Giới thiệu về Samsung và sản phẩm điện thoại Samsung

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đánh giá các yếu tố môi trường, thị trường và cạnh tranh của công tysamsung trên thị trường quốc tế (cụ thể là việt nam) phân tích thực trạng (Trang 25 - 32)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ KÊNH VÀ THÀNH VIÊN KÊNH CỦA ĐIỆN THOẠI SAMSUNG

2.1. Giới thiệu về Samsung và sản phẩm điện thoại Samsung

Samsung được thành lập năm 1930, là một công ty buôn bán nhỏ, đến nay đã trở thành tập đoàn hàng đầu thế giới. Samsung electronics là một trong 3 công ty con của tập đoàn Samsung, hiện nay được đánh giá là một trong những công ty điện tử lớn nhất thế giới

Loại hình kinh doanh của Samsung electronics bao gồm:

Điện tử tiêu dùng

CNTT và truyền thông Di động Thiết bị gia đình

Bán dẫn và các giải pháp thiết bị Tầm nhìn của Samsung

Samsung mong muốn trở thành một trong những công ty kinh doanh có đạo đức nhất trên thế giới. Bởi vậy họ liên tục đào tạo nhân viên và vận hành hệ thống giám sát. Đồng thời, họ thực hành quản lý doanh nghiệp minh bạch và công bằng.

Sứ mệnh của Samsung

Samsung đi theo triết lý kinh doanh đơn giản nhưng chặt chẽ. Nó là cống hiến tài năng và công nghệ của mình để mang lại sản phẩm và dịch vụ vượt trội, góp phần xây dựng thế giới tốt đẹp hơn.

Giá trị cốt lõi

“Samsung tin rằng sống bằng những giá trị mạnh mẽ là chìa khóa cho hoạt động kinh doanh tốt. Đó là lý do tại sao những giá trị cốt lõi này, cùng với bộ quy tắc ứng xử nghiêm ngặt, là trọng tâm của mọi quyết định mà công ty đưa ra.”

Các giá trị cốt lõi của Samsung luôn hướng đến hoạt động kinh doanh bền vững, thiết thực và mang lại giá trị đối với những gì mà công ty đã và đang, sẽ làm ra.

2.1.2. Lịch sử hình thành Samsung 1938-1960: Khởi đầu của Samsung

Samsung được sáng lập năm 1938, khởi đầu là một công ty buôn bán nhỏ. Dưới tên Công ty thương mại nhưng thực chất là cửa hàng tạp hóa với khoảng 40 nhân viên chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa được sản xuất trong và xung quanh thành phố. Sau đó Samsung thành lập nhà máy lọc đường ở Busan và mở rộng sang ngành dệt may và xây dựng.

Từ 1960 – 1980: Dấn thân vào công nghiệp điện tử

Trước làn sóng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới, năm 1960 Samsung dần lấn sân sang ngành công nghiệp điện tử với sự hình thành của một số bộ phận trong doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực:

- Thiết bị điện tử - Cơ điện

- Bán dẫn và viễn thông - Samsung Corning

Tập đoàn Samsung lần đầu tiên bước chân vào ngành công nghiệp điện tử vào năm 1969 khi doanh nghiệp này tập trung sản xuất một số bộ phận điện tử. Sau đó năm 1970 doanh nghiệp sản xuất tivi đen trắng đầu tiên, đồng thời xuất khẩu các sản phẩm điện tử ra nước ngoài và mở rộng phạm vi hoạt động sàn các lĩnh vực đóng tàu, hóa dầu, động cơ máy bay khác.Cũng trong năm 1970, công ty liên tục mở rộng quy trình sản xuất dệt của mình với toàn bộ dây truyền sản xuất bao trọn từ nguyên liệu thô cho tới sản phẩm hoàn thiện. Trong những năm tiếp theo, Samsung đẩy mạnh sản xuất TV đen trắng, TV màu, tủ lạnh, máy tính, điều hòa, …

