CHƯƠNG I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG, THỊ TRƯỜNG VÀ CẠNH TRANH
1.4 Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh của OPPO
Theo những báo cáo cho thấy Samsung đang là nhà sản xuất Smartphone lớn nhất tại Đông Nam Á với thị phần ước tính đạt 7,7 triệu chiếc tăng trưởng 5.5% so với quý trước.
Ngoài Samsung, thì các thương hiệu đến từ Trung Quốc đang đổ bộ vào đây rất nhiều nhằm thu hút lượng doanh thu khổng lồ từ nơi đây. Thế nhưng, đặc biệt hơn cả cuộc chiến giữa OPPO và Samsung đang được chú ý hơn cả, cả 2 đang chia nhau 2 vị trí dẫn đầu tại nhiều quốc gia, và biến nơi đây trở thành thị trường vô cùng cạnh tranh.
Theo hãng phân tích thị trường Canalys, doanh số điện thoại thông minh toàn cầu trong quý đầu năm 2022 thấp hơn tới 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hình 3: Những nhà bán smartphone hàng đầu tại thị trường Việt Nam, quý 1 2022
23 Lý do chính là tình hình kinh tế toàn cầu ảm đạm ảnh hưởng tiêu cực tới nhu cầu mua sắm. Bên cạnh đó, những tháng đầu năm thường cũng là giai đoạn không mấy sáng sủa đối với thị trường điện tử tiêu dùng nói chung và điện thoại thông minh nói riêng bởi sức mua đã cạn kiệt từ các đợt nghỉ lễ trước đó.
Riêng tại thị trường Việt Nam, Xiaomi là công ty có tăng trưởng cao nhất. Với 22% thị phần, Xiaomi đã lần đầu vươn lên đứng ở vị trí thứ 2, vượt qua các hãng điện thoại khác sau thời gian nhiều biến động của ngành di động.
Trong bối cảnh thị trường công nghệ bị ảnh hưởng do diễn biến phức tạp của đại dịch, thành tựu này đã khẳng định cam kết của Xiaomi trong việc đảm bảo số lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường thông qua nỗ lực đảm bảo công tác quản lý chuỗi cung ứng, không ngừng cải thiện và chủ động nâng cao sản xuất của hãng. Với tăng trưởng 67% so với cùng kỳ năm trước, Xiaomi đã thành công trong việc giữ vững các chỉ số dương bền vững.
1.4.2. Phân tích các đối thủ cạnh tranh lớn Apple:
Khác với các dòng máy sử dụng hệ điều hành Android, Apple không chạy đua về cấu hình. Họ chỉ độc quyền hệ điều hành IOS với khả năng bảo mật tốt, cung cấp những ứng dụng cần thiết cho người dùng, hạn chế làm những ứng dụng dư thừa.
Chiếm tới 13%thị trường trong nước, Iphone được ưa chuộng bởi công nghệ và camera tốt nhất trên thị trường, độ nét cao. Tại Việt Nam, Apple đang là thương hiệu được thèm muốn với tỷ lệ người dùng bình chọn lên tới 36%, gần gấp đôi Samsung ở vị trí thứ 3 (20%).
Là người tiên phong dẫn đầu về xu hướng với Iphone 4, 4S, 5, 5S, tuy nhiên khi tung ra sản phẩm Iphone 6 Plus, Apple không còn là người dẫn đầu tạo ra xu hướng nữa mà giờ đây họ đang dần trở thành người theo đuổi và cung cấp những gì người tiêu dùng cần. Apple vẫn đang tập trung vào dòng sản phẩm cao cấp, với hệ điều hành mượt mà và tính năng chụp camera sắc nét.
- Điểm mạnh:
Đã có thương hiệu lâu đời, định vị sản phẩm cao cấp trong lòng khách hàng Chất lượng chụp ảnh camera sắc nét
Giao diện thân thiện, dễ sử dụng Thiết kế đẹp mắt, sang trọng - Điểm yếu:
Giá cao hơn so với các hãng điện thoại khác Samsung:
Tại thời điểm OPPO gia nhập thị trường smartphone Việt Nam, Samsung đang là nhà dẫn đầu chiếm giữ thị phần lớn nhất với khoảng 30.6%. Ở dòng Smartphone, SamSung luôn biết cách làm nổi bật mình trong dòng Galaxy đặc trưng. Vì có nhà máy sản xuất tại Việt Nam nên Samsung đã định vị cho mình là sản phẩm giá rẻ, dẫn đầu về công nghệ thông minh, giao diện đẹp.
