Đánh giá các rào cản xâm nhập thị trường

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) chọn 1 công ty kinh doanh quốc tế có hoạt động ở vn hoặc nước ngoài đánh giá các yếu tố môi trường, thị trường và cạnh tranh của công ty đó trên thị trường quốc tế (Trang 20 - 23)

CHƯƠNG I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG, THỊ TRƯỜNG VÀ CẠNH TRANH

1.3. Đánh giá các rào cản xâm nhập thị trường

Trước năm 2013, việc xuất khẩu từ Trung Quốc ra nước ngoài đã đối mặt với nhiều rào cản và thách thức khác nhau do một số quy định của nước này. Các rào cản này ảnh hưởng khá lớn đến các công ty kinh doanh Quốc tế đến từ quốc gia này trong đó

có OPPO. Một số các rào cản xuất khẩu phổ biến có thể kể tới như:

Quy định về xuất khẩu

Trước năm 2013 Trung Quốc đã áp dụng một loạt các quy định hạn chế về xuất khẩu đối với nhiều loại hàng hóa. Bao gồm việc áp dụng giấy phép xuất khẩu cho những ngành công nghiệp cụ thể. Thủ tục pháp lý rắc rối có thể làm tăng thời gian và chi phí cho quá trình xuất khẩu của nhiều doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Điều này có thể ảnh hưởng đến thời gian cung ứng và giá cả của sản phẩm khi xuất sang các quốc gia khác.

Thuế và phí xuất khẩu

Tương tự việc nhập khẩu hàng vào Trung Quốc thì các doanh nghiệp Trung Quốc muốn xuất sản phẩm của mình ra nước ngoài cũng cần phải nộp một khoản thuế và phí xuất khẩu tương ứng với từng ngành hàng. Đối với ngành điện tử công nghệ cao của OPPO khi muốn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài cũng phải đối mặt với việc nộp một mức thuế khá cao cho chính phủ nước này. Điều này có thể làm tăng giá thành sản phẩm OPPO khi xuất khẩu ra nước ngoài, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Biên giới và các quy định về hải quan

Các thủ tục hải quan và biên giới khi xuất khẩu từ Trung Quốc ra thị trường nước ngoài có thể tăng thời gian và chi phí cho việc xuất khẩu. Việc thông qua biên giới và tuân thủ quy định hải quan đòi hỏi OPPO phải chú ý đến các quy trình và yêu cầu pháp lý cụ thể từ cả quốc gia nước chủ nhà Trung Quốc và các nước sở tại. Nếu không tuân thủ đúng quy trình của cả hai bên có thể tạo ra khó khăn trong việc chuyển giao sản phẩm của OPPO ra nước ngoài.

Biến động về tỷ giá ngoại tệ

Biến động trong tỷ giá ngoại tệ có thể ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa xuất khẩu khi xuất ra nước ngoài, từ đó ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường các nước sở tại.

1.3.2. Rào cản bản thân thị trường (Việt Nam)

Trước khi OPPO gia nhập vào Việt Nam, hãng này đã phải đối mặt với rất nhiều thách thức đến từ bản thân thị trường. Các rào cản tiêu biểu có thể kể tới như sau:

Các quy định về luật pháp và thuế quan

- Chính phủ Việt Nam luôn có những hàng rào về thuế quan mà OPPOphải vượt qua. Việt Nam cấm nhâ ©p khẩu một số hàng hoá thuộc diện cần phải được đảm bảo an toàn công

21 cộng, an toàn môi trường và an toàn lao động cũng như vì các lý do liên quan đến văn hóa.

- Hàng hoá nhâ ©p khẩu từ các nước khác vào thị trường Việt Nam, ngoài việc quản lý bằng giấy phép của Bộ Thương mại, thì một số hàng hoá đă ©c thù khác như hoá chất độc hại và sản phẩm y tế vẫn phải quản lý thông qua hệ thống giấy phép của các Bộ chuyên ngành.

Mức thuế suất thu nhâ ©p doanh nghiệp của đầu tư nước ngoài cũng tăng từ 25% lên đến 28% gây khó khăn cho OPPO về chi phí.

- Trước năm 2013, thị trường Việt Nam áp dụng nhiều quy định và hạn chế về kinh doanh và thương mại, đặc biệt đối với các công ty nước ngoài. Các quy định này đôi khi gây khó khăn cho các công ty nước ngoài khi muốn gia nhập thị trường Việt Nam trong đó có OPPO.

Từ đó thấy được, chính phủ Việt Nam tuy có những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài nhưng vẫn còn một số những yêu cầu khắt khe về thuế cũng như quá trình hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài. Đây là một thị trường tiềm năng đáng để đầu tư, tuy nhiên, OPPO cần xem xét kỹ càng vì mức thuế cao nhưng thời gian hoạt động bị hạn chế, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu và kế hoạch phát triển thị trường của doanh nghiệp. Kể cả khi có thị trường tiêu thụ lớn, doanh nghiệp đang hoạt động tốt, chính phủ Việt Nam vẫn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật:

Nhìn chung, trước năm 2013 điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tại Việt Nam còn tồn tại rất nhiều hạn chế, khó đáp ứng được một số yêu cầu đối với chất lượng kỹ thuật của OPPO.

Ngoài ra, OPPO cũng phải đối mặt với các quy trình chứng nhận và kiểm định an toàn đặc thù của Việt Nam. Đồng thời, cần đảm bảo rằng các sản phẩm smartphone của OPPO được tương thích với cơ sở hạ tầng mạng và công nghệ viễn thông của Việt Nam lúc bấy giờ.

Khả năng thuê nhân sự tại địa phương:

Mặc dù giá thành lao động tại Việt Nam khá rẻ nhưng chất lượng lao động lại không cao và kỷ luật làm việc còn kém. Trong khi đó OPPO là doanh nghiệp công nghệ nên nhiều hoạt động trong quá trình sản xuất yêu cầu đội ngũ nhân lực có trình độ cao thì Việt Nam còn chưa đáp ứng được một cách tối đa.

Khả năng tiếp cận với các nguồn cung ứng:

Tình hình kinh tế Việt Nam năm 2013 còn gặp phải rất nhiều khó khăn. Hệ thống kho bãi kém phát triển. Vận tải còn yếu kém dẫn đến tình trạng ùn tắc trì trệ trong quá trình vận chuyển hàng hóa giữa các khu vực. Các ngành sản xuất công nghệ cao tại thị trường lúc bấy giờ chưa có nhiều cải biến. Nguồn cung cấp linh kiện cho hoạt động sản xuất điện thoại di động là một điều vô cùng khó khăn tại thị trường này khi ngành công nghiệp về

linh kiện điện tử còn yếu kém. Chính vì thế mà gây ra những khó khăn nhất định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của OPPO.

Rào cản về cạnh tranh

Trước khi OPPO gia nhập thị trường smartphone tại Việt Nam thì thị trường này đã có sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các thương hiệu khác đặc biệt là Samsung và Nokia. Vào thời điểm trước năm 2013 đây là hai thương hiệu điện thoại di động chiếm thị phần lớn tại thị trường Việt Nam bằng việc cung cấp nhiều dòng sản phẩm từ tầm trung đến cao cấp chiếm được nhiều cảm tình cũng như sự tin dùng của người tiêu dùng Việt. Khi đó, OPPO phải đối mặt với thách thức về việc xây dựng tên tuổi và lòng tin của mình trong lòng người tiêu dùng Việt vì tâm lý chung của họ là tin tưởng hơn vào các thương hiệu đã quen thuộc và có lịch sử lâu đời.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) chọn 1 công ty kinh doanh quốc tế có hoạt động ở vn hoặc nước ngoài đánh giá các yếu tố môi trường, thị trường và cạnh tranh của công ty đó trên thị trường quốc tế (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)