1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dân ca của người sán dìu ở thái nguyên từ góc nhìn văn hóa

126 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dân ca của người Sán Dìu ở Thái Nguyên từ góc nhìn văn hóa
Tác giả Trần Thị Loan
Người hướng dẫn PGS.TS Phạm Thị Phương Thái, TS. Dương Thùy Linh
Trường học Đại học Thái Nguyên, Trường Đại học Khoa học
Chuyên ngành Ngôn ngữ, Văn hóa và Văn học Việt Nam
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

Các công trình nghiên cứu về dân tộc Sán Dìu Trang 8 Năm 1972, nghiên cứu của tác giả Conrandy về Thái Nguyên, phần các dân tộc Kinh, Hoa, Mán, trích trong “Revue Indochinoise”, được Đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thị Phương Thái

TS Dương Thùy Linh

Thái Nguyên, năm 2023

Trang 2

Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cô giáo hướng dẫn: PGS.TS Phạm

Thị Phương Thái, TS Dương Thùy Linh, những người đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ

bảo trong suốt thời gian tác giả nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tác giả xin chân thành cảm ơn các nghệ nhân, các ông bà, cô chú, anh chị và bạn bè ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên - những người đã giúp đỡ nhiệt tình trong suốt quá trình tác giả sưu tầm tư liệu để hoàn thiện luận văn

Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả thực hiện và hoàn thành luận văn này

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2023

Tác giả

Trần Thị Loan

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các tư liệu trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố ở bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trần Thị Loan

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 9

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10

5 Phương pháp nghiên cứu 11

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 11

7 Kết cấu của đề tài 12

NỘI DUNG 13

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 13

1.1 Cơ sở lí luận 13

1.1.1 Văn hóa và văn hóa tộc người 13

1.1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 15

1.2 Cơ sở thực tiễn 18

1.2.1 Dân tộc Sán Dìu 18

1.2.2 Người Sán Dìu ở Thái Nguyên 20

1.2.3 Vài nét về văn hóa và văn học dân gian của người Sán Dìu 23

Chương 2 DÂN CA SÁN DÌU VÀ DẤU ẤN VĂN HÓA LAO ĐỘNG SẢN XUẤT 31 2.1 Đặc điểm cư trú và sinh kế của người Sán Dìu 31

2.1.1 Đặc điểm cư trú 31

2.1.2 Sinh kế của người Sán Dìu 34

2.2 Dấu ấn văn hóa qua không gian cư trú và sinh kế của người Sán Dìu 46

2.2.1 Tâm lý tôn sùng thế giới tự nhiên 46

2.2.2 Tâm lý đề cao kinh nghiệm sản xuất 51

Chương 3 DÂN CA SÁN DÌU VÀ DẤU ẤN VĂN HÓA ỨNG XỬ 62

3.1 Dấu ấn văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên 62

3.1.1 Ăn 62

3.1.2 Uống 69

3.1.3 Mặc 72

3.1.4 Ở 75

Trang 5

3.1.5 Đi lại 77

3.2 Dân ca Sán Dìu và dấu ấn văn hóa ứng xử với môi trường xã hội 78

3.2.1 Văn hóa ứng xử trong phạm vi gia đình 78

3.2.2 Văn hóa ứng xử trong phạm vi cộng đồng 82

KẾT LUẬN 115

TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 PHỤ LỤC

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Việt Nam là một quốc gia gồm 54 dân tộc anh em với 54 màu sắc văn hóa riêng Trải qua quá trình phát triển, 54 gam màu ấy ngày càng có sự tiếp xúc, hòa quyện, đan xen vào nhau, “hòa nhập nhưng không hòa tan” Quá trình giao thoa đó đã góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam ngày càng phong phú và đa dạng Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, nguồn sức mạnh nội sinh của sự phát triển Trước bối cảnh hội nhập toàn cầu, để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, nhiệm vụ bảo tồn và phát huy

các giá trị văn hóa dân tộc càng phải được chú trọng Một trong 12 định hướng chiến

lược phát triển đất nước giai đoạn 2021 – 2030 của văn kiện Đại hội XIII của Đảng

chính là: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,

đậm đà bản sắc dân tộc để văn hóa” [58, tr.14] Nghị quyết Hội nghị lần thứ V

BCHTƯ Đảng khóa VIII cũng khẳng định: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết

cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để tạo ra những giá trị văn hóa mới và giao lưu văn hóa Hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [40, tr.17] Do vậy cần có sự nghiên cứu cụ thể, đa

diện, nhiều chiều để góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc

1.2 Dân tộc Sán Dìu là một trong những dân tộc thiểu số thuộc đại gia đình các dân tộc Việt Nam, sinh sống ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trong đó tập trung nhiều ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Với bản tính cần cù chăm chỉ, họ sớm tạo dựng được nền tảng kinh tế vững chắc, cuộc sống no đủ và một nền văn hóa truyền thống phong phú, đa dạng, góp phần xây dựng nên nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc Trong dòng chảy văn hóa tinh thần ấy không thể không nhắc đến loại hình diễn xướng Soọng cô của người Sán Dìu

Soọng cô là hình thức sinh hoạt dân gian, là bức tranh văn hóa của người Sán Dìu Lời hát được bắt nguồn từ chính cuộc sống bình dị, chất phác, thể hiện tâm tư, tình cảm, ước vọng của người dân lao động trong tình yêu lứa đôi, tình yêu thiên nhiên, ca ngợi tình nghĩa thủy chung, lòng biết ơn, ghi nhớ công lao của ông bà, cha

mẹ, răn dạy con người sống có đức, có nhân, có hiếu… Những lời ca mộc mạc ấy có sức sống mãnh liệt và lắng đọng trong tâm hồn người Sán Dìu từ bao đời nay Soọng

cô là tiếng hát của người lao động nên có ca từ mộc mạc, dân dã, thể hiện bản tính bình dị, chất phác, hồn nhiên của người Sán Dìu Với những giá trị tiêu biểu đó, Hát

Trang 7

Soọng cô của người Sán Dìu được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia

từ năm 2015 Như vậy, từ đây, Soọng cô không còn là làn điệu dân ca của riêng người Sán Dìu mà đã trở thành di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung Soọng cô dễ nhớ, dễ thuộc lại có thể ứng tác ngay trong khi hát nên loại hình xướng ca này được phổ biến khá rộng rãi trong cộng đồng Bởi vậy, Soọng cô chứa đựng những giá trị riêng về phương diện văn hóa tộc người Qua Soọng cô ta có thể tìm hiểu, nhận ra những vẻ đẹp về đời sống tinh thần, đời sống lao động sản xuất của người Sán Dìu, về thiên nhiên cây cỏ, về phong tục tập quán, những thói quen sinh hoạt, mối quan hệ giữa người với người trong cộng đồng người Sán Dìu

Trong nhiều năm gần đây, nghệ thuật xướng ca Soọng cô của người Sán Dìu đã được nhiều người quan tâm tìm hiểu Bản thân tôi mong muốn đóng góp thêm một góc nhìn, một hướng nghiên cứu về loại hình xướng ca độc đáo này của người Sán dìu với

đề tài: Dân ca của người Sán Dìu ở Thái Nguyên từ góc nhìn văn hóa

1.3 Bản thân tôi là một giáo viên dạy môn Ngữ văn, công tác giảng dạy tại Trường THPT Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Khu vực trường đóng chân là nơi sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số, trong đó, dân tộc Sán Dìu chiếm số lượng đông hơn cả Bà con người Sán Dìu nơi đây đã tạo dựng, gìn giữ nhiều giá trị văn hóa tốt đẹp, trong đó có loại hình xướng xa Soọng cô Thông qua Soọng cô, chúng

ta sẽ thấy được những dấu ấn văn hóa trong đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào Sán Dìu Việc nghiên cứu Soọng cô từ góc nhìn văn hóa có ý nghĩa thiết thực,

phục vụ trực tiếp cho phần giảng dạy bộ môn Văn học địa phương và Giáo dục địa

phương Qua đó, chúng tôi cũng mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình vào

việc khẳng định, giữ gìn và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc Sán Dìu

ở địa phương

Từ những lí do trên, chúng tôi chọn Dân ca của người Sán Dìu ở Thái Nguyên

từ góc nhìn văn hóa làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Các công trình nghiên cứu về dân tộc Sán Dìu

Trong những năm gần đây, xu hướng tìm hiểu văn hóa tộc người đã và đang rất được quan tâm Đời sống của tộc người Sán Dìu ở Việt Nam cũng là vấn đề được nhiều nhà dân tộc học và văn hóa học dày công nghiên cứu Tính đến thời điểm này đã

có rất nhiều công trình nghiên cứu về người Sán Dìu từ tộc danh, nguồn gốc lịch sử đến các đặc trưng văn hóa với nhiều mức độ, phạm vi phản ánh và góc nhìn khác nhau

Có thể liệt kê một số công trình tiêu biểu sau:

Trang 8

Năm 1972, nghiên cứu của tác giả Conrandy về Thái Nguyên, phần các dân tộc

Kinh, Hoa, Mán, trích trong “Revue Indochinoise”, được Đỗ Trọng Quang dịch có các nội dung giới thiệu khái quát về người Mán, trong đó có Quần Cộc (tên gọi khác của dân tộc Sán Dìu) Nghiên cứu đã nêu một cách ngắn gọn những nét cơ bản về đặc điểm nhận diện, ngôn ngữ, nguồn gốc tộc người, nhà ở, trang phục, đời sống lao động, sản xuất, các tín ngưỡng, phong tục, tập quán liên quán đến sinh, tử, hôn nhân… của người Mán nói chung, Mán Quần Cộc nói riêng

Năm 1983, tác giả Ma Khánh Bằng trong cuốn Người Sán Dìu ở Việt Nam

(NXB Khoa học xã hội, Hà Nội) đã đề cập tới: Tên gọi, lai lịch, quá trình nhập cư, định cư của tộc người Sán Dìu ở Việt Nam, các hoạt động kinh tế, sinh hoạt vật chất,

xã hội và tinh thần của người Sán Dìu ở Việt Nam Cuốn sách đã đặt nền tảng quan trọng cho việc tìm hiểu về dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam

Năm 2002, Đỗ Trọng Quang giới thiệu cuốn Chuyên khảo về người Mán Quần

Cộc (tức người Sán Dìu) do chính ông dịch từ nghiên cứu của Bônifaxy Đây có thể coi là

một trong những nghiên cứu đầu tiên của học giả nước ngoài mang tính chất khái quát về văn hóa của tộc người Sán Dìu với những phác thảo về phân bố, ngôn ngữ, trang phục, tập quán, lương thực, lao động, sản xuất, tín ngưỡng sinh nở, lễ nghi ma chay, kiến trúc nhà ở

Đặc biệt, cuốn chuyên khảo đã đề cập đến “các bài hát của các cô gái chưa chồng” với nhận xét: đây là “những câu hát êm dịu của người yêu”, “những câu hát yêu đương”

Lê Sĩ Giáo (Chủ biên), trong Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội,

2002 đã giới thiệu những nét khái quát về dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam

Cuốn Văn hóa truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang của

nhóm tác giả Nịnh Văn Độ, Nguyễn Phi Khanh, Hoàng Thế Hùng, năm 2003 đã khái quát văn hóa truyền thống dân tộc Sán Dìu ở Tuyên Quang với các nội dung giới thiệu

về tên gọi và ngôn ngữ, nguồn gốc dân tộc, địa vực cư trú, các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể Công trình mang tính chất khái quát văn hóa vật chất, tinh thần của người

Sán Dìu ở Tuyên Quang trong đó có giới thiệu sơ lược về “Hát đối đáp nam nữ”

(Soọng cô), khẳng định “Hát chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Sán Dìu” (tr.299)

Bùi Xuân Mỹ, Phạm Minh Thảo, Tục cưới hỏi của người Việt, Nxb Văn hoá

thông tin, Hà Nội, 2003 Các tác giả đã giới thiệu những nội dung cơ bản về tục cưới hỏi của người Việt và một số dân tộc thiểu số khác trên đất nước ta, trong đó có tục cưới hỏi của người Sán Dìu (từ trang 124-127/158 trang)

Trang 9

Năm 1978, Viện Dân tộc học cho ra mắt cuốn Các dân tộc ít người ở Việt Nam

(Các tỉnh phía Bắc), NXB Khoa học xã hội Cuốn sách giới thiệu những nét cơ bản về

lịch sử tộc người, văn hóa mưu sinh, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Sán Dìu ở Việt Nam

Trong Địa chí Thái Nguyên, phần dân cư, dân tộc có phần viết riêng về dân tộc

Sán Dìu mang tính chất khái quát về bức tranh văn hóa tộc người trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Cuốn Dân tộc Sán Dìu ở Bắc Giang, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2003 của

Ngô Văn Trụ và Nguyễn Xuân Cần (Chủ biên) đã giới thiệu khái quát về người Sán Dìu ở Bắc Giang với các nội dung về nguồn gốc tộc danh, địa bàn cư trú, sản xuất kinh

tế truyền thống, đặc sắc trong ẩm thực, trang phục, phong tục nghi lễ …

Cũng với mục đích giới thiệu như trên về người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc, tác giả

Lâm Quang Hùng cho ra mắt cuốn Người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc (Hội Sử học Vĩnh

Phúc, 2011) Trong phần Văn hóa truyền thống, tác giả đã giới thiệu khá chi tiết về

“Soọng cô”, dân ca của đồng bào Sán Dìu, từ trang 93 - 102/222 trang, giúp người đọc

có được những thông tin về hình thức, trình tự, phân loại, nội dung của loại hình dân

ca đặc sắc này

Cuốn Văn hóa truyền thống dân tộc Sán Dìu ở Tuyên Quang, NXB Khoa học

xã hội, năm 2011 của Nguyễn Ngọc Thanh cũng giới thiệu một cách khái quát nhất về nguồn gốc tộc người, địa bàn cư trú, đặc trưng văn hóa của tộc người này ở tỉnh Tuyên Quang Công trình đã dành từ trang 277 – 323 trên tổng số gần 400 trang sách để giới thiệu về “hát Soọng cô” với các nội dung: nguồn gốc, không gian diễn xướng, lề lối hát, nội dung cơ bản đồng thời đề cập đến hiện trạng và vấn đề bảo tồn loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo này

Năm 2007, tác giả Diệp Trung Bình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp

bộ Văn hóa ẩm thực của người Sán Dìu ở Việt Nam Ngoài việc khái quát văn hóa tộc

người, tác giả tập trung nghiên cứu cách chế biến đồ ăn, thức uống, đồ hút cùng những ứng xử văn hóa trong tập quán ăn uống của cộng đồng Với những đặc trưng văn hóa

ẩm thực đã được hệ thống, chúng tôi phần nào có được những hiểu biết về hệ thống cây trồng trong đời sống lao động – yếu tố chi phối trực tiếp đến tập quán ẩm thực của người Sán Dìu

Năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Quế Loan với luận án Tiến sĩ Tập quán ăn uống

của người Sán Dìu ở Thái Nguyên đã giới thiệu đặc trưng văn hóa ẩm thực của người

Sán Dìu ở Thái Nguyên Cùng vấn đề trên, tác giả Nguyễn Thị Quế Loan còn có các

Trang 10

bài viết: Biến đổi trong tập quán ăn uống của người Sán Dìu tỉnh Thái Nguyên trên

Tạp chí Dân tộc học, số 2, tr 13, năm 2008 với nội dung đề cập tới một số đặc điểm về tập quán ăn uống truyền thống của người Sán Dìu ở Thái Nguyên và những biến đổi

trong tập quán ăn uống của họ; Nguyễn Thị Quế Loan, Nguyễn Xuân Chiến, “Tác

động của đô thị hóa tới văn hóa tộc người (Trường hợp người Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên)”, Tạp chí Dân tộc học số 2 – 2012, tr.3

Kiều Thị Thiên Trang, Luận văn Bảo tồn và phả huy giá trị trang phục truyền

thống người Sán Dìu tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, 2018 đã nêu lên

thực trạng và giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống người Sán

Dìu tại xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Luận văn thạc sĩ Lịch sử năm 2013 của tác giả Tạ Thị Liên tập trung tìm hiểu

về “Đời sống kinh tế của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (1945 –

2010)” đã nêu lên đặc điểm và những biến đổi trong đời sống kinh tế của đồng bào

Sán Dìu tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 1945 -2010

Những ứng xử văn hóa trong cộng đồng người Sán Dìu cũng được tác giả Đỗ Thị Hương Hạnh nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp văn hóa học, 2008 với đề tài

Tổ chức xã hội truyền thống của người Sán Dìu ở xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Đề tài đã phân tích mối quan hệ gia đình, dòng họ, làng bản, đặc biệt

nhấn mạnh vai trò của người có uy tín trong cộng đồng… và có sự đánh giá, so sánh với những biến đổi trong thiết chế xã hội hiện nay

Năm 2011, tác giả Hoàng Phương Mai với luận văn thạc sĩ lịch sử cũng đã đi

sâu hơn nghiên cứu vấn đề Gia đình người Sán Dìu ở xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương,

tỉnh Tuyên Quang truyền thống và biến đổi

Với luận án Tiến sĩ Nhân học Gia đình của người Sán Dìu ở vùng chân núi Tam

Đảo, 2016, tác giả Hoàng Phương Mai đã tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống về

gia đình của người Sán Dìu ở vùng chân núi Tam Đảo, từ đó nêu lên những đặc điểm,

sự biến đổi và khuynh hướng phát triển hiện nay của gia đình dân tộc Sán Dìu

Trong cái nhìn khu biệt và so sánh với các nghiên cứu trước đó, tác giả Trần

Quốc Hùng đã có công trình Phong tục và nghi lễ vòng đời ngườii Sán Dìu ở Quảng

Ninh (2015) Tác giả đã khảo tả chi tiết những phong tục vòng đời của người Sán Dìu

ở tỉnh Quảng Ninh và chỉ ra những xu hướng biến đổi trong việc thực hành các nghi lễ hiện nay

Dương Thùy Linh, tác giả Luận án Tiến sĩ Sinh kế của cư dân vùng gò đồi –

tiếp cận từ góc độ văn hóa (nghiên cứu trường hợp người Sán Dìu ở Thái Nguyên)

(2019) đã nghiên cứu sinh kế của người Sán Dìu từ góc nhìn văn hóa để thấy được

Trang 11

mối quan hệ chặt chẽ, sự tương tác giữa sinh kế - thành tố văn hóa đảm bảo đời sống

và các thành tố văn hóa khác, thể hiện trên các phương diện như tổ chức xã hội, văn hóa vật chất (văn hóa ẩm thực, văn hóa nhà ở), văn hóa tinh thần (tín ngưỡng, lễ hội, tri thức dân gian )

Mai Thị Hồng Vĩnh, Lương Thị Hạnh, Nguyễn Văn Tiến, Tục thờ cúng tổ tiên

của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học & Công nghệ, đã giới thiệu vài nét về người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên cùng

tục thờ cúng tổ tiên của người Sán Dìu tại địa phương Bài báo nhận định tục thờ cúng

tổ tiên là một hoạt động văn hóa đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng người Sán Dìu Bài báo cũng nêu lên vấn đề tục thờ cúng của người Sán Dìu tại đây đang có những sự chuyển biến mạnh mẽ do những tác động của quá trình đô thi hóa, điều này vừa mang yếu tố tích cực vừa bộc lộ những hạn chế đòi hỏi cần phải quan tâm

Lâm Quang Hùng có các bài viết Những nét văn hóa truyền thống của người

Sán Dìu ở Vĩnh Phúc, Tạp chí Di sản, 2006; Văn hóa ẩm thực trong lễ cưới hỏi của người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc, Tạp chí Văn học nghệ thuật Vĩnh Phúc, 2022

Nguyễn Xuân Hòa, Đặc điểm văn hóa xã hội của người Sán Dìu ở vùng đệm

vườn quốc gia Tam Đảo, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, 2017, đã nêu lên đặc điểm về

văn hóa: tín ngưỡng – tôn giáo, hôn nhân và gia đình, phong tục và nghi lễ, trang phục – ẩm thực, đặc điểm xã hội: tổ chức xã hội, kết cấu làng xóm, nhà cửa, giáo dục – y tế

Năm 2005, tác giả Vũ Diệu Trung có bài viết Lễ cấp sắc của người Sán Dìu ở

Thái Nguyên (Thông báo khoa học) do Nxb Khoa học xã hội ấn hành

Cuốn Lễ hội cổ truyền các dân tộc Hoa, Sán Dìu ở Việt Nam của Diệp Trung

Bình (chủ biên), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2002, tìm hiểu khá đầy đủ về các lễ hội của người Sán Dìu (Lễ Tháo Khoán, Lễ Kỳ Yên, Lễ Đại Phan, Lễ Cấp Sắc…)

Tiếp đó, ông cho ra mắt cuốn Phong tục và nghi lễ chu kỳ đời người của người Sán

Dìu ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2005, trình bày về phong tục, tập quán,

nghi lễ liên quan đến chu kỳ đời người của tộc người Sán Dìu Năm 2011, tác giả tiếp

tục xuất bản cuốn “Tri thức dân gian trong chu kỳ đời người Sán Dìu ở Việt Nam”

Cuốn sách trình bày những tri thức dân gian trong từng thời kỳ của đời người: sinh đẻ

và nuôi dạy con, trưởng thành, cưới xin, tang ma

Cuốn chuyên khảo “Nghi lễ tang ma của người Sán Dìu từ góc nhìn văn hóa”

của nhóm tác giả Phạm Thị Phương Thái (chủ biên), Nguyễn Thị Mùi, Vũ Thị Mùi được hoàn thành năm 2014 Cuốn sách trước khi trình bày về nghi thức trong tang lễ, nét đặc sắc trong nghi lễ tang ma người Sán Dìu đã giới thiệu khái quát về nguồn gốc,

Trang 12

địa bàn cư trú, vài nét văn hóa tộc người Sán Dìu, trong đó có nội dung văn hóa của người Sán Dìu dưới góc độ tín ngưỡng, tâm linh Cuốn sách đã giúp chúng tôi có thêm những thông tin khoa học cần thiết phục vụ cho việc thực hiện đề tài của mình khi tìm hiểu Soọng cô dưới góc nhìn văn hóa

2.2 Nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học dân gian của người Sán Dìu

2.2.1 Về ngôn ngữ

Khác với những hướng nghiên cứu về văn hóa Sán Dìu, tiếng Sán Dìu còn ít được các nhà ngôn ngữ học để tâm nghiên cứu Tính đến thời điểm này, các công trình nghiên cứu một cách nghiêm túc về tiếng Sán Dìu mới chỉ dừng lại ở 02 công trình tiêu biểu:

Năm 2013, Tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa trong Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học

Bước đầu mô tả hệ thống ngữ âm tiếng Sán Dìu ở Việt Nam đã bước đầu mô tả về hệ

thống ngữ âm tiếng Sán Dìu với việc khảo sát 1000 từ và đưa chúng vào dánh sách các phụ âm đầu, nguyên âm, âm cuối, thanh điệu của tiếng Sán Dìu, đồng thời, đưa ra đề xuất phương án ghi âm tiếng Sán Dìu bằng hệ chữ cái Latin Đây là một đóng góp có ý nghĩa về việc nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số nói chung, ngôn ngữ dân tộc Sán Dìu nói riêng

Năm 2017, tác giả Trịnh Thị Thu Hòa đã bảo vệ luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ các

dân tộc thiểu số Từ chỉ động vật và thực vật trong tiếng Sán Dìu, Luận án Tiến sĩ

Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, đã nêu lên đặc điểm các từ ngữ chỉ động vật, thực vật trong tiếng Sán Dìu, tìm hiểu một số nét văn hóa tộc người qua lớp từ chỉ động vật và thực vật trong tiếng Sán Dìu

Bên cạnh hai công trình kể trên, đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên

Lương Thị Ngọc, “Từ ngữ chỉ động, thực vật trong dân ca Sán Dìu”, 2018, cũng đã

khảo sát và phân loại từ chỉ động, thực vật trong gần 500 bài dân ca Sán Dìu, từ đó rút

ra nhận xét về giá trị biểu trưng mang màu sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Sán Dìu qua lớp từ chỉ động vật và thực vật trong dân ca Sán Dìu

2.2.2 Về văn học dân gian

Một trong những giá trị văn hóa tinh thần tạo nên nét đặc sắc riêng có của tộc người chính là dân ca Mỗi dân tộc có một làn điệu xướng ca riêng Người Tày, Nùng, Thái có hát Then, người Dao có Pả Dung, người Sán dìu có Soọng cô Bởi vậy, tìm hiểu về đặc sắc văn hóa của người Sán Dìu không thể không nhắc đến Soọng cô

Nghiên cứu dân ca của dân tộc Sán Dìu ở khu vực miền núi phía Bắc là một trong những việc làm thiết thực góp phần lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa của cộng

Trang 13

đồng các dân tộc Việt Tác giả Diệp Thanh Bình trong cuốn “Dân ca các dân tộc Pu

Péo, Sán Dìu, Dao, Cao Lan, Lô Lô” (2012) đã đề cập đến hát Soọng Cô của người

Sán Dìu song chưa đi sâu trình bày về đặc trưng của loại hình xướng ca này

Năm 2011 có đề tài về Khảo sát loại hình hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu ở

Thái Nguyên và Tuyên Quang của Nguyễn Thị Mai Phương Trong Chương 2 của đề

tài, Tác giả Mai Phương đã tiến hành khảo sát về vùng hát Soọng cô, các nghệ nhân hát Soọng cô ở cả Thái Nguyên và Tuyên Quang, từ đó rút ra nhận xét chung về sự phân bố của người Sán Dìu ở 2 tỉnh, về số người biết hát và mong muốn chung về vấn

đề bảo tồn Soọng cô của đồng bào Sán Dìu ở cả hai tỉnh Ở chương 3, tác giả đã nêu lên những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của dân ca Sán Dìu, chỉ ra hiện trạng và vấn đề bảo tồn hát Soọng cô ở Thái Nguyên và Tuyên Quang Song, do phạm vi tư liệu sưu tầm trải rộng trên cả hai tỉnh nên đề tài chưa khám phá hết giá trị của loại hình dân ca này dưới góc nhìn văn hóa tộc người

Tác giả Trần Thị Thanh Tân với Luận văn “Văn học dân gian dân tộc Sán Dìu

ở Thái Nguyên”, 2016, đã nêu lên những vấn đề khái quát, hiện trạng văn học dân gian

dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên, tiếp đó giới thiệu những tác phẩm văn học dân gian thuộc các thể loại như thần thoại, tục ngữ, câu đố, hát Soọng Cô, truyện cổ tích của dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên Luận văn đã có những đóng góp nhất định cho việc sưu tầm và nghiên cứu văn hóa, văn học của tộc người Sán Dìu Tuy nhiên, luận văn cũng chưa đi sâu tìm hiểu riêng về Soọng cô từ góc nhìn văn hóa tộc người

Là người con của dân tộc Sán Dìu, sinh ra và lớn lên ở chân núi Tam Đảo, nơi

có số lượng người Sán Dìu khá đông, tâm hồn tác giả Lâm Quang Hùng đã được nuôi

dưỡng bằng chính những lời Soọng cô mộc mạc mà tha thiết Cuốn “Dân ca Sán Dìu”

xuất bản năm 2014 là kết quả của nhiều năm sưu tầm, chọn lọc những bài ca, những câu từ tinh tế nhất trong mạch nguồn Soọng cô Tuy nhiên, cuốn sách mới dừng ở việc sưu tầm, biên dịch mà chưa đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu giá trị, vẻ đẹp của Soọng

cô dưới góc nhìn văn hóa

Tác giả Trần Bình Dưỡng cũng xuất bản cuốn sách mang tên “Dân ca Sán Dìu”

năm 2020 Trong cuốn sách, tác giả đã sưu tầm, biên dịch, sắp xếp và giới thiệu tới bạn đọc hơn 100 bài hát bằng các ngôn ngữ: Chữ Nho, phiên âm Hán Việt, phiên âm Sán Dìu (tác giả tạm dùng bộ chữ la tinh để ghi chép) Cuốn sách thực sự là nguồn tư liệu quý giá để giới nghiên cứu, người yêu thích dân ca Sán Dìu và chính những người con dân tộc Sán Dìu có thể tìm hiểu, truyền dạy lời hát cho con cháu, qua đó thêm hiểu

và trân quý những tập quán tốt đẹp của tộc người Cũng như cuốn sách của tác giả

Trang 14

Lâm Quang Hùng, cuốn sách của tác giả Trần Bình Dưỡng cũng chưa đi sâu tìm hiểu những giá trị về mặt văn hóa của loại hình xướng ca này

Diệp Thanh Bình (1987), Dân ca Sán Dìu, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Cuốn

sách này đã sưu tầm và giới thiệu tới bạn đọc hơn 700 câu hát đã được dịch ra tiếng phổ thông Cuốn sách giúp người đọc hình dung trình tự các bài hát trong một cuộc hát, phần này nối tiếp phần kia đầy hấp dẫn Phần lời ca giàu hình ảnh, gửi gắm nhiều

ý tình Tuy nhiên, cuốn sách cũng chưa đi sâu phân tích giá trị văn hóa của các bài Soọng cô độc đáo này

Ngoài ra còn có tài liệu sưu tầm, dịch thuật và biên soạn “Soọng Cô, dân ca dân

tộc Sán Dìu” của cụ Diệp Minh Tài (2001) (Tài liệu chưa xuất bản)

Như vậy, từ trước tới nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu về dân tộc Sán Dìu ở nhiều phương diện: phong tục, tập quán, nghi lễ, tín ngưỡng, ẩm thực… Tuy nhiên, công tác sưu tầm, nghiên cứu chuyên sâu về hát dân ca của dân tộc Sán Dìu còn khá khiêm tốn Những giá trị về mặt văn hóa của loại hình dân ca này là nội dung còn bỏ ngỏ Quá trình điền dã giúp chúng tôi thấy rằng dân tộc Sán Dìu là một tộc người cư trú lâu năm với số dân đông đúc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Điệu hát Soọng cô là loại hình xướng ca có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và luôn được các thế

hệ của tộc người gìn giữ và bảo tồn Kế thừa các công trình nghiên cứu kể trên, kết hợp với các tài liệu sưu tầm, tìm hiểu được trong quá trình điền dã, đề tài của chúng tôi

sẽ khảo sát, phân tích một số bài Soọng cô để thấy được những dấu ấn văn hóa độc đáo của người Sán Dìu trong đời sống lao động sản xuất cũng như trong văn hóa ứng xử,

từ đó góp thêm một hướng nghiên cứu cùng các tư liệu liên quan về văn hóa, văn học dân gian của người Sán Dìu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Kế thừa những công trình đi trước, tác giả thực hiện đề tài nhằm mục đích:

- Bổ sung cứ liệu sưu tầm lời hát Soọng cô qua quá trình điền dã

- Hệ thống, phân loại nội dung lời hát Soọng cô theo các biểu hiện của văn hóa tộc người

- Nhận diện dấu ấn văn hóa của người Sán Dìu được biểu hiện qua những lời hát Soọng cô

- Hệ thống hóa một số tài liệu cơ bản về Soọng cô để nghiên cứu và phục vụ trực tiếp cho quá trình dạy học chương trình Văn học/ Giáo dục địa phương

Trang 15

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài

Tìm hiểu về bản sắc văn hóa dân tộc Sán Dìu

Sưu tầm, tập hợp lời hát Soọng cô theo các biểu hiện của văn hóa tộc người Khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá các bài Soọng cô từ góc nhìn văn hóa để thấy được dấu ấn văn hóa lao động sản xuất và dấu ấn văn hóa ứng xử của người Sán Dìu

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dân ca Soọng cô của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Trong khuôn khổ một luận văn, đề tài tập trung nhận diện dấu ấn văn hóa lao động sản xuất và văn hóa ứng xử thể hiện trong lời ca Soọng cô

4.2 Phạm vi nghiên cứu

4.2.1 Phạm vi tư liệu nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành khảo sát dân ca Soọng cô của người Sán Dìu trong một số công trình:

1 Diệp Thanh Bình (1987), Dân ca Sán Dìu, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội

2 Trần Bình Dưỡng (2020), Dân ca Sán Dìu, Nxb Đại học Thái Nguyên

3 Diệp Minh Tài (2001), Soọng Cô - dân ca dân tộc Sán Dìu, Sưu tầm, dịch

thuật và biên soạn, (Tài liệu chưa xuất bản)

4 Các bài dân ca dân tộc Sán Dìu và những tư liệu liên quan đến đề tài mà chúng tôi thu thập được trong quá trình điền dã

Trong đó, chúng tôi tập trung nghiên cứu tài liệu của tác giả Trần Bình Dưỡng, Diệp Thanh Bình và phần tài liệu sưu tầm, dịch thuật của ông Diệp Minh Tài, bà Miêu Thị Nguyệt, người Sán Dìu sinh sống và tham gia các câu lạc bộ hát Soọng cô của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

4.2.2 Phạm vi không gian nghiên cứu

Trong giới hạn của một đề tài luận văn thạc sĩ, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu những dấu ấn văn hóa tộc người được biểu hiện trong lời hát dân ca qua nghiên cứu trường hợp người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên vì Thái Nguyên là tỉnh

có số lượng dân số người Sán Dìu đông nhất cả nước và Đồng Hỷ là huyện đứng đầu tỉnh về số lượng dân số người Sán Dìu

Trang 16

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp điền dã

Chúng tôi sử dụng để sưu tầm những lời hát Soọng cô và tìm hiểu Soọng cô trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân, phục vụ cho việc nghiên cứu

5.2 Thống kê, phân loại

Phương pháp thống kê để đánh giá tần số xuất hiện của những hình ảnh biểu

tượng và khả năng biểu đạt của chúng

Phương pháp phân loại: Được sử dụng để phân loại nội dung của các bài hát

Soọng cô theo các chủ đề gắn với các biểu hiện trong văn hóa tộc người

5.3 Phân tích, tổng hợp

Từ kết quả khảo sát, thống kê, chúng tôi tiến hành phân tích và luận giải về dấu

ấn văn hóa tộc người được biểu hiện qua lời ca Soọng cô của người Sán Dìu

5.4 Phương pháp nghiên cứu liên ngành:

Trên cơ sở tìm hiểu dân ca của người Sán Dìu dưới góc nhìn văn hóa, chúng tôi

có phối hợp các phương pháp nghiên cứu về kiến thức sử học và dân tộc học Phương pháp này giúp chúng tôi có được cái nhìn nhiều chiều, phân tích biện chứng những đặc trưng văn hóa của người Sán Dìu được biểu hiện qua ngôn từ, ý tứ của những lời hát Soọng cô

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Từ việc sưu tầm, phân tích, phân loại, tổng hợp, đối chiếu, so sánh các lời hát dân ca của dân tộc Sán Dìu ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên, luận văn là công trình nghiên cứu tương đối hệ thống và đầy đủ về dân ca của dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên dưới góc nhìn văn hóa tộc người Từ đó, luận văn góp phần đem đến một hướng nghiên cứu mới về Soọng cô nhằm tìm ra những giá trị, vẻ đẹp của Soọng cô qua những dấu ấn văn hóa tộc người

Tác giả luận văn trong quá trình nghiên cứu đã đi điền dã sưu tầm được một số lượng nhất định các lời bài hát Soọng cô Do đó, công trình của tôi sẽ góp phần bổ sung thêm cứ liệu về lời hát Soọng cô

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển của thời đại công nghệ 4.0, những lời hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu đang rất cần được bảo tồn, gìn giữ Việc sưu tầm, nghiên cứu về dân ca của dân tộc Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên chắc chắn

sẽ góp phần khơi dậy tình yêu và ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của tộc người Sán Dìu nói riêng, các dân tộc thiểu số khác nói chung

Trang 17

Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được sử dụng trong tham khảo và ứng dụng vào việc giảng dạy những tiết Ngữ văn địa phương, chương trình Giáo dục địa phương theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trong các trường Trung học cơ sở, Trung học phố thông thuộc tỉnh Thái Nguyên

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung chính

của luận văn được triển khai thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Dân ca Sán Dìu và dấu ấn văn hóa lao động sản xuất

Chương 3: Dân ca Sán Dìu và dấu ấn văn hóa ứng xử

Trang 18

NỘI DUNG Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Văn hóa và văn hóa tộc người

1.1.1.1 Văn hóa

Từ trước đến nay đã có rất nhiều quan niệm, định nghĩa khác nhau về văn hóa Chúng tôi chỉ xin điểm ra ở đây những định nghĩa tiêu biểu, phù hợp với khía cạnh

nghiên cứu của luận văn

Theo tổ chức UNESCO, “Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng

tạo trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” Cách định nghĩa này đề cao hoạt động sáng tạo

các giá trị văn hóa của các cộng đồng người trong tiến trình lịch sử

Ông Federico Mayor, tổng giám đốc UNESCO, cho biết: tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp năm 1970 tại Venise, khái niệm “Văn hóa” đã được

thống nhất hiểu với nội hàm ý nghĩa “bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này

khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động” Với cách định nghĩa này, Văn hóa trở

thành đối tượng đích thực của Văn hóa học

Trong những trang cuối của cuốn “Nhật ký trong tù”, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc

– Hồ Chí Minh có nêu lên ý nghĩa của văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của

cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức

là văn hóa” Hồ Chí Minh đã khẳng định: mọi hoạt động của con người “vì lẽ sinh tồn

cũng như mục đích của cuộc sống”, trải qua thực tiễn và thời gian được gìn giữ, lưu truyền, trở thành những những giá trị vật chất và tinh thần, mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, từ đó làm nên những di sản văn hóa quý báu của toàn nhân loại

Tác giả Vũ Ngọc Khánh khẳng định: “Văn hóa bao quát một phạm vi rất rộng

Có hoạt động nào của con người ở bất cứ hình thức gì, mục đích gì và kết quả gì mà lại không có liên quan đến văn hóa Và cũng chính ở phạm vi văn hóa này, ta mới thấy được rõ hơn truyền thống và bản sắc của từng dân tộc, từng cộng đồng Nói văn hóa

Trang 19

là đề cập cả hai lĩnh vực: văn hóa vật chất (còn gọi là văn hóa vật thể), văn hóa tinh thần (còn gọi là văn hóa phi vật thể), và những biểu hiện cụ thể của từng mặt ấy Có khi đó là những công trình văn hóa vật chất, những thành tựu văn hóa tinh thần riêng rẽ; có khi giữa hai lĩnh vực văn hóa ấy không thể có sự tách bạch rõ ràng Văn hóa quả là một phạm trù rộng lớn và phức tạp” [28, tr.14]

Tác giả Phan Ngọc nêu lên định nghĩa: “Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới

biểu tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã

bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô hình tồn tại trong biểu tượng Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức

dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay tộc người khác” [41, tr.19,20]

Như vậy, văn hóa chính là tất cả những sản phẩm do con người tạo ra trong đời

sống, bao gồm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, là kết quả của sự sáng tạo, chắt lọc qua bao thế hệ tộc người Văn hóa giúp kiến tạo nên giá trị riêng của mỗi dân tộc, là sức mạnh nội sinh của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước Những bài hát dân ca Soọng cô là một trong những giá trị văn hóa phi vật thể mang nhiều giá trị đối với tộc người Sán Dìu nói riêng, văn hóa các dân tộc Việt Nam nói chung Qua Soọng cô, chúng ta sẽ thấy được những dấu ấn văn hóa trong lao động sản xuất cũng như dấu ấn văn hóa ứng xử của người Sán Dìu – chủ nhân của những câu hát dân ca mộc mạc mà chứa đựng bao giá trị

1.1.1.2 Văn hóa tộc người

Tộc người vốn là một cộng đồng người cùng chung quan hệ huyết thống, dòng tộc, nhân chủng, có chung ký ức, truyền thống lịch sử Tộc người cũng là cộng đồng người có chung ngôn ngữ, tiếng nói, nguồn gốc xuất xứ, chung nền văn hóa và có ý thức tự giác tộc người (ý thức mình thuộc về một tộc người nào đó) Tộc người thường được hình thành và phát triển trên một lãnh thổ nhất định, ổn định về ngôn ngữ, đặc điểm sinh hoạt, văn hóa và có tên tự gọi

Trong tiến trình phát triển của lịch sử loài người, các tộc người dần được hình thành, mỗi tộc người sinh sống, canh tác trên một vùng đất với những đặc điểm riêng

về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu Mỗi tộc người có một ngôn ngữ riêng, hình thành và tích lũy những kinh nghiệm riêng trong sinh hoạt và lao động, sản xuất Nhờ đó, mỗi tộc người hình thành bản sắc riêng

Văn hóa tộc người chính là những nét riêng về trang phục, nhà ở, ẩm thực, quan

hệ gia đình, dòng họ, tôn giáo, tín ngưỡng của tộc người, giúp phân biệt được tộc

Trang 20

người này với tộc người khác Những yếu tố này trở thành đặc trưng riêng có của tộc người cả trong lao động sản xuất lẫn trong ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội Những bản sắc văn hóa ấy được gìn giữ và lưu truyền từ đời này sang đời khác tạo nên sự cố kết cộng đồng chặt chẽ và trở thành tiêu chí để xác định tộc người

1.1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học

1.1.2.1 Tính văn hóa của tác phẩm văn học

Văn học và văn hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, văn học là một phần của văn hóa và trong văn học có tính văn hóa rõ nét

Bàn về văn học, rất nhiều ý kiến cho rằng: Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực, hình tượng văn học được xây dựng dựa trên những hiện thực đời sống Tuy nhiên, thế giới được phản ánh trong tác phẩm văn học lại không hoàn toàn trùng khít với hiện thực đời sống Các tác giả, ngoài sự quan sát, thu thập thông tin từ đời sống còn dùng chính những trải nghiệm, cảm xúc, hiểu biết, tưởng tượng… của mình để kiến tạo nên thế giới nghệ thuật trong tác phẩm của mình Sự sáng tạo ấy chịu sự chi phối của văn hóa Từ các nhân vật, sự việc đến không gian, thời gian trong tác phẩm đều mang dấu ấn văn hóa rõ nét Bản thân con người là một sản phẩm của văn hóa dân tộc đã tích lũy qua nhiều thế kỷ Việc sáng tạo nên những tác phẩm văn học nghệ thuật của con người không chỉ góp phần kiến tạo cho đời những giá trị của hiện tại và tương lai mà còn giúp lưu giữ cả những giá trị của quá khứ Như vậy, văn học là một thành tố của văn hóa và bản thân tác phẩm văn học đã mang trong mình tính văn hóa Bởi lẽ, văn học là tấm gương phản chiếu toàn bộ đời sống lao động, sinh hoạt cũng như đời sống tâm hồn của con người trong đó có văn hóa (phong tục, tập quán, lễ hội, các tri thức dân gian…) Văn học phản ánh truyền thống văn hóa của cộng đồng Bên cạnh

đó, những ảnh hưởng, tác động từ công chúng trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học cũng tạo nên những hiện tượng văn hóa

Về phương diện nội dung phản ánh, văn học mô tả, tái hiện những đối tượng văn hóa như: phong tục, tập quán (phong tục các ngày lễ tết, tập quán lao động sản xuất, sinh hoạt…), quan niệm thẩm mĩ từng thời kỳ, từng địa phương… Văn hóa giữ vai trò là nguồn cội, cung cấp chất liệu, vốn hiểu biết cảm hứng… cho các tác phẩm văn học Đọc tác phẩm văn học, người đọc có thể nhận diện đời sống văn hóa của cộng đồng người, của quốc gia, dân tộc

Về phương diện hình thức, nghệ thuật, tác phẩm văn học xây dựng nên những mẫu hình văn hóa của từng thời đại (mẫu hình nam nhi thời Trần, mẫu hình anh bộ đội

cụ Hồ…), sử dụng những phương thức biểu hiện, những bút pháp nghệ thuật phù hợp với nhu cầu thẩm mĩ của người đọc Bên cạnh đó, chính ngôn ngữ - chất liệu tạo nên

Trang 21

các tác phẩm văn học, đã là một thành quả của quá trình lao động sáng tạo nên các giá trị văn hóa của con người Ngôn ngữ của tác phẩm văn học cũng chính là văn hóa, là

mã văn hóa của dân tộc

Ở Việt Nam, đã có nhiều ứng dụng văn hóa vào lĩnh vực nghiên cứu văn học Các nghiên cứu, phê bình văn học đều có ý thức tiếp cận từ nền tảng văn hóa để tìm hiểu thấu đáo giá trị của văn học Nói cách khác, khi soi chiếu giá trị, ý nghĩa của tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa, người đọc sẽ nhận ra những vẻ đẹp lấp lánh, điều làm nên sức sống lâu bền của văn học xưa nay Bản thân văn hóa là sự phản ánh quan niệm của con người về giá trị, thể hiện cách con người hiểu “nghĩa” của các đối tượng và sự kiện xung quanh có liên quan đến bản thân Văn hóa là các biểu tượng do con người xây dựng để khái quát các quan niệm giá trị, các cách hiểu nghĩa đó Tuy nhiên, những giá trị, biểu tượng hay “nghĩa” ấy không hề chung chung mà chúng xuất hiện trong hoạt động, tư tưởng, trong các mối quan hệ cụ thể của con người: con người – tự nhiên, con người – xã hội, con người – con người Bởi vậy, tiếp cận văn học dưới góc nhìn văn hóa là phương pháp tiếp cận nội dung văn học thể hiện qua các mối quan

hệ đó Cách tiếp cận này sẽ giúp người nghiên cứu hiểu sâu sắc hơn về giá trị nội dung

và nghệ thuật của một tác phẩm văn học trên sơ sở mạch nguồn văn hóa

1.1.2.2 Các phương diện biểu hiện của văn hóa trong tác phẩm văn học

Dấu ấn văn hóa lao động sản xuất trong tác phẩm văn học

Để có thể sinh tồn và phát triển, con người cần có các hoạt động lao động sản xuất Đây chính là những hoạt động giúp con người sản xuất, làm ra nguồn lương thực thực phẩm nuôi sống bản thân, đồng thời, cũng là cách để con người chinh phục, cải tạo thiên nhiên Mỗi tộc người sẽ có những cách thức, phương tiện, kinh nghiệm lao động sản xuất khác nhau do điều kiện thiên nhiên, thời tiết, khí hậu, địa hình, đất đai, thổ nhưỡng… khác nhau Những cách thức, phương tiện, kinh nghiệm ấy cũng phản ánh rõ rệt đặc trưng văn hóa của mỗi tộc người: Người dân vùng đồng bằng chuyên sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, cư dân nơi rẻo cao thì canh tác trên nương trên rẫy, trong khi đó, cư dân vùng giữa – gò đồi, trung du, thì canh tác ở cả hai loại hình: làm ruộng và trồng rừng… Tất cả những nội dung này nói lên sinh kế (các hoạt động sản xuất, tập quán mưu sinh) của tộc người Trong tác phẩm văn học, các yếu tố thuộc

về sinh kế ấy sẽ hiện diện ở hệ thống các hình ảnh, từ ngữ mô tả, tái hiện cảnh quan, địa hình, phương thức sản xuất, công cụ lao động… của tộc người

Văn hóa lao động sản xuất còn biểu hiện ở tâm lý, tình cảm của con người đối với môi trường tự nhiên, nơi họ lao động và canh tác Chúng tôi gọi tên tâm lý, tình cảm ấy là sự tôn sùng đối với thế giới tự nhiên, nơi cung cấp cho họ nguồn

Trang 22

thức ăn, cho họ đất đai và các điều kiện khác để lao động làm ra của cải, vật chất Tâm lý tôn sùng, biết ơn đối với tự nhiên thể hiện trong chính suy nghĩ, hành động,

việc làm của con người đối với các yếu tố trong tự nhiên (trời, đất, nước…): “Lạy

trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày…”, “Tấc đất tấc vàng”,

“Uống nước nhớ nguồn”… (Theo tục ngữ, ca dao Việt Nam)

Văn hóa lao động sản xuất còn là những kinh nghiệm mà con người đúc rút được qua quá trình lao động, canh tác Những kinh nghiệm ấy thể hiện trí tuệ, hiểu biết, thói quen cũng như sự quan sát tinh tường, tỉ mỉ của con người Bởi vậy, kinh nghiệm sản xuất của mỗi tộc người cũng mang nét riêng không thể trộn lẫn Tác phẩm văn học là thành quả của quá trình quan sát, tìm tòi, trải nghiệm, bởi vậy, chúng có khả năng tái hiện tất cả những nội dung trên thông qua chất liệu ngôn từ nghệ thuật

Như vậy, văn hóa lao động sản xuất chính là tất cả những tri thức, hiểu biết, cách ứng xử của con người đối với các nguồn lực lao động sản xuất thể hiện trong các công đoạn của hoạt động sản xuất Văn hóa lao động sản xuất phản ánh tính cố kết cộng đồng trong hoạt động lao động sản xuất giữa các thế hệ với nhau, giữa các cá nhân với cộng đồng Dấu ấn của văn hóa lao động sản xuất sẽ được lưu giữ không chỉ trong trí nhớ của con người mà còn được lưu giữ, bảo tồn qua nhiều hình thức khác, trong đó có dân ca, một thành tố của kho tàng văn học dân gian của mỗi dân tộc

Dấu ấn văn hóa ứng xử trong tác phẩm văn học

Trong cuộc sống sinh hoạt và lao động, sản xuất, con người luôn được đặt trong các mối quan hệ với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Mọi ứng xử của con người với hai môi trường kể trên chính là những dấu ấn văn hóa riêng có của mỗi tộc người, mỗi quốc gia, dân tộc Văn hóa ứng xử đó cũng được phản ánh rất rõ qua văn học

Để duy trì cuộc sống, phát triển giống nòi, con người cần có hoạt động ăn,

uống Theo tác giả Trần Ngọc Thêm, đây chính là “văn hóa tận dụng môi trường tự

nhiên” [48, tr.343] Con người sinh sống ở địa hình nào, phương thức lao động ra sao,

sẽ quyết định đến nguồn thực phẩm hàng ngày của họ Qua các tác phẩm văn học, có thể thấy sự xuất hiện của tên các loại cây trồng như: lúa gạo, ngô, khoai, sắn, các loại rau, củ, quả, trầu cau, chè, vối…, vật nuôi như: trâu, bò, lợn, gà, vịt, đào ao nuôi cá, tôm…, hay như các món ăn: cơm, cháo, các món canh, bánh, và cả những thói quen,

phong tục ăn uống như: tục ăn trầu, uống nước chè, uống rượu… Ví dụ, tác phẩm Món

ngon Hà Nội của Vũ Bằng - một nhà văn cách mạng, người Hà Nội gốc - mô tả kỹ

lưỡng các món “quốc hồn, quốc túy”: đầu bảng là phở bò, rồi phở gà, bánh cuốn, bánh đúc, bánh khoái, bánh Xuân Cầu, cốm Vòng, rươi, ngô rang, khoai lùi, gỏi, quà bún,

Trang 23

chả cá, thịt cầy, tiết canh cháo lòng, hẩu lốn! Tất cả đã làm nên diện mạo ẩm thực Hà Nội, làm nên hương vị cuộc sống truyền đời

Về đồ mặc, qua những tác phẩm văn học, ca từ trong thi ca cũng có thể thấy

một đặc trưng văn hóa: “Áo chàm đưa buổi phân ly…” Màu chàm là màu sắc chủ đạo

của trang phục dân tộc miền núi phía Bắc, cây chàm mọc nhiều và rất dễ sống, thường được lấy về để nhuộm vải cho bền, đẹp - làm nên một sắc màu nổi bật cho vùng Việt Bắc trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu

Trong ứng xử với môi trường xã hội, người Việt Nam vốn rất trọng tình cảm:

tình cảm yêu thương, đùm bọc giữa những người trong nước: “Bầu ơi thương lấy bí

cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” (ca dao), tình làng nghĩa xóm “tối lửa tắt đèn có nhau”, trọng tập thể: “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” (tục ngữ), tình

cảm gia đình giữa cha mẹ với con cái, con cái với cha mẹ, tình cảm anh chị em ruột thịt, anh em, chị em họ… Bên cạnh đó, tình yêu, hôn nhân cũng là một thành tố không thể không nhắc đến Những câu ca dao, tục ngữ cô đọng, súc tích thể hiện những mối quan hệ tình cảm nam nữ, gia đình, cộng đồng góp phần làm rõ mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng - sợi dây văn hóa vô hình gắn kết xã hội

Tất cả các nội dung trên đều in dấu trong các tác phẩm văn học Nói cách khác, chính những nội dung phản ánh về các mối quan hệ, cách ứng xử của con người với thế giới tự nhiên hay xã hội đều trở thành những đề tài hấp dẫn trong văn học Từ hình ảnh các món ăn, đồ uống đến hình ảnh nhà ở, phương tiện đi lại…; từ mối quan hệ với cộng đồng tập thể đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình… tất cả đều được thể hiện sinh động trong các tác phẩm văn học, trong đó có văn học dân gian

Trang 24

tường đất hay thưng ván) để phân biệt với người Cao Lan ở trong nhà làm bằng gỗ Dựa vào đặc điểm nhà ở và lao động sản xuất, người Sán Dìu được gọi là Trại Ruộng (người Sán Dìu ở nhà đất và làm ruộng) Dựa vào đặc điểm nhà ở và trang phục truyền thống, người Sán Dìu được gọi là Trại Cộc (người Sán Dìu mặc quần cộc, ở nhà đất) Các tên gọi này chủ yếu để chỉ nhóm địa phương ở các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang… chứ không phải tên gọi phổ biến trong cộng đồng người Sán Dìu

Căn cứ vào tên gọi tự nhận ấy, tác giả Ma Khánh Bằng cho rằng: “Nếu căn cứ

vào tên tự nhận của đồng bào, tên Sán Dìu tức Sơn Dao, thì người Sán Dìu vốn có nguồn gốc là người Dao (?) Từ đó ta có thể suy ra rằng: từ rất xa xưa, khối Dao bị bọn phong kiến phương Bắc thống trị đã “bóp vụn” thành nhiều nhóm nhỏ, khiến cho mỗi nhóm phiêu bạt một nơi Người Sán Dìu có thể là một trong những nhóm đó, nhưng đã sống lâu ngày bên cạnh người Hán (phương nam) nên dần dần mất tiếng mẹ

đẻ (tiếng Dao), tiếp thu một thổ ngữ Quảng Đông” [3, tr.15] Vì vậy, dựa vào tiếng

nói, người Sán Dìu được xếp vào nhóm Hán trong ngữ hệ Hán – Tạng Có thể hình dung khi di cư vào Việt Nam, người Sán Dìu chạy lên các vùng đồi núi thấp dựng lều hoặc nhà trại để ở Lúc đầu họ sống du canh du cư Có lẽ tên gọi “San Léo” (người làm ăn sinh sống và ở lều trại trong rừng) bắt nguồn từ tập quán này “San Léo” đọc chệch đi là “San Déo” – người Sán Dìu

Nói về nguồn gốc tộc người, đồng bào Sán Dìu có truyện thơ viết bằng chữ Hán

“Vũ Nhi” (hay “Chuyện kể về Vũ Nhi và vua Cóc”), truyền thuyết “Vua Cóc” (Khám suy vong) Truyền thuyết “Vua Cóc” dài khoảng 3000 câu thơ, kể về nguồn gốc của

người Sán Dìu, trong đó có nhắc đến quê tổ của tộc người này thuộc Mãn Khê Quốc (Trung Quốc), sống dưới ách thống trị hà khắc của triều đình phong kiến, họ đã phiêu

dạt sang Việt Nam sinh sống Truyện thơ “Chuyện kể về Vũ Nhi và vua Cóc” dài hơn

800 câu, làm theo thể thất ngôn cũng có nhắc đến những địa danh “Tân Châu”, “Đại Bình”, “Hà Nam” thuộc Trung Quốc

Về vấn đề này, tác giả Trần Quốc Hùng, đã dẫn gia phả dòng họ Ân của gia

đình ông Ân Tiến Thăng (Hải Phòng), soạn ngày 20/04/2017: “Nhà họ Ân ta xưa cư

trú Mãn Khê thời Vạn Quốc tức thành phố Mãn Châu Lý, luôn bị ngoại xâm (…) gặp bọn vua Cóc dã man dùng thủ đoạn thâm độc, đánh chiếm đến đâu cướp giết và đốt sạch đến đó Để bảo vệ con cháu giống nòi về sau, Tổ tiên ta cùng với cộng đồng quyết định bỏ chạy (…) sau này đến Việt Nam cũng là người địa phương gọi ta là người Sán Dìu” [26, tr.49-50]

Trang 25

Tác giả Nguyễn Thị Quế Loan cũng đưa ra nhận định: “Người Sán Dìu vốn là một

tộc người nhỏ bé, sinh sống ở miền nam Trung Quốc Vào những năm cuối thời nhà Minh, đầu nhà Thanh (TKXVII) vì không chịu nổi sự đàn áp bóc lột tàn bạo của bọn phong kiến thống trị, người Sán Dìu phải lưu tán, một bộ phận nhỏ đã vượt biên giới Việt – Trung để vào Việt Nam” [34, tr.18) Khi vào Việt Nam, ban đầu, tộc người Sán Dìu

sống thành từng chòm xóm riêng, về sau hòa đồng, cộng cư với các dân tộc khác

Dưới góc độ chuyên môn, vào những năm cuối thập kỷ 50 của TKXX, tác giả

Lã Văn Lô cùng các cộng sự trong cuốn “Các dân tộc thiểu số Việt Nam” đã giới thiệu

bản danh mục tương đối đầy đủ, chi tiết về thành phần các dân tộc ở Việt Nam, trong

đó thống nhất tên gọi tộc danh Sán Dìu để phân định với các dân tộc thiểu số khác Đầu tháng 3 năm 1960, Tổng cục thống kê Trung ương chính thức khẳng định tên gọi tộc người Sán Dìu, từ đó Sán Dìu trở thành tên gọi tộc danh chính thức trong các văn bản của Nhà nước

1.2.1.2 Địa bàn cư trú

Ở Việt Nam, người Sán Dìu chủ yếu tập trung ở vùng trung du Bắc Bộ Họ vào Quảng Ninh, sang Bắc Giang rồi ngược lên Thái Nguyên, Tuyên Quang, đến một số tỉnh khác và định cư ở đây Địa bàn cư trú của họ được hình dung như cái “lưỡi rìu séo” trải theo các địa phương: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Kim Anh, Đa Phúc (Vĩnh Phúc, Phú Thọ), Yên Sơn, Sơn Dương (Tuyên Quang); Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ (Thái Nguyên); Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Thế, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động (Bắc Giang)… Họ cũng sống rải rác ở vùng đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Quảng Ninh (Móng Cái, Đầm Hà, Hà Cối, Quảng Yên, Đông Triều), một số ở hải đảo trong vịnh Hạ Long (Kế Bào, Cái Lân…), một nhóm tách ra ở Chí Linh (Hải Dương), một số ít lại di cư xuống Tây Nguyên Đến năm 2019, người Sán Dìu đã có mặt tại 56/63 tỉnh thành phố trong cả nước

Số liệu của Tổng cục thống kê về dân số các năm 2019 trên toàn quốc ( cho thấy dân tộc Sán Dìu cư trú đông nhất ở tỉnh Thái Nguyên, chiếm 30,9% tổng số người Sán Dìu trong cả nước Người Sán Dìu ở Thái Nguyên có mặt ở hầu hết các huyện nhưng phân bố chủ yếu ở vùng bán sơn địa, tập trung đông nhất ở huyện Đồng Hỷ Quá trình cư trú, người Sán Dìu đã sáng tạo những giá trị văn hóa mang đậm dấu ấn vùng trung du, tạo nên sự khu biệt của một cộng đồng cư trú ở vùng sinh thái gò đồi điển hình

1.2.2 Người Sán Dìu ở Thái Nguyên

1.2.2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Trang 26

Là một tỉnh miền núi, thuộc vùng trung du – miền núi Đông Bắc, với diện tích

tự nhiên là 3.562,82 km2, Thái Nguyên nằm ở trung tâm của vùng chiến lược phía Bắc sông Hồng, có ranh giới tự nhiên: Phía Bắc tiếp giáp với Bắc Cạn; Phía Đông tiếp giáp với Lạng Sơn, Bắc Giang; Phía Tây tiếp giáp với Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; Phía Nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội

Về điều kiện tự nhiên, Thái Nguyên vừa có rừng núi, vừa có các gò đồi nhấp nhô và lại có cả đồng bằng khá mầu mỡ Về điều kiện thời tiết khí hậu, Thái Nguyên nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho các loài động thực vật sinh sống, phát triển canh tác rừng hay trồng lúa nơi đồng bằng Với những điều kiện ấy, Thái Nguyên trở thành nơi có đông người Sán Dìu sinh sống với số dân đứng thứ tư trong số các dân tộc anh em cùng chung sống nơi đây Tộc người Sán Dìu chủ yếu sống ở vùng gò đồi, sườn núi, rẻo cao, thuộc các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương, Võ Nhai…, cũng có nhiều người Sán Dìu sinh sống nơi đồng bằng thuộc thành phố Phổ Yên, thành phố Thái Nguyên, thành phố Sông Công, huyện Phú Bình…

Có những nơi tập trung đông người Sán Dìu hoặc có nơi lại rất ít nhưng ở địa phương nào, người Sán Dìu cũng sống xen cư với các tộc người khác như: Dao, Tày, Nùng, Kinh… Sự cộng cư ấy giúp tộc người Sán Dìu có nhiều cơ hội giao lưu, tiếp xúc văn hóa để vừa bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc riêng có vừa mở rộng hiểu biết về mọi mặt, đưa đời sống của đồng bào ngày càng đi lên

Nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Thái Nguyên, huyện Đồng Hỷ tiếp giáp với huyện Phú Bình, Phú Lương, Võ Nhai, thành phố Thái Nguyên, huyện Yên Thế (Bắc Giang), huyện Chợ Mới (Bắc Cạn) nên có sự tiếp xúc văn hóa với các nhóm người thuộc khu vực này Đồng Hỷ có địa hình tương đối phức tạp, chia thành hai vùng rõ rệt: Phía Bắc, Đông Bắc là vùng núi thấp, độ cao trung bình khoảng 500 - 600m; Phía Nam và Tây Nam (Hóa Thượng, Nam Hòa, Tân Lợi, Trại Cau ) là vùng trung du có địa hình thấp, độ cao trung bình dưới 100m Địa hình có độ dốc thoai thoải từ Đông Bắc xuống Tây Nam khoảng 15 - 25 độ Trên địa bàn huyện có những khối núi đá vôi lớn, cao tới 600m (núi Lũng Phương – Văn Lăng, Mỏ Ba - Tân Long) Bên cạnh đó là vùng núi thấp với nhiều quả đồi có hình dạng bát úp với độ cao 50 - 60m thuộc các xã Nam Hòa, Cây Thị, Văn Hán, Hợp Tiến Lại có vùng tương đối bằng phẳng như ở Hóa Thượng, Trại Cau Vùng địa hình này tạo điều kiện khá thuận lợi cho đồng bào Sán Dìu sinh sống, di chuyển, lao động sản xuất, phát triển canh tác cây công nghiệp (cây chè) và chăn nuôi gia súc

Trang 27

1.2.2.2 Kinh tế

Người Sán Dìu lấy lao động sản xuất nông nghiệp là nghề nghiệp chính Đối

với họ, đất đai, đồng ruộng là yếu tố vô cùng quý giá Họ có câu nói: “Mai tông, mai

slay mạo cộ số thén coóc”, nghĩa là: “Buôn đông, bán tây không bằng cày góc ruộng”

Loài cây nông nghiệp chính của họ là cây lúa, ngoài ra còn có ngô, khoai, sắn, lạc, củ từ… Ngoài ra, do sinh sống tại các vùng gò đồi gần rừng, đồng bào còn khai thác các loại lâm, thổ sản: gỗ, tre, nứa, vỏ ăn trầu, các loại củ quả rừng: trám, cọ, củ mài…; trồng chè tại các triền đồi, chân núi Những đặc điểm này hoàn toàn khác với người Sán Dìu sinh sống ở vùng biển đảo (Quảng Ninh) lấy nghề đánh bắt cá, sống bám vào biển làm chính

Vì sinh sống chủ yếu ở vùng đất khô cằn, sỏi đá vùng trung du miền núi nên người Sán Dìu đã tích lũy được những kinh nghiệm lao động sản xuất nông nghiệp và đúc kết lại theo từng tháng:

“Tháng Giêng: Cày ải, phát nương trồng ngô, sắn, làm soi, bãi trồng lạc, làm

ruộng để trồng khoai lang, đỗ tương, các loại rau, tiếp tục chăm sóc các loại cây trồng đã gieo trồng cuối năm trước

Tháng Hai: Làm cỏ, bón phân, gieo mạ chiêm, chăm sóc cây ăn quả

Tháng Ba: Làm ruộng mùa, trồng lúa nương, chăm bón hoa màu

Tháng Tư: Làm cỏ, đắp bờ ruộng, cày bừa chuẩn bị vụ mùa, thu hoạch hoa màu Tháng Năm: Cấy lúa sớm, vun sắn, thu hoạch khoai lang, trồng tiếp khoai lang,

Tháng Chín: Trồng khoai sọ, chăm bón hoa màu và thu hoạch vụ mùa

Tháng Mười: Thu hoạch vụ mùa, cày ải, ủ phân chuẩn bị cho vụ xuân

Tháng Mười Một: Làm phân hun, chuẩn bị nương, soi, bãi trồng đỗ tương, rau

vụ đông, chuẩn bị cấy vụ chiêm xuân, thu hoạch khoai lang trồng từ tháng Tám, tiếp tục trồng khoai lang xuân

Trang 28

Tháng Mười Hai: trồng khoai lang, ngô, đỗ; Vào rừng lấy củi, mật ong, lá dong, lá chít chuẩn bị gói bánh ngày Tết

Với lịch thời vụ như trên, người Sán Dìu bên cạnh việc coi trọng đất đai thì họ cũng nhận thấy yếu tố “nước” đóng vai trò quan trọng không kém Người Sán Dìu đã sớm biết tận dụng các nguồn nước tự nhiên ở khe, suối, làm hệ thống mương máng để dẫn nước về Họ cũng đào ao vừa để nuôi thủy sản vừa để trữ nước cho mùa khô Những nơi ruộng cao thiếu nước, họ cũng thiết kế các gầu sòng để tát nước, đảm bảo cho việc trồng trọt được thuận lợi

Những đặc điểm trên cho thấy người Sán Dìu ở Thái Nguyên vừa có những nét tương đồng lại vừa có nét riêng khác so với cộng đồng người Sán Dìu trong cả nước Nét chung và nét riêng ấy kết hợp hài hòa tạo nên những đặc trưng văn hóa đặc sắc của người Sán Dìu ở vùng đất gò đồi trung du điển hình – Thái Nguyên

1.2.3 Vài nét về văn hóa và văn học dân gian của người Sán Dìu

1.2.3.1 Vài nét về văn hóa của người Sán Dìu

Cũng như tộc người Sán Dìu ở các địa phương khác, người Sán Dìu ở Thái Nguyên cũng có không gian văn hóa làng Thường trong một làng, các thành viên đều

có họ hàng với nhau, hoặc ít ra là có quan hệ hôn nhân Vì vậy, chỉ cần hỏi tên, tên đệm là có thể biết được thứ bậc, thân sơ trong dòng họ Người Sán Dìu quan niệm: chỉ cần đồng tộc cũng đủ để quý mến nhau và thết đãi nhau bằng cả tấm lòng Họ thường cho rằng người Sán Dìu ít ỏi nên phải thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau Những cuộc đi hát giao lưu giữa các làng, các địa phương cũng chính là một phương thức để người Sán Dìu được gặp gỡ, làm quen hay thăm lại bà con đồng tộc của mình

Người Sán Dìu cũng có tục ăn trầu như người Kinh và một số dân tộc khác Họ

ăn trầu chủ yếu để nhuộm và bảo vệ răng Trong các ngày lễ Tết, trầu cau cũng là món vật bày lễ và mời khách không thể thiếu

Về trang phục, người Sán Dìu có lối vận trang phục riêng Đàn ông thường mặc

áo cổ tròn (cao 3 phân), không có ve áo, dùng vải làm cúc ngang Áo được may theo kiểu năm thân, dài quá đầu gối một chút, có một túi ngực, hai túi ở vạt áo Ống tay áo may hẹp và dài quá hông một chút Quần thường đồng màu với áo ngoài, may kiểu chân què, cạp quần hình lá tọa, nếu phía sau bị sờn có thể xoay ra đằng trước Ống quần rộng, có thể xắn cao tới vế đùi, thuận tiện trong việc lội suối hay lội ruộng lầy

Nữ giới Sán Dìu mặc áo trong, áo ngoài và có khăn đội đầu, yếm, dây lưng, váy

và xà cạp Người nữ thường vấn tóc và đội khăn hình vuông, mặc áo ngoài màu chàm

Áo được may theo kiểu áo tứ thân, cổ cao nẹp trơn, không có khuy Nẹp áo có thêm

Trang 29

miếng vải trắng, khi mặc sẽ được lộ ra ngoài Yếm có hình thoi, khoảng 35 - 45 cm mỗi cạnh, được trang trí họa tiết hoa văn Thường con gái mặc yếm trắng, phụ nữ có chồng mặc yếm vàng, người già mặc yếm đỏ Người trẻ tuổi thường mặc áo vạt bên phải vắt phủ lên trái, sau khi mặc chiếc nẹp bên trong sẽ được lộn ra ngoài tạo thành đường chéo từ cổ xuống Người lớn tuổi mặc ngược lại và dùng thắt lưng hoa lý màu tím, đỏ hoặc xanh để thắt lại Váy thường gồm 4 - 8 mảnh vải trườn lên nhau từ 10 -

15 cm, được đính trên một cái xà cạp màu đen hoặc chàm mà không khâu lại nên còn gọi là “váy lá”, “váy xẻ” Ngoài ra, phụ nữ Sán Dìu còn có chiếc “túi trầu” hình múi bưởi, được thêu công phu với nhiều họa tiết sặc sỡ, đầu dây có tết nút, có tua dài đính thêm một chuỗi đồng xu

Về văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, người Sán Dìu có các nghi lễ vòng đời hết sức quan trọng: sinh nở - cưới hỏi - mừng thọ - tang ma Trong đó, cưới hỏi là một sự kiện mang ý nghĩa trọng đại đối với đôi bên nam nữ, đôi bên gia đình, và là sợi dây bền chặt nhất gắn kết đôi bên hai họ Bởi vậy, để tổ chức một đám cưới phải trải qua rất nhiều nghi lễ: Lễ xin lá số, lễ xem mặt, lễ xin cưới, lễ ăn hỏi, lễ sang bạc, lễ chọn và báo ngày cưới, lễ gánh gà, lễ nộp cheo, lễ cưới chính thức, lễ lại mặt Điều đáng nói là các nghi lễ cưới xin đều gắn liền với hát Soọng cô Từ lúc đôi lứa tìm hiểu cho đến lúc diễn ra các nghi lễ đều không thể thiếu tiếng hát Soọng cô, thậm chí, nhà trai, nhà gái đều phải cử người thuộc nhiều bài hát làm người đại diện, chịu trách nhiệm hát đối đáp trong các nghi lễ ấy Có lẽ vì thế mà kho tàng Soọng cô của người Sán Dìu còn lưu giữ rất nhiều bài “Sênh ca chíu cô” (bài hát về đám cưới) mà ở đó, mỗi nghi lễ trong tục cưới xin đều có những bài hát riêng độc đáo, đặc sắc

Người Sán Dìu ở Thái Nguyên luôn ý thức về việc gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa tộc người Tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức những đợt tập huấn công tác bảo tồn các

di sản văn hóa phi vật thể cho các hạt nhân tuyến xã Tại các xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, Phú Bình đều đã thành lập các câu lạc bộ Hát Soọng cô, mở một số lớp dạy chữ Sán Dìu cho thanh thiếu niên Bà Miêu Thị Nguyệt (81 tuổi), xóm Na Quán, xã Nam Hòa (Đồng Hỷ) từng mở nhiều lớp dạy tiếng nói, dạy các điệu múa hát truyền thống của dân tộc Sán Dìu; Ông Hoàng Phúc, xóm Chí Son, Nam Hòa (Đồng Hỷ) đã

mở lớp dạy chữ Sán Dìu vào các dịp hè Điều đáng mừng là các lớp học trên đã thu hút khá đông các cháu trong độ tuổi thanh thiếu niên tham gia Gần đây nhất, từ ngày 09/10/2023 đến 16/10/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Bảo

tàng các dân tộc Việt Nam tổ chức chương trình “Hỗ trợ nghiên cứu, phục hồi bảo tồn,

phát huy nghệ thuật hát Soọng cô của dân tộc Sán Dìu tại xã Nam Hòa, huyện Đồng

Trang 30

Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” Tại đây, các lớp học hát Soọng cô dành cho người cao tuổi và

các cháu thanh, thiếu niên đã được tổ chức, thu hút đông đảo bà con tham gia Đây là những việc làm hết sức ý nghĩa, góp phần bảo tồn và nâng cao ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa tộc người trong cộng đồng, nhất là với những người trẻ tuổi Tìm hiểu dân ca của người Sán Dìu dưới góc nhìn văn hóa là việc làm thiết thực giúp bà con Sán Dìu thêm hiểu, thêm trân trọng di sản dân ca quý báu, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của chính cộng đồng người Sán Dìu trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tộc người Bên cạnh đó, việc nghiên cứu cũng giúp cho tất cả mọi người đều có thể khám phá những đặc sắc của các bài dân ca Soọng cô dưới góc nhìn văn hóa

1.2.3.2 Văn học dân gian của người Sán Dìu

Khái quát về văn học dân gian của người Sán Dìu

Theo lời kể của những người cao niên, dân tộc Sán Dìu có một kho tàng văn học dân gian đa dạng về thể loại, phong phú và quý giá cả về nội dung lẫn nghệ thuật Hiện nay, số lượng các tác phẩm ở các thể loại còn lại không nhiều Số lượng các truyện cổ đến nay có lẽ là ít ỏi hơn cả Các tác phẩm thuộc thể loại tục ngữ, ca dao, câu

đố, dân ca có phần phong phú, đa dạng hơn

Về nội dung, văn học dân gian của người Sán Dìu phản ánh đời sống lao động sản xuất, các mối quan hệ, cách ứng xử của con người với thế giới tự nhiên, với cộng đồng xã hội cũng như đời sống tâm hồn của con người

Nói đến văn học dân gian Sán Dìu không thể không nhắc đến truyện cổ Sán Dìu Hiện số lượng truyện cổ còn lại không nhiều song đây vẫn là những trang truyện phản ánh chân thực về thế giới quan của người Sán Dìu cổ xưa Các câu chuyện cổ tích chủ yếu mang nội dung lý giải về nguồn gốc, sự ra đời của các sự vật, con vật…

trong thế giới tự nhiên: Vì sao con khỉ lại sống trên núi (Tại sao khỉ lên núi), vì sao lại

có tiếng kêu của chim ca ca và vọt chót (Sự tích tiếng kêu chim ca ca và vọt chót…)

Bên cạnh đó, truyện cổ tích Sán Dìu cũng thể hiện những ước mơ, khát vọng đẹp đẽ của người xưa: ước mơ về cuộc sống hạnh phúc, ấm no; khát vọng về sự trường sinh; khát vọng có được sức mạnh kỳ diệu để chiến thắng kẻ thù …

Kho tàng tục ngữ, ca dao, câu đố, dân ca của người Sán Dìu đến nay vẫn được lưu giữ và mang sức sống lâu bền trong cộng đồng, đặc biệt là dân ca Soọng cô Các thể loại này có hình thức ngắn gọn, dể nhớ, dễ hiểu, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày Đặc biệt, tục ngữ, câu đố, ca dao cũng đã phần nào in dấu trong các bài hát dân

ca Soọng cô Có lẽ bởi vậy mà những tác phẩm ở thể loại này được đồng bào nhớ và thuộc nhiều hơn cả

Trang 31

Về nghệ thuật, nếu tục ngữ, ca dao, câu đố, dân ca là những lời thơ giản dị, giàu hình ảnh, gần gũi với đời sống sinh hoạt của đồng bào thì truyện cổ Sán Dìu lại hấp dẫn người nghe bởi cốt truyện ngắn gọn mà hàm súc Không những vậy, các câu chuyện còn có thế giới nhân vật khá phong phú, đồng thời, chứa đựng không ít yếu tố hoang đường, kỳ ảo, phản ánh trí tưởng tượng phong phú, sinh động của người Sán

Dìu xưa: tướng quân bị chặt đầu nhưng vẫn liên tục biến hóa (Truyện Tướng quân cụt

đầu), chàng trai cày ruộng nhận được sự giúp đỡ của các nàng tiên (Truyện Hai người con của nàng tiên)…

Văn học dân gian dân tộc Sán Dìu đến nay vẫn mang trong mình sức sống bền

bỉ, là mạch nguồn trong lành nuôi dưỡng tâm hồn bao thế hệ Đến nay, văn học dân gian của người Sán Dìu chủ yếu được lưu giữ trong trí nhớ của lớp người cao tuổi Một số tác phẩm được ghi lại trong các sách cổ của người Sán Dìu song số cuốn sách cũng như số người có thể đọc được những cuốn sách ấy còn lại không nhiều Vì vậy, việc sưu tầm, gìn giữ và bảo tồn văn học dân gian của đồng bào mang ý nghĩa vô cùng

to lớn không chỉ với tộc người Sán Dìu Việc tìm hiểu giá trị, ý nghĩa của các tác phẩm văn học dân gian của người Sán Dìu dưới góc nhìn văn hóa, trong đó có Soọng cô, chính là việc làm thiết thực góp phần bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể của người Sán Dìu nói riêng, các di sản văn hóa nói chung

Dân ca Soọng cô của người Sán Dìu

“Soọng cô” theo tiếng Sán Dìu nghĩa là “xướng ca”, “ca hát” Đây là một dạng

hát ví gắn liền với đời sống tinh thần của người Sán Dìu Không rõ Soọng cô ra đời từ bao giờ, tuy nhiên, trong cộng đồng người Sán Dìu đến nay còn lưu giữ hai truyền

thuyết: “Quả bầu tiên” và “Lưu Tam Muội” có liên quan đến nguồn gốc ra đời của Soọng cô Truyện “Quả bầu tiên” kể rằng: Thuở hồng hoang, khi trời đất đã phân định

rõ, một trận đại hồng thủy đã xảy ra làm chết hết con người và muôn loài May thay,

có hai anh em thoát nạn nhờ kịp chui vào quả bầu khô Khi nước rút, hai người chui ra thấy cảnh tượng hoang tàn, xung quanh không còn một ai Đến tuổi trưởng thành, không có người nào khác nên họ phải lấy nhau rồi sinh được con đàn cháu đống Thấy tất cả đều là anh em cùng dòng máu nên họ quyết không lấy nhau mà đi đến làng khác

để tìm bạn đời Họ dùng lời ca của mình để nói lên nỗi lòng, bày tỏ tình cảm Từ đó, lối hát giao duyên giữa hai bên nam nữ, giữa làng này với làng khác ra đời được gọi là

“Soọng cô” lưu truyền cho đến ngày nay (Lược kể theo Trần Quốc Hùng, [26, tr 153 – 157] Như vậy, “Soọng cô” chính là tiếng hát cất lên từ nỗi lòng của các chàng trai,

cô gái, là tiếng hát giao duyên, bày tỏ tâm tình

Trang 32

Điệu hát Soọng cô thường được cất lên trong lao động sản xuất (trụ soọng cô), trong lễ cưới hỏi (sênh ca chíu cô), trong các dịp lễ tết (tạo nén cô), trong lúc đi chơi làng (hị son cô), trong lúc ru con ngủ (ếnh slảy cô)…

Những bài “trụ soọng cô” có nội dung ca ngợi đức tính cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, phê phán thói lười biếng, mải chơi, khuyên con người cần biết chăm chỉ làm việc để có cuộc sống ấm no, tốt đẹp Các bài “sênh ca chíu cô” trong đám cưới lại mang đến những lời chúc tốt lành dành cho nhà trai, nhà gái, chúc mừng hai bên gia đình, cô dâu chú rể sống hạnh phúc, hòa thuận, con cháu đuề huề Các bài hát “tạo nén cô”, “hị son cô” lại có nội dung ca ngợi cảnh quan thiên nhiên quê hương, làng xóm,…

Dù hát trong hoàn cảnh, không gian nào, các bài Soọng cô đều chuyên chở những nội dung tốt đẹp: thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, con người, ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên, ca ngợi tình nghĩa giữa người với người, ca ngợi ước mơ về một tương lai tươi đẹp, hạnh phúc, lên án cái xấu, cái ác… Vào những dịp Tết đến xuân về, tổ chức cưới hỏi, mừng vào nhà mới hay những lúc nông nhàn, người Sán Dìu đều mượn tiếng hát Soọng cô để ký thác lòng mình Trong quá trình sưu tầm, dịch thuật, nghệ nhân ưu tú Diệp Minh Tài (xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên) cho biết: mỗi chủ đề hát thường gồm 12 bài, các bài hát này có nội dung gần giống nhau, chỉ thay một số từ ngữ để tránh trùng lặp, đồng thời thể hiện sự nhanh trí trong ứng khẩu, đối đáp của hai nhóm hát với nhau

Từ những tài liệu tìm hiểu được trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy dân ca Soọng cô của người Sán Dìu mang nội dung phong phú mà theo cách tiếp cận dưới góc nhìn văn hóa, ta sẽ phát hiện ra những giá trị nội dung lấp lánh khác nữa: Dân ca Sán Dìu phản ánh đời sống sinh hoạt, đời sống tinh thần của người Sán Dìu trong các mối quan hệ với tự nhiên, với xã hội, tạo nên những giá trị nhân văn đáng trân trọng Từ nghiên cứu này, chúng ta càng thêm trân quý, cảm phục sức sáng tạo của người Sán Dìu xưa ẩn chứa trong những lời ca mộc mạc, bình dị mà không kém phần hàm súc

Hình thức xướng ca của Soọng cô thường là hát đôi hoặc hát nhóm Mỗi bài hát Soọng cô thường gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Cũng có những bài hát mà câu đầu chỉ có 3 chữ Giai điệu của Soọng cô thường có hai lối hát:

hát ngân hay hát du (Ếnh cô) - cách hát luyến láy với trường độ được kéo dài và cũng

là cách hát sử dụng trường hơi cao nhất; hát cộc hay hát nói (Coóng cô) – cách hát đi

thẳng vào lời ca với sự luyến láy và trường độ vừa phải Nhịp hát Soọng cô có trường

độ ổn định, thường ngắt theo nhịp 2/4, có khi nhịp khá tự do Trong khi hát, để lời ca

Trang 33

được mềm mại, ngân nga, người hát thường đệm thêm những hư từ đưa đẩy câu hát như “ơ, ớ, ờ…” và thường được đặt theo những cao độ khác nhau Âm vực khi hát cũng không quá lớn, nhịp điệu đều đều, độ trầm bổng không cao Cũng theo chia sẻ của nghệ nhân ưu tú Diệp Minh Tài (Tam Thái, Hóa Thượng, Đồng Hỷ, Thái Nguyên)

có lẽ xuất phát từ nỗi lòng những người con từng phải li tán, chạy loạn khắp nơi nên

âm hưởng chung của các bài hát dân ca Sán Dìu thường đượm buồn Cũng do quá trình di cư xa xưa mà người Sán Dìu không thể mang theo hay sáng tạo những nhạc cụ đệm cho điệu hát này, vì vậy, Soọng cô không có nhạc cụ đệm Tuy nhiên, sự trầm bổng của lời hát, sự luyến láy của giọng hát đã làm nên nét độc đáo riêng có của loại hình xướng ca này

Các bài Soọng cô cũng chứa đựng nhiều hình ảnh mang giá trị nghệ thuật đặc sắc Từ những hình ảnh quen thuộc, Soọng cô trở nên hàm súc, giàu sức gợi nhờ các biện pháp tu từ Đó có thể là nghệ thuật so sánh:

Kẹn nhòng dzênh háo tô nhìn ọi Cóng dzang mù léo dzẹo dzang lòi Ngạn sị sô dzam ngồ mì nhot Hói sị hù hòi va chệnh hoi

Dịch nghĩa:

Nghe giọng nàng hay nhiều người muốn Giọng nói, giọng cười văng vẳng bên tai Mắt nàng trông tựa trăng mồng ba Miệng nàng xinh tựa những bông hoa.[12, tr.33]

Đó có thể là nghệ thuật đối lập cùng cách nói ẩn dụ:

Ngọi kẹn sềnh nhòng cụi cộ kim Sềnh nhòng kẹn ngọi diu hàn nhìn Kẹn ngọi hàn nhìn lu ben sáo

Lu ben sáo chấy dzọng này sìm

Dịch nghĩa:

Ta thấy nàng đây quý hơn là vàng Nàng thấy ta như thấy người dưng Thấy ta người dưng hay cỏ dại

Cỏ dại ven đường lấm bụi hồng.[12 Tr.35]

Biện pháp so sánh: “Mắt nàng trông tựa trăng mồng ba, Miệng nàng xinh tựa

những bông hoa” không chỉ nói lên vẻ đẹp của cô gái mà còn cho thấy cảm xúc tình

yêu dạt dào dâng lên trong đôi mắt của chàng trai Cùng với đó, nghệ thuật đối lập:

“Ta thấy nàng đây quý hơn vàng / Nàng thấy ta như thấy người dưng” cùng cách nói

Trang 34

ẩn dụ “cỏ dại” với ý nghĩa chỉ thân phận thấp hèn, không tương xứng với cô gái cho thấy nỗi lòng đau khổ của chàng trai khi chưa tìm được sự đồng điệu, đồng cảm với cô gái mà mình thương Mỗi bài ca là một điệu tâm hồn, một dòng cảm xúc Mỗi bài ca tựa như một câu chuyện, một lời gửi trao tâm tình khó quên Việc sử dụng những biện pháp tu từ nghệ thuật đã góp phần nâng Soọng cô lên thành những khúc hát chứa chan cảm xúc, giàu hình ảnh và giàu sức gợi!

Một trong những đặc điểm nổi bật của điệu hát Soọng cô chính là hình thức diễn xướng gắn với sinh hoạt cộng đồng Thường sẽ có hai nhóm nam – nữ của hai làng hát đối đáp với nhau nhằm để thăm hỏi, làm quen, trao đổi tâm tư tình cảm và nhất là để cố kết tình cảm gắn bó giữa những người cùng chung tiếng nói, cùng chung nguồn cội Mỗi nhóm hát thường có từ bốn đến năm người, là các chàng trai cô gái chưa vợ, chưa chồng Mỗi nhóm cũng sẽ có một người đứng tuổi, thông thạo phong tục tập quán, thuộc nhiều bài hát dẫn đầu Khi đến hát, những người khách thường têm đĩa trầu mời chủ nhà và có lời xin hát

Mở đầu mỗi cuộc hát thường là những bài ca ca ngợi cảnh đẹp quê hương, ca ngợi con người chăm chỉ làm ăn, lao động, sản xuất để tạo được ấn tượng tốt đẹp ban đầu giữa chủ nhà và bạn hát Chủ nhà đáp lại bằng những lời ca thiết tha tình nghĩa sâu nặng, mời khách chén nước, bát cơm thắm nghĩa tình và chứa đầy lòng mến khách Những bài hát tiếp theo sẽ hát về nhiều nội dung khác nhau như: hát đố đối đáp về những sự vật, hiện tượng gần gũi; hát giao duyên nam nữ, hát răn dạy, hát chúc tụng… Cuộc hát kéo dài đến nửa đêm sẽ có bữa ăn được gọi là “ăn cơm tạo” (slêch cộ cang) Bữa ăn, ngoài những món thết đãi bày tỏ tình cảm giữa chủ và khách, còn là dịp để đôi bên bày tỏ tấm lòng, trao gửi những ẩn ý sâu xa trong từng câu hát mời ăn, câu hát cảm tạ Kết thúc cuộc hát sẽ là phần hát xe kết mang ước nguyện gắn bó, cùng nhau kết tóc xe tơ, về chung một làng, ở chung một nhà, cùng nhau lao động sản xuất, xây dựng gia đình, quê hương, đất nước… Mỗi cuộc hát có thể kéo dài nhiều ngày, hai bên càng thuộc nhiều bài hát, có tài đối đáp thì cuộc hát càng kéo dài Cuộc hát khép lại nhưng lòng người còn lưu luyến mãi

Trong mỗi đêm hát lại gồm: Hát gọi lúc chập tối, mời nhau cùng ngồi vào chiếu, mời nhau uống nước, mời nhau miếng trầu Hát hỏi lúc nửa đêm: Thường là các bài hát hỏi thăm về quê quán, gia đình, công việc, gia cảnh… của nhau, hỏi về tâm tư, nỗi lòng, nguyện ước… Sau bữa ăn lót dạ lúc canh ba do chủ nhà mời sẽ là hát chào, hát xin về, đầy lưu luyến Đến khi trời sáng, họ hát tiễn, hẹn hò nhau gặp lại trong những cuộc hát tiếp theo Những cuộc hát vì thế được tổ chức như một dịp gặp gỡ, gửi

Trang 35

trao ân tình, giúp những chàng trai, cô gái ở những làng, những xóm khác nhau, cách

xa nhau được gắn kết với nhau Hát Soọng cô vì thế trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng hết sức có ý nghĩa, góp phần cố kết cộng đồng người Sán Dìu

Tiểu kết chương 1

Trong chương này chúng tôi tập trung làm rõ các vấn đề thuộc khung lý thuyết

có liên quan đến vấn đề khảo sát và nghiên cứu của đề tài:

1 Những vấn đề cơ bản về lý luận cho thấy văn học là một thành tố của văn hóa Văn học vừa là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội lại vừa có đời sống riêng, không trùng khít với hiện thực đời sống Tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hóa sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học, đồng thời, có thể nhận diện, phác thảo diện mạo văn hóa truyền thống dân tộc

2 Cùng với tộc người Sán Dìu trên cả nước, đồng bào Sán Dìu ở Thái Nguyên

đã tạo dựng, gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa riêng đặc sắc trong đó có những bài dân ca Soọng cô Bản thân tiếng hát lời ca đã là nét độc đáo riêng có của từng dân tộc Những bài dân ca ấy mang trong mình giá trị văn hóa chính bởi tính chất độc đáo, riêng có dù trình độ nghệ thuật ở mức nào

3 Xét về nguồn gốc và hình thức, những bài hát dân ca Soọng cô của tộc người Sán Dìu là những bài hát đối đáp giao duyên nam nữ đã có từ lâu đời Đúng như tác

giả Diệp Thanh Bình nhận định: Qua Soọng cô, “chúng ta có thể hình dung ra một số

hình thức sinh hoạt văn hóa thời xa xưa mà nay còn đọng lại ở trong xóm làng, đó là tập thể nam và tập thể nữ tự do, bình đẳng và tự do tìm đến nhau ca hát vào mùa thu, mùa xuân, vào dịp các hội hè, đình đám” [5, tr.11]

Tìm hiểu dân ca của người Sán Dìu từ góc nhìn văn hóa sẽ giúp giải mã ý nghĩa

sự xuất hiện của những hình ảnh, từ ngữ - tín hiệu mang dấu ấn bản sắc văn hóa riêng

có của tộc người, từ đó góp phần phát huy, lưu giữ và bảo tồn điệu hát Soọng cô nói riêng, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Sán Dìu nói chung

Trang 36

Chương 2 DÂN CA SÁN DÌU VÀ DẤU ẤN VĂN HÓA LAO ĐỘNG SẢN XUẤT 2.1 Đặc điểm cư trú và sinh kế của người Sán Dìu

2.1.1 Đặc điểm cư trú

Có thể thấy, ngay từ tên gọi tộc danh – “Sơn Dao Nhân”, và thực tế cư trú, địa bàn sinh sống chủ yếu của người Sán Dìu chủ yếu là vùng đất bán sơn địa Thái Nguyên có dạng địa hình chuyển tiếp rõ nét giữa đồng bằng và vùng núi, điển hình cho

“vùng cảnh quan gò đồi”, với địa hình đặc trưng là đồi núi xen kẽ với ruộng thấp, chủ yếu là núi đá vôi và đồi dạng bát úp Đó là vùng trung du có mặt bằng tương đối bằng phẳng, ổn định, nơi vừa có đồi núi thấp, vừa có rừng, lại có cả ruộng Bao quanh gò đồi là các thung lũng Đất đai nơi đây nhiều sỏi đá lại dễ bị xói mòn Rừng hầu như không còn rậm rạp, không nhiều cây lớn, thay vào đó là tre nứa cùng các loài cây thấp nhỏ như sim, mua, guột…, có nơi chỉ còn một lớp cỏ cằn cỗi, thậm chí là đồi trọc Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy dấu ấn cảnh quan vùng gò đồi khá đậm nét trong các bài dân ca của dân tộc Sán Dìu Trong số 174 bài dân ca có chứa các yếu

tố về cảnh quan được khảo sát có tới 98 bài có chứa các từ ngữ trực tiếp chỉ hình ảnh

thiên nhiên gợi nhắc về địa hình đặc trưng của vùng trung du, trong đó:

Hình ảnh thiên nhiên Số bài Tỷ lệ

mộc, xạ hương, sa nhân…, các loài vật hoang dã: Nai, hổ, báo gấm, gà lôi,…

Nói đến vùng cảnh quan trung du nơi người Sán Dìu sinh sống và canh tác trước tiên không thể không nhắc đến không gian của “đồi” Có thể nói, không gian

“đồi” xuất hiện trong nhiều bài dân ca Soọng cô:

- Trên đồi có hồ nước lại trong

Cá chép nổi lên nhìn như vàng bạc

- Cây thông trồng ở trên đồi cao

Trang 37

- Sa nhân trồng ở trên đồi

Trong các lời ca trên, hình ảnh “đồi” hiện lên đầy thân thuộc, gần gũi Chàng trai, cô gái đã thuộc lòng về những quả đồi ấy nên biết thật rõ trên đồi có “hồ nước trong”, có “cây thông”, có “sa nhân” (một loại cây thuốc) Hồ nước trong trên đồi cho nguồn nước trồng cây, nuôi cá; cây trên đồi là những loài cây cho gỗ, cho củi, cho nguồn thực phẩm…

Cùng với không gian của “đồi” là không gian “núi”, “rừng”, “ruộng” Chúng tôi nhận thấy có không ít bài hát mang hình ảnh này, “núi cao”, “rừng sâu”, “ruộng sâu/ ruộng thấp” Chúng tôi xin nêu ra một số lời hát tiêu biểu như:

- Con chim vàng anh ở trong rừng sâu

- Con chim ô thước ở trong rừng sâu

- Con chim khướu Bay đi bay lại ở trong rừng…

Bóng dáng của vàng anh, “con chim ô thước” (quạ), chim khướu… xuất hiện trong các bài hát gợi nên không gian thiên nhiên núi rừng nhiều hoang vu, nơi các loài chim hoang dã sinh sống

Trong các bài hát dân ca của dân tộc Sán Dìu còn có không ít những hình ảnh

mà khi xuất hiện, chúng khiến người đọc, người nghe liên tưởng đến không gian núi rừng như: “con ong”, “nai con”, “chim ưng”, “chim nhạn”, “chim khướu”, “chim cú”, chim cu, là “cây lau”, “trầm hương”, “cây quế”, “sa nhân”,… Cả một không gian thiên nhiên rừng núi được tái hiện thật chân thực, sinh động mà đầy gần gũi, thân quen

- Nai con tìm cỏ bờ sông

- Khướu bay qua núi một mình, Ong bay tìm kiếm bạn tình cùng hoa

- Ở trên núi cao có một cây lau Gió thổi ngọn lau lá lao xao

- Rừng cao vách đá khó tìm hoa Muốn tìm trầm hương chẳng biết đường

- Ước gì hóa thành con chim ưng

Những bài hát trên cho thấy tập quán dựng nhà của người Sán Dìu: họ thường dựng nhà ở chân đồi hay ven rừng, cho nên, nhìn lên sẽ thấy núi cao, nhìn ra xa gặp rừng sâu, nhìn xuống là cánh đồng Bởi vậy mà có “ruộng thấp”:

- Sá sọi cao tun mếnh hoi nhọn,

Vố sọi tay thén mếnh long pha

Trang 38

ảnh đặc trưng của vùng cảnh quan trung du Đó có thể là “rừng tre, trúc”, có thể là

“tre ven đường”, là lũy tre đầu thôn, là bóng trúc trong thôn… Hình ảnh “tre trúc” trở

nên quen thuộc và gần gũi với người Sán Dìu Tre trúc thường mọc thành bụi lớn trong rừng, trên vùng đồi núi Những rừng tre trúc không chỉ đem lại nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày (vật liệu làm nhà, làm chuồng trại, làm hàng rào, đan lát…) mà còn giúp đem lại bóng mát, kiến tạo cảnh quan xanh tươi cho thôn xóm Ngoài ra, rừng tre trúc còn cung cấp một lượng măng lớn, làm nguồn thức

ăn tuyệt vời cho con người Với tán lá dày, rễ cây thường phân bố ở tầng đất mặt nên tre trúc còn giúp chống xói mòn, làm tơi xốp đất, bám giữ đất tốt, điều tiết dòng chảy của sông suối nơi miền núi Sự hiện diện của “tre trúc”, nhất là “trúc” cho thấy rõ dấu

ấn sinh kế vùng trung du

Ngoài hình ảnh “tre trúc”, trong các bài Soọng cô còn nhắc đến hình ảnh “hoa

sen”, “hoa đào” Cây sen sống nơi ao hồ, bùn lầy, vùng đất đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp lúa nước Ở khắp các làng quê của người Kinh hay các dân tộc anh em khác sống nơi đồng bằng ta đều dễ dàng bắt gặp không gian thanh tao, dịu dàng với hương thơm dịu nhẹ của đồng sen, ao sen… Trong các bài dân ca Soọng cô ta cũng bắt gặp không gian ấy:

- Sen hỵ hạm nhòng sút náy sộ Lống nhòng sáy sộ họn pha sen (Dịch nghĩa:

Gọi mời cô nương ra đây ngồi Mời nàng cùng ngồi ngắm hoa sen)

- Nhong kim suy sọi nị son thòi Hon kẹn len va tế tế hoi

(Dịch nghĩa:

Cô nương ở tại cạnh đầu thôn Nhìn thấy hoa sen bông bông nở)

Trang 39

Trong khi đó, “đào” lại là loài cây ưa với địa hình vùng trung du miền núi phía Bắc Những “vườn đào”, “rừng đào” xuất hiện trong các bài hát Soọng cô đã nói lên đặc trưng địa hình sinh sống của đồng bào Sán Dìu Sự có mặt của “hồ sen”, “ruộng lúa”, “đồi chè” xen lẫn với “vườn đào”, “rừng đào” là minh chứng cho nét đặc sắc về địa hình, không gian sinh sống, lao động sản xuất mang đậm dấu ấn sinh kế sản xuất nông nghiệp vùng trung du miền núi của người Sán Dìu

Như vậy, không gian sinh sống của người Sán Dìu đã in bóng trong các bài hát Soọng cô Không phải ngẫu nhiên mà những hình ảnh về không gian rừng núi, không gian gò đồi, không gian đồng ruộng lại được xuất hiện với số lượng lớn trong các bài hát Soọng cô Mỗi bài ca với những câu từ giản dị, mộc mạc đã trở thành nơi để người Sán Dìu gửi gắm bao tâm tư tình cảm, trong đó có cả tình cảm gắn bó, yêu quý đối với vùng đất mình sinh sống Vùng đất ấy, không gian ấy cũng chính là nơi người Sán Dìu lao động, sản xuất và canh tác Những phát hiện về không gian sinh sống sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về sinh kế của người Sán Dìu, lý giải được những thói quen, sự lựa chọn của họ trong từng hoạt động sản xuất cụ thể

2.1.2 Sinh kế của người Sán Dìu

Theo tác giả Dương Thùy Linh, luận án tiến sĩ “Sinh kế vùng gò đồi của người

Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên”, năm 2019, “Sinh kế là các hoạt động sản xuất trong

lao động để đáp ứng nhu cầu sinh tồn và phát triển của con người” [35, tr.30] Cũng

theo tác giả, “sinh kế hay tập quán mưu sinh của các tộc người là sự biểu hiện rõ nét

cách thức ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và xã hội trong quá trình thích nghi, tồn tại và phát triển” [35, tr.36] Như vậy, sinh kế chính là một thành tố

của văn hoá tộc người, có mối quan hệ hữu cơ với văn hoá đảm bảo đời sống (văn hoá vật chất), văn hoá xã hội (cấu trúc, thiết chế và các quan hệ xã hội), văn hoá tinh thần (tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn ngữ, tri thức, văn nghệ dân gian, trò chơi dân gian ) Mặt khác, sinh kế có quan hệ mật thiết với các yếu tố môi sinh (tự nhiên và xã hội), có sự giao lưu, tiếp nhận, trao đổi đối với các cộng đồng khác Bởi vậy, sinh kế cũng có những sự vận động liên tục trong quá trình phát triển do các nguyên nhân chủ quan từ chủ thể văn hóa hay do những nguyên nhân khách quan của hoàn cảnh lịch sử, xã hội

Tìm hiểu dân ca của dân tộc Sán Dìu về dấu ấn văn hóa sinh kế nông nghiệp vùng

trung du miền núi sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về những phong tục, tập quán lao động,

sản xuất, những phương tiện, cách thức lao động mà tộc người Sán Dìu đã sử dụng trong quá trình chinh phục, cải tạo tự nhiên để dần dần thích nghi, gắn bó lâu dài với vùng đất đai, thổ nhưỡng nơi họ sống và lao động, sản xuất

Trang 40

2.1.2.1 Nghề nông trồng lúa và cây lương thực

Từ đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng nêu trên, sinh kế của người Sán Dìu trước tiên tập trung vào nghề làm ruộng trồng lúa Trong kho tàng Soọng cô phong phú có cả một mảng đề tài lớn: Soọng cô về làm ruộng Có thể những bài hát còn lại đến nay chưa tương xứng với bề dày truyền thống sản xuất nông nghiệp của người Sán Dìu, song qua một số bài, ta có thể thấy được những dấu ấn khá đậm nét của nghề sản xuất nông nghiệp trồng lúa

Có thể nói, người Sán Dìu đã rất linh hoạt trong canh tác, trồng trọt thể hiện ở

sự đa dạng của các loại cây trồng mà trước tiên là cây lúa Ở những vùng đất ruộng, nguồn nước dồi dào, bà con trồng lúa nước:

- Như là dẫn nước sang cánh đồng

Dẫn nước vào đồng ắt có gạo trắng

- Thai hang dịu dzúi phac mòng mòng Lìu loc ha thèn ịn vồ dong

Ịn táo vồ dong xút phac máy (Dịch nghĩa:

Nước từ khe lớn trắng mang mang Chảy xuống ruộng dưới nuôi lúa non Nuôi từ cây lúa ra hạt gạo)

Nơi rừng sâu, người dân trồng lúa nương:

Dọn mong sênh san sênh oi oi Sếnh san coác hạ háo vô toi Sênh san coác hạ vô toi háo Kẹn long ton chệnh nhong chang loi

(Dịch nghĩa:

Xa nhìn rừng xanh, xanh thăm thẳm Rừng xanh sâu thẳm dễ trồng lúa Rừng sâu trồng lúa thêm xanh tốt Thấy chàng có tâm nàng mới sang)

Bài ca đã vẽ ra một không gian rừng xanh sâu thẳm nơi người dân trồng lúa Đây phải chăng là những nương lúa của người Sán Dìu? Từ xưa, người Sán Dìu đã biết khai hoang đất rừng, cải tạo để trồng nên những vạt lúa xanh tốt Tập quán sản

Ngày đăng: 21/03/2024, 14:54

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w