Trong năm học, thời gian ôn tập môn xã hội sử ,địa,giáo dục công dân không nhiều bằng so với các môn khác trong trường.Thứ hai điểm đầu vào của học sinh nhà trường không cao bằng các trư
Trang 1MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1 Mô tả giải giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 3
2.2 Hướng dẫn học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thúc
kĩ năng địa lý 12
18
2.3 Hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam 23
2.4 Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến kĩ năng
làm việc với bảng số liệu và biểu đồ
27
IV Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền 59
Trang 2BÁO CÁO SÁNG KIẾN
I Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến
Trường THPT Trần Nhân Tông là ngôi trường trẻ mới thành lập không lâu, đến nay đã đào tạo được 16 khóa học sinh Mặc dù chất lượng đầu vào của nhà trường ở mức trung bình có năm điểm tuyển sinh đầu vào chỉ mức điểm sàn của Sở GD – ĐT quy định Năm học 2021 – 2022 trong kì thi tốt nghiệp THPT nhà trường xếp thứ 26, môn Địa lí nhà trường xếp thứ 16 trong toàn tỉnh về điểm thi tốt nghiệp THPT, môn Địa lí có học sinh đạt điểm 9,75 Là trường trẻ, chất lượng đầu vào thấp hơn so với các trường khác trong huyện và trong tỉnh, đạt được kết quả như vậy là sự nỗ lực cố gắng tâp thể giáo viên và học sinh
Cũng như nhiều trường khác học sinh không học được ban tự nhiên mới chuyển sang đăng kí học ban xã hội Trong năm học, thời gian ôn tập môn xã hội sử ,địa,giáo dục công dân không nhiều bằng so với các môn khác trong trường.Thứ hai điểm đầu vào của học sinh nhà trường không cao bằng các trường khác vì vậy để nâng cao chất lượng bộ môn là điều trăn trở của giáo viên nhóm Địa lí.Việc nâng cao chất lượng bộ môn cũng là cách khẳng định nhà trường để thu hút học sinh có lực học khá, giỏi ở các trường THCS lân cận thi vào trường
Bên cạnh bài thi đánh giá năng lực do các trường Đại học tổ chức thì kì thi tốt nghiệp THPT là kì thi quan trọng đối với các em học sinh lớp 12 Kết quả thi tốt nghiệp THPT là cơ sở để các em xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, mở ra những dự định hướng đi mới cho tương lai quả các em Do vậy chuẩn bị nội dung ôn tập thi tốt nghiệp THPT, nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT là điều kiện vô cùng quan trong.Xuất phát từ
thực tế ôn tập tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả
ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí tại trường THPT Trần Nhân Tông ”
Trang 3II Mô tả giải pháp
1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
Bắt đầu từ năm học 2016 – 2017 Bộ giáo dục đào tạo đã tổ chức thi theo
hình thức trắc nghiệm khách quan với một lựa chọn đúng đối với bộ môn Sử, Địa, GDCD Cũng bắt đầu từ năm học 2016 – 2017 theo Quy chế thi, người đã học xong chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT trong năm tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia (sau này là kì thi tốt nghiệp THPT) có nhu cầu dự thi thì phải
dự thi 04 bài thi, gồm 03 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 01 bài thi tổ hợp do thí sinh tự chọn Tại trường THPT Trần Nhân Tông số lượng thí sinh đăng kí ôn tập và dự thi tổ hợp xã hội trong đó có môn Địa chiếm hơn 60%
số học sinh toàn trường Ngay từ năm học 2016 – 2017, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công nhiệm vụ giảng dạy và ôn tập thi tốt nghiệp THPT cho học sinh khối 12 của trường THPT Trần Nhân Tông, qua thời gian giảng dạy tôi thấy
