Chương 2 DÂN CA SÁN DÌU VÀ DẤU ẤN VĂN HÓA LAO ĐỘNG SẢN XUẤT 31 2.1. Đặc điểm cư trú và sinh kế của người Sán Dìu
2.2. Dấu ấn văn hóa qua không gian cư trú và sinh kế của người Sán Dìu
2.2.2. Tâm lý đề cao kinh nghiệm sản xuất
Để sinh tồn và phát triển trên vùng đất nhiều cằn cỗi, người Sán Dìu đã sáng tạo và tích lũy nhiều kinh nghiệm trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên. Điều đó thể hiện ở sự am hiểu, ở những tri thức dân gian của tộc người về đất đai, địa hình, khí hậu, thủy văn, các nguồn tài nguyên… để lựa chọn phương thức sinh kế phù hợp, vừa đảm bảo cuộc sống vừa mang lại hiệu quả kinh tế. Những tri thức đó được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tộc người và ít nhiều được ghi lại trong các bài dân ca Soọng cô. Những tri thức đó không chỉ góp phần phát triển sinh kế mà còn có giá trị tạo nên đặc trưng văn hóa tộc người Sán Dìu ở Thái Nguyên.
Cũng như những dân tộc anh em khác, dân tộc Sán Dìu đã tạo dựng cho mình nền văn hóa riêng, đậm đà bản sắc. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và bảo tồn những giá trị văn hóa tộc người chính là tập quán sinh hoạt, sản xuất.
Người Sán Dìu thường quần cư ở vùng trung du bán sơn địa, nơi có những gò đồi lúp xúp chạy dài, đất đai cằn cỗi, cũng có nhóm người Sán Dìu lại sinh sống ở vùng đồng bằng với những cánh đồng màu mỡ, tươi tốt. Đồng bào thường lập thành các làng sống gần các con suối, cánh rừng để thuận tiện cho sinh hoạt, sản xuất, cũng như khai thác các tài nguyên từ rừng. Bởi vậy, kinh nghiệm sản xuất là một trong những tài sản quý báu được các thế hệ trước đúc rút và truyền lại cho thế hệ sau. Những kinh nghiệm quý giá ấy cũng được ghi lại trong những bài hát Soọng cô một cách chân thực, sinh động.
Vốn là nơi hội tụ đầy đủ các cảnh quan: vừa có núi cao, vừa có rừng, vừa có các gò đồi nhấp nhô, Thái Nguyên điển hình cho vùng trung du chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, hết sức thuận lợi cho ngành sản xuất nông, lâm nghiệp. Tại đây, đồng bào Sán Dìu chủ yếu sinh sống tại vùng địa hình đồi núi như các địa phương: Đồng Hỷ, Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ… Bởi vậy, bà con chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi phù hợp với đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng nơi đây. Nhìn chung, Thái Nguyên nằm trong vùng vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vùng phía đông lạnh, ít mưa; vùng phía tây khí hậu nóng và mưa nhiều hơn. Nền khí hậu ấy thuận lợi cho thảm thực vật phát triển. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10. Thời gian này, độ ẩm cao tạo điều kiện cho các loại cây hoa màu phát triển. Bên cạnh sự phong phú của các loài cây rau, củ, quả được bà con trồng, chăm sóc, người Sán Dìu còn lưu tâm đến việc tìm kiếm, tích trữ (phơi khô, sấy,muối chua…) các loại thực phẩm để dành đến những tháng mùa đông giá rét. Từ tháng 11 đến tháng 3 là thời gian của mùa khô, nhiệt độ trung bình dưới 170C, cá biệt có thể xuống dưới 50C, tiết trời khô hanh, có thể có mưa phùn. Sự thay đổi thất thường của thời tiết càng khiến bà con coi trọng kinh nghiệm sản xuất, kinh nghiệm cấy cày. Những kinh nghiệm quý báu ấy không chỉ được truyền khẩu trực tiếp trong quá trình lao động sản xuất mà còn được lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau bằng nhiều hình thức, trong đó không thể không nói đến những bài dân ca Sán Dìu cổ, ra đời cách đây khá lâu, song nội dung ý nghĩa lại hết sức quý báu.
2.2.2.1. Kinh nghiệm trồng chè
Thái Nguyên vốn được mệnh danh là “đệ nhất danh trà”, là vùng chè nổi tiếng nhất nhì cả nước. Ngoài vùng chè Tân Cương nổi tiếng, trên khắp địa bàn tỉnh, chúng ta không khó để có thể bắt gặp những đồi chè, vườn chè tắm mình trong nắng gió và
khí trời. Huyện Đồng Hỷ cũng là một vùng đất có nhiều điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp với cây chè. Từ lâu, người Sán Dìu đã biết khai thác thế mạnh này, tạo nên những đồi chè, vườn chè xanh ngát. Chè xanh vì thế từ lâu đã trở thành một thức uống không thể thiếu của người Sán Dìu ở nơi đây. Trong số các bài Soọng cô chúng tôi sưu tầm được trong quá trình điền dã có hai chùm bài hát về đề tài trồng chè, bà con gọi là “Sói sá” – “Bài ca hái chè”. Mỗi chùm gồm có 12 bài hát. Chùm bài hát thứ nhất (chép từ sách cổ chữ Hán vào năm 1957) do ông Diệp Minh Tài, nghệ nhân ưu tú, 78 tuổi, chủ nhiệm câu lạc bộ Soọng cô xóm Tam Thái, thị xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ sưu tầm và dịch ra tiếng phổ thông. Chùm bài hát thứ hai được sưu tầm và dịch ra tiếng phổ thông bởi bà Miêu Thị Nguyệt, xóm Na Quán, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ.
Cả hai chùm bài hát đều ghi lại các công việc cụ thể của hoạt động trồng trọt, chăm sóc cây chè theo thứ tự thời gian từ Tháng Giêng đầu xuân đến Tháng Mười Hai cuối năm, mỗi bài hát ghi lại một thời điểm, tương ứng một công đoạn của nghề trồng chè. Đây thực sự là những kinh nghiệm dân gian quý báu của các thế hệ trước truyền lại và lưu giữ cho đến tận bây giờ. Tìm hiểu hai chùm bài hát, chúng tôi nhận thấy, thời điểm bắt đầu trồng chè cho vụ mới thường được bắt đầu từ tháng Mười, tháng Mười Một năm trước:
Síp nhọt chác sá, sá chẩy lão Siu mói sá chẩy các dón choi Tánh tạo lói nén nghi sam nhọt Sá suy hoi nhọn ngọi chang lòi!
Dịch ý:
Tháng Mười hái quả chè già
Vun gọn hạt giống đem ra vườn trồng Năm sau thỏa nỗi ước mong
Tháng Ba chè mọc ta cùng gặp nhau!
(Nguồn: Ông Diệp Minh Tài) Sip nhọt sói sá sá mạo dẹp
Ngọi loáng dịu sếnh nán tách hống Hố sếch ký lóng diu sọi dọn
Mọc bá ết tông cô nghi tông.
Dịch nghĩa:
Tháng Mười hái chè không có lá Hái quả đem sang vườn khác trồng Trồng đến sang năm chè có nụ
Chè có nụ ta gặp lại nhau.
(Nguồn: Bà Miêu Thị Nguyệt)
Như vậy, cả hai bài hát đều cho thấy hình thức nhân giống cây chè cho vụ mới đều là thu hái quả già, bóc vỏ, lựa chọn hạt chắc rồi đem ươm thành cây con, sau đó sẽ đem cây con đi trồng trên vùng đất khác. Người trồng sẽ lựa chọn những quả chè già từ những cây chè có chất lượng và sản lượng tốt. Phương pháp này giúp người trồng chủ động lựa chọn được cây giống tốt. Đây cũng là phương pháp nhân giống thủ công lâu đời được tộc người lưu giữ cho đến nay. Tháng Mười, Mười Một là lúc thời tiết khô hanh, quả chè đã già, thậm chí đã rụng khỏi cành. Lúc này, người trồng cần “vun gọn hạt giống đem ra vườn trồng” hay “trồng rừng phía Nam” để kịp đến tháng Hai, tháng Ba năm sau, khi chè đã mọc và lên búp xanh tốt, ta “cùng gặp nhau” cho thỏa nỗi ước mong - cùng nhau hái chè, “Năm mới vui hái chè đầu xuân”. Việc trồng chè đúng thời điểm, đúng kỹ thuật và chăm tưới nước là yếu tố quan trọng và cần thiết để tạo được những cây chè xanh tốt, cho năng suất cao. Không chỉ chăm bón, tưới nước, nghề trồng chè còn phải đặc biệt chú ý đến việc làm cỏ. Bởi lẽ, thường chè được trồng ở những vùng đất đồi khô cằn, việc chăm tưới cũng gặp không ít khó khăn. Nếu để cỏ dại mọc nhiều chắc chắn cây chè sẽ bị cạnh tranh chất dinh dưỡng, dẫn đến kém phát triển. Vì vậy, có khá nhiều câu hát, bài hát trong chùm bài “Sói sá” do cụ Diệp Minh Tài sưu tầm nhắc đến việc làm cỏ chè:
- Tháng Bảy ta ở Cửu châu
Đêm nghe trống điểm lo âu việc nhà Mau về xới cỏ vườn trà
- Tháng Tám chỉ có quả chè
Hạt chè rơi rụng bốn bề xung quanh Tới vườn chè hết màu xanh
Cỏ đâu ào tới mọc nhanh hơn chè!
- Tháng Mười Một chè sang đông, Chè non cỏ dại song song mọc cùng.
- Tháng Mười Hai sắp tân niên Mầm chè, cỏ dại cuốn liền với nhau
Như vậy, các bài hát ở chùm bài hát này là những ghi chép về kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây chè mà một trong số đó là kinh nghiệm làm cỏ chè. Người Sán Dìu từ xưa vốn rất cần cù, chăm chỉ, chịu thương, chịu khó lại thêm đức tính cẩn thận, luôn quan sát và đúc rút kinh nghiệm để có được vụ chè bội thu với chất lượng cao.
Cũng theo lời các bài hát, tháng Giêng là tháng “vườn chè mầm nhú hãy còn lưa thưa” (Sá dón nị noi mú sang ngá) nên chưa nên thu hoạch. Để lời khuyên bảo trở nên nhẹ nhàng, dễ nghe, các lời hát xây dựng hình ảnh hai nhân vật “anh” và “nàng” đầy tình tứ. Nhân vật “anh” khuyên nhủ “nàng” rằng:
- Chang nhọt sói sá mú dịu sá, Sá dón nị noi mú sang ngá.
Hỵ tạo sá dón mú sà chác
Lống nhóng hen sỉu cháo phói ca!
Dịch nghĩa:
Tháng giêng tìm hái chè non
Vườn chè mầm nhú vẫn còn lưa thưa Đến vườn đứng ngắm đến trưa Cầm tay nàng hỡi anh đưa nàng về!
(Nguồn: Diệp Minh Tài) - Chang nhọt sói sá mênh dịu sá
Hỵ tao sá dón mếnh dịu ngá Hỵ tạo sá dón mạo sá chác Lống lóng hen síu chao phói ca.
Dịch nghĩa:
Tháng Giêng hái chè chưa có chè Đi đến vườn chè chưa có nụ Đi đến vườn chè không chè hái Với anh dắt tay ta về nhà.
(Nguồn: Bà Miêu Thị Nguyệt)
Cả hai bài ca đều có nội dung tương đồng. Điều đáng nói, cả hai bài hát nói riêng, hai chùm bài hát nói chung đều xây dựng hình ảnh hai nhân vật trữ tình: chàng trai – cô gái. Điều đó cho thấy các bài hát về đề tài lao động sản xuất vẫn mang giọng điệu say đắm của những bài ca giao duyên, tỏ tình. Có lẽ vì thế mà các bài ca luôn có sức thu hút lòng người, tạo nên vẻ đẹp lấp lánh cho văn nghệ dân gian?
Sang đến tháng Hai, tháng Ba, tháng Tư, lúc này mới thực sự là thời điểm thích hợp để thu hoạch chè. Vườn chè khi ấy khoác lên mình tấm áo xanh non, tươi tốt nhờ sự chăm bón của người trồng, sự thuận lợi của thời tiết, khí hậu. Cũng vào thời điểm
này, “anh” sẽ đón “em” về cùng anh để cùng “hái búp trên cành chè non” (Bản sưu tầm của Diệp Minh Tài), hay “Anh vin cành xuống, em cùng hái, Anh vin cây chè hái cùng em” (Bà Miêu Thị Nguyệt)
Tháng Tư, nếu có mưa sớm, mưa nhiều sẽ rất thuận lợi cho chè phát triển, người trồng chè dấy lên niềm tin về một mùa vụ bội thu được thu hoạch vào cuối năm:
- Nói rằng mưa sớm năm nay
Mong sao về biếu chè này người thân! (Nguồn: Diệp Minh Tài) - Đi đến vườn chè lại nhiều búp
Hái được nhiều chè đãi họ hàng. (Nguồn: Miêu Thị Nguyệt)
Theo lời bài hát, tháng Tư mưa nhiều sẽ báo hiệu một điều lành, mùa màng bội thu, búp chè xanh biếc mọc lên tua tủa, con cháu có nhiều chè biếu tặng ông bà, bạn bè, người thân. Trong dân gian có câu “Ngày 8 tháng 4 không mưa, nông dân bán cày bừa”. Câu nói có lẽ không chỉ đúng với nghề trồng chè mà còn phản ánh đúng tâm lý của người nông dân về việc trồng trọt, cày cấy các loài cây khác nói chung! Tháng Năm, chè được chở đi bán ở khắp nơi cùng niềm hân hoan của người trồng chè.
Tháng Sáu, chè vẫn đang độ thu hoạch, nhưng đây cũng là thời điểm cấy cày.
Vì vậy, người nông dân vừa lo hái chè vừa lo cấy lúa. Bài hát dường như tái hiện được cả sự bận rộn bộn bề của người nông dân: hái chè thì lo quá thời gian cày cấy ngoài ruộng mà cấy lúa thì lại sợ chè bị ban, bị úa vàng. Cái mối lo “nhiều bề” ấy hiện lên thật chân thực và dễ đồng cảm biết bao. Soọng cô có lẽ được người dân yêu quý và gìn giữ trước hết bởi sự mộc mạc, giản dị này!
- Lộc nhót chác sà dẹp ken vòng Mòi thèn thông, dịu lòng lày phà Mạo hỵ chắc sà, sà cộ nhít Mạo hỵ chác va, va cộ slì.
Dịch nghĩa:
Tháng sáu hái chè lá đã vàng Ngoài ruộng có chàng trai cày cấy Không đi hái chè, chè quá lứa Chẳng đi hái hoa, hoa cũng tàn.
(Nguồn: Diệp Minh Tài)
Sang đến tháng Bảy, tháng Tám, để chè phát triển tốt cần thiết phải “xới cỏ vườn chè”. Rồi theo thời gian, cây chè ra quả, lá chè vàng úa và rụng dần. Người trồng chè cần thu lượm hạt của quả chè để ươm cây giống cho vụ sau, đợi đến tháng Ba năm sau được thu hoạch. Các tháng Mười, Mười Một, Mười Hai cần tập trung xới cỏ, chăm bón để chè lên tốt. Vào mùa hè thu, chè lên tốt nhất. Sau khi đến tháng Mười Một, Mười Hai là họ đốn cây chè cho thấp lại. Có nhà thì để hái chè xuân rồi họ mới đốn.
Vào khoảng tháng Hai, cây chè dường như vẫn nghỉ ngơi sau mùa đông giá rét. Đến mùa xuân, khi những cơn mưa xuân đầu mùa về, cây chè mới bắt đầu đâm chồi nảy lộc để vào một mùa chè mới.
Như vậy, trồng chè quả là một công việc đòi hỏi nhiều công phu, kiên nhẫn.
Ngoài việc chăm bón, làm cỏ thì việc hái chè đúng lúc, đúng thời điểm sẽ giúp thu hoạch được nhiều chè và chè cho chất lượng tốt nhất. Nhờ có những kinh nghiệm được truyền lại, người Sán Dìu ngày càng làm chủ đất đai, không lo đất cằn, đất sỏi. Những bài ca hái chè là những kinh nghiệm quý giá được đúc kết từ chính thực tế lao động, sản xuất của đồng bào Sán Dìu trải qua bao thời gian. Sự xuất hiện các chùm bài hát
“sói sá” khác nhau cho thấy đồng bào Sán Dìu ở mỗi địa phương đều đã ý thức về việc quan sát, đúc kết kinh nghiệm để có thể thu được kết quả tốt nhất. Điều kiện đất đai, thổ nhưỡng khác nhau sẽ khiến kinh nghiệm trong trồng trọt, chăm sóc và thu hoạch khác nhau. Sự khác nhau ấy góp phần làm giàu có, phong phú cho kho thàng Soọng cô của dân tộc Sản Dìu ở Thái Nguyên nói riêng, cả nước nói chung.
2.2.2.2. Kinh nghiệm trồng các loại cây khác
Không chỉ lưu giữ kinh nghiệm trồng chè, người Sán Dìu còn ghi lại kinh nghiệm trồng các loại cây lương thực phục vụ cho cuộc sống. Dân ca Sán Dìu có những lời hát khuyên răn con người nên gắn bó với đồng ruộng quê hương, với nghề nông làm ruộng bởi đây là nghề nghiệp ổn định và không quá vất vả:
- Đi qua ngàn rừng, còn ngàn núi Nghĩ hết trăm đường nước mắt rơi
Không bằng về nhà đi làm ruộng Nửa năm vất vả, nửa năm nhàn.
- Đi làm trăm nghề không bằng làm ruộng Sáng thời nhổ mạ chiều thời cấy
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” nói lên kinh nghiệm lâu đời trong nghề trồng lúa nước. Tìm hiểu các bài hát dân ca của người Sán Dìu, chúng tôi cũng nhận thấy những kinh nghiệm sản xuất tương tự được tộc người lưu giữ trong các bài hát.
Người Sán Dìu từ xa xưa đã gắn bó và thành thục với nghề sản xuất nông nghiệp. Việc trồng trọt của họ thường được thực hiện trên các sườn đồi, gò đồi, các ruộng bậc thang quanh chân đồi. Đây là vùng đất tương đối khô cằn nên việc cày cấy, làm đất, bón phân là việc hết sức quan trọng.
Cùng với các yếu tố về sức người, sức kéo của gia súc, sản xuất nông nghiệp, nhất là trồng lúa nước rất coi trọng yếu tố tiên quyết: “Nước”. Việc tìm nguồn nước, dẫn nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng là việc làm quan trọng hàng đầu. Viết về việc dẫn nước tưới tiêu đồng ruộng, các bài hát đều khẳng định vai trò của yếu tố quan trọng bậc nhất này:
- Muốn cho cày cấy đề huề
Cùng nhau đắp đập nước về đồng quê.
- Ví như dẫn nước vào ruộng xa Dẫn nước vào đồng để cấy lúa
Vào tháng Sáu, người dân thường tổ chức lễ cầu mưa, cầu mùa, lễ cúng thần lúa, thành hoàng để cầu cho mưa thuận gió hòa, cầu cho lúa được nhiều bông, mẩy hạt, hoa màu ra hoa kết trái, mùa màng bội thu…
Trong canh tác trồng trọt, người Sán Dìu rất coi trọng khâu chuẩn bị, làm đất.
Ngoài việc cày bừa, cuốc xới, người Sán Dìu từ xưa còn rất coi trọng việc bón phân để tăng độ tơi xốp, màu mỡ cho đất: Phân ít sao tươi tốt lúa màu?
Một công đoạn không thể thiếu trong sản xuất nông nghiệp chính là làm cỏ. Bài dân ca hát rằng: Làm ruộng cấy lúa, không cấy cỏ
Như vậy, từ lâu, người Sán Dìu, trong quá trình cư trú, canh tác đã tích lũy, đúc rút được nhiều kinh nghiệm quý báu trong lao động sản xuất, giúp đem lại những nguồn lợi cho con người, bảo vệ, cải thiện môi trường, cảnh quan, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của tộc người. Những kinh nghiệm ấy không chỉ được truyền dạy qua thực tế lao động sản xuất mà còn đi vào những lời ca để lưu truyền cho thế hệ mai sau. Những bài hát dân ca của người Sán Dìu vì thế càng trở nên gần gũi, thân thiết với mỗi người, là nơi gửi gắm bao tâm tư, ước nguyện của cả tộc người về cuộc sống no đủ, yên vui.
Dân ca Soọng cô cũng có những bài ca ghi lại kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp theo các tháng trong một năm. Trước tiên, bà con đúc rút kinh nghiệm về thời điểm cày bừa qua lời hát:
- Tháng Giêng cây cối đã nảy lộc Dân làng vào vụ cày ruộng ra.
- Tháng Ba nhà nông cày vỡ ruộng
Theo nông lịch chung của dân gian, thường mỗi năm có hai vụ: cày cấy từ tháng năm, tháng sáu đến tháng tám, tháng chín được thu hoạch gọi là vụ mùa; cày cầy