Chính vì thế tốc độ tăng trưởng của ngành luôn đạt ở mức 2 con số mỗi năm.Đây chính là nguyên nhân làm cho cuộc đua giành miếng bánh thị phần của các công tyxuyên quốc gia trở nên khốc l
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING
BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: MARKETING QUỐC TẾ
Đề tài: Đánh giá các yếu tố môi trường, thị trường và cạnh tranh của công ty
Samsung trên thị trường quốc tế (cụ thể là Việt Nam) Phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp đối với quản lý kênh phân phối và các thành viên kênh nhằm thích ứng với các điều kiện kinh doanh quốc tế trên của công ty.
Nhóm 7 LHP: 231MAGM021102 GVHD: Vũ Phương Anh
Hà Nội, tháng 10, năm 2023
Trang 2Mục lục
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG, THỊ TRƯỜNG VÀ CẠNH TRANH 2
1.1 Đánh giá môi trường tác nghiệp 2
1.1.1 Môi trường kinh tế 2
1.1.2 Môi trường thương mại 4
1.1.3 Môi trường chính trị 4
1.1.4 Môi trường luật pháp 5
1.1.5 Môi trường văn hóa - công nghệ trong thời đại số 5
1.2 Phân tích thị trường, nhu cầu thị trường và đặc điểm nhu cầu thị trường Smartphone 7
1.2.1 Phân tích thị trường Smartphone tại Việt Nam 7
1.2.2 Nhu cầu và đặc điểm nhu cầu về Smartphone tại thị trường Việt Nam 9
1.3 Đánh giá các rào cản xâm nhập thị trường 11
1.3.1 Rào cản thuế quan 11
1.3.2 Rào cản phi thuế 12
1.3.2.1 Hàng rào hành chính, pháp lý 12
1.3.2.2 Rào cản về hệ thống Logistics 13
1.4 Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh của điện thoại Samsung 14
1.4.1 Xác định các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Việt Nam 14
1.4.2 Phân tích hoạt động của các đối thủ cạnh tranh (Iphone, Oppo, Xiaomi) 15
1.5 Cơ hội chủ yếu của Samsung tại thị trường Việt Nam 18
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KÊNH VÀ THÀNH VIÊN KÊNH CỦA ĐIỆN THOẠI SAMSUNG 20
2.1 Giới thiệu về Samsung và sản phẩm điện thoại Samsung 20
2.1.1 Sơ lược chung 20
2.1.2 Lịch sử hình thành Samsung 20
2.1.3 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung 22
2.1.4 Samsung tại Việt Nam 23
2.1.5 Các dòng điện thoại Samsung tại Việt Nam 25
Trang 32.2 Thực trạng quản lý kênh phân phối và các thành viên trong kênh 25
2.2.1 Kênh phân phối của điện thoại Samsung tại thị trường Việt Nam 25
2.2.2 Các thành viên trong kênh phân phối của Samsung 29
2.2.3 Tiêu chí tuyển chọn thành viên kênh 33
2.2.4 Quản trị mối quan hệ kênh 34
2.2.5 Đánh giá hoạt động các thành viên kênh 39
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 40
3.1 Đánh giá thành công và hạn chế 40
3.1.1 Thành công: 40
3.1.2 Hạn chế: 40
3.2 Giải pháp: 41
3.2.1 Tạo mối quan hệ chặt chẽ với các đại lý 41
3.2.2 Thực hiện các chính sách khuyến khích đại lý 41
3.2.3 Sử dụng phối hợp marketing hỗn hợp trong quản lý kênh phân phối 42
KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
Trang 4MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã và đang trở thành xu thế và ảnh hưởng lớn đến
sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia và mối quan hệ quốc tế Xu hướng toàncầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ và nhanh chóng, không có quốc gia nào có thể pháttriển nền kinh tế mạnh mẽ mà thiếu đi việc hội nhập kinh tế, Việt Nam cũng nằm trong số
đó Trong thời gian gần đây, số lượng các doanh nghiệp FDI tham gia vào nền kinh tếViệt Nam Ngày một tăng và hoạt động đa dạng ở hầu hết các lĩnh vực Điều này khôngchỉ đem lại sự năng động, đa sắc màu cho nền kinh tế mà còn làm thị trường trở nên cạnhtranh hơn Điện thoại thông minh là một trong những sản phẩm không thể thiếu và nócũng đòi hỏi sự cải tiến, đổi mới liên tục để phù hợp với yêu cầu ngày một cao của ngườitiêu dùng Chính vì thế tốc độ tăng trưởng của ngành luôn đạt ở mức 2 con số mỗi năm.Đây chính là nguyên nhân làm cho cuộc đua giành miếng bánh thị phần của các công tyxuyên quốc gia trở nên khốc liệt hơn
Samsung là một công ty đa quốc gia đến từ Hàn Quốc đã sớm gia nhập vào thị trườngViệt Nam từ năm 1996 và có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường đồ điện tử.Samsung đã có những nỗ lực trong việc xây dựng phối thức Marketing – mix để phù hợpvới thị trường Việt Nam, trong đó phải kể đến sự thích nghi khá tốt của kênh phân phối.Tuy nhiên, trước một môi trường kinh doanh luôn biến đổi, đối thủ ngày càng nhiềukhiến cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, Samsung cần tìm cho mình hướng điđúng đắn phát triển kênh phân phối, bắt kịp sự thay đổi của thị trường, chủ động hội nhậptrong cơ chế cạnh tranh để từ đó không ngừng nâng cao được vị thế của mình
Vì vậy, nhóm 7 chúng em quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá các yếu tố môi trường
và cạnh tranh của công ty Samsung trên thị trường Việt Nam Phân tích thực trạng và đềxuất các giải pháp đối với quản lý kênh phân phối và các thành viên kênh nhằm thích ứngvới các điều kiện kinh doanh quốc tế của công ty.”
Trang 5CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG, THỊ TRƯỜNG VÀ CẠNH TRANH
1.1 Đánh giá môi trường tác nghiệp
1.1.1 Môi trường kinh tế
Mô hình kinh tế tại Việt Nam là mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa; là nền kinh tế hỗn hợp, vừa vận hành theo cơ chế thị trường, vừa có sự điều tiếtcủa nhà nước; là nền kinh tế đa dạng các hình thức sở hữu và đa dạng các thành phầnkinh tế, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo Là nền kinh tế thị trườnghiện đại và hội nhập quốc tế
1.1.1.1 Tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm của Việt Nam (GDP) quý II/2023 ước tính tăng 4,14% so với cùng kỳnăm trước, chỉ cao hơn tốc độ tăng 0,34% của quý II/2020 trong giai đoạn 2011-2023.Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,25%, đóng góp 8,53% vào mứctăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng2,50%, đóng góp 23,63%; khu vực dịch vụ tăng 6,11%, đóng góp 67,84%
GDP 6 tháng đầu năm 2023 tăng 3,72%, chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 thángđầu năm 2020 trong giai đoạn 2011-2023 Trong mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toànnền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,07%, đóng góp 9,28%; khu vựccông nghiệp và xây dựng tăng 1,13%, đóng góp 11,87%; khu vực dịch vụ tăng 6,33%,đóng góp 78,85%
Tình hình lạm phát thế giới trong những tháng đầu năm 2023 tuy đã hạ nhiệt nhưngvẫn ở mức cao So với các quốc gia, Việt Nam không thuộc nhóm nước có mức lạm phátcao khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước.CPI bình quân 7 tháng năm 2023 chỉ tăng 3,12% so với cùng kỳ năm 2022; lạm phát
cơ bản tăng 4,65% so với cùng kỳ năm trước, đều giảm so với các mức tương ứng là3,29% và 4,74% của 6 tháng đầu năm 2023 Mặc dù vậy, CPI tháng 7 tăng 0,45% so vớitháng trước; tăng 1,13% so với tháng 12/2022 và tăng 2,06% so với cùng kỳ năm trước.Tốc độ tăng CPI bình quân các tháng có xu hướng giảm dần, là dấu hiệu tích cực chothấy CPI bình quân năm 2023 đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%
1.1.1.2 Tình hình hội nhập kinh tế
Đến nay, Việt Nam đã và đang tham gia 17 FTA, chuẩn bị đàm phán tham gia một sốhiệp định thương mại song phương, đa phương Các FTA mà Việt Nam tham gia có độphủ rộng hầu hết các châu lục với trên 60 nền kinh tế có tổng GDP chiếm gần 90% GDPthế giới, trong đó có 15 nước thành viên G20
Trong đó, 15 FTA có hiệu lực, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu, củng cố thịtrường truyền thống, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia
Trang 6vào các thị trường tiềm năng trên thế giới Ở tất cả các thị trường Việt Nam có FTA đềughi nhận tăng trưởng xuất khẩu vượt trội, năm sau cao hơn năm trước Bên cạnh đó, vềchính trị, ngoại giao, việc tham gia các FTA góp phần nâng cao vị thế đối ngoại của đấtnước, tăng cường đan xen lợi ích với các đối tác chủ chốt, góp phần bảo đảm môi trườnghòa bình, ổn định phục vụ phát triển đất nước.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp ViệtNam (VCCI), cho biết, năm 2022, năm đầu tiên tất cả 15 FTA đã ký có hiệu lực thực thi,tổng kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam với các thị trường đối tác FTA đạt