Bên cạnh những học sinh chăm học, có nguyện vọng sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT các môn Văn –Sử - Địa để xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng Nhiều học sinh đăng kí bài thi tổ hợp xã hội ( Sử - Địa - GDCD ) đa
số là học sinh có lực học trung bình, trung bình yếu không học được tổ hợp khoa học tự nhiên mới chuyển sang tổ hợp khoa học xã hội Nhiều học sinh còn chưa chăm học, chưa tự giác trong học tập, nhận thức chưa nhanh Về phía giáo viên,
đa phần vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình, học sinh thì ngồi thụ động lắng nghe và ghi chép Vì vậy học sinh chỉ tập trung học được một khoảng thời gian nên hiệu quả học tập chưa cao Hơn nữa thời gian ôn tập trên lớp không nhiều, các em còn phải học nhiều môn học trong một ngày,nhiều em mục đích chỉ cần
đỗ tốt nghiệp, vì vậy nhiều em chán học, lười học dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả học tập
Từ những thực tế trên,với danh dự của bản thân, trách nhiệm với nhà trường, với phụ huynh và học trò, tôi luôn trăn trở làm thế nào tìm ra biện pháp hiệu quả nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí
Trang 42 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1 Xây dựng kế hoạch ôn tập của nhóm Địa lí
Việc xây dựng kế hoạch ôn tập dựa vào các văn bản chỉ đạo của Sở, nhà trường đề thi minh họa tốt nghiệp THPT của năm học, đề thi tốt nghiệp THPT qua các năm của Bộ giáo dục và đào tạo
a, Thời gian ôn tập
- Thời gian ôn tập diễn ra trong năm học
- Phân công nhóm cụ thể sau:
+ Năm học 2021 – 2022 do đồng chí Duyên nghỉ chế độ thai sản nên một mình tôi dạy 4 lớp 12
+ Năm học 2022 – 2023, nhóm phân công đồng chí Thúy dạy địa 12A2 và 12A4 Đồng chí Duyên dạy địa 12A5 và 12A6
b, Về kiến thức, phương pháp
- Nhóm Địa đã thảo luận và thống nhất nêu ra khung kiến thức và các vấn
đề trọng tâm trong giai đoạn ôn tập tốt nghiệp THPT
- Dựa trên cấu trúc minh họa đề thi tốt nghiệp THPT, đề thi tốt nghiệp THPT các năm của Bộ, nhóm địa đã lập kế hoạch ôn tốt nghiệp
- Kế hoạch ôn tốt nghiệp của nhóm Địa năm 2023: Dựa trên ma trận đề
minh họa của Bộ Giáo dục & đào tạo ngày 01/03/2023
MA TRẬN ĐỀ THAM KHẢO THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023
Trang 5Lớp Phần Đơn vị bài học Mức độ Tổng số câu
Vấn đề phát triển nông nghiệp 1 Vấn đề phát triển thủy sản và
Cơ cấu ngành công nghiệp 1 Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm 1 Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc 1 Vấn đề phát triển thương mại
1
Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Duyên hải Nam Trung
Bộ
1
Trang 6Lớp Phần Đơn vị bài học Mức độ Tổng số câu
Vấn đề khai thác thế mạnh ở
Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ 1 Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
1
Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh, quốc phòng ở BĐ và các đảo, quần đảo
Atlat Địa lí VN_Trang 9 1 Atlat Địa lí VN_Trang 10 1 Atlat Địa lí VN_Trang 13 1 Atlat Địa lí VN_Trang 15 1 Atlat Địa lí VN_Trang 17 1 Atlat Địa lí VN_Trang 19 1 Atlat Địa lí VN_Trang 21 1 Atlat Địa lí VN_Trang 22 1 Atlat Địa lí VN_Trang 23 1 Atlat Địa lí VN_Trang 25 1 Atlat Địa lí VN_Trang 26 1 Atlat Địa lí VN_Trang 27 1 Atlat Địa lí VN_Trang 28 1
Trang 7Lớp Phần Đơn vị bài học Mức độ Tổng số câu
- Kiến thức Địa lí có 21 câu, gồm các chuyên đề (Địa lí tự nhiên- 4 câu , Địa lí dân cư – 2 câu, Địa lí ngành kinh tế - 7 câu, Địa các vùng kinh tế - 8 câu )
- Kĩ năng Địa lí có 19 câu trong đó có 15 câu Atlat, 2 câu kĩ năng bảng số liệu, 2 câu kĩ năng biểu đồ
