1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam Tập 2 - Trường Đại học Luật Hà Nội. Chủ biên: Nguyễn Viết Tý, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thị Vân Anh

391 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam Tập 2
Tác giả Pgs.Ts. Nguyễn Viết Tý, Ts. Nguyễn Thị Dung, Pgs.Ts. Nguyễn Thị Vân Anh, Pgs.Ts. Vũ Thị Lan Anh, Ts. Trần Thị Bảo Anh, Ts. Nguyễn Thị Dung, Ts. Vũ Phương Đông, Pgs.Ts. Trần Thị Thu Phương, Ts. Nguyễn Quý Trọng, Ts. Vũ Đặng Hải Yên, Ts. Nguyễn Thị Yên
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Thương mại
Thể loại Giáo trình
Năm xuất bản 2019
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 391
Dung lượng 65,32 MB

Nội dung

Vi du, hoạt động của bên chủ thé không phải làthương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệhợp đồng mua bán hàng hoá phải tuân theo LTM khi chủ thé nàylựa chọn áp dụng LTM'

Trang 1

GIÁO TRÌNH

LUẬT THƯƠNG MẠI

VIỆT NAM

TAP II

Trang 2

Giáo trình này đã được Hội đồng nghiệm thu giáo trình Trường Dai học Luật Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 1281/0D-PHLHN ngày 05 tháng 5 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Dai học Luật Ha Noi)

dong ý thông qua ngày 29 tháng 7 năm 2016 và được Hiệu trưởng

Trường Đại học Luật Hà Nội cho phép xuất bản theo Quyết định

số 249/QĐ-ĐHLHN ngày 15 tháng 02 năm 2017

MÃ SỐ: TPG/K - 19 - 14

3232-2019/CXBIPH/02-308/TP

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

GIÁO TRÌNHLUẬT THƯƠNG MẠI

Trang 4

Đồng chủ biênPGS.TS NGUYEN VIET TY

TS NGUYEN THI DUNG

Tap thé tac gia

1 PGS.TS NGUYEN THI VAN ANH Chương 16

2 PGS.TS VU THI LAN ANH Chuong 21

3 TS TRAN THI BAO ANH Chuong 15, 20

4 TS NGUYEN THI DUNG Chuong 17

5 TS VU PHƯƠNG ĐÔNG Chương 18

6 PGS.TS TRAN THỊ THU PHƯƠNG Chương 14 (Mục IID)

7 PGS.TS NGUYEN VIET TY Chương 14 (mục I, II)

8 TS NGUYÊN QUÝ TRONG Chương 22

9 TS VŨ ĐẶNG HẢI YÊN Chương 19

10 TS NGUYÊN THỊ YÊN Chương 23

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIET TAT

Trang 6

LỜI GIỚI THIỆUTrong quá trình đối mới quản li nhà nước về kinh tế, LuậtThương mại là lĩnh vực pháp luật có những thay đổi lớn theo xu thé

mở rộng quyên tự do kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế Bắtnhịp với những thay đổi này, trong các cơ sở đào tạo luật, môn họcLuật Thương mại (tiền thân là môn học Luật Kinh tê) cũng có nhiềuthay đổi về kết cầu và nội dung chương trình Nhằm hướng tới mụctiêu phù hop xu hướng phát triển về lí luận và thực tiễn của pháp

luật thương mại, phù hợp với nội dung và chương trình đào tạo của nhà trường, Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội đã được biên soạn mdi.

Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam là học liệu chính thức sử

đụng trong giảng dạy, học tập môn học Luật Thương mại và một sốchuyên dé tự chọn thuộc chương trình đào tạo cứ nhán luật, cwnhân chuyên ngành luật kinh tế, luật thương mại quốc tế và các lớpbồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh tại Trường Đại học Luật

Hà Nội Đối với các cơ sở đào tạo khác, Giáo trình Luật Ti hươngmại cũng có thể được sử dụng làm học liệu cho các môn học có nộidụng tương tự như Luật Kinh tế, Luật Kinh doanh

Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam gôm 2 tập với tổng số 23chương, được kết cấu theo 5 phan lớn, đáp ứng nhu cau nghiên cứu,đào tạo cơ bản về địa vị pháp lí cua các loại hình doanh nghiệptrong nên kinh tế thị trường, về hợp đồng và hoạt động thương mại,giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Toà án:

Phan thứ nhất: Những van dé chung về Luật Thương mại Việt Nam.Phan thứ hai: Địa vị pháp lí của các chủ thé kinh doanh trongnên kinh tế

Trang 7

Phan thứ ba: Quy chế pháp lí về thành lập doanh nghiệp, tổchức lại, giải thể và phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

Phân thứ tư: Hoạt động thương mại và hợp đồng trong hoạt

động thương mại.

Phan thứ năm: Giải quyết tranh chấp thương mại ngoài Toà án

Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam Tap I có 13 chương, cung

cấp những kiến thức chung về môn học Luật Tì hương mại, về địa vịpháp lí của các loại chủ thể kinh doanh và quy chế pháp lí về thànhlập, tổ chức lại, giải thể, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã Giáotrình Luật Thương mại Việt Nam Tập II có 10 chương, cung cấpnhững kiến thức lí luận và thực tiễn về hop đồng và hoạt động thươngmại, chế tài thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại ngoàiToà án Tập I và Tập II bao gồm nội dung cơ bản và nội dung chọnlọc để phù hop với kết cau chương trình đào tạo của mỗi ngành họcđang áp dụng tại Trường Đại học Luật Hà Nội, bao gom nganh

Luật học, ngành Luật Kinh tế và ngành Luật Thương mại quốc tế Được hoàn thành có sự kế thừa các giáo trình đã xuất bản, tập

thể tác giả đã tiếp tục phát triển kiến thức về li luận, thực tiễn,nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đào tao cử nhân luậttheo học chế tin chỉ Trong lan tái bản này, chúng tôi rất mongnhận được ý kiến đóng góp của độc giả để Giáo trình được tiếp tụchoàn chỉnh trong những lần xuất bản sau

Tran trọng cam ơn!

Hà Nội, tháng 9 năm 2019

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 8

Phần thứ tư

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

VÀ HỢP DONG TRONG HOAT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

Chương 14NHỮNG VAN DE CHUNG VE HỢP DONG

TRONG LINH VUC THUONG MAI

I QUAN NIEM VE HGP DONG TRONG LINH VUCTHUONG MAI

Hợp đồng là hình thức pháp lí thích hợp nhất thé hiện banchất của các quan hệ tài sản Quan hệ kinh tế và quan hệ dân sự

có chung hình thức pháp lí là hợp đồng Hợp đồng dù thể hiệndưới hình thức nào, bởi ngôn ngữ nào cũng phản ánh bản chất là

sự thỏa thuận, sự thống nhất ý chí của các bên nhằm làm phátsinh, thay đổi và cham dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lí

Ở Việt Nam, trong mỗi thời kì lịch sử khác nhau, hợp đồngtrong lĩnh vực kinh tế hay lĩnh vực thương mại có một bản chấtpháp lí riêng của nó Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung,hợp đồng kinh tế có bản chất pháp lí hoàn toàn khác hợp đồng dân

sự (theo nghĩa truyền thống) về mục đích, về chủ thé, về hình thức

cũng như về nội dung của hợp đồng Trong thời kì này, ở Việt Namhầu như chỉ tồn tại hợp đồng kinh tế với tư cách là hình thức phảnánh quan hệ kinh tế trong nền kinh tế Các văn bản đầu tiên vềhợp đồng kinh tế là Nghị định số 004/TTg ngày 04/01/1960 của

Trang 9

Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về chế độ hợpđồng kinh tế giữa các xí nghiệp quốc doanh và cơ quan nhà nước,Nghị định số 54/CP ngày 10/3/1975 của Hội đồng Chính phủ banhành Điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế và đặc biệt là Pháp lệnhHợp đồng kinh tế được ban hành năm 1989 Pháp lệnh Hợp đồngkinh tế năm 1989 đã phản ánh đầy đủ bản chất của hợp đồng kinh

tế, đồng thời quy định cụ thể về thủ tục kí kết, thực hiện thay đổi,đình chỉ, hủy bỏ, thanh lí hợp đồng kinh tế Ngoài ra, trong Pháplệnh này còn quy định một số nội dung khác về hợp đồng kinh tếnhư: hợp đồng kinh tế vô hiệu, trách nhiệm vật chất do vi phạmchế độ hợp đồng kinh tế

Trong những năm từ 1986 đến 1990, cùng với việc đôi mới

cơ chế quản lí kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơchế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, ở Việt Nam bắt đầuxuất hiện các hợp đồng dân sự (đúng theo nghĩa truyền thống)

Dé điều chỉnh quan hệ hợp đồng dân sự, năm 1991, Nhà nước đãban hành Pháp lệnh Hợp đồng dân sự và sau đó là BLDS năm

1995 Bộ luật này đã xác định khái niệm hợp đồng dân sự (xem

Điều 394 BLDS năm 1995) với một nội hàm tương đối rộng, bao

gồm cả những đặc điểm của khái niệm hợp đồng kinh tế theoPháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 Tuy nhiên, trong Nghịquyết ngày 28/10/1995 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam về việc thi hành BLDS năm 1995 vẫn thừanhận hiệu lực của Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 Do đó,

từ năm 1991 đến khi BLDS năm 2005 có hiệu lực, ở Việt Namvẫn tồn tại 2 loại hợp đồng - hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân

sự - được điều chỉnh băng những quy định pháp luật khác nhau

về hợp đồng Cụ thê là, hợp đồng dân sự được quy định trongBLDS còn hợp đồng kinh tế lại được quy định trong Pháp lệnhHợp đồng kinh tế Chỉ đến khi BLDS năm 2005 và LTM năm

