều vụ án hoặc tuyên án cùng một lúc chonhiều vụ án
b Thanh phan hội dong xét xử sơ thẩm
Theo quy định tại Điều 63 BLTTDS năm 2015, thành phần hộiđồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một thẩm phán và hai hộithấm nhân dân Trong trường hợp đặc biệt thì hội đồng xét xu cóthê gồm hai thâm phán và ba hội tham.Trong quá trình xét xử, nếu
có một thành viên nào của hội đồng xét xử vì lí do đặc biệt, khôngthể tham gia xét xử vụ án được nữa thì theo quy định tại Điều 226BLTTDS năm 2015 việc thay thé thành viên đó như sau:
- Trong trường hợp có thấm phán, hội thâm nhân dân khôngthé tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có thẩm phán, hội thắmnhân dân dự khuyết thì những người này thay thế và được thamgia xét xử tiếp vụ án nếu họ có mặt tại phiên toà ngay từ đầu
Trang 10Trong trường hợp hội đồng xét xử có hai thâm phán màthấm phán chủ tọa phiên toà không tiếp tục tham gia xét xửđược thì thâm phán là thành viên hội đồng xét xử làm chủ tọaphiên toà và thâm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viênhội đồng xét xử.
- Trong trường hợp không có tham phán hoặc hội thâm nhândân dự khuyết dé thay thé thành viên hội đồng xét xử hoặc phảithay đôi chủ tọa mà không có thẩm phán dé thay thé thì vụ án phảiđược xét xử lại từ đầu
c Những người tham gia phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự
Đề vụ án được giải quyết nhanh chóng, chính xác và đồng thờibảo đảm cho việc bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự vàbảo đảm cho việc xét xử, trực tiếp, liên tục, bằng lời nói thì khi toà
án mở phiên toà để xét xử vụ án, tất cả những người tham gia tốtụng phải được triệu tập tham gia phiên toà Theo quy định tại cácđiều, từ Điều 227 đến Điều 232 BLTTDS năm 2015, những ngườitham gia tố tụng tại phiên toà gồm có: Nguyên đơn, bị đơn, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người đại diện của đương sự,người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm
chứng, người giám định và người phiên dịch Ngoài ra, theo quy
định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2015, viện kiểm sát phải
cử kiểm sát viên tham gia phiên toà đối với những vụ án toà ántiễn hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sảncông, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bênđương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vidân sự, người bị hạn chế nang lực hành vi dân sự, người có khókhăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp chưa có
điều luật để áp dụngquy định tại khoản 2 Điều 4 BLTTDS
Đương sự là thành phần quan trọng của vụ án dân sự, theo quyđịnh tại các điều 227, 228 BLTTDS năm 2015, toà án chỉ xét xửvăng mặt đương sự trong các trường hợp sau:
Trang 11- Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyên lợi nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ văng mặt tại phiên toà có đơn đê
nghị toà án xét xử văng mặt.
- Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyên lợi nghĩa vụ liên
quan văng mặt tại phiên toà có người đại diện tham gia phiên toà.
- Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan không có yêu cầu độc lập đã được toà án triệu tậphợp lệ lần thứ hai vắng mặt mà không có người đại diện tham giaphiên toà.
- Bidon có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người daidiện tham gia phiên toà thì bị coi như là từ bỏ yêu cầu phản tố vàtoà án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tó, trừtrường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt Bị đơn cóquyền khởi kiện lại với yêu cầu phản tó
- Người có quyén lợi nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lậpvắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên toà thì bi coi
là từ bỏ yêu cầu độc lập và toà án quyết định đình chỉ giải quyếtđối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp họ có đơn đềnghị xét xử vắng mặt Họ cũng có quyền khởi kiện lại với yêu cầu
độc lập này theo quy định.
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đãđược toà án triệu tập hợp lệ lần thứ hai vắng mặt
d Hoan phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự
- Những trường họp hoãn phiên toà vụ an dân sự
Vì tính chất quan trọng của sự tham gia tố tụng tại phiên toàcủa các chủ thể quan hệ pháp luật tô tụng, các điều 56,62, 84, 227,
229, 230, 231 và 241 BLTTDS năm 2015 quy định hội đồng xét
xử phải hoãn phiên toà trong các trường hợp sau:
+ Thay đổi thâm phán, hội thâm nhân dân, thư kí toà án theo
Trang 12quy định tại khoản 2 Điều 56 BLTTDS năm 2015 hoặc trongtrường hợp họ không thể tiếp tục thực hiện được nhiệm vụ màkhông có người thay thé ngay;
+ Vắng mặt kiêm sát viên trong trường hợp viện kiêm sát phảitham gia phiên toà hoặc trong trường hợp kiểm sát viên bị thay đôihoặc không thể tiếp tục tham gia phiên toà mà không có kiểm sátviên dự khuyết để thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 62BLTTDS năm 2015;
+ Trường hợp đương sự hoặc người đại diện của đương sự,người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự được toa ántriệu tập hợp lệ lần thứ nhất văng mặt, trừ trường hợp họ có đơn đềnghị xử văng mặt;
+ Trường hợp đương sự hoặc người đại diện của đương sự,
người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự được toà ántriệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng;+ Trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự đã nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xửtheo quy định tại khoản 2 Điều 220 của BLTTDS năm 2015, đãđược toà án tống đạt hợp lệ giấy triệu tập phiên toà theo quy địnhtại các điều từ Điều 170 đến Điều 180 BLTTDS năm 2015 vađương sự, người bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của đương sự
đã chuẩn bị tham gia phiên toà xét xử vụ án nhưng do sự kiện bấtkhả kháng xảy ra đối với họ vào trước thời điểm toà án mở phiêntoà hoặc ngay trong thời điểm họ đang trên đường đến toà án détham gia phiên toà (do thiên tai, địch hoạ, bị tai nạn, ốm nặng phải
đi bệnh viện cấp cứu, người thân bị chết, ) nên họ không thể cómặt tại phiên toà theo giấy triệu tập của toà án
+ Trường hợp thay đổi người giám định theo quy định tạikhoản 2 Điều 84 BLTTDS năm 2015 hoặc khi hội đồng xét xử
quyết định giám định bô sung, giám định lại theo quy định tại
khoản 4 Điều 257 BLTTDS năm 2015;
Trang 13+ Trường hợp người phiên dịch bị thay đổi mà không có ngườikhác thay thế, người phiên dịch vắng mặt, trừ trường hợp đương
sự vẫn yêu cầu tiễn hành xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 84BLTTDS năm 2015;
Đối với trường hợp người làm chứng, người giám định vắngmặt thì tuỳ từng trường hop cụ thé, hội đồng xét xử quyết địnhhoãn phiên toà hoặc vẫn tiễn hành xét xử theo quy định tại cácđiều 229, 230 BLTTDS năm 2015
- Phời hạn hoãn phiên toa
Theo quy định tại khoản 1 Điều 233 BLTTDS năm 2015 thìthời hạn hoãn phiên toà sơ thâm không quá Itháng, đối với phiêntoà rút gọn, thời hạn hoãn phiên toà không quá 15 ngày kể từ ngày
ra quyết định hoãn phiên toà
Trong trường hợp sau khi hoãn phiên toà mà toà án không thé
mở lại phiên toà đúng thời gian, địa điểm mở lại phiên toà ghitrong quyết định hoãn phiên toà thì toà án phải thông báo ngay choviện kiểm sát cùng cấp và những người tham gia tố tụng biết vềthời gian, địa điểm mở lại phiên toà
- Quyết định hoãn phiên toà vụ án dân sự
Việc hoãn phiên toà do hội đồng xét xử quyết định Thủ tụcquyết định hoãn phiên toà được thực hiện theo Điều 235 BLTTDSnăm 2015.