526 tỷ USD, chiếm 72% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với toàn thế giới.Trong đó xuất khẩu đạt 238 tỷ USD, chiếm gần 64% kim ngạch xuất khẩu Điều đó chothấy phần lớn dòng chảy thương mại của hàng hoá Việt Nam là với các đối tác FTA.Thương mại với các thị trường này là một trong những động lực lớn cho tăng trưởng sảnxuất kinh doanh của nền kinh tế nước ta
Tận dụng ưu đãi thuế quan của FTA năm 2022 đạt 78,3 tỷ USD, tương đương 33,6%tổng kim ngạch xuất khẩu đi các thị trường này Trong so sánh với nhiều nước trong khuvực và trên thế giới, đây là tỉ lệ khá lạc quan
Số năm đi học bình quân của Việt Nam là 10,2 năm, đứng thứ hai chỉ sau Singaporetheo xếp hạng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Chỉ số vốn con người của ViệtNam là 0,69 trên thang cao nhất là 1, xếp hạng cao nhất trong các nền kinh tế có thu nhậptrung bình thấp
Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể Tính đến năm
2019, 99,4% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với tỉ lệ 14% năm 1993 Tỉ lệ tiếp cậnnước sạch nông thôn cũng được cải thiện từ 17% năm 1993 lên 51% năm 2020.Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển tham vọng hơn, hướng tới mục tiêu trởthành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045 Để đạt được mục tiêu này, nền kinh tế cầntăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm 5,9% trên đầu người trong 25 năm tới ViệtNam cũng hướng tới mục tiêu phát triển theo hướng xanh hơn, bao trùm hơn đồng thờicam kết giảm phát thải khí mêtan xuống 30% và ngăn chặn nạn phá rừng vào năm 2030đồng thời đạt được mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050
Tương lai của Việt Nam đang được định hình bởi một vài xu thế lớn Dân số đang già
đi nhanh chóng, thương mại toàn cầu đang suy giảm, trong khi đó suy thoái môi trường,các vấn đề biến đổi khí hậu và tự động hóa ngày gia tăng Đại dịch COVID-19 đặt ranhững thách thức chưa từng có, có thể làm chậm tiến trình đạt được các mục tiêu pháttriển
Như vậy, xét về khía cạnh môi trường kinh tế, Việt Nam là một thị trường tiềm năng,
có sức hút với các doanh nghiệp kinh doanh công nghệ nói chung và các doanh nghiệpkinh thiết bị điện tử như điện thoại thông minh nói riêng
Trang 81.1.2 Môi trường thương mại
Nhằm đáp ứng các yêu cầu cam kết hội nhập, đồng thời hoàn thiện các chính sách ưuđãi xuất khẩu và thu hút FDI, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiếp tục được cậpnhật, sửa đổi trong các năm 2001, 2005 và 2016 Từ năm 2016 đến nay, chính sách ưu đãiđược áp dụng theo Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu năm 2016 Theo đó, Luật đã bổ sung
DN công nghệ cao, DN khoa học - công nghệ, tổ chức khoa học - công nghệ được miễnthuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được trong thờihạn 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất; bổ sung quy định miễn thuế đối với nguyên liệu,vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để sản xuất, lắp ráp trang thiết
bị y tế cần được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo
Một số ưu đãi thuế xuất khẩu, nhập khẩu đang được áp dụng như:
(i) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước ngoài vàkhi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài thì được miễn thuế xuất khẩu;
(ii) Hàng hóa nhập khẩu để gia công được miễn thuế, hàng tạm nhập tái xuất và hànghóa là nguyên liệu vật tư phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu có thể được kéo dài thờigian nộp thuế tới 275 ngày kể từ ngày mở tờ khai hải quan; hàng hóa tạm nhập tái xuất cóthể được kéo dài thời gian nộp thuế tới 15 ngày kể từ ngày hết hạn;
(iii) Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa để tạo tài sản cố định đối với các dự ánđầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, lĩnh vực khuyến khích đầu tư vàcác dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
Nhìn chung, về các quy định, chính sách thuế quan xuất nhập khẩu đối với các công
ty, doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ đa quốc gia chính phủ Việt Nam dành nhiều ưu đãi
về thuế, khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ cao đặt chi nhánh sản xuất tại ViệtNam
1.1.3 Môi trường chính trị
Nhờ có sự ra đời của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủnghĩa xã hội, đã trở thành nền tảng cho các nghị quyết tiếp theo của Đảng, có vai trò địnhhướng cho toàn Đảng, toàn dân vững bước đi lên giành được những thành tựu quan trọngtrong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Trong bối cảnh chính trị thế giới có nhiều biến động lớn và phức tạp, dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam vẫn giữ vững và duy trì sự ổn định về chính trị - mộtđiều kiện quan trọng bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của các lĩnh vực khác trongđời sống xã hội Cùng với sự ổn định về chính trị, nền kinh tế của đất nước cũng có bướcphát triển mới về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và năng lực hội nhập kinh tế quốctế; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, văn hóa và xã hộikhông ngừng tiến bộ; thế và lực của đất nước được nâng lên, khả năng độc lập tự chủ
4
Group VietnamairlinesMarketing
22
Phân tích môi trường Marketing quốc tế…Marketing
59
Bài thảo luận Marketing quốc tếMarketing
47
Marketing quốc tế Milo
-Marketing
5
Internetculture Internet cultureMarketing
7
BTL - Marketing quốc tế - Nhóm 1Marketing
59
Trang 9được tăng cường tạo điều kiện để đất nước bước sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệphóa, hiện đại hóa.
Từ đó, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để Samsung tiếp tục phát triển các nhàmáy của mình tại Việt Nam, đồng thời Việt Nam cũng trở thành thị trường tiềm năng đốivới các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn đầu tư, gia nhập thị trường
1.1.4 Môi trường luật pháp
Việt Nam là nước có hệ thống pháp luật đang ngày càng hoàn thiện, phù hợp thu hútcác nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường trong nước Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nhưcác ban, ngành Việt Nam luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuấtphát triển Chính phủ Việt Nam luôn cố gắng quyết tâm đẩy mạnh cải cách hành chính,cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện chocác doanh nghiệp phát triển, trong đó có các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là HànQuốc
Chính phủ đã trình Bộ Chính trị ban hành Đề án tăng cường hiệu quả thu hút vốn đầu
tư nước ngoài và đang thể chế hóa vấn đề này bằng việc sửa đổi Luật Đầu tư và LuậtDoanh nghiệp
Nhờ đó, SamSung có thể phát triển hơn nữa chiến lược tập trung và phát triển nhữngvùng có lợi thế Ví dụ như có thể dịch chuyển cơ sở sản xuất tới các vùng miền Trung,trung du là những nơi có lợi thế về lao động Để giúp việc chuyển đổi cơ cấu tốt, cầnhoạch định và xây dựng chính sách để thu hút đầu tư vào những vùng như vậy, gắn vớinâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng, logistics
Việt Nam còn cấm nhập khẩu một số hàng hoá thuộc diện cần phải được đảm bảo antoàn công cộng, an toàn môi trường và an toàn lao động cũng như vì các lý do liên quanđến văn hóa
1.1.5 Môi trường văn hóa - công nghệ trong thời đại số
1.1.5.1 Môi trường văn hóa
Môi trường văn hóa của Việt Nam là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữađặc trưng dân tộc và sự hội nhập quốc tế Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đadạng, với nhiều lễ hội, nghệ thuật, ẩm thực, tín ngưỡng, giá trị và phong tục, văn hóađược xem là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hành vi người tiêu dùngViệt, bởi vì nó ảnh hưởng đến cách nhìn nhận, cảm nhận và đánh giá của người tiêu dùngđối với các sản phẩm và thương hiệu
Trang 10Khi nền kinh tế ngày một tăng trưởng, đời sống người dân ngày một ổn định, mứcsống cũng dần dần tăng lên, con người ngày càng có xu hướng chú trọng hơn đến chấtlượng sản phẩm và muốn tự khẳng định mình Nếu như trước đây, điện thoại chỉ làphương tiện nghe gọi thì giờ đây họ mong muốn nhiều hơn ở một chiếc điện thoại, khôngchỉ phải bao gồm chức năng cơ bản mà thiết kế cũng phải đẹp, thanh lịch và sang trọng.