2005 có hiệu lực, hợp đồng (bao gồm hợp đồng kinh tế và hợpđồng dân sự) mới được điều chỉnh băng một hệ thống văn bản

Trang 10

pháp luật thống nhất về hợp đồng dân sự.' Trong BLDS năm

2005 cũng như LTM năm 2005 và các văn bản pháp luật thươngmại sau đó không còn ghi nhận khái niệm hợp đồng kinh tế.Mặc dù, khái niệm hợp đồng kinh tế không còn được ghinhận trong các văn bản pháp luật hiện hành và trên thực tế kháiniệm này không còn được sử dụng để chỉ các quan hệ hợp đồngtrong lĩnh vực thương mại (trước đây gọi là lĩnh vực kinh tế).Nhưng điều đó không có nghĩa là hợp đồng trong lĩnh vực thươngmại không còn tồn tại Bởi lẽ, khi còn các hoạt động trong lĩnhvực thương mại được coi như một loại hành vi dân sự đặc thù thivẫn có những quy định riêng điều chỉnh các hợp đồng với tư cách

là hình thức pháp lí của các hoạt động thương mại (Các hợpđồng này được gọi chung là hợp đồng thương mại hay hợp đồngtrong lĩnh vực thương mại).

Xét dưới góc độ biện chứng, hợp đồng dân sự là hình thứcpháp lí của hành vi dân sự, hợp đồng trong thương mại là hình thứcpháp lí của hoạt động thương mại Xuất phát từ quan điểm: “Hàn”

vi thương mại là một biếu hiện của hành vi pháp li dân sự, ”,ˆ

hành vi thương mai là hành vi dân sự đặc thù va với logic đó, hợp

đồng trong lĩnh vực thương mại là loại hợp đồng dân sự đặc thù

Là loại hợp đồng dân sự, hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

có những điểm giống hợp đồng dân sự về bản chất, tức là phản

ánh bản chất là sự thỏa thuận, sự thống nhất ý chí của các bên

nhằm làm phát sinh, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụpháp lí, đều phản ánh các quan hệ tài sản mang tính chất hàng hoá

tiền tệ, đều có chủ thé là pháp nhân, cá nhân Bên cạnh đó, hợp

đồng trong lĩnh vực thương mại cũng có những đặc điểm riêng của

' Tham khảo: Dinh Thị Mai Phương, Thống nhất luật hợp dong ở Việt Nam, Nxb.

Tư pháp, Hà Nội, 2005.

? Đào Tri Úc, “Vai trò của luật dân sự ở nước ta hiện nay”, Đề tài cấp bộ: Những van dé lí luận về Bộ luật dân sự ở Việt Nam), Hà Nội, 1997, tr 20.

Trang 11

nó, mà trên cơ sở đó, về cơ bản có thé phân biệt hợp đồng tronglĩnh vực thương mại với hợp đông dân sự nói chung Cụ thê:Thứ nhất, về chủ thể, hợp đồng trong lĩnh vực thương mạichủ yếu được thiết lập giữa các chủ thể là thương nhân Thươngnhân bao gồm tô chức kinh tế được thành lập hợp pháp và cá

nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, có

đăng kí kinh doanh Thương nhân là chủ thể của hợp đồng tronglnh vực thương mại có thể là thương nhân Việt Nam hoặcthương nhân nước ngoài (trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốctế) Ngoài chủ thé là thương nhân, các t6 chức, cá nhân khôngphải là thương nhân cũng có thé trở thành chủ thé của hợp đồng

trong lĩnh vực thương mại trong những trường hợp pháp luật quy

định cụ thể Vi du, hoạt động của bên chủ thé không phải làthương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệhợp đồng mua bán hàng hoá phải tuân theo LTM khi chủ thé nàylựa chọn áp dụng LTM' hay ví dụ khác: Trong quan hệ ủy thácmua bán hàng hoá, bên ủy thác có thé là thương nhân hoặc khôngphải là thương nhân.”

Thứ hai, về hình thức, hợp đồng trong lĩnh vực thương mại cóthê được thiết lập băng hình thức lời nói, băng văn bản hoặc bằnghành vi cụ thể của các bên giao kết Tuy nhiên, do tính chất phứctạp trong hoạt động thương mại và những yêu cầu chặt chẽ trongnội dung của hợp đồng mà pháp luật quy định nhiều hợp đồngthương mại cụ thé phải được kí kết đưới hình thức văn bản hoặcbang hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương văn bản Vi dy,hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, hợp đồng ủy thác mua bánhàng hoá, hợp đồng dai lí thương mại, hợp đồng vận chuyền hànghoá bang đường sắt, hợp đồng nhượng quyền thương mai v.v Thứ ba, về đối tượng hợp dong, tương tự như đối tượng của

! Khoản 3 Điều 1 LTM năm 2005.

? Điều 157 LTM năm 2005.

Trang 12

hợp đồng dân sự, hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có đốitượng là hàng hoá hoặc dịch vụ (công việc) Bên cạnh đó, tronglĩnh vực thương mại có một số loại hợp đồng có đối tượng chưađược biết đến trong hợp đồng dân sự truyền thống, đó là các hợpđồng có tính chất tổ chức như hợp đồng thành lập công ti hay hợpđồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC), hợp đồng đầu tư theohình thức đối tác công tư (hợp đồng PPP) Đối tượng của cácloại hợp đồng này không phải là hàng hoá hoặc dịch vụ mà là mộthoạt động mang tính tổ chức dé hình thành nên các doanh nghiệp hoặc để thực hiện hoạt động thương mại Trên thực tế, đối tượng

hợp đồng trong lĩnh vực thương mại thường có số lượng lớn và

do đó, nhìn chung, giá trị của hợp đồng thương mại thường lớnhơn giá trị của hợp đồng dân sự Điều này dẫn đến sự khác nhautrong nội dung của hợp đồng dân sự và nội dung của hợp đồngtrong lĩnh vực thương mại Chang hạn, một người nao đó muacủa thương nhân kinh doanh vật liệu xây dựng vài cân xi măng vềsửa chữa nhỏ trong gia đình Ở đây đối tượng hợp đồng rất nhỏnên nội dung của hợp đồng này rất đơn giản, việc giao nhận vàthanh toán được thực hiện theo kiểu “tiền trao, cháo múc” Còntrường hợp một công ti xây lắp kí hợp đồng mua của một công ti

xi măng 1000 tan xi măng dé xây dựng một công trình nào đó thìviệc thỏa thuận cũng như thực hiện các điều khoản trong nộidung của hợp đồng phức tạp hơn nhiều từ việc xác định số lượng,chất của đối tượng cho đến giao nhận, thanh toán v.v Thậm chí,

dé thực hiện hợp đồng với đối tượng lớn như vậy, có thể làm phátsinh các hợp đồng mới như hợp đồng bốc xếp hàng hoá hay hợpđồng vận chuyền hàng hoá v.v

Tóm lại, hiện nay, hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là hợpđồng dân sự đặc thù Hợp đồng dân sự và hợp đồng trong lĩnhvực thương mại có mối quan hệ biện chứng với nhau Đây làmỗi quan hệ giữa cái chung và cái riêng, trong đó, hợp đồng dân

sự là cái chung và hợp đồng thương mại là cái riêng Với tư

Trang 13

cách là cái chung và cái riêng, hợp đồng dân sự và hợp đồngtrong lĩnh vực thương mại đều tồn tại khách quan và độc lậptương đối với nhau; những thuộc tính vốn có của hợp đồng dân

sự được biểu hiện cụ thé trong hợp đồng trong lĩnh vực thươngmại, đồng thời hợp đồng trong lĩnh vực thương mại cũng có

(i) Những quy định về bản chat, chủ thé của hợp đồng tronglĩnh vực thương mại;

(ii) Những quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng tronglĩnh vực thương mai;

(iii) Những quy định về thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng

trong lĩnh vực thương mại;

(iv) Những quy định về trách nhiệm vật chất (chế tài thươngmại) do vi phạm hợp đồng trong lĩnh vực thương mại;

Ngoài ra, trong nội dung của pháp luật điều chỉnh hợp đồngtrong lĩnh vực thương mại, còn có những quy định về hợp đồng

vô hiệu, về các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng

Ở Việt Nam, trước năm 2005, khi còn tồn tại 2 hệ thống phápluật về hợp đồng (hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự) độc lậptương đối với nhau thì các nội dung kế trên được pháp luật ghi

Trang 14

nhận trong các văn bản về hợp đồng kinh tế mà điển hình là Pháplệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 Khi BLDS năm 2005 có hiệulực, nội dung của pháp luật điều chỉnh hợp đồng trong lĩnh vựcthương mại được quy định trong một hệ thống văn bản phápluật thống nhất điều chỉnh quan hệ hợp đồng dân sự, trong đó

có các văn bản chủ yếu: BLDS năm 2005, BLDS năm 2015,LTM năm 2005 và các văn bản luật chuyên ngành như: LuậtĐường sắt năm 2005, Luật Du lịch năm 2005, Luật Hàng khôngdân dụng Việt Nam năm 2006, Luật Hàng hải năm 2015, LuậtKinh doanh bảo hiểm v.v

Những quy định của BLDS áp dụng đối với hợp dong tronglĩnh vực thương mại: BLDS năm 2015 với 44 điều trong mục 7Chương XV đã ghi nhận hau hết các nội dung của pháp luật vềhợp đồng nói chung và hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nóiriêng Cụ thể:

+ BLDS năm 2015 đã xác định khái niệm hợp đồng, theo đó:

“Hop dong là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay

yl

doi hoặc cham dứt quyên, nghĩa vu dan sự ”)

+ Cùng với việc xác định khái niệm hợp đồng làm cơ sở choviệc xác định khái niệm các hợp đồng cụ thé trong lĩnh vực thươngmại, BLDS năm 2015 còn có những quy định điều chỉnh các quan

hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, đó là các quy định về giao

kết và thực hiện hợp đồng, về sửa đôi, cham dứt hợp đồng, về hợp đồng vô hiệu và trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng v.V

+ BLDS năm 2015 cũng đã quy định về điều kiện có hiệu lựccủa hợp đồng giao dịch dân sự, các biện pháp thực hiện nghĩa vụdân sự cũng như trách nhiệm dân sự.” Day cũng là một nội dungquan trọng của pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại;

! Điều 385 BLDS năm 2015.