1980-2000: Mở rộng kinh doanh

Năm 1980, Samsung bắt đầu mở rộng kinh doanh tham gia vào lĩnh vực phần cứng viễn thông. Đầu tiên, công ty xây dựng tổng đài điện thoại, sau đó mở rộng ra hệ thống điện thoại, fax, và cuối cùng là lấn sân sang sản xuất điện thoại di động. Cũng trong năm 1980, Samsung từng bước mở rộng thị trường ra nước ngoài: Đức, Bồ Đào Nha và New

York. Năm 1982, Samsung Printing Solutions được thành lập, cung cấp các giải pháp kỹ thuật số cho ngành in. Năm sau, công ty bắt đầu sản xuất máy tính cá nhân và đến năm 1984, doanh thu của Samsung đạt một nghìn tỷ won. Cuối thập kỷ này, Samsung mở rộng sang Tokyo và Vương quốc Anh. Năm 1987, Samsung Semiconductor and Telecommunications hợp nhất với Samsung Electronics. Tổ chức hợp nhất tập trung vào thiết bị gia dụng, viễn thông và chất bán dẫn. Sức mạnh của doanh nghiệp này nhanh chóng phát triển trở thành nhà thiết kế và sản xuất linh kiện cho các ông ty khác, đồng thời phấn đấu là doanh nghiệp sản xuất điện tử lớn nhất thế giới. Năm 1999, Samsung Ventures được thành lập nhằm đầu tư vào các dịch vụ cốt lõi của tập đoàn.

2000-nay: Trở thành tập đoàn hàng đầu

Samsung tham gia thị trường điện thoại với SPH-1300, một nguyên mẫu màn hình cảm ứng đầu tiên được phát hành vào năm 2001. Công ty cũng đã phát triển điện thoại nhận dạng giọng nói đầu tiên vào năm 2005.Vào cuối những năm 2000 và đầu những năm 2010, Samsung đã mua lại các công ty phát triển công nghệ cho các thiết bị điện tử.

Năm 2011, Samsung phát hành Galaxy S II, S III vào năm 2012, một trong những điện thoại thông minh phổ biến nhất thế giới. Năm 2012 cũng đánh dấu Samsung trở thành nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới và việc mua lại mSpot để cung cấp giải trí cho người dùng thiết bị Samsung.

Công ty đã thực hiện thêm các vụ mua lại trong những năm tiếp theo, bao gồm các tổ chức sẽ giúp họ mở rộng các dịch vụ trong lĩnh vực công nghệ y tế, TV thông minh, màn hình OLED, tự động hóa gia đình, giải pháp in ấn, giải pháp đám mây, giải pháp thanh toán và trí tuệ nhân tạo.Vào tháng 9 năm 2014, Samsung đã công bố Gear VR, một thiết bị thực tế ảo được phát triển để sử dụng với Galaxy Note 4. Đến năm 2015, Samsung đã có nhiều bằng sáng chế của Hoa Kỳ được phê duyệt hơn bất kỳ công ty nào khác, với hơn 7.500 bằng sáng chế tiện ích được cấp trước cuối năm.

Kể từ 2016 đến nay Samsung vẫn luôn đứng đầu bảng xếp hạng về sức ảnh hưởng của mình đến thị trường châu Á nói riêng và toàn cầu nói chung. Với hàng loạt những đột phá trong sản xuất công nghệ điện tử, Samsung trở thành thương hiệu đắt giá với giá trị thương hiệu đứng đầu châu Á và đứng thứ 4 toàn cầu.

2.1.3. Chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung Chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung Chiến lược toàn cầu

Khi phát triển ra bên ngoài biên giới quốc gia, chiến lược đầu tiên mà tập đoàn Samsung áp dụng là chiến lược toàn cầu. Chiến lược toàn cầu là một chiến lược có khả năng cạnh tranh cao được sử dụng nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua hình thức cắt giảm chi phí toàn cầu.

