CHƯƠNG I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG, THỊ TRƯỜNG VÀ CẠNH TRANH
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
3.1.1. Thành công
Từ lúc vào thị trường Việt Nam 2013 đến nay, OPPO đã “đối đầu” với không ít các đối thủ mạnh tuy nhiên doanh nghiệp vẫn giữ cho mình một thị phần smartphone khá lớn ở Việt Nam. Điều này đã chứng tỏ sự nhạy bén trong kinh doanh của OPPO là rất lớn. OPPO đã có chiến lược marketing quốc tế đúng đắn và đột phá trong công nghệ. Hãng đã đáp ứng tốt nhu cầu giới trẻ và giải quyết nỗi đau khách hàng (Pain point) là làm thế nào để có được những bức ảnh đẹp. Dựa trên định hướng đó, OPPO đã và đang không ngừng nâng cấp để khẳng định mình là một “chuyên gia selfie”.
OPPO hiểu được tâm lý khách hàng mục tiêu - phân khúc khách hàng tầm trung và tập trung phát triển vào camera selfie, camera góc rộng và camera kép. Dù Iphone hay Samsung không thua kém OPPO về camera. Và điểm khác biệt lớn nhất của OPPO chính là khả năng sáng tạo, họ không chạy theo cuộc đua về cấu hình mà tập trung theo đuổi sự độc lạ trong những ý tưởng thiết kế xoay quanh các chấm camera của smartphone.
Trong các hoạt động quảng cáo, OPPO cũng rất biết cách nắm bắt tâm lý của dối tượng mục tiêu khi họ thích bắt chước thần tượng, vì vậy mà họ mong muốn sử dụng những thứ thần tượng dùng. Hãng đã đầu tư với ngân sách lớn để mời một trong những người có sức ảnh hưởng nhất với giới trẻ đó là Sơn Tùng để làm đại sứ thương hiệu trong các TVC quảng cáo. Đứng dưới góc độ truyền thông, chiến lược của OPPO Việt Nam đã phần nào đạt được mục tiêu quảng bá sản phẩm của mình, sự kết hợp của bộ đôi Sơn Tùng x OPPO thành công đến nỗi khi người ta nhắc đến Sơn Tùng là sẽ nghĩ ngay đến điện thoại OPPO và ngược lại nhắc đến OPPO là nghĩ ngay tới Sơn Tùng. Ngoài Sơn Tùng, OPPO còn có được dàn đại sứ “khủng” như: Tóc Tiên, Chi Pu, Noo Phước Thịnh, và Hồ Ngọc Hà. Mỗi đại sứ sẽ “phụ trách” một dòng điện thoại riêng.
45 Là một thương hiệu đến từ Trung Quốc và gia nhập thị trường smartphone khá muộn nhưng OPPO đã trở thành một đối thủ mạnh, sẵn sàng cạnh tranh với những ông lớn trong ngành như Samsung, Apple. Hợp tác được với những tên tuổi lớn không chỉ chứng minh OPPO có nguồn lực tài chính mạnh mẽ, mà còn chứng minh được chiến lược đại sứ thương hiệu OPPO là rất bài bản.
3.1.2. Hạn chế
Trong hoạt động quảng cáo, sự xuất hiện dày đặc với tần suất lớn và quá thường xuyên của OPPO đã khiến cho không ít khách hàng và công chúng mục tiêu cảm thấy phiền toái. Đồng thời, việc không thực hiện khéo léo các hoạt động quảng cáo cũng mang lại những hệ quả tiêu cực cho thương hiệu. Đỉnh điểm là trong dịp Tết 2015, OPPO đã gây tranh cãi và tạo ra chủ đề thảo thuận với chiều hướng tiêu cực từ dư luận khi quảng cáo của một hãng điện thoại Trung Quốc được lồng ghép trong chương trình gắn với ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt. Đồng thời trước đó, nhiều người xem cũng đánh giá là quảng cáo OPPO xuất hiện quá nhiều trong những khung giờ quảng cáo của VTV. Điều này khiến OPPO mất đi thiện cảm từ một bộ phận công chúng với thương hiệu.
Quảng cáo của OPPO mới chỉ tập trung vào giá, kiểu dáng và tính năng, chứ chưa nhấn mạnh về chất lượng sản phẩm. Điều này khiến người tiêu dùng cảm thấy thú vị nhưng chưa thuyết phục vì đây là một sản phẩm của Trung Quốc. Trong tâm lý của người Việt, hàng Trung Quốc sẽ là sản phẩm kém chất lượng hơn so với sản phẩm đến từ các quốc gia khác. Cũng theo nghiên cứu Q& Me về tâm lý người tiêu dùng Việt, ấn tượng lớn nhất của họ khi nhắc đến OPPO là giá rẻ, chất lượng thấp và thương hiệu cho giới trẻ.
Các thông điệp truyền thông của OPPO chưa nhất quán và đôi khi đi lạc so với định vị của hãng. Trong một vài mẫu quảng cáo, OPPO đã lồng sự hài hước và vui vẻ bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm; trong một mẫu quảng cáo khác, thương hiệu này lại sử dụng sự lãng mạn của tình yêu. Vài năm trước, OPPO lại chuyển sang thông điệp ‘Làm cha cần cả đôi tay’ nhằm khuyến khích các ông bố dành nhiều thời gian cho con hơn là việc sử dụng điện thoại. Điều này khiến cho khách hàng mục tiêu không thể tìm ra được đâu là điểm nổi bật, đâu là nét đặc biệt của thương hiệu để họ cảm thấy gắn kết.
3.2. Giải pháp
Tăng cường k iểm soát hoạt động quản lý marketing quảng cáo:
Kiểm soát tần suất và nội dung các hoạt động quảng cáo của OPPO để phù hợp
hơn với khách hàng. Việc OPPO phủ sóng khắp các trường học, rạp chiếu phim,...
cũng làm cho không ít người khó chịu. Đôi khi sự xuất hiện của các bảng quảng cáo ngoài trời nhiều quá cũng đem lại ảnh hưởng không tốt. Khi đã có chỗ đứng trên thị trường, OPPO nên điều chỉnh lại tần suất xuất hiện tại những địa điểm đó. Nội dung quảng cáo cũng cần tập trung hơn vào giới thiệu chất lượng sản phẩm để thuyết phục người tiêu dùng.
Tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo:
Với nội dung chiến dịch quảng cáo:: OPPO cần đầu tư vào việc nghiên cứu và phân tích thị trường để có thể đưa ra những chiến dịch quảng cáo phù hợp với từng đối tượng khách hàng. Đồng thời, OPPO cần đưa ra chiến lược nội dung quảng cáo của mình trên các kênh truyền thông khác nhau như truyền hình, báo chí, mạng xã hội, email marketing,... nhằm đảm bảo tính thống nhất về thông điệp trong hoạt động quảng cáo.
Về chi phí quảng cáo quảng cáo: OPPO cần tối ưu hóa chi phí quảng cáo do việc OPPO đầu tư một khoản chi phí khá lớn khi hợp tác với những người nổi tiếng khiến không ít người hoài nghi về giá thực của sản phẩm. Đồng thời, việc hợp tác với những người nổi tiếng này cũng cần phải lên kế hoạch bài bản, phù hợp với mục đích marketing tại thời điểm đó và lựa chọn người nổi tiếng phù hợp với hình ảnh thương hiệu. Từ đó, đem lại sự hiệu quả cho hoạt động quảng cáo. Nhằm đảm bảo các hoạt động diễn ra có hiệu quả và phù hợp với ngân sách.
Đầu tư vào đào tạo nhân viê n :
OPPO cần đầu tư vào đào tạo nhân viên để nâng cao năng lực của họ trong việc quản lý marketing quảng cáo, đưa ra và thực thi các chiến dịch quảng cáo một cách hợp lý, tránh tình huống quảng cáo quá dày đặc, gây khó chịu cho người dùng và công chúng mục tiêu hay đưa ra thông điệp quảng cáo không thống nhất và gây rối loạn về định vị thương hiệu. Do đó, đây là yếu tố quan trọng để giúp OPPO đưa ra những chiến lược kinh doanh và quảng cáo hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.