Họ quan tâm đến nhiều hơn đến thương hiệu, bởi thương hiệu là một trong những yếu tốquan trọng để khẳng định và nâng cao vị thế của bản thân
Hầu hết mọi người đều có nhận thức về thương hiệu Samsung - một thương hiệu nổitiếng, được mọi người biết đến về các sản phẩm chất lượng tốt, thương hiệu mạnh Sự giatăng nhận thức về thương hiệu này đã giúp việc kinh doanh của Samsung phát triển trêntoàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng
Các sản phẩm và thương hiệu điện thoại phải phù hợp với lối sống và văn hóa củangười tiêu dùng Việt Nam để có thể thu hút và giữ chân khách hàng Một số yếu tố quantrọng là: chất lượng, tính năng, thiết kế, giá cả, uy tín, dịch vụ sau bán hàng… Ngoài ra,các sản phẩm và thương hiệu điện thoại cũng phải có khả năng thích ứng và sáng tạo đểđáp ứng nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá
1.1.5.2 Môi trường công nghệ trong thời đại số
Môi trường công nghệ của Việt Nam là sự phát triển nhanh chóng và không ngừngcủa các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông ViệtNam có một thị trường công nghệ sôi động và tiềm năng, với sự tham gia của nhiềudoanh nghiệp trong và ngoài nước Trên đường đua công nghệ, để bắt kịp với xu thế vàthỏa mãn người tiêu dùng, những công ty nhất là trong lĩnh vực đồ điện tử phải nhanhchóng nắm bắt xu thế, làm chủ những công nghệ hiện đại, ứng dụng những chúng vàonhững sản phẩm của mình Nếu chiếm lĩnh được công nghệ mới nhanh hơn đối thủ mộtbước thì công ty coi như đã chiến thắng một phần
Hiện nay, Chính phủ cũng hỗ trợ đầu tư công nghệ cho các doanh nghiệp phát triểncũng như giúp thu hút vốn đầu tư để phát triển hơn Chính phủ Việt Nam luôn cố gắngquyết tâm đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nângcao năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, trong đó có cácnhà đầu tư nước ngoài Trên cơ sở đó, Việt Nam sẽ tiếp tục bổ sung các loại chính sáchmiễn thuế và chính sách ưu tiên cho dự án có công nghệ cao, thân thiện với môi trường,khuyến khích, ưu đãi với doanh nghiệp có thiện chí chuyển giao công nghệ cho cácdoanh nghiệp của Việt Nam
Trang 11Đây sẽ trở thành cơ hội giúp Samsung phát triển quy mô của mình trên thị trườngViệt Nam, tăng cạnh tranh với các đối thủ trong cùng ngành.
1.2 Phân tích thị trường, nhu cầu thị trường và đặc điểm nhu cầu thị trường Smartphone
1.2.1 Phân tích thị trường Smartphone tại Việt Nam
Thị trường Smartphone tại Việt Nam được đánh giá là một thị trường rất tiềm năng
và thu hút Theo số liệu của Statista công bố, lượng người dùng smartphone tại Việt Namnăm 2022 là 65,48 triệu người, đứng thứ 15 trên thế giới và thứ ba khu vực, chỉ sauIndonesia với 187,7 triệu người và Philippines với 69,7 triệu người Tỉ lệ sử dụng điệnthoại di động tại Việt Nam chiếm 70% trong tổng dân số, tương đương với gần 150 triệuthiết bị Số lượng thuê bao 3G-4G chiếm 53% người dùng smartphone
(Nguồn: Statista)Thị trường Smartphone Việt có sự tham gia của nhiều thương hiệu, với nhiều mức giálàm khả năng tiếp cận với smartphone ngày càng gia tăng, kể cả đối với những người cóthu nhập thấp hay ở các vùng nông thôn Cùng với đó, hạ tầng kết nối phát triển đã khiếnViệt Nam trở thành thị trường ưu tiên smartphone khi đây là thiết bị kết nối internet chínhthay vì máy tính hay Ti vi, tablet Mức thu nhập bình quân tại Việt Nam vẫn còn khá thấpvới GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2022 là khoảng 4.110 USD, tỉ lệ dân sốthu nhập cao còn thấp nên các smartphone tầm trung sẽ dễ dàng chiếm được thị phần.Các sản phẩm tầm thấp và tầm trung (giá từ 3 - 10 triệu vnđ) là phân khúc có số lượngthiết bị được bán ra cao nhất Thương hiệu chiếm phần lớn thị phần là SAMSUNG vàOPPO Các sản phẩm tầm cao cấp (từ 10 triệu vnđ trở lên) có số lượng thiết bị bán ra ít
Trang 12hơn, chiếm khoảng 5% thị trường Hai thương hiệu chiếm phần lớn thị phần tại phânkhúc này là APPLE và SAMSUNG.
Về thị phần của các hãng điện thoại Smartphone tại Việt Nam, theo số liệu của Gfk,dẫn đầu thị trường nước ta vẫn là Samsung với 39,2% thị phần trong tháng 3/2023 Trongnhiều tháng qua, Samsung đã liên tục duy trì thị phần trong nước với con số xoay quanhmốc 40% Còn với OPPO, hãng đang dần lấy lại được thị phần trong 2 quý gần nhất.Tính trung bình trong quý I, thị phần của OPPO ở mức 21,3%, tăng đáng kể so 16,3% vớicùng kỳ
Tháng
11/2022
Tháng12/2022
Tháng1/2023
Tháng2/2023
Tháng3/2023Samsung 36,8% 40,7% 40,7% 40,7% 39,2%OPPO 22,3% 20,4% 20,5% 22,1% 21,8%Apple 15,7% 15,1% 15,4% 14,8% 13,2%Khác 25,2% 23,8% 23,4% 22,4% 25,8%
Thị phần tính theo doanh số của Samsung, OPPO, Apple và các nhà sản xuất kháctrong giai đoạn tháng 10/2022 – 3/2023 (Số liệu: GFK)
Đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng đến thị trường smartphone do hoạt động muasắm bị đình trệ, nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh đã bị chững lại trong quý 2 vàquý 3 năm 2021, và bùng nổ vào quý 4 Khoảng thời gian này là thời điểm mà Việt Nambước vào giai đoạn khôi phục kinh tế và bình thường hoá sau đại dịch COVID-19, thịtrường smartphone dần sôi động do nhu cầu tiêu dùng bị dồn nén, số lượng smartphoneđược sản xuất ra lên tới 5,1 triệu chiếc, tăng 107,3% so với quý 3 và tăng 31,6% so vớicùng kỳ năm 2020
Từ cuối năm 2022, đầu năm 2023, thị trường Smartphone Việt có dấu hiệu suy giảmtrong cơn suy thoái kinh tế toàn cầu Các thương hiệu lớn như Samsung, Apple, Oppo,Vivo và Xiaomi cũng phải cắt giảm sản lượng do lạm phát, xung đột Nga-Ukraine và sự
Trang 13thiếu hụt thiếu linh kiện toàn cầu Song thị trường điện thoại ở Việt Nam năm 2022 vẫntrên đà phát triển và vươn lên trở thành nhà xuất khẩu smartphone thứ 2 thế giới chỉ sauTrung Quốc.