Quyết định hoãn phiên toà phải được lập thành văn bản Trongquyết định hoãn phiên toà phải nêu đầy đủ các nội dung theo quyđịnh khoản 2 Điều 233 BLTTDS năm 2015 Quyết định hoãnphiên toà phải được chủ tọa phiên toà thay mặt hội đồng xét xử kítên và thông báo công khai cho những người tham gia tô tụng biết;đối với người vắng mặt thì toà án gửi ngay cho họ quyết định đóđồng thời gửi cho viện kiểm sát cùng cấp
Trang 14d Tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
Tại phiên toà sơ thâm, nếu có căn cứ quy định tại Điều 214BLTTDS năm 2015, hội đồng xét xử ra quyết định tạm đình chỉ
giải quyết vụ án dân sự; nếu có căn cứ quy định tại Điều 219
BLTTDS năm 2015, hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ giảiquyết vụ án dân sự Ngoài ra, đối với trường hợp người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập đã được triệu tậphợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầuđộc lập của mình và toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ ánđối với yêu cầu độc lập của họ nếu nguyên đơn, bị đơn đồng ý.Thủ tục ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân
sự thực hiện theo quy định tại Điều 235 BLTTDS năm 2015
e Nội quy phiên toà
Nội quy phiên toà là các quy định về quy tắc xử sự của các chủthé ở tại phiên toà Những quy định cụ thé của nội quy phiên toàđược quy định tại Điều 234 BLTTDS năm 2015 Nội quy phiêntoà có hiệu lực bắt buộc mọi người phải tuân theo khi tham gia tố
tụng tại phiên toà hoặc tham dự phiên toà Trước khi khai mạc
phiên toà, theo Điều 237 BLTTDS năm 2015, thư kí toà án cónhiệm vu phổ biến nội quy phiên toà cho những người tham gia tốtụng và tham dự phiên toà biết để họ thực hiện
g Ban án sơ thâm
Ban án sơ thẩm dân sự là văn kiện được tuyên nhân danh Nhà
nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khi có hiệu lực pháp
luật phải được cơ quan, tô chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tôchức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành (Điều 106Hiến pháp năm 2013, Điều 12 LTCTAND năm 2014 và Điều 19BLTTDS năm 2015).
Bản án ket thúc toan bộ quá trình tô tụng xét xử, xác định những vân đê chủ yêu của vụ án cân phải giải quyêt Đôi với các
Trang 15vụ án dân sự, bản án phân tích chính xác những quyên, lợi ích hợppháp bị xâm phạm và toà án đưa ra phán quyết có tình, có lí Bản
án giúp cho mọi người nhận thức rõ đường lối và pháp luật đượcvận dụng vào thực tiễn Bản án là công cụ bảo vệ chế độ, bảo vệ
trật tự xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân Bản án
có tác dụng giáo dục đương sự, giáo dục quần chúng tin tưởng vàohoạt động xét xử, nâng cao ý thức pháp luật, góp phần củng có,xác lập nếp sống mới trong xã hội Vì vậy, bản án phải được hộiđồng xét xử thảo luận và thông qua tại phòng nghị án
Cơ cau bản án gồm có ba phan: Phần mở dau, phan nội dung
vụ án và nhận định, phần quyết định của toà án Trong từng phầncủa bản án, toà án phải ghi đầy đủ các nội dung theo quy định tạiĐiều 266 BLTTDS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành
h Biên bản phiên toà
Biên bản phiên toà phản ánh mọi diễn biến của phiên toà Do
đó, thư kí toà án phải có mặt thường xuyên, liên tục tại phòng xử
án để ghi biên bản Biên bản phiên toà là một trong những căn cứquan trọng dé viện kiểm sát, toà án có thâm quyền kiểm tra, kiểmsát lại việc xét xử của toà án nên phải được ghi vào những tờ giấyriêng lưu vào trong hồ sơ vụ án Biên bản phiên toà phải ghi đầy
đủ các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 236 BLTTDSnăm 2015.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 2 Điều 236 BLTTDS năm
2015, ngoài việc ghi biên bản phiên toà, hội đồng xét xử có théthực hiện việc ghi âm, ghi hình về diễn biến phiên toà
3 Thủ tục tiễn hành phiên toa sơ thẩm vụ án dân sự
a Chuẩn bị khai mạc phiên toa sơ thẩm vụ án dân sự
Việc thực hiện các công việc trong bước chuẩn bị khai mạcphiên toà là nhiệm vụ của thư kí toà án Đây là thủ tục bắt buộcđảm bảo cho phiên toà diễn ra có sự tham dự đầy đủ của những
Trang 16người tham gia tố tụng, kiểm tra lại xem có trường hợp nào phảihoãn phiên toà không đồng thời còn nhằm xác lập trật tự của phiên
toà trước khi khai mạc.
Theo quy định tại Điều 237 BLTTDS năm 2015, việc chuẩn bị
khai mạc phiên toà do thư kí toà án thực hiện Khi chuân bị khai
mạc phiên toà, thư kí tiễn hành các công việc sau:
- Ôn định trật tự trong phòng xử án;
- Kiểm tra, xác định sự có mặt, văng mặt của những ngườitham gia phiên toà theo giây triệu tập, giây báo của toà án; nêu cóngười văng mặt thì cần phải làm rõ lí do;
- Phé biến nội quy phiên toà;
- Yêu cầu mọi người trong phòng xử án đứng dậy khi hội đồng
xét xử vào phòng xử án.
b Thủ tục bắt dau phiên toà sơ thẩm vụ án dân sự
- Khai mạc phiên toa
Khai mạc phiên toà là thủ tục tố tụng bắt buộc phải thực hiệntrước khi hội đồng xét xử tiến hành xét xử Theo quy định tại Điều
239 BLTTDS năm 2015, việc khai mạc phiên toà được thực hiện
báo của toà án và lí do văng mặt;
+ Chủ tọa phiên toà kiêm tra lại sự có mặt của những người
tham gia phiên toà theo giây triệu tập, giây báo của toà án và kiêm
tra căn cước của đương sự;
+ Chủ tọa phiên toà phô biên quyên, nghĩa vụ của các đương
sự và của những người tham gia tô tụng khác;
Trang 17+ Chủ tọa phiên toà giới thiệu họ, tên những người tiến hành tốtụng, người giám định, người phiên dịch;
+ Chủ tọa phiên toà hỏi những người có quyền yêu cầu thay
đôi những người tiên hành tô tụng, người giám định, người phiên
dịch xem họ có yêu cầu thay đôi ai không
+ Yêu cầu người làm chứng cam kết khai báo đúng sự thật, nếukhai không đúng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên.