Samsung đã rất nổi tiếng về điện thoại thiết kế đẹp, thời trang. Phát huy thế mạnh này, những sản phẩm mới của samsung với kiểu dáng tinh tế, hiện đại nhưng đồng thời cũng cứng cáp. Đi cùng với thiết kế hiện đại, samsung luôn được tích hợp những công nghệ tiên tiến nhất. Dòng điện thoại samsung sử dụng hệ điều hành Android.
Samsung là một trong những công ty đang dẫn đầu thị trường Việt Nam về độ bao phủ của mình, hãng cũng tập trung vào điện thoại phân khúc tầm trung. Với sự đa dạng từ phân khúc điện thoại tầm trung từ 2-3 triệu như Galaxy A3,... đến những điện thoại trước đây là phân khúc tầm cao, nhưng được hạ xuống tầm trung như Galaxy S3, có thể nói samsung đang khá mạnh ở phân khúc này.
- Điểm mạnh:
Samsung có một hệ thống phân phối lớn và rộng khắp
Phát triển mạnh phân khúc điện thoại tầm trung, đồng thời vẫn phát triển dòng sản phẩm cao cấp
Là hãng đã có độ nhận diện thương hiệu cao tại Việt Nam - Điểm yếu:
Hệ thống cửa hàng chính hãng của Samsung còn khá mỏng, chỉ tập trung ở những đô thị lớn và đông dân cư
Những chương trình khuyến mãi của Samsung chưa được biết đến nhiều do hạn chế về quảng cáo
Nokia:
Nokia là một trong những hãng đầu tiên mang đến cho người dùng những thiết bị đầy màu sắc thay vì 2 màu trắng đen truyền thống. Tuy được hoàn thiện chủ yếu bằng nhựa nhưng những thiết bị vẫn cứng cáp và được đánh giá là hợp thời trang. Ở phân khúc trung cấp lẫn cao cấp, Nokia vẫn đẩy mạnh dòng Lumia đặc trưng. Dòng điện thoại Lumia của Nokia sử dụng hệ điều hành Windows Phone 8 mới. Nokia đã tung ra
25 nhiều dòng sản phẩm mới với những tính năng khác nhau, mang đến cho khách hàng nhiều lựa chọn trải nghiệm và đã đáp ứng tốt cho mọi nhu cầu của người tiêu dùng.
Việc Nokia từ lâu đã định vị trong lòng người tiêu dùng là nhãn hiệu với những chiếc điện thoại có độ bền cao nên mức độ lựa chọn và tin dùng của Lumia rất cao.
Với Xu hướng selfie, Nokia cũng đã nhanh chóng bắt kịp được và chăm chút trang bị tính năng camera vượt trội hơn cho các dòng điện thoại của mình. Đối với dòng cao cấp, Nokia Chưa có nhiều sản phẩm nên thế mạnh và chiến lược của Nokia vẫn là tập trung vào các dòng điện thoại trung cấp và giá rẻ.
Xiaomi:
Xiaomi Corporation, được đăng ký tại Châu Á với tên Xiaomi Inc., là nhà thiết kế và sản xuất thiết bị điện tử tiêu dùng và phần mềm liên quan, thiết bị gia dụng và đồ gia dụng của Trung Quốc. Đứng sau Samsung, đây là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai, hầu hết đều chạy hệ điều hành MIUI. Công ty được xếp hạng thứ 338 và là công ty trẻ nhất trong Fortune Global 500.
Vào tháng 8 năm 2011, công ty đã phát hành điện thoại thông minh đầu tiên của mình và đến năm 2014, nó có thị phần lớn nhất trong số các điện thoại thông minh được bán ở Trung Quốc. Ban đầu công ty chỉ bán sản phẩm của mình trực tuyến; tuy nhiên, sau đó nó đã mở các cửa hàng vật lý. Đến năm 2015, nó đã phát triển một loạt các thiết bị điện tử tiêu dùng với Chiến lược Marketing của Xiaomi độc đáo.
Vào năm 2020, công ty đã bán được 146.3 triệu điện thoại thông minh và hệ điều hành MIUI của nó có hơn 500 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Trong quý 2 năm 2021, Xiaomi đã vượt qua Apple Inc. để trở thành nhà bán điện thoại thông minh lớn thứ hai trên toàn thế giới, với 17% thị phần (theo Canalys). Nó cũng là nhà sản xuất lớn các thiết bị bao gồm TV, đèn pin, máy bay không người lái và máy lọc không khí sử dụng hệ sinh thái sản phẩm Internet of Things và Xiaomi Smart Home.
Xiaomi giữ giá gần với chi phí sản xuất và chi phí nguyên vật liệu bằng cách giữ hầu hết các sản phẩm của mình trên thị trường trong 18 tháng, lâu hơn so với hầu hết các công ty điện thoại thông minh. Công ty cũng sử dụng tối ưu hóa hàng tồn kho và bán hàng nhanh để giữ hàng tồn kho của thấp.
Ngoài những đối thủ cạnh tranh kể trên, OPPO còn phải cạnh tranh trực tiếp với những hãng smartphone đồng hương cùng đến từ Trung Quốc tại thị trường Việt Nam như Lenovo hay Huawei. Chính thức xâm nhập vào thị trường smartphone Việt Nam Vào năm 2013, nhưng đến đầu 2016, Huawei mới chính thức bước vào cuộc đua. Nhờ Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, đặc biệt là việc mời Mỹ Tâm làm đại sứ
thương hiệu, ca sĩ Soobin Hoàng Sơn làm đại sứ sản phẩm đã góp phần làm tên tuổi của Huawei Đến gần hơn với giới trẻ. Cũng như các hãng điện thoại Trung Quốc khác, Huawei đẩy mạnh tấn công vào phân khúc smartphone từ 3 – 6 triệu đồng. Ở Việt Nam, theo số liệu của GFK, tốc độ tăng trưởng thị phần của Huawei khá nhanh khi thị phần smartphone của hãng đạt 3,7% tính đến tháng 10/2016.
1.4.3. Những cơ hội chủ yếu cho hoạt động kinh doanh quốc tế của OPPO Với sự tăng trưởng kinh tế và dân số nhanh chóng của Việt Nam đem lại nhiều cơ hội kinh doanh cho các tập đoàn quốc tế bao gồm cả OPPO.
- Dịch vụ kỹ thuật số phát triển: Cơ hội điển hình nổi bật nhất mà OPPO hoàn toàn có thể chớp lấy đó là nhu cầu với dịch vụ kỹ thuật số ngày càng cao và tăng trưởng. Nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam về những dịch vụ kỹ thuật số đã không ngừng tăng lên trong vài năm qua. Và nhu yếu này đã được thôi thúc lên một mức mới sau cơn sốt đại dịch Corona khi một số lượng lớn người phải ở nhà do lệnh phong tỏa.
Đời sống ngày càng phụ thuộc vào thiết bị số cho những việc như đặt hàng loạt sản phẩm thiết yếu, vui chơi giải trí.
- Điều kiện đầu tư thuận lợi: Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách và quy định mới nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. Do đó, OPPO có thể tận dụng các chính sách này để đầu tư và phát triển hoạt động kinh doanh của mình.
- Tiếp cận được đa dạng phân khúc khách hàng: với mạng lưới phân phối rộng khắp. Phân phối trực tiếp qua các cửa hàng trải nghiệm giúp OPPO tiếp cận gần gũi hơn với KH. Phân phối gián tiếp qua hệ thống phân phối của Viettel Distribution.
- Vị trí địa lý đắc địa: Vị trí địa lý của Việt Nam rất lý tưởng cho OPPO để mở rộng hoạt động kinh doanh đến các nước khác trong khu vực. Việt Nam nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, giữa các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.