- Chủ yếu là nhận biết, thông hiểu (75%); vận dụng và vận dụng cao (25%) Cụ thể:
+ Mức độ nhận biết: có thay đổi, năm 2022 có 20 câu (50%) đề tham khảo năm 2023 là 22 câu (55%)
+ Mức độ thông hiểu: Không thay đổi, năm 2022 có 8 câu (20%) đề tham khảo năm 2023 vẫn là 8 câu (20%)
+ Mức độ vận dụng: Có thay đổi, năm 2022 có 8 câu (20%) đề tham khảo năm 2023 là 6 câu (15%)
+ Mức độ vận dụng cao: Không thay đổi, năm 2022 có 4 câu (10%) đề
tham khảo năm 2023 vẫn là 4 câu (10%)
Trang 8- Câu hỏi được xếp mức độ khó tăng dần,đảm bảo 2 mức độ phù hợp mục
tiêu của kì thi Tốt nghiệp và xét tuyển Đại học.75 % mức độ nhận biết và thông
hiểu và 25 mức độ vận dung, vận dụng cao
- Phần nâng cao tập trung 2 chuyên đề Địa lí các ngành kinh tế và Địa lí các vùng kinh tế từ câu 71 trở đi mức độ khó có tăng lên gắn liền câu hỏi tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa và tác động
=> Qua việc phân tích ma trận, GV có thể soạn theo các chuyên đề ôn tập
Chuyên đề Tiết Nội dung ôn tập Phương pháp
+Rèn luyện kĩ năng tính toán
từ biểu đồ,bảng số liệu, rút ra được nhận xét cần thiết
- Kỹ năng làm việc biểu đồ + Biết được hệ thống và nhận dạng biểu đồ,cách phân loại biểu đồ
+ Hiểu được khi lựa chọn biểu đồ hợp lí, chính xác thì cần dựa vào yêu cầu của đề bài, bảng số liệu
- Gíao viên giao bài tập trắc nghiệm chuyên đề bảng số liệu cho học sinh, yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập
- Trên lớp giáo viên chữa bài tập cho học sinh dưới nhiều hình thức(
hỏi - đáp, tổ chức trò chơi, )
Tiết 3, 4 - Một số dạng bài liên quan
đến bảng số liệu và biểu đồ trong đề thi Tốt nghiệp THPT
Trang 9+Hình thành và rèn luyện kĩ năng cơ bản khi khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
làm các bài tập trắc nghiệm chuyên đề Atlat giáo viên giao
Tiết 6 - Hướng dẫn khai thác Atlat
Địa lí Việt Nam trong đề thi THPT Môn Địa lí
+ Rèn luyện cho HS nhận biết thông tin, phân tích bảng
số liệu, biểu đồ trong Atlat địa lí
- GV chữa bài tập trắc nghiệm cho học sinh dưới nhiều hình thức(
hỏi - đáp, tổ chức trò chơi, )
-Yêu cầu học sinh hàng tuần luyện đề thi thử tốt nghiệp THPT trên ứng SHub Classroom,
sử dụng phần mềm Azota
Tiết 7, 8 - Làm bài tập trắc nghiệm sử
dụng Atlat trong đề thi tốt nghiệp THPT
+ Vị trí địa lí + Đất nước nhiều đồi núi + Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm
- Giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống hóa kiến thức cơ bản dưới dạng sơ đồ tư duy vào trong vở ghi
- Dựa vào Átlat và kiến thức đã học
-Kết hợp Atlat khai thác nội dung kiến thức
Trang 10Classroom, sử dụng phần mềm Azota
-GV chữa bài tập trắc nghiệm cho học sinh dưới nhiều hình thức(
hỏi - đáp, tổ chức trò chơi, )
-Yêu cầu học sinh hàng tuần luyện đề thi thử tốt nghiệp THPT trên ứng SHub Classroom,
sử dụng phần mềm Azota.Giáo viên yêu cầu học sinh làm nhiều lần
để sao cho có thể đạt điểm tuyệt đối
và ôn luyện kiến thức, thành thạo kĩ năng
- Lưu ý bài 2, 14,15
Tiết
11,12
- Hướng dẫn học sinh làm các bài tập trắc nghiệm chuyên đề Địa lí tự nhiên
Trang 11Địa lí dân
cư ( 2 tiết )
Tiết 13,14
- Củng cố và mở rộng kiến thức và kĩ năng chuyên đề Địa lí dân cư
- Vận dụng để giải quyết các câu trắc nghiệm khách quan liên quan đến chủ đề Địa lí dân cư
- Giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống hóa kiến thức cơ bản dưới
sơ đồ tư duy vào trong vở ghi
-Dựa vào Átlat và kiến thức đã học giáo viên giao bài tập trắc nghiệm cho học sinh làm thông qua các ứng dụng Quizizz, ứng
Classroom, sử dụng phần mềm Azota