Chiến lược này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm mang tính chuẩn hóa, cạnh tranh dựa trên chi phí và giá thành của sản phẩm trên thị trường. Có thể thấy rằng, những doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này thường tung ra các sản phẩm giống nhau và được sử dụng cùng với một hình thức marketing.

Như ở tập đoàn Samsung, khi công ty tung ra dòng sản phẩm Galaxy, sản phẩm này đã có mặt ở hầu hết các quốc gia với thông số và tính năng tương tự nhau. Sự khác nhau duy nhất giữa các sản phẩm thuộc dòng này là về giá. Giá sản phẩm Galaxy được phân chia theo thu nhập của người dùng.

Với chiến lược này, công ty Samsung sẽ yêu cầu mỗi công ty con phải có trách nhiệm cung cấp sản phẩm, dịch vụ, dây truyền đến từng khách hàng địa phương. Điều này sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí bán hàng do tất cả cùng được áp dụng một chiến lược Marketing.

Chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia

Bên cạnh việc sử dụng chiến lược phủ sóng toàn cầu, công ty Samsung còn sử dụng thêm chiến lược xuyên quốc gia. Chiến lược này đã giúp khắc phục được những điểm yếu căn bản trong chiến lược toàn cầu. Chiến lược phủ sóng toàn cầu tuy đạt được sự nhất quán trong hoạt động sản xuất nhưng nó lại thiếu tính linh hoạt, không phù hợp với từng đặc điểm ở mỗi quốc gia.

Chiến lược xuyên quốc gia sẽ tập trung vào việc phát triển kinh tế theo quy mô, thích ứng với đặc điểm thị trường của từng địa phương, tìm kiếm hoạt động kinh doanh ở các địa điểm tối ưu, gia tăng được cơ hội cạnh tranh và học hỏi của Samsung. Chiến lược này được đánh giá có khả năng hội nhập toàn cầu, được nhiều tập đoàn học tập và hưởng ứng.

Lý do mà Samsung lựa chọn chiến lược xuyên quốc gia cho chiến lược kinh doanh quốc tế của mình có thể được kể đến như:

Áp lực thích nghi địa phương cao: do thị hiếu ở mỗi quốc gia là khác nhau và sự khác biệt về chính sách của nước sở tại.

Áp lực giảm chi phí cao: xuất hiện nhiều hơn các nhà sản xuất trong nước với dây chuyền sản xuất đủ lớn, hiện đại để cạnh tranh

Đối với chiến lược kinh doanh quốc tế của Samsung ở giai đoạn này, Samsung đã mở rộng, xây dựng các nhà máy sản xuất ở khu vực mới như ở Ai Cập và Nam Phi. Trước đó, khi mở nhà máy ở Nigeria, Samsung đã có những điều chỉnh thích hợp về quy mô hoạt động, dây chuyền sản xuất do sự khác biệt về cơ sở hạ tầng và các khoản giảm thuế có sẵn ở trong khu vực. Vì vậy, với chiến lược xuyên quốc gia, Samsung đã quan tâm đến sự phát triển của kinh tế theo quy mô khu vực.

Ngoài ra, một ví dụ khác cho thấy Samsung cũng chú ý đến nhu cầu của các quốc gia đang hoạt động là sự ra đời của dòng điện thoại thông minh giá rẻ, có tên là Galaxy A.

Dòng điện thoại này không có sẵn ở Hoa Kỳ vì thu nhập bình quân cao cũng như các chính sách mua hàng chiết khấu của nhà mạng. Vậy nên, Galaxy A chỉ được bán ở các quốc gia ngoài Mỹ, với giá cả cực kỳ phải chăng.