* Mục 7 Chương XV Phan thứ 3 BLDS năm 2015.

> Điều 117 và Mục 3, 4 Chương XV Phan thứ 3 BLDS năm 2015.

Trang 15

+ Ngoài ra, BLDS năm 2015 còn quy định các loại hợp đồngthông dụng.' Những quy định về các loại hợp đồng thông dụng này

có thể được áp dụng trong trường hợp pháp luật chuyên ngành vềcác hợp đồng cụ thể trong lĩnh vực thương mại không quy định.Tom lại BLDS năm 2015 là văn bản pháp luật quan trọngquy định tương đối đầy đủ về hợp đồng nói chung và hợp đồngtrong lĩnh vực thương mại nói riêng Các quy định của BLDSnăm 2015 trực tiếp điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực

thương mại trong trường hợp các văn bản pháp luật chuyên ngành không quy định.

Những quy định pháp luật về hợp dong trong lĩnh vực thươngmại trong LTM năm 2005 và các luật chuyên ngành:

Ở Việt Nam, những quy định của BLDS được áp dụng chungcho tất cả các loại hợp đồng Bên cạnh đó, pháp luật về hợpđồng trong lĩnh vực thương mại còn được quy định trong LTMnăm 2005 và các luật chuyên ngành khác như: Luật Đường sắt

năm 2017, Luật Du lịch năm 2017, Luật Hàng không dân dụng

Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, b6 sung năm 2014), Bộ luật Hanghải năm 2015, Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đôi, bốsung năm 2010) v.v Đặc điểm chung nhất của LTM và các luậtchuyên ngành đó là: không quy định cụ thể về các hợp đồng màchủ yếu quy định về các bên chủ thé, quyền và nghĩa vụ của cácbên trong từng hoạt động thương mại Đảm bảo tính thống nhấtcủa pháp luật hợp đồng, khi quy định về các loại hợp đồng cụ thê

trong lĩnh vực thương mại, LTM năm 2005 và các luật chuyên

ngành khác không lặp lại những quy định chung về hợp đồng đã

được ghi nhận trong BLDS.

Quy định về từng loại hợp đồng cụ thể trong lĩnh vực thươngmại, LTM và các luật chuyên ngành tập trung quy định về tính' Mục 1 - 13 Chương XVI Phan thứ 3 BLDS năm 2015.

Trang 16

chất, chủ thể, hình thức, quyền và nghĩa vụ trong từng quan hệhợp đồng cu thé.

Khi xác định tính chất của các hợp đồng cụ thê trong lĩnh vựcthương mại, các luật chuyên ngành thường đưa ra khái niệm vềhợp đồng cụ thé đó.' Riêng LTM năm 2005 không xác định kháiniệm về các hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, mà chỉ đừng lại

ở việc đặt tên cho từng loại hợp đồng tương ứng từng hoạt động

thương mai, ví du: Tương ứng với hoạt động mua ban hang hoá

có hợp đồng mua ban hàng hoá; tương ứng với hoạt động đại diệncho thương nhân có hợp đồng đại diện cho thương nhân haytương ứng với hoạt động ủy thác mua bán hàng hoá có hợp đồng

ủy thác mua bán hàng hoá Tuy nhiên, tính chất của từng hoạtđộng thương mại (gồm mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụthương mại) lại được LTM năm 2005 ghi nhận đầy đủ Nhữngtính chất của từng hoạt động thương mại cụ thể đó cũng chính làtính chất hay đặc điểm của các hợp đồng tương ứng Bởi lẽ, vềthực chất hợp đồng trong lĩnh vực thương mại là hình thức pháp

lí của hoạt động thương mại.

Việc xác định chủ thể tham gia từng quan hệ hợp đồng tronglĩnh vực thương mai cũng được LTM năm 2005 và các luật

chuyên ngành quy định thông qua việc xác định tư cách pháp

lí của thương nhân (doanh nghiệp) khi thực hiện một hoạt

động thương mại cụ thé Vi du: theo Điều 167 LTM năm 2005:

“1 Bên giao dai lí là thương nhân giao hàng hoá cho đại líbán 2 Bên đại lí là thương nhán nhận hàng hoá để làm đại líbán ” Như vậy, chỉ có thương nhân mới được thực hiện đại líthương mại và chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đại lí thương

mại phải là thương nhân.

' Điều 55 Luật Đường sắt năm 2017; Điều 41 Luật Du lịch năm 2017; Điều 128

Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (sửa đôi, bô sung năm 2014).

Trang 17

Hình thức của từng hợp đồng trong lĩnh vực thương mại đượcLTM năm 2005 và các luật chuyên ngành quy định cụ thể đối vớitừng loại hợp đồng Vi du: (i) Hợp đồng mua bán hàng hoá đượcthể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành

vi cụ thé; đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp

luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các

quy định đó; mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên

cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc băng hình thức khác có giátrị pháp lí tương đương.' (ii) Hợp đồng đại diện cho thươngnhân và hợp đồng ủy thác mua bán hàng hoá phải được lập thànhvăn bản hoặc băng hình thức khác có giá trị pháp lí tương đương.”(iii) Hợp đồng vận chuyền hàng hoá bằng đường không cũng phảiđược xác lập bằng văn bản, vận đơn hàng không.”

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong từng quan hệ hợp đồng

cụ thể được LTM năm 2005 quy định trong nội dung của từnghoạt động thương mai cụ thể.” Các quyền, nghĩa vụ được phápluật quy định đối với mỗi hoạt động thương mại có ý nghĩa quantrọng trong việc kí kết và thực hiện các hợp đồng trong lĩnh vựcthương mại Các quyền và nghĩa vụ đó có thé là cơ sở để các thỏathuận thành quyền và nghĩa vụ cụ thể trong hợp đồng nhằm đảmbảo các thỏa thuận trong hợp đồng không trái với quy định củapháp luật Ngoài ra, khi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏathuận khác thì các bên phải tuân thủ các quyền và nghĩa vụ màpháp luật đã quy định.

Tóm lại, ngoài những quy định chung cho tất cả các hợp đồngtrong BLDS, nội dung của pháp luật về từng hợp đồng trong lĩnhvực thương mại còn được quy định trong LTM năm 2005 và các

' Điều 24, Điều 27 LTM năm 2005.

? Điều 142, Điều 159 LTM năm 2005.

* Điều 128, Điều 129 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, bổ

sung năm 2014).

* Các Điều 95, 96, 150, 155 LTM năm 2005.

Trang 18

luật chuyên ngành Ngoài ra, các quy định điều chỉnh quan hệhợp đồng trong lĩnh vực thương mại còn được ghi nhận trong cácđiều ước quốc tế song phương và đa phương mà Việt Nam thamgia với tư cách thành viên Chăng hạn như: Hiệp định thương mạiViệt Nam - Hoa Kỳ (BTA), Hiệp định chung về thương mại dịch

vụ của WTO (GATTS), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

(TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu

Âu (FTA), Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hànghoá quốc tế (CISG) v.v Những quy định trong các điều ướcquốc tế trực tiếp hoặc gián tiếp điều chỉnh các quan hệ hợp đồngtrong lĩnh vực thương mại nói chung và hợp đồng thương mạiquốc tế nói riêng

2 Áp dụng pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mạiHợp đồng trong lĩnh vực thương mại được điều chỉnh bằngpháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại Các quy phạmpháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có thé thuộcnhiều nguồn luật khác nhau, trong đó cơ bản phải ké đến là cácvăn bản pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế, tập quán thươngmại Vấn đề đặt ra ở đây là việc áp dụng các nguồn luật trên đốivới hợp đồng trong lĩnh vực thương mại nói chung cũng như đốivới từng hợp đồng cụ thể trong lĩnh vực thương mại

Ở Việt Nam, việc áp dụng pháp luật về hợp đồng trong lĩnhvực thương mại dựa trên các nguyên tắc được quy định trong

BLDS năm 2015, LTM năm 2005 và các van bản luật chuyên

ngành Trong đó, quy định các nguyên tắc về áp dụng BLDS năm

2015, LTM năm 2005 và các luật chuyên ngành, áp dụng Điềuước quốc tế, tập quán thương mại, thói quen thương mại

