hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ti; Ban hành quy chế quản lí nội bộ của công ti; Bồ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lí trong công tỉ, trừ các đối tượng thuộc thâm quyền của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ti; Kí kết hợp đồng nhân danh công ti, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ti; Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ti; Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ti; Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lí lỗ trong kinh doanh; Tuyên dụng lao động; Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ti, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc kí với Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ti.’
Kiểm soát viên
Kiểm soát viên do chủ sở hữu quyết định bổ nhiệm với nhiệm kì không quá 5 năm Kiểm soát viên phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Doanh nghiệp năm 2014 Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ti Kiểm soát viên thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu công ti và Điều lệ công tỉ trên các lĩnh vực cơ bản sau: Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, can trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ti và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu, trong quản lí điều hành công việc kinh doanh của công tỉ; Thâm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo
cáo đánh giá công tác quản lí và các báo cáo khác trước khi trìnhchủ sở hữu công ti hoặc cơ quan nhà nước có liên quan; trình chủ
sở hữu công ti báo cáo thâm định; Kiến nghị chủ sở hữu công ti
' Điều 81 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Trang 2các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tô chức quan lí, điều hành công việc kinh doanh của công ti; Kiểm soát viên được hưởng thù lao hoặc tiền lương và lợi ích khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ti Mức thù lao, tiền lương và lợi ích khác của Kiểm soát viên do Chủ sở hữu công ti quyết định.
Mô hình tổ chức quản lí gồm Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên
Hội đông thành viên
Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ti bé nhiém, mién nhiệm với nhiệm kì không quá 05 năm Số lượng Hội đồng thành viên có thê từ 03 đến 07 thành viên Hội đồng thành viên nhân danh chủ sở hữu công ti thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ti; nhân danh công ti thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ti, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ti về việc thực hiện các quyên và nghĩa vụ được giao.
Cuộc họp của Hội đồng thành viên được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên dự họp Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết có giá trị như nhau không phụ thuộc vào tỉ lệ vốn góp vào công ti trừ trường hợp Điều lệ công ti không có quy định khác Việc thông qua các quyết định của Hội đồng thành viên được thực hiện theo hình thức lấy ý kiến băng văn bản Nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa số thành viên dự họp tán thành Việc sửa đôi, bố sung Điều lệ công ti, tô chức lại công ti, chuyền nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ti phải được it nhất ba phần tư số thành viên dự họp tán thành Nghị quyết của Hội đồng thành viên có hiệu lực kế từ ngày được thông qua hoặc từ ngày ghi tại nghị quyết đó, trừ trường hợp Điều lệ công tỉ có quy
Trang 3định khác Các cuộc họp của Hội đồng thành viên phải được ghi biên bản, có thé được ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức
điện tử khác.
Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đứng đầu Hội đồng thành viên Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công tỉ bổ nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng thành viên bầu Việc bầu Chủ tịch Hội đồng thành viên thực hiện theo nguyên tắc quá bán, theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ti Trường hợp Điều lệ công ti không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành
viên hoặc Chủ tịch công ti là người đại diện theo pháp luật của
công ti Chủ tịch Hội đồng thành viên thực hiện quyền, nghĩa vụ được quy định tại Điều lệ công ti và quy định của pháp luật.
Giám đốc hoặc T ong giam đốc và Kiểm soát viên Điều kiện, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2014.
b) Tổ chức quan lí công tỉ trách nhiệm hữu hạn một thành
viên do cá nhân làm chủ sở hữu
Cơ cau tô chức quản lí công ti TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ti, Giám đốc hoặc Tổng giám doc.
Chủ tịch công ti có thể kiêm nhiệm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc do Chủ tịch công ti kiêm
nhiệm hoặc được Chủ tịch công ti thuê thông qua việc kí hợp
đồng lao động Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thực hiện các quyền, nghĩa vụ được quy định tại Điều lệ công ti, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc kí với Chủ tịch công ti.
' Xem: Điều 81, 82, 83 và Điều 84 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Trang 4TINH HUONG': ĐỊNH GIA PHAN VON GÓP VÀO CÔNG TI1 Nội dung: Ba A, ông B, ông C thoả thuận góp vốn thành lập Công ti
TNHH An Bao Chí, ngành nghề sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng,
với nội dung như sau:
- Bà A góp nhà và quyền sử dung 100 mỶ đất;
- Ông B góp vốn bang Giấy chứng nhận góp von vào CTCP Phong Phúdo Tông giám đốc Công ti Phong Phú kí, đóng dau, trong đó ghi nhận giá
trị phần vốn góp của ông Bảo là 1,6 tỉ đồng (tương ứng 160.000 cô phan);- Ong C góp hơn 100 lượng vàng SJC tương đương 2 ti VND.
Các thành viên nhất trí:
- Dinh giá nhà và quyền sử dụng đất của ba A là 4,5 tỉ đồng mặc dù giáthị trường chỉ khoảng 2 tỉ đồng, vì các thành viên tin rằng trong thời
gian tới theo quy hoạch, ngôi nha của bà A sẽ ở vị trí mặt đường.- Dinh giá phần vốn góp của ông B là 3,5 ti đồng.
Ông C góp hơn 100 lượng vàng SJC tương đương 2 tỉ VND, nhưng khi
thành lập công ti ông C mới chỉ góp một nửa; số còn lại (tương đương1 tỉ đồng) các thành viên nhất trí thỏa thuận ông C sẽ góp nốt sau mộttháng kế từ khi công ti có yêu cầu bằng văn bản.
2 Câu hỏi
2.1 Cho biết ý kiến về các loại tài sản góp vốn và việc định giá tài sản vốn
góp của các thành viên.
2.2 Theo anh/chị, việc định giá ngôi nhà cao hơn giá thị trường ở thời
điểm góp vốn và định giá cô phần vôn góp của ông B cao hơn giá trị ghinhận trong Giây chứng nhận vôn góp sẽ được xử lí như thế nào?
2.3 Xác định vốn điều lệ, tỉ lệ vốn góp của từng thành viên và xác định tỉlệ hưởng lợi nhuận của ông C.
3 Phân tích tình huống
3.1 Các vấn dé pháp li can làm rõ
- Quy định về các loại tài sản góp vốn Cổ phiếu, giấy chứng nhận vốn
góp có thé được sử dụng để góp vào doanh nghiệp khác hay không?- Cơ sở và nguyên tắc định giá tài sản góp vốn và xử lí trong trường hợp
định giá sai;
- _ Thời hạn thực hiện nghĩa vụ góp vốn;
- _ Cách xác định vốn điều lệ và phan vốn góp của từng thành viên;- Quy dinh vé phan chia lợi nhuận trong điều lệ và theo quy định hiện hành.
3.2 Cơ sở pháp lí
- _ Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành tại thời điểmcác bên có thoả thuận góp vốn.
' TS Nguyễn Thi Dung (chủ biên), TS Doan Trung Kiên, ThS Vũ Phương Đông,
ThS Trân Quỳnh Anh, ThS Nguyên Như Chính, Hoi và Đáp Luật Thương mai,Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2012, tr 248, 249.
Trang 5CÂU HOI HUONG DAN ON TẬP, ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN
1 Phân tích ban chất pháp lí của công ti TNHH hai thành
viên trở lên.
2 Phân tích bản chất pháp lí của công ti TNHH một thành viên.
3 So sánh công ti TNHH một thành viên do một cá nhân làmchủ sở hữu và DNTN.
4 Phân tích các trường hợp hình thành và chấm dứt tư cách
thành viên công ti TNHH.
5 Phân tích thủ tục góp vốn của thành viên vào công tỉ
TNHH hai thành viên trở lên.
6 Phân biệt chuyên nhượng và mua lại phần vốn góp của
thành viên trong công ti TNHH.
7 Phân biệt giữa công ti TNHH hai thành viên trở lên và CTCP.
Trang 6Chương 8
ĐỊA VỊ PHÁP LÍ CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
I KHÁI NIỆM, DAC DIEM CUA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1 Khái niệm doanh nghiệp nhà nước
Hiện nay, các cơ sở kinh tế của Nhà nước hay gọi là DNNN đang tôn tại, phát triển và có vai trò nhất định ở hầu hết các quốc gia trên thé giới, từ các nước phát triển, các nước có nền kinh tế mới nổi đến các nước có thu nhập thấp Thực tế cho thấy, ở nhiều nước, mặc dù tư nhân hoá ngày càng mạnh mẽ, DNNN vẫn là thành phần chính trong các ngành, lĩnh vực quan trọng, then chốt như tài chính, hạ tầng, chế tạo, năng lượng, khai khoáng.