-GV chữa bài tập trắc nghiệm cho học sinh dưới nhiều hình thức(
hỏi - đáp, tổ chức trò chơi, )
-Hàng tuần yêu cầu học sinh luyện
đề thi thử tốt nghiệp THPT trên
Kết hợp Atlat để khai thác nội dung kiến thức
Trang 12ứng dụng SHub Classroom, sử dụng phần mềm Azota ( ít nhất mỗi tuần luyện 3 đề thi )
đề địa lí các ngành kinh tế
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
+Vận dụng để giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm của chuyên đề
- Giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống hóa kiến thức cơ bản dưới
sơ đồ tư duy vào trong vở ghi
-Yêu cầu học sinh hàng tuần luyện đề thi thử tốt nghiệp THPT trên ứng SHub Classroom,
sử dụng phần mềm Azota
-GV chữa bài tập trắc nghiệm cho học sinh dưới nhiều hình thức(
hỏi - đáp, tổ chức trò chơi, )
-Kết hợp Atlat để khai thác nội dung kiến thức -Liên hệ địa lí vùng kinh tế
Tiết 17,
18
- Củng cố và mở rộng kiến thức, kĩ năng của chuyên đề + Một số vấn đề phát triển
và phân ngành ngành nông nghiệp (Điều kiện phát triển, tình hình phát triển, phân bố của các ngành)
+ Vận dụng để giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm của chuyên đề
Tiết 19,
20
- Củng cố và mở rộng kiến thức kĩ năng của chuyên đề
Trang 13+Một số vấn đề phát triển và phân ngành ngành công nghiệp(Điều kiện phát triển, tình hình phát triển, phân bố của các ngành )
+Vận dụng để giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm của chuyên đề
Tiết 21,
22
Củng cố và mở rộng kiến thức, kĩ năng của chuyên đề
- Một số vấn đề phát triển và phân ngành ngành dịch vụ (Điều kiện phát triển, tình hình phát triển, phân bố của các ngành)
-Vận dụng để giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm của chuyên đề
+ Trung du miền núi Bắc Bộ
và Tây Nguyên (Vấn đề nổi bật của từng vùng, điều kiện phát triển, hiện trạng, phân
-Kết hợp Atlat để khai thác nội dung kiến
Trang 14bố,ý nghĩa ) +Vận dụng để giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm của chuyên đề địa lí vùng kinh tế ( chú ý câu hỏi mức độ vận dụng và vận dụng cao )
thức -Liên hệ địa lí ngành kinh tế -Câu hỏi mức
độ vận dụng, vận dụng cao
Tiết 25,
26
-Củng cố và mở rộng kiến thức kĩ năng của chuyên đề + Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐB Sông Hồng và vấn đề cải tạo
và sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long (Vấn đề nổi bật của từng vùng, điều kiện phát triển, hiện trạng, phân bố,ý nghĩa) + Vận dụng để giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm của chuyên đề
Tiết 27,
28
- Củng cố và mở rộng kiến thức kĩ năng của chuyên đề
Trang 15+ Vấn đề phát triển kinh tế
xã hội ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
(Vấn đề nổi bật của từng vùng, điều kiện phát triển, hiện trạng, phân bố,ý nghĩa) + Vận dụng để giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm của chuyên đề
Tiết 29,
30
- Củng cố và mở rộng kiến thức ,kĩ năng của chuyên đề + Vấn đề chuyển dịch lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ
+ Vấn đề phát triển kinh tế,
an ninh, quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo (Vấn đề nổi bật của từng vùng, điều kiện phát triển, hiện trạng, phân bố,ý nghĩa) + Vận dụng để giải quyết các câu hỏi trắc nghiệm khách quan
- Hướng dẫn HS làm bài tập trắc nghiệm của chuyên đề
Trang 16Luyện đề
thi (6 tiết )
Tiết 31 đến tiết
36
- Làm đề thi thử tốt nghiệp THPT và chữa đề thi
-Yêu cầu học sinh hàng tuần luyện đề thi thử tốt nghiệp THPT trên ứng SHub Classroom,
sử dụng phần mềm Azota