+ Yêu cầu người giám định, người phiên dịch cam kết cungcấp kết quả của giám định chính xác, phiên dịch đúng nội dungcần phiên dịch
- Giải quyết yêu cau thay đổi người tiễn hành to tụng, ngườigiám định và người phiên dịch
Theo quy định tại Điều 240 BLTTDS năm 2015, trong trườnghợp có người yêu cau thay đổi người tiễn hành t6 tụng, người giámđịnh, người phiên dịch thì hội đồng xét xử phải xem xét, nghe ýkiến của người bị thay đổi tại phiên toà trước khi quyết định chấpnhận hoặc không chấp nhận Trường hợp không chấp nhận thì hộiđồng xét xử phải nêu rõ lí do
Quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định,người phiên dịch phải được hội đồng xét xử thảo luận, thông quatheo đa số tại phòng nghị án và phải lập thành văn bản
Trong trường hợp phải thay đổi người tiến hành tố tụng, ngườigiám định, người phiên dịch mà không có người thay thế ngay thìhội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà
- Xem xét, quyết định hoãn phiên toà khi có người vắng mặtTheo quy định của Điều 241 BLTTDS năm 2015, khi có ngườitham gia tố tụng vắng mặt tại phiên toà mà thuộc trường hợp toà
án buộc phải hoãn phiên toà thì hội đồng xét xử xem xét, quyếtđịnh hoãn phiên toà.
Trang 18Nếu có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên toà mà
không thuộc trường hợp toà án buộc phải hoãn phiên toà (như
văng mặt người làm chứng, người giám định, người phiên dịch) thìchủ tọa phiên toà phải hỏi xem có ai đề nghị hoãn phiên toà haykhông; nếu có người đề nghị thì hội đồng xét xử xem xét, quyếtđịnh và có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận, trường hợpkhông chấp nhận thì phải nêu rõ lí do
Quyết định hoãn phiên toà phải được hội đồng xét xử thảoluận, thông qua theo đa số tại phòng nghị án và phải được lậpthành văn bản.
- Bảo đảm tính khách quan của người làm chứng
Người làm chứng biết các tình tiết có liên quan đến vụ án,được toà án triệu tập tham gia tố tụng để làm rõ các tình tiết của vụ
án dân sự Những thông tin mà người làm chứng khai báo, cungcấp cho toà án rất có giá trị cho toà án giải quyết vụ án Vì vậy, đểbảo đảm tính khách quan trong việc tham gia tố tụng của ngườilàm chứng, Điều 242 BLTTDS năm 2015 đã quy định:
+ Trước khi người làm chứng được hỏi về những vấn đề mà họbiết được có liên quan đến việc giải quyết vụ án, chủ tọa phiên toà
có thé quyết định những biện pháp cần thiết dé những người làmchứng không nghe được lời khai của nhau hoặc tiêp xúc với những
người có liên quan;
+ Trong trường hợp lời khai của đương sự và người làm chứng
có ảnh hưởng lẫn nhau thì chủ tọa phiên toà có thể quyết định cách
li đương sự với người làm chứng trước khi hỏi người làm chứng.
- Hỏi đương sự về thay đổi, bồ sung, rút yêu cau và thoả thuậngiải quyẾt vụ án
Căn cứ vào nguyên tắc tự định đoạt của đương sự quy định tạiĐiêu 5 BLTTDS năm 2015 thì đương sự có quyên tự quyét định
việc khởi kiện vụ án dân sự yêu câu toà án có thâm quyên giải
Trang 19quyết Toà án chỉ thụ lí vụ án dân sự khi có đơn khởi kiện của
đương sự và toà án chỉ giải quyết trong phạm vi yêu cầu của đơnkhởi kiện Trong quá trình tố tụng, các đương sự có quyền chamdứt, thay đôi, bố sung các yêu cầu của minh; có quyền thoả thuậngiải quyết với nhau về các vấn đề có tranh chấp không trái phápluật và đạo đức xã hội Vì vậy, Điều 243 BLTTDS năm 2015 quyđịnh trước khi hỏi về nội dung vụ án, chủ tọa phiên toà hỏi đương
sự về các vấn đề thay đôi, bé sung, rút yêu cầu, cụ thể:
+ Hỏi nguyên đơn có thay đôi, bố sung, rút một phần hoặc toàn
bộ yêu câu khởi kiện hay không;
+ Hỏi bị đơn có thay đôi, bố sung, rút một phần hoặc toàn bộ
yêu câu phản tô hay không;
+ Hỏi người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụngđộc lập có thay đổi bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu
độc lập hay không.
Sau khi chủ tọa phiên toà đã hỏi các bên đương sự và dành cho
họ quyền được thay đổi, bố sung hay rút yêu cầu thì hội đồng xét
xử sẽ xem xét van dé này khi có đương sự đề nghị Dé bảo đảmquyên lợi của đương sự trong phạm vi pháp luật cho phép, Điều
244 BLTTDS năm 2015 quy định như sau:
+ Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bô sung yêu cầucủa đương sự, nếu việc thay đôi, bố sung yêu cầu của họ khôngvượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tô hoặc yêu cầuđộc lập ban đầu
+ Trong trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ
yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì hội
đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầuhoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút
Khi hội đồng xét xử đã xem xét chấp nhận cho các bên đương
sự quyền được thay đổi, bổ sung, rút một phần hay toàn bộ yêu
Trang 20cầu thì sẽ dẫn đến việc thay đôi địa vị tô tụng của các đương sự.Điều 245 BLTTDS năm 2015 đã quy định việc thay đổi địa vị tố
tụng của các đương sự như sau:
+ Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiệnnhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tô của mình thì bị đơn
trở thành nguyên đơn và nguyên đơn trở thành bị đơn.
+ Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện,
bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố nhưng người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thìngười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn,người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập trở thành bị đơn
Việc đương sự thoả thuận, thương lượng giải quyết tranh chấp
trong mọi giai đoạn tố tụng dân sự được Nhà nước khuyến khích.
