Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nayChính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
Trang 1VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Bùi Nguyên Khánh
Hà Nội - 2024
i
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thôngtin, số liệu được nêu trong Luận án là trung thực, khách quan và có nguồn gốcxuất xứ rõ ràng Các kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được công bốtrong bất kỳ công trình khoa học nào
Hà Nội, ngày tháng năm 2024
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Thương
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10
1.1 Những nghiên cứu liên quan đến luận án 10
1.2 Nghiên cứu về chính sách GDĐH 13
1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước 13
1.2.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài: 19
1.3 Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và vấn đề luận án lựa chọn tiếp tục nghiên cứu 24
1.3.1 Đánh giá chung tình hình nghiên cứu 24
1.3.2 Vấn đề luận án lựa chọn tiếp tục nghiên cứu 26
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY 28
2.1 Một số khái niệm cơ bản 28
2.1.1 Khái niệm chính sách công 28
2.1.2 Khái niệm giáo dục đại học 32
2.1.3 Khái niệm chính sách giáo dục đại học 34
2.2 Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay 37
2.2.1 Nội dung chính sách GDĐH 37
2.2.2 Đặc điểm của chính sách GDĐH 41
2.2.3 Chu trình chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay 50
Chương 3 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 57
3.1 Một vài nét khái quát về chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay 57
3.1.1 Những thành tựu đã đạt được của chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay
57
3.1.2 Những hạn chế của GDĐH ở Việt Nam hiện nay 67
3.2 Thực trạng chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay 73
3.2.1 Thực trạng hiện mục tiêu chính sách 73
3.2.2 Thực trạng thực hiện các giải pháp chính sách 77
Trang 43.3 Đánh giá chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay 83
3.3.1 Đánh giá sự tham gia của các chủ thể chính sách 83
3.3.2 Đánh giá thể chế chính sách 84
3.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách 87
3.3.4 Kết quả thực hiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay 90
Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 117
4.1 Phương hướng, quan điểm, mục tiêu, yêu cầu 117
4.1.1 Phương hướng, quan điểm 117
4.1.2 Mục tiêu 118
4.1.3 Yêu cầu hoàn thiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay 120
4.2 Các giải pháp hoàn thiện chính sách GDĐH ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2025 - 2035 122
4.2.1 Hoàn thiện về thể chế chính sách 122
4.2.2 Hoàn thiện về giải pháp và công cụ chính sách 128
4.3 Đề xuất, kiến nghị 138
4.3.1 Đề xuất các nguyên tắc đảm bảo nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách 138
4.3.2 Kiến nghị đối với Đảng, Nhà nước 141
KẾT LUẬN 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 146
TÀI LIỆU THAM KHẢO 147
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 3 1 Thống kê số lượng các cơ sở GDĐH từ năm 2012 - 2022 58 Bảng 3 2 Bảng thống kê số lượng SV tại các CSGDĐH từ năm 2012-2022 59 Bảng 3 3 Bảng so sánh chỉ số phát triển đội ngũ GV trong năm học 2014-
2015 với 2015 2016 và năm học 2018 - 2019 với 2019 - 2020 60 Bảng 3 4 Bảng thống kê số lượng GV tại các CSGDĐH từ năm 2012 -
2022 61 Bảng 3 5 So sánh chỉ số phát triển của GDĐH giữa năm học 2018 - 2019 vớinăm học 2019 - 2020 69Bảng 3 6 Tỉ lệ GV/SV của 10 trường dưới 50 tuổi tốt nhất trên Thế giới 98 Bảng 3 7 Tỉ lệ GV/SV của GDĐH Việt Nam từ năm 2012- 2022 99
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3 1 Kết quả đánh giá thực trạng cơ cấu đội ngũ Cán bộ, Giảng viên,Nhân viên của các cơ sở GDĐH 91Biểu đồ 3 2 Cơ cấu Khối ngành đào tạo trình độ ĐH 92 Biểu đồ 3 3 Kết quả đánh giá thực trạng cơ cấu CTĐT của các cơ sở
GDĐH 93 Biểu đồ 3 4 Thực trạng về sự cân đối kiến thức đại cương với kiến thức
chuyên ngành của các CTĐT tại các cơ sở GDĐH 95Biểu đồ 3 5 Mức độ hài lòng của SV về đội ngũ Nhà giáo tại các cơ sở GDĐH 98 Biểu đồ 3 6 Thực trạng về trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ GV các cơsở
GDĐH 100Biểu đồ 3 7 Thực trạng về công tác NCKH, ứng dụng, phát triển và chuyểngiao công nghệ của các cơ sở GDĐH 102Biểu đồ 3 8 Sự hài lòng của SV về Cơ sở vật chất và trang thiết bị phòng họctại các cơ sở GDĐH 103Biểu đồ 3 9 Thực trạng về cơ sở vật chất, kỹ thuật của các cơ sở GDĐH
104Biểu đồ 3 10 Các trường ĐH ở nước ta phân bố theo vùng lãnh thổ 109
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH - HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục và đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng là mộtchính sách lớn, có tầm ảnh hưởng toàn diện đối với sự phát triển của đất nước
Ở Việt Nam, giáo dục được coi là “quốc sách hàng đầu1” đồng thời giáo dụccũng được xem là “một chức năng xã hội” [78, Tr 27] GDĐH có bề dày lịch
sử trên ngành năm văn hiến2 và chính sách GDĐH hình thành, phát triển từsau cách mạng Tháng Tám, năm 1945 cho đến nay Đề cấp đến vai trò củagiáo dục đại học (GDĐH), tuyên bố của tổ chức Unesco năm 2009 đã nêu
“Giáo dục Đại học để chống nghèo đói, để phát triển bền vững, để thiết lậpcông bằng xã hội” điều này đã chứng minh rằng đất nước: “sẽ không thể cónền kinh tế phát triển bền vững, công bằng xã hội sẽ không được duy trì vàphát huy nếu chính sách GDĐH không tồn tại” Với vai trò và vị trí đặc biệtquan trọng này GDĐH luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước vàcác tầng lớp nhân dân thông qua chính sách và thực hiện chính sách
Nhằm định hướng phát triển GDĐH một cách toàn diện, bền vững, hơn
35 năm qua Đảng, Nhà nước ta đã ban hành, điều chỉnh nhiều chính sách vớimục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện, phù hợp với xu thế phát triển của GDĐHtrên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Đặc biệt sau hơn 10 năm thựchiện Luật GDĐH 2012 và Nghị quyết 29 (2013) GDĐH đã đạt được nhữngthành quả lớn như: (1) Quy mô, cơ cấu (về mạng lưới các cơ sở đào tạoGDĐH, về ngành đào tạo, cơ cấu về nguồn nhân lực, về cơ sở vật chất )ngày càng được mở rộng, phát triển, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội.(2) Về chất lượng (chất lượng đào tạo, chất lượng đội ngũ, hoạt động kiểm tragiám sát, công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng): Phương thức tuyển sinhlinh hoạt, mềm dẻo, loại hình đào tạo, phương thức giáo dục ngày đa dạnghóa theo hướng tăng cơ hội tiếp cận GDĐH và công bằng xã hội trong tiếpcận GDĐH Chất lượng đội ngũ ngày càng phát triển và đảm bảo tương đốicân bằng về quy mô,
1 Tại điều 61, Hiến pháp năm 2013
Trang 102 Tính từ khi Trường Đại học đầu tiên - Văn Miếu Quốc Tử giám ra đời, năm 1070
Trang 11cơ cấu; hoạt động kiểm tra giám sát được quan tâm và thực hiện ngày càngchặt chẽ; công tác kiểm định và đảm bảo chất lượng được đặt nền móng vàngày càng hoàn thiện (3) Công tác quản lý nhà nước đang được đổi mới theohướng phân cấp và giao nhiều quyền tự chủ hơn cho cơ sở đào tạo (4) Hoạtđộng hợp tác quốc tế đã được mở rộng quy mô, hình thức và đa dạng hóa vềnội dung Cơ chế hợp tác song phương và đa phương dần được hoàn thiện,thực hiện các cam kết quốc tế.
Tuy nhiên, trước sự phát triển của thực tiễn, Chính sách GDĐH ở ViệtNam hiện nay còn nhiều hạn chế như: chưa có sự tương thích giữa các mụctiêu chung và mục tiêu cụ thể; các giải pháp và công cụ chính sách chưa phùhợp với bối cảnh mới; thiếu sự đồng bộ giữa chính sách GDĐH với các chínhsách khác trong phạm vi toàn quốc dẫn đến hiệu quả chính sách chưa cao,nhiều vấn đề chính sách cần tiếp tục hoàn thiện, cụ thể:
Một là, về quy mô, cơ cấu: cần quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các
trường Đại học, CĐ và Viện nghiên cứu Thực hiện nghiên túc, bài bản việcphân tầng, xếp hạng các cơ sở GDĐH, đẩy mạnh phát triển GDĐH ngoàicông lập Cơ cấu ngành nghề đào tạo; cơ cấu về đội ngũ nhà giáo cần đảm bảophù hợp với điều kiện phát triển của kinh tế - xã hội, của cơ sở GDĐH;
Hai là, về chất lượng: cần nâng cao chất lượng đào tạo (đầu ra) và chất
lượng đội ngũ nhà giáo; cải tiến, thay đổi phương pháp giảng dạy; gắn kếthoạt động đào tạo, NCKH phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh Đadạng hóa loại hình kiểm tra, giám sát, đánh giá…
Ba là, về công tác Quản lý nhà nước: cần hoàn thiện hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về nhà giáo Cần triển khai chủ trương liên thông giữaGDNN và GDĐH, giữa cơ sở đào tạo với các tổ chức KHCN, Viện nghiêncứu một cách hiệu quả Cần hoàn thiện cơ chế chính sách tài chính để tạođộng lực phát triển GDĐH nhằm khuyến khích và thu hút mạnh các thànhphần kinh tế đầu tư Cần thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm toán các cơ sởGDĐH Thực hiện hiệu quả hoạt động liên kết đào tạo giữa các cơ sở GDĐHtrong nước với nước ngoài và giữa các cơ sở GDĐH trong nước với nhau.Cần có chính sách
Trang 12khuyến khích, thu hút đầu tư nước ngoài vào GDĐH và nâng cao hiệu quả sửdụng nguồn vốn tài trợ.
Bốn là, về hoạt động Hợp tác quốc tế: mở rộng việc trao đổi giảng viên;
cần tạo được nhiều cơ hội hơn nữa cho cán bộ quản lí, GV tham gia học tập
và nghiên cứu tại nước ngoài; nâng cao chất lượng và số lượng GV tham giahội nghị, hội thảo khoa học quốc tế Cải tiến cơ chế quản lý nhà nước cho phùhợp hơn với thông lệ quốc tế
Như vậy, từ những luận điểm trên cho thấy chính sách GDĐH ở ViệtNam hiện nay có những khoảng trống về cả lý luận và thực tiễn Do đó cần
có những nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện về chính sách này góp phần pháthuy được những ưu điểm, và tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm kiểm soát,khắc phục những hạn chế, thiếu sót trong chính sách, góp phần hoàn thiệnchính sách
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay từ mụctiêu, giải pháp, công cụ chính sách từ đó có cơ sở khoa học để phân tích, đánhgiá thực trạng chính sách GDĐH ở Việt Nam (giai đoạn từ khi ra đời Luậtgiáo dục đại học (2012) cho đến nay) và đề xuất các giải pháp góp phần hoànthiện chính sách GDĐH Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra những đề xuất, kiếnnghị với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách ở giaiđoạn từ 2025 - 2035
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các công trình nghiên cứu về chính sách GDĐH và xácđịnh những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết
- Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của chính sáchGDĐH như: (1) hệ thống khái niệm, (2) nội dung chính sách (mục tiêu, công
cụ, giải pháp), (3) đặc điểm của chính sách và (4) chu trình của chính sáchGDĐH
- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách GDĐH ở nước ta (giai đoạn
từ năm 2012 - 2022), trong đó tập trung chủ yếu vào bốn nội dung chính gồm:
Trang 13(1)Đánh giá khái quát về tình hình thực hiện chính sách; (2) Phân tích đánhgiá thực trạng nội dung chính sách (thực hiện mục tiêu; tổ chức thực hiện giảipháp); (3) Đánh giá chính sách (về chủ thể chính sách; thể chế chính sách; cácyếu tố ảnh hưởng chính sách và đánh giá kết quả đạt được của 4 vấn đề chínhsách lựa chọn nghiên cứu gồm: (-) về quy mô, cơ cấu; (-) về chất lượng; (-) vềhoạt động quản lý nhà nước và (-) hoạt động hợp tác quốc tế trong GDĐH)
- Đề xuất Phương hướng, quan điểm, mục tiêu, yêu cầu và các giảipháp hoàn thiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách GDĐH ở Việt Namhiện nay (phân tích chính sách, đánh giá thực trạng chính sách và đề xuất giảipháp hoàn thiện chính sách)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: luận án tập trung nghiên cứu về chính sách GDĐHtrên phạm vi toàn quốc Tổng hợp những nguồn dữ liệu chung về GDĐHđược thể hiện trong các báo cáo của Bộ GD&ĐT và các Bộ, Ngành liên quan
Sử dụng kết quả khảo sát xã hội học mà tác giả đã thực hiện tại 10 các cơ sởGDĐH (gồm miền Bắc, miền Trung, miền Nam) và khai thác kết quả kiểmđịnh chất lượng của 117 cơ sở GDĐH đã được công bố công khai để phântích, luận giải vấn đề
- Về thời gian: Luận án nghiên cứu chính sách GDDH ở Việt Nam từkhi Luật giáo dục đại học ra đời năm 2012 - 2022, đề xuất giải pháp hoànthiện chính sách cho giai đoạn từ 2025 - 2035
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu về chính sách GDĐH ở Việt Namhiện nay, trong đó tác giả tiếp cận nghiên cứu về nội dung (vấn đề) chính sách(mục tiêu, giải pháp, công cụ và kết quả thực hiện) Do phạm vi nghiên cứucủa đề tài luận án khá rộng, vì vậy tác giả luận án cũng giới hạn nghiên cứuchính sách ở trình độ đào tạo bậc đại học, với bốn vấn đề của chính sách gồm:(1) về quy mô, cơ cấu (quy mô, cơ cấu ngành đào tạo; quy hoạch, phát triểnmạng lưới các cơ sở GDĐH; quy mô, cơ cấu quy hoạch và phát triển độingũ nhà giáo,
Trang 14cán bộ NCKH, cán bộ quản lý); (2) về chất lượng (chất lượng đào tạo; chấtlượng đội ngũ nhà giáo, đội ngũ NCKH; hoạt động kiểm tra giám sát, côngtác kiểm định và đảm bảo chất lượng); (3) về hoạt động quản lý nhà nước và(4) hoạt động hợp tác quốc tế trong GDĐH.
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp luận
Cách tiếp cận nghiên cứu: Luận án tiếp cận hệ thống lý thuyết về
chính sách, chính sách công, về giáo dục đào tạo nói chung và GDĐH nóiriêng nhằm khái quát hóa lý luận về chính sách giáo dục đại học; đánh giá kếtquả thực hiện chính sách và những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiệnchính sách GDĐH ở Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 - 2022
Câu hỏi nghiên cứu: (1) chính sách GDĐH có đặc điểm, vai trò, nội
dung và chu trình là gì? (2) Chính sách GDĐH được thực hiện như thế nào?Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách là gì?(3) Giải pháp nào để hoàn thiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay?
Lý thuyết nghiên cứu: Tác giả sử dụng các lý thuyết nghiên cứu về
khoa học chính sách công, trong chu trình chính sách, cụ thể là:
- Lý thuyết về Hoạch định chính sách công: Nếu như chu trình chínhsách công được ví như là một vòng xoáy ốc theo hướng ngày càng hoàn thiện,thì trong đó hoạch định chính sách công được xem là bước chuyển lên bậc caohơn trong chu trình Nghiên cứu về hoạch định chính sách chính là nghiên cứu
về toàn bộ chu trình từ nghiên cứu, xây dựng đến ban hành một chính sách đểgiải quyết một vấn đề công Trong phạm vi luận án này, tác giả vận dụng lýthuyết về hoạch định chính sách công để nghiên cứu quy trình hình thànhchính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay Cụ thể là về vai trò chính sách, chủthể các bên tham gia, giải pháp chính sách
- Lý thuyết về đánh giá chính sách: Đánh giá kết quả thực hiện 4 nộidung các vấn đề chính sách bằng phương pháp định lượng và định tính Chínhsách GDĐH được đánh giá dựa trên các tiêu chí như: về mức độ, phạm vi ápdụng; về sự phù hợp, hiệu quả, bền vững của chính sách
Trang 15Ngoài ra, luận án cũng tiếp cận những lý thuyết hiện đại trên thế giới;
kế thừa, tham khảo các công trình nghiên cứu, số liệu điều tra, tổng kết thựctiễn của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước để nghiên cứu vấn đề
Giả thuyết nghiên cứu: Trên cơ sở lý thuyết nghiên cứu, tác giả đưa ra
giả thuyết nghiên cứu như sau:
Chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự khoa học, hợp lý
và còn tồn tại nhiều bất cập dẫn đến chưa đạt được hiệu quả cao trong thựctiễn, được thể hiện trong bốn nội dung chính sách gồm: (1) về quy mô, cơ cấu(quy mô, cơ cấu ngành đào tạo; quy hoạch, phát triển mạng lưới các cơ sởGDĐH; quy mô, cơ cấu quy hoạch và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộNCKH, cán bộ quản lý); (2) về chất lượng (chất lượng đào tạo; chất lượng độingũ nhà giáo, đội ngũ NCKH; hoạt động kiểm tra giám sát, công tác kiểmđịnh và đảm bảo chất lượng); (3) về hoạt động quản lý nhà nước và (4) hoạtđộng hợp tác quốc tế trong GDĐH Vì vậy cần phải điều chỉnh, bố sung, hoànthiện chính sách GDĐH trong giai đoạn tới nhằm nâng cao hiệu quả chínhsách, định hướng phát triển GDĐH và hội nhập quốc tế
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận
Thực hiện thu thập, khai thác thông tin, tài liệu, số liệu từ các nguồn cósẵn: hệ thống văn bản của Đảng, Nhà nước, các Bộ, Ngành…; những côngtrình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của đề tài để xây dựng cơ sở lý luận
về giáo dục đại học ở nước ta từ khi Luật giáo dục đại học ra đời năm 2012đến nay
Luận án thu thập các số liệu từ các cơ quan thống kê Trung ương, cácbáo cáo chuyên ngành và các công trình nghiên cứu đã được công bố như báocáo khoa học, sách chuyên khảo, đề tài khoa học, tạp chí, bài báo
Hồi cứu các lý thuyết của chính sách kinh tế, xã hội có tác động đếnchính sách giáo dục đại học
Phương pháp điều tra, khảo sát:
Thông qua kết quả điều tra, khảo sát xã hội học tại các cơ sở GDĐH là
cơ sở dữ liệu quan trọng để tác giả có cái nhìn thực tế khách quan, từ đó đưara
Trang 16các dự báo, đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách GDĐH ở Việt Namhiện nay.
- Tổng số phiếu khảo sát hợp lệ thu được: 655 phiếu, trong đó: giảngviên là 175 phiếu (26,7%), sinh viên là 480 phiếu (73,8%) Phạm vi khảo sátđược thực hiện tại ba miền Bắc - Trung - Nam (bao gồm cả cơ sở GDĐH cônglập và ngoài công lập), tuy nhiên, vì khoảng cách địa giới hành chính và kinhphí thực hiện hạn chế nên tác giả tiến hành khảo sát chủ yếu ở khu vực miềnBắc (Hà Nội), miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An), miền Nam (Đồng Nai)
- Nội dung phiếu hỏi: được xây dựng riêng biệt dành cho hai đối tượngquan trọng chịu tác động lớn từ chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay làgiảng viên, sinh viên Đối với đối tượng khảo sát là Giảng viên, phiếu hỏigồm 9 câu hỏi với các nội dung thuộc về 04 vấn đề chính sách mà NCS lựachọn nghiên cứu Với đối tượng khảo sát là sinh viên, phiếu hỏi gồm 03 câuhỏi lớn (trong đó bao gồm các ý nhỏ của các vấn đề chính sách tác động trựctiếp tới SV) với các nội dung của GDĐH hiện nay là phương pháp giảng dạy;trình độ đội ngũ GV; phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; kết cấuCTĐT; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công tác giảng dạy - học tập, NCKH
Ở mỗi
câu hỏi sẽ được xây dựng thang đo theo các mức đánh giá khác nhau, trungbình từ 3-5 mức
- Thời gian thực hiện khảo sát: năm 2018
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Kết quả khảo sát được nhập liệu, phântích kết quả và thể hiện dưới dạng các biểu đồ trên phần mềm bảng tính Exel,SPSS Số lượng mẫu cụ thể như sau:
Giảng viên Hà Nội (04 trường), Thanh Hóa (01 trường), Nghệ An (01 trường), Đồng Nai (01 trường) 175
Sinh viên
Hà Nội (07 trường), Thanh Hóa (01 trường), Nghệ
An (01 trường), Đồng Nai (01 trường) 480
Trang 17Tổng 655
Trang 18Phương pháp phân tích, đối sánh: Từ các số liệu thống kê, khảo sát đã
được phân tích, tác giả tiến hành đối sánh, xem xét, đánh giá thực trạng thựchiện chính sách Đồng thời, các số liệu thống kê là căn cứ khoa học để tác giảđưa ra những đề xuất, giải pháp phù hợp về mặt lý luận và thực tiễn trong quátrình thực hiện chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay
5 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án “Chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay” hướng tớinhững đóng góp mới về lý luận và học thuật sau:
Thứ nhất, về cơ sở lý luận, luận án đã làm rõ được nội hàm cơ bản của
chính sách GDĐH như: hệ thống khái niệm mới, riêng biệt; chỉ ra các đặctrưng cơ bản và các bộ phần cấu thành nội dung của chính sách GDĐH ở ViệtNam hiện nay; khung lý thuyết về chu trình của chính sách GDĐH từ vấn đềchính sách; mục tiêu; giải pháp; chủ thể; thể chế và các yếu tố ảnh hưởng
Thứ hai, về thực tiễn, luận án đánh giá thực trạng chính sách GDĐH ở
Việt Nam giai đoạn từ 2012 – 2022 theo chu trình chính sách: 1 Thực trạng
tổ chức thực hiện nội dung chính sách; 2 Đánh giá chính sách thông qua cácnội dung: - Đánh giá sự tham gia của các chủ thể chính sách; - Đánh giá thểchế chính sách; - Đánh giá các yếu tố tác động chính sách; - Kết quả thực hiệnchính sách Thông qua kết quả đánh giá này tác giả đưa ra các yêu cầu hoànthiện chính sách và đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách GDĐH ở ViệtNam hiện nay Những giải pháp này góp phần thúc đẩy sự phát triển củaGDĐH từ góc độ phát triển theo chiều rộng sang chiều sâu theo hướng hộinhập, quốc tế hóa; chuyển từ cơ chế quản lý hành chính sang cơ chế giám sát,kiến tạo sự phát triển bền vững Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra đề xuất, kiếnnghị với mong muốn góp phần nâng cao hiệu thực hiện chính sách trong giaiđoạn tới
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần bổ sung
những hiểu biết, những luận cứ, luận chứng, những quan điểm khoa học vềchính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nay, cụ thể là: hệ thống lý thuyết kháhoàn chỉnh về chính sách GDĐH, chu trình của chính sách GDĐH ở Việtnam hiện nay, trong đó đi sâu phân tích, đánh giá hiệu quả việc thực hiện
Trang 19chính sách GDĐH trên cơ sở phân tích, làm rõ vai trò của các bên tham giachính sách, các nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiệnchính sách.
- Về thực tiễn: Tạo tiền đề lý luận và thực tiễn về thực hiện chính sách
GDĐH ở Việt Nam hiện nay Đồng thời luận án cũng đưa ra những kiến nghị,
đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sáchtrong thời gian tới góp phần thúc đẩy sự phát triển, đổi mới toàn diện, hiệuquả của chính sách GDĐH nói riêng và chính sách giáo dục nói chung, cụ thểnhư: nhóm giải pháp về nâng cao vai trò của các chủ thể trong bộ máy nhànước và khu vực tư nhân (ngoài nhà nước); nhóm giải pháp cải cách phươngthức quản lý nhà nước đối với các vấn đề của GDĐH hiện nay như: về quy
mô, cơ cấu; chất lượng đào tạo; chất lượng đội ngũ cán bộ, GV, nghiên cứuviên; hoạt động hợp tác quốc tế; nhóm giải pháp hoàn thiện thể chế chính sáchGDĐH theo hướng toàn diện, thống nhất, đồng bộ với trọng tâm, xác định rõvai trò của nhà nước và vai trò của các cơ sở GDĐH Mặt khác, luận án còn làtài tham khảo trong quá trình giảng dạy các chuyên ngành chính sách công,quản lý giáo dục, quản lý công
7 Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận ánđược cấu trúc thành 4 chương:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2 Cơ sở lý luận về chính sách GDĐH ở Việt Nam hiện nayChương 3 Thực trạng chính sách giáo dục đại học ở Việt Nam hiệnnay
Chương 4 Phương hướng và giải pháp hoàn thiện sách giáo dục đạihọc ở Việt Nam hiện nay
Trang 20Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Những nghiên cứu liên quan đến luận án
Trong phạm vi luận án này, nhóm các công trình nghiên cứu lý luận vềkhoa học chính sách công được coi là khối kiến thức nền móng, nói cách khácđây được xem là nhóm vấn đề nghiên cứu cơ bản Đã có rất nhiều các học giảnghiên cứu và tiếp cận khoa học chính sách công ở các góc độ khác nhau.Tiêu biểu trong đó có các công trình nghiên cứu sau:
- Nhóm các công trình nghiên cứu là các luận án tiến sĩ chính sách công và trong các lĩnh vực khác nhau là nguồn tài liệu học thuật khá phong
phú, đa dạng về hệ thống khái niệm chính sách, chính sách công, các đặc điểmcủa, đánh giá, hoạch định chính sách Tiêu biểu có: Luận án tiến sĩ chính sáchcông của Nguyễn Việt Hà (2022), “Chính sách xuất bản của Việt Nam hiệnnay” [46], “Chính sách khen thưởng cho người lao động ở Việt Nam hiện nay”của Phạm Thu Thủy (2023) [85], “Chính sách phát triển bền vững làng nghề
từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” [86] của Đặng Thị Đào Trang (2020), “Chínhsách phát triển giảng viên chính trị ở Việt Nam hiện nay” [47] của Nguyễn ThịHoa (2018) Ở những công trình nghiên cứu này, mỗi tác giả có cách tiếp cậnkhác nhau về lý luận chính sách, theo Nguyễn Việt Hà về hệ thống mục tiêu,giải pháp, công cụ chính sách Tác giả Nguyễn Thị hoa lại tiếp cận lý thuyếtnghiên cứu về hoạch định, đánh giá và các yếu tố cấu thành chính sách TheoPhạm Thu Thủy tiếp cận nghiên cứu chính sách ở nội dung, đánh giá thựctrạng, đề xuất quan điểm, giải pháp hoàn thiện chính sách
Luận án tiến sỹ chính trị học “Trách nhiệm giải trình của Chính phủ
trong hoạch định và thực hiện chính sách công ở Việt Nam” (2018) của Bùi
Thị Cần đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm giải trình củachính phủ trong hoạch định, thực hiện chính sách công Thông qua khảo sátthực trạng, phân tích, đánh giá để đề xuất quan điểm định hướng, giải phápchủ yếu nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình của Chính phủ trong hoạchđịnh, thực hiện hính sách công ở Việt Nam [18]
Trang 21Luận án tiến sỹ chính trị học “Tác động của nhóm lợi ích kinh tế đến
quá trình hoạch định chính sách công ở Việt Nam” (2017) của Trần Mai
Hùng, nghiên cứu hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về tác động(tích cực và tiêu cực) của nhóm lợi ích kinh tế đến quá trình hoạch định chínhsách công Làm rõ cơ sở kinh tế, chính trị - xã hội, pháp lý; đặc điểm, nộidung, hình thức, cơ chế và hậu quả những tác động của nhóm lợi ích kinh tếđến quá trình hoạch định chính sách công ở Việt Nam Chỉ ra thực trạng,nguyên nhân và những vấn đề đặt ra khi nhóm lợi ích kinh tế tác động đếnquá trình hoạch định chính sách công ở Việt Nam; Đề xuất quan điểm và giảipháp nhằm xây dựng, hoàn thiện cơ chế tác động của nhóm lợi ích kinh tế đếnhoạch định chính sách công ở Việt Nam [57]
- Nhóm các công trình nghiên cứu dưới dạng sách, sách chuyên khảo,
tiêu biểu như: “Đại cương về Chính sách công” tác giả Nguyễn Hữu Hải - Lê Văn Hòa (2013) [55]; Đại cương về chính sách công” của tác giả Ngô Hoài Sơn (2016) và “Tổng quan về chính sách công” (2017) của tác giả Đỗ Phú
Hải, các tác giả đã đưa ra cái nhìn tổng quát về khung lý thuyết Chính sáchcông như phân tích khái niệm; bản chất; vai trò của chính sách; hoạch định
chính sách; thực hiện chính sách; đánh giá chính sách “Khoa học chính sách
công” (2008) của Học viện Báo chí và Tuyên truyền đề cập đến khái niệm và
các đặc trưng của chính sách công; khái niệm và vị trí của giai đoạn thực hiện;điều kiện và các yếu tố ảnh hưởng; hình thức và phương pháp; công tác tổchức thực hiện chính sách công; đánh giá và hoàn thiện chính sách công [59]
Trong cuốn sách “Những vấn đề cơ bản về chính sách công và chu trình
chính sách” (2001) của tác giả Lê Chi Mai và “Giáo trình hoạt định và phân tích chính sách công” (2010) của tác giả Nguyễn Hữu Hải đã nghiên cứu với
các cách tiếp cận khác nhau về chính sách công, chu trình chính sách “Giám
sát và đánh giá chính sách công” (2016) của tác giả Lê Văn Hòa gồm 8
chương đã nêu lên những vấn đề cơ bản về giám sát và đánh giá chính sáchcông; những vấn đề cơ bản về đánh giá tác động; đo lường kết quả thực hiện
chính sách; tổ chức đánh giá tác động chính sách [54] “Chính sách công
của Hoa Kỳ: Giai đoạn 1935- 2001” của Lê Vinh Danh (2001), tác giả trình
bày kết quả nghiên cứu của mình
Trang 22về chính sách công của nước Mỹ giai đoạn 1935 - 2001, cụ thể là thực tiễnchính sách công của Hoa Kỳ trong việc thực hiện và điều chỉnh chính sách;vấn đề quản lý việc thực hiện chính sách; những công nghệ chính trong việcthực hiện và quản lý chính sách; vấn đề quản trị nhân sự chính quyền trong
việc thực hiện chính sách [31] “Chính sách và kế hoạch trong Quản lý giáo
dục” của tác giả Đặng Bá Lãm và Phạm Thành Nghị đã đưa ra hệ thống khái
niệm về chính sách, chiến lược, kế hoạch và mối quan hệ giữa chúng Đồngthời tác giả đề cập đến quy trình xây dựng, lập kế hoạch và mô tả sự phức tạp
và đa dạng của phạm trù chính sách [62]
- Nhóm các công trình nghiên cứu dưới dạng bài viết khoa học, tiêu
biểu có: Bài viết “Đảng cộng sản Việt Nam - Chủ thể chính sách công ở nước
ta hiện nay” (2018) của tác giả Hồ Việt Hạnh, thông qua khảo sát thực trạng
phong cách lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, xem Đảng cộng sản ViệtNam là một chủ thể Chính sách công Giải thích về sự tham gia của Đảngcộng sản Việt nam trong hoạch định chính sách, nhằm nâng cao hiệu quảquản lý quốc gia Trong bài viết “Bàn về khái niệm chính sách công” (2017)tác giả Hồ Việt Hạnh đã tập trung làm rõ khái niệm chính sách công dựa trên
cách tiếp cận quyền lực và so sánh với chính sách tư [49] “Cơ sở lý luận để
xác định vấn đề chính sách công” (2016) của tác giả Văn Tất Thu, trong bài
viết tác giả đã lý giải về quan niệm chính sách công đồng thời đưa ra một sốvấn đề cần được giải quyết thông qua công cụ chính sách công ở Việt Nam
hiện nay [84] “Đánh giá chính sách công ở Việt Nam: vấn đề lý luận và thực
tiễn” (2014) của Tác giả Đỗ Phú Hải đã đề cập đến lý luận và thực tiễn đánh
giá chính sách công ở Việt Nam và một số giải pháp cải thiện khâu này ở ViệtNam [53]
Loạt bài viết “Quy trình chính sách công: Một số vấn đề lý luận”
(2016) của tác giả Võ Khánh Vinh đã bước đầu luận giải chính sách công với
tư cách là một khoa học, bao gồm làm sáng tỏ những vấn đề: thế giới chínhsách công trong quan hệ hiện thực và quan hệ nghiên cứu, hiểu biết chính sáchcông và khoa học chính sách công, sự hình thành và phát triển khoa học chínhsách công, nghề chính sách công, cơ cấu của khoa học chính sách công Đồngthời tác giả đưa ra một số vấn đề lý luận cơ bản về quy trình chính sách
Trang 23công bao gồm:
Trang 24những cách tiếp cận giải thích quy trình chính sách, phân loại và các cấuthành cơ bản của các quy trình, chủ thể của quy trình chính sách công [101].
Như vậy, qua kết quả rà soát các công trình nghiên cứu trên cho thấymỗi công trình khoa học đều có cách tiếp cận khác nhau do đặc thù khác nhau
về từng vấn đề nghiên cứu nhưng đều bám vào lý luận chung về khoa họcchính sách công Các công trình nghiên cứu này là cơ sở, nền tảng khoa họcquan trọng để tác giả tiếp cận nghiên cứu, luận giải vấn đề, đưa ra khung lýthuyết của chính sách GDĐH Đề tài luận án của nghiên cứu sinh sẽ tiếp cậnnghiên cứu chính sách GDĐH thông qua nội dung chính sách, sử dụng nhữngkết quả chính sách đã đạt được trong giai đoạn từ 2012 - 2022 để phân tích,đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách, đề xuất hoàn thiện chính sách
1.2 Nghiên cứu về chính sách GDĐH
1.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước
Vấn đề giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng ở Việt Nam từ xưa chotới nay đã có nhiều công trình nghiên cứu như các luận văn, luận án, các đềtài NCKH, sách chuyên khảo, đề án Dưới các khía cạnh và mức độ nghiêncứu khác nhau về 4 vấn đề nổi bật của GDĐH hiện nay là về quy mô, cơ cấu;
về chất lượng; về hoạt động quản lý nhà nước và hoạt động hợp tác quốc tế
Có thể liệt kê các công trình tiêu biểu có liên quan đến luận án như:
Công trình nghiên cứu “Đổi mới giáo dục đại học Việt Nam” của tác
giả Bành Tiến Long (2005) tác giả đã khái quát cụ thể yêu cầu của việc đổimới GDĐH Việt Nam trên cơ sở phân tích những hạn chế, bất cập còn tồn tạitrong GDĐH, tập trung vào công tác đào tạo, hợp tác quốc tế, nghiên cứukhoa học dưới góc độ của một nhà khoa học và quản lý giáo dục Tác giảđưa ra nhiều vấn đề cần đổi mới GDĐH ở Việt Nam, cụ thể: 1- xây dựng vàphát triển đội ngũ GV có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy tiêntiên, hiện đại, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp; 2- Đổi mới cơ chế tàichính giáo dục đại học nhằm đa dạng hóa nguồn lực và hiệu quả đầu tư; 3-Đổi mới cơ chế quản lý theo hướng dịch vụ hóa tránh mâu thuẩn lợi ích và
quản lý chồng chéo [64] “Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt
Nam” của Phạm Phụ (2005) bao gồm những bài báo, kiến nghị, tham luận,
phản biện, trả lời phỏng
Trang 25vấn của báo chí, các bài viết của tác giả cho các hội nghị, hội thảo được tậphợp lại Nội dung các bài viết bao gồm rất nhiều các vấn đề trong giáo dục đạihọc, từ cơ cấu hệ thống, tổ chức quản lý, chương trình đào tạo, phương phápgiảng dạy, quy mô và chất lượng, tuyển sinh đại học cho đến kinh tế - tàichính đại học, cơ chế thị trường, công bằng xã hội trong GDĐH [71].
Cuốn sách “Đổi mới GDĐH từ ý tưởng đến thực tiễn” (2021) của Đặng
Ứng Vận là tổng hợp có chọn lọc các bài viết, ý kiến phát biểu của tác giả tạicác hội nghị, hội thảo, bàn tròn tư vấn với 5 chủ đề liên quan đến đổi mớiGDĐH bao gồm: ý tưởng đổi mới; kinh tế thị trường và cách mạng côngnghiệp 4.0; quản trị đại học; các trường ngoài công lập; chất lượng đầu vào
cho GDĐH [105] Một cuốn sách khác của tác giả“Phát triển giáo dục đại
học trong nền kinh tế thị trường” của Đặng Ứng Vận (2007), được viết trên
cơ sở kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ do tác giả làm chủ biên.Trong cuốn sách chuyên khảo này tác giả đã trình bày khá đầy đủ, chi tiếtnhững quan điểm, luận cứ về GDĐH, tình hình phát triển GDĐH trên thế giớicũng như thực tiễn phát triển GDĐH ở Việt Nam thông qua một số ví dụ điểnhình Từ đó đưa ra các giải pháp phát triển GDĐH Việt Nam trong nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [104]
“Giáo dục đại học một góc nhìn” của Võ Xuân Đàn (2006), tác giả đã
phác họa về sự phát triển của giáo dục ở nước ta Những yêu cầu mà cáctrường đại học phải thực hiện trong sự nghiệp đổi mới Đồng thời tác giả cũngnêu một số đặc điểm về GDĐH thông qua việc liên hệ vận dụng thực tế củatrường ĐH Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh [39]
“Giáo dục đại học và quản trị đại học” của Trần Khánh Đức (2012),
trình bày về sự phát triển của giáo dục và xã hội hiện đại từ cách tiếp cậnnghiên cứu lược sử phát triển giáo dục Phân tích, đánh giá, so sánh nền vănminh và các tư tưởng, quan điểm GDĐH của phương Đông truyền thống vàphương Tây hiện đại Tác giả nêu các vấn đề về chuẩn phân loại quốc tế vềgiáo dục và hệ thống GDĐH ở một số nước trên thế giới cùng những xuhướng, đặc trưng của GDĐH Việt Nam và Thế giới Các quan điểm về quản
lý và quản trị hiệu quả của giáo dục đại học… Trong cuốn sách “Mô hình đào
tạo phát triển năng lực
Trang 26và tư duy dáng tạo trong giáo dục đại học” (2017) tác giả đã đưa ra mô hình
về quản lý, quản trị của Nhật Bản như một đặc trưng của các nước phát triển ởChâu Á, đó là mô hình quản trị theo hướng tập đoàn hóa [40]
Đề tài cấp Bộ, mã số B2003 52 - 30 “Tác động của các chính sách đổi mới giáo dục đại học đối với sự phát triển quy mô của hệ thống giáo dục đại học” do TS Trần Văn Hùng (chủ nhiệm đề tài) cùng một số tác giả, các tác
giả đã trình bày cơ sở lý luận về đánh giá tác động chính sách giáo dục đạihọc; giới thiệu các chính sách đổi mới GDĐH Việt Nam thời kỳ 1986 - 2006
và tác động của chính sách đổi mới GDĐH, đối với sự phát triển quy môtuyển sinh đại học 1986 - 2006 [58]
Đề tài cấp Viện, mã số V2009-20 “Nghiên cứu chính sách đào tạo
nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội tại một số trường đại học” do Th.S Nguyễn
Văn Chiến (chủ nhiệm đề tài) cùng một số tác giả, nhóm tác giả đề tài đã làm
rõ các khái niệm về chính sách, nghiên cứu chính sách, chính sách đào tạotheo nhu cầu xã hội; khái quát chủ trương và chính sách đào tạo của nhà nước
về đào tạo theo nhu cầu xã hội Đề tài đã đánh giá được thực trạng triển khaiviệc thực hiện các chính sách đào tạo theo nhu cầu xã hội tại Đại học ThươngMại Hà Nội, từ đó đề tài đã đề xuất một số khuyến nghị về về chính sách đàotạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội [20]
Luận án tiến sỹ “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục đại
học” (2012) của Nguyễn Thị Thu Hà đã chỉ ra cơ sở lý luận về hiệu lực quản
lý nhà nước về GDĐH và luận án cũng đã đưa ra một số tiêu chí đánh giá hiệulực quản lý nhà nước về GDĐH bao gồm: năng lực xây dựng và ban hành vănbản quy phạm pháp luật về GDĐH, có chiến lược hội nhập quốc tế, xây dựngmột số cơ sở GDĐH xuất sắc và một số ngành mũi nhọn được thừa nhậntrong khu vực và quốc tế, cơ chế tài chính đa dạng bên cạnh đó luận án đãchỉ ra thực trạng công tác quản lý nhà nước về GDĐH ở nước ta, từ đó tác giả
đã đưa ra quan điểm, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhànước về GDĐH, các giải pháp cụ thể được đề cập đến bao gồm: đổi mới tưduy quản lý nhà nước về GDĐH kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao năng lực
tổ chức thực hiện chính sách nhằm hướng đến thúc đẩy sự phát triển củaGDĐH [48]
Trang 27Hướng tiếp cận từ góc độ thể chế luận án tiến sỹ “Hoàn thiện pháp luật
về giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay” (2012) của Lê Thị Kim Dung đã
chỉ ra rằng do những yếu tố chủ quan, trình độ quản lý nhà nước và giáo dụcchưa theo kịp thực tiễn cũng như nhu cầu phát triển; Mặc dù nền kinh tế đãchuyển từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa nhưng ngành giáo dục vẫn chưa thoát khỏi quan niệm và cáchlàm mới nên chậm đề ra các định hướng chiến lược và chính sách vĩ mô đúngđắn để xử lý mối tương quan giữa quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục.Tác giả đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về GDĐH với trọng tâm hướngđến xây dựng Luật giáo dục đại học [33]
Luận án tiến sỹ Quản lý Hành chính công “Quản lý nhà nước về chất
lượng giáo dục đại học” (2015) của Đoàn Văn Dũng đã làm rõ vai trò của nhà
nước đối với chất lượng giáo dục đại học, phân tích các nội dung quản lý nhànước về chất lượng giáo dục đại học, các nhân tố tác động đến hiệu quả quản
lý Tác giả phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chất lượng giáodục đại học trên các phương diện tư duy quản lý, thể chế, bộ máy, cán bộ,công chưc làm công tác quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục từ đó đềxuất cách thức quản lý và các giải pháp như: hoàn thiện thể chế giáo dục theohướng toàn diện, thống nhất, đồng bộ với trọng tâm xác định rõ vai trò củanhà nước và vai trò của các cơ sở giáo dục đại học [34]
Cũng cùng hướng tiếp cận thể chế nhưng ở một góc độ rộng hơn, tác
giả Nguyễn Bá Cần (2009) với luận án “Hoàn thiện chính sách phát triển
giáo dục đại học Việt Nam hiện nay”, luận án Tiến sỹ kinh tế đã làm rõ những
vấn đề cơ bản về chính sách phát triển GDĐH trong nền kinh tế thị trường.Tác giả cũng đưa ra những đánh giá thực trạng chính sách phát triển giáo dụcđại học trong giai đoạn đổi mới từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháphoàn thiện chính sách phát triển GDĐH ở nước ta những năm tới Theo tác giả,chính sách phát triển GDĐH cần hướng mạnh đến chính sách quản lý chấtlượng, đảm bảo hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của đào tạo đại học, tạo ranhững khuôn khổ, thiết chế để thúc đẩy sự phát triển chất lượng GDĐH [17]
Cách tiếp cận từ giải pháp tài chính, Luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện
Trang 28chính sách tài chính cho giáo dục đại học Việt Nam” (2004) của Lê Phước
Minh đã tổng hợp lý luận và thực tiễn cơ bản về tính sách tài chính choGDĐH trong nước và nước ngoài, trên cơ sở đó phân tích cơ hội, thách thức,quan điểm định hướng nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tài
chính cho GDĐH Việt Nam Luận án tiến sỹ kinh tế “Hoàn thiện cơ chế tự
chủ tài chính các trờng đại học công lập ở Việt Nam” (2012) của Trần Đức
Cân đã làm rõ những vấn đề lý luận về cơ chế tự chủ tài chính Nội dung của
tự chủ tài chính được phân tích đánh giá gồm quyền phân bổ, sử dụng nguồntài chính, quyền quản lý đầu tư mua sắm tài sản, vay mượn vốn trên thịtrường Đồng thời luận án cũng đưa ra các tiêu chí đánh giá và khuyến nghị
cơ chế quản lý tài chính ở các trường đại học theo cơ chế tự chủ [16]
Các cuốn kỷ yếu Hội thảo quốc gia do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục,Thanh nhiên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội tổ chức hàng năm, với
các chủ đề gồm: “Hoàn thiện chính sách, pháp luật về tự chủ đại học” (2017)
gồm 16 bài viết của các tác giả là chuyên gia, các nhà khoa học, lãnh đạo cáctrường đại học đã phân tích về thực trạng thực hiện pháp luật về quyền tự chủđại học, đồng thời đưa ra các khuyến nghị, giải pháp nhằm tăng cường quyền
tự chủ cho các cơ sở GDĐH [100] “Giáo dục đại học - chuẩn hóa và hội
nhập quốc tế” (2018) gồm 68 bài viết của các nhà quản lý giáo dục, chuyên
gia giáo dục và các nhà khoa học trong và ngoài nước đã phác họa lên bứctranh toàn cảnh của hệ thống GDĐH của nước ta trong các vấn đề chính, nổibật như năng lực hệ thống; Tài chính; Quản lý nhà nước và Quản trị đại học.Nhiều vấn đề về năng lực hệ thống như triết lý, mục tiêu, mô hình hệ thống vàkiểm định chất lượng GDĐH; cơ hội và thách thức đối với hệ thống trong bốicảnh quốc tế hóa đã được đặt ra, phân tích, đánh giá Các vấn đề về tự chủ tàichính, chính sách học phí, quản lý tài chính - tài sản, cơ chế đầu tư phát triển…được đề cập, phân tích, đề xuất chính sách cho giai đoạn tới Vấn đề quản lýnhà nước, quản trị đại học được nhìn nhận, đánh giá và đề xuất đổi mới [101]
“Tự chủ trong giáo dục đại học từ chính sách đến thực tiễn” (2020) gồm 87
bài viết của các nhà quản lý giáo dục, chuyên gia giáo dục và các nhà khoahọc trong và ngoài nước với các nội dung: 1- Quy định pháp luật về tự chủ đạihọc; 2- Thực tiễn triển khai tự chủ đại
Trang 29học; 3- Một số vấn đề, giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện tự chủ một cáchthực chất và hiệu quả [102].
Bài viết “Phân tầng, xếp hạng đại học: Cần tính đến bài học kinh
nghiệm của nước ngoài” (2018) của tác giả Trần Khánh Đức đã tập trung
phân tích các cơ sở khoa học của lý thuyết hệ thống GDĐH Việt Nam, tiêuchí phân tầng và xếp hạng đại học theo thông lệ quốc tế Đồng thời đề xuấttháp phân tầng và đưa ra bộ tiêu chí mang tính khuyến nghị cho việc phântầng và xếp hạng đại học ở Việt Nam hiện nay [41]
Bài viết “Chính sách phát triển giáo dục đại học: những thành công ở
các nước phát triển và bài học gợi ý cho Việt Nam” (2017) của tác giả Trịnh
Ngọc Thạch, từ quả trình phân tích những thành quả đạt được của GDĐH ởcác quốc gia phát triển, để đưa ra những gợi ý về bài học kinh nghiệm trongchính sách phát triển GDĐH của Việt Nam về một số vấn đề như: 1) Đề caoquyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở GDĐH; 2) Chính sách đầu
tư tài chính cho GDĐH theo mô hình “chia sẻ chi phí”; 3) Tăng cường liênkết giữa trường đại học và doanh nghiệp để tạo cơ chế gắn kết giữa đào tạo,nghiên cứu khoa học với sản xuất và dịch vụ trong các trường đại học; 4) Đàotạo, bồi dưỡng GV để đáp ứng yêu cầu của các chương trình đào tạo chấtlượng cao, tạo bước đột phá về chất lượng GDĐH; 5) Xây dựng hệ thống tổchức kiểm định chất lượng GDĐH độc lập [83]
Bài viết “Giáo dục đại học Việt Nam hiện nay: thực trạng và giải pháp
nâng cao chất lượng” của tác giả Lê Hữu Ái - Lâm Bá Hòa, trong bài viết này
các tác giả đã tập trung phân tích những bất cập, yếu kém của giáo dục đạihọc ở nước ta hiện nay, đặc biệt là khía cạnh chất lượng giáo dục và đào tạo.Trên cơ sở đó, bài viết luận chứng một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò củagiáo dục đại học trong phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay [1]
Tác giả Nguyễn Khắc Bình trong bài báo: “Đổi mới đào tạo trình độ
thạc sỹ, tiến sĩ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế”, hội thảo quốc tế
về giáo dục (2015) đã đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến thực hiệnchính sách giáo dục ở Việt Nam đều có yếu tố hợp tác quốc tế tác giả đã đềcập đến những bất lợi trong việc thực hiện chính sách hợp tác quốc tế trongđào tạo Sau
Trang 30Đại học ở Việt Nam và nêu lên những định hướng trong việc xây dựng chínhsách hợp tác quốc tế trong giáo dục và đào tạo ở Việt Nam trong những nămđầu của thế kỷ 21 [2].
Nghiên cứu vài trò của chính sách GDĐH trong quá trình đổi mới, cácnhà nghiên cứu đều cho rằng “Mở rộng quy mô giáo dục đại học là con đường
để Việt Nam thu hẹp khoảng cách phát triển” [80]; “Đổi mới cơ chế quản lý
“các doanh nghiệp đại học” giải pháp quyết định để khắc phục những yếukém và tiêu cực của hệ thống GDĐH ở Việt Nam” [63]; “Đổi mới giáo dụcđại học để thực hiện thành công sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tham giahội nhập”
[68] “Chất lượng đội ngũ nhà giáo nhân tố quyết định chất lượng GDĐH” [75]
Bài viết “Tái cơ cấu GDĐH Việt Nam trước yêu cầu thực hiện khâu độtphá chiến lược về đào tạo nhân lực trình độ cao” của tác giả Phạm Đỗ NhậtTiến (2018), trên cơ sở nhận dạng các điểm yếu của GDĐH ở nước ta thôngqua một tiếp cận hệ thống để vừa đánh giá chính sách phát triển nhân lực, vừađánh giá tổng thể hệ thống GDĐH Bài viết cũng chỉ ra một số lĩnh vực cầntái cơ cấu, rất quan trọng nhưng hiện chưa được quan tâm thỏa đáng như: tầmnhìn và chương trình hành động; chiến lược và việc tổ chức thực hiện; các cơchế khuyến khích cơ sở GDĐH; xã hội hóa theo định hướng phát triển quan
hệ đối tác công tư PPP; cơ chế giám sát và đánh giá theo kết quả điều trathông qua hệ thống thông tin quản lý GDĐH [82]
1.2.2 Các công trình nghiên cứu nước ngoài:
“Chính sách giáo dục: Quy trình, Chủ đề và Tác động” của tác giả LesBell và Howard Stevenson (2006) Cuốn sách được chia làm ba phần, khámphá và kết nối ba khía cạnh chính của chính sách: 1- Chính sách và Giáo dục:khám phá bản chất của chính sách và bắt đầu xác định một số vấn đề vĩ môliên quan đến xây dựng và thực hiện chính sách; 2 - Các chủ đề trong chínhsách giáo dục khám phá và các lực lượng hình thành chính sách với sự nhấnmạnh đặc biệt các các chủ đề của lý thuyết vốn, công lý xã hội và trách nhiệmgiải trình; 3 - Tác động của chính sách giáo dục: Minh họa cách thức phát triểnchính sách thông qua ba nghiên cứu tình huống, dựa trên nghiên cứu làm nổibật việc áp dụng chính sách trong nhiều tình huống từ việc xây dựng các
Trang 31chính sách, thực hiện
Trang 32chính sách chiến lược và quy hoạch trong bố cảnh quốc tế [117].
Tác giả cho rằng “bản chất của chính sách giáo dục ở một mức độ nào
đó bắt nguồn từ những giả định về các quá trình chính trị Các chính sách được định hình bởi chủ nghĩa đa nguyên có thể khác biệt đáng kể với các chính sách được xác định từ quan điểm của nhà cấu trúc Mối quan hệ giữa quá trình giáo dục và nhà nước và các giả định về mục đích giáo dục tất cả đều định hình bản chất của chính sách” Đồng thời tác giả cũng cho rằng
“tác động của Chính sách giáo dục được xem xét dựa trên việc thực hiện các chính sách cụ thể trong các bối cảnh cụ thể ở cấp địa phương và thể chế”.
Trong nghiên cứu “Việt Nam: giáo dục đại học và kỹ năng cho tăng
trưởng” của Ngân hàng thế giới năm 2008 đã khẳng định giáo dục Việt Nam
đang đối mặt với những thách thức của thế kỷ mới về việc xây dựng kỹ năngcho người học, chất lượng GDĐH cần được nhấn mạnh ở khía cạnh kỹ năng
Dự án “Chất lượng giảng dạy trong giáo dục đại học: chính sách vàthực tiễn” (OECD (IMHE), 2007) là công trình nghiên cứu đã chỉ ra đượcgiảng dạy chất lượng là gì? Tại sao lại quan trọng? Những việc khuyến khíchviệc giảng dạy chất lượng thể hiện ở các cơ sở GDĐH như thế nào? Nhữngthách thức của GDĐH đang chịu từ nhiều hướng khác nhau Nghiên cứu cũngchỉ ra rằng, các cơ sở GDĐH là những tổ chức phức tạp, trong đó tầm nhìn vàchiến lược của một tổ chức cần phải phù hợp với thực tiễn Dựa trên nhữngnghiên cứu điển hình về các chính sách giảng dạy nghiên cứu đã cung cấp cácphương pháp tiếp cận và thực tiễn mới đồng thời đưa các giải pháp đòn bẩychính sách như: Nâng cao nhận thức về chất lượng giảng dạy; Phát triển GVgiỏi: Thu hút SV; Xây dựng tổ chức thay đổi và lãnh đạo giảng dạy; Phối hợpcác chính sách thể chế để thúc đẩy việc giảng dạy chất lượng; Đẩy mạnh đổimới làm động lực thay đổi; Đánh giá tác động [125]
Báo cáo chuyên đề “Quốc tế hóa giáo dục đại học trên thế giới: Chính
sách và Chương trình Quốc gia” của Tác giả Robin Matross Helms và các tác
giả (2015), nghiên cứu cho thấy để hiểu rõ hơn về chính sách công và cácchương trình quốc tế hóa GDĐH cần so sánh, xem xét các vấn đề về hiệu quả,xem xét tương lai và các tác động của các sáng kiến này Nhóm tác giả đưa ra
Trang 33các xu hướng chính sách toàn cầu thông qua việc khảo sát chính sách ở tất cảcác khu vực trên thế giới với ba điểm chính cần xem xét là: 1- Vai trò trungtâm của các cơ quan chính phủ trung ương trong bối cảnh chính sách; 2- Vaitrò “những người có ảnh hưởng khác” trong việc định hình và thực hiện chínhsách; 3- Xác định hiệu quả của các chính sách quốc tế hóa GDĐH [127].
Từ những năm 90 của Thế kỷ trước, vấn đề chính sách phát triểnGDĐH đã được Unesco quan tâm, nghiên cứu Vấn đề này đã được các quốcgia thành viên thông qua Nghị quyết tại phiên họp thứ 25 của Đại hội năm
1993, “theo đuổi việc xây dựng một chính sách toàn diện cho Tổ chức baogồm toàn bộ lĩnh vực GDĐH” Trong báo cáo chính sách về thay đổi và pháttriển GDĐH, xuất bản năm 1995 Unesco đã chỉ ra xu hướng, thách thức, thayđổi và phát triển của GDĐH dựa trên những phân tích, đánh giá ở cả cấp hệthống và thể chế Trong Hội nghị Thế giới về Giáo dục Đại học trong thế kỷ21: Tầm nhìn và Hành động (1998), với mục đích cung cấp các giải pháp chonhững thách thức này và đưa ra một quá trình cải cách sâu rộng trong GDĐHtrên toàn thế giới [132]
Công trình nghiên cứu “Vai trò của Giáo dục đại học trong việc thúc
đẩy học tập suốt đời” (Unesco, 2015) gồm các loạt bài nghiên cứu hữu ích,
cung cấp nguồn thông tin có giá trị cho các nhà nghiên cứu giáo dục, các nhàquy hoạch, hoạch định chính sách Trong nghiên cứu đã phân tích vai trò củacác trường đại học trong việc thúc đẩy học tập suốt đời, cũng như vai trò,năng lực của các nhà hoạch định, thực hành chính sách Thông qua các đónggóp của các nhà khoa học và khảo sát thực tiễn tại Trung Quốc, Nhật Bản,
Úc, Đức…, công trình đã chỉ ra những sự khác biệt giữa quốc gia, vùng miền
để chỉ ra cách tiếp cận chung cho các cơ sở GDĐH và người học ở mỗi quốcgia, khu vực [138]
Tạp chí chuyên đề “Quản lý và Chính sách giáo dục đại học” (Tập 19,
số 3 - OECD, 2007) gồm các bài viết của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạchđịnh chính sách, các nhà lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực quản lý chính sách
Trang 34về
Trang 35thể chế GDĐH như: Tiến sỹ Julia Antonia Eastman, Đại học Victoria,Canada; Giáo sư Ian McNay, Đại học Greenwich, Vương Quốc Anh; Giáo sưLars Engwall, Đại học Uppsala, Thụy Điển; Tiến sĩ Rukhsana Zia, Ban pháttriển nhân viên Punjab, Pakistan…Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng “giáo dụcđại học gắn liền với các ngành học và nghề nghiệp, cũng như nhu cầu củasinh viên và nhu cầu của thị trường Mục tiêu chính sách công phù hợp sẽthúc đẩy sự phát triển về quy mô và chất lượng giáo dục một cách bền vững”(Julia Antonia Eastman); Nếu không có GDĐH thì kinh tế không thể pháttriển (Ian McNay) [130].
Công trình nghiên cứu “Quản trị đại học ở Châu Âu: Chính sách, cơ
cấu, kinh phí và giảng viên giảng dạy” (Eurydice, 2008), Nghiên cứu này
nhấn mạnh quá trình hiện đại hoá trong GDĐH ở Châu Âu và các phân tíchđặc biệt là các cấu trúc quản trị, các phương pháp sử dụng để tài trợ cho các
cơ sở GDĐH và trách nhiệm của họ đối với GV giảng dạy Nó cũng thu hút
sự chú ý đến các mô hình quản trị, ví dụ như về việc gây quỹ tư nhân hoặccác cơ quan ra quyết định bên trong các tổ chức Nó nhấn mạnh thêm rằngcác cuộc tranh luận quan trọng của quốc gia đang được tiến hành liên quanđến các chính sách chiến lược của GDĐH, bao gồm các bên liên quan Mặtkhác, nghiên cứu cũng chỉ rõ cũng như nâng cao hiểu biết của chúng ta vềcác quy trình quản trị trong GDĐH thông qua việc khảo sát 30 nước châu Âutrong Mạng lưới Eurydice [112]
Công trình nghiên cứu “Các xu hướng và vấn đề trong giáo dục đại
học” (2008) của Heather Eggins đã chỉ ra những ảnh hưởng của xu hướng
toàn cầu hóa đối với các nước trên thế giới nói chung và với Châu Âu Cácchính sách công về GDĐH, Sau ĐH, đặc biệt là đối với đào tạo tiến sỹ ở cácquốc gia mới nổi, sức hút nguồn nhân lực chất lượng cao trên thế giới đến cácnước phát triển đã tác động như thế nào đến các chính sách đào tạo ĐH, Sau
ĐH của các nhà nước [117]
Công trình nghiên cứu “Phát huy hiệu quả của giáo dục đại học” của
Trang 36Ngân hàng thế giới (2012), các nghiên cứu đưa ra bức tranh toàn cảnh về nềnGDĐH ở khu vực Đông Á bao gồm những thay đổi của chính sách, sự pháttriển qua các giai đoạn, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.Nghiên cứu những kỹ năng làm việc người lao động cần có để tìm được việclàm và làm việc hiệu quả Khảo sát phương pháp GDĐH để thực hiện nhữngnghiên cứu có khả năng ứng dụng thương mại [135].
Báo cáo chiến lược của nhóm nghiên cứu “Chiến lược quốc gia về giáo
dục đại học đến năm 2030” (2011) do Tiến sỹ Colin Hunt làm chủ nhiệm, báo
cáo là cơ sở xem xét, triển khai thực hiện cho chính sách của Chính phủ vềphát triển giáo dục đại học ở Ai Len trong những thập kỷ tới Nghiên cứucũng làm nổi bật vai trò của các cơ sở GDĐH cũng như các chính sách thúcđẩy sự phát triển giáo dục đại học có ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế hiện đạitại Ai Len Việc tái cấu trúc hệ thống GDĐH có thể đáp ứng thành công nhiềuthách thức về xã hội, kinh tế, văn hóa…[109]
Công trình nghiên cứu “Tổng hợp nghiên cứu GDĐH: Những gì chúng
ta biết” (Syntheses of Higher Education Research: What We Know) (2018)
và “Nghiên cứu GDĐH: Lĩnh vực phát triển” (Higher Education Research:
The Developing Field) (2020) của giáo sư Malcolm Tight, Đại học Lacnaster,Vương Quốc Anh Trong hai cuốn sách này ông đã cung cấp một cái nhìntổng quan và thực tế về GDĐH thông qua việc tổng hợp hơn 96 đánh giá có
hệ thống và 62 phân tích tổng hợp tập trung vào các chủ đề cụ thể trong cácnghiên cứu về GDĐH, cung cấp và hướng dẫn cách tiếp cận toàn diện nhất vềcác vấn đề trong GDĐH hiện nay Các nghiên cứu ở từng khía cạnh khácnhau được ông đề cập đến đó là những nghiên cứu cụ thể như: nghiên cứu vềhoạt động dạy và học; nghiên cứu về chất lượng; nghiên cứu về thiết kếchương trình; nghiên cứu về chính sách quản lý hệ thống; quản lý tổ chức;học tập, kiến thức và nghiên cứu [124] [125]
Bài viết: “Quản lý công trong GDĐH: phân tích về quản trị đại học ở
Việt Nam” (New Public management in higher education: an analysis of
Trang 37higher
Trang 38education Governance in Viet Nam (2018) của tác giả Truong Thuy Van, Đạihọc Tampere, Phần Lan Bài viết đã chỉ ra xu hướng phát triển chính trong hệthống quản lý công của Việt Nam là sự chuyển dần từ kiểm soát tập trungsang chỉ đạo của nhà nước và sự cạnh tranh ngày càng gia tăng Đồng thời,bài viết cung cấp một cách tổng quát và sâu sắc về cải cách GDĐH ở ViệtNam hiện nay Sự sẵn sàng và khả năng ứng phó của hệ thống GDĐH vớinhững thay đổi đang diễn ra trên toàn thế giới [139].
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nước ngoài đã cung cấp tươngđối các căn cứ khoa học về mặt lý luận và thực tiễn cho việc phân tích, đánhgiá vai trò, hiệu quả chính sách, các định hướng giải pháp hoàn thiện chínhsách Mặt khác các công trình nghiên cứu này các tác giả đều nhấn mạnh tầmquan trọng của chính sách GDĐH Tuy nhiên, việc ứng dụng để đánh giáthực trạng chính sách nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiệnchính sách GDĐH ở Việt Nam nói riêng và giải pháp hoàn thiện chính sáchGDĐH ở Việt Nam hiện nay nói chung thì cần linh hoạt và có những điềukiện nhận định
1.3 Đánh giá chung tình hình nghiên cứu và vấn đề luận án lựa chọn tiếp tục nghiên cứu
1.3.1 Đánh giá chung tình hình nghiên cứu
Trong giới hạn các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
mà tác giả đã tổng thuật được, tác giả nhận thấy một số vấn đề GDĐH từ lýluận đến thực tiễn đã được làm rõ, tạo tiền đề quan trọng để tác giả kế thừa,xây dựng luận án này Từ việc phân tích, so sánh, đánh giá các công trìnhnghiên cứu khoa học cho thấy, các vấn đề được tập trung nghiên cứu về lýluận và thực tiễn ở các nhóm như sau:
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về chính sách công đã được đề cập
khá phong phú, đa dạng, tạo dựng được một khung lý luận vững chắc, rõ ràng.Tuy nhiên, tất cả các nghiên cứu này mới chỉ là đưa ra khung cơ sở lý thuyếtchung về khoa học chính sách công (hệ thống khái niệm, đặc điểm, các yếu tố
Trang 39tác động, chu trình chính sách ), về một khía cạnh của vấn đề chính sách,chính sách của một ngành, lĩnh vực cụ thể nào đó (bao gồm cả chính sáchGDĐH).
Với chính sách giáo dục đại học thì phạm vi nghiên cứu hẹp hơn, cách
đề cập, tiếp cận vấn đề chưa toàn diện, mới chỉ đi sâu từ một góc độ, khíacạnh nhất định và chủ yếu dưới dạng các bài viết đăng tạp chí khoa học.Nguồn dữ liệu này sẽ giúp cho tác giả tổng hợp, kế thừa và xây dựng, đánhgiá một cách tổng thể về chính sách GDĐH
Thứ hai, những công trình về chính sách công nói chung, về các vấn đề
của GDĐH ở Việt Nam nói riêng đã được đánh giá dưới góc độ thực tiễn,thực trạng triển khai thực hiện, tác động của chính sách đến đời sống xã hội,kinh tế Các công trình nghiên cứu đã công bố mới chỉ chuyên sâu ở từng khíacạnh, góc độ, phạm vi thời gian và không gian khác, dự báo và định hướng
mà chưa sâu chuỗi thành hệ thống phân tích đánh giá Các công trình nghiêncứu này với mức độ khác nhau liên quan đến chính sách GDĐH, tuy nhiênđều có chung nhận định GDĐH ở Việt Nam hiện chưa phát triển tương xứngvới tiềm năng; chưa đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước và hiệu quả chính sách còn thấp do công tácquản lý nhà nước trong lĩnh vực này còn kém hiệu quả
Đối với các công trình nghiên cứu nuớc ngoài liên quan đến luận án màtác giả tìm hiểu chủ yếu đề cập về xu thế phát triển của GDĐH; quản trị trongGDĐH; tài chính; đội ngũ GV; các chiến lược phát triển cụ thể Hiện chưa
có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống đối với vấn đề chínhsách, các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách cũng như đưa ra các giải phápmang tính đồng bộ, toàn diện nhằm hoàn thiện chính sách, nâng cao hiệu quảthực hiện chính sách GDĐH
Thứ ba, cách tiếp cận của các nghiên cứu trong và ngoài nước đều có
điểm tương đồng đó là chưa dựa trên nền tảng của khoa học chính sách công.Chính vì lẽ đó, rất cần có công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ
Trang 40thống, căn bản, toàn diện, nhằm luận chứng cơ sở lý luận và thực tiễn, đưa ranhững