Trên thế giới, quan niệm về DNNN được hiểu rất khác nhau Liên hợp quốc định nghĩa xí nghiệp quốc doanh là nhiing xi nghiệp do nhà nước nam toàn bộ hoặc một phần sở hữu và nhà nước kiểm soát tới một mức độ nhất định quá trình ra quyết định của xí nghiệp”.' Định nghĩa nay chú trọng đến van dé sở hữu và quyền kiểm soát của nhà nước trong DNNN Ngân hàng thế giới (WB) cho rang: “Doanh nghiệp nhà nước là các thực thể kinh tế thuộc sở hữu hay thuộc quyên kiểm soát của chính phủ mà phan
' Đỗ Đức Định, Vai rò của nhà nước trong phát triển kinh tế, kinh nghiệm của
Nhật Bản, ASEAN và Việt Nam (chủ biên: Võ Đại Lược - Trân Văn Thọ), Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, tr 203.
Trang 7lớn thu nhập cua họ được tạo ra thông qua việc bán các hang
hoá và địch vụ ”.' Theo định nghĩa này, DNNN là các don vị thực hiện các hoạt động kinh doanh, không bao gồm các đơn vị, các ngành thuộc sở hữu nhà nước trong các lĩnh vực giáo dục, y tẾ, bảo vệ quốc phòng, an ninh v.v
Theo Luật Doanh nghiệp nhà nước của New Zealand năm
1986, tat cả các DNNN đều là công ti TNHH mà nhà nước là chủ sở hữu duy nhất và hai bộ trưởng thay mặt nhà nước thực hiện quyền sở hữu này.” Ở Đài Loan, các doanh nghiệp có trên 50% vốn nhà nước được coi là DNNN và hầu hết các DNNN ở Đài Loan là da sở hữu."
Như vậy, mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về DNNN nhưng các tổ chức quốc tế và nhiều nước trên thế giới đều thống nhất một điểm chung là: Doanh nghiệp nhà nước là những cơ sở sản xuất kinh doanh do nhà nước sở hữu toàn bộ hay phần lớn vốn trong doanh nghiệp Những doanh nghiệp này thuộc quyền sở hữu của nhà nước hay chủ yếu thuộc quyền sở hữu của nhà nước, do đó chính phủ có thé gây ảnh hưởng có tính chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đối với doanh nghiệp Ở nhiều nước, nhà nước đầu tư vào DNNN vì nhiều mục tiêu khác nhau Doanh nghiệp nhà nước có thể được thành lập trong những lĩnh vực quan trọng, thiết yêu của nền kinh tế và những lĩnh vực tư nhân không muốn đầu tư hoặc không có khả năng đầu tư Doanh nghiệp nhà nước
' Ngân hàng thế giới, Giới quan chức trong kinh doanh (ý nghĩa kinh té và chínhtri của sở hữu nhà nước), Nxb Chính tri quốc gia, Hà Nội 1999, tr 28.
? Barry Spicer - David Emanuel - Michael Powell, Chuyển đổi các doanh nghiệpnhà nước (quan lí sự thay đôi triệt để tổ chức trong môi trường phi điều tiết), ViệnNghiên cứu quản lí kinh tế trung ương, Trung tâm thông thông tin tư liệu, Hà Nội,
1998, tr 46.
3 Bộ Kế hoạch va Dau tư, Ban soạn thảo dự án Luật Doanh nghiệp nhà nước (sửađổi), Báo cáo tổng kết Luật Doanh nghiệp nhà nước, tr 142.
Trang 8cũng có thé được thành lập vì mục tiêu bảo đảm sự phát triển Ổn định của nền kinh tế và giữ cho nhà nước những khoản lợi nhuận lớn dé giải quyết những van đề kinh tế - xã hội phát sinh.
Ở Việt Nam, DNNN một bộ phận của kinh tế nhà nước và luôn được xác định giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân Tuy nhiên, quan niệm về DNNN trong các văn bản pháp luật ở nước ta có sự thay đôi theo thời gian.
Ngay từ những năm đầu của nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà, loại hình doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước đã được thừa
nhận về mặt pháp lí Trong giai đoạn này, DNNN được gọi là doanh nghiệp quốc gia Điều 2 Sắc lệnh số 104-SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí ngày 01/01/1948 quy định: Doanh nghiệp quốc gia là doanh nghiệp thuộc quyên sở hữu của quốc gia và do quốc gia diéu khiển Sau đó, những don vị kinh tế của nhà nước được gọi là xí nghiệp quốc doanh, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh, cửa hàng, công ti quốc doanh Từ cuối năm 1991, khái niệm DNNN mới chính thức được sử dụng trong Quy chế về thành lập và giải thể DNNN ban hành kèm theo Nghị định số 388-HDBT của Hội đồng bộ trưởng ngày 20/11/1991 Từ đó đến nay, thuật ngữ DNNN dùng để nói lên đặc điểm sở hữu của doanh nghiệp, không dùng để chỉ hình thức pháp lí của doanh nghiệp Quan niệm DNNN là tổ chức kinh tế do nhà nước thành lập đầu tư vốn với tư cách chủ sở hữu tiếp tục được khăng định trong Điều 1 của Luật Doanh nghiệp nha nước năm 1995 Thuật ngữ DNNN tiếp tục được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 nhưng cách hiểu về DNNN đã có sự thay đổi Theo đó, DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới
hình thức công ti nhà nước, CTCP, cong ti TNHH.
Với mục tiêu tạo lập khung khổ pháp lí áp dụng thống nhất
Trang 9cho các loại hình doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu
và đối mới cơ chế quản trị DNNN theo nguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế, Luật Doanh nghiệp năm 2005 được ban hành thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 1999 và Luật Doanh nghiệp
nhà nước năm 2003 Theo đó, DNNN là doanh nghiệp trong đó
nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ và tồn tại dưới nhiều hình
thức khác nhau như: Công ti TNHH một thành viên, công tiTNHH hai thành viên trở lên, CTCP Việc thành lập, hoạt động,
tổ chức quản lí, tổ chức lại, giải thể của DNNN phải tuân theo
Luật Doanh nghiệp này.
Khái niệm DNNN trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 có sự
thay đổi đáng kể so với Luật Doanh nghiệp năm 2005 Khoản 8 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.' Chương 2 Luật Doanh nghiệp năm 2014 xác định DNNN chỉ tồn tại dưới hình thức công ti TNHH một thành viên.
Như vậy, có thé thấy quan niệm về DNNN theo Luật Doanh nghiệp năm 2014 tương đồng với khái niệm DNNN trong Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 và trong Quy chế thành lập và giải thé DNNN ban hành kèm theo Nghị định số 388-HDBT của Hội đồng bộ trưởng ngày 20/11/1991.” Định nghĩa DNNN trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 có sự khác biệt nhất định so với quan niệm pho biến trên thế giới nhưng được hy vọng nhằm tránh
sự can thiệp của nhà nước vào các doanh nghiệp mà nhà nước có' Đến năm 2014, cả nước có 796 DNNN với tổng tài sản 2.869.120 tỉ đồng, vốnchủ sở hữu nhà nước 1.145.564 tỉ đồng, trong đó có 8 tập đoàn kinh tế nhà nước,100 tông công ti nhà nước, 25 công ti hoạt động theo mô hình Công ti mẹ - công ticon, 663 công ti độc lập, trong đó có 309 công ti cung ứng dịch vụ, sản phâmcông ích (theo số liệu của Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương).
? Theo hai văn bản nêu trên, DNNN được hiểu là tổ chức kinh tế do Nhà nướcthành lập, đầu tư vốn và quản lí với tư cách chủ sở hữu.
Trang 10cô phần chi phối, tạo ra nhận thức mới là những doanh nghiệp này không còn là doanh nghiệp “của” nhà nước.
2 Đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước có những đặc điểm sau đây”:
Thứ nhát, về chủ sở hữu: Nha nước là chủ sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp Với tư cách là chủ đầu tư duy nhất vào doanh nghiệp, nhà nước có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự ton tại và hoạt động của từng DNNN: Mot la, quyết định về hình thành, tô chức lại và định đoạt doanh nghiệp như thành lập, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; chuyên nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn cho tổ chức, cá nhân khác; giải thể doanh nghiệp; Hai la, quyét định mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính của doanh nghiệp; Ba là, quyết định mô hình tổ chức quản lí doanh nghiệp; quyết định giải thể, tổ chức lại doanh nghiệp; phê duyệt điều lệ hoạt động, sửa đổi và bổ sung điều lệ; quyết định việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỉ luật người quản lí doanh
nghiệp (Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, hoặc Chủ tịch công ti, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc) Bon là, quyết định các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hoạt động của doanh nghiệp Năm là, kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu,
nhiệm vụ của doanh nghiệp đã được giao.