2.1.4. Samsung tại Việt Nam

Phương thức xâm nhập vào thị trường Việt Nam

Năm 1996 Samsung chính thức bước chân vào thị trường Việt Nam bằng việc thành lập Công ty TNHH điện tử Samsung Vina (SAVINA). SAVINA là công ty liên doanh giữa Công ty cổ phần TIE (Việt Nam) với Công ty điện tử Samsung Electronics (Hàn Quốc). Như đã phân tích ở trên, Samsung lựa chọn thâm nhập thị trường Việt Nam bằng hình thức liên doanh bởi nhiều lý do như để giảm thiểu rủi ro khi thâm nhập một thị trường mới, những rủi ro về chính trị, tăng cơ hội thâm nhập thị trường nhưng có một lý do quan trọng hơn cả đó là do chính sách đầu tư của nước sở tại.

Năm 2008, Samsung chính thức nhận giấy phép đầu tư và bắt đầu khởi công xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh. Đây là dự án đầu tiên trong đại kế hoạch đầu tư cho di động của Samsung tại Việt Nam, có vai trò quan trọng tạo tiền đề vững chắc cho sự mở rộng quy mô đầu tư của Samsung trong hành trình đưa Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất toàn cầu của tập đoàn. Sau đó Samsung tiếp tục phát triển các trụ sở khác: Samsung Electronics tại Thái Nguyên (SEVT); Samsung Electronics HCMC CE Complex (SEHC); trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) ở Hà Nội; Khu phức hợp Điện tử gia dụng Samsung (SEHC) tại Khu công nghệ cao TP.HCM (SHTP). Vào tháng 7/2013 Samsung Electronics mua lại 20% vốn điều lệ Công ty liên doanh TNHH Điện tử Samsung Vina, là phần giá trị vốn góp thuộc sở hữu của Công ty cổ phần TIE. Samsung Vina chính thức trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Vậy là từ năm 1996 thâm nhập vào Việt Nam theo hình

thức liên doanh thì đến năm 2013 Samsung Electronics kinh doanh tại Việt Nam hoàn toàn theo hình thức 100% vốn nước ngoài. Việc chuyển đổi phương thức đầu tư này là hoàn toàn phù hợp với tình hình của nội tại doanh nghiệp cũng như tình hình kinh tế chính trị của nước sở tại.

Những sự kiện nổi bật của Samsung tại Việt Nam

Tháng 4/2009: Dự án SamSung Electronics Việt Nam (SEV) được cấp chứng nhận đầu tư và đi vào hoạt động với số vốn đầu tư 2,5 tỷ USD, đặt tại khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh

Năm 2010: Giới thiệu dòng điện thoại thông minh Galaxy sử dụng hệ điều hành Android, ra mắt dòng TV 3D đầu tiên tại Việt Nam

Năm 2012: Ra mắt dòng Smart TV đầu tiên tại Việt Nam. Dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh và LED TV

Năm 2014: Dự án SamSung Vietnam Electronics Thái Nguyên (SEVT) nhận giấy phép đầu tư đi vào hoạt động tại khu công nghiệp Yên Bình, Thái Nguyên, với tổng số vốn đầu tư 5 tỷ USD

Năm 2016: Dự án SEHC (SamSung CE Complex) của SamSung Việt Nam có tổng số vốn đầu tư 2 tỷ USD đặt tại khu công nghệ cao Sài Gòn chính thức đi vào hoạt động.

Năm 2017: SamSung Việt Nam chính thức khai trương Trung tâm Trải nghiệm Giải pháp Doanh nghiệp Samsung (Executive Briefing Center – EBC) và Trung tâm Nghiên cứu Phát triển (SamSung Ho Chi Minh Research & Development Center – SHRD)

Năm 2018: Samsung Việt Nam tổ chức Đại tiệc “Quyền năng công nghệ” tại Sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội.