Nguồn: ITC, HSBCQuý I/2023, hàng loạt doanh nghiệp hoạt động trên thị trường điện thoại smartphonetại Việt Nam đã trải qua giai đoạn tương đối khó khăn do gặp phải nguy cơ suy thoái toàncầu ngày càng tăng Vì vậy, các thương hiệu nhỏ trong thị trường Smartphone có xuhướng tìm kiếm các cơ hội thích hợp với danh mục đầu tư hợp lý và quản lý kênh phânphối hiệu quả nhằm đảm bảo lợi nhuận cho mình Trong khi đó, các thương hiệu nổi tiếng
sẽ tìm cách thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thông qua tích hợp hệ sinh thái Internet vạn vật(IoT) vào các sản phẩm smartphone cao cấp và các chiến lược quảng cáo cũng như thúcđẩy kênh phân phối hiệu quả
Thị trường Smartphone hiện nay và trong thời gian tới sẽ có xu hướng cải tiến vềcông nghệ như tăng cường sức mạnh bộ vi xử lý, công nghệ màn hình, tích hợp côngnghệ AI vào máy ảnh và tăng dung lượng pin Bên cạnh đó, các nhà sản xuất sẽ cho rađời nhiều mẫu smartphone màn hình gập và màn hình cuộn trong năm 2023 và 2024
Trang 141.2.2 Nhu cầu và đặc điểm nhu cầu về Smartphone tại thị trường Việt Nam
Nhu cầu sử dụng Smartphone của người dân Việt Nam là rất lớn Tất cả mọi ngườiđều cho rằng điện thoại là một vận dụng rất cần thiết trong cuộc sống để liên lạc, tìmkiếm thông tin, chụp ảnh, nghe nhạc hay các lĩnh vực giải trí khác Mạng lưới sử dụngđiện thoại di động cụ thể là smartphone đang ngày càng mở rộng cả về số lượng và độtuổi sử dụng nó Nếu trước đây chúng ta chỉ thấy những người trẻ tuổi sử dụngsmartphone thì giờ đây không khó để thấy trẻ nhỏ lẫn người già cũng đang sử dụngnhững chiếc smartphone Cũng bởi những lợi ích mà những chiếc smartphone mang lại
mà ngày nay chúng ta thấy nó xuất hiện ở mọi nơi mọi hoạt động trong cuộc sống, đặcbiệt là trong thời buổi dịch bệnh covid 19 khi toàn dân phải giãn cách xã hội, nhu cầu sửdụng Smartphone càng được bộc lộ rõ nét hơn bao giờ hết…Theo số liệu của Cục Viễnthông (Bộ TT&TT), cuối năm 2021, Việt Nam đã có 91,3 triệu thuê bao smartphone Đếntháng 3/2022, đã có thêm hơn 2 triệu thuê bao sử dụng smartphone, nâng tổng số thuêbao dùng smartphone tại Việt Nam lên con số 93,5 triệu Theo Cục Viễn thông, ước tính
tỷ lệ người trưởng thành sử dụng smartphone đạt khoảng 73,5%
Thu nhập của người dân đang tăng lên, họ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua 1 thiết bị thôngminh như smartphone để phục vụ cho mọi nhu cầu trong cuộc sống Năm 2019GDP/người của Việt Nam là 2,715 USD/người/năm thì tới Năm 2022 đã tăng lên 4.110USD/người/năm Điều này cũng tác động đến nhu cầu và cầu của thị trường Vì vậy khithu nhập tăng lên sẽ làm cho nhu cầu sử dụng điện thoại, đặc biệt là phân khúc điện thoạicấu hình cao, giá thành đắt cũng sẽ tăng lên
Theo báo cáo “Hành vi người dùng điện thoại thông minh tại Việt Nam” của NielsenViệt Nam, tỷ lệ vàng của người dùng điện thoại thông minh ở mức khoảng 24 tuổi Ở độtuổi này, cứ 10 người thì có đến 6 người Việt sử dụng smartphone Đặc biệt, 40% ngườidùng smartphone Việt thuộc thế hệ millennials (21- 30 tuổi) Trong số này, nghề nghiệptiêu biểu của người dùng smartphone Việt phần lớn là nhân viên văn phòng (40%), kế đến
là kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, chủ doanh nghiệp, công nhân, học sinh… Từ những con số kểtrên, chúng ta có cái nhìn khái quát về chân dung một người dùng smartphone tại ViệtNam Đó là những con người trẻ hiện đại, sẵn sàng tiếp nhận cái mới và cực kỳ nhạy bénvới công nghệ Họ không còn phụ thuộc vào máy tính cá nhân gắn với bàn làm việc 8-10tiếng/ngày, mà dần thay thế chúng bằng những chiếc smartphone có khả năng di động vàlinh hoạt hơn
Kết quả khảo sát từ Nielsen cũng cho thấy, trong các yếu tố lựa chọn muasmartphone, 74% người dùng quan tâm đến phần cứng, bộ nhớ, 65% người dùng quantâm đến pin Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng hiểu về vi xử lý, RAM, bộ nhớ trong,camera, pin, phần mềm cho tới độ bền, thương hiệu để có thể ra quyết định mua, bám sát
Trang 15nhu cầu sử dụng thực tế Nhìn một cách tổng quát, người tiêu dùng hay cân nhắc một sốyếu tố sau để chọn mua một chiếc Smartphone: đó là hiệu năng, thời lượng sử dụng pinxuyên suốt, bền bỉ và thoải mái trong từng tác vụ, làm việc, học tập cũng như giải trí, chấtlượng của Camera, thương hiệu rồi tới thiết kế, theo báo cáo từ Nielsen.
Do thói quen của người tiêu dùng Việt Nam là “ăn chắc mặc bền” nên yếu tố độ bềncao cũng thường được người tiêu dùng đưa lên hàng đầu Thương hiệu là một sản phẩm
vô hình để xây dựng uy tín trên thị trường vì thế việc mua điện thoại theo những thươnghiệu nổi tiếng cũng chính là một thói quen của người tiêu dùng Việt Nam Thời buổi côngnghệ phát triển như hiện nay thì một chiếc điện thoại nhiều tính năng cũng được ngườidùng khá yêu thích Mẫu mã đẹp và giá thành phù hợp cũng chính là yếu tố để quyết địnhlựa chọn
Theo một khảo sát khác của Euromonitor năm 2020, có đến 65% người Việt dànhthời gian truy cập vào mạng xã hội bằng smartphone mỗi ngày, 42% người Việt dùngsmartphone để liên lạc, tán gẫu trong một ngày Con số dành cho việc chơi game, chụpảnh và quay phim là 27% Và không ngạc nhiên lắm khi có đến 50% người dùng sử dụngsmartphone để xem TV hay video mỗi ngày
Tần số hoạt động trên smartphone (nguồn: Euromonitor)
Trang 161.3 Đánh giá các rào cản xâm nhập thị trường
1.3.1 Rào cản thuế quan
Chính phủ Việt Nam luôn có những hàng rào về thuế quan mà Samsung phải vượtqua Dưới đây là một số điểm chính liên quan đến rào cản thuế của Samsung khi vào ViệtNam
Thuế nhập khẩu:
Samsung sản xuất nhiều thành phần và thiết bị điện tử ở nhiều quốc gia và sau đónhập khẩu chúng vào Việt Nam để lắp ráp hoặc sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh Nhữngsản phẩm và linh kiện này có thể phải chịu thuế nhập khẩu, tùy thuộc vào quy định thuếnhập khẩu của Việt Nam và các hiệp định thương mại quốc tế
Theo nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuấtkhẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗnhợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan… có 41 mục vật tư, nguyên liệu trongtổng số 89 danh mục này đang có thuế suất nhập khẩu là 0% Với 48/89 danh mục còn lại
để sản xuất, lắp ráp điện thoại thành phẩm hiện có mức thuế suất thuế nhập khẩu từ 25% là những chi tiết phụ và chỉ chiếm 10-15% giá trị cấu thành sản phẩm Các chi tiếtnày gồm ăng ten, giấy bảo hành, hộp carton, nắp bảo vệ bằng nhựa, tai nghe không cókhung choàng đầu, tấm chắn nhiễu bằng kim loại, túi pE…
3-Thuế giá trị gia tăng (GTGT):
Điện thoại di động hay linh kiện điện tử dùng để lắp ráp thành điện thoại di độngthành phẩm không thuộc mặt hàng được miễn thuế GTGT, mặt hàng hưởng thuế suất 0%,5% Theo điều 11, thông tư 219/2013/TT-BTC thì mặt hàng này sẽ hưởng thuế suất 10%.Thuế bảo vệ môi trường:
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sửdụng gây tác động xấu đến môi trường.” Thuế bảo vệ môi trường phải nộp = Số lượngđơn vị hàng hóa chịu thuế x Mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.Samsung sẽ cần đóng thuế bảo vệ môi trường đối với các hàng hóa như túi nilon, các linhkiện chứa chất độc hại cho môi trường
1.3.2 Rào cản phi thuế
1.3.2.1 Hàng rào hành chính, pháp lý
Các quy định về hải quan đối với hàng hóa
Theo quy định hiện hành, linh kiện điện tử không phải là mặt hàng thuộc Danh mụchàng hóa cấm nhập khẩu về Việt Nam Do đó, doanh nghiệp có thể nhập khẩu loại hàngnày về nước như bình thường Tất nhiên, đơn vị nhập khẩu cần phải thực hiện đầy đủ thủ
Trang 17tục nhập khẩu tại cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật (Căn cứ theo khoản 4Điều 4 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP) Trong trường hợp này, linh kiện điện tử không cầnphải xin giấy phép nhập khẩu
Đối với các sản phẩm điện tử, linh kiện điện tử đã qua sử dụng thì có tên trong danhmục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu Do đó, không thể nhập khẩu linh kiện điện tử đã qua
sử dụng
Doanh nghiệp phải đăng ký Danh mục các nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bộ phậnphụ trợ nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm CNTT trọng điểm thuộc mã hàng 9834.12.90(Danh mục) trực tiếp tại cơ quan hải quan với số lượng nhập khẩu hàng năm phù hợp vớiquy mô công suất/nhu cầu sử dụng để sản xuất, lắp ráp hàng năm của nhà máy Người khai hải quan phải thực hiện đăng ký Danh mục các nguyên liệu, vật tư, linhkiện và bộ phận phụ trợ nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm CNTT trọng điểm thuộc mãhàng 9834.12.90 trực tiếp tại Chi cục hải quan nơi thuận tiện nhất trước khi nhập khẩu lôhàng đầu tiên thuộc Danh mục
Các quy định, luật:
Luật đầu tư nước ngoài:
Luật ĐTNN năm 1987 đã cho phép ba hình thức đầu tư là liên doanh, BCC và 100%vốn nước ngoài Luật ĐTNN sửa đổi năm 1990 đã được điều chỉnh theo hướng đối xửbình đẳng hơn giữa các hình thức đầu tư, mở rộng đối tượng được phép tham gia hợp tácvới nhà ĐTNN Luật ĐTNN sau năm 1992 đã từng bước đa dạng hóa các hình thức đầu
tư, bổ sung BOT, BTO vào các hình thức được cho phép, năm 1996 thêm hình thức BT,bước đầu thừa nhận hình thức M&A từ sau năm 2000 và chính thức đưa vào luật năm
2005 Luật Đầu tư năm 2014 quy định “Nhà đầu tư nước ngoài có quyền góp vốn, mua cổphần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế”
Vào thời điểm khi Samsung muốn xâm nhập vào thị trường Việt Nam, Việt Namchuẩn bị tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) nên đã mở cửa kêu gọi đầu
tư Chính sách của Việt Nam khi đó là thu hút nhà đầu tư nước ngoài, nhưng phải thànhlập liên doanh giữa DN nước ngoài và DN bản địa, tạo nền tảng cho nền công nghiệptrong nước bám vào để phát triển Chính sách chủ yếu là dùng hàng rào thuế quan hạnchế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu Khi đó, các công ty nước ngoài muốn thâm nhậpthị trường Việt Nam phải xây nhà máy sản xuất vì nếu chỉ hoạt động thương mại thì hàngrào thuế quan sẽ rất cao Các DN khi đó thành lập trên nguyên tắc góp vốn theo hình thức7/3, trong đó DN nước ngoài góp 70% vốn Dưới áp lực rào cản đó mà Samsung phải vàoViệt Nam dưới hình thức liên doanh (1994)
Các quy định về gia nhập thị trường:
Trang 18Samsung cũng phải lưu ý tới các quy định gia nhập thị trường Việt Nam đối với cácnhà đầu tư nước ngoài.Theo đó, nhà ĐTNN từ việc phải xin giấy phép từ Bộ Kế hoạch vàĐầu tư (Luật Đầu tư năm 1987), tùy theo quy mô và tính chất dự án, thì sau đó việc cấpphép đầu tư và thủ tục đầu tư từng bước được phân cấp xuống các sở kế hoạch và đầu tư,các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao theo LuậtĐTNN được sửa đổi năm 1996, 2000 và 2005
Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật:
Đối với sản phẩm hàng hóa điện thoại thì Samsung cần tuân thủ quy định về tiêuchuẩn và quy chuẩn kỹ thuật với hàng hóa này theo luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹthuật, Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đãđược sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 củaQuốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10
1.3.2.2 Rào cản về hệ thống Logistics
Dịch vụ logistics việt nam bắt đầu phát triển từ những năm 1990 trên cơ sở của dịch
vụ giao nhận vận tải, kho vận Trước năm 2005, cả nước có số ít doanh nghiệp cung cấpcác dịch vụ logistic như dịch vụ giao nhận vận tải, kho bãi, bốc dỡ, đại lý vận tải, đại lýgiao nhận Samsung vào Việt Nam năm 1994, như vậy khi đó có thể thấy hệ thốngLogistics của Việt Nam còn rất sơ khai, nghèo nàn và lạc hậu Khái niệm về Logisticscũng là một khái niệm mơ hồ
Hệ thống Logistics khi đó tại Việt Nam chưa thể đáp ứng và theo kịp sự phát triểncủa ngành logistics trên thế giới Hệ thống kho bãi kém phát triển Vận tải còn yếu kém
và nhiều hạn chế Đường trục quốc gia mang tính chiến lược và các hành lang kinh tếtrọng điểm quy mô còn nhỏ bé; năng lực phục vụ chưa đáp ứng nhu cầu phát triển Sự kếtnối của giao thông vận tải đường bộ với các hệ thống giao thông khác (đường sắt, đườngthủy nội địa, đường ra cảng biển… còn rất nhiều yếu kém, xuất hiện nhiều “nút thắt cổchai”, nhất là trên hành lang vận tải Bắc - Nam, tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu vực
đô thị Tình trạng kỹ thuật đường bộ còn thấp kém; sụt trượt còn xảy ra thường xuyên gâyách tắc giao thông; số lượng cầu yếu, tải trọng thấp, chưa đồng bộ với cấp đường cònnhiều Thể chế, chính sách đối với lĩnh vực logistics chưa đồng bộ, còn tồn tại một số bấtcập
Như vậy, Samsung gặp một rào cản rất lớn trong việc vận chuyển hàng hóa vào ViệtNam, cũng như xây dựng hệ thống phân phối, vận chuyển, kho bãi cũng gặp hạn chế
Trang 191.4 Xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh của điện thoại Samsung
1.4.1 Xác định các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Việt Nam
Samsung có nhiều đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng và công nghiệpcông nghệ Các đối thủ chính của Samsung bao gồm:
Apple:
Apple có hệ sinh thái mạnh mẽ với tích hợp dễ dàng giữa các sản phẩm, Samsungcũng cung cấp một hệ sinh thái với các sản phẩm khác nhau, nhưng không có tíchhợp sâu như của Apple
Samsung tạo ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau, từ giá rẻ đến cao cấp, để phục vụnhiều phân khúc thị trường Trong khi Apple tập trung vào phân khúc cao cấp vàgiữ giá sản phẩm ổn định hơn
Samsung và Apple là hai trong những đối thủ chính nhau trong ngành công nghiệpđiện thoại di động và nhiều lĩnh vực khác Mặc dù cả hai đều cạnh tranh sòngphẳng, những cách họ tiếp cận và xác định thị trường mục tiêu của họ có sự khácbiệt Apple tập trung vào một phân khúc cao cấp và thường đặt mục tiêu vào trảinghiệm người dùng, trong khi Samsung tạo ra nhiều dòng sản phẩm khác nhau vàmục tiêu vào nhiều phân khúc thị trường khác nhau Cả hai công ty đều có thươnghiệu mạnh mẽ và được công nhận toàn cầu
Tuy chỉ mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam từ năm 2013 nhưng rất nhanh đãchiếm được miếng bánh thị phần lớn và hiện nay đang đứng ở vị trí thứ 2 về thịphần tại Việt Nam
Cả hai thương hiệu đều làm khá tốt về mặt thiết kế của sản phẩm, tuy nhiên nhìn
về phân khúc cao cấp thì có vẻ Samsung đang thắng thế với những sản phẩm thểhiện sức hút vượt xa Oppo
Trang 20Xiaomi là một công ty Trung Quốc nổi tiếng với các sản phẩm điện thoại thôngminh và thiết bị gia đình thông minh Xiaomi đã đạt được sự nổi tiếng nhanhchóng và cạnh tranh mạnh mẽ với Samsung, đặc biệt trong phân khúc giá rẻ vàgiá trung bình Sự cạnh tranh giữa họ đã tạo ra nhiều lựa chọn cho người tiêudùng và thúc đẩy sự đổi mới trong ngành công nghiệp điện thoại di động.Samsung cung cấp nhiều dòng sản phẩm ở nhiều phân khúc giá khác nhau, từ điệnthoại cao cấp đến các thiết bị giá rẻ Trong khi Xiaomi nổi tiếng với việc cung cấpcác sản phẩm giá rẻ và giá trung bình với hiệu suất tốt, hướng đến những ngườitiêu dùng giá trị
Cả hai công ty sử dụng hệ điều hành Android của Google, nhưng trên điện thoạiXiaomi thường đi kèm với giao diện người dùng tùy chỉnh gọi là MIUI
Có thể thấy Samsung có một thương hiệu mạnh mẽ và đã có sự hiện diện lâu đờitrên thị trường, được công nhận toàn cầu Còn Xiaomi đã nổi lên nhanh chóngtrong vài năm qua và được biết đến với các sản phẩm có giá trị và hiệu suất tốt
1.4.2 Phân tích hoạt động của các đối thủ cạnh tranh (Iphone, Oppo, Xiaomi)
Hoạt động của Apple:
Giá:
iPhone có các biến thể khác nhau với giá khác nhau để phục vụ cả phân khúc thịtrường cao cấp và tầm trung Họ cũng thường áp dụng chiến lược giá ổn định.Applethường giữ mức giá ổn định cho các phiên bản iPhone mới Giá cơ bản này thường cao,đặc biệt đối với các phiên bản cao cấp như iPhone Pro Điều này tạo dựng hình ảnh caocấp và độc đáo cho sản phẩm
Apple cung cấp nhiều phiên bản và tùy chọn về dung lượng lưu trữ, màu sắc và tínhnăng khác nhau để phù hợp với đa dạng nhu cầu của khách hàng Điều này cho phép họ
có giá trải rộng, từ tầm trung đến cao cấp
Sản phẩm:
Apple giới thiệu các phiên bản mới của iPhone định kỳ, cung cấp nhiều tùy chọn vềmàu sắc, dung lượng và tính năng để phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng Applecam kết đảm bảo chất lượng cao cho sản phẩm iPhone Họ thường áp dụng kiểm tranghiêm ngặt và các tiêu chuẩn chất lượng để đảm bảo rằng mọi sản phẩm đều đạt chấtlượng tốt
Phân phối:
Trang 21Apple mở các cửa hàng bán lẻ chính hãng tại các trung tâm mua sắm lớn ở Việt Nam.Đây là nơi người tiêu dùng có thể trải nghiệm trực tiếp sản phẩm và nhận tư vấn từ nhânviên chuyên nghiệp.
Đồng thời hợp tác với một số đối tác phân phối chính thức tại Việt Nam, bao gồm cácnhà mạng di động và các cửa hàng điện thoại di động lớn Những đối tác này cung cấpphiên bản iPhone chính hãng và đảm bảo tính sẵn có cho người tiêu dùng Ngoài các cửahàng chính hãng, iPhone cũng có mặt tại các cửa hàng điện tử, siêu thị, và cửa hàng điệnthoại di động khác trên khắp Việt Nam thông qua các đối tác bán lẻ
iPhone cũng được bán thông qua các trang web thương mại điện tử và các dịch vụgiao hàng trực tuyến, giúp khách hàng dễ dàng mua sản phẩm mà họ mong muốn.Xúc tiến:
Apple thường sử dụng các quảng cáo truyền hình để giới thiệu các phiên bản mới củaiPhone, tạo ấn tượng và tạo niềm tin đối với sản phẩm Quảng cáo trên các nền tảngtruyền thông xã hội như Facebook, Instagram và Twitter để tiếp cận một lượng lớn ngườitiêu dùng tại Việt Nam Tổ chức sự kiện ra mắt sản phẩm để giới thiệu các phiên bản mớicủa iPhone, các chương trình khuyến mãi và ưu đãi, như giảm giá hoặc quà tặng kèm, đểkích thích mua sắm
Apple thường hợp tác với các người nổi tiếng hoặc người ảnh hưởng để quảng bá sảnphẩm
⇒ IPhone có nhiều điểm mạnh với chất lượng sản phẩm, hệ thống tiếp thị mạnh mẽ
và hệ sinh thái sản phẩm Tuy nhiên, giá cả cao và việc đánh bại đối thủ trong việc đưa racông nghệ mới có thể là thách thức
Hoạt động của Xiaomi:
Giá:
Xiaomi thường tập trung vào việc cung cấp giá trị tốt cho người tiêu dùng, cung cấpcác tính năng và cấu hình ấn tượng ở mức giá thấp hơn so với nhiều đối thủ Điều này cóthể làm cho sản phẩm Xiaomi hấp dẫn về giá cả
Xiaomi thường tạo ra các sản phẩm tầm trung với mức giá phù hợp cho đa số ngườitiêu dùng tại Việt Nam Điều này gồm cả việc cung cấp các dòng sản phẩm Redmi vàPoco có giá cả phải chăng
Xiaomi đã áp dụng chiến lược giá cạnh tranh để cạnh tranh với các nhà sản xuất điệnthoại di động khác tại Việt Nam Họ thường giữ mức giá tương đối thấp để thu hút thịtrường đông đảo
Sản phẩm:
Xiaomi cam kết cung cấp sản phẩm với chất lượng tốt Họ thường kiểm tra sản phẩmtrước khi đưa ra thị trường để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng Xiaomi cũng
Trang 22có thể cung cấp các dịch vụ bổ sung như bảo hiểm mở rộng và dịch vụ hỗ trợ sau bánhàng để cải thiện trải nghiệm của khách hàng chính sách đổi trả linh hoạt,có các trungtâm bảo hành và dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật tại Việt Nam để hỗ trợ khách hàng khi sản phẩmgặp sự cố hoặc cần bảo trì
Phân phối:
Xiaomi đã mở cửa hàng chính hãng tại các trung tâm mua sắm lớn và khu vựcthương mại của Việt Nam hợp tác với một số đối tác phân phối chính thức tại Việt Nam,bao gồm các nhà mạng di động và các cửa hàng điện thoại di động lớn
Xiaomi cung cấp dịch vụ mua sắm trực tuyến thông qua trang web chính thức và ứngdụng Mi Store Người tiêu dùng có thể mua sản phẩm và phụ kiện Xiaomi trực tuyến vànhận hàng tại nhà
Ngoài các cửa hàng chính hãng, sản phẩm Xiaomi cũng có mặt tại nhiều cửa hàngđiện tử, siêu thị, và cửa hàng điện thoại di động khác trên khắp Việt Nam thông qua cácđối tác bán lẻ
Xúc tiến:
Xiaomi thường sử dụng quảng cáo truyền hình để giới thiệu sản phẩm mới và tạothương hiệu sử dụng quảng cáo trực tuyến trên các nền tảng như Google Ads, Facebook,Instagram và YouTube để tiếp cận một lượng lớn người tiêu dùng trực tuyến Xiaomithường tổ chức các sự kiện ra mắt sản phẩm để giới thiệu các mẫu điện thoại mới Xiaomithường hợp tác với các người nổi tiếng hoặc người ảnh hưởng để quảng cáo sản phẩm vàtạo sự tin tưởng từ khách hàng
⇒ Xiaomi có nhiều điểm mạnh với chi phí cạnh tranh, phân loại sản phẩm đa dạng,
và hợp tác với đối tác phân phối Tuy nhiên, cạnh tranh dữ dội và việc quản lý chất lượngsản phẩm là những thách thức đáng kể
Hoạt động của Oppo:
Giá:
Oppo cung cấp một loạt các sản phẩm điện thoại với sự phân loại giá, bao gồm cácdòng sản phẩm từ cao cấp đến tầm trung và cơ bản Điều này cho phép họ phù hợp với đadạng nhu cầu của người tiêu dùng tại Việt Nam Oppo thường cố gắng giữ mức giá tươngđối cạnh tranh để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng chiến lược giá và phân phốitoàn diện để đáp ứng nhu cầu và thách thức của thị trường điện thoại di động tại ViệtNam