Dé bảo đảm thống nhất sự quản lí của chủ sở hữu nhà nước và
nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực DNNN, với tư cách chủ
sở hữu, nhà nước phải thực hiện các trách nhiệm sau đối với toàn khu vực DNNN, bao gồm: Mot ld, tổ chức xây dung và phê duyệt
' Viện Nghiên cứu quản lí kinh tế trung ương, Doanh nghiệp nhà nước và méo mó
thị trưởng, Nxb Tài chính, 2015, tr 23.
? Các đặc điểm này được xác định căn cứ vào Luật Doanh nghiệp năm 2014 và
các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan.
Trang 11quy hoạch phát triển khu vực DNNN, bao gồm thành lập mới, sắp xếp, tái cơ cầu DNNN trong từng ngành, lĩnh vực, dia bàn trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế; Hai /à, quy định chế độ tài chính doanh nghiệp, chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi
khác của người đại diện chủ sở hữu nhà nước và các chức danh
khác thuộc thâm quyền quyết định của chủ sở hữu nhà nước Đề thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lí và thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN Chính phủ phân công, phân cấp cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ quản lí ngành, UBND cấp tỉnh thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN Cơ quan nhà nước theo phân cấp thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của
DNNN, đảm bảo phân tách chức năng của cơ quan nhà nước vớivai trò là cơ quan hành chính chủ quản và với vai trò là cơ quanđại diện chủ sở hữu nhà nước.
Thứ hai, về lĩnh vực hoạt động: Đề đảm bảo thực hiện đúng vai trò, mục tiêu và chức năng chủ đạo của DNNN trong nền kinh tế quốc dân, phạm vi đầu tư vốn nhà nước dé thành lập DNNN đã được giới hạn trong bốn ngành, lĩnh vực sau’:
- Cung ứng sản phẩm, dich vu công ích thiết yếu, bảo đảm an
sinh xã hội;
- Hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ về tổ chức quản lí và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
' Luật Quan lí, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanhnghiệp năm 2014 và Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chínhphủ về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lí sử dụng vốn, tài sản tạidoanh nghiệp (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 32/2018/NĐ-CP).
Trang 12- Hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên.
- Hoạt động ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.
Như vậy, hiện nay pháp luật đã khăng định, DNNN chỉ được thành lập và hoạt động ở những khâu, công đoạn then chốt trong một số ngành, lĩnh vực nhằm mục tiêu đảm bảo lợi ích của cộng đồng, bảo đảm an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ và kinh doanh trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn mà các thành phần kinh tế khác không muốn hoặc không thé cung cấp.
Thứ ba, về hình thức tồn tại: Doanh nghiệp nhà nước tồn tại dưới hình thức công ti TNHH một thành viên, bao gồm hai dang sau:
- Công ti TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% von điều lệ là công ti mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ti mẹ của tổng công ti nhà nước, công ti mẹ trong nhóm công ti me - công ti con Trong tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ti nhà nước, các công ti con do công ti mẹ đầu tư 100% vốn sẽ không
phải là DNNN, không chịu sự ràng buộc của những quy địnhpháp luật dành riêng cho DNNN.
- Công ti TNHH một thành viên độc lập do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Mặc dù tồn tại dưới hình thức công t¡ TNHH một thành viên
tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và các luật
khác có liên quan về loại hình công tỉ này nhưng hiện nay trên thực tế trong giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, DNNN ton tại với những tên gọi khác nhau Ví dụ: Tập đoàn dầu khí Việt Nam là công ti me của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam là công ti mẹ của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam; Tổng công ti hàng hải Việt Nam, Tổng công ti
Trang 13hàng không Việt Nam, Tổng công ti đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; Công ti TNHH MTV Khai thác và chế biến Đá An
Giang, Công ti TNHH một thành viên Hanel, Công ti TNHH
một thành viên Cao su Dầu Tiếng, Công ti TNHH một thành
viên Ba Ria
DNNN tổn tại dưới hình thức công t¡ TNHH một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ nên các quy định về tổ chức quản lí, tổ chức lại, giải thể và hoạt động của DNNN phải
tuân theo các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 áp dụng
cho công ti TNHH một thành viên do tô chức làm chủ sở hữu Do đặc thù về sở hữu của DNNN nên để quản trị công ti TNHH 100% vốn nhà nước có hiệu quả, thực hiện được các mục tiêu và chức năng của DNNN, Luật Doanh nghiệp năm 2014 và một sé văn bản pháp luật khác có liên quan đã quy định một số nội dung dành riêng cho DNNN như: Quy định đặc thù trong tổ chức quản
lí DNNN và quản lí người giữ chức danh, chức vụ trong DNNN;
Quy định về cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và cách thức thực hiện quyền chủ sở hữu đối với DNNN; Quản lí, sử dụng vốn và tài sản tại DNNN; Giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và xếp loại đối với DNNN; Công khai hoá thông tin tài chính của DNNN; Chuyén đổi sở hữu và sắp xếp lại DNNN.
Thứ tư, về tư cách pháp lí và trách nhiệm tài sản: Doanh nghiệp nhà nước là tô chức kinh tế tồn tại dưới hình thức công ti TNHH nột thành viên, có tư cách pháp nhân ké từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp Nói đến DNNN cần phân biệt hai chủ thể pháp lí trong việc chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của doanh nghiệp Với tư cách là một chủ thể có tư
cách pháp nhân độc lập, có tài sản riêng, DNNN tự chịu trách
nhiệm băng tài sản riêng đó về mọi khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp Nhà nước với tư cách là chủ đầu tư
Trang 14vào doanh nghiệp nên Nhà nước có trách nhiệm, quyền hạn của chủ đầu tư vì vậy Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp.
3 Các loại doanh nghiệp nhà nước
Thứ nhất, căn cứ vào tính độc lập của DNNN trong sự ton tại với các đơn vi khác, DNNN gồm:
Công tỉ mẹ của tập đoàn kinh té nhà nước, công ti mẹ của tong
công ti nhà nước, công ti hoạt động theo mô hình công tỉ mẹ -cong ti con
Tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ti nhà nước, công ti
hoạt động theo mô hình công ti mẹ - công ti con là nhóm công ti
có mỗi quan hệ với nhau thông qua sở hữu cô phan, phần vốn góp hoặc các liên kết khác, trong đó có công ti mẹ là DNNN được tổ
chức dưới hình thức công ti TNHH một thành viên do nhà nước
làm chủ sở hữu Việc quản lí điều hành tập đoàn kinh tế nhà nước, tông công ti nhà nước thông qua công ti mẹ Công ti mẹ chi phối các công tỉ con và định hướng hoạt động của các doanh nghiệp trong tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ti nhà nước Công ti mẹ là DNNN trong tập đoàn kinh tế nhà nước thường có vốn lớn lên đến hàng trăm nghìn tỉ Chức năng, quyền, nghĩa vu, tổ chức quản lí công ti mẹ là DNNN trong tập đoàn kinh tế nhà nước, tong công ti nhà nước tuân thủ quy định riêng áp dụng cho tập đoàn kinh tế nhà nước.
Công ti mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ti nha
nước do Thủ tướng Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh quyết định thành lập Hiện nay, một số công ti mẹ trong tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ti
nhà nước cũng được đặt tên là tập đoàn Vi dụ, như Công ti mẹ là
Trang 15Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (gọi tắt là PVN) có tư cách pháp nhân trong tổ hợp doanh nghiệp Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt
Nam không có tư cách pháp nhân; Công ti me là Tập đoàn điện
lực Việt Nam trong tô hợp doanh nghiệp Tập đoàn điện lực Quốc gia Việt Nam Với cách đặt tên như vậy rất đễ gây nhằm lẫn giữa tổ hợp tập đoàn kinh tế nhà nước với công ti mẹ trong tập đoàn.