' Điều 4, 5 BLDS năm 2015; Điều 4, 5 LTM năm 2005; Điều 2 Luật Đường sắt năm 2017; Điều 2, 3 Luật Du lịch năm 2017; Điều 3, 4 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (sửa đồi, bổ sung năm 2014); Điều 2, 3 Bộ luật Hàng hải năm 2015; Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đồi, bổ sung năm 2010) v.v

Trang 19

- Ấp dụng các văn bản luật quốc gia

Các văn bản pháp luật quốc gia là nguồn luật cơ bản và chủ yếunhất điều chỉnh các quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại.Các văn bản pháp luật hiện hành về hợp đồng trong lĩnh vực thươngmại ở Việt Nam bao gồm BLDS năm 2015, LTM năm 2005, cácluật chuyên ngành" và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật đó.Theo các nguyên tắc áp dụng pháp luật được quy định trongcác văn bản kể trên, khi kí kết và thực hiện hợp đồng trong lĩnhvực thương mại, trước hết áp dụng văn bản pháp luật chuyênngành, nếu trong văn bản pháp luật chuyên ngành không quy định

thì áp dụng LTM năm 2005 và trong trường hợp LTM năm 2005

cũng như luật chuyên ngành đó không quy định thì áp dụng nhữngquy định của BLDS về vấn đề đó Với phạm vi áp dụng của BLDS,các quy định về hợp đồng dân sự được áp dụng chung cho hợpđồng nói chung trong các lĩnh vực dân sự, lao động, thương mại vàđầu tư kinh doanh Như vậy, BLDS là văn bản gốc điều chỉnh mọiquan hệ hợp đồng, trong đó có hợp đồng trong thương mại

Vi dụ: Khi kí kết và thực hiện hợp đồng vận chuyền hang hoá

đường sắt, văn bản đầu tiên được áp dụng đó là Luật Đường sắt,

nhưng trong Luật Đường sắt lại không có quy định về chế tài,

do đó, phải áp dụng những quy định về chế tài trong thương mạitheo LTM Tuy nhiên, LTM, Luật Đường sắt đều không cónhững nội dung liên quan đến hợp đồng vận chuyền vô hiệu thìvăn bản được áp dụng ở đây sẽ là BLDS.

Đối với các hợp đồng thương mại quốc tế, pháp luật quốc gia

có thể được áp dụng theo những điều kiện nhất định Thôngthường pháp luật quốc gia được áp dụng trong các trường hợpsau: (i) Các bên trong hợp đồng thỏa thuận lựa chọn áp dung;

' Ví dụ: Luật Đường sắt năm 2017, Luật Du lich năm 2017, Luật Hàng không dân

dụng Việt Nam năm 2006 (sửa đôi, bô sung năm 2014), Bộ luật Hàng hải năm 2015, Luật Kinh doanh bảo hiém năm 2000 (sửa đôi, bô sung năm 2010) v.v

Trang 20

(ii) Điều ước quốc tế mà các quốc gia (có các chủ thể của hợpđồng mang quốc tịch của quốc gia đó) kí kết hoặc tham gia cóquy định điều khoản về luật áp dụng cho hợp đồng thương mạiquốc tế là luật của một quốc gia nhất định; (11) Cơ quan có thầmquyền giải quyết tranh chấp chọn luật áp dụng (khi các bên khôngđạt được thỏa thuận về luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng).Trường hợp có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhaucùng có thé được áp dung dé điều chỉnh một quan hệ hợp đồngthương mại quốc tế, xung đột pháp luật sẽ nảy sinh và đòi hỏiphải được giải quyết Thực chất của việc giải quyết xung độtpháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế là lựa chọn một hệthống pháp luật để áp dụng cho quan hệ hợp đồng thương mạiquốc tế Khi được chọn áp dụng, luật quốc gia được hiểu là toàn

bộ hệ thống pháp luật Nếu luật của Việt Nam được chọn ápdụng, thì toàn bộ các quy định có liên quan đến hợp đồng thươngmại quốc tế sẽ được áp dung.’

- Ap dụng Diéu ước quốc tế

Trong lĩnh vực thương mại nói chung và hợp đồng trong lĩnhvực thương mại nói riêng, có rất nhiều điều ước quốc tế Songphương và đa phương đã được thiết lập mà Việt Nam đã hoặc sẽ

là thành viên Trong đó phải kế đến các điều ước quan trọng như:Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO (GATS), cóhiệu lực từ ngày 01/01/1995; Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình

Duong (TPP), kí ngày 02/02/2016; Hiệp định thương mại tự do

Việt Nam - EU (FTA), kết thúc đàm phán tháng 02/2016; Hiệp

định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), có hiệu lực từ ngày

10/12/2001; Công ước Viên năm 1980 về hợp đồng mua bán hànghoá quốc tế (CISG), có hiệu lực tại Việt Nam ngày 01/01/2017.' Xem thêm: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb Tư

pháp, Hà Nội, 2004, tr 27 - 73; tr 136 - 143.

Trang 21

Việc áp dụng Điều ước quốc tế tại Việt Nam dựa trên cácnguyên tắc quy định trong BLDS, LTM! cũng như các luậtchuyên ngành Khi áp dụng điều ước quốc tế đối với các hợpđồng trong lĩnh vực thương mại, cần phân biệt hai trường hợp:

() Đối với những điều ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành

viên, nếu điều ước có quy định khác với php luật Việt Nam, thi

áp dung theo quy định của Điều ước quốc té;?

(ii) Đối với những điều ước quốc tế mà Việt Nam chưa làthành viên, thì các bên trong hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

có quyền thỏa thuận áp dụng những nội dung không trái vớinhững nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam

- Ấp dụng tập quán thương mại

Tập quán thương mai là nguồn luật rất quan trọng điều chỉnhcác quan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt làtrong thương mại quốc tế Theo LTM năm 2005, tập quán thươngmại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thươngmại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nộidung rõ ràng được các bên thừa nhận dé xác định quyền và nghĩa

vu của các bên trong hoạt động thương mại.” Tập quán thươngmại thường được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ hợp đồngtrong lĩnh vực thương mại, khi các mối quan hệ này không đượcđiều chỉnh bởi hợp đồng giữa các bên hoặc điều ước quốc tế vàluật pháp của các quốc gia

Hiện nay, trong quan hệ thương mại hàng hoá quốc tế, khi đề

cập đến tập quán thương mại cần đặc biệt quan tâm đến Các điều

kiện thương mại quốc tế, gọi tắt là Incoterms (InternationalCommercial Terms),* Quy tắc và thực hành thống nhất về tín

! Khoản 4 Điều 4 BLDS năm 2015; khoản 1 Điều 5 LTM năm 2005.

? Khoản 1 Điều 5 LTM năm 2005.

3 Khoản 4 Điều 3 LTM năm 2005.

# Bộ Incoterms dau tién được ICC ban hành vào năm 1936 dưới tên gọi Incoterms

Trang 22

dung chứng từ (Uniform Customs and Practise for DocumentaryCredit - UCP) do Phong Thuong mai quéc té (InternationalChamber of Commerce - ICC) tập hợp và phát hành

- Thoi quen thuong mai

Thói quen thương mai cũng là nguồn quy phạm điều chỉnhquan hệ hợp đồng trong lĩnh vực thương mại Theo LTM, thóiquen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dàigiữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác địnhquyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.”

II HOẠT ĐỘNG THUONG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HỢP DONGTHUONG MẠI ĐIỆN TU

1 Khái quát chung về hoạt động thương mại điện tửa) Khái niệm về hoạt động thương mại điện tử

Hoạt động thương mại điện tử là hoạt động thương mại được

thực hiện thông qua phương tiện điện tử Khác với thương mại

truyền thong là thương mai được thực hiện dựa trên các tai liệu

băng giấy (hợp đồng bang văn bản giấy, chứng cứ bằng văn bangiấy), thương mại điện tử sử dụng các phương tiện điện tử để

giao dich và lưu trữ thông tin.

Hoạt động thương mại điện tử trước tiên là hoạt động thươngmại Thuật ngữ “thương mại” hiện nay được hiểu theo nghĩa

1936 Dé phù hợp với thực tiễn thương mại thé giới, Incoterms đã được sửa đổi,

bổ sung vào các năm 1953, 1967, 1976, 1980, 1990 va lần gần đây nhất là vào cuối năm 1999, ICC đã cho ra đời bộ Incoterms 2000 Incoterms cung cấp một bộ

quy tắc quốc tế giải thích những điều kiện thương mại thông dụng trong ngoại thương Incoterms chỉ điều chỉnh những vần đề về quyền và nghĩa vụ của các bên

kí kết hợp đồng liên quan đến việc giao hàng (với ý nghĩa là hàng hoá hữu hình).

Incoterms 2000 Gồm 13 điều kiện là: EXW; FCA; FAS; FOB; CFR; CIF; CPT;

CIP; DAF; DES; DEQ; DDU; DDP.

' Bản hiện hành là UCP 500 được ICC ban hành năm 1993.

* Khoản 3 Điều 3 LTM năm 2005.

Trang 23

rộng, là các hoạt động phát sinh lợi nhuận từ khâu sản xuất đếntiêu dùng Hoạt động thương mại không chỉ dừng lại ở việc muabán, trao đổi hàng hoá đơn thuần mà còn bao trùm các hoạt độngliên quan như quảng cáo, chào hàng, đặt hàng, giao kết hợp đồng,phân phối, giao nhận sản phẩm, thanh toán v.v Đối tượng củathương mại không chỉ bó hẹp ở lĩnh vực hàng hoá mà còn mởrộng sang các lĩnh vực khác như dịch vụ, vốn (đầu tư), tài chính.