Sản phẩm:
Oppo tập trung vào việc sản xuất các điện thoại di động chất lượng với các tính năng
và công nghệ tiên tiến Oppo tập trung vào việc sản xuất các điện thoại di động chất
Trang 23lượng với các tính năng và công nghệ tiên tiến Các sản phẩm của Oppo cũng vô cùng đadạng, đi kèm là dịch vụ và những ưu đãi vô cùng lớn cho người tiêu dùng
Phân phối:
Oppo đã xây dựng một mạng lưới phân phối rộng rãi tại Việt Nam, bao gồm các cửahàng bán lẻ, cửa hàng điện thoại di động, và các đối tác phân phối chính thức Sản phẩmOppo có sẵn tại nhiều địa điểm khắp cả nước Bên cạnh việc tổ chức các Chương trìnhkhuyến mãi và sự kiện, để giới thiệu sản phẩm mới và tương tác với người tiêu dùng tạiViệt Nam
Xúc tiến:
Oppo thường sử dụng quảng cáo truyền hình để giới thiệu sản phẩm mới và tạothương hiệu Oppo thường tổ chức các sự kiện ra mắt sản phẩm để giới thiệu các sảnphẩm mới Những sự kiện này tạo cơ hội cho truyền thông và người tiêu dùng trảinghiệm trực tiếp sản phẩm và biết thêm về tính năng và công nghệ của Oppo Oppothường hợp tác với các đối tác, bao gồm cả các đối tác mạng di động, để cung cấp ưu đãi
và gói sản phẩm kèm theo khi người tiêu dùng mua điện thoại Oppo Các kênh truyềnthông như Facebook, Instagram… cũng là kênh tạo sự tham gia từ cộng đồng và chia sẻthông tin về sản phẩm
⇒ Oppo có nhiều điểm mạnh với chất lượng máy ảnh, thiết kế đẹp, hệ thống phânphối rộng rãi và hợp tác với người nổi tiếng Tuy nhiên, cạnh tranh dữ dội và sự tập trungvào một số yếu tố cụ thể có thể là thách thức
1.5 Cơ hội chủ yếu của Samsung tại thị trường Việt Nam
Môi trường kinh tế ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong tiêu dùng giúp choSamsung có cơ hội phát triển những sản phẩm công nghệ và chất lượng cao đếnvới đông đảo người tiêu dùng Công nghiệp và doanh nghiệp tại Việt Nam có xuhướng phát triển mạnh, điều này tạo cho Samsung cơ hội cung cấp các sản phẩm
và giải pháp công nghệ cho các tổ chức
Các chính sách miễn giảm thuế giúp Samsung giảm chi phí sản xuất, từ đó sảnphẩm của hãng trở nên cạnh tranh hơn về giá cả trên thị trường Đồng thời khiđược hưởng miễn giảm thuế về xuất khẩu, Samsung có khả năng mở rộng để tăngkhả năng tiếp cận các thị trường xuất khẩu, từ đó tăng doanh số bán hàng Bêncạnh đó các chính sách ưu đãi về thuế cũng góp phần hỗ trợ các hoạt động nghiêncứu và phát triển các sản phẩm của Samsung tại Việt Nam
Môi trường chính trị tương đối ổn định giúp Samsung có cơ hội hợp tác với chínhphủ và các cơ quan địa phương để phát triển các dự án công nghệ và hạ tầng quan
Trang 24trọng, đồng thời phát triển hệ thống cung ứng và sản xuất, tối ưu hóa chi phí vàtăng hiệu suất.
Việt Nam đang ngày càng tập trung vào các chính sách bảo vệ môi trường, điềunày có thể tạo cơ hội cho Samsung phát triển các sản phẩm công nghệ xanh vàthân thiện với môi trường
Samsung có thể tận dụng ảnh hưởng của môi trường văn hóa để nâng cao giá trịthương hiệu của mình dựa vào các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, các sự kiệnthích hợp với văn hóa Việt Nam và văn hóa địa phương
Việt Nam đang trải qua sự gia tăng nhanh chóng của số lượng người sử dụngInternet và thiết bị kết nối , điều này mở ra nhiều cơ hội với một công ty về côngnghệ như Samsung: Phát triển các sản phẩm và giải pháp thông minh, tận dụng trítuệ nhân tạo để cải thiện trải nghiệm người dùng
Trang 25CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KÊNH VÀ THÀNH VIÊN KÊNH CỦA ĐIỆN THOẠI SAMSUNG
2.1 Giới thiệu về Samsung và sản phẩm điện thoại Samsung
2.1.1 Sơ lược chung
Samsung được thành lập năm 1930, là một công ty buôn bán nhỏ, đến nay đã trởthành tập đoàn hàng đầu thế giới Samsung electronics là một trong 3 công ty con của tậpđoàn Samsung, hiện nay được đánh giá là một trong những công ty điện tử lớn nhất thếgiới
Loại hình kinh doanh của Samsung electronics bao gồm:
Sứ mệnh của Samsung
Samsung đi theo triết lý kinh doanh đơn giản nhưng chặt chẽ Nó là cống hiến tàinăng và công nghệ của mình để mang lại sản phẩm và dịch vụ vượt trội, góp phần xâydựng thế giới tốt đẹp hơn
Giá trị cốt lõi
“Samsung tin rằng sống bằng những giá trị mạnh mẽ là chìa khóa cho hoạt động kinhdoanh tốt Đó là lý do tại sao những giá trị cốt lõi này, cùng với bộ quy tắc ứng xửnghiêm ngặt, là trọng tâm của mọi quyết định mà công ty đưa ra.”
Trang 26Các giá trị cốt lõi của Samsung luôn hướng đến hoạt động kinh doanh bền vững, thiếtthực và mang lại giá trị đối với những gì mà công ty đã và đang, sẽ làm ra.
2.1.2 Lịch sử hình thành Samsung
1938-1960: Khởi đầu của Samsung
Samsung được sáng lập năm 1938, khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ Dưới tênCông ty thương mại nhưng thực chất là cửa hàng tạp hóa với khoảng 40 nhân viênchuyên kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa được sản xuất trong và xung quanh thànhphố Sau đó Samsung thành lập nhà máy lọc đường ở Busan và mở rộng sang ngành dệtmay và xây dựng
Từ 1960 – 1980: Dấn thân vào công nghiệp điện tử
Trước làn sóng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, năm 1960Samsung dần lấn sân sang ngành công nghiệp điện tử với sự hình thành của một số bộphận trong doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực:
- Thiết bị điện tử
- Cơ điện
- Bán dẫn và viễn thông
- Samsung Corning
Tập đoàn Samsung lần đầu tiên bước chân vào ngành công nghiệp điện tử vào năm
1969 khi doanh nghiệp này tập trung sản xuất một số bộ phận điện tử Sau đó năm 1970doanh nghiệp sản xuất tivi đen trắng đầu tiên, đồng thời xuất khẩu các sản phẩm điện tử
ra nước ngoài và mở rộng phạm vi hoạt động sàn các lĩnh vực đóng tàu, hóa dầu, động cơmáy bay khác.Cũng trong năm 1970, công ty liên tục mở rộng quy trình sản xuất dệt củamình với toàn bộ dây truyền sản xuất bao trọn từ nguyên liệu thô cho tới sản phẩm hoànthiện Trong những năm tiếp theo, Samsung đẩy mạnh sản xuất TV đen trắng, TV màu, tủlạnh, máy tính, điều hòa, …
1980-2000: Mở rộng kinh doanh
Năm 1980, Samsung bắt đầu mở rộng kinh doanh tham gia vào lĩnh vực phần cứngviễn thông Đầu tiên, công ty xây dựng tổng đài điện thoại, sau đó mở rộng ra hệ thốngđiện thoại, fax, và cuối cùng là lấn sân sang sản xuất điện thoại di động Cũng trong năm
1980, Samsung từng bước mở rộng thị trường ra nước ngoài: Đức, Bồ Đào Nha và New
Trang 27York Năm 1982, Samsung Printing Solutions được thành lập, cung cấp các giải pháp kỹthuật số cho ngành in Năm sau, công ty bắt đầu sản xuất máy tính cá nhân và đến năm
1984, doanh thu của Samsung đạt một nghìn tỷ won Cuối thập kỷ này, Samsung mở rộngsang Tokyo và Vương quốc Anh Năm 1987, Samsung Semiconductor andTelecommunications hợp nhất với Samsung Electronics Tổ chức hợp nhất tập trung vàothiết bị gia dụng, viễn thông và chất bán dẫn Sức mạnh của doanh nghiệp này nhanhchóng phát triển trở thành nhà thiết kế và sản xuất linh kiện cho các ông ty khác, đồngthời phấn đấu là doanh nghiệp sản xuất điện tử lớn nhất thế giới Năm 1999, SamsungVentures được thành lập nhằm đầu tư vào các dịch vụ cốt lõi của tập đoàn
2000-nay: Trở thành tập đoàn hàng đầu
Samsung tham gia thị trường điện thoại với SPH-1300, một nguyên mẫu màn hìnhcảm ứng đầu tiên được phát hành vào năm 2001 Công ty cũng đã phát triển điện thoạinhận dạng giọng nói đầu tiên vào năm 2005.Vào cuối những năm 2000 và đầu nhữngnăm 2010, Samsung đã mua lại các công ty phát triển công nghệ cho các thiết bị điện tử.Năm 2011, Samsung phát hành Galaxy S II, S III vào năm 2012, một trong những điệnthoại thông minh phổ biến nhất thế giới Năm 2012 cũng đánh dấu Samsung trở thànhnhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới và việc mua lại mSpot để cung cấp giảitrí cho người dùng thiết bị Samsung
Công ty đã thực hiện thêm các vụ mua lại trong những năm tiếp theo, bao gồm các tổchức sẽ giúp họ mở rộng các dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ y tế, TV thông minh, mànhình OLED, tự động hóa gia đình, giải pháp in ấn, giải pháp đám mây, giải pháp thanhtoán và trí tuệ nhân tạo.Vào tháng 9 năm 2014, Samsung đã công bố Gear VR, một thiết
bị thực tế ảo được phát triển để sử dụng với Galaxy Note 4 Đến năm 2015, Samsung đã
có nhiều bằng sáng chế của Hoa Kỳ được phê duyệt hơn bất kỳ công ty nào khác, với hơn7.500 bằng sáng chế tiện ích được cấp trước cuối năm
Kể từ 2016 đến nay Samsung vẫn luôn đứng đầu bảng xếp hạng về sức ảnh hưởngcủa mình đến thị trường châu Á nói riêng và toàn cầu nói chung Với hàng loạt những độtphá trong sản xuất công nghệ điện tử, Samsung trở thành thương hiệu đắt giá với giá trịthương hiệu đứng đầu châu Á và đứng thứ 4 toàn cầu
2.1.3 Chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung
Chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung
Chiến lược toàn cầu
Trang 28Khi phát triển ra bên ngoài biên giới quốc gia, chiến lược đầu tiên mà tập đoànSamsung áp dụng là chiến lược toàn cầu Chiến lược toàn cầu là một chiến lược có khảnăng cạnh tranh cao được sử dụng nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua hình thức cắt giảmchi phí toàn cầu.
Chiến lược này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mangtính chuẩn hóa, cạnh tranh dựa trên chi phí và giá thành của sản phẩm trên thị trường Cóthể thấy rằng, những doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này thường tung ra các sản phẩmgiống nhau và được sử dụng cùng với một hình thức marketing
Như ở tập đoàn Samsung, khi công ty tung ra dòng sản phẩm Galaxy, sản phẩm này
đã có mặt ở hầu hết các quốc gia với thông số và tính năng tương tự nhau Sự khác nhauduy nhất giữa các sản phẩm thuộc dòng này là về giá Giá sản phẩm Galaxy được phânchia theo thu nhập của người dùng
Với chiến lược này, công ty Samsung sẽ yêu cầu mỗi công ty con phải có trách nhiệmcung cấp sản phẩm, dịch vụ, dây truyền đến từng khách hàng địa phương Điều này sẽgiúp công ty tiết kiệm được chi phí bán hàng do tất cả cùng được áp dụng một chiến lượcMarketing
Chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia
Bên cạnh việc sử dụng chiến lược phủ sóng toàn cầu, công ty Samsung còn sử dụngthêm chiến lược xuyên quốc gia Chiến lược này đã giúp khắc phục được những điểm yếucăn bản trong chiến lược toàn cầu Chiến lược phủ sóng toàn cầu tuy đạt được sự nhấtquán trong hoạt động sản xuất nhưng nó lại thiếu tính linh hoạt, không phù hợp với từngđặc điểm ở mỗi quốc gia
Chiến lược xuyên quốc gia sẽ tập trung vào việc phát triển kinh tế theo quy mô, thíchứng với đặc điểm thị trường của từng địa phương, tìm kiếm hoạt động kinh doanh ở cácđịa điểm tối ưu, gia tăng được cơ hội cạnh tranh và học hỏi của Samsung Chiến lược nàyđược đánh giá có khả năng hội nhập toàn cầu, được nhiều tập đoàn học tập và hưởng ứng
Lý do mà Samsung lựa chọn chiến lược xuyên quốc gia cho chiến lược kinh doanhquốc tế của mình có thể được kể đến như:
Áp lực thích nghi địa phương cao: do thị hiếu ở mỗi quốc gia là khác nhau và sựkhác biệt về chính sách của nước sở tại
Trang 29Áp lực giảm chi phí cao: xuất hiện nhiều hơn các nhà sản xuất trong nước với dâychuyền sản xuất đủ lớn, hiện đại để cạnh tranh
Đối với chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung ở giai đoạn này, Samsung đã mởrộng, xây dựng các nhà máy sản xuất ở khu vực mới như ở Ai Cập và Nam Phi Trước đó,khi mở nhà máy ở Nigeria, Samsung đã có những điều chỉnh thích hợp về quy mô hoạtđộng, dây chuyền sản xuất do sự khác biệt về cơ sở hạ tầng và các khoản giảm thuế cósẵn ở trong khu vực Vì vậy, với chiến lược xuyên quốc gia, Samsung đã quan tâm đến sựphát triển của kinh tế theo quy mô khu vực
Ngoài ra, một ví dụ khác cho thấy Samsung cũng chú ý đến nhu cầu của các quốc giađang hoạt động là sự ra đời của dòng điện thoại thông minh giá rẻ, có tên là Galaxy A.Dòng điện thoại này không có sẵn ở Hoa Kỳ vì thu nhập bình quân cao cũng như cácchính sách mua hàng chiết khấu của nhà mạng Vậy nên, Galaxy A chỉ được bán ở cácquốc gia ngoài Mỹ, với giá cả cực kỳ phải chăng
2.1.4 Samsung tại Việt Nam
Phương thức xâm nhập vào thị trường Việt Nam
Năm 1996 Samsung chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam bằng việc thànhlập Công ty TNHH điện tử Samsung Vina (SAVINA) SAVINA là công ty liên doanhgiữa Công ty cổ phần TIE (Việt Nam) với Công ty điện tử Samsung Electronics (HànQuốc) Như đã phân tích ở trên, Samsung lựa chọn thâm nhập thị trường Việt Nam bằnghình thức liên doanh bởi nhiều lý do như để giảm thiểu rủi ro khi thâm nhập một thịtrường mới, những rủi ro về chính trị, tăng cơ hội thâm nhập thị trường nhưng có một lý
do quan trọng hơn cả đó là do chính sách đầu tư của nước sở tại
Năm 2008, Samsung chính thức nhận giấy phép đầu tư và bắt đầu khởi công xâydựng nhà máy sản xuất điện thoại di động Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại BắcNinh Đây là dự án đầu tiên trong đại kế hoạch đầu tư cho di động của Samsung tại ViệtNam, có vai trò quan trọng tạo tiền đề vững chắc cho sự mở rộng quy mô đầu tư củaSamsung trong hành trình đưa Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu của tậpđoàn Sau đó Samsung tiếp tục phát triển các trụ sở khác: Samsung Electronics tại TháiNguyên (SEVT); Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC); trung tâm nghiêncứu và phát triển (R&D) ở Hà Nội; Khu phức hợp Điện tử gia dụng Samsung (SEHC) tạiKhu công nghệ cao TP.HCM (SHTP) Vào tháng 7/2013 Samsung Electronics mua lại20% vốn điều lệ Công ty liên doanh TNHH Điện tử Samsung Vina, là phần giá trị vốngóp thuộc sở hữu của Công ty cổ phần TIE Samsung Vina chính thức trở thành doanhnghiệp 100% vốn nước ngoài Vậy là từ năm 1996 thâm nhập vào Việt Nam theo hình