Vì vậy, Điều 246 BLTTDS năm 2015 quy định trước khi xét xử vụ
án, chủ tọa phiên toà hỏi xem đến thời điểm này các đương sự cóthoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không.Trong trường hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về giảiquyết vụ án và thoả thuận của họ là tự nguyện, không trái phápluật và đạo đức xã hội thì hội đồng xét XỬ ra quyết định công nhận
sự thoả thuận của các đương sự về việc giải quyết vụ án Quyếtđịnh công nhận sự thoả thuận của đương sự về việc giải quyết vụ
án phải được lập thành văn bản và có hiệu lực pháp luật ngay.
c Thu tục tranh tụng tại phiên toa
Bảo đảm tranh tụng trong hoạt động tư pháp là chủ trương lớn
của Đảng đã thể hiện trong Nghị quyết số 49-NQ-TW ngày02/6/2005 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp ĐỀ cải cách tưpháp đi vào cuộc sống, BLTTDS năm 2015 đã quy định theohướng kết hợp giữa tố tụng thâm vấn và tố tụng tranh tụng nhằmnâng cao giá trị dân chủ, bình đăng và tính công khai, minh bạchtrong hoạt động tư pháp Tranh tụng phải được thê hiện ngay từkhi thụ lí cho đến khi kết thúc quá trình tố tụng
Trang 21Điều 247 BLTTDS năm 2015 quy định vềnội dung và phươngthức tranh tụng tại phiên toà Theo đó, tranh tụng bao gồm viéctrình bay chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời va phát biểu quan điểm,lập luận về đánh giá chứng cứ, mọi tình tiết của vụ án, quan hệpháp luật đang tranh chấp và áp dụng pháp luật dé giải quyết Việctranh tụng được tiến hành theo sự điều khiển của thâm phán chủtọa phiên toà Chủ tọa không được hạn chế thời gian tranh tụng màphải tạo điều kiện cho những người tham gia tranh tụng trình bàyhết ý kiến nhưng cũng có quyền yêu cầu họ dừng trình bày những
ý kiến không liên quan Phán quyết của toà án phải căn cứ vào kếtquả tranh tụng tại phiên toà Hội đồng xét xử trước khi ra bản án,quyết định phải căn cứ vao tài liệu, chứng cứ đã được xem xét,tranh tụng tại toà.
Theo quy định của BLTTDS năm 2015, tranh tụng tại phiên
toàđược tiễn hành theo các bước sau đây:
- Trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
248 BLTTDS năm 2015 quy định trình tự các bên đương sự được
trình bày việc kiện tại phiên toà như sau:
+ Người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn
Trang 22trình bày yêu cầu của nguyên đơn và chứng cứ để chứng minhcho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp Nguyên đơn có quyền
bồ sung ý kiến Trong trường hợp co quan, tổ chức khởi kiện vụ
án thì đại diện cơ quan, tô chức trình bày về yêu cầu khởi kiện
và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ
và hợp pháp.
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày
ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn; yêu cầu phản
tố, đề nghị của bị đơn và chứng cứ dé chứng minh cho đề nghị đó
là có căn cứ và hợp pháp Bi đơn có quyền bồ sung ý kiến
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến của người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan đối với yêu cầu, đề nghị của nguyên đơn, bị
đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan và chứng cứ dé chứng minh cho dé nghị đó là có căn cứ
và hợp pháp Người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổsung ý kiến
Trong trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp cho mình thì họ tự trình bày về yêu cầu, đề nghị của mình vàchứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ vàhợp pháp.
Tại phiên toà, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của đương sự cùng song hành tham gia tô tụng, cả hai ngườicùng có quyền bé sung chứng cứ để chứng minh cho yêu cau, dénghị của đương sự nhưng phải tuân thủ quy định tại khoản 4 Điều
96 BLTTDS năm 2015 Những quy định này cho thấy chủ trươngđổi mới hoạt động tư pháp của Đảng và Nhà nước đã được thê chếhoá Đó là kết quả của việc mở rộng quyền dân chủ trong hoạt
động tư pháp và vai trò của đương sự, của những người tham gia
tố tụng khác trong việc cung cấp chứng cứ cho toà án, thực hiện
Trang 23nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình nhưng không được vượt quá thời hạn giao nộp tài liệu,chứng cứ do thâm phán và BLTTDS năm 2015 quy định và khônglàm ảnh hưởng xấu đến quyên tranh tụng của đương sự khác.
- Trình tự và nguyên tắc hỏi tại phiên toà
Sau khi hội đồng xét xử nghe xong lời trình bày của các bênđương sự, việc hỏi từng người về từng vấn đề của vụ án được tiễnhành ngay Theo quy định tại Điều 249 BLTTDS năm 2015, cácchủ thể có quyền tham gia vào quá trình hỏi tại phiên toà gồm có:các thành viên của hội đồng xét xử, người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của đương sự, đương sự, những người tham gia tố tụng
khác và kiểm sát viên nếu có Trình tự hỏi từng người về từng vẫn
dé của vụ án được tiễn hành theo thứ tự:
+ Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củanguyên đơn hỏi trước, tiếp theo đến bị đơn, người bảo vệ quyên vàlợi ich hợp pháp của bidon Sau đó là người có quyên lợi, nghĩa vuliên quan, người bảo vệ quyền và lợi ich cho người liên quan;+ Người tham gia tố tụng khác;
+ Chủ tọa phiên toà;
+ Kiểm sát viên tham gia phiên toà
Việc hỏi được tiến hành riêng cho từng người, xong ngườinày mới đến người khác (các điều 250, 251, 252 và 253 BLTTDSnăm 2015) Các câu hỏi được đặt ra phải liên quan đến vụ án và
về những vấn đề đương sự, người bảo vệ của đương sự trình bàychưa rõ Duong sự được hỏi có thé tự trả lời hoặc người bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trả lời thay, sau đó
đương sự bổ sung Mục đích của tố tụng hỏi ở phiên toà là dé
xem xét, thâm tra các tài liệu, chứng cứ của vụ án, thông qua đólàm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, nhất là về những vấn đề của
vụ án mà các bên đương sự còn có các ý kiến khác nhau Các
Trang 24điều 250, 251, 252, 253 và 257 BLTTDS năm 2015 quy định việchỏi tại phiên toà như sau:
+ Đối với nguyên đơn, chỉ hỏi nguyên đơn về những van dé
mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn,nguyên đơn trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâuthuẫn với lời trình bay của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhữngngười này (khoản 2 Điều 250 BLTTDS năm 2015)
+ Đối với bị đơn chỉ hỏi bị đơn về những vấn đề mà người bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, bị đơn trình bày chưa rõ,
có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những lời khai của họtrước đó, mâu thuẫn với yêu cầu của nguyên đơn, người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcủa những người này (khoản 2 Điều 251 BLTTDS năm 2015).+ Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, chỉ hỏingười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về những vấn đề mà họ,người bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của họ trình bày chưa rõ, cómâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với những lời khai của họtrước đó, mâu thuẫn với yêu cầu của nguyên đơn, đề nghị của bịđơn và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những ngườinày (Điều 252 BLTTDS năm 2015)
+ Đối với người làm chứng, trước tiên chủ tọa phiên toà phảihỏi rõ về quan hệ giữa họ với các đương sự trong vụ án; nếu ngườilàm chứng là người chưa thành niên thì chủ tọa phiên toà có théyêu cầu cha, mẹ, người giám hộ hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ dé
hỏi Sau đó, chủ tọa phiên toà yêu cầu người làm chứng trình bày
rõ những tình tiết của vụ án mà họ biết Sau khi người làm chứngtrình bày xong thì chỉ hỏi thêm người làm chứng về những điểm
mà họ trình bày chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn với nhau,mâu thuẫn với lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trìnhbày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
Trang 25đương sự (Điều 253 BLTTDS năm 2015) Sau khi đã trình bàyxong, người làm chứng ở lại phòng xử án dé có thé được hỏi thêm.Trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm an toàn cho người làmchứng và những người thân thích của họ, hội đồng xét xử quyếtđịnh không tiết lộ những thông tin về nhân thân của người làmchứng va không dé những người trong phiên toà nhìn thấy họ.+ Đối với người giám định, trước tiên chủ tọa phiên toà yêucầu người giám định trình bày kết luận của mình về vấn đề đượcgiao giám định Khi trình bày, người giám định có quyền giải thích
bố sung về kết luận giám định, các căn cứ dé đưa ra kết luận giámđịnh Kiểm sát viên, những người tham gia tổ tụng có mặt tạiphiên toà có quyền nhận xét về kết luận giám định, được hỏi
những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn trong kết luận giám
định hoặc có mâu thuẫn với những tình tiết khác của vụ án Trongtrường hợp người giám định không có mặt tại phiên toà thì chủ tọaphiên toà công bố kết luận giám định Khi có người tham gia tốtụng không đồng ý với kết luận giám định được công bố tại phiêntoà và có yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại; nếu thayviệc giám định bé sung, giam dinh lai la can thiét cho viéc giảiquyết vụ án thì hội đồng xét xử quyết định giám định bổ sung,giám định lại; trong trường hợp này hội đồng xét xử quyết địnhhoãn phiên toà (Điều 257 BLTTDS năm 2015)
- Công bồ các tài liệu của vụ an dân sự
Trong quá trình diễn ra việc hỏi tại phiên toà, vật chứng, ảnhhoặc biên bản xác nhận vật chứng được đưa ra dé xem xét như quyđịnh tại các điều 254, 255, 256 BLTTDS năm 2015 Việc xem xétcác vật chứng, ảnh có liên quan đến vụ án sẽ giúp cho hội đồng xét
xử xem xét các chứng cứ một cách đầy đủ, khách quan và cũng là
giúp cho các đương sự thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung cấp chứng
cứ, chứng minh cùng với việc thực hiện quyền bảo vệ của mìnhtrên cơ sở các chứng cứ được đưa ra trình trước toà án Để bảođảm cho việc xem xét chứng cứ một cách đầy đủ, toàn diện và
Trang 26phán quyết của toà án là có căn cứ thì khi cần thiết, hội đồng xét
xử có thé cùng với các đương sự đến xem xét tại chỗ những vậtchứng không thê đưa đến phiên toà được Theo yêu cầu của kiểmsát viên, người tham gia tố tụng hay nếu thấy cần thiết, hội đồng
xét xử sẽ cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình,
đĩa ghi hình ngay tại phiên toà, trừ trường hợp cần giữ bi mật nhànước, giữ gìn thuần phong mituc của dân tộc, giữ bí mật nghềnghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu
của đương sự.
Ngoài các hoạt động nêu trên, để giúp cho việc xem xét vụ ánmột cách toàn diện, đầy đủ, hội đồng xét xử khi thấy cần thiết cóthể công bố các tài liệu của vụ án Theo Điều 254 BLTTDS năm
2015, hội đồng xét xử công bố các tài liệu của vụ án trong cáctrường hợp sau đây:
+ Người tham gia tố tụng không có mặt tại phiên toà mà tronggiai đoạn chuẩn bị xét xử đã có lời khai;
+ Những lời khai của người tham gia tô tụng tại phiên toà mâuthuẫn với những lời khai trước đó;
+ Trong các trường hợp khác mà toà án thấy cần thiết hoặc cóyêu cầu của kiểm sát viên, người tham gia tố tụng
Đối với những trường hợp phải giữ bí mật nhà nước, bí mậtnghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư v.v thì hội đồng xét
xử không phải công bồ các tài liệu này
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các hoạt động nghiệp vụ trongthủ tục hỏi ở phiên toà, hội đồng xét xử nhận thấy các tình tiết
của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ tọa phiên toà hỏi kiểm
sát viên, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củađương sự và những người tham gia tố tụng khác xem họ có yêucầu hỏi vấn đề gì nữa không Trường hợp có người yêu cầu vàtoà án xét thấy yêu cầu đó là có căn cứ thì chủ tọa phiên toà
Trang 27quyết định tiếp tục cho họ đặt câu hỏi về những van đề mà ho
chưa rõ liên quan đến vụ án Nếu không có ai nêu ra vấn đề gìnữa thì chủ tọa phiên toà tuyên bố kết thúc việc hỏi và chuyênsang phần tranh luận tại phiên toà
- Tranh luận tại phiên toà sơ thâm vụ an dân sự
Tranh luận tại phiên toà là hoạt động trung tâm của phiên toà,
bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của
mình trước toà án Do đó, BLTTDS đã quy định mở rộng quyềntranh luận của đương sự, đề cao vai trò chủ động của đương sựtrong việc tranh luận ở tại phiên toà.
BLTTDS năm 2015 đã dành riêng một mục với 4điều luật, từ
Điều 232 đến Điều 235 quy định về hoạt động tranh luận tại phiên
toà Điều đó thé hiện tam quan trọng của hoạt động tranh luận
trong việc tìm ra sự thật khách quan của vụ án và xu hướng đôimới hoạt động tư pháp ở nước ta Các quy định của BLTTDS năm
2015 về tranh luận tại phiên toà phù hợp với quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta về cải cách tư pháp được nêu trong Nghị quyết số08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày
02/6/2005 của Bộ chính trị.
+ Những người tham gia tranh luận
Căn cứ vào Điều 260 BLTTDS năm 2015, những người thamgia tranh luận gồm có: đương sự, người đại diện của đương sự,người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự BLTTDSnăm 2015 chỉ quy định thành phần tham gia tranh luận tại phiêntoà với đối tượng như trên là do đặc trưng của tô tụng dân sự.Trong t6 tung dan su, quyén va loi ich cua duong su do duong su
dinh doat va quyét định Toa án có trách nhiệm tôn trọng va hướng
dẫn họ định đoạt, quyết định không trái với quy định của phápluật Vì vậy, các quy định của BLTTDS năm 2015 đều coi đương
sự, người đại diện hay người bảo vệ quyên lợi hợp pháp của họ là
Trang 28những người có vai trò tích cực, chủ động và quyết định trong việcgiải quyết vụ án.
+ Nội dung tranh luận
Tranh luận tại phiên toà, thé hiện tính chất dân chủ, côngkhai, minh bạch của hoạt động xét xử Các quy định củaBLTTDS năm 2015 về tranh luận là tạo điều kiện tối đa dé cácbên đương sự sử dụng các phương pháp chứng minh để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình Đổi mới hoạt động tư pháp,
trong đó có việc mở rộng tranh tụng, tăng cường khả năng tranh luận dân chủ giữa các đương sự và những người thay mặt họ là
đòi hỏi khách quan hiện nay Nhưng để tránh phiên toà đi chệchhướng, sa đà vào những tình tiết không cơ bản của vụ án, phápluật quy định các bên khi tham gia tranh luận cần tập trung vào
hai nội dung quan trọng sau đây:
Một là phân tích, đánh giá chứng cứ, tranh luận bảo vệ lí lẽ của
mình, trong đó có quyền đưa ra các chứng cứ để bác bỏ lí lẽ của
phía bên kia và chỉ rõ việc áp dụng quy phạm pháp luật nội dung
nào dé giải quyết vụ án
Hai là trong khi phát biểu tranh luận đánh giá về vụ án, cácbên tham gia tố tụng đề xuất quan điểm của mình về hướng giảiquyết vụ án trên cơ sở các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và
đã được các bên thảo luận, xem xét, xác minh và thừa nhận tại phiên toà.