Là hoạt động thương mại, thương mại điện tử hội tụ các đặc

điểm cấu thành của thương mại truyền thống Giống như thương

mại truyền thống, thương mại điện tử được tạo nên bởi ba dòng

chảy: dòng thông tin (người sản xuất và người tiêu dùng trao đổithông tin cho nhau dé biết nhà cung cấp đang bán gì, người tiêudùng muốn mua cái gì), dòng hàng hoá (sau khi trao đổi thông tinnhà cung cấp sẽ sử dụng nhiều phương thức khác nhau để giaohàng đã được yêu cầu cho khách hàng, từ đó tạo nên dòng hànghoá) và dòng tiền tệ (sau khi đã nhận được sản phẩm mong muốn,khách hàng sẽ trả tiền)

Khác với thương mại truyền thống, ba dòng chảy này trongthương mại điện tử có những đặc trưng riêng Các dòng chảy nàyđược thực hiện thông qua các phương tiện điện tử Vi du, đối với

dòng thông tin, thông qua việc sử dụng Internet, các doanh

nghiệp có thê kết nối với khách hàng ở khắp nơi, vào bất cứ lúcnào mà không cần phải tiến hành gặp gỡ trực tiếp Với dòng tiền

tệ, khách hàng có thê sử dụng séc điện tử, thẻ tài chính điện tử đểtrả tiền cho người bán, cho nhà sản xuất Dòng hàng hoá cũng cóthê được giao nhận thông qua phương tiện điện tử như việc sốhoá các bài hát, các quyền sách

Thương mại điện tử không đòi hỏi cả ba dòng chảy này đềuphải được thực hiện thông qua phương tiện điện tử Mỗi giai đoạncầu thành giao dịch thương mại điện tử đều có thé thực hiện bằngphương tiện điện tử hoặc không Vi du, việc chào hang, đặt hang,

Trang 24

kí kết hợp đồng, thanh toán tiền hàng có thể được thực hiện bằngphương tiện điện tử, còn việc giao nhận hàng có thé được thực hiệntheo hình thức thương mại truyền thông: giao nhận hàng hữu hình.Hiện nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về thương mại điện

tử được đưa ra bởi nhiều thiết chế quốc tế về thương mại như Tổchức thương mại thế giới WTO, Ủy ban về Luật thương mại củaLiên hợp quốc UNCITRAL, Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh

tế OECD.' Tuy nhiên, các cách hiểu đều thống nhất ở một điểmchung, theo đó, thương mại điện tử là việc thực hiện các giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử.

Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên côngnghệ điện, điện tử, kĩ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây,quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.” Các phương tiệnđiện tử được sử dụng trong thương mại điện tử rất đa dạng Một

số loại phương tiện điện tử được sử dụng phổ biến là: (i) Các loại

phương tiện viễn thông như điện thoại, telex, fax; (ii) Phát thanh,

truyền hình; (iii) Thiết bị kĩ thuật thanh toán điện tử; (iv) Hệ thôngtrao đôi dữ liệu và internet

Tuy nhiên, với sự phát trién và phổ cập của internet hiện nay,thương mại điện tử dường như được hiểu là việc thực hiện các

giao dịch thương mại thông qua Internet Chính vì vậy, mà thuật

ngữ “thương mại điện tử” thường được thé hiện theo ngôn ngữthông dụng của thé giới là “e-commerce” với “e” là biểu tượngcủa internet Trên thực tế, chính các hoạt động thương mại thôngqua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ “thương mại điệntử” Theo một số các chuyên gia, thương mại điện tử được hiểutheo nghĩa hẹp chỉ gồm các hoạt động thương mại được tiễn hành

trên mạng máy tính mở như Internet.

' TS Phạm Ngọc Thúy (chủ biên), Tương mại điện tử dành cho doanh nghiệp,

Nxb Lao động xã hội, 2006, tr 6.

* Điều 4 Luật Giao dịch điện tử năm 2005.

Trang 25

Theo pháp luật Việt Nam, hoạt động thương mại điện tử làviệc tiễn hành một phần hoặc toàn bộ quy trình cua hoạt độngthương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạnginternet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

b) Đặc điểm của hoạt động thương mại điện tử

Từ khái niệm trên đây, hoạt động thương mại điện tử có các

đặc diém sau:

- Vé hình thức thực hiện: Các hoạt động thương mại điện tửđược thực hiện thông qua các phương tiện điện tử có kết nốimạng viễn thông Trong hoạt động thương mại truyền thống, cácgiao dịch được tiễn hành chủ yếu thông qua việc các bên gặp gỡnhau trực tiếp dé tiễn hành đàm phán, giao dich và đi đến ký kếthợp đồng trên văn bản, giấy tờ v.v

- Vé phạm vi hoạt động: Thông qua các phương tiện điện tử,hoạt động thương mại được thực hiện không phụ thuộc vào vi tríđịa lí, thời gian Các chủ thể có thể tiến hành các hoạt độngthương mại điện tử ở bat cứ nơi nào, tại bat kì thời điểm nao

- Về chủ thể tham gia: Nếu như trong thương mại truyềnthống, một giao dịch phải có ít nhất hai chủ thé tham gia bao gồmngười mua và người bán, người cung cấp dịch vụ và người nhậndịch vụ Theo quy định của pháp luật hiện hành về hoạt độngthương mại điện tử, các chủ thé tham gia hoạt động thương mạiđiện tử bao gồm:

+ Các thương nhân, tô chức, cá nhân tự thiết lập websitethương mại điện tử dé phục vụ hoạt động xúc tiến thương mai,bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).

+ Các thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện

tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhânkhác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hoá hoặc

Trang 26

cung ứng dich vụ (thương nhân, tô chức cung cấp dịch vụ thương

mại điện tử).

+ Các thương nhân, tô chức, cá nhân sử dụng website củathương nhân, tô chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử déphục vu hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hoá hoặc cung

ứng dịch vụ của mình (người bán).

+ Các thương nhân, tô chức, cá nhân mua hàng hoá hoặc dịch

vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung câp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).

+ Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tang kĩ thuật chongười sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và cho thươngnhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (thương nhân,

tổ chức cung cấp hạ tầng)

+ Các thương nhân, tô chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử

có nôi mạng khác đê tiên hành hoạt động thương mại.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, các giao dịch thương mạiđiện tử còn cần có thêm cả cơ quan, tô chức hoặc thương nhânchứng thực Bởi các giao dịch thương mại điện tử thường phảiđối mặt với các vấn đề an ninh, bảo mật Do vậy, các giao dịchthương mại điện tử cần phải có sự trợ giúp của các chủ thể có khảnăng và thẩm quyền xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong

giao dịch thương mại điện tử.

- Về thời gian thực hiện giao dịch: Nhờ việc sử dụng cácphương tiện điện tử với công nghệ hiện đại và công nghệ truyềndẫn không dây, các giao dịch thương mại điện tử được thực hiệnkhông phụ thuộc vào thời gian Đây là một lợi thế quan trọng củahoạt động thương mại điện tử Lợi thế này giúp người tham giagiao dịch tiến hành tự động hóa một số bước trong giao dịchthương mại điện tử (như mua hàng trực tuyến qua website) vàloại bỏ sự chênh lệch về thời gian giữa các quốc gia Do đó, đù ở

Trang 27

bất cứ nơi đâu, vào bất cứ thời điểm nào các cá nhân, doanh nghiệpcũng có thể tiền hành được các giao dịch thương mại điện tử.

c) Phân loại hoạt động thương mai điện tw

Các hoạt động thương mại điện tử có thể được thực hiệnthông qua nhiều phương tiện điện tử Dựa vào loại phương tiệnđiện tử được thực hiện, có thé phân hoạt động thương mại điện tửthành hoạt động thương mại băng phương tiện điện tử có kết nốivới mạng Internet, hoạt động thương mại điện tử có kết nối vớimạng viễn thông di động, hoạt động thương mại điện tử có kếtnối với các mạng mở khác

Hiện nay, với sự phát triển không ngừng của các trang mạngtrên internet, đa phần các hoạt động thương mại được thực hiệnthông qua các trang mạng được thiết lập dưới các hình thức sau:

- Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website):Đây là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phầnhoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hoá hay cungứng dịch vụ, từ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ đến giao kéthop đồng, cung ứng dich vụ, thanh toán và dich vụ sau bán hàng

- Sàn giao dịch thương mại điện tử: Day là một dang websitethương mại điện tử cho phép các thương nhân, t6 chức, cá nhânkhông phải chủ sở hữu website có thể tiễn hành một phần hoặc

toàn bộ quy trình mua bán hàng hoá, dịch vụ trên đó.

- Website khuyến mại trực tuyến: Đây cũng là một dạng

website thương mại điện tử do thương nhân, t6 chức thiết lập déthực hiện khuyến mại cho hàng hoá, dịch vụ của thương nhân, tôchức, cá nhân khác theo các điều khoản của hợp đồng dịch vụkhuyến mại

- Website dau giá trực tuyên: Đây là website thương mại điện

tử cung cấp giải pháp cho phép thương nhân, tổ chức, cá nhânkhông phải chủ sở hữu website có thé t6 chức đấu giá cho hàng

hoá của mình trên đó.