-GVchữa đề thi cho học sinh dưới nhiều hình thức ( hỏi - đáp, tổ chức trò chơi, )
Bản thân giáo viên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT thông qua hình thức dạy học trực tuyến trên truyền hình, internet bộ môn Địa lí của các trường, các tỉnh.Trên lớp học tôi thường xuyên kiểm tra sĩ số, kiểm tra sách vở (Aatlat, vở ghi ), bài tập về nhà của học sinh Củng cố cho học sinh nắm vững những kiến thức, kĩ năng cơ bản trong chương trình cấp trung học phổ thông, tập trung chủ yếu ở chương trình lớp 12
Trong quá trình giảng dạy tôi tiến hành rà soát,phân loại đối tượng học sinh, có giáo án phù hợp với từng đối tượng học sinh Quan tâm sát sao đến những học sinh lực học yếu, có biện pháp động viên giúp đỡ để các HS này tiến
bộ, tiện ra bài tập phù hợp mức độ và kiểm tra nhắc nhở.Giáo viên dạy tăng
Trang 17cường miễn phí cho các em sau các buổi ôn tập buổi chiều Chú ý bồi dưỡng những học sinh có năng lực bộ môn, học sinh có NV xét tuyển ĐH – CĐ Tăng cường hướng dẫn học sinh tự ôn tập, kiểm tra, đánh giá kết quả ôn tập của học sinh này, khai thác và sử dụng các phần mềm, trang web dữ liệu ôn tập, kiểm tra đánh giá trực tuyến
Trong giai đoạn ôn tập tốt nghiệp cuối tháng 5 và tháng 6 phần kiến thức
cơ bản tôi yêu cầu học sinh lập sơ đồ tư duy kiến thức thuận tiện cho việc ôn tập Tôi giao câu hỏi trả lời ngắn yêu cầu học sinh dựa vào sách khoa, vở ghi trên lớp để làm các câu hỏi trả lời ngắn Trên lớp yêu cầu các em trình bày đáp
án, sau đó tôi chữa, bổ sung và chuẩn kiến thức cho các em Nhiều em học sinh
có ý thức học tập ,hoàn thành tốt nhiệm vụ tôi giao, nhưng vẫn còn học sinh lười không làm bài tập về nhà,giáo viên phải nhắc nhiều nhở nhiều lần
Trong giai đoạn ôn tốt nghiệp cuối năm do đặc điểm thời tiết nắng nóng, tâm lí uể oải, năm nay lại hay mất điện nên tôi kết hợp các phương án kiểm tra học sinh Giao bài tập online, kiểm tra trực tiếp, em học sinh nào làm tốt thì động viên khen ngợi và thưởng Em học sinh nào chưa có sự tiến bộ, chưa hoàn thành các nhiệm vụ theo yêu cầu, tôi nhắc nhở và yêu cầu sau ca 3 buổi chiều ở lại làm, cô hướng dẫn trò trực tiếp làm
Để nhóm Địa có kết quả tốt thì cần có sự hợp tác và cố gắng của tất cả giáo viên trong nhóm Địa và học sinh của các lớp học ban xã hội Nhóm Địa đã soạn chung ngân hàng đề dùng cho cả 4 lớp học sinh, tùy theo mức độ nhận thức của từng học sinh của các lớp mà sẽ điều chỉnh, chú trọng vào câu hỏi theo mức
độ phù hợp với năng lực nhận thức học sinh lớp mình
Đối với học sinh khá,giỏi có nguyện vọng xét tuyển vào CĐ, ĐH (Tổ hợp môn có môn Địa lí) Giáo viên soạn giáo án, bài tập, đề kiểm tra, hướng dẫn học sinh ôn tập, rèn luyện kĩ năng và làm bập trắc nghiệm thành thạo ở mức độ nhận biết, thông hiểu sau đó làm bài tập mức độ vận dụng và vận dung cao dựa
trên cấu trúc đề thi minh họa đề tốt nghiệp THPT năm đó
Giáo viên dạy tăng cường miễn phí thêm cho các học sinh vào sau buổi chiều ôn tập để tăng cường ôn tập các câu hỏi mức độ vận dụng, vận dụng cao
Trang 18(Địa lí vùng kinh tế,ngành kinh tế, địa lí tự nhiên ),chữa và định hướng ôn tập một số đề thi đánh giá năng lực của các trường Đại học Sư phạm Hà Nội, ĐH Quốc Gia,….hoặc dựa trên cơ sở đề tham khảo thi thử tốt nghiệp THPT của các
sở, đề tốt nghiệp THPT qua các năm của Bộ GD- ĐT, đề thi ở lớp Tập huấn ôn thi TN do Sở tổ chức Chia sẻ các trang web, phần mềm ôn thi tốt nghiệp THPT cho học sinh: onluyen.vn; vioedu.vn, k12online
Đối với học sinh trung bình, yếu (chỉ có nguyện vọng xét tốt nghiệp THPT) GV soạn giáo án, bài tập trắc nghiệm tập trung vào các kiến thức, kĩ