+ Căn cứ tranh luận
Pháp luật tố tụng dân sự quy định thủ tục tranh luận tại phiêntoà là nhằm tạo điều kiện tối đa về thời cơ dé các bên đương sự tựchứng minh cho các yêu cầu của họ bằng các chứng cứ lí lẽ mà họ
phân tích, đánh giá công khai ngay tại phiên toà Vai trò chủ động
của cá nhân đương sự và người bảo vệ quyền lợi hợp pháp củađương sự trong tranh luận được xem là yêu tố quyết định trong
Trang 29việc chứng minh, tự chứng minh cho các yêu cầu kiện tụng mà họ
đã nêu ra và họ cho rằng yêu cầu, lí lẽ đó là đúng dan Vì vậy,Điều 261 BLTTDS năm 2015 quy định căn cứ phát biểu khi tranhluận và đối đáp như sau:
Mot là khi phat biéu đánh giá chứng cứ, dé xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn
cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét,kiểm tra tại phiên toà cũng như kết quả việc hỏi tại phiên toà
Hai là khi tham gia tranh luận, các bên đương sự và những
người tham gia t6 tụng khác không được dựa vào suy đoáncảm tính để tranh luận mà phải theo nguyên lí “nói có sách,
mách có chứng”.
+ Trình tự tranh luận
Mục đích của tranh luận là dé làm rõ thêm các tình tiết, sự kiệncủa vụ án Trong phan tranh luận, hội đồng xét xử lang nghenhững người tham gia tố tụng tranh luận về các chứng cứ, tài liệucủa vụ án đồng thời dựa vào pháp luật đề xuất với hội đồng xét xửhướng giải quyết vụ án dé bảo vệ cho yêu cầu và quyền lợi của ho
Dé dé cao vai trò của đương sự và người bảo vệ quyền và lợi hợppháp của họ trong tranh luận, bảo đảm quá trình tranh luận đạt kếtquả, tránh việc tranh luận trở thành một cuộc cãi vã giữa các bên,Điều 260 BLTTDS năm 2015 quy định trình tự phát biểu khi tranhluận như sau:
Thứ nhất, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyênđơn phát biểu trước Nguyên đơn bổ sung ý kiến Trong trườnghợp cơ quan, tổ chức khởi kiện thi đại diện cơ quan, tô chức trìnhbày ý kiến Người có quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ có
quyên bồ sung ý kiến
Tư hai, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị donphát biểu Bị đơn có quyền bé sung ý kiến
Trang 30Thứ ba, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan phát biểu Người có quyên lợi, nghĩa
vụ liên quan có quyên bô sung ý kiến
Thứ tư, trong trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyềnlợi, nghĩa vụ liên quan không có người bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mình thì họ tự mình phát biểu khi tranh luận theothứ tự nguyên đơn phát biểu trước, sau đó đến bị đơn, rồi mới đếnngười có quyên, nghĩa vụ liên quan
Nếu vắng mặt một trong các đương sự và người tham gia tốtụng khác thì chủ tọa phiên toà phải công bố lời khai của hodé các
đương sự có mặt tại phiên toà tranh luận và đối đáp.
Thời gian tranh luận tại phiên toà dài hay ngắn là do tính chấtphức tạp cua từng vụ án chứ BLTTDS năm 2015 không quy định
cụ thé Nhưng để cho đương sự và người đại diện của họ có thêthực hiện được việc tranh luận bảo vệ quyền và lợi hợp pháp củamình, Điều 233 BLTTDS năm 2015 quy định như sau:
Một là thời gian tranh luận cũng như số lần phát biểu ý kiến
về một vấn đề không bị hạn chế Chủ toạ phiên toà phải tạo điềukiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến.Chủ tọa phiên toà chỉ có quyền cắt những ý kiến không có liênquan đến vụ án
Hai là trong quá trình tranh luận, người tham gia tranh luận có quyên dap lại ý kiên của người khác khi có những điêm khác nhau.
+ Phát biêu của kiêm sát viên
Khác với phiên toà hình sự, đại diện viện kiêm sát gitr quyên công tô, cho nên trong phân tranh luận, kiêm sát viên là người trình bày cáo trạng đâu tiên, sau đó mới đên lượt phát biêu tranh luận của những người tham gia tô tụng khác Trong phiên toà xét
xử vụ án dân sự, đương sự, người đại của đương sự và người bảo
vệ quyên, lợi ích hợp pháp của đương sự có toàn quyên trong việc
Trang 31quyết định bảo vệ quyền, lợi ich hợp pháp của đương sự Vi vậy,theo quy định của BLTTDS năm 2015,đại diện viện kiểm sátkhông nhất thiết phải tham gia tất cả các phiên toà dân sự Đối vớinhững vụ án dân sự, BLTTDS năm 2015 quy định phải có sự thamgia của kiểm sát viên thì trình tự phát biểu của kiểm sát viên tại
phiên toà như sau:
Thứ nhất, sau khi những người tham gia tố tụng phát biểutranh luận và đối đáp xong, kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việctuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án củathâm phán, hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của ngườitham gia tố tụng ké từ khi toà án thụ lí vụ án cho đến trước thờiđiểm hội đồng xét xử nghị án và phát biểu ý kiến về việc giảiquyết vụ án Ngay sau khi kết thúc phiên toà, kiểm sát viên phảigửi văn bản phát biểu ý kiến cho toà án dé lưu hồ sơ vụ án (Điều
262 BLTTDS năm 2015).
Tủ hai, sau khi kiểm sát viên phát biểu xong, chủ tọa phiên
toà tuyên bô ket thúc phân tranh luận, hội đông xét xử tiên hành
nghị án (Điều 264 BLTTDS năm 2015)
- Trở lại việc hỏi
Toà án chỉ có thể quyết định giải quyết được vụ án dân sự khi
các tình tiệt, sự kiện của vụ án đã được làm sáng tỏ Vì vậy, Điêu
263 BLTTDS năm 2015 quy định, qua tranh luận nêu xét thay có
tình tiêt của vụ án chưa được xem xét, việc xem xét chưa được đây
đủ hoặc cân xem xét thêm chứng cứ thì hội đông xét xử quyêt định
trở lại việc hỏi; sau khi hỏi xong phải tiép tục tranh luận.
d Nghị án và tuyên an
- Nghị án
Nghị án là việc hội đồng xét xử xem xét, quyết định giảiquyết vụ án Trên cơ sở kết quả của việc hỏi và tranh luận tạiphiên toà, hội đồng xét xử vào phòng nghị án để thảo luận quyết
Trang 32định giải quyết các vẫn đề của vụ án Việc nghị án được thực
hiện theo tinh thần đổi mới hoạt động tư pháp đã được đề ratrong Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ chínhtrị là: “Việc phán quyết của toà án phải căn cứ chủ yếu vào kếtquả tranh tung tại phiên toà, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toànđiện các chứng cứ, ý kiến của nguyên đơn, bị đơn và nhữngngười có quyên, lợi ích hợp pháp dé ra những bản án, quyếtđịnh đúng pháp luật, có sức thuyết phục trong thời hạn phápluật quy định”.
Theo Điều 264 BLTTDS năm 2015, việc nghị án được tiến
+ Hội đồng xét xử chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đãđược kiểm tra, xem xét tại phiên toà, kết quả việc hỏi tại phiên toà
và phải xem xét đầy đủ ý kiến của những người tham gia tô tụng,
kiểm sát viên để quyết định giải quyết vụ án Nếu vụ án thuộc
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 BLTTDS năm 2015 thìhộiđồng xét xử còn phải căn cứ vào tập quán, tương tự pháp luật,những nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ hoặc lẽ côngbằng dé giải quyết tat cả các van dé của vụ án
+ Phải có biên bản nghị án ghi lại ý kiến đã thảo luận và quyếtđịnh của hội đồng xét xử Biên bản nghị án phải được các thànhviên hội đồng xét xử kí tên tại phòng nghị án trước khi tuyên án
Trang 33+ Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, việc nghị
án đòi hỏi phải có thời gian dài thì hội đồng xét xử có thể quyếtđịnh thời gian nghị án nhưng không qua 5 ngày làm việc kể từkhi kết thúc tranh luận tại phiên toà Hội đồng xét xử phải thôngbáo cho những người có mặt tại phiên toà và người tham gia tốtụng vắng mặt tại phiên toà biết giờ, ngày và địa điểm tuyên án;nếu hội đồng xét xử đã thực hiện việc thông báo mà đến ngàytuyên án vẫn có người tham gia tố tụng vắng mặt thì hội đồng xét
xử vẫn tiến hành việc tuyên án theo quy định tại Điều 267BLTTDS năm 2015.
Khi nghị án mà thấy chứng cứ, tài liệu chưa đầy đủ thì hộiđồng xét xử vẫn cho dừng việc nghị án lại và tiến hành xét hỏi lại,tranh luận lại Qua nghị án, nếu xét thấy có tình tiết của vụ án chưa
được xem xét, việc hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng
cứ thì hội đồng xét xử quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận(Điều 265 BLTTDS năm 2015)
- Tuyên an
Sau khi bản án đã được thông qua, hội đồng xét xử trở lạiphòng xét xử dé tuyên án Theo Điều 267 BLTTDS năm 2015 thì
thủ tục tuyên án được thực hiện như sau:
+ Khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy,
trừ trường hợp đặc biệt được phép của chủ tọa phiên toà;
+ Chủ tọa phiên toà hoặc một thành viên khác của hội đồng xét
xử đứng đọc nguyên văn bản án và sau khi đọc xong có thể giảithích thêm về việc thi hành bản án và quyền kháng cáo Đối vớinhững vụ xử kín, toà án vẫn phải tuyên công khai phần mở đầu vàphan quyét định của bản án;
+ Trong trường hợp có đương sự không biết tiếng Việt thì saukhi tuyên án, người phiên dịch phải dịch lại cho họ nghe toàn bộbản án sang ngôn ngữ mà họ biết
Trang 344 Những việc tiên hành sau phiên toa sơ thầm vụ án dân sự
a Sửa chữa, bô sung bản an
Việc sửa chữa, bố sung bản án được quy định tại Điều 268BLTTDS năm 2015 Theo quy định này, việc sửa chữa, bố sung
ban án được thực hiện như sau:
- Ban án sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổsung, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu donhằm lẫn hoặc tính toán sai Việc sửa chữa, bổ sung phải đượcthông báo ngay cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đếnviệc sửa chữa, bổ sung; đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chứckhởi kiện và viện kiểm sát cùng cấp
- Việc sửa chữa, bố sung bản án phải do thâm phán phối hopvới các hội thâm nhân dân là thành viên hội đồng xét xử vụ án đóthực hiện Trong trường hợp thâm phán đó không còn đảm nhiệmchức vụ thấm phán thì chánh án toà án thực hiện việc sửa chữa,
bồ sung đó
b Cap trích luc bản án, giao, gửi bản án
Dé tạo điều kiện cho các bên đương sự biết rõ được quyền vànghĩa vụ của mình đã được toà án quyết định trong bản án, làm cơ
sở cho việc thi hành án đồng thời bảo đảm cho đương sự, cơ quan,
tô chức khởi kiện thực hiện quyền kháng cáo, viện kiểm sát thựchiện quyền kháng nghị thì việc cấp trích lục bản án, bản án là tráchnhiệm của toà án đã xét xử vụ án Điều 269 BLTTDS năm 2015quy định việc cấp trích lục bản án, bản án được thực hiện như sau:
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc ké từ ngày kết thúc phiên toà,
các đương sự, cơ quan, tô chức khởi kiện được toà án cấp trích lụcbản án;
- Trong thời hạn 10 ngày ké từ ngày tuyên án, toà án phải giaohoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, t6 chức khởi kiện vàviện kiểm sát cùng cấp
Trang 35- Bản án sơ thâm có hiệu lực pháp luật về bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùngkhởi kiện phải được niêm yết công khai tại trụ sở toà án và công
bố công khai trên một trong các báo hàng ngày của trung ươnghoặc địa phương trong ba số liên tiếp Bản án sơ thâm có hiệu lựcpháp lí liên quan đến trách nhiệm bồi thường của Nhà nước phảiđược gửi cho cơ quan quản lí về bồi thường
- Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp lí liên quan đến thay đổi hộtịch của cá nhân phải được toà thông báo bằng văn bản kèm theotrích lục án cho uy ban nhân dân nơi đã đăng ki hộ tịch cua cá nhân đó.
- Thời hạn niêm yết, công bố, gửi bản án, thông báo các trườnghợp nêu trên là 05 ngày làm việc ké từ ngày ban án có hiệu lựcpháp li.
- Ban án sơ thấm có hiệu lực pháp líđược công bố trên công
thông tin điện tử của toa án, trừ những trường hợp theo quy định
tại khoản 2 Điều 109 BLTTDS năm 2015
c Sửa chữa, bồ sung biên bản phiên toa
Theo quy định tại Điều 236 BLTTDS năm 2015, sau khi kếtthúc phiên toà, chủ tọa phiên toà phải kiểm tra biên bản và cùngthư kí toà án kí vào biên bản đó Kiểm sát viên và những ngườitham gia t6 tụng có quyền được xem biên bản phiên toà ngay saukhi kết thúc phiên toà, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vàobiên bản phiên toà và kí xác nhận (các khoản 3, 4 Điều 236BLTTDS năm 2015).