Năm 2019: Samsung xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Phát triển mới tại Tây Hồ (Hà Nội); ra mắt Samsung Galaxy Z fold lần đầu tại Việt Nam

Năm 2020: Samsung ra mắt lần đầu Samsung Galaxy Z flip lần đầu tại Việt Nam

… và các sự kiện khác

Lý do Samsung lựa chọn thâm nhập vào thị trường Việt Nam

Những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, Samsung Electronics tiến hành đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường đầu tư, chuẩn bị các nguồn lực để tiến quân sang nhiễu vùng đất mới, thị trường mà công ty hướng tới không chỉ là nội địa hay một vài quốc gia nước ngoài nữa mà là hưởng tới thị trường toàn cầu thì năng lực nội tại của doanh nghiệp không thể đáp ứng được hết đủ SEC cũng đã tiến hành thành lập nhiều nhà máy sản xuất tại nhiều nơi trên thế giới như Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Mỹ... Hơn nữa khi thị trường công nghệ đang cạnh tranh gay gắt cả về chất lượng và giá cá, người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn thì Samsung lại phải đứng trước cả hai bài toán khó là tăng chất lượng sản phẩm để giữ vững tôn chỉ “chất lượng là trên hết" nhưng đồng thời giả bản sản phẩm cũng phải ở mức hợp lý nghĩa là chi phí sản xuất không được phép tăng mà thậm chí cắt giảm được sẽ tạo thành lợi thế. Do đó Samsung Electronics cần tìm cho mình thị trường đầu tư mà tại đô thị trường tiêu dùng nhiều tiềm năng để đảm bảo doanh thu cùng với đó cũng phải là nơi mà tận dụng hiệu quả được các yếu tố đầu vào. Sau khi nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng, năm 1995 Samsung Electronics quyết định lựa chọn Việt Nam là thị trường đầu tư mới và đến 1996 chính thức hoạt động.

2.1.5. Các dòng điện thoại Samsung tại Việt Nam Samsung Galaxy Z

Dòng điện thoại Galaxy Z Series của Samsung là một loạt các thiết bị di động có màn hình gập. Samsung Galaxy Z Series nổi tiếng với thiết kế đột phá với 2 dòng là galaxy fold và galaxy flip. Galaxy Fold được thiết kế với cơ chế gập theo chiều ngang để mở rộng diện tích hiển thị của màn hình. Ngược lại, Galaxy Z Flip lại sử dụng cách gập hướng dọc để thu gọn kích thước thân máy.

Samsung Galaxy S

Dòng điện thoại Galaxy S của Samsung là một trong những dòng điện thoại cao cấp và phổ biến nhất của hãng. Tất cả các dòng điện thoại Samsung S đã trở thành biểu tượng của Samsung và luôn được đánh giá cao về thiết kế, hiệu năng và tính năng.

Samsung Galaxy A

Dòng điện thoại Galaxy A Series của Samsung là một dòng sản phẩm phổ thông nhưng vẫn đáng chú ý, được thiết kế để mang đến trải nghiệm cao cấp với giá cả hợp lý.

Tất cả các dòng điện thoại Samsung Galaxy A Series tập trung vào các tính năng như camera đa cảm biến, màn hình chất lượng cao và hiệu năng ổn định.

Samsung Galaxy M

Dòng điện thoại Galaxy M Series của Samsung là một dòng sản phẩm phổ thông nhưng mang lại trải nghiệm tốt và giá cả phải chăng.

Samsung Galaxy Note

Dòng điện thoại Galaxy Note của Samsung là một trong những dòng điện thoại hàng đầu của hãng, được tập trung vào tính năng bút S Pen thông minh và thiết kế cao cấp.

Galaxy Note Series được phát triển đặc biệt cho người dùng chuyên nghiệp và những người thích sáng tạo.

Một phần của tài liệu (Tiểu luận) đánh giá các yếu tố môi trường, thị trường và cạnh tranh của công tysamsung trên thị trường quốc tế (cụ thể là việt nam) phân tích thực trạng (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)