năng thuộc mức độ nhận biết, thông hiểu dựa trên cấu trúc đề minh họa thi tốt nghiệp THPT năm 2023.Đặc biệt chú ý kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat Địa lí cho học sinh Kĩ năng nhận dạng biểu đồ, tính toán, xử lí số liệu vì kĩ năng này mặc dù thuộc mức độ vận dụng nhưng qua kinh nghiệm bản thân nếu học sinh
trung bình yếu sinh hiểu bản chất thì vẫn làm được câu này
Giáo viên viên kiểm tra thường xuyên và lặp lại các dạng bài tập, muốn làm được điều này cần sự nỗ lực và cố gắng, của giáo viên, học sinh và có thời gian.Hơn nữa ban giám hiệu nhà trường, giáo viên cũng quan tâm, động viên, khích lệ học sinh trong quá trình ôn thi tốt nghiệp THPT
2.2 Hướng dẫn học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức kĩ năng Địa lí 12
a, Kĩ năng đọc hiểu kĩ sách giáo khoa
- Để nắm chắc kiến thức cơ bản thì một trong những yếu tố quyết định là giáo viên hướng dẫn học sinh kĩ năng đọc hiểu sách giáo khoa
- Điều đầu tiên học sinh cần đọc hiểu kĩ sách giáo khoa Kiến thức phần
lớn lấy từ trong sách giáo khoa các em cần phải đọc và hiểu sách giáo khoa theo
sự hướng dẫn của giáo viên Đây là kiến thức cơ bản, nền tảng của mọi đề thi
Để sử dụng sách giao khoa một cách hiệu quả trước tiên giáo viên cần hệ thống được kiến thức trong từng chủ đề, từng bài cụ thể dưới dạng sơ đồ tư duy Mỗi bài giáo viên giúp học sinh hệ thống xem có bao nhiêu nội dung chính, mỗi ý chính có bao nhiêu ý phụ Học sinh dùng bút nhớ để tô đậm những phần kiến thức, ý chính quan trọng
Trang 19- Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập từ ôn tổng thể đến ôn tập chi tiết các bài
- Cần nắm chắc kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức kĩ năng và trên chuẩn, chú ý các nội dung dung giảm tải của Bộ
- Nắm chắc kiến thức của tất cả các chủ đề vì thi trắc nghiệm kiến thức các chủ đề sẽ phổ rộng hơn, vì vậy học sinh phải chú ý tất cả các bài ôn tập theo sự hướng dẫn của giáo viên dựa trên ma trận đề tham khảo của Bộ
- Ngoài đọc hiểu sách giáo khoa thì giáo viên và học sinh cần liên hệ thực tiễn, nhưng vấn đề mang tính thời sự trong quá trình học tập để vận dụng vào làm đề thi Ngay từ khi học sinh bước vào lớp 10 tôi thường khuyến khích học sinh xem bản tin thời sự trên kênh VTV Đài truyền hình Việt Nam lúc 19h tối hàng ngày
b, Hướng dẫn học sinh ôn tập theo các chuyên đề
- Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh cần ôn tập theo chuyên đề, hệ
thống và củng cố, hoàn thiện kiến thức, kĩ năng của các chuyên đề Dựa vào ma trận đề thi tham khảo của Bộ, tôi hướng dẫn học sinh ôn tập theo các chuyên đề địa lí :
1 Chuyên đề địa lí tự nhiên
2 Chuyên đề địa lí dân cư
3 Chuyên đề địa lí các ngành kinh tế
4 Chuyên đề địa lí các vùng kinh tế
5 Chuyên đề kĩ năng làm việc bảng số liệu, biểu đồ
6 Chuyên đề kĩ năng khai thác và sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam
- Bước 2: Khi ôn tập nội dung lí thuyết ( địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa
lí các ngành kinh tế, địa lí các vùng kinh tế ) tôi thường hướng dẫn học sinh viết sơ đồ tư duy kiến thức của các bài với nội dung cốt lõi kiến thức của mỗi chuyên đề Sau đó tôi bổ sung và chuẩn kiến thức cho các em, mỗi mạch sơ đồ
tư duy kiến thức ngắn gọn, mỗi ý gắn liền một câu trắc nghiệm
Trang 23- Bước 3: Yêu cầu học sinh dành nhiều thời gian ôn tập lại nhiều lần những
nội dung đã được học, viết lại sơ đồ tư duy xem mình nhớ được những gì, cái gì chưa nhớ Có thể dán sơ đồ tư duy quanh phòng học của mình, hoặc chỗ mình hay ngồi quan sát,nhìn để cho nhớ lâu
Tôi thường cho học sinh làm những câu hỏi điền khuyết, trả lời ngắn trên ứng dụng Quizizz hoặc trả lời trực tiếp các câu hỏi ngắn
2.3 Hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
Với 40 câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp THPT thì các câu hỏi trực tiếp sử dụng Atlát ( Dựa vào Atlat trang… ) chiếm khoảng 15 câu = 3,75 điểm,chủ yếu
là các câu hỏi ở mức độ nhận biết, ngoài ra có câu ở mức độ thông hiểu Chưa
kể có câu trắc nghiệm lí thuyết đề bài không yêu cầu sử dụng Atlát nhưng để làm tốt thì thí sinh nên sử dụng trang Atlát có liên quan Đây là một lợi thế cho học sinh khi làm bài môn Địa lí, nhưng không phải tất cả mọi học sinh đều làm đúng hết các câu hỏi trực tiếp sử dụng Atlat Vẫn có học sinh làm sai câu hỏi
Trang 24Atlat thậm chí học sinh giỏi lí do chưa cẩn thận, hoặc học sinh trung bình làm các câu hỏi Atlat mất nhiều thời gian Vì vậy khai thác và sử dụng Atlat là một yêu cầu quan trong Học sinh thường xuyên rèn luyện kĩ năng khai thác Atlát sẽ tạo phản xạ nhanh cho học sinh, phương châm trả lời các câu hỏi khai thác Atlát
là nhanh và chính xác
Cách luyện Atlát bằng cách học sinh luyện đề thi do giáo viên chuẩn bị
đó là các đề thi thử tốt nghiệp THPT của các Sở qua các năm và đề thi tốt nghiệp THPT của Bộ qua các năm.Học sinh làm ở nhà nhưng làm nghiêm túc, căn khung thời gian để làm Atlát sao chỉ khoảng 10 đến 12 phút là làm xong các câu hỏi Atlát mà nêu cụ thể Dựa vào Atlát Địa lí Việt Nam trang….cho biết……
2.3.1.Một số lưu ý khai thác Atlat Địa lí Việt Nam
- Cần năm vững hệ thống kí hiệu bản đồ.Hệ thống kí hiệu bản đồ là ngôn ngữ của bản đồ,chìa khóa mở bản đồ
- Các kí hiệu bản đồ trên trang 3
+ Kí hiệu tự nhiên
+ Kí hiệu công nghiệp
+ Kí hiệu nông – lâm -thủy
+ Kí hiêu yếu tố khác
- Xác định vị trí và đọc tên các đối tượng địa lí trên bản đồ
VD: Trang 4-5 Xác định VTĐL VN trên bản đồ, vị trí các tỉnh trên bản đồ…
- Xác định phương hướng khoảng cách của các đối tượng trên bản đồ ( dựa vào hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến)
- Xác định đặc điểm , mối quan hệ giữa các đối tượng
2.3.2.Hướng dẫn khai thác một trang Atlat
- Bước 1 Đọc tên 1 trang Atlat để biết các nội dung được thể hiện
- Bước 2 Đọc hiểu hệ thống kí hiệu của trang Atlat.Cần kết hợp kí hiệu
chung riêng
Trang 25- Bước 3 Xác định tên, đặc điểm, mối quan hệ giữa của các đối tượng trong trang Atlat
+ Quy mô dân số và phân mức các đô thị
Bước 2 Đặc điểm mối quan hệ các đối tượng trang 15
+ Biểu đồ cột: Quy mô dân số ngày càng lớn, tăng liên tục qua các năm,
cả thành thị và dân nông thôn tăng
Trung bình mỗi năm tăng 1 triêu >>> Quy mô và gia tăng dân số
+ Tháp dân số: 1999 đáy rộng, đỉnh hẹp cơ cấu dân số trẻ
2007 cấu dân số trẻ đang già di
+ Bản đồ chính, thông qua mật độ dân số: Dân cư phân bố không đều, giữa đồng bằng và miền núi
Đồng bằng SH có mật độ cao nhất Ngay giữa các vùng ĐB không đều
+ Biểu đồ miền.Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vự kinh tế
có sự chuyển dịch
+ Sự phân bố mạng lưới đô thị nước ta (2 đô thị đặc biệt)
>>> Như vậy khai thác được 5 nội dung (quy mô và gia tăng dân số, cơ cấu dân
số, đặc điểm phân bố dân cư, cơ cấu lao động, đặc điểm mạng lưới đô thi)
2.3.3 Các bước trả lời dạng câu hỏi trắc nghiệm về khai thác Atlat Địa lí
- Bước 1 Xác định đối tượng Địa lí và trang Atlat cần sử dụng Những câu hỏi cho sẵn trang nào mở ở trang đó, đọc kĩ đề bài xác định xem đối tượng cần hỏi là đối tượng nào ?