CÂU HOI HƯỚNG DAN ON TẬP,
ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN
1 Phân tích khái niệm, điều kiện và phạm vi khởi kiện vu án
dân sự.
Trang 362 Những trường hợp trả lại đơn khởi kiện; khiếu nại, kiến nghị
và giải quyết khiêu nại, kiên nghị về việc trả lại đơn khởi kiện.
3 Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thâm vụ án dân sự và những
công việc toà án tiên hành chuân bị xét xử sơ thâm vụ án dân sự.
4 Phân tích khái niệm, nguyên tắc, phạm vi, nội dung và thủtục hoà giải vụ án dân sự.
5 Căn cứ, thâm quyên, thủ tục và hậu quả pháp lí của quyết
định tạm đình chỉ, quyêt định đình chỉ việc giải quyét vụ án dân sự.
6 Phân biệt hoãn và tạm ngừng phiên toà sơ thâm vụ án dân sự
7 Thủ tục tiễn hành phiên toà sơ thâm vụ án dân sự
Trang 37CHUONG VIIITHU TUC GIAI QUYET VU AN DAN SU
TAI TOA AN CAP PHUC THAM
I KHÁI NIỆM VA Ý NGHĨA CUA PHÚC THAM DÂN SU
1 Khái niệm phúc thẩm dân sự
Sau khi bản án, quyết định sơ tham được tuyên thì bản án,
quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà còn mộtthời hạn dé các đương sự có thê kháng cáo, viện kiểm sát có thékháng nghị Nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị đối với ban án,quyết định sơ tham thi toà án cấp trên trực tiếp sẽ tiễn hành xét
xử lại vụ án Thủ tục xét xử lại vụ án này được gọi là phúc thâm
dân sự.
Phúc thẩm dân sự là việc toà án cấp trên trực tiếp xét xu lại vụ
án mà bản án, quyết định của toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lựcpháp luật bị khang cáo, kháng nghị.
Về ban chat, phúc thấm không phải là lần xét xử đầu tiên đốivới một vụ án mà là lần xét xử thứ hai Thủ tục phúc thẩm đượctiễn hành sau thủ tục sơ thâm Đây cũng là nội dung của nguyêntắc xét xử hai cấp mà hệ thống toà án của Việt Nam cũng như củanhiều nước trên thế giới áp dụng, nhằm bảo đảm tính thận trọngcho các phán quyết nhân danh nhà nước Tính chất của xét xửphúc thâm được quy định tại Điều 242 BLTTDS năm 2015
Thủ tục phúc thâm là một trong những thủ tục tô tung được
Trang 38quy định ngay từ những văn bản đầu tiên của Nhà nước ta vềtốtụng dân sự Trong Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946 quy định về
sự phân công giữa các nhân viên trong toà án đã quy định toà án
đệ nhị cấp có thâm quyền phúc thâm đối với các bản án, quyếtđịnh sơ thâm của toà án sơ cấp, toà thượng thâm có thâm quyềnchung thâm các bản án, quyết định sơ thâm của toà án đệ nhị cấp.Đến các luật tô chức toà án nhân dân, các BLTTDS và các văn bảnhướng dẫn thi hành được ban hành sau này, phúc thâm được ghinhận như một nội dung không thể thiếu được của hoạt động xét xửcủa các toà án.
2 Ý nghĩa của phúc thẩm dân sự
Việc phúc thâm bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lựcpháp luật có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục những sai
lầm có thể có trong những bản án, quyết định chưa có hiệu lực
pháp luật của toà án, bảo đảm bảo vệ được các quyền và lợi íchhợp pháp của cá nhân, tổ chức cũng như các lợi ích công cộng và
lợi ích của Nhà.
Thông qua phúc thấm, toa án cấp trên có thể kiểm tra hoạtđộng xét xử của toà án cấp dưới, qua đó có thé rút kinh nghiệm,hướng dẫn công tác xét xử, bảo đảm việc áp dụng pháp luật thong
nhất trong hoạt động xét xử tại các toà án.
II KHANG CÁO, KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC PHÚCTHÂM
1 Khái niệm kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
Dé bảo đảm việc bảo vệ được quyên, lợi ích hợp pháp của
đương sự, pháp luật quy định cho các chủ thể như đương sự, người
đại diện của đương sự có quyên yêu cầu toà án cấp trên xét xử lại
vụ án dân sự Việc đương sự, người đại diện của đương sự chốnglại bản án, quyết định của toà án cấp sơ thâm chưa có hiệu lực
Trang 39pháp luật yêu câu toa án cap trên trực tiép xét xử lại vụ án dân sự được gọi là kháng cáo.
Kháng cáo là hoạt động tô tụng của đương sự và các chủ thểkhác theo quy định của pháp luật trong việc yêu cẩu toà án cấptrên xét xử lại vụ an mà bản an, quyết định chưa có hiệu lực phápluật của toà án cấp sơ thẩm theo thủ tục phúc thẩm
Đề bảo đảm việc giải quyết vụ án dân sự đúng pháp luật, phápluật quy định viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát hoạtđộng tố tụng dân sự Khi không đồng ý với bản án, quyết định giảiquyết vụ án của toà án cấp sơ thẩm, viện kiểm sát có quyền yêucầu toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án Việc viện kiểm sátyêu cau toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại bản án, quyết định chưa
có hiệu lực pháp luật của toà án cấp sơ thâm được gọi là khángnghị theo thủ tục phúc thâm
Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là hoạt động tô tụng củaviện kiểm sát theo quy định của pháp luật trong việc dé nghị toà
án cáp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định củatoà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật
Việc kháng cáo, kháng nghị của các chủ thé hiện nay đượcthực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 271dén Điều 284BLTTDS năm 2015.
Kháng cáo bảo đảm cho các đương sự có thể bảo vệ quyền lợi
hợp pháp của mình trước toa án Kháng nghị bảo đảm cho viện
kiểm sát thực hiện có hiệu quả công tác kiểm sát việc tuân theopháp luật của toà án trong việc giải quyết vụ án dân sự Kháng cáo,kháng nghị là điều kiện để toà án cấp phúc thẩm tiến hành xét xửphúc thâm vụ án Những bản án, quyết định sơ thâm dù có sai lầmnhưng nếu không bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án cũng khôngđược xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm
Trang 402 Người có quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thamTheo quy định tại Điều 271 BLTTDS năm 2015, người cóquyên kháng cáo theo thủ tục phúc thâm là:1) Các đương su, 2)Người đại diện của đương sự; 3) Cơ quan, tô chức đã khởi kiện vụ
3 Đối tượng kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẳmĐối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm là
những bản án, quyết định sơ thầm chưa có hiệu lực pháp luật, cụ thé:
- Các ban án so thâm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án củatoà án cấp sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật
Các quyết định khác của toà án cấp sơ thâm như quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định chuyên vụ án chotoà án khác giải quyết, quyết định công nhận sự thoả thuận của
đương sự, quyết định đưa vụ án ra xét xử không phải là đối tượng
của kháng cáo hoặc kháng nghị theo thủ tục phúc thâm