Trang 28

Với các hình thức trên, về cơ bản, có thể phân hoạt độngthương mại điện tử thành hoạt động thương mại được thực hiện trên website thương mại điện tử, hoạt động thương mại được thực

hiện trên sàn giao dịch thương mại điện tử, hoạt động thương mại

được thực hiện trên website khuyến mại trực tuyến, hoạt động thương mại được thực hiện trên website dau gia truc tuyén.

Việc phan loại các hoạt động thương mai điện tử như trên có

ý nghĩa quan trọng trong việc xác định trách nhiệm của các chủ

thé khi tham gia vào từng loại hoạt động thương mại điện tử Mỗiloại hoạt động thương mại điện tử này có những đặc điểm riêng

về chủ thé tham gia hoạt động và về loại hoạt động thương mạiđược thực hiện Vi du, đối với hoạt động thương mại điện tử trênwebsite thương mại điện tử, chủ thể thực hiện hoạt động thươngmại cũng là chủ thê thiết lập website thương mại điện tử Còn đốivới hoạt động thương mai trên sàn giao dịch thương mại điện tử,thì chủ thé thiết lập sàn giao dịch không phải là chủ thé trực tiếptham gia và thực hiện giao dịch Đối với hoạt động trên website

khuyến mại trực tuyến, hoạt động được thực hiện là hoạt động

khuyến mại hàng hoá, dịch vụ cho các thương nhân, tô chức, cánhân có nhu câu trên cơ sở của hợp đồng dịch vụ khuyến mạigiữa các chủ thé này với thương nhân, tổ chức thiết lập website.Còn đối với hoạt động trên website dau gia truc tuyén thi hoatđộng được thực hiện ở trên thông tin nay là hoạt động đấu giá.d) Pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tửThương mại điện tử phát triển và làm thay đổi cách thứckinh doanh, giao dịch truyền thống đồng thời đem lại những lợiích to lớn cho xã hội Tuy nhiên, sự phát triển nhanh và mạnhcủa thương mại điện tử cũng kéo theo nhu cầu cấp thiết phải cómột khung pháp lí cho các hoạt động giao dịch bằng phươngtiện điện tử này Đề thương mại điện tử thực sự là công cụ kinhdoanh hiệu quả và an toàn, cần phải có các giải pháp không chỉ

Trang 29

vê mặt kĩ thuật, mà còn cân có một cơ sở pháp lí đây đủ của quôc

gia cũng như quôc tê.

- Pháp luật quốc tế

Hiểu được tầm quan trọng của thương mại điện tử, cũng nhưnhững tác động to lớn của nó đối với nền kinh tế thế giới và sựphát triển thương mại của mỗi quốc gia, ngay từ những năm 90của thế kỉ XX, các thiết chế quốc tế về thương mại đã quan tâm

và soạn thảo khung pháp lí cho các giao dịch thương mại điện tử.

Ở phạm vi toàn cầu, Ủy ban Luật thương mại của Liên hợp quốc(UNCITRAL) đã ban hành Đạo luật mẫu về thương mại điện tửnhằm xây dựng khung pháp lí thống nhất điều chỉnh những vấn

đề phát sinh từ thương mại điện tử Đây cũng là nỗ lực nhằm hàihoà pháp luật về thương mại điện tử của các quốc gia trên thếgiới, đồng thời hướng dẫn các nước đưa ra được những đạo luậtphù hợp với khả năng và thực tế kinh doanh của nước mình.UNCITRAL đã ban hành và cho công bố Công ước của Liên hợpquốc về việc sử dụng giao dịch điện tử trong hợp đồng quốc tế(UN Convention on the use of electronic communication ininternational contracts).' Việc ban hành Công ước này một lầnnữa khang định tầm quan trọng của thương mại điện tử trongthương mại quốc tế, đặc biệt là trong việc kí kết các hợp đồngquốc tế Bên cạnh đó, UNCITRAL cũng cho ra đời một loạt cácvăn bản cốt lõi của hệ thống luật quốc tế về thương mại điện

tử, trong đó có Luật mẫu về chữ kí điện tử năm 2001 Nhữngvăn bản này đã đặt nên tảng chuyên môn cho việc xây dựng một

hệ thống pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam và giúp

Việt Nam hoà nhập và theo kip các nước trong khu vực cũng như

trên thế giới

' Công ước này đã được kí kết chính thức vào ngày 06/7/2006 tại trụ sở của

Liên hợp quôc với đại diện của 60 nước Việt Nam đã tham gia với tư cách quan sắt viên.

Trang 30

- Pháp luật quốc gia

Hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động thương mại điện

tử của Việt Nam bao gồm: Luật Giao dịch điện tử năm 2005, quy

định một cách khái quát các hoạt động giao dịch điện tử; Nghịđịnh số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử(sau đây viết tắt là Nghị định số 52/2013/NĐ-CP); Nghị định số08/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018 sửa đổi, bổ sung một số nghịđịnh liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm viquản lí của Bộ Công Thương; Nghị định số 130/2018/NĐ-CPngày 27/9/2018 quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử

về chữ kí số và dịch vụ chứng thực chữ kí số (sau đây viết tắt làNghị định số 130/2018/NĐ-CP)

Nhìn chung, Việt Nam đã ban hành tương đối đầy đủ các quyđịnh liên quan đến giao dịch điện tử Đối với những lĩnh vựcchuyên ngành, có Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018

về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính; Nghị định SỐ35/2007/NĐ-CP ngày 08/3/2007 về giao dịch điện tử trong hoạtđộng ngân hàng Ngoài ra còn phải kế đến các văn bản của các

Bộ, ngành về áp dụng thương mại điện tử trong các hoạt động

chuyên ngành khác.

Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP

và các văn bản pháp luật được ban hành kèm theo, cùng vớiLTM năm 2005, BLDS năm 2015 đã tạo nên một hệ thống cácvăn bản pháp luật về thương mại điện tử có ý nghĩa quan trọngtrong việc chính thức công nhận về mặt pháp lí hoạt độngthương mại điện tử, khuyến khích thương mại điện tử phát triển,bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia giao dịch thươngmại điện tử ở Việt Nam.

Nội dung chủ yếu của các văn bản pháp luật về thương mạiđiện tử của Việt Nam ghi nhận giá trị pháp lí của các hình thứcthông tin điện tử, vấn đề pháp lí trong đảm bảo an toàn và độ tin

Trang 31

cậy cho các giao dịch thương mại điện tử, cơ chế xử lí vi phạm,tranh chấp trong thương mại điện tử Theo quy định của pháp luậtViệt Nam, có rất nhiều giao dịch thương mại phải được thực hiệndưới hình thức văn bản, đặc biệt là đối với các hợp đồng mua bánhàng hoá quốc tế Hiện nay, chúng ta chưa có một khái niệm cụthể, rõ ràng về văn bản Theo cách hiểu truyền thống, văn bảnđược đồng nghĩa với giấy tờ (dưới hình thức viết) Trong khi đó,thương mại điện tử có đặc trưng là thương mại không giấy tờ Nếucác hình thức thông tin điện tử không được ghi nhận về mặt pháp

lí như là một hình thức cua văn bản, hoặc có giá tri trong đương

như văn bản, các giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện

tử, chủ yếu là các hợp đồng giao kết trên mạng internet, sẽ vôhiệu vì không đáp ứng được yêu cầu về mặt hình thức của hợpđồng Ngoài ra, việc kí kết hợp đồng thương mại bằng phươngtiện điện tử cũng dẫn đến việc phải thừa nhận một hình thức thaythế cho chữ kí tay trong hợp đồng thương mại truyền thống.Chính vì vậy, để thương mại điện tử được thừa nhận hợppháp ở nước ta, phải công nhận giá trị pháp lí của các thông tinđiện tử cũng như các giao dịch được thực hiện băng phương tiệnđiện tử Các giao dịch này thường được thực hiện thông qua hìnhthức thư điện tử (email) hoặc băng việc trao đổi dữ liệu điện tử

(electronic data interchange - EDI) Các thông tin điện tử trong

giao dịch thương mại điện tử có thể được thê hiện dưới hình thứcnhư: (ii) thông điệp dữ liệu, (ii) chữ kí số; (iii) giao dịch điện tử

Do vậy, đây là những nội dung pháp lí cơ bản của pháp luật vềthương mại điện tử.

2 Hợp đồng thương mại điện tử

a) Khái niệm hop dong thương mại điện tử

Có thể hiểu một cách khái quát, hợp đồng thương mại điện tử

là hình thức thể hiện của các hoạt động thương mại điện tử Hợpđồng thương mại điện tử trước tiên là hợp đồng được xác lập

Trang 32

nhằm thực hiện các hoạt động thương mại điện tử Đây là hình

thức có giá trị pháp lí của các hoạt động thương mại điện tử.

Luật mẫu của UNCITRAL về thương mại điện tử cũng nhưpháp luật của nhiều nước trên thé giới không đưa ra định nghĩathế nào là hợp đồng thương mại điện tử và thường chỉ đưa ra quyđịnh thừa nhận giá trị pháp lí của hợp đồng được xác lập thôngqua các phương tiện điện tử Hợp đồng được xác lập thông quaphương tiện điện tử được hiểu tương đối thống nhất trong quyđịnh của pháp luật các nước Đây là hợp đồng được kí kết thôngqua việc sử dụng những phương tiện truyền các thông điệp dữliệu Các hợp đồng này được gọi chung là hợp đồng điện tử.Pháp luật Việt Nam có xác định khái niệm hợp đồng điện tử,theo đó: “Hop dong điện tử là hop dong được thiết lập dưới dangthông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này” (Điều 33 LuậtGiao dịch điện tử năm 2005) Như vậy, có thể hiểu hợp đồngthương mại điện tử là hợp đồng thương mại được thiét lập dididang thông điệp dữ liệu theo quy định cua Luật Giao dịch điện

tu Thông qua các thông điệp dir liệu được gửi và nhận giữa cácchủ thể, hợp đồng điện tử được thiết lập Phương tiện điện tử làmột trong những cơ sở để phân biệt hợp đồng điện tử với hợpđồng thông thường Nếu như phương tiện thực hiện trong giaodịch truyền thống chủ yêu được thực hiện thông qua lời nói, hành

vi hay văn bản giấy tờ thì phương tiện thực hiện trong giao dịchđiện tử là những phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện,

điện tử, kĩ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học,

điện từ hoặc công nghệ tương tự.

b) Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử

Hợp đồng thương mại điện tử trước hết có những đặc điểm cơbản của hợp đồng thương mại Xét về bản chất, hợp đồng thươngmại điện tử có những thuộc tính của hợp đồng thương mại truyền

Trang 33

thống Tuy nhiên, do được xác lập thông qua các phương tiệnđiện tử, nên hợp đồng thương mại điện tử có một số đặc điểm sau:Thứ nhất, về chủ thé của hop đồng thương mại điện tử

Căn cứ vào quy định tại LTM, chủ thé của hợp đồng thươngmại phải có ít nhất một bên là thương nhân Do vậy, chủ thể củahợp đồng thương mại điện tử cũng phải đáp ứng yêu cau này Làmột bên của hợp đồng thương mại điện tử, thương nhân có thêtrực tiếp giao kết hợp đồng với khách hàng thông qua websitethương mại điện tử do mình tự thiết lập hoặc cũng có thể thông

qua sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc website thương mại

điện tử hoặc website dau gia trực tuyến do các thương nhân, tôchức, cá nhân khác thiết lập dé giao kết hợp đồng Khách hàng cóthé là thương nhân, cũng có thé là các tổ chức, cá nhân chấp nhậngiao kết hợp đồng với thương nhân trên cơ sở các thông tin đãđược công khai trên các trang thông tin điện tử.

Khi đối tượng của hợp đồng là hàng hoá, dịch vụ kinh doanh

có điều kiện, các chủ thể của hợp đồng cũng phải đáp ứng cácđiều kiện kinh doanh này Trường hợp pháp luật yêu cầu phải cógiấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với hàng hoá, dịch

vụ đó, thương nhân bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ phải cungcấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đó cho thươngnhân chủ website thương mại điện tử Trường hợp thương nhân

bán hàng cũng là chủ website thương mại điện tử, thì phải công

bố trên website của mình số, ngày cấp, nơi cấp giấy chứng nhận

đủ điều kiện kinh doanh

Khác với các hợp đồng thương mại truyền thống, việc xácđịnh các chủ thể của hợp đồng hay còn gọi là các bên của hợpđồng thương mại điện tử gặp không ít khó khăn trong một sốtrường hợp Các bên của hợp đồng thường hay bị nhằm lẫn vớicác chủ thể khác tham gia hoạt động thương mại điện tử, đặc biệtkhi các chủ thé này là các thương nhân, tổ chức thiết lập website

Trang 34

thương mại điện tử để cung cấp môi trường điện tử cho thươngnhân, tổ chức, cá nhân khác tiễn hành hoạt động xúc tiến thương

mại, bán hàng hoá hoặc cung ứng dich vụ Vi du, trên các website

thương mại điện tử nhommua, cucre, thường có sự nhằm lẫngiữa thương nhân là chủ sở hữu của website với thương nhân có hang hoá, dịch vụ bán, cung ứng được đưa lên website.

Do vậy, trong hợp đồng thương mại điện tử, cần phân biệt chủthé của hợp đồng với chủ thé cung cấp dịch vụ thương mại điện tử,

dù trong một số trường hợp các chủ thé này có thé là một (trường

hợp hoạt động thương mại trên website thương mại điện tử) Việc

xác định chủ thé của hợp đồng được giao kết trên các phương tiệnđiện tử hết sức quan trọng, bởi khi xác định được đúng các chủ thêcủa hợp đồng mới xác định được rõ trách nhiệm của các chủ thê.Trong trường hợp, chủ website thương mại điện tử không phânđịnh rõ trách nhiệm của mình với chủ thé của hợp đồng, chủwebsite thương mại điện tử sẽ phải liên đới chịu trách nhiệm với

chủ thể của hợp đồng Chủ website thương mại điện tử phải chịu

trách nhiệm về các thông tin của thương nhân, tô chức, cá nhân làngười bán trên website thương mại điện tử của mình Đây là nghĩa

vụ của chủ thê cung cấp dịch vụ thương mại điện tử Do vậy, cácchủ thé này có quyền yêu cầu các chủ thé tham gia giao kết hợpđồng trên các website thương mại điện tử của mình phải cung cấpđầy đủ chính xác thông tin và có cơ chế giám sát, kiểm tra về tínhchính xác, đầy đủ của các thông tin do các chủ thê đó cung cấp.Với quy định nêu trên, trong một số trường hợp, các chủ thécung cấp dịch vụ thương mại điện tử có thé chịu trách nhiệm khi

có tranh chấp phát sinh Cụ thể, các chủ thể cung cấp dịch vụthương mại điện tử phải trực tiếp chịu trách nhiệm tiếp nhận, xử

lí khiếu nại của khách hàng và giải quyết các tranh chấp liên quanđến hợp đồng được giao kết trên website của mình, nếu khôngcông bồ rõ thông tin về giới hạn trách nhiệm của minh, cũng như

Trang 35

quy trình tiếp nhận và trách nhiệm xử lí khiếu nại của khách hàng

và cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng được giaokết trên website thương mại điện tử do mình thiết lập Quy địnhnày tạo nên đặc thù về chủ thể hợp đồng thương mại điện tử.Pháp luật về hoạt động thương mại điện tử yêu cầu tráchnhiệm cụ thê về thông tin đối với từng loại chủ thé (chủ thé cung

cấp dịch vụ thương mại điện tử và chủ thể của hợp đồng), khi

tham gia vào từng loại hoạt động thương mại điện tử Tuy nhiên,

dù tham gia vào loại hoạt động thương mại điện tử nào thì các

chủ thể cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và các chủ thé củahợp đồng phải cung cấp đầy đủ thông tin về chủ sở hữu website,

về hàng hoá, dịch vụ và các điều khoản của hợp đồng mua bánhàng hoá, dịch vụ được giới thiệu trên website Các thông tin nàyphải đáp ứng các yêu cầu như: (¡) Rõ ràng, chính xác, dễ hiểu;(ii) Được sắp xếp tại các mục tương ứng trên website và có thétruy cập bang phương pháp trực tuyến; (iii) Có khả năng lưu trữ

và hiển thị được về sau; (iv) Được hién thị rõ đối với khách hangtrước thời điểm khách hàng gửi đề nghị giao kết hợp đồng

Thứ hai, về giao kết hợp đồng thương mại điện tử

Quy trình giao kết hợp đồng thương mại điện tử cũng có một

số đặc thù so với quy trình giao kết hợp đồng thương mại thôngthường Theo quy định của pháp luật chung về giao kết hợp đồng,hợp đồng được hình thành trên cơ sở một bên đưa ra đề nghị giaokết và một bên chấp nhận đề nghị giao kết Đối với hợp đồngthương mại điện tử, quy trình này có thể được tiễn hành một phầnhoặc toàn bộ bằng phương tiện điện tử, thông qua các thông điệp

dữ liệu Chính vì vậy, các quy định liên quan đến việc xác định

đề nghị giao kết, xác định chấp nhận đề nghị giao kết, thời điểm

có hiệu lực của đề nghị giao kết, của chấp nhận đề nghị giao kếthợp đồng và thời điểm hình thành hợp đồng có một số điểm khácbiệt so với quy định của pháp luật chung.

Trang 36

Pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử có quy định điềuchỉnh quy trình giao kết hợp đồng thương mại điện tử nói chung

và quy trình giao kết hợp đồng có sử dụng chức năng đặt hàngtrực tuyến trên website thương mại điện tử nói riêng

- Đối với quy trình giao kết hợp đồng thương mại điện tử

nói chung

Pháp luật công nhận giá trị pháp lí như bản gốc của cácchứng từ điện tử trong giao dịch thương mại khi đáp ứng một sốđiều kiện nhất định Các chứng từ điện tử trong giao dịch thươngmại (gọi tắt là chứng từ điện tử) là thuật ngữ được sử dụng dé ápdụng chung cho các hợp đồng, đề nghị, thông báo, xác nhận hoặc

các tài liệu khác ở dạng thông điệp dữ liệu do các bên đưa ra liên

quan đến việc giao kết hay thực hiện hợp đồng Để được côngnhận giá trị pháp lí như bản gốc, các chứng từ điện tử cần phảiđáp ứng cả hai điều kiện sau:

+ Bảo đảm đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin chứatrong chứng từ điện tử từ thời điểm thông tin được khởi tạo lầnđầu tiên dưới dạng chứng từ điện tử Tiêu chí để đánh giá tínhvẹn toàn của thông tin chứa trong chứng từ điện tử là thông tincòn đầy đủ và chưa bị thay đổi, ngoài những thay đổi về hìnhthức phát sinh trong quá trình trao đổi, lưu trữ và hiển thị chứng

từ điện tử Tính bảo đảm đủ tin cậy được xác định khi một trong

những biện pháp sau được áp dụng trên cơ sở thỏa thuận giữa các

bên trao đổi và sử dụng chứng từ điện tử: (1) Kí chứng từ điện tửbăng chữ kí số do t6 chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ kí số

hợp pháp cấp; (2) Lưu trữ chứng từ điện tử tại hệ thống của một

tô chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử đã đượccấp phép mà các bên thỏa thuận lựa chọn; (3) Có sự bảo đảm từphía thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tang cho việc khởi tạo,gửi và lưu trữ chứng từ điện tử về tính toàn vẹn của thông tin

chứa trong chứng từ điện tử trong quá trình gửi và lưu trữ trên hệ

thong; (4) Biện pháp khác mà các bên thống nhất lựa chọn

Trang 37

+ Bảo đảm khả năng truy cập và sử dụng được dưới dạnghoàn chỉnh khi cần thiết Đây là yêu cầu đặt ra cho các thông điệp

dữ liệu nói chung khi muốn được công nhận là có giá trị pháp línhư bản gốc

Một đề nghị hay chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng đượccoi là gửi đi dưới dạng thông điệp dữ liệu khi thông điệp dữ liệu

đó rời khỏi hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát của người khởi

tạo hay đại diện của người khởi tạo Trong trường hợp chứng từ

điện tử đó không rời hệ thống thông tin dưới sự kiểm soát củangười khởi tạo hay đại diện của người khởi tạo thì thời điểm gửi

là thời điểm nhận được chứng từ điện tử đó Trường hợp các bênkhông có thỏa thuận khác, thời điểm nhận một chứng từ điện tử

là thời điểm chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử do ngườinhận chỉ ra và có thé truy cập được Đề đảm bảo bên kia nhậnđược chứng từ điện tử do mình gửi, bên gửi có quyền yêu cầuhoặc thỏa thuận với bên nhận về việc bên nhận phải gửi thôngbáo xác nhận khi nhận được chứng từ điện tử và ấn định mộtkhoảng thời gian hợp li dé bên nhận gửi xác nhận Trong trườnghợp này, chứng từ điện tử chỉ được coi là có giá trị pháp lí khibên nhận thông báo cho bên gửi và có sự xác nhận về việc đãnhận được chứng từ điện tử đó.

Các quy định này được áp dụng đối với những hợp đồng

được xác lập qua thư điện tử và những hình thức điện tử khác như chat, fax,

Quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại điện tử cũngthống nhất với quy định của pháp luật chung về các điều kiện cầnphải đáp ứng để được coi là đề nghị giao kết hợp đồng Cụ thẻ,một thông báo bằng chứng từ điện tử về đề nghị giao kết hợpđồng mà không có bên nhận cụ thể thì chỉ là thông báo mời đềnghị giao kết hợp đồng, chứ không được coi là đề nghị giao kếthợp đồng, trừ khi bên thông báo chỉ rõ tại thông báo đó tráchnhiệm của mình trong trường hợp nhận được trả lời chấp nhận

Trang 38

Với đặc thù của việc giao kết hợp đồng thông qua phươngtiện điện tử, các chủ thé khó có thé thay đổi hay rút lại đề nghịgiao kết hợp đồng cũng như chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồngnhư giao kết hợp đồng bằng các phương tiện thông thường Dovậy, pháp luật không có quy định về các trường hợp này tronggiao kết hợp đồng thương mại điện tử.

- Đối với quy trình giao kết hợp đồng thương mại điện tử có

sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyên

Pháp luật có quy định đặc thù về trường hợp giao kết hợpđồng có sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên websitethương mại điện tử Các thông tin giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ

và các điều khoản liên quan chỉ được coi là thông báo mời đềnghị giao kết hợp đồng của thương nhân Nếu một websitethương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến cho từnghàng hoá, dịch vụ cụ thể được giới thiệu trên website đó, thì cácthông tin giới thiệu về hàng hoá, dịch vụ và các điều khoản cóliên quan được xem là thông báo về đề nghị giao kết hợp đồngcủa thương nhân sở hữu hàng hoá, dịch vụ đó Chỉ chứng từ điện

tử do khách hàng khởi tạo và gửi đi bằng cách sử dụng chức năngđặt hàng trực tuyến mới được coi là đề nghị giao kết hợp đồngcủa khách hàng đối với hàng hoá hoặc dịch vụ gan kèm chứcnăng đặt hàng trực tuyến đó

Dù không có quy định liên quan đến sửa đổi, rút lại đề nghịgiao kết hợp đồng, nhưng pháp luật yêu cầu website thương mạiđiện tử phải có cơ chế cho phép khách hàng rà soát, bổ sung, sửađôi và xác nhận nội dung giao dịch trước khi sử dụng chức năngtrực tuyến để gửi đề nghị giao kết hợp đồng Cơ chế rà soát vàxác nhận này phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Hiển thị cho khách hàng những thông tin sau: Tên hàng hoáhoặc dịch vụ, số lượng và chủng loại; phương thức và thời hạngiao hàng hoặc cung ứng dịch vụ; tổng giá trị của hợp đồng và các

Trang 39

chỉ tiết liên quan đến phương thức thanh toán được khách hàng lựachọn Những thông tin này phải có kha năng lưu trữ, in ấn đượctrên hệ thống thông tin của khách hàng và hiển thị được về sau.+ Hiển thị cho khách hàng những thông tin về cách thức tralời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và thời hạn trả lời đềnghị giao kết hợp đồng.

+ Cho phép khách hàng sau khi rà soát những thông tin nóitrên được lựa chọn hủy giao dịch hoặc xác nhận việc đề nghị giaokết hợp đồng

Trường hợp có lỗi nhập thông tin trong một chứng từ điện tửđược sử dụng dé trao đổi với hệ thống thông tin tự động của bênkhác, nhưng hệ thống tự động này không hỗ trợ cho người đó sửalỗi thì người đó hoặc thương nhân, tô chức, cá nhân mà người đóđại diện có quyền rút bỏ phần chứng từ điện tử có lỗi, nếu đápứng hai điều kiện sau:

+ Ngay khi biết có lỗi, người đó hoặc thương nhân, tổ chức,

cá nhân mà người đó đại diện thông báo cho bên kia về lỗi và nêu

rõ đã mắc phải lỗi trong chứng từ điện tử này

+ Người đó hoặc thương nhân, tổ chức, cá nhân mà người đóđại diện vẫn chưa sử dụng hoặc có được bất kì lợi ích vật chấthay giá tri nào từ hàng hoá, dịch vụ nhận được từ bên kia.

Trường hợp thương nhân bán hàng có công bố thời hạn trả lời

đề nghị giao kết hợp đồng, nếu hết thời hạn này mà khách hàngvẫn không nhận được trả lời thì đề nghị giao kết hợp đồng củakhách hàng chấm dứt hiệu lực Việc trả lời chấp nhập sau thờihạn này được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng khác từ phíathương nhân bán hàng.

Trường hợp thương nhân bán hàng không công bố thời hạntrả lời đề nghị giao kết hợp đồng, nếu trong khoảng thời gian nhấtđịnh ké từ khi gửi đề nghị giao kết hợp đồng, khách hàng không

Trang 40

nhận được trả lời đề nghị giao kết hợp đồng thì đề nghị giao kếthợp đồng của khách hàng được coi là chấm dứt hiệu lực.

Việc trả lời chấp nhận hoặc không chấp nhận đề nghị giao kếthợp đồng phải được thê hiện dưới hình thức phù hợp dé thông tin

có thể lưu trữ, in và hiển thị được tại hệ thống thông tin củakhách hàng Khi trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng củakhách hàng, thương nhân phải cung cấp các thông tin như: Danhsách toàn bộ hàng hoá hoặc dịch vụ mà khách hàng đặt mua, sélượng và giá của từng sản phẩm và tông giá tri của hợp đồng; thờihan giao hang và cung ứng dich vụ; thông tin liên hệ dé kháchhàng có thê hỏi về tình trạng thực hiện hợp đồng khi cần thiết.Thời điểm giao kết hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng

trực tuyến trên website thương mại điện tử là thời điểm khách

hàng nhận được trả lời của thương nhân bán hàng chấp nhận đềnghị giao kết hợp đồng Đó là thời điểm bên đề nghị nhận đượctrả lời chấp nhận đề nghị giao kết Cụ thể, đối với hợp đồng đượcgiao kết khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên websitethương mại điện tử, thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểmkhách hàng nhận được trả lời của thương nhân, tô chức, cá nhânbán hàng chấp nhận dé nghị giao kết hợp đồng

Thứ ba, về hiệu lực của hợp đồng thương mại điện tử

Hợp đồng thương mại điện tử được giao kết và phát sinh hiệulực tuân theo quy định của pháp luật chung về hợp đồng Tại thờiđiểm chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng phát sinh hiệu lực,hợp đồng sẽ hình thành Hợp đồng phát sinh hiệu lực tại thờiđiểm hợp đồng được giao kết, trừ trường hợp các bên có thỏa

thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

' Điều 20 Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 về thương mại điện tử

quy định thời gian này là trong vòng 12 giờ (được sửa doi, bô sung theo Nghị định số 08/2018/NĐ-CP).

Ngày đăng: 12/04/2024, 23:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN