Văn hóa ứng xử trong phạm vi gia đình

Một phần của tài liệu Dân ca của người sán dìu ở thái nguyên từ góc nhìn văn hóa (Trang 83 - 87)

Chương 3 DÂN CA SÁN DÌU VÀ DẤU ẤN VĂN HÓA ỨNG XỬ

3.2. Dân ca Sán Dìu và dấu ấn văn hóa ứng xử với môi trường xã hội

3.2.1. Văn hóa ứng xử trong phạm vi gia đình

3.2.1.1. Mối quan hệ giữa ông bà - cha mẹ - con cái

Người Sán Dìu từ xưa đã rất trọng tình cảm gia đình. Thực tế với những gia đình người Sán Dìu có nhiều thế hệ chung sống đã cho thấy tình cảm yêu thương, đoàn kết, đùm bọc, nhường nhịn lẫn nhau giữa những người trong cùng một gia đình. Tình cảm ấy cũng được các bài hát Soọng cô đề cao, ca ngợi. Trước tiên, chúng tôi muốn nói đến những bài hát ru đầy êm ái, tha thiết:

- Con gà con cộc đuôi

Chị có câu hát không dạy em

Em có con cáo

Bắt con gà con của chị - Bồ câu non

Con chim bố đến dỗ con khóc Hai cánh vẫy vẫy

Con chim mẹ đến mớm mồi cho con

Vì đối tượng là trẻ em nên những hình ảnh xuất hiện trong bài hát cũng hết sức ngộ nghĩnh, đáng yêu: Con gà con cộc đuôi , con cáo bắt con gà con của chị, con bồ câu non, con chim (bồ câu) bố đến dỗ con khóc, con chim mẹ đến mớm mồi cho con...

Tất cả đều được nhìn nhận qua lăng kính của những đứa trẻ, dành cho trẻ nên tất cả đều nhỏ nhắn, xinh xắn, đáng yêu. Lời hát thể hiện rõ tình cảm yêu thương, che chở của ông bà, cha mẹ dành cho những đứa con bé nhỏ của mình. Ông bà, cha mẹ luôn dành cho con cháu những gì tốt đẹp nhất!

Em ơi em cứ ngủ đi

Mẹ còn đi cấy biết khi nào về Còn bao công việc bộn bề Cha còn đi rẫy, giờ về còn lâu Ngủ đi cho nhẫn cho vòng

Em đeo cho thỏa nhọc nhằn mẹ cha.

Những lời hát ru còn giống như những lời nựng yêu, dỗ dành, vỗ về cho em bé ngủ ngoan, đồng thời còn gửi gắm mong ước vào tương lai tốt đẹp cho em bé sau này.

Bài hát nhắc đến hình ảnh người cha người mẹ làm việc trên rẫy, trên nương với “bao công việc bộn bề”. Cha mẹ chịu đựng bao vất vả, nhọc nhằn ấy là để nuôi em khôn lớn thành người.

Cũng qua bài hát ru, ông bà, cha mẹ gửi gắm nhiều ước mong và cả những lời khuyên răn, dạy bảo:

Bà ngoại khâu cho chiếc áo nhỏ, Ông ngoại tặng cho số bạc tiền.

Bạc trắng ông tặng để em đeo, Lớn lên em tiếp tục canh điền.

Canh điền tìm thóc tìm gạo ăn, Thóc gạo trị giá thành nhiều tiền.

Bạc tiền cho nhiều em không muốn,

Chỉ muốn trâu nái, nghé con chạy theo bên!

Bài hát thể hiện tình cảm yêu thương mà ông bà dành cho con cháu:

Bà ngoại khâu cho chiếc áo nhỏ, Ông ngoại tặng cho số bạc tiền.

Nếu người bà thể hiện sự quan tâm bằng việc làm thiết thực (khâu áo) thì người ông lại thể hiện sự quan tâm bằng việc “cấp vốn liếng”. “ông ngoại tặng cho số bạc tiền” là để làm vốn liếng sau này em “tiếp tục canh điền”. Lời hát ngắn gọn mà chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Bài hát là lời răn dạy đứa trẻ lớn lên hãy biết chăm chỉ làm lụng, “lớn em đi thăm đồng”, “Lớn lên em tiếp tục canh điền”. Đặc biệt, qua bài hát, người lớn dạy con cháu hãy biết quý trọng lao động, chớ có ham bạc tiền bởi bạc tiền rồi sẽ tiêu hết, chỉ có chăm chỉ làm việc, có công cụ trong tay (trâu nái, nghé con) thì ắt sẽ làm nên.

- Ông ngoại cho cái vòng tay Bà ngoại áo đẹp em thời chẳng ưa Em thương cha mẹ sớm trưa Xin ngoại trâu cặp đỡ đần mẹ cha - Em ơi em cứ ngủ đi

Mẹ còn đi cấy biết khi nào về Còn bao công việc bộn bề

Những bài hát ru ấy đến nay vẫn được tộc người gìn giữ và trân trọng, chứa đựa bao nét đẹp văn hóa đáng trân trọng!

3.2.1.2. Mối quan hệ giữa các anh – chị - em

Tìm hiểu Soọng cô về đám cưới của đồng bào Sán Dìu, chúng tôi nhận thấy có khá nhiều bài hát về tình cảm anh em, nhất là tiếng hát của người anh trai khi tiễn em gái xuất giá. Nội dung này cũng gắn liền với câu chuyện về “chiếc ô cưới”, về vai trò của người anh trai (hoặc anh họ) trong đám cưới em gái. Theo phong tục, đến giờ xuất giá, khi cô dâu bước qua ngưỡng cửa sẽ được anh trai ruột hoặc anh trai họ cõng trên lưng đi ba bước ra khỏi giọt tranh (máo soét súi) thì đặt xuống. Trước khi cô dâu bước qua khỏi giọt tranh về nhà chồng, quan lang trưởng cầm sẵn chiếc ô xòe ra che lên đầu cô dâu đến khi đi qua giọt tranh. Việc làm này nhằm để nước ở trên mái tranh không rớt xuống đầu cô dâu bởi đồng bào cho rằng nếu chẳng nước giọt tranh nhỏ vào người cô dâu thì sau này sẽ khó làm ăn. Đây quả là một phong tục đẹp và độc đáo, nói lên tình cảm anh em gắn bó. Sau những bước đi này, em gái sẽ là dâu con nhà người ta,

anh em xa cách mà khó có thể gặp lại và chăm sóc lẫn nhau như lúc em chưa về nhà chồng. Bởi vậy, người anh có lời hát tiễn em xuất giá đầy xúc động:

Sáng nay anh tiễn em xuất giá Nhà gái tiễn đưa sang nhà trai Ngày tốt hôm nay có đám cưới Bài hát cất lên hai họ nghe.

Người anh trong bài hát mang tâm trạng đầy lưu luyến, bịn rịn khi tiễn em gái về nhà chồng. Bao năm gắn bó như chân với tay, nay em gái đi lấy chồng, không biết tương lai hạnh phúc có được như ý, trọn vẹn? Theo phong tục, anh trai ruột hoặc anh họ của cô dâu sẽ đi cùng đoàn đưa dâu sang nhà trai. (Đoàn đưa dâu thường gồm “moi nhin” (ông mối), quan lang, tánh cả - đại diện nhà trai, “thai khịu thói” – anh trai hoặc anh trai họ của cô dâu, , “thai khịu” – anh em ruột thịt họ hàng bạn bè trai, “teng cả” – phù dâu bên nhà gái, “sộng sin” – chị em gái ruột, họ hàng bạn bè gái). Bài hát gợi cho ta hình dung hình ảnh người anh vừa tiễn em gái xuất giá về nhà chồng vừa hát.

Những bài hát ấy còn gợi lại bao kỉ niệm đẹp đẽ về tình anh em khi còn sống chung dưới mái nhà:

- Em hát từ xưa anh vất vả Sớm chiều bế em chơi trong làng Nay em đã lớn đi xuất giá

Anh em có tình phải chia ly.

- Con nhện giăng tơ trước cửa phòng Anh em cùng nôi chung một lòng Năm nay em lớn đi xuất giá Anh em chia tay lại nhớ thương.

- Anh đưa em đến nhà người ta Anh đưa em đến tại nam gia Ba năm một lần anh đến thăm.

Khi còn ở nhà, anh em thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Bài hát nhắc đến những kỉ niệm thời thơ bé như: cùng chung nôi, bế em đi chơi làng. Ca dao có câu: “Anh em như thể chân tay, Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”. Tình cảm ấy cũng được thể hiện tương tự trong các bài hát Soọng cô và trở thành tình cảm thiêng liêng trong đời sống tâm hồn mỗi người. Qua Soọng cô, một lần nữa ta hiểu hơn về đời sống tâm hồn của

người Sán Dìu cũng như hiểu hơn về mối gắn kết của tình cảm anh chị em trong mỗi gia đình người Sán Dìu.

Một phần của tài liệu Dân ca của người sán dìu ở thái nguyên từ góc nhìn văn hóa (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)