- Bước 2 Đọc bảng chú giải, xác định kí hiệu, đặc điểm của đồi tượng (chú giải trang Atlat và trang 3 kí hiệu chung >>> xác định đặc điểm và sự phân
bố đối tượng
Trang 26- Bước 3 Lựa chọn đáp án đúng >>> Làm nhiều và thực hành nhiều
Ví dụ minh họa
Câu 46: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết cây hồ tiêu được trồng nhiều ở tỉnh nào sau đây? ( Mã đề thi 301 – đợt 1 đề tốt nghiệp THPT năm 2021)
A Đồng Nai B Bến Tre C Sóc Trăng D Trà Vinh
Bước 1 Học sinh cần mở đúng trang Atlát quy định trang 29
Bước 2 Học sinh cần dựa vào Atlat trang 3 xác định kí hiệu cây hồ tiêu Bước 3 Sử dụng bản đồ kinh tế trang 29 để xác định vị trí cây hồ tiêu
thuộc tỉnh nào trong các tỉnh trên Lưu ý tên tỉnh viết chữ in hoa màu đỏ có dấu, ranh giới tỉnh là nét liền màu đen >>> Đáp án A
Hướng dẫn học sinh kĩ năng khai thác sử dụng Atlát Địa lí Việt Nam
Ví dụ minh họa
Câu 46 ( Đề tham khảo TN THPT năm 2023 ) Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang Kinh tế chung, cho biết khu kinh tế ven biển nào sau đây thuôc
Đồng bằng sông Cửu Long
A.Vân Phong B.Dung Quất C.Nhơn Hội D.Năm Căn
Trang 27* Lưu ý: Trong đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT năm 2023 môn Địa lí,
với các câu hỏi Atlat không hỏi trang số bao nhiêu như các năm trước nữa mà
thay thế bằng hỏi nội dung trang KINH TẾ CHUNG, DÂN CƯ……
- Nhận dạng biểu đồ
- Tìm nội dung thể hiện của biểu đồ
- Chọn nhận xét đúng hay không đúng từ bảng số liệu và biểu đồ
- Tính toán xử lí số liệu
2.4.1 Đối câu hỏi dạng biểu đồ và tìm nội dung thể hiện của biểu đồ Dạng 1: Dựa vào bảng số liệu chọn biểu đồ thích hợp nhất
Ví dụ minh họa
Câu 75 (đề tham khảo tốt nghiệp THPT năm 2022): Cho bảng số liệu:
SỐ GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC THEO GIỚI TÍNH CỦA NƯỚC TA
Trang 28Theo bảng số liệu, để thể hiện sự thay đổi cơ cấu số giảng viên đại học theo giới tính của nước ta giai đoạn 2015 - 2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A Kết hợp B Đường C Miền D Cột
Dạng 2 Dựa vào biểu đồ cho biết biểu đồ thể hiện nội dung nào
Câu 76: ( đề minh họa năm 2021 ) Cho biểu đồ về dân số nông thôn và
thành thị của nước ta giai đoạn 2010 - 2019:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020) Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A Quy mô, cơ cấu dân số nông thôn và thành thị
B Thay đổi quy mô dân số nông thôn và thành thị
C Chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị
D Tốc độ tăng trưởng dân số nông thôn và thành thị
*** Cách trả lời câu hỏi dạng này
- Bước 1 Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài xác định yêu cầu đề bài, gạch chân từ chìa khóa, quan sát đặc điểm bảng số liệu, chú ý đơn vị, để ý điểm xuất phát, khoảng cách các năm…nhớ các từ chìa khóa để dạng biểu đồ
- Bước 2 Nhận dạng biểu đồ: biểu đồ cột
+ Từ khóa: so sánh/ thể hiện giá trị, số dân, sản lượng, diện tích,…số lượng, biến động, tình hình phát triển qua các thời kì
+ Bảng số liệu: Số liệu tuyệt đối hoặc tương đối
1 đối tượng => cột đơn
2 đến 3 đối tượng => cột nhóm
Có tổng và thành phần => cột chồng
Trang 29Ví dụ minh họa Cho bảng số liệu sau
DIỆN TÍCH LÚA CÁC MÙA VỤ CỦA NƯỚC TA NĂM 2010 VÀ 2018
Theo bảng số liệu, so sánh diện tích lúa các mùa vụ của nước ta năm
2000 và 2018, dạng biểu đồ nào thích hợp nhất >>> Biểu đồ cột nhóm
Ví dụ minh họa: Nhận dạng biểu đồ đường
- Từ khóa:
+ Sự thay đổi, sự gia tăng, tình hình phát triển …>>> biểu đồ đường + Tốc độ tăng, tốc độ phát triển>>>đường chỉ số
- Bảng số liệu
- Cho nhiều năm ( >3 mốc năm)
- Cho 3 đối tượng trở lên, có 3 đơn vị đo khác nhau
Ví dụ minh hoạ Câu 77 ( Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2022 ): Cho bảng số
hợp nhất ?
A Tròn B Miền C Đường D Cột
Trang 30>>>> Từ chìa khóa tốc độ tăng trưởng >>>> biểu đồ thích hợp nhất biểu
đồ đường >>> đáp án C
Ví dụ minh họa 2
Câu 72: Mã đề 301- TNTHPT năm 2021 đợt 1 Cho biểu đồ về khối lượng
hàng hóa vận chuyển của một số ngành vận tải nước ta giai đoạn 2010 - 2019:
(Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2019, NXB Thống kê, 2020)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây ?
A Chuyển dịch cơ cấu cơ khối lượng hàng hóa
B Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa
C Quy mô khối lượng hàng hóa
D Cơ cấu khối lượng hàng hóa
Ví dụ minh họa 3
Câu 75 ( Mã đề 301 –tốt nghiệp THPT năm 2022 ): Cho biểu đồ về nhập khẩu hàng hóa phân theo khu vực kinh tế nước ta giai đoạn 2015-2019: