1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) chọn 1 công ty kinh doanh quốc tế có hoạt động ở vn hoặc nước ngoài đánh giá các yếu tố môi trường, thị trường và cạnh tranh của công ty đó trên thị trường quốc tế

54 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chọn 1 Công Ty Kinh Doanh Quốc Tế Có Hoạt Động Ở VN Hoặc Nước Ngoài. Đánh Giá Các Yếu Tố Môi Trường, Thị Trường Và Cạnh Tranh Của Công Ty Đó Trên Thị Trường Quốc Tế
Tác giả Nhóm 11
Người hướng dẫn Th.S. Vũ Phương Anh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Marketing
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 10,49 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG, THỊ TRƯỜNG VÀ CẠNH TRANH (6)
    • 1.1. Đánh giá môi trường tác nghiệp (6)
      • 1.1.1. Môi trường tự nhiên (6)
      • 1.1.2. Môi trường kinh tế (8)
      • 1.1.2. Môi trường pháp luật (9)
      • 1.1.4. Môi trường văn hóa, xã hội (10)
    • 1.2. Phân tích thị trường, nhu cầu thị trường và đặc điểm của nhu cầu thị trường smartphone 16 1. Phân tích thị trường smartphone tại Việt Nam (17)
      • 1.2.2. Nhu cầu và đặc điểm nhu cầu về smartphone tại thị trường Việt Nam (18)
    • 1.3. Đánh giá các rào cản xâm nhập thị trường (20)
      • 1.3.1. Rào cản xuất khẩu (20)
      • 1.3.2. Rào cản bản thân thị trường (Việt Nam) (21)
    • 1.4 Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh của OPPO (23)
      • 1.4.1 Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế (23)
      • 1.4.2. Phân tích các đối thủ cạnh tranh lớn (24)
      • 1.4.3. Những cơ hội chủ yếu cho hoạt động kinh doanh quốc tế của OPPO (27)
    • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MARKETING QUẢNG CÁO (27)
      • 2.1. Giới thiệu về OPPO (27)
        • 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (28)
        • 2.1.3. Chiến lược marketing quốc tế của OPPO tại Việt Nam (31)
      • 2.2. Thực trạng quản lý Marketing quảng cáo của OPPO (35)
        • 2.2.1. Nhận diện đối tượng nhận tin mục tiêu và khách hàng mục tiêu của OPPO (35)
        • 2.2.2. Quyết định quản trị quảng cáo tại OPPO (36)
        • 2.2.3. So sánh hoạt động quảng cáo của OPPO tại Việt Nam so với hoạt động quảng cáo tại thị trường nước chủ nhà (Trung Quốc) (43)
    • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT (45)
      • 3.1. Thành công và hạn chế (45)
        • 3.1.1. Thành công (45)
        • 3.1.2. Hạn chế (46)
      • 3.2. Giải pháp (46)
  • KẾT LUẬN (48)
  • PHỤ LỤC (50)

Nội dung

Để có thể kinhdoanh thành công tại thị trường sở tại là Việt Nam thì OPPO cần hiểu được sự khác biệtvăn hóa tại Việt Nam với các thị trường khác để có thể điều chỉnh các chiến lượcmarket

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG, THỊ TRƯỜNG VÀ CẠNH TRANH

Đánh giá môi trường tác nghiệp

Vị trí địa lý thuận lợi: Việt Nam có vị trí khá thuận lợi và được coi là ngã tư đường của Đông Nam Á Phần biển Đông cũng là một tuyến đường hàng hải quan trọng nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương Điều này có thể giúp OPPO trong việc phân phối sản phẩm của họ đến các thị trường khác trong khu vực và cả Trung Quốc Bên cạnh đó, Việt Nam có đường biên giới đất liền dài 1449,566 km với Trung Quốc Rất thuận lợi với việc vận chuyển hàng hóa từ quốc gia chủ nhà Trung Quốc sang quốc gia sở tại là Việt Nam với một khoản chi phí không quá lớn như với các quốc gia khác Ngoài ra, dù mới chỉ trong giai đoạn đầu tư nhưng nhà máy OPPO được thiết kế đặt tại KCN Nam Sơn – Hạp Lĩnh - Bắc Ninh, điều này tạo thuận lợi cho OPPO trong tương lai khi vận chuyển bằng đường bộ các nguyên vật liệu cũng như các vật tư cần thiết từ trụ sở chính của OPPO tại Quảng Đông, Trung Quốc tới nhà máy sản xuất tại Việt Nam Do KCN Nam Sơn nằm gần KCN Quế Võ nằm trên trục đường giao thông quan trọng, nối liền các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh KCN này có vị trí gần sân bay Nội Bài, cảng Hải Phòng (TP Hải Phòng), Cảng Cái Lân (Tỉnh Quảng Ninh), cửa khẩu Hữu Nghị, đường thủy có Cảng Sông Cầu rất thuận tiện cho việc vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa

Tài nguyên thiên nhiên và lao động: Việt Nam được đánh giá là có nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và một nguồn lao động lớn Tính đến quý IV 2022, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên tại Việt Nam đạt 51,7 triệu người Điều này có thể giúp OPPO sử dụng nguồn lực từ tài nguyên và lao động giá rẻ để sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ Tuy nhiên hiện nay chúng ta cũng phải đối mặt với tình trạng các nguồn nguyên liệu không thể tái tạo dần cạn kiệt, đồng nghĩa với rủi ro đối với các nhà kinh doanh hay sử dụng nguyên liệu đó càng lớn

Thị trường tiềm năng: Việt Nam có một thị trường tiềm năng lớn với dân số khá đông đúc với mức dân số là 99.912.814 người vào ngày 18/10/2023 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc Hơn nữa theo Insider Intelligence, trong năm 2022, lượng người dùng smartphone tại Việt Nam đạt khoảng 62,8 triệu người, lớn thứ hai khu vực Đông Nam Á, sau Indonesia Điều này có thể tạo ra cơ hội kinh doanh lớn cho OPPO và tiềm năng tăng trưởng doanh số bán hàng cao.

Khí hậu và môi trường: Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm, có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và vận chuyển của Oppo do tính chất của sản phẩm linh kiện điện tử Ngoài ra, vấn đề ô nhiễm môi trường và sự thiếu hụt nguồn nước sạch có thể là thách thức đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi OPPO phải đầu tư vào các giải

Phân tích môi trường Marketing quốc tế…

Bài thảo luận - Marketing quốc tế

7 pháp bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên hiệu quả.

Tóm lại, OPPO có thể tìm thấy nhiều cơ hội và tiềm năng trong việc đầu tư vào thị trường Việt Nam, nhưng họ cũng cần đối mặt với các thách thức liên quan đến môi trường tự nhiên Điều quan trọng là phải có một chiến lược cẩn thận và đầu tư đúng đắn để tận dụng toàn bộ tiềm năng của thị trường này.

Về lợi thế so sánh của Việt Nam: Đến năm 2020, có 6 nhóm hàng được liệt kê trong danh sách lợi thế so sánh của Việt Nam, gồm hàng dệt may, da giày, điện tử, gỗ, da và nguyên liệu dệt may Khi so sánh 10 mặt hàng điện tử có giá trị RCA trung bình lớn nhất của Việt Nam với các quốc gia khác giai đoạn 2010-2020, thì các mặt hàng có lợi thế so sánh vượt trội của Việt Nam là điện thoại, micro và loa Đây được sự báo là nhóm ngành Việt Nam có dư địa đẩy mạnh lợi thế so sánh trong tương lai.

Gần chục năm trước, khi smartphone là xu hướng tiêu dùng mới, Việt Nam là điểm đến của hàng chục thương hiệu quốc tế OPPO là một trong những thương hiệu tham gia cuộc chơi tại thị trường Việt Nam vào thời điểm đó và có mặt tại thị trường Việt Nam vào năm 2013 Năm 2021 ghi nhận Việt Nam là một trong những thị trường chính cho các thương hiệu điện thoại di động tại khu vực Đông Nam Á Hơn 30 thương hiệu điện thoại thông minh đang cạnh tranh trong một bối cảnh thị trường thay đổi nhanh chóng Thị trường điện thoại thông minh của Việt Nam được thúc đẩy bởi phân khúc giá từ 100-150 USD với sự tăng trưởng nhanh, đóng góp khoảng một phần ba lượng hàng Năm thương hiệu hàng đầu (Samsung, Oppo, Xiaomi, Apple, Realme) chiếm khoảng 80% lượng điện thoại thông minh Điện thoại thông minh của các nhà sản xuất trong nước đạt mức thấp nhất khoảng 10,18% Bên cạnh đó, các công ty Việt Nam đã cho ra mắt hàng loạt các mẫu điện thoại, hầu hết là rẻ hơn các hãng ngoại cùng phân khúc, trên nền tảng Android Năm

2022, kinh tế Việt Nam gặp khó khăn, lạm phát ở mức cao, tăng 3,15% so với bình quân năm 2021 dẫn đến nhu cầu tiêu dùng giảm Đối với một nền kinh tế định hướng xuất khẩu như Việt Nam, áp lực suy thoái toàn cầu và chiến tranh tiếp diễn ở châu u cũng là một trong những nguyên nhân chính Sự gián đoạn nguồn cung xảy ra vào thời điểm đất nước đang phục hồi sau tác động của đại dịch Theo báo cáo, Samsung, Apple và OPPO là ba nhà cung cấp điện thoại thông minh hàng đầu Việt Nam với thị phần lần lượt là 32%, 20% và 19% trong Q4/2022 Tất cả năm hãng điện thoại thông minh hàng đầu trên thị trường đều chứng kiến sự sụt giảm, ngoại trừ Apple Đến nửa đầu năm 2023, theo báo cáo mới được công bố bởi GfK, doanh số bán smartphone tại Việt Nam trong tháng 4 và tháng 5 năm 2023 có xu hướng tăng trưởng trở lại Theo đó, doanh số bán smartphone tại thị trường trong nước vào tháng 4 và tháng 5 lần lượt là hơn 1 triệu chiếc và hơn 1,2 triệu

BTL - Marketing quốc tế - Nhóm 1

59 chiếc Những khó khăn về kinh tế và nhu cầu suy yếu của người tiêu dùng đã trì hoãn việc mua smartphone trong thời gian này Giá trị trung bình của mỗi chiếc smartphone bán ra thị trường trong tháng 4 và tháng 5 cũng ghi nhận mức tăng Cụ thể, mỗi chiếc smartphone bán ra tại thị trường Việt trong tháng 4 có giá trung bình hơn 6,3 triệu đồng, sau đó tăng lên 8,4 triệu đồng trong tháng 5 Dấu hiệu tích cực từ thị trường tạo cơ hội cho OPPO gia tăng doanh số trở lại trên thị trường Việt.

Môi trường pháp luật là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của mọi ngành kinh doanh trên toàn lãnh thổ Việc tuân thủ các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực là bắt buộc đối với các doanh nghiệp khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính Các yếu tố thể chế luật pháp có thể đe dọa tới khả năng tồn tại và phát triển của bất kỳ ngành hàng nào. Tình hình an ninh chính trị và cơ chế điều hành của chính phủ cũng ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh Khi các tập đoàn đa quốc gia bắt đầu đầu tư vào thị trường Việt Nam, chính phủ đã tập trung vào việc cải cách môi trường pháp luật để thu hút thêm đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài Khi sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, các doanh nghiệp nước ngoài không còn phải chịu những ràng buộc chính sách như thời gian trước nữa thì hình thức 100% vốn nước ngoài vẫn đem lại lợi ích nhiều hơn về lợi nhuận. Các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia ký kết như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu u (EU), Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định Thương mại tự do (FTA)… cũng là một phần quan trọng của quá trình hội nhập và mở cửa thị trường Đặc biệt với Trung Quốc, Việt Nam hoặc và các khối có sự tham gia của Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại nhằm thúc đẩy mối quan hệ thương mại gồm ACFTA (ASEAN với Trung Quốc - 2002), hiệp Định Thương mại biên giới Việt - Trung

(2016), Hiệp Định Thanh Toán Về Hợp Tác Giữa Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam Và Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc (1993), Hiệp Định Việt Nam - Trung Hoa Về Quá Cảnh Hàng Hoá (1994) Điều này có thể giúp OPPO tận dụng các ưu đãi thuế quan và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất và kinh doanh.

Chính phủ Việt Nam đã thông qua nhiều luật mới về đầu tư, kinh doanh, thương mại, bảo vệ môi trường và quyền sở hữu trí tuệ Ngoài ra, chính phủ cũng đã tăng cường quản lý và kiểm soát để đảm bảo rằng các doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật Tuy nhiên, môi trường pháp luật tại Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế và khó khăn, đặc biệt là sự chưa hoàn thiện về luật sở hữu trí tuệ Việc các quy định pháp luật vẫn chưa được thực thi đầy đủ và có thể bị lợi dụng để tạo ra sự thiếu minh bạch và công bằng Ngoài ra, hệ thống pháp luật của Việt Nam cũng còn nhiều thiếu sót về quy trình thẩm định, tuyên

1.1.4 Môi trường văn hóa, xã hội

Văn hóa, xã hội là một trong những yếu tố quan trọng nhất đến hoạt động marketing đối với nhiều doanh nghiệp khi kinh doanh trên thị trường quốc tế và ảnh hưởng của môi trường văn hóa – xã hội đối với hoạt động kinh doanh của OPPO tại Việt Nam cũng không là ngoại lệ Sở dĩ nói đây là nhân tố quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen tiêu dùng, sở thích và mong muốn của khách hàng Văn hóa bao gồm các giá trị, niềm tin, thái độ, phong tục và ngôn ngữ của một nhóm người hay một cộng đồng Để có thể kinh doanh thành công tại thị trường sở tại là Việt Nam thì OPPO cần hiểu được sự khác biệt văn hóa tại Việt Nam với các thị trường khác để có thể điều chỉnh các chiến lược marketing nói chung và chiến lược quảng cáo nói riêng sao cho phù hợp nhất.

Nhìn chung, những khác biệt chủ yếu về văn hóa, xã hội tại Việt Nam ảnh hưởng tới hoạt động quảng cáo của OPPO tại thị trường này bao gồm các yếu tố sau:

Khác biệt về ngôn ngữ

Rào cản về ngôn ngữ là một trong những khó khăn lớn trong việc thực hiện hoạt động marketing nói chung và hoạt động quảng cáo nói riêng của các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thương mại quốc tế, trong đó có cả OPPO Ngôn ngữ là phương tiện thiết yếu để doanh nghiệp truyền tải thông điệp truyền thông quảng cáo của mình đến với công chúng tuy nhiên ngôn ngữ ở mỗi quốc gia là khác nhau do đó nếu không tìm hiểu về ngôn ngữ của nước sở tại có thể gây ra một số sự cố không đáng có trong hoạt động quảng cáo và sự khác biệt về ngôn ngữ giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng không phải ngoại lệ Có thể kể tới một số rào cản về mặt ngôn ngữ của OPPO trong quảng cáo khi tiến vào thị trường Việt Nam như:

Phân tích thị trường, nhu cầu thị trường và đặc điểm của nhu cầu thị trường smartphone 16 1 Phân tích thị trường smartphone tại Việt Nam

1.2.1 Phân tích thị trường smartphone tại Việt Nam

Giai đoạn 1: Trước khi OPPO gia nhập thị trường Việt Nam (Trước 2013)

Trong giai đoạn này, thị trường smartphone tại Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ điện thoại di động cơ bản sang smartphone Trong thị trường Việt Nam lúc bấy giờ đã có sự xuất hiện của một số hãng smartphone lớn như Iphone, Samsung, Tại thời điểm này, điện thoại di động cơ bản vẫn là sản phẩm phổ biến nhất Trước năm 2013, smartphone vẫn còn là một khái niệm mới mẻ đối với người tiêu dùng Việt, người tiêu dùng cần thời gian để làm quen với các tính năng và tiện ích của smartphone và việc sử dụng dữ liệu di động để truy cập internet và ứng dụng cũng đang phát triển.

Vào giai đoạn này, thị trường smartphone chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các vùng nông thôn và miền núi vẫn đang sử dụng rộng rãi điện thoại di động cơ bản Đây cũng là thời điểm các nhà mạng ở Việt Nam đang phát triển hệ thống mạng 3G, 4G để cung cấp dịch vụ internet nhanh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng smartphone và ứng dụng trực tuyến.

Giai đoạn 2: Khi OPPO bắt đầu gia nhập thị trường Việt Nam (Từ 2013 – 2019)

OPPO bắt đầu gia nhập thị trường Việt Nam vào ngày 27/03/2013 Từ thời điểm này đến năm 2019 là giai đoạn mà thị trường smartphone tại Việt Nam xảy ra nhiều biến động nhất Bên cạnh sự tồn tại của các hãng lớn như Samsung, Apple thì các hãng sản xuất smartphone từ Trung Quốc trong đó có OPPO đã bắt đầu tiến vào Việt Nam với các sản phẩm giá rẻ nhưng tích hợp nhiều tính năng Sự gia nhập thị trường của các hãng

17 smartphone giá rẻ Trung Quốc đã tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ trong thị trường smartphone tạo nên sự đa dạng trong lựa chọn của người tiêu dùng.

Giai đoạn này cũng là giai đoạn người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu nhận biết rõ hơn về smartphone và sử dụng chúng để truy cập internet và ứng dụng bên cạnh việc chỉ nghe và gọi, sự phát triển của mạng di động 4G cũng làm cho việc sử dụng ứng dụng trực tuyến trở nên phổ biến Trong giai đoạn này, tỷ lệ sở hữu smartphone tại Việt Nam đã tăng đáng kể Người tiêu dùng từ các thành thị lớn đến các vùng nông thôn cũng sở hữu smartphone, các chương trình khuyến mãi và ưu đãi từ các nhà sản xuất smartphone đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự gia tăng này. Đồng thời, giai đoạn 2013 – 2019 cũng chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các hãng sản xuất smartphone để chiếm thị phần tại Việt Nam Các hãng Trung Quốc cạnh tranh bằng cách giảm giá sản phẩm và cung cấp các tính năng mới để thu hút người tiêu dùng Các thương hiệu quốc tế như Samsung, Apple cũng duy trì sự tập trung vào các sản phẩm cao cấp

Giai đoạn 3: Những năm gần đây (2020 – hiện tại) Đây được xem là giai đoạn ổn định và phát triển của thị trường smartphone tại Việt Nam Từ 2020 đến nay, thị trường smartphone tại Việt Nam đã trải qua một sự phát triển đáng kể, số lượng người dùng smartphone đã tăng lên đáng kể và ngày càng nhiều người ưa chuộng sử dụng smartphone để truy cập internet, giải trí và làm việc Tính đến tháng 3/2022 theo số liệu của Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) tổng số thuê bao dùng smartphone tại Việt Nam đã lên đến con số 93,5 triệu.

Các hãng sản xuất smartphone hàng đầu như Apple, Samsung, OPPO, Vivo, vẫn suy trì sự hiện diện mạnh mẽ trên thị trường Các hãng liên tục ra mắt những sản phẩm mới, sáng tạo để cạnh tranh và thu hút người dùng Bên cạnh đó, thị trường smartphone tại Việt Nam có nhiều phân khúc với các sản phẩm từ giá rẻ đến cao cấp Điều này cho phép người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn phù hợp với túi tiền.

Người tiêu dùng tại Việt Nam ngày càng quan tâm tới chất lượng các ứng dụng và dịch vụ đi kèm, đặc biệt là chất lượng camera trên smartphone do nhu cầu về chia sẻ hình ảnh và video trên mạng xã hội trở nên phổ biến Ngoài ra, người dùng smartphone cũng quan tâm nhiều hơn đến khả năng bảo mật và tích hợp các tính năng mới như cảm biến vân tay và nhận diện khuôn mặt.

1.2.2 Nhu cầu và đặc điểm nhu cầu về smartphone tại thị trường Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ nên tỉ lệ dùng smartphone cao Tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh so với người sử dụng điện thoại thông thường chiếm 84% ở thành phố thứ cấp, 71% người dân sử dụng điện thoại thông minh, 93% người sử dụng điện thoại di động Đặc biệt, khu vực nông thôn, 89% dân số sử dụng điện thoại di động, có 68% dân số sở hữu điện thoại thông minh Thị trường di động Việt Nam trong những năm gần đây đã chứng kiến giai đoạn khó khăn khi doanh số smartphone trong năm 2022 giảm về sát với mốc ghi nhận vào năm 2015 Theo công ty nghiên cứu thị trường IDC, doanh số smartphone tại Việt Nam trong năm 2022 đạt khoảng 13,4 triệu máy, giảm 15,6% so với cùng kỳ năm 2021 Tuy nhiên, thị trường smartphone có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại trong 2023 Theo đó, doanh số bán smartphone tại Việt Nam trong tháng 4 và tháng

5 năm 2023 có xu hướng tăng trưởng trở lại với doanh số lần lượt là hơn 1 triệu chiếc và hơn 1,2 triệu chiếc trong hai tháng này Thị trường smartphone quý 3 2023 đón nhận nhiều sản phẩm mới phân khúc tầm trung, cận cao cấp và cao cấp; phân khúc giá trung bình của toàn thị trường sẽ tăng 10-15%

Nhu cầu về smartphone tại thị trường Việt Nam:

Việt Nam hiện thuộc thời kỳ dân số vàng với xấp xỉ 70% dân số trong độ tuổi lao động, trong đó có 24% dân số thuộc thế hệ Millennials Đây là điều kiện thuận lợi với một lượng lớn người dùng trẻ trung, thuộc tầng lớp trung lưu có nhu cầu sở hữu các thiết bị thông minh và tiêu thụ các phương tiện truyền thông trực tuyến, đặc biệt thói quen chơi game là rất cao.

Trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh tại Việt Nam ở mức cao so với các quốc gia trong khu vực do sự thay đổi từ môi trường và tính năng đa dạng và tiện ích mà smartphone mang lại Vào thời điểm hiện tại, smartphone đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của nhiều người dân Việt Nam và được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như:

- Truy cập internet và mạng xã hội

- Học tập và làm việc từ xa

- Thanh toán di động và ví điện tử

Nhìn chung trên đây là những tiện ích phổ biến được người dùng smartphone sử dụng hàng ngày, hàng giờ do đó nhu cầu về smartphone tại thị trường Việt Nam là khá

19 lớn do sự tiện lợi trong thiết kế cũng như các tính năng đi kèm Với sự tăng trưởng dân số hiện tại cùng sự đô thị hóa và phủ sóng internet trên cả nước, tiềm năng về nhu cầu sử dụng smartphone tại Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục tăng Đi kèm với sự gia tăng về nhu cầu thì yêu cầu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm smartphone trên thị trường Việt Nam cũng theo đó mà khắt khe hơn. Đặc điểm nhu cầu về smartphone tại thị trường Việt Nam:

- Nhu cầu tìm kiếm thiết bị có giá thành hợp lý: Đối với một phần đông người dân Việt Nam, điện thoại thông minh không chỉ là một sản phẩm dùng để giải trí mà còn là một sản phẩm cần thiết để giải quyết các công việc trong cuộc sống Vì vậy, nhu cầu tìm kiếm những chiếc điện thoại có giá thành phù hợp và chất lượng tốt càng tăng cao.

- Nhu cầu về hiệu suất và tính năng: Người dùng smartphone nói chung và tại Việt Nam nói riêng đều mong muốn chiếc smartphone họ sở hữu có các tính năng như camera chất lượng cao, độ phân giải tốt, màn hình sắc nét, dung lượng pin lớn, khả năng kết nối nhanh chóng

Đánh giá các rào cản xâm nhập thị trường

Trước năm 2013, việc xuất khẩu từ Trung Quốc ra nước ngoài đã đối mặt với nhiều rào cản và thách thức khác nhau do một số quy định của nước này Các rào cản này ảnh hưởng khá lớn đến các công ty kinh doanh Quốc tế đến từ quốc gia này trong đó có OPPO Một số các rào cản xuất khẩu phổ biến có thể kể tới như:

Quy định về xuất khẩu

Trước năm 2013 Trung Quốc đã áp dụng một loạt các quy định hạn chế về xuất khẩu đối với nhiều loại hàng hóa Bao gồm việc áp dụng giấy phép xuất khẩu cho những ngành công nghiệp cụ thể Thủ tục pháp lý rắc rối có thể làm tăng thời gian và chi phí cho quá trình xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp kinh doanh quốc tế Điều này có thể ảnh hưởng đến thời gian cung ứng và giá cả của sản phẩm khi xuất sang các quốc gia khác.

Thuế và phí xuất khẩu

Tương tự việc nhập khẩu hàng vào Trung Quốc thì các doanh nghiệp Trung Quốc muốn xuất sản phẩm của mình ra nước ngoài cũng cần phải nộp một khoản thuế và phí xuất khẩu tương ứng với từng ngành hàng Đối với ngành điện tử công nghệ cao của OPPO khi muốn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài cũng phải đối mặt với việc nộp một mức thuế khá cao cho chính phủ nước này Điều này có thể làm tăng giá thành sản phẩm OPPO khi xuất khẩu ra nước ngoài, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Biên giới và các quy định về hải quan

Các thủ tục hải quan và biên giới khi xuất khẩu từ Trung Quốc ra thị trường nước ngoài có thể tăng thời gian và chi phí cho việc xuất khẩu Việc thông qua biên giới và tuân thủ quy định hải quan đòi hỏi OPPO phải chú ý đến các quy trình và yêu cầu pháp lý cụ thể từ cả quốc gia nước chủ nhà Trung Quốc và các nước sở tại Nếu không tuân thủ đúng quy trình của cả hai bên có thể tạo ra khó khăn trong việc chuyển giao sản phẩm của OPPO ra nước ngoài.

Biến động về tỷ giá ngoại tệ

Biến động trong tỷ giá ngoại tệ có thể ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa xuất khẩu khi xuất ra nước ngoài, từ đó ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường các nước sở tại.

1.3.2 Rào cản bản thân thị trường (Việt Nam)

Trước khi OPPO gia nhập vào Việt Nam, hãng này đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức đến từ bản thân thị trường Các rào cản tiêu biểu có thể kể tới như sau:

Các quy định về luật pháp và thuế quan

- Chính phủ Việt Nam luôn có những hàng rào về thuế quan mà OPPOphải vượt qua ViệtNam cấm nhâ ©p khẩu một số hàng hoá thuộc diện cần phải được đảm bảo an toàn công

21 cộng, an toàn môi trường và an toàn lao động cũng như vì các lý do liên quan đến văn hóa.

- Hàng hoá nhâ ©p khẩu từ các nước khác vào thị trường Việt Nam, ngoài việc quản lý bằng giấy phép của Bộ Thương mại, thì một số hàng hoá đă ©c thù khác như hoá chất độc hại và sản phẩm y tế vẫn phải quản lý thông qua hệ thống giấy phép của các Bộ chuyên ngành. Mức thuế suất thu nhâ ©p doanh nghiệp của đầu tư nước ngoài cũng tăng từ 25% lên đến 28% gây khó khăn cho OPPO về chi phí.

- Trước năm 2013, thị trường Việt Nam áp dụng nhiều quy định và hạn chế về kinh doanh và thương mại, đặc biệt đối với các công ty nước ngoài Các quy định này đôi khi gây khó khăn cho các công ty nước ngoài khi muốn gia nhập thị trường Việt Nam trong đó có OPPO

Từ đó thấy được, chính phủ Việt Nam tuy có những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài nhưng vẫn còn một số những yêu cầu khắt khe về thuế cũng như quá trình hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài Đây là một thị trường tiềm năng đáng để đầu tư, tuy nhiên, OPPO cần xem xét kỹ càng vì mức thuế cao nhưng thời gian hoạt động bị hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và kế hoạch phát triển thị trường của doanh nghiệp Kể cả khi có thị trường tiêu thụ lớn, doanh nghiệp đang hoạt động tốt, chính phủ Việt Nam vẫn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật:

Nhìn chung, trước năm 2013 điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tại Việt Nam còn tồn tại rất nhiều hạn chế, khó đáp ứng được một số yêu cầu đối với chất lượng kỹ thuật của OPPO. Ngoài ra, OPPO cũng phải đối mặt với các quy trình chứng nhận và kiểm định an toàn đặc thù của Việt Nam Đồng thời, cần đảm bảo rằng các sản phẩm smartphone của OPPO được tương thích với cơ sở hạ tầng mạng và công nghệ viễn thông của Việt Nam lúc bấy giờ.

Khả năng thuê nhân sự tại địa phương:

Mặc dù giá thành lao động tại Việt Nam khá rẻ nhưng chất lượng lao động lại không cao và kỷ luật làm việc còn kém Trong khi đó OPPO là doanh nghiệp công nghệ nên nhiều hoạt động trong quá trình sản xuất yêu cầu đội ngũ nhân lực có trình độ cao thì Việt Nam còn chưa đáp ứng được một cách tối đa.

Khả năng tiếp cận với các nguồn cung ứng:

Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2013 còn gặp phải rất nhiều khó khăn Hệ thống kho bãi kém phát triển Vận tải còn yếu kém dẫn đến tình trạng ùn tắc trì trệ trong quá trình vận chuyển hàng hóa giữa các khu vực Các ngành sản xuất công nghệ cao tại thị trường lúc bấy giờ chưa có nhiều cải biến Nguồn cung cấp linh kiện cho hoạt động sản xuất điện thoại di động là một điều vô cùng khó khăn tại thị trường này khi ngành công nghiệp về linh kiện điện tử còn yếu kém Chính vì thế mà gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của OPPO.

Rào cản về cạnh tranh

Trước khi OPPO gia nhập thị trường smartphone tại Việt Nam thì thị trường này đã có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thương hiệu khác đặc biệt là Samsung và Nokia Vào thời điểm trước năm 2013 đây là hai thương hiệu điện thoại di động chiếm thị phần lớn tại thị trường Việt Nam bằng việc cung cấp nhiều dòng sản phẩm từ tầm trung đến cao cấp chiếm được nhiều cảm tình cũng như sự tin dùng của người tiêu dùng Việt Khi đó, OPPO phải đối mặt với thách thức về việc xây dựng tên tuổi và lòng tin của mình trong lòng người tiêu dùng Việt vì tâm lý chung của họ là tin tưởng hơn vào các thương hiệu đã quen thuộc và có lịch sử lâu đời.

Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh của OPPO

1.4.1 Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Theo những báo cáo cho thấy Samsung đang là nhà sản xuất Smartphone lớn nhất tại Đông Nam Á với thị phần ước tính đạt 7,7 triệu chiếc tăng trưởng 5.5% so với quý trước. Ngoài Samsung, thì các thương hiệu đến từ Trung Quốc đang đổ bộ vào đây rất nhiều nhằm thu hút lượng doanh thu khổng lồ từ nơi đây Thế nhưng, đặc biệt hơn cả cuộc chiến giữa OPPO và Samsung đang được chú ý hơn cả, cả 2 đang chia nhau 2 vị trí dẫn đầu tại nhiều quốc gia, và biến nơi đây trở thành thị trường vô cùng cạnh tranh.

Theo hãng phân tích thị trường Canalys, doanh số điện thoại thông minh toàn cầu trong quý đầu năm 2022 thấp hơn tới 11% so với cùng kỳ năm ngoái

Hình 3: Những nhà bán smartphone hàng đầu tại thị trường Việt Nam, quý 1 2022

Lý do chính là tình hình kinh tế toàn cầu ảm đạm ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu mua sắm Bên cạnh đó, những tháng đầu năm thường cũng là giai đoạn không mấy sáng sủa đối với thị trường điện tử tiêu dùng nói chung và điện thoại thông minh nói riêng bởi sức mua đã cạn kiệt từ các đợt nghỉ lễ trước đó.

Riêng tại thị trường Việt Nam, Xiaomi là công ty có tăng trưởng cao nhất Với 22% thị phần, Xiaomi đã lần đầu vươn lên đứng ở vị trí thứ 2, vượt qua các hãng điện thoại khác sau thời gian nhiều biến động của ngành di động.

Trong bối cảnh thị trường công nghệ bị ảnh hưởng do diễn biến phức tạp của đại dịch, thành tựu này đã khẳng định cam kết của Xiaomi trong việc đảm bảo số lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường thông qua nỗ lực đảm bảo công tác quản lý chuỗi cung ứng, không ngừng cải thiện và chủ động nâng cao sản xuất của hãng Với tăng trưởng 67% so với cùng kỳ năm trước, Xiaomi đã thành công trong việc giữ vững các chỉ số dương bền vững.

1.4.2 Phân tích các đối thủ cạnh tranh lớn

Khác với các dòng máy sử dụng hệ điều hành Android, Apple không chạy đua về cấu hình Họ chỉ độc quyền hệ điều hành IOS với khả năng bảo mật tốt, cung cấp những ứng dụng cần thiết cho người dùng, hạn chế làm những ứng dụng dư thừa. Chiếm tới 13%thị trường trong nước, Iphone được ưa chuộng bởi công nghệ và camera tốt nhất trên thị trường, độ nét cao Tại Việt Nam, Apple đang là thương hiệu được thèm muốn với tỷ lệ người dùng bình chọn lên tới 36%, gần gấp đôi Samsung ở vị trí thứ 3 (20%).

Là người tiên phong dẫn đầu về xu hướng với Iphone 4, 4S, 5, 5S, tuy nhiên khi tung ra sản phẩm Iphone 6 Plus, Apple không còn là người dẫn đầu tạo ra xu hướng nữa mà giờ đây họ đang dần trở thành người theo đuổi và cung cấp những gì người tiêu dùng cần Apple vẫn đang tập trung vào dòng sản phẩm cao cấp, với hệ điều hành mượt mà và tính năng chụp camera sắc nét.

- Điểm mạnh: Đã có thương hiệu lâu đời, định vị sản phẩm cao cấp trong lòng khách hàng Chất lượng chụp ảnh camera sắc nét

Giao diện thân thiện, dễ sử dụng

Thiết kế đẹp mắt, sang trọng

Giá cao hơn so với các hãng điện thoại khác

Tại thời điểm OPPO gia nhập thị trường smartphone Việt Nam, Samsung đang là nhà dẫn đầu chiếm giữ thị phần lớn nhất với khoảng 30.6% Ở dòng Smartphone, SamSung luôn biết cách làm nổi bật mình trong dòng Galaxy đặc trưng Vì có nhà máy sản xuất tại Việt Nam nên Samsung đã định vị cho mình là sản phẩm giá rẻ, dẫn đầu về công nghệ thông minh, giao diện đẹp.

Samsung đã rất nổi tiếng về điện thoại thiết kế đẹp, thời trang Phát huy thế mạnh này, những sản phẩm mới của samsung với kiểu dáng tinh tế, hiện đại nhưng đồng thời cũng cứng cáp Đi cùng với thiết kế hiện đại, samsung luôn được tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất Dòng điện thoại samsung sử dụng hệ điều hành Android. Samsung là một trong những công ty đang dẫn đầu thị trường Việt Nam về độ bao phủ của mình, hãng cũng tập trung vào điện thoại phân khúc tầm trung Với sự đa dạng từ phân khúc điện thoại tầm trung từ 2-3 triệu như Galaxy A3, đến những điện thoại trước đây là phân khúc tầm cao, nhưng được hạ xuống tầm trung như Galaxy S3, có thể nói samsung đang khá mạnh ở phân khúc này.

Samsung có một hệ thống phân phối lớn và rộng khắp

Phát triển mạnh phân khúc điện thoại tầm trung, đồng thời vẫn phát triển dòng sản phẩm cao cấp

Là hãng đã có độ nhận diện thương hiệu cao tại Việt Nam

Hệ thống cửa hàng chính hãng của Samsung còn khá mỏng, chỉ tập trung ở những đô thị lớn và đông dân cư

Những chương trình khuyến mãi của Samsung chưa được biết đến nhiều do hạn chế về quảng cáo

Nokia là một trong những hãng đầu tiên mang đến cho người dùng những thiết bị đầy màu sắc thay vì 2 màu trắng đen truyền thống Tuy được hoàn thiện chủ yếu bằng nhựa nhưng những thiết bị vẫn cứng cáp và được đánh giá là hợp thời trang Ở phân khúc trung cấp lẫn cao cấp, Nokia vẫn đẩy mạnh dòng Lumia đặc trưng Dòng điện thoại Lumia của Nokia sử dụng hệ điều hành Windows Phone 8 mới Nokia đã tung ra

25 nhiều dòng sản phẩm mới với những tính năng khác nhau, mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn trải nghiệm và đã đáp ứng tốt cho mọi nhu cầu của người tiêu dùng.

Việc Nokia từ lâu đã định vị trong lòng người tiêu dùng là nhãn hiệu với những chiếc điện thoại có độ bền cao nên mức độ lựa chọn và tin dùng của Lumia rất cao. Với Xu hướng selfie, Nokia cũng đã nhanh chóng bắt kịp được và chăm chút trang bị tính năng camera vượt trội hơn cho các dòng điện thoại của mình Đối với dòng cao cấp, Nokia Chưa có nhiều sản phẩm nên thế mạnh và chiến lược của Nokia vẫn là tập trung vào các dòng điện thoại trung cấp và giá rẻ

Xiaomi Corporation, được đăng ký tại Châu Á với tên Xiaomi Inc., là nhà thiết kế và sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng và phần mềm liên quan, thiết bị gia dụng và đồ gia dụng của Trung Quốc Đứng sau Samsung, đây là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai, hầu hết đều chạy hệ điều hành MIUI Công ty được xếp hạng thứ

338 và là công ty trẻ nhất trong Fortune Global 500.

Vào tháng 8 năm 2011, công ty đã phát hành điện thoại thông minh đầu tiên của mình và đến năm 2014, nó có thị phần lớn nhất trong số các điện thoại thông minh được bán ở Trung Quốc Ban đầu công ty chỉ bán sản phẩm của mình trực tuyến; tuy nhiên, sau đó nó đã mở các cửa hàng vật lý Đến năm 2015, nó đã phát triển một loạt các thiết bị điện tử tiêu dùng với Chiến lược Marketing của Xiaomi độc đáo. Vào năm 2020, công ty đã bán được 146.3 triệu điện thoại thông minh và hệ điều hành MIUI của nó có hơn 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng Trong quý 2 năm 2021, Xiaomi đã vượt qua Apple Inc để trở thành nhà bán điện thoại thông minh lớn thứ hai trên toàn thế giới, với 17% thị phần (theo Canalys) Nó cũng là nhà sản xuất lớn các thiết bị bao gồm TV, đèn pin, máy bay không người lái và máy lọc không khí sử dụng hệ sinh thái sản phẩm Internet of Things và Xiaomi Smart Home.

Xiaomi giữ giá gần với chi phí sản xuất và chi phí nguyên vật liệu bằng cách giữ hầu hết các sản phẩm của mình trên thị trường trong 18 tháng, lâu hơn so với hầu hết các công ty điện thoại thông minh Công ty cũng sử dụng tối ưu hóa hàng tồn kho và bán hàng nhanh để giữ hàng tồn kho của thấp.

Ngoài những đối thủ cạnh tranh kể trên, OPPO còn phải cạnh tranh trực tiếp với những hãng smartphone đồng hương cùng đến từ Trung Quốc tại thị trường Việt Nam như Lenovo hay Huawei Chính thức xâm nhập vào thị trường smartphone Việt NamVào năm 2013, nhưng đến đầu 2016, Huawei mới chính thức bước vào cuộc đua Nhờ Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, đặc biệt là việc mời Mỹ Tâm làm đại sứ thương hiệu, ca sĩ Soobin Hoàng Sơn làm đại sứ sản phẩm đã góp phần làm tên tuổi của Huawei Đến gần hơn với giới trẻ Cũng như các hãng điện thoại Trung Quốc khác, Huawei đẩy mạnh tấn công vào phân khúc smartphone từ 3 – 6 triệu đồng Ở Việt Nam, theo số liệu của GFK, tốc độ tăng trưởng thị phần của Huawei khá nhanh khi thị phần smartphone của hãng đạt 3,7% tính đến tháng 10/2016.

1.4.3 Những cơ hội chủ yếu cho hoạt động kinh doanh quốc tế của OPPO

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MARKETING QUẢNG CÁO

CỦA OPPO 2.1 Giới thiệu về OPPO

OPPO là thương hiệu toàn cầu cung cấp các thiết bị điện tử di động và sản phẩm công nghệ trên hơn 20 quốc gia trong đó có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Úc, và nhiều quốc gia trong khu vực Châu Âu, ĐNA, Trung Đông và Châu Phi và có thị phần lớn tại các nước châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á Trụ sở chính đặt tại Quảng Đông,Trung Quốc và là công ty con của tập đoàn BBK Electronics BBK Electronics sở hữu

27 các thương hiệu tên tuổi như OPPO, VIVO, Oneplus Thời điểm hiện tại, thị phần BBK trong mảng điện thoại di động đang đứng đầu Trung Quốc.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Lịch sử hình thành OPPO xuất phát từ công ty gia công các sản phẩm cho các thương hiệu lớn của Nhật Bản Từ kinh nghiệm gia công các sản phẩm điện tử, OPPO đã tự sản xuất ra những sản phẩm mang thương hiệu của mình và chào bán ra thị trường với các mốc lịch sử đáng chú ý. ã2001 OPPO được đăng ký kinh doanh trờn toàn cầu. ã2005 sản phẩm mỏy nghe nhạc MP3 đầu tiờn của OPPO ra mắt ã2006 sản phẩm mỏy nghe nhạc mp4 đầu tiờn của OPPO được ra mắt ã2008 bắt đầu bước chõn vào thị trường điện thoại di động với sản phẩm mỏy bàn phím đầu tiên ã2009 sản phẩm smartphone đầu tiờn được ra mắt ã2012 sản phẩm smartphone đầu tiờn chạy Android ra mắt trờn thị trường

Từ 2012 đến nay OPPO luôn lớn mạnh cùng các sản phẩm mới ra mắt và đặc biệt là sự truyền thông quảng bá thương hiệu cực mạnh đến người tiêu dùng.

Tại Việt Nam, OPPO tham gia vào thị trường điện thoại năm 2013 - 2016, sau khoảng thời gian 4 năm gia nhập thị trường OPPO đã vươn lên đứng vị trí thứ 2 thị trường Tính tới thời điểm hiện tại OPPO đang đứng thứ 3 thị trường smartphone với 14,49% thị phần sau Apple và Samsung Một điều gần như không tưởng đối với một công ty còn non trẻ trên toàn cầu và ngay cả thị trường Việt Nam.

Không chỉ dừng lại ở sự thành công của những chiếc điện thoại di động, OPPO cũng nhận được không ít những đánh giá cao trong lĩnh vực thiết bị nghe nhìn như đầu bluray, DVD… Trong đó, điển hình các mẫu đầu Blu-ray của OPPOnhư đầu Blu-ray OPPOUDP-203, UDP-205 đều được ứng dụng những công nghệ chế tạo hiện đại, hỗ trợ tái tạo âm thanh vòm chi tiết nhờ Dolby Atmos, Dolby Vision…phục vụ cho những tín đồ nghe nhìn những thước phim, bản nhạc sống động, sắc nét nhất có thể. Các mẫu sản phẩm này được đón nhận nồng nhiệt tại nhiều thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu giúp OPPO khẳng định được vị thế của mình trong lòng các audiophile.

2.1.2 Các dòng sản phẩm chính

OPPO là một hãng điện thoại di động nổi tiếng và sở hữu nhiều dòng sản phẩm được khách hàng ưa chuộng sử dụng Dưới đây là một số dòng sản phẩm chính của OPPO:

Dòng OPPO Find X Series là bản thiết kế hoàn thiện nhất dựa trên tiền đề là Find, nằm trong phân khúc điện thoại cao cấp Dòng này tập trung vào việc cung cấp công nghệ cao cấp và hiệu suất mạnh mẽ, sở hữu thiết kế sang trọng, camera chất lượng cao và tích hợp nhiều tính năng đặc biệt Điểm mang lại sự độc đáo của dòng Find X chính là màn hình tràn viền, không bị trùng lặp trong thiết kế tai thỏ Camera của dòng Find X được thiết kế tích hợp ngay trên thân máy và nó sẽ tự kích hoạt trồi lên khi khách hàng thực hiện selfie Series OPPO Find X luôn khiến giới công nghệ tò mò với nhiều phiên bản được nâng cấp, vươn tầm hơn theo từng năm

OPPO Find X Series hướng đến đối tượng người dùng là doanh nhân, người làm trong ngành thiết kế và công nghệ Sản phẩm OPPO Find X5 Pro 5G và OPPO Find N2 Flip là 2 sản phẩm phổ biến nhất trong dòng Find của OPPO Sản phẩm OPPO Find X5 Pro 5G phiên bản mới nhất năm 2022 được bán trên thị trường với giá dao động từ 30.000.000 - 32.000.000 VND, với OPPO Find N2 Flip có giá khoảng 19.990.000 VND

Dòng Reno của OPPO hướng đến sự hoàn mỹ về thiết kế và công nghệ, ra đời phục vụ cho nhu cầu sáng tạo và chụp ảnh Các mẫu điện thoại trong dòng Reno thường được thiết kế bắt kịp xu hướng thời đại, mang đến cho khách hàng trải nghiệm công nghệ thú vị với với camera chất lượng cao, công nghệ chụp ảnh tiên tiến với khả năng zoom quang 5x và zoom kỹ thuật số lên tới 60x Camera sở hữu chế độ chụp chân dung chuyên nghiệp, sắc nét ngay cả trong điều kiện thiếu ánh sáng Ngoài ra, chip Snapdragon 680 8 nhân tích hợp cảm biến thông minh giúp người dùng thao tác mượt mà trên máy, tương tác nhạy bén với màn hình điện thoại chỉ bằng cử chỉ vuốt trên không trung, giúp người dùng dễ dàng nhận điện thoại khi tay đang bận

OPPO Reno Series hướng đến đối tượng người dùng là nhân viên văn phòng và những người yêu thích công nghệ, thích trải nghiệm các tính năng mới

Bảng 1 Một số sản phẩm OPPO Reno bán chạy trên thị trường (theo bảng giá tại

Thegioididong) Tên điện thoại Giá bán

OPPO Reno8 5G 13.990.000 VNĐOPPO Reno8 Pro 5G 18.990.000 VNĐOPPO Reno8 T 5G 128GB 9.290.000 VNĐ

OPPO Reno8 T 5G 256GB 10.990.000 VNĐ OPPO Reno7 5G 7.990.000 VNĐ OPPO Reno10 5G 10.990.000 VNĐ OPPO Reno10 Pro 5G 13.990.000 VNĐ OPPO Reno10 Pro+ 5G 19.990.000 VNĐ

Dòng sản phẩm giá rẻ nhưng vẫn mang lại trải nghiệm tốt cho người tiêu dùng, phù hợp với đối tượng là học sinh, sinh viên Các mẫu điện thoại trong dòng A thường mang thiết kế đơn giản, đa dạng màu sắc, hiệu suất hoạt động ổn định và camera đủ tốt để chụp ảnh hàng ngày

Một trong những sản phẩm nổi bật nhất dòng A của OPPO đó là điện thoại OPPO A96 Máy tích hợp nhiều tính năng nổi trội như: trang bị bộ vi xử lý Snapdragon 680 với hiệu năng ổn định, cùng RAM khủng lên đến 8GB và ROM 128GB mang lại sự ổn định, mượt mà trong suốt quá trình sử dụng; sử dụng công nghệ sạc nhanh Super VOOC 33W; hệ thống camera AI với cảm biến chính lên đến 50MP giúp người dùng lưu trữ những khoảnh khắc ấn tượng

Bảng 2 Một số sản phẩm OPPO A bán chạy trên thị trường (theo bảng giá tại

Tên sản phẩm Giá bán

OPPO A96 4G 5.090.000 VNDOPPO A78 6.490.000 VNDOPPO A58 6GB 4.990.000 VNDOPPO A58 8GB 5.990.000 VNDOPPO A38 4.490.000 VND

Ngoài ra, OPPO cũng có những dòng sản phẩm khác như dòng K, dòng F và dòng Reno4 SE, tùy thuộc và thị trường và nhu cầu của từng khu vực Có thể nhận thấy đa số các dòng sản phẩm của OPPO đều tập trung cung cấp trải nghiệm chụp hình tốt cho người dùng với công nghệ xử lý hình ảnh được nâng cao hơn qua mỗi phiên bản

2.1.3 Chiến lược marketing quốc tế của OPPO tại Việt Nam

2.1.3.1 Tại thị trường Việt Nam

Lý do chọn thị trường Việt Nam

Thị trường điện thoại quốc tế đã và đang chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt của các

“ông lớn ngành công nghệ” như Samsung, Apple, LG, Xiaomi, Việt Nam cũng là thị trường chịu ảnh hưởng tương tự như thị trường toàn cầu Phân phối smartphone là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng tăng trưởng, trong khi đây là quốc gia có dân số trẻ, có niềm yêu thích và am hiểu về công nghệ nên dự đoán sẽ là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của điện thoại thông minh trong tương lai Tuy còn gặp nhiều thách thức và cạnh tranh đến từ các

“gã khổng lồ” Samsung, Apple hay một số tên tuổi khác, nhưng thực tế cho thấy OPPO đã có vị trí và khả năng cạnh tranh nhất định, minh chứng qua những kết quả khả quan mà hoạt động kinh doanh của OPPO tại Việt Nam đã đạt được.

Tình thế cạnh tranh của OPPO tại Việt Nam

-Đối thủ cạnh tranh trong ngành:

Việt Nam là quốc gia có thu nhập bình quân theo đầu người thuộc loại trung bình thấp như Việt Nam, phân khúc tầm trung và giá rẻ sẽ phát triển mạnh nhất Nhận thấy được tiềm năng lớn và không muốn bỏ lỡ cơ hội, nhiều hãng điện thoại đã nhanh chóng đẩy mạnh sản phẩm vào dòng trung cấp để chiếm lĩnh thị phần.

Với xu hướng luôn đón đầu và muốn chinh phục công nghệ của thị trường Việt

GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT

Từ lúc vào thị trường Việt Nam 2013 đến nay, OPPO đã “đối đầu” với không ít các đối thủ mạnh tuy nhiên doanh nghiệp vẫn giữ cho mình một thị phần smartphone khá lớn ở Việt Nam Điều này đã chứng tỏ sự nhạy bén trong kinh doanh của OPPO là rất lớn OPPO đã có chiến lược marketing quốc tế đúng đắn và đột phá trong công nghệ Hãng đã đáp ứng tốt nhu cầu giới trẻ và giải quyết nỗi đau khách hàng (Pain point) là làm thế nào để có được những bức ảnh đẹp Dựa trên định hướng đó, OPPO đã và đang không ngừng nâng cấp để khẳng định mình là một “chuyên gia selfie”.

OPPO hiểu được tâm lý khách hàng mục tiêu - phân khúc khách hàng tầm trung và tập trung phát triển vào camera selfie, camera góc rộng và camera kép Dù Iphone hay Samsung không thua kém OPPO về camera Và điểm khác biệt lớn nhất của OPPO chính là khả năng sáng tạo, họ không chạy theo cuộc đua về cấu hình mà tập trung theo đuổi sự độc lạ trong những ý tưởng thiết kế xoay quanh các chấm camera của smartphone.

Trong các hoạt động quảng cáo, OPPO cũng rất biết cách nắm bắt tâm lý của dối tượng mục tiêu khi họ thích bắt chước thần tượng, vì vậy mà họ mong muốn sử dụng những thứ thần tượng dùng Hãng đã đầu tư với ngân sách lớn để mời một trong những người có sức ảnh hưởng nhất với giới trẻ đó là Sơn Tùng để làm đại sứ thương hiệu trong các TVC quảng cáo Đứng dưới góc độ truyền thông, chiến lược của OPPO Việt Nam đã phần nào đạt được mục tiêu quảng bá sản phẩm của mình, sự kết hợp của bộ đôi Sơn Tùng x OPPO thành công đến nỗi khi người ta nhắc đến Sơn Tùng là sẽ nghĩ ngay đến điện thoại OPPO và ngược lại nhắc đến OPPO là nghĩ ngay tới Sơn Tùng Ngoài Sơn Tùng, OPPO còn có được dàn đại sứ “khủng” như: Tóc Tiên, Chi

Pu, Noo Phước Thịnh, và Hồ Ngọc Hà Mỗi đại sứ sẽ “phụ trách” một dòng điện thoại riêng.

Là một thương hiệu đến từ Trung Quốc và gia nhập thị trường smartphone khá muộn nhưng OPPO đã trở thành một đối thủ mạnh, sẵn sàng cạnh tranh với những ông lớn trong ngành như Samsung, Apple Hợp tác được với những tên tuổi lớn không chỉ chứng minh OPPO có nguồn lực tài chính mạnh mẽ, mà còn chứng minh được chiến lược đại sứ thương hiệu OPPO là rất bài bản.

Trong hoạt động quảng cáo, sự xuất hiện dày đặc với tần suất lớn và quá thường xuyên của OPPO đã khiến cho không ít khách hàng và công chúng mục tiêu cảm thấy phiền toái Đồng thời, việc không thực hiện khéo léo các hoạt động quảng cáo cũng mang lại những hệ quả tiêu cực cho thương hiệu Đỉnh điểm là trong dịp Tết 2015, OPPO đã gây tranh cãi và tạo ra chủ đề thảo thuận với chiều hướng tiêu cực từ dư luận khi quảng cáo của một hãng điện thoại Trung Quốc được lồng ghép trong chương trình gắn với ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt Đồng thời trước đó, nhiều người xem cũng đánh giá là quảng cáo OPPO xuất hiện quá nhiều trong những khung giờ quảng cáo của VTV Điều này khiến OPPO mất đi thiện cảm từ một bộ phận công chúng với thương hiệu.

Quảng cáo của OPPO mới chỉ tập trung vào giá, kiểu dáng và tính năng, chứ chưa nhấn mạnh về chất lượng sản phẩm Điều này khiến người tiêu dùng cảm thấy thú vị nhưng chưa thuyết phục vì đây là một sản phẩm của Trung Quốc Trong tâm lý của người Việt, hàng Trung Quốc sẽ là sản phẩm kém chất lượng hơn so với sản phẩm đến từ các quốc gia khác Cũng theo nghiên cứu Q& Me về tâm lý người tiêu dùng Việt, ấn tượng lớn nhất của họ khi nhắc đến OPPO là giá rẻ, chất lượng thấp và thương hiệu cho giới trẻ.

Các thông điệp truyền thông của OPPO chưa nhất quán và đôi khi đi lạc so với định vị của hãng Trong một vài mẫu quảng cáo, OPPO đã lồng sự hài hước và vui vẻ bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm; trong một mẫu quảng cáo khác, thương hiệu này lại sử dụng sự lãng mạn của tình yêu Vài năm trước, OPPO lại chuyển sang thông điệp ‘Làm cha cần cả đôi tay’ nhằm khuyến khích các ông bố dành nhiều thời gian cho con hơn là việc sử dụng điện thoại Điều này khiến cho khách hàng mục tiêu không thể tìm ra được đâu là điểm nổi bật, đâu là nét đặc biệt của thương hiệu để họ cảm thấy gắn kết.

Tăng cường k iểm soát hoạt động quản lý marketing quảng cáo:

Kiểm soát tần suất và nội dung các hoạt động quảng cáo của OPPO để phù hợp hơn với khách hàng Việc OPPO phủ sóng khắp các trường học, rạp chiếu phim, cũng làm cho không ít người khó chịu Đôi khi sự xuất hiện của các bảng quảng cáo ngoài trời nhiều quá cũng đem lại ảnh hưởng không tốt Khi đã có chỗ đứng trên thị trường, OPPO nên điều chỉnh lại tần suất xuất hiện tại những địa điểm đó Nội dung quảng cáo cũng cần tập trung hơn vào giới thiệu chất lượng sản phẩm để thuyết phục người tiêu dùng

Tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo:

Với nội dung chiến dịch quảng cáo:: OPPO cần đầu tư vào việc nghiên cứu và phân tích thị trường để có thể đưa ra những chiến dịch quảng cáo phù hợp với từng đối tượng khách hàng Đồng thời, OPPO cần đưa ra chiến lược nội dung quảng cáo của mình trên các kênh truyền thông khác nhau như truyền hình, báo chí, mạng xã hội, email marketing, nhằm đảm bảo tính thống nhất về thông điệp trong hoạt động quảng cáo.

Về chi phí quảng cáo quảng cáo: OPPO cần tối ưu hóa chi phí quảng cáo do việc OPPO đầu tư một khoản chi phí khá lớn khi hợp tác với những người nổi tiếng khiến không ít người hoài nghi về giá thực của sản phẩm Đồng thời, việc hợp tác với những người nổi tiếng này cũng cần phải lên kế hoạch bài bản, phù hợp với mục đích marketing tại thời điểm đó và lựa chọn người nổi tiếng phù hợp với hình ảnh thương hiệu Từ đó, đem lại sự hiệu quả cho hoạt động quảng cáo Nhằm đảm bảo các hoạt động diễn ra có hiệu quả và phù hợp với ngân sách. Đầu tư vào đào tạo nhân viê n :

OPPO cần đầu tư vào đào tạo nhân viên để nâng cao năng lực của họ trong việc quản lý marketing quảng cáo, đưa ra và thực thi các chiến dịch quảng cáo một cách hợp lý, tránh tình huống quảng cáo quá dày đặc, gây khó chịu cho người dùng và công chúng mục tiêu hay đưa ra thông điệp quảng cáo không thống nhất và gây rối loạn về định vị thương hiệu Do đó, đây là yếu tố quan trọng để giúp OPPO đưa ra những chiến lược kinh doanh và quảng cáo hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường

Ngày đăng: 20/02/2024, 10:35

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w