Công tỉ độc lập không thuộc cơ cấu công tỉ mẹ - công tỉ con Đây là các DNNN độc lập không năm trong tổ hợp tập đoàn kinh tế nhà nước hay tổng công ti nhà nước và thường có quy
mô hoạt động không lớn Các DNNN độc lập thường do Bộ
quản lí ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
thành lập Ví dụ, Công ti TNHH một thành viên thoát nước Ha
Nội, Công ti TNHH một thành viên Cấp nước và Môi trường Đô thị Đồng Tháp
Thứ hai, căn cứ vào cơ cau tô chức quản lí doanh nghiệp, DNNN được chia thành: Doanh nghiệp nhà nước có hội đồng thành viên và DNNN không có hội đồng thành viên.
Doanh nghiệp nhà nước có Hội đông thành viên
Doanh nghiệp nhà nước có Hội đồng thành viên là công ti TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% von điều lệ trong đó tổ chức quản lí bao gồm: Hội đồng thành viên là đại diện chủ sở hữu trực tiếp; Tổng giám đốc; Kiểm soát viên Công ti mẹ cua tập đoàn kinh tế nhà nước, công ti mẹ cua tổng cong ti
nha nước, công ti mẹ trong nhóm công ti me - công ti con là
DNNN phải có hội đồng thành viên.
Doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng thành viên
Doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng thành viên là công ti TNHH một thành viên mà nhà nước nắm giữ 100% vốn
Trang 16điều lệ trong đó cơ cấu tô chức quản lí bao gồm: Chủ tịch công tỉ; Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên Công ti độc lập không thuộc cơ cấu công ti mẹ - công ti con thường là các DNNN không có Hội đồng thành viên.
Il NHỮNG QUY ĐỊNH ĐẶC THỦ TRONG KINH DOANH ÁP DUNG DOI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1 Cơ cấu tổ chức quan lí
Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lí theo loại hình công ti TNHH một thành viên nhưng có một số điểm “đặc thù” phù hop các nguyên tắc quản trị công ti mà chủ sở hữu là nhà nước, đảm bảo người đại diện trực tiếp cho chủ sở hữu nhà nước
và những người quản lí khác trong DNNN mang tính chuyên trách
và chuyên nghiệp đồng thời chịu sự giám sát, quản lí của nhà nước Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tô chức quản lí DNNN theo một trong hai mô hình: có hội đồng thành viên và không có hội đồng thành viên.
a) Doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng thành viên Doanh nghiệp nhà nước không có Hội đồng thành viên có cơ cau quản lí gồm: Chủ tịch công ti, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
* Chủ tịch công ti
Chủ tịch công ti là người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại
doanh nghiệp, được cơ quan đại diện chủ sở hữu (bộ quản lí
ngành, UBND cấp tỉnh) bổ nhiệm để thực hiện quyền, trách
nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp.
Người được bổ nhiệm giữ chức danh Chủ tịch công ti phải đáp ứng các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
Trang 17- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản tri kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề hoạt động của
doanh nghiệp;
- Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rễ, em rễ, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu; thành viên Hội đồng thành viên; Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng của công ti; Kiểm soát viên công ti;
- Không là cán bộ, công chức, viên chức; không được kiêm
nhiệm chức danh Tổng giám đốc, Giám đốc tại tập đoàn, tổng
công ti, công ti mình và các doanh nghiệp khác; Không được
kiêm nhiệm các chức danh quản lí, điều hành ở tổng công ti, công ti thành viên;
- Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ti, Giám đốc, Phó giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của DNNN;
- Các tiêu chuân và điêu kiện khác quy định tại Điêu lệ công ti.Chủ tịch công ti có nhiệm kì không qua 05 năm Chủ tịch
công ti có thé được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kì và có thê bị miễn nhiệm, cách chức trong các trường hợp theo quy
định của pháp luật.
Thực hiện chức năng người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại DNNN, Chủ tịch công tỉ có các quyền và trách nhiệm tập trung
thành các nhóm sau:
' Điều 8 Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ về quản lí
người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp là công ti TNHH một thành viênmà nhà nước năm giữ 100% vôn điêu lệ.
Trang 18Thứ nhát, dé nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu quyêt địnhviệc điêu chỉnh vôn điêu lệ; sửa đôi, bô sung điêu lệ; tô chức lại,chuyên đôi sở hữu, giải thê, phá sản doanh nghiệp.
Thứ hai, có quyền quyết định sau khi cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt về các nội dung: Chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp; Bồ nhiệm, bồ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; Huy động von, đầu tư, xây dựng, mua, bán tải sản có định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp; Góp vốn, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại CTCP, công ti TNHH hai thành viên trở lên; Tiếp nhận CTCP, công ti TNHH hai thành viên trở lên thành công ti con, công ti liên kết của doanh nghiệp; Báo cáo tài chính; phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp.
Chủ tịch công ti chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chu
sở hữu trong quản lí, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn; báo cáo
kip thời cơ quan đại diện chu sở hữu khi doanh nghiệp hoạt động
thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành
nhiệm vụ được giao và những trường hợp sai phạm khác; Chịu
trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm gây tốn thất vốn, tài sản
của doanh nghiệp.
Thứ ba, tự quyết định về các nội dung: Quy chế quản lí nội bộ của doanh nghiệp; Tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; Bồ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng; Quyết định hoặc ủy quyền cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cô định thuộc
Trang 19thâm quyền; Chủ tịch công ti quản lí, điều hành doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu; Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thé chi
nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc;
Quyết định kế hoạch sản xuất kinh doanh hằng năm, chủ trương phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của công ti; Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm
toán nội bộ cua công ti.
Ngoài những quyền và trách nhiệm trên, Chủ tịch công tỉ
thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật Doanh
nghiệp, Điều lệ doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có
liên quan.
Các quyết định của Chủ tịch công ti phải được lập thành văn bản Trường hợp Chủ tịch công ti văng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyên băng văn bản cho người khác thực hiện một số quyền, nghĩa vụ của Chủ tịch công ti; Việc ủy quyền phải được thông báo kịp thời bằng văn bản đến cơ quan đại diện chủ sở hữu Các trường hợp ủy quyền khác thực hiện theo quy định tại quy chế quan lí nội bộ của công ti.
Chủ tịch công ti sử dụng bộ máy quan lí, điều hành, bộ phận giúp việc (nếu có) và con dau của công ti dé thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Trường hợp cần thiết, Chủ tịch công ti tổ chức việc lay ý kiến các chuyên gia tư van trong và ngoài nước trước khi quyết định các vấn đề quan trọng thuộc thâm quyền của Chủ tịch công ti Chi phí lay ý kiến chuyên gia tư van được quy định tại quy chế quan lí tài chính của công ti.
* Giám đốc hoặc Tổng giám đốc (goi tắt là Giám đốc)
Giám đôc là người điêu hành cao nhất trong công ti và tựchịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của công ti Giám đôc do
Trang 20Chủ tịch công ti bố nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
Với chức năng là người điều hành công ti, giám đốc phải có năng lực trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức và kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ti, không thuộc các trường hợp bị cấm và có các tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ti.'
Giám đốc được bổ nhiệm hoặc kí hợp đồng theo thời han không quá 05 năm Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch công ti về việc thực hiện các quyên, nhiệm vụ được giao Giám đốc có thể bị miễn nhiệm hoặc cách chức trong
các trường hợp được pháp luật quy định.
Giám đốc có các quyền và nghĩa vụ chủ yếu là: Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh, kế hoạch đầu tư của công ti; Tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện các nghị quyết của Chủ tịch công ti và của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ti; Quyết định các công việc hang ngày của công ti; Ban hành quy chế quản lí nội bộ của công ti đã được Chủ tịch công ti chấp thuận; Kí hợp đồng, thỏa thuận nhân danh công ti, trừ trường hợp thuộc thâm quyền của Chủ tịch công ti; Bồ nhiệm, thuê, miễn nhiệm, cách chức, cham dứt hợp đồng đối với các chức danh quản lí trong công ti, trừ các chức danh thuộc thâm quyền của Chủ tịch công ti; Tuyển dụng lao động; Lập và trình Chủ tịch công ti báo cáo định kì hằng quý, hằng năm về kết quả thực hiện mục tiêu kế hoạch kinh doanh và báo cáo tài chính hang năm; Kiến nghị phương án tổ chức lại công ti, khi xét thay cần thiết; Kiến nghị phân bổ và sử dung lợi
' Điều 100 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Trang 21nhuận sau thuê và các nghĩa vụ tai chính khác cua công ti.
* Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giảm đốc (gọi tắt là Phó giám đốc)
Công ti có một hoặc một số Phó giám đốc Số lượng Phó giám đốc quy định tại Điều lệ công ti Chủ tịch công ti quyết định việc bố nhiệm, bồ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với Phó giám đốc Quyền và nghĩa vụ của Phó giám đốc quy định tại Điều lệ công ti hoặc hợp đồng lao động.
Các Phó giám đốc giúp Giám đốc điều hành công ti theo phân công và sự uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công và uy quyền.
* Kiểm soát viên
Can cứ quy mô của công ti, cơ quan đại diện chu sở hữu
quyết định b6 nhiệm 01 Kiểm soát viên hoặc thành lập Ban kiểm soát gồm 03 đến 05 Kiểm soát viên Nhiệm kì của Kiểm soát viên là 03 năm và được bồ nhiệm lại nhưng mỗi cá nhân chỉ được bé nhiệm làm Kiểm soát viên của một công ti không quá 02 nhiệm kì Tiền lương, thưởng của Kiểm soát viên đo cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định và chỉ trả.
Với chức năng giúp co quan đại điện chủ sở hữu kiểm soát, giám sát toàn diện các hoạt động của công ti, Kiểm soát viên được Luật Doanh nghiệp quy định có các quyên, nghĩa vụ, trách nhiệm và có thể bị miễn nhiệm, cách chức nếu không hoàn thành nhiệm vụ.' Kiểm soát viên phải đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm và không thuộc đối tượng bị cam.
' Diéu 104, 106, 107 Luật Doanh nghiệp năm 2014.? Điều 103 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Trang 22b) Doanh nghiệp nhà nước có Hội dong thành viên
Mô hình DNNN có Hội đồng thành viên tồn tại ở những DNNN có quy mô lớn như công ti mẹ của tập đoàn kinh tế nha nước, công ti mẹ của tổng công ti nhà nước, công ti hoạt động
theo mô hình công ti mẹ - công ti con Ngoài ra, các công ti độc
lập không thuộc cơ cau công ti mẹ - công ti con có thê tổ chức theo mô hình có Hội đồng thành viên theo quyết định của cơ
quan đại diện chủ sở hữu.
Cơ cấu quản lí của DNNN có Hội đồng thành viên gồm: Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Kiểm soát viên.
* Hội đông thành viên
Hội đồng thành viên thực hiện chức năng quản lí hoạt động kinh doanh của công ti và là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp, có quyền nhân danh doanh nghiệp dé quyết định mọi vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của doanh nghiệp.
Đề thực hiện chức năng quản lí hoạt động kinh doanh của công ti với tu cách là cơ quan đại diện trực tiếp chủ sở hữu nhà nước tại công ti, Hội đồng thành viên có nhiệm vụ, quyền hạn tương tự Chủ tịch công ti (đã trình bày ở phan trên) Hội đồng thành viên được trực tiếp quyết định một số van đề liên quan đến hoạt động của công ti còn một số van đề thuộc thấm quyền của chủ sở hữu, Hội đồng thành viên chỉ có quyền kiến nghị để cơ quan đại diện chủ sở hữu công tỉ xem xét, quyết định.
Hội đồng thành viên bao gồm Chủ tịch và các thành viên khác, số lượng không quá 07 người Thành viên Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách và do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định, b6 nhiệm, miễn nhiệm, cách chức hoặc
khen thưởng, kỉ luật Nhiệm kì của Chủ tịch và thành viên khác
Trang 23của Hội đồng thành viên không quá 05 năm Thành viên Hội đồng thành viên có thé được bổ nhiệm lại nhưng chỉ được bé nhiệm làm thành viên Hội đồng thành viên của một công ti không
quá 02 nhiệm ki.
Tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên Hội đồng thành viên tương tự tiêu chuẩn và điều kiện của Chủ tịch công ti (đã trình bày ở phan trên).' Đứng đầu Hội đồng thành viên là Chủ tịch Hội đồng thành viên Chủ tịch Hội đồng thành viên không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ti của công ti mình và các
doanh nghiệp khác.
Chủ tịch Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ: Xây dựng kế hoạch hoạt động hằng quý và hằng năm của Hội đồng thành viên; Chuan bị chương trình, tai liệu cuộc họp hoặc lay y kiến Hội đồng thành viên; Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên; Tổ chức thực hiện các nghị quyết của cơ quan đại diện chủ sở hữu và nghị quyết Hội đồng thành viên; Tổ chức giám sát, trực tiếp giám sát và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chiến lược, kết quả hoạt động của công ti, kết quả quản lí điều hành của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ti; Tổ chức công bố, công khai thông tin về công ti theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kip thời, chính xác, trung thực va tính hệ thống của thông tin được công bố; Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và Điều lệ công ti.
Các thành viên khác của Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ: Tham dự cuộc họp Hội đồng thành viên, thảo luận, kiến nghị, biểu quyết các van đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên; Kiểm tra, xem xét, tra cứu, sao chép hoặc trích lục sỐ
' Điều 92 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Trang 24ghi chép và theo dõi các giao dịch, số kế toán, báo cáo tài chính hang năm, số biên bản họp Hội đồng thành viên, các giấy tờ va tài liệu khác của công ti; Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật có liên quan và Điều lệ công ti.
Ngoài các quyền và nghĩa vụ nêu trên, Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng thành viên bị ràng buộc các trách nhiệm như: Tuân thủ pháp luật, Điều lệ công ti, quyết định của chủ sở hữu công ti; Thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực, can trọng, tốt nhất nhằm bao đảm tối đa lợi ích hợp pháp
của công ti và Nhà nước Trung thành với lợi ích của công ti và
Nhà nước; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ti, dia vi, chức vụ, tai sản của công ti để tư lợi hoặc phục vụ cho lợi ích của tô chức, cá nhân khác; Thông báo kịp thời, đầy đủ và chính xác cho công tỉ về các doanh nghiệp mà mình và người có liên quan làm chủ sở hữu hoặc có cổ phan, phần vốn góp Thông báo này được niêm yết tại trụ sở chính và chỉ nhánh của công ti; Chấp hành các nghị quyết của Hội đồng
thành viên; Chịu trách nhiệm cá nhân khi lợi dụng danh nghĩa
công ti thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; tiến hành kinh doanh hoặc giao dịch khác không nhằm phục vu lợi ích cua công ti va gây thiệt hại cho người khác; thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn khi có nguy cơ rủi ro tài chính có thể xảy ra đối với công ti; Trường hợp phát hiện thành viên Hội đồng thành viên có hành vi vi phạm nghĩa vụ trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao thì thành viên khác của Hội đồng thành viên có nghĩa vụ báo cáo bang văn bản với cơ quan đại diện chủ sở hữu; yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm và có giải pháp khắc phục hậu quả;
Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ tập thé: Mọi van đề
' Điều 96 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Trang 25thuộc thâm quyên của Hội đồng thành viên đều được xem xét và quyết định theo đa số tại cuộc họp của Hội đồng thành viên hoặc lay ý kiến các thành viên bang văn bản Hội đồng thành viên phải hop ít nhất mỗi quý một lần dé xem xét và quyết định những van đề thuộc quyền hạn, nhiệm vụ của mình Đối với những vấn đề không cần thảo luận thì Hội đồng thành viên có thé lay ý kiến các thành viên bang văn bản Hội đồng thành viên có thé hop bat thường dé giải quyết các van đề cấp bách của công ti theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu công ti hoặc theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc trên 50% tổng số thành viên Hội đồng thành viên đề nghị.
Các cuộc họp lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên chỉ hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự Nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua khi có quá nửa tông số thành viên tham dự biểu quyết tán thành, trường hợp số phiếu ngang nhau thì nội dung có số phiếu tán thành của Hội đồng thành viên hoặc người được Chủ tịch Hội đồng thành viên ủy quyền chủ trì cuộc họp là nội dung được thông qua Thành viên Hội đồng thành viên có quyền bảo lưu ý kiến của mình và kiến nghị lên cơ quan đại diện chủ sở hữu công ti Trường hợp lay ý kiến các thành viên Hội đồng thành viên bằng van bản thì nghị quyết của Hội đồng thành viên được thông qua khi có hơn một nửa tổng số thành viên tán thành.
* Ban kiêm soát
Đề kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của công ti, cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập Ban kiểm soát gồm từ 03 đến 05 Kiểm soát viên Trưởng ban kiểm soát làm việc chuyên trách tại công ti, các thành viên khác có thé tham gia Ban kiểm soát của không quá 04 DNNN nhưng phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ
quan đại diện chủ sở hữu.
Trang 26Tiêu chuẩn, điều kiện, quyên, trách nhiệm của Kiểm soát viên trong DNNN có Hội đồng thành viên hoàn toàn giống với công ti không có Hội đồng thành viên được quy định tại Điều 103, 104,
106 Luật Doanh nghiệp năm 2014.
Ban kiểm soát làm việc theo chế độ tập thể, họp ít nhất mỗi tháng một lần để rà soát, đánh giá thông qua báo cáo kết quả kiểm soát trong tháng trình cơ quan đại điện chủ sở hữu Quyết định của Ban kiểm soát được thông qua khi có đa số thành viên dự họp tán thành Các ý kiến khác với nội dung quyết định đã được thông qua phải được ghi chép đầy đủ, chính xác và báo cáo
cơ quan đại diện chủ sở hữu.
* Tổng giám đốc
Tổng giám đốc DNNN có Hội đồng thành viên do Hội đồng thành viên bổ nhiệm hoặc thuê theo phương án nhân sự đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu chấp thuận.
Tổng giám đốc có tiêu chuẩn, điều kiện, quyền và nghĩa vụ giống với Giám đốc công ti không có Hội đồng thành viên.
Theo Điều 22 Nghị định số 69/2014/NĐ-CP về tập đoàn kinh tế nhà nước và tổng công ti nhà nước, người đại diện theo pháp luật của công ti mẹ là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc quy định tại Điều lệ công ti Ví dụ, người đại diện theo pháp luật của Tập đoàn dau khí Việt Nam (công ti mẹ trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam) là Tổng giám đốc theo quy định tại Điều lệ Tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 149/2013/NĐ-CP ngày
31/10/2013 của Chính phủ.
Đối với DNNN không có Hội đồng thành viên, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là Chủ tịch công ti nếu điều lệ doanh nghiệp không quy định khác (khoản 2 Điều 78 Luật
Doanh nghiệp năm 2014).
Trang 272 Cơ quan thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và cách thức thực hiện quyền chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp thuộc sở hữu của
Nhà nước, tuy nhiên, Nhà nước là một phạm trù rất trìu tượng, bởi vậy, cần phải có quy định phân định về chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 đã bắt đầu có sự phân định cho Bộ quản lí ngành, UBND cấp tỉnh quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược, kế hoạch nhân sự và các van đề vượt thẩm quyền của DNNN Chức năng chủ sở hữu
nhà nước được phân định rõ hơn cho Chính phủ/Thủ tướng Chính
phủ, các Bộ, UBND cấp tỉnh trong Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 và Nghị định số 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 của Chính phủ về thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với công ti nhà nước và Nghị định số 86/2006/NĐ-CP ngày 21/8/2006 sửa đôi, bố sung một số điều của Nghị định SỐ 132/2005/NĐ-CP ngày 20/10/2005 Kể từ ngày 01/7/2006 Luật
Doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực, các công ti nhà nước thànhlập theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003
phải chuyên đổi thành công ti TNHH hoặc CTCP Sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 xác định chủ sở hữu và phân công phân cấp thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ti TNHH một thành viên do
nhà nước làm chủ sở hữu Ngày 15/11/2012, Chính phủ ban hành
Nghị định số 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyên, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp Tuy nhiên, các quy định pháp luật về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN chưa được luật hoá và chưa hoàn toàn rõ rang, cụ thê.
Luật Quản lí, sử dung von nhà nước dau tư vao sản xuât, kinh
Trang 28doanh tại doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày
26/11/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2015 đã phân định
rõ quyền và nghĩa vụ của các cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và các cá nhân là đại diện chủ sở hữu nhà nước trực tiếp tại DNNN trong việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp, quản lí, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và giám sát việc quản lí, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp Theo đó, đại diện chủ sở hữu nhà nước bao gồm:
a) Chính phú
Theo Luật Quản lí, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước trong việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lí vốn nhà nước tại DNNN thông qua các quyền, trách nhiệm sau:
- Quy định hình thức, nội dung, trình tự, thủ tục cơ cấu lại vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
- Ban hành điều lệ, sửa đổi, bố sung điều lệ đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;
- Quy định việc quản lí tài chính đối với doanh nghiệp, bao gồm: phương thức xác định vốn điều lệ; huy động vốn; đầu tư, xây dựng, mua, bán, quản lí, sử dụng tài sản cố định; quản lí nợ phải thu, nợ phải trả; đầu tư, chuyên nhượng vốn ra ngoài doanh nghiệp; phân phối lợi nhuận sau thuế, trích lập và sử dụng các quỹ của doanh nghiệp; bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp; thâm quyền ban hành quy chế tài chính của DNNN;
- Quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ được giao, kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với DNNN và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người quản lí doanh nghiệp, Kiểm soát viên; quy định việc
Trang 29giám sát, kiểm tra hoạt động đầu tư, quản lí, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; quy định việc công khai thông tin về hoạt
động của doanh nghiệp;
- Quy định về chế độ tuyên dụng, bố nhiệm, bổ nhiệm lại,
miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật của người quản lí doanh
nghiệp, kiểm soát vién;!
- Quy định về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của người quản lí doanh nghiệp, Kiểm soát viên;
- Quy định quy chế hoạt động của Kiểm soát viên;
- Quy định chế độ tuyên dụng, tiền lương, tiền thưởng và các quyền lợi khác của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động;
- Báo cáo Quốc hội tại kì họp cuối năm về hoạt động đầu tư, quản lí, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp của năm trước trong phạm vi toàn quốc.
b) Thi tướng Chính phủ
Điều 41 Luật Quản lí, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 quy định Thủ tướng Chính phủ có quyền, trách nhiệm sau:
- Quyết định đầu tư vốn nhà nước đề thành lập doanh nghiệp
! Người quản lí DNNN là người giữ chức danh, chức vụ tại công ti TNHH mộtthành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: Chủ tịch Hội đồngthành viên, Chủ tịch công ti, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổnggiám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Ké toán trưởng và chịu sự
quan lí chặt chẽ của nhà nước theo quy định tại Nghị định số 97/2015/NĐ-CP ngày
19/10/2015 Nghị định này quy định về thâm quyền quyết định, thâm định; kiêm
nhiệm; đánh giá, bồi dưỡng kiến thức; quy hoạch; bô nhiệm, bé nhiệm lại; từ
chức, miễn nhiệm, điều động, luân ghuyển; khen thưởng, kỉ luật; thôi việc, nghỉ
hưu và quản lí hồ sơ đối với người giữ chức danh, chức vụ tại DNNN.
Trang 30trong các trường hợp: Doanh nghiệp có tài sản hoạt động sản
xuất, kinh doanh được hình thành từ việc thực hiện dự án quan trọng quốc gia đã được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; Công ti me của tập đoàn kinh tế nhà nước và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước; Doanh nghiệp
thực hiện dự án có tiêu chí tương đương với dự án quan trọng
quốc gia, sau khi Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư;
- Quyết định những vấn đề sau đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập:
+ Tổ chức lại, chuyên đôi sở hữu và sắp xếp lại doanh nghiệp; + Quyết định vốn điều lệ khi thành lập và điều chỉnh vốn điều
lệ trong quá trình hoạt động;
+ Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển và kế hoạch sản xuất, kinh doanh 05 năm của doanh nghiệp;
+ Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật Chủ tịch Hội đồng thành viên.
- Phê duyệt đề án thành lập doanh nghiệp, đề án tông thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp đối với doanh nghiệp do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định thành lập;
- Quyết định chủ trương chuyền giao vốn nhà nước tại doanh
nghiệp giữa các cơ quan đại diện chủ sở hữu, giữa cơ quan đại
diện chủ sở hữu và doanh nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước.
c) Cơ quan đại diện chủ sở hữu
Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp
là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (gọi chung
là Bộ quản lí ngành), UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là UBND cấp tỉnh) được Chính phủ giao thực
Trang 31hiện quyên, trách nhiệm của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lí.
Quyên và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhànước đôi với DNNN, gôm:
- Quyết định đầu tư vốn nhà nước đề thành lập DNNN (trừ những doanh nghiệp thuộc thâm quyền của Thủ tướng Chính phủ);
- Đối với doanh nghiệp do mình quyết định thành lập, cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyền quyết định việc: Tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thé, phá sản; chuyên giao vốn nhà nước
tại doanh nghiệp giữa cơ quan đại diện chủ sở hữu và doanh
nghiệp có chức năng đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước sau khi được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương; Ban hành điều lệ, sửa đôi, bố sung điều lệ; quyết định, điều chỉnh vốn điều lệ; Phê duyệt chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hăng năm của doanh nghiệp; Bồ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, ki luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác của Chủ tịch va thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ti, Kiểm soát viên, người đại điện phần vốn nhà nước; quyết định quỹ tiền lương, thù lao hăng năm của người quản lí doanh nghiệp, Kiểm soát viên; Phê duyệt đề nghị của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công tỉ về việc bô nhiệm, bố nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp; Phê duyệt phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp; Cấp von dé thực hiện việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp sau khi được cấp có thâm quyền phê duyệt; Quyết định việc chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh
nghiệp tại CTCP, công ti TNHH hai thành viên trở lên trong
trường hợp giá trị chuyên nhượng thấp hơn giá trị ghi trên số sách
Trang 32kế toán của doanh nghiệp sau khi đã bù trừ dự phòng tổn thất vốn đầu tư; Quyết định chủ trương góp vốn, tăng, giảm vốn góp, chuyên nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp tại CTCP, công ti TNHH hai thành viên trở lên; quyết định chủ trương tiếp nhận
CTCP, công ti TNHH hai thành viên trở lên thành công ti con,
công ti liên kết của doanh nghiệp; Phê duyệt báo cáo tài chính, phương án phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp; Giam sát, kiểm tra, thanh tra việc quản lí, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển, việc tuyên dụng lao động, thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp; Có ý kiến về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan, tô chức khác có thâm quyền đối với hoạt động đầu tư, quản lí, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Đánh giá kết quả hoạt động, hiệu quả hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp; Đánh giá mức độ hoàn thành
nhiệm vụ trong quản lí, điều hành của người quản lí doanh nghiệp, Kiểm soát viên.
d) Người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp
nhà nước
Một trong những nguyên tắc đầu tư, quản lí và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp là việc quản lí von nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp phải thông qua người đại diện chủ sở hữu trực tiếp Các cá nhân được cơ quan nhà nước có thâm quyền bồ nhiệm vào Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ti là người dai diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp Luật Quản lí, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 đã quy định rõ quyền, trách nhiệm cũng như tăng cường tính tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của người đại diện chủ sở hữu nhà nước
tại doanh nghiệp Theo đó, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ti thực hiện quyên, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà
nước tại doanh nghiệp thông qua các công việc sau:
Trang 33- Đề nghị cấp có thâm quyền (Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu) quyết định việc điều chỉnh vốn điều lệ; sửa đổi, b6 sung điều lệ; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu, giải thể, phá sản doanh nghiệp; Hội đồng thành viên đề nghị cấp có thâm quyền bồ nhiệm, bồ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên.
- Quyét định sau khi cơ quan đại diện chu sở hữu phê duyệt về các nội dung sau: Chiến lược, kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm và kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp; Bồ nhiệm, bồ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc; Huy động vốn, đầu tư, xây dựng, mua, bán tài sản cô định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp, dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp; Góp vốn, tăng, giảm vốn góp, chuyển nhượng vốn đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại CTCP, công t¡ TNHH hai thành viên trở lên; Tiếp nhận
CTCP, công ti TNHH hai thành viên trở lên thành công ti con,
công ti liên kết của doanh nghiệp; Báo cáo tài chính; phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hằng năm của doanh nghiệp.
- Tự quyết định các nội dung sau: Quy chế quản lí nội bộ của doanh nghiệp; Tiền lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác đối với Tổng giám đốc hoặc Giám đốc, các chức danh khác do Hội đồng thành viên bổ nhiệm; Bồ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với Phó Tổng giám đốc hoặc Phó giám đốc, Kế toán trưởng; Quyết định hoặc ủy quyền cho Tổng giám đốc hoặc Giám đốc quyết định phương án huy động vốn, dự án đầu tư, xây dựng, mua, bán tải sản cô định thuộc thâm quyên.
- Quản lí, điều hành doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Trang 34- Chiu trách nhiệm trước co quan đại diện chủ sở hữu trong
quản lí, sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn; báo cáo kịp thời cơ quan đại diện chủ sở hữu khi doanh nghiệp hoạt động thua lỗ,
không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành nhiệm vụđược giao và những trường hợp sai phạm khác.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm gây ton thất vốn, tài sản của doanh nghiệp.
- Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ti thực hiện quyền, trách nhiệm khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ doanh nghiệp và
quy định khác của pháp luật có liên quan.
3 Quy định về cơ chế tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước
Sau khi Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 1995 được ban
hành, quản lí tài chính đối với DNNN thực hiện theo quy định tại Nghị định số 59/CP ngày 03/10/1996 ban hành Quy chế quản lí tài chính và hạch toán kinh doanh đối với DNNN và Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 sửa đổi, bố sung Nghị định số
59/CP ngày 03/10/1996 của Chính phủ Giai đoạn này, việc sử
dụng ngân sách nhà nước để đầu tư vốn thành lập mới DNNN hoặc bé sung vốn cho DNNN đang hoạt động theo hình thức cấp bồ sung vốn lưu động Việc cấp bổ sung vốn lưu động cho các DNNN trực tiếp từ ngân sách nhà nước hoặc cấp từ các khoản thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước để lại cho DNNN Các DNNN trong thời kì này thực hiện nộp tiền thu sử dụng vốn về ngân sách nhà nước là 5% từ lợi nhuận sau thuế.
Sau khi Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 có hiệu lực,
Chính phủ ban hành Quy chế quản lí tài chính của công tỉ nhà nước và quản lí vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác kèm theo Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 Quá trình
Trang 35thực hiện có những bất cap, hạn chế, nhiều điểm không phù hợp với thực tiễn như một số tổng công ti nhà nước đã huy động vốn để sản xuất kinh doanh gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu hoặc vốn điều lệ; đầu tư dàn trải vào những lĩnh vực ngành nghề không thuộc lĩnh vực kinh doanh chính, người đại diện vốn nhà nước tại nhiều DNNN chưa làm đúng, đủ trách nhiệm, Vì vậy, sau 04 năm thực hiện Quy chế quản lí tài chính công ti nhà nước và quản lí vốn nhà nước đầu tư ở doanh nghiệp khác, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 thay thế Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 Theo quy định tại Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009 của Chính phủ, việc quản lí vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp cơ bản được thay đổi theo hướng DNNN được quyền chủ động sử dụng vốn nha nước giao dé dau tu vao hoat động san xuat, kinh doanh; chiu trách nhiệm về bảo toàn, phát triển vốn, hiệu quả sử dung vốn; được quyền quyết định hợp đồng vay vốn có giá trị lớn bằng 3 lần vốn điều lệ; được quyền sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản li của công ti dé đầu tư ra ngoài theo quy định của pháp luật; Công ti nhà nước phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính của công ti Tổng mức dau tư ra ngoài công ti nhà nước (bao gồm đầu tư ngắn hạn và dai hạn) không vượt quá mức vốn điều lệ Đối với hoạt động dau tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hang, bảo hiểm, chứng khoán, công ti nhà nước chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp; mức vốn đầu tư không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận gop von; mire von gop của công ti mẹ va các công ti con
trong tong công ti, tập đoàn không vượt quá mức 30% vốn điều lệ
của tô chức nhận vốn góp Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; Phân phối lợi nhuận được gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả xếp loại doanh
Trang 36nghiệp Các doanh nghiệp có đặc thù về cơ cấu vốn được điều chỉnh bồ sung cơ chế phân phối lợi nhuận Tuy nhiên, một số quy định trong quản lí tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu như: vấn đề về vốn điều lệ; việc huy động vốn; đầu tư ra ngoài, đặc biệt là đầu tư vào những lĩnh vực nhạy cảm (chứng khoán, bất động sản, tài chính ngân hàng, bảo hiểm); phân phối lợi nhuận sau thuế cũng bộc lộ những bắt cập.
Khắc phục những hạn chế về quản lí vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp trong Nghị định số 09/2009/NĐ-CP, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lí tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013 của Chính phủ có những nội dung cơ bản và những điểm mới so với các quy
định trước đây như:
- Quy định về “Nguyên tắc, hình thức, điều kiện và thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp” Trong đó, đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp dé tạo ra ngành, lĩnh vực cung cap sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; đảm bảo phục vụ quốc phòng, an ninh; thực hiện điều tiết nền kinh tế và 6n định kinh tế vĩ mô mang tính chiến lược trong từng giai đoạn;
- Quy định về “Vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác”: Trước đây, vốn nhà nước không chỉ quy định có tại các công tỉ nhà nước (nay là công ti TNHH một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ), mà vốn nhà nước còn quy định đến tận các công ti con, công ti liên kết hoặc có thé đến tận “công ti
' Chính phủ, Báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng cơ chế, chính sách và hoạt
động của doanh nghiệp nhà nước, tr 4.
Trang 37cháu” của công ti mẹ Nghị định số 71/2013/NĐ-CP đã quy định vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác là vốn do Bộ quản lí ngành, UBND cấp tỉnh trực tiếp là chủ sở hữu đầu tư tại doanh nghiệp khác; còn vốn của doanh nghiệp đầu tư vào công ti con, công ti liên kết gọi là vốn của doanh nghiệp dau tư vào
doanh nghiệp khác.
- Quy định về “Huy động vốn” của doanh nghiệp do nhà nước nam giữ 100% vốn điều lệ đã có nhiều thay đổi Trước đây, các doanh nghiệp được huy động vốn tối đa không quá 3 lần “vốn điều lệ” Các doanh nghiệp có nhu cầu huy động vượt quá 3 lần vốn điều lệ phải báo cáo chủ sở hữu xem xét, quyết định Tuy nhiên, việc sử dụng tiêu chí “vốn điều lệ” làm mốc dé khống chế mức huy động vốn có những bắt cập, đó là: vốn điều lệ của doanh nghiệp là mức vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn vốn hợp pháp để bổ sung cho đủ vốn điều lệ được phê duyệt Thông thường, vốn điều lệ luôn cao hơn vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp (nhiều doanh nghiệp trước đây có mức von điều lệ lớn trên 2 lần vốn chủ sở hữu thực có của doanh nghiệp) Vì vậy, việc sử dụng vốn điều lệ để khống chế mức huy động vốn tối đa sẽ làm cho mức dư nợ vay của doanh
nghiệp càng vượt xa khả năng thanh toán của doanh nghiệp, trong
khi phạm vi TNHH của doanh nghiệp lại là vốn của chủ sở hữu đầu tư tại doanh nghiệp Không ít doanh nghiệp hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh kém, làm mắt vốn nhà nước (16 luỹ kế), sau quá trình hoạt động vốn chủ sở hữu thấp hơn vốn điều lệ (hoặc vốn nhà nước), nếu cho phép những doanh nghiệp này được huy động vốn trên mức “vốn điều lệ” sẽ không đảm bảo được khả năng trả nợ của doanh nghiệp Vì vậy, để các doanh nghiệp huy động vốn đúng với thực lực tình hình tài chính tại thời điểm huy động vốn, Chính phủ quy định các doanh nghiệp
Trang 38được quyền chủ động huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo hệ số nợ phải trả trên ‘ Sa 3:3
“vốn chủ sở hữu” của doanh nghiệp không vượt quá 3 lần Đối với doanh nghiệp có nhu cầu huy động vốn vượt quy định dé đầu tư các dự án quan trọng phải báo cáo chủ sở hữu xem xét, quyết định trên cơ sở các dự án huy động vốn phải đảm bảo khả năng trả nợ và có hiệu quả.
- Quy định về “Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp”: Trước đây, công ti nhà nước được phép đầu tư ra ngoài ngành nghề kinh doanh chính tối đa 30% tổng nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp Riêng đối với hoạt động đầu tư góp vốn vào các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, công ti nhà nước chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp; mức vốn đầu tư không vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp vốn, nhưng phải đảm bảo mức vốn góp của công ti me và các công ti con trong tập đoàn, tổng công ti không vượt quá mức 30% vốn điều lệ của tổ chức nhận vốn góp Tuy nhiên, do năng lực, quản trị của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế, sức cạnh tranh chưa mạnh; trong khi nguồn vốn dé đầu tư vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp theo nhiệm vụ của chủ sở hữu giao còn thiếu, thì nhiều doanh nghiệp lại sử dụng một phần nguồn vốn của doanh nghiệp để đầu tư vào một số lĩnh vực có tính chất rủi ro cao như: ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, quỹ đầu tư, bất động sản; đặc biệt có những doanh nghiệp đầu tư vào nhiều
doanh nghiệp trong một lĩnh vực Vì vậy, Chính phủ đã quy định
các doanh nghiệp phải tập trung vốn đầu tư vào những ngành nghề kinh doanh chính được chủ sở hữu giao, đảm bảo hoạt động
đúng mục tiêu nhà nước.
- Quy định về “Phân phối lợi nhuận”: Trước đây, lợi nhuận của các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, chia lãi cho các thành viên
Trang 39góp vốn, bù dap các khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế, trích quỹ dự phòng tài chính, quỹ đặc biệt đối với doanh nghiệp đặc thù; lợi nhuận còn lại được chia theo tỉ lệ giữa vốn nhà nước đầu tư và vốn doanh nghiệp tự huy động Doanh nghiệp chỉ được sử dụng phần lợi nhuận được chia theo vốn tự huy động dé trích lập quỹ dau tư phát triển, quỹ thưởng ban quản lí điều hành và 02 quỹ khen thưởng, phúc lợi Quy định này đã nảy sinh bất cập, đó là: nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu băng vốn nhà nước đầu tư, vốn tự huy động ít hoặc không có; khi phân phối lợi nhuận sau thuế, do vốn tự huy động ít hoặc không có dẫn đến không có nguồn để
trích 02 quỹ khen thưởng, phúc lợi và quỹ thưởng ban quản lí
điều hành, mặc dù doanh nghiệp hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Vì vậy, nhăm đảm bảo hài hoà lợi ích của Nhà
nước, doanh nghiệp và người lao động, Chính phủ đã quy địnhlợi nhuận của doanh nghiệp sau khi thực hiện nghĩa vụ với ngân
sách nhà nước sẽ cho phép các doanh nghiệp trích lập quỹ đầu tư phát triển; quỹ khen thưởng, phúc lợi và quỹ thưởng viên chức quản lí doanh nghiệp theo mức hoàn thành nhiệm vụ Phần lợi nhuận còn lại, Nhà nước sẽ thu về để đảm bảo được mục tiêu Nhà nước thu hồi một phần vốn nhà nước đã đầu tư vào doanh nghiệp, nhằm mục đích tiếp tục đầu tư phát triển doanh nghiệp.
Kế thừa và b6 sung quy định của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lí tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Luật Quản lí, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp năm 2014 đã dành Chương III gồm 14 điều (từ Điều 22 đến Điều 35) quy định về quản lí, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp do nhà nước năm giữ 100% vốn điều lệ Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 quy định chỉ tiết việc đầu tư vốn nhà nước vào
Trang 40doanh nghiệp, quản lí tài chính đối với DNNN (được sửa đôi, bố sung bởi Nghị định số 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018), bao gồm: quy định đầu tư vốn dé thành lập doanh nghiệp, đầu tư bổ sung von điều lệ đối với DNNN đang hoạt động với các quy định cụ thé về phạm vi đầu tư vốn nhà nước, thẩm quyền quyết định đầu tư vốn nhà nước, trình tự thủ tục đầu tư vốn nhà nước.
4 Quy định về giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp nhà nước
Dé tăng cường công tác quản lí vốn, tài sản của DNNN, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 271/2003/QD-TTg ngày 31/12/2003 về Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả của DNNN, Quyết định số 224/2006/QD-TTg ngày 06/10/2006 về Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả của DNNN thay thế cho Quyết định số 271/QĐ-TTg và Quyết định số 169/2007/QD-TTg ngày 08/11/2007 về Quy chế giám sát đối với DNNN kinh doanh
thua lỗ, hoạt động không có hiệu quả.
Các quy chế này được ban hành với mục đích giám sát nhằm năm bắt kip thời thực trạng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp dé giúp doanh nghiệp khắc phục ton tại, hoàn thành mục tiêu va kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh, đồng thời góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật Việc đánh giá hoạt động của doanh nghiệp nhằm phân loại doanh nghiệp và có các biện pháp khuyến khích, động viên về vật chất, tinh thần đối với những doanh nghiệp và người quản lí, điều hành doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, xử lí kịp thời đối với những doanh nghiệp và người quản lí, điều hành doanh nghiệp yếu kém.
Trong quá trình thực hiện, những quy định nêu trên đã bộc lộ
một số hạn chế chưa đạt được mục tiêu của hoạt động giám sát đối với DNNN, ngày 25/6/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị