1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT

161 12,4K 61
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 161
Dung lượng 5,2 MB

Nội dung

Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TR ƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Đinh Thị Mến

HOÁ PHI KIM LỚP 11 THPT

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TR ƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

Đinh Thị Mến

HOÁ PHI KIM LỚP 11 THPT

Chuyên ngành : Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn hóa học

Mã số : 60 14 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :

PGS TS NGUYỄN THỊ SỬU

Th ành phố Hồ Chí Minh - 2011

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu, luận văn thạc sĩ “SỬ DỤNG GRAP VÀ SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG GIỜ ÔN TẬP, LUYỆN TẬP PHẦN HOÁ PHI KIM LỚP 11 THPT” được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô Tôi đặc biệt cảm ơn PGS TS Nguyễn Thị Sửu, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là người đã trực tiếp hướng dẫn đề tài từ khi hình thành

ý tưởng cho đến lúc hoàn thành luận văn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo bộ môn Phương pháp giảng dạy Hoá học, toàn thể các thầy cô giáo Khoa Hoá học - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là quý thầy, cô : PGS.TS Trịnh Văn Biều, TS Trang Thị Lân đã có nhiều ý kiến quý báu và lời động viên giúp tôi hoàn thành được đề tài nghiên cứu này

Tôi chân thành cảm ơn :

- Quý thầy, cô công tác tại Phòng Sau đại học đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành luận văn

- Ban Giám hiệu : thầy Nguyễn Hữu Hoan, thầy Nguyễn Hữu Năng, cô Nguyễn Thị Kim Thanh, toàn thể giáo viên, nhân viên và các em học sinh Trường THPT Thanh Bình, Đồng Nai

đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập, giảng dạy và thực nghiệm sư phạm tại trường

- Ban Giám hiệu, thầy Nguyễn Văn Hưng, thầy Nguyễn Văn Thìn và các em học sinh trường THPT Đạ Tẻ, Lâm Đồng, trường THPT chuyên ban Tân Phú, Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình thực nghiệm sư phạm tại trường

- Các bạn trong lớp cao học chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học môn hóa học – khóa 19 đã góp ý giúp tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu

- Gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Biên Hoà, ngày 15 tháng 09 năm 2011

Tác giả Đinh Thị Mến

Trang 4

MỤC LỤC

Trang bìa chính

Trang bìa phụ

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình

MỞ ĐẦU

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 14

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 14

1.2 Dạy học và phát triển năng lực hành động 15

1.2.1 Khái niệm 15

1.2.2 Cấu trúc năng lực hành động trong dạy học 16

1.2.3 Phát triển năng lực hành động của học sinh trong dạy học hóa học 17

1.3 Phương pháp Grap và sơ đồ tư duy 19

1.3.1 Phương pháp grap dạy học 20

1.3.2 Sơ đồ tư duy 25

1.4 Bài ôn tập, luyện tập [19] 35

1.4.1 Khái niệm bài ôn tập, luyện tập 35

1.4.2 Bài ôn tập, luyện tập góp phần phát triển năng lực hành động cho HS 35

1.4.3 Chuẩn bị kế hoạch bài ôn tập, luyện tập với sự phát triển năng lực hành động cho HS 39

1.5 Thực trạng dạy học các bài ôn tập, luyện tập ở trường phổ thông 42

Tóm tắt chương 1 43

Chương 2 SỬ DỤNG GRAP VÀ SƠ ĐỒ TƯ DUY THIẾT KẾ GIÁO ÁN CÁC BÀI ÔN TẬP, LUYỆN TẬP PHẦN HÓA PHI KIM LỚP 11 THPT 44

2.1 Mục tiêu và phân phối chương trình phần hóa phi kim lớp 11 THPT 44

2.2 Thiết kế grap và lập sơ đồ tư duy nội dung kiến thức cần nhớ bài ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT 46

Trang 5

2.2.1 Grap và sơ đồ tư duy bài 13 (tiết 19, 20) - Luyện tập tính chất của nitơ - photpho và

hợp chất của chúng (chương trình cơ bản) 47

2.2.2 Grap và sơ đồ tư duy bài 13 (tiết 20) - Luyện tập tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ (chương trình nâng cao) 51

2.2.3 Grap và sơ đồ tư duy bài 17 (tiết 25) - Luyện tập tính chất của photpho và hợp chất của photpho (chương trình nâng cao) 52

2.2.4 Grap và sơ đồ tư duy bài 19 (tiết 27-CB) và bài 24 (tiết 33- NC) - Luyện tập tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng 53

2.2.5 Hướng dẫn học sinh tự lập sơ đồ tư duy và tự học bằng sơ đồ tư duy 54

2.3 Thiết kế giáo án các bài ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT có sử dụng grap và sơ đồ tư duy 61

2.3.1 Giáo án tiết 19 – bài 13 (CB) : Luyện tập tính chất của nitơ, photpho và các hợp chất của chúng 61

2.3.2 Giáo án tiết 20 – bài 13 (NC) : Luyện tập tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ 74

2.3.3 Giáo án tiết 25 – bài 17 (NC) : Luyện tập tính chất của photpho và các hợp chất của photpho 81

2.3.4 Giáo án tiết 27 – bài 19 (CB) : Luyện tập tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng 89

2.3.5 Giáo án tiết 33 – bài 24 (NC) : Luyện tập tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng 98

Tóm tắt chương 2 103

Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 104

3.1 Mục đích thực nghiệm 104

3.2 Nhiệm vụ thực nghiệm 104

3.3 Chuẩn bị thực nghiệm 104

3.4 Tiến hành thực nghiệm 106

3.4.1 Tiến hành thực nghiệm thăm dò 106

3.4.2 Tiến hành thực nghiệm sư phạm chính thức 106

3.4.3 Phương pháp xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm 107

Trang 6

3.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm 108

3.5.1 Kết quả đánh giá về mặt định tính 108

3.5.2 Kết quả đánh giá về mặt định lượng 110

3.6 Các bài học kinh nghiệm 121

Tóm tắt chương 3 122

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 123

TÀI LIỆU THAM KHẢO 126

PHỤ LỤC 129

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTHH : bài tập hoá học

CB : chuyên ban

ĐC : đối chứng

đktc : điều kiện tiêu chuẩn

GV : giáo viên

HS : học sinh

KT : kiểm tra

PGS TS : phó giáo sư tiến sĩ

PL : phụ lục

PTHH : phương trình hoá học

SĐTD : sơ đồ tư duy

SGK : sách giáo khoa

TCHH : tính chất hoá học

TCVL : tính chất vật lí

THPT : trung học phổ thông

TN : thực nghiệm

DANH MỤC CÁC BẢNG

B ảng 2.1 Phân phối chương trình phần hóa phi kim lớp 11 ban cơ bản 45

B ảng 2.2 Phân phối chương trình phần hóa phi kim lớp 11 nâng cao 45

Bảng 3.1 Bài dạy thực nghiệm sư phạm 106

Bảng 3.2 % số học sinh thích học với sơ đồ tư duy 109

Bảng 3.3 Điểm bài KT 1 110

Bảng 3.4 % số HS đạt điểm Xi của bài KT 1 trường THPT Thanh Bình 111

Bảng 3.5 % số HS đạt điểm Xi của bài KT 1 trường THPT Đạ Tẻ 112

Bảng 3.6 % số HS đạt điểm Xi của bài KT 1 trường THPT CB Tân Phú 113

Trang 8

Bảng 3.7 Điểm bài KT 2 114

Bảng 3.8 % số HS đạt điểm Xi của bài KT 2 trường THPT Thanh Bình 114

Bảng 3.9 % số HS đạt điểm Xi của bài KT 2 trường THPT Đạ Tẻ 115

Bảng 3.10 % số HS đạt điểm Xi của bài KT 2 trường THPT CB Tân Phú 116

Bảng 3.11 Điểm bài KT 3 117

Bảng 3.12 % số HS đạt điểm Xi của bài KT 3 trường THPT Thanh Bình 117

Bảng 3.13 % số HS đạt điểm Xi của bài KT 3 trường THPT Đạ Tẻ 118

Bảng 3.14 % số HS đạt điểm Xi của bài KT 3 trường THPT CB Tân Phú 119

Bảng 3.15 Tổng hợp các tham số đặc trưng 120

DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 Sơ đồ tóm tắt việc dạy học theo phương pháp grap 23

Hình 1.2 Tony Buzan 26

Hình 1.3 SĐTD về cách lập SĐTD có tuân thủ các quy tắc 28

Hình 1.4 Giao diện của phần mềm Mindjet MindManager 6 30

Hình 1.5 Giao diện của phần mềm FreeMind 31

Hình 1.6 Giao diện của phần mềm iMindmapV4.0.0 31

Hình 1.7 Giao diện của phần mềm Mindjet MindManager 9 32

Hình 2.1 Grap liên hệ giữa nitơ và hợp chất của nitơ 47

Hình 2.2 Grap liên hệ giữa photpho và hợp chất của photpho 48

Hình 2.3 Sườn chính của SĐTD tính chất của N - P và hợp chất của chúng 48

Hình 2.4 Hình cắt một phần SĐTD tính chất của N - P và hợp chất của chúng 49

Hình 2.5 Hình ảnh chi tiết SĐTD tính chất của N – P và hợp chất của chúng 50

Hình 2.6 Grap liên hệ giữa nitơ và hợp chất của nitơ 51

Hình 2.7 Hình ảnh chi tiết SĐTD tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ 51

Hình 2.8 Grap liên hệ giữa photpho và hợp chất của photpho 52

Hình 2.9 SĐTD tính chất của photpho và hợp chất của photpho 53

Hình 2.10 Grap liên hệ giữa cacbon và hợp chất của cacbon 53

Trang 9

Hình 2.11 SĐTD tính chất của cacbon và hợp chất của cacbon 54

Hình 2.12 SĐTD khung tính chất của nitơ - photpho và hợp chất của chúng 56

Hình 2.13 SĐTD khung tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ 57

Hình 2.14 SĐTD chương nhóm nitơ hỗ trợ HS tự học 60

Hình 2.15 SĐTD chương nhóm cacbon hỗ trợ HS tự học 61

Hình 3.1 Biểu đồ % số HS thích học với SĐTD 110

Hình 3.2 Đồ thị đường luỹ tích bài KT 1 trường THPT Thanh Bình 111

Hình 3.3 Đồ thị đường luỹ tích bài KT 1 trường THPT Đạ Tẻ 112

Hình 3.4 Đồ thị đường luỹ tích bài KT 1 trường THPT CB Tân Phú 113

Hình 3.5 Đồ thị đường luỹ tích bài KT 2 trường THPT Thanh Bình 115

Hình 3.6 Đồ thị đường luỹ tích bài KT 2 trường THPT Đạ Tẻ 116

Hình 3.7 Đồ thị đường luỹ tích bài KT 2 trường THPT CB Tân Phú 117

Hình 3.8 Đồ thị đường luỹ tích bài KT 3 trường THPT Thanh Bình 118

Hình 3.9 Đồ thị đường luỹ tích bài KT 3 trường THPT Đạ Tẻ 119

Hình 3.10 Đồ thị đường luỹ tích bài KT 3 trường THPT CB Tân Phú 120

Trang 10

M Ở ĐẦ U

1 Lí do chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong xã hội tri thức, một xã hội học tập Trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa lượng tri thức tăng nhanh và thời gian đào tạo có hạn, việc sử dụng phương pháp dạy học đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học thông qua các hình thức tổ chức hoạt động dạy học là vấn đề cấp bách nhằm đào tạo ra những con người đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường lao động, có khả năng hòa nhập và cạnh tranh quốc tế

Hiện nay, chúng ta đang thực hiện đổi mới nội dung giáo dục phổ thông song song với việc đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học Mỗi GV cần sử dụng phương pháp dạy học phù hợp áp dụng cho các khâu của quá trình dạy học Các bài ôn tập, luyện tập trong SGK mới được chú trọng và có cấu trúc chung gồm 2 phần gồm kiến thức cần nhớ và bài tập Dạng bài này đòi hỏi người GV hóa học phải lựa chọn phương pháp có tính khái quát cao nhằm giúp HS tìm ra mối liên hệ giữa các khái niệm, các kiến thức riêng lẻ đã nghiên cứu trong các bài học thành một hệ thống nhất với mục đích củng cố, khắc sâu, hệ thống hóa kiến thức của một chương hoặc một phần của chương trình Thông qua bài luyện tập

GV kiểm tra được khả năng tự học, mức độ lĩnh hội kiến thức của HS, tổ chức các hoạt động học tập thích hợp nhằm phát triển tính năng lực hành động cho HS Trong các phương pháp được sử dụng trong các bài ôn tập, luyện tập, chúng tôi nhận thấy phương pháp grap và lập SĐTD có những nét đặc thù giúp HS phát triển năng lực hành động Với các lí do trên chúng

tôi chọn đề tài : “Sử dụng grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hoá phi kim lớp 11 THPT ”

2 M ục đích của đề tài

Nghiên cứu sử dụng grap và SĐTD để tổ chức hoạt động dạy học trong giờ ôn

tập, luyện tập phần hoá phi kim lớp 11 THPT giúp HS nắm bắt các kiến thức cốt lõi,

bản chất, tìm ra mối liên hệ giữa các kiến thức và vận dụng sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn, qua đó nâng cao chất lượng giờ học ôn tập, luyện tập và phát triển năng lực hành động cho HS

3 Nhi ệm vụ của đề tài

Trang 11

− Nghiên cứu cơ sở lí luận liên quan đến đề tài về phương pháp grap, SĐTD, năng lực hành động trong dạy học hoá học và vận dụng trong bài ôn tập, luyện tập

− Tìm hiểu thực trạng việc dạy học bài ôn tập, luyện tập hoá học ở trường THPT

− Nghiên cứu chương trình, nội dung kiến thức phần hóa phi kim lớp 11 THPT, đi sâu phân tích nội dung bài ôn tập, luyện tập và các hình thức tổ chức các hoạt động dạy học trong bài ôn tập, luyện tập

− Thiết kế grap, SĐTD cho các bài ôn tập, luyện tập phần hoá phi kim lớp 11 THPT

− Nghiên cứu sử dụng grap và SĐTD thiết kế các hoạt động dạy học cho phần hệ thống kiến thức trong các bài ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT nhằm nâng cao năng lực hành động cho HS

− Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập vận dụng cho các bài ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT

− Thực nghiệm sư phạm đánh giá tính phù hợp và hiệu quả của các đề xuất

4 Khách th ể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

− Khách th ể nghiên cứu : Quá trình dạy học phần hóa phi kim lớp 11 THPT

tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT

5 Phạm vi nghiên cứu

− Về nội dung : Nghiên cứu thiết kế grap, SĐTD và sử dụng chúng trong bài ôn tập, luyện tập phần hoá phi kim lớp 11 THPT với mục tiêu nâng cao năng lực hành

động cho HS

− Về địa bàn thực nghiệm sư phạm : Một số trường THPT tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng

− Về thời gian thực hiện đề tài : Từ 01/04/2010 đến 30/06/2011

6 Gi ả thuyết khoa học

Trang 12

Chất lượng bài học ôn tập, luyện tập, tổng kết sẽ được nâng cao khi GV sử dụng hợp lí grap và SĐTD tổ chức hoạt động dạy học phù hợp có sự phối hợp với việc sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập đa dạng ở mức độ hiểu và vận dụng

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận

Để nghiên cứu lí luận, việc đầu tiên rất quan trọng là thu thập, đọc và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài Đồng thời với việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu lí luận sau :

− Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết;

− Phương pháp phân loại hệ thống hóa lí thuyết;

− Phương pháp mô hình hóa;

− Phương pháp xây dựng giả thuyết;

− Phương pháp tổng kết kinh nghiệm lịch sử

7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

− Quan sát giờ học ôn tập, luyện tập, trao đổi với đồng nghiệp để đánh giá thực trạng tổ chức giờ học ôn tập, luyện tập

− Sử dụng phiếu điều tra và trao đổi với các chuyên gia, đồng nghiệp về sử dụng phương pháp grap, SĐTD trong tổ chức hoạt động bài luyện tập

− Tiến hành thực nghiệm sư phạm kiểm nghiệm các đề xuất

7.3 Phương pháp xử lí thông tin

Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm

Trang 13

− Sử dụng grap bài học, SĐTD thiết kế giáo án bài luyện tập phần hoá phi kim lớp 11 THPT

Trang 14

Ch ươ ng 1

C Ơ S Ở LÍ LU Ậ N VÀ TH Ự C TI Ễ N C Ủ A ĐỀ TÀI 1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chúng ta đang sống trong xã hội tri thức, một xã hội học tập, trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa lượng tri thức tăng nhanh và thời gian đào tạo có hạn, việc sử dụng phương pháp dạy và hỗ trợ HS phương pháp học đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học là vấn đề cấp bách Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục hiện nay để tìm ra biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, phát huy năng lực nhận thức, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác và năng lực hành động cho HS đặc biệt là trong tiết luyện tập, ôn tập

1.1.1 Nhiều ý kiến cho rằng sơ đồ tư duy nâng cao hiệu quả dạy học

− Mô hình học tập môn văn với SĐTD của thầy Hoàng Đức Huy đã áp dụng rất thành công ở trung tâm GDTX quận 4 và trường THPT Tư Thục Nguyễn Khuyến – TP.HCM năm học 2008-2009

− Theo ông Phạm Chí Dũng ở Phòng GDTX, Sở GDĐT TP.HCM : “SĐTD rất phù hợp khi áp dụng vào giảng dạy vì giúp giảm tải chương trình, HS dễ hiểu, dễ nhớ, dễ học Sở GDĐT không chỉ nhân rộng trong hệ GDTX mà cả hệ phổ thông”

− Trong chương trình “thời sự học đường” của VTV đã giới thiệu về em Trịnh Tùng Anh lớp 12I trường Marie Curie – Hà Nội, một HS đã áp dụng rất thành công phương pháp học tập

sử dụng SĐTD

− Trong cuộc thi “Phương pháp học Đại học hiệu quả” do Nhà văn hóa Sinh viên TP.HCM tổ chức thì qua thực tế cho thấy phương pháp học tập với SĐTD được rất nhiều bạn sinh viên áp dụng thành công trong học tập và làm việc nhóm

1.1.2 Các luận văn, khóa luận tốt nghiệp về việc sử dụng phương pháp grap và sơ đồ tư

duy trong dạy học hóa học

− Đoàn Thị Hoà (2011), Xây dựng và sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học phần hiđro cacbon nhằm nâng cao chất lượng dạy học hoá học THPT, luận văn Thạc sĩ ĐHSP Hà Nội

Trang 15

− Nguyễn Thị Khoa (2010), Sử dụng SĐTD trong dạy và học hoá học ở trung học phổ thông, Khoá Luận TN, ĐHSP TP.HCM

− Ngô Quỳnh Nga (2009), Sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy tổ chức hoạt động học tập của HS trong giờ ôn tập – luyện tập phần kim loại hoá học 12- THPT nâng cao - nhằm nâng cao năng lực nhận thức, tư duy logic cho HS, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội

− Trần Thị Lan Phương (2009), Sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy nhằm nâng cao năng lực nhận thức, tư duy logic cho HS trong giờ luyện tập phần phi kim lớp 10 THPT, Luận văn Thạc sĩ, ĐH Vinh

− Lê Thị Thu Thuỷ (2010), Xây dựng và sử dụng grap, SĐTD các bài luyện tập phần dẫn xuất hiđro cacbon lớp 11 nâng cao nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS, LV Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội

− Báo : Vũ Thị Thu Hoài (2010), Sử dụng SĐTD hướng dẫn HS ôn tập tổng kết kiến thức trong các bài luyện tập, ôn tập tổng kết hoá học hữu cơ, Hội nghị Hoá Học Toàn quốc lần thứ 5 – Hà Nội ( tr 222 – 228)

Như vập phương pháp grap và SĐTD là một phương pháp dạy học được nhiều GV sử dụng trong việc dạy học để phát huy tính tự học, tự sáng tạo, khả năng làm việc hợp tác … cho

HS, sinh viên Hy vọng sẽ được đưa vào áp dụng nhiều trong quá trình dạy học THPT cũng như các cấp học khác Hiện nay với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và phần mềm lập SĐTD sẽ đem lại những tiện ích đáng kể cho việc sử dụng kĩ thuật dạy học này trong việc nâng cao chất lượng giờ ôn tập, luyện tập góp phần hình thành năng lực hành động, khả năng tự học suốt đời cho HS

1.2 Dạy học và phát triển năng lực hành động

1.2.1 Khái ni ệm [20, tr.6]

Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức,

kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức

Năng lực là những khả năng và kĩ xảo học được hay sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội và khả năng vận dụng

Trang 16

các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh

hoạt (weinert 2001)

Năng lực hành động là khả năng thực hiện có hiệu quả và có trách nhiệm các hoạt động,

giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở

hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động

1.2.2 C ấu trúc năng lực hành động trong dạy học [20, tr.7]

Năng lực hành động được tạo nên bằng sự “gặp gỡ” các năng lực : Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể

− Năng lực chuyên môn là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như đánh giá kết quả một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về chuyên môn

− Năng lực phương pháp là khả năng định hướng mục đích, xây dựng kế hoạch cho những hành động được thực hiện trong việc giải quyết các nhiệm vụ và các vấn đề đặt ra (trong học

tập, thực tiễn cuộc sống) Trung tâm của năng lực phương pháp là những phương thức nhận

thức, xử lí, đánh giá, truyền thụ và giới thiệu thông tin

− Năng lực xã hội là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống xã hội cũng như trong những nhiệm vụ khác nhau với sự phối hợp chặt chẽ với những thành

viên khác Trọng tâm là :

+ Ý thức trách nhiệm bản thân, của những người khác, tự chịu trách nhiệm, tự tổ

chức

+ Có khả năng thực hiện các hoạt động xã hội, khả năng cộng tác và giải quyết xung đột

Năng lực cá thể là khả năng xác định suy nghĩ và đánh giá được những cơ hội phát triển

cũng như những giới hạn của mình, phát triển được năng khiếu cá nhân cũng như xây dựng kế

hoạch cho cuộc sống riêng và thực hiện kế hoạch đó Những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức

và động cơ chi phối các hành vi cư xử của cá thể

Trang 17

1.2.3 Phát tri ển năng lực hành động của học sinh trong dạy học hóa học

[20, tr.8]

Để phát triển năng lực hành động cho HS người GV phải tạo điều kiện để HS phát triển các năng lực sau : Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể

1.2.3.1 Học nội dung chuyên môn để phát triển năng lực chuyên môn

Môn hóa học phát triển năng lực chuyên môn về hoá học thông qua việc cung cấp cho HS

hệ thống các kiến thức chuyên môn gồm :

− Những cơ sở khoa học của hóa học đó là những khái niệm, định luật, lí thuyết hóa học

và những sự kiện hóa học vô cơ và hữu cơ cần thiết để nhận thức thế giới vật chất và đáp ứng

những đòi hỏi của xã hội

− Hình thành và rèn luyện cho HS hệ thống những kĩ năng cơ bản của khoa học hóa học

đó là :

+ Kĩ năng tiến hành thí nghiệm hoá học, quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng

xảy ra trong thí nghiệm

+ Kĩ năng vận dụng kiến thức để phân tích, lí giải các hiện tượng hóa học trong

sản xuất và đời sống

+ Kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các sự kiện hóa học

+ Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hoá học trong học tập, mô tả, vận dụng kiến thức

+ Kĩ năng giải các BTHH

1.2.3.2 Học phương pháp - chiến lược để phát triển năng lực phương pháp

Thông qua việc dạy học hoá học, GV chú trọng :

− Phát triển năng lực nhận thức, hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học cho HS : Trong quá trình dạy học hóa học, GV tạo điều kiện cho HS vận dụng các phương pháp nhận

thức khoa học để tiếp thu, nắm vững kiến thức, qua đó mà năng lực nhận thức, tư duy của HS được hình thành, rèn luyện và phát triển ngày càng cao hơn Trong đó các thao tác tư duy và các phương pháp suy lí mà GV, HS hay sử dụng trong dạy học hóa học là so sánh, phân tích,

tổng hợp, diễn dịch, quy nạp

Trang 18

− Lập kế hoạch làm việc, kế hoạch học tập môn học : GV hướng dẫn cho HS lập kế hoạch

học tập, phương pháp học, cách kiểm tra - đánh giá, ngay từ các bài đầu tiên của môn học

− Thu thập, xử lí thông tin, trình bày tri thức : Trong dạy học GV cần tin tưởng tạo điều

kiện cho HS thu thập, xử lí thông tin, trình bày tri thức, bảo vệ quan điểm trước công chúng

Nếu thành công một mặt giúp HS phát triển năng lực và sự tự tin, mặt khác giúp GV nhận ra năng lực thực sự của HS để có hướng hỗ trợ, đào tạo thích hợp

1.2.3.3 Học giao tiếp - xã hội để phát triển năng lực xã hội

GV tạo điều kiện tổ chức cho HS được làm việc trong nhóm, tạo điều kiện cho sự hiểu biết về phương diện xã hội [19, tr.35]

Thông qua các hoạt động học hợp tác để giúp HS :

− Xây dựng sự đoàn kết trong nhóm, tôn trọng lẫn nhau và tạo sự tương tác bình đẳng

− Rèn kĩ năng chia sẻ thông tin trong nội bộ nhóm và liên nhóm

− Rèn luyện kĩ năng giao tiếp : Kĩ năng giao tiếp là mấu chốt chủ yếu trong thành công

của mỗi cá nhân, cần khuyến khích quá trình giao tiếp tích cực và đưa

hoạt động của mối liên hệ ngược bên trong của quá trình dạy học, HS nhận được những thông tin về mức độ đầy đủ và chất lượng của việc nghiên cứu tài liệu chương trình, về sự bền vững

của các kĩ năng, kĩ xảo đã hình thành, về những kiến thức mới nảy sinh Nhờ đó HS có thể

nhận rõ mặt mạnh, mặt yếu, nâng cao trách nhiệm đối với việc học tập, lòng tự tin, tính độc lập,

ý thức thói quen, khả năng tự đánh giá trong mỗi hoạt động sau này

Trang 19

− GV cần giúp HS định hướng kế hoạch phát triển cá thể [36, tr.122-128] : Chúng ta đều

biết có những người khi còn học phổ thông thì học rất xuất sắc Nhưng khi học đến đại học, cao đẳng thì lại học kém, thậm chí học đúp Điều này thường xảy ra với nhiều người, hầu hết trong

số họ đều không hiểu tại sao mình lại kém cỏi đến như vậy Nguyên nhân là ở chỗ HS chưa biết

tự xây dựng định hướng phát triển cho mình, chưa xác định được năng khiếu, mặt mạnh, mặt

yếu của mình để xây dựng kế hoạch cuộc sống riêng và biết đánh giá cơ hội phát triển của cá nhân cũng như xác định được các chuẩn mực đạo đức, các giá trị văn hoá trong cuộc sống để

có thái độ đúng đắn và phù hợp Đồng thời còn có những bất đồng giữa phương thức học tập ưa thích của HS và phương pháp giảng dạy của GV Hiện tượng này đặc biệt phổ biến ở giai đoạn chuyển tiếp từ trung học phổ thông lên đại học, cao đẳng bởi phương pháp giảng dạy chuyển từ hướng dẫn chi tiết sang độc lập tự chủ ở mức cao và kết hợp với phương pháp nghiên cứu khoa

học Như vậy trong dạy học ở trường phổ thông cần có sự chuẩn bị, hình thành dần cho HS biết

kết hợp các hoạt động tư duy, huy động được hết chức năng của não phải và não trái thông qua

việc thiết lập sơ đồ, kế hoạch hoạt động qua SĐTD cho phù hợp với các phương thức học tập khác nhau của HS Cụ thể là : Nếu HS là người học theo phương thức nhìn, khuyến khích HS nghiên cứu các chế độ về giác quan và động lực bằng cách mô tả kiến thức qua các đồ vật và

diễn xuất bằng tay, cơ thể kể lại ý chính Nếu HS là người học theo phương thức nghe, sau khi

học xong khuyến khích HS lập SĐTD về những thông tin quan trọng có sử dụng màu sắc, biểu tượng và đồ họa quan trọng hay mô tả bằng động lực của cơ thể Nếu HS là người học theo phương thức động lực, sau khi học xong khuyến khích HS lập bản đồ tư duy để phát triển năng

lực trực quan và giới thiệu những bức tranh này có thay đổi cường độ, âm điệu, nhịp điệu

− Thái độ tự trọng, tôn trọng các giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các giá trị văn hóa : GV

cần kết hợp dạy kiến thức với việc hình thành nhân cách người lao động mới thông qua các giá

trị văn hoá, chuẩn mực đạo đức theo truyền thống của dân tộc

1.3 Phương pháp Grap và sơ đồ tư duy

Cho đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, bộ não của chúng ta xử lí thông tin theo tuyến, theo một trật tự cố định như một danh sách và tư duy con người hoạt động theo kiểu tuần tự hay giống như bản liệt kê Sở dĩ chúng ta thừa nhận điều đó là bởi vì hai hình thức giao tiếp cơ

bản của con người là nói và viết đều theo tuyến Chữ viết lại càng được xem có tính chất tuần

tự nhiều hơn Không chỉ người đọc bắt buộc phải tiếp thu các đơn vị chữ theo thứ tự liên tiếp

Trang 20

mà chúng còn được sắp xếp trên giấy theo thứ tự dòng hay hàng Trong dạy học theo phương pháp truyền thống sử dụng việc ghi chép có nhược điểm là làm cho HS dễ quên, gây khó khăn trong việc nhìn nhận vấn đề một cách tổng thể và gắn kết các ý tưởng, mất thời gian Đồng thời khi đọc những dòng ghi chép đó ta cảm thấy nhàm chán, dễ bỏ qua và làm trì trệ, kìm hãm quá trình tư duy và cảm giác “bộ não sắp đầy” Nhưng theo nghiên cứu của của tiến sĩ Mark Rosenweig ở Pari thì đến 100 năm cũng chưa sử dụng hết sức chứa dữ liệu của 1/10 bộ não và khi học hay tích lũy càng nhiều dữ liệu theo lối tích hợp, mở rộng, có tổ chức thì việc học càng

dễ dàng

Mục đích ghi chép cơ bản của chúng ta là tóm tắt được những điểm quan trọng một cách rành mạch, ngắn gọn, ghi nhớ những điểm quan trọng đó, thấy được mối liên hệ giữa chúng và

nhớ lại chúng khi cần Nghiên cứu gần đây về cấu trúc và cách hoạt động của bộ não cho thấy

bộ não có tính đa chiều trong việc lưu giữ và nhớ lại thông tin, đã chứng minh rằng các lập luận

về lời nói, chữ viết đều mắc phải sai lầm nghiêm trọng, đồng thời mở ra phương pháp ghi chép

mới giúp chúng ta có khả năng tổ chức tốt hơn, tăng sự hiểu biết, nhớ lâu và có được sự hiểu

biết sâu sắc hơn Tác giả người Anh, Tony Buzan nghiên cứu về não bộ, sự sáng tạo và việc

học đã phát minh ra cách lập SĐTD SĐTD (Mind map) là hình thức ghi chép sử dụng màu

sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng từ một ý trung tâm Đây là một công cụ tổ

chức tư duy nền tảng, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não, hướng toàn bộ trí

óc tới lối tư duy, suy nghĩ mạch lạc Lập SĐTD đặc biệt hiệu quả không chỉ trong tiết ôn tâp, luyện tập - phù hợp với mục đích ghi chép, với cách bộ não lưu giữ và nhớ lại thông tin mà còn giúp HS xây dựng được kế hoạch cho mọi hoạt động của mình như kế hoạch ôn thi, hoạt động nghiên cứu khoa học, tự học tóm tắt một nội dung học tập Trong dạy học, để giúp HS tự học,

tự hệ thống kiến thức, hình thành các năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực cá

thể GV có thể sử dụng phương pháp grap và lập SĐTD, các phương pháp này giúp HS có cái nhìn khái quát về một vấn đề, một hoạt động, một kế hoạch, từ đó có thể bổ sung phát triển các

ý tưởng trong tương lai

1.3.1 Ph ương pháp grap dạy học

Trong toán học, lí thuyết grap là một khoa học độc lập, trưởng thành và có rất nhiều ứng dụng Năm 1970 cố giáo sư Nguyễn Ngọc Quang đã cùng với các cộng tác viên triển khai việc

Trang 21

chuyển hóa phương pháp grap toán học thành phương pháp grap dạy học và vận dụng trong dạy học hoá học

Grap bao gồm một tập hợp không rỗng E những yếu tố gọi là đỉnh và một tập hợp A những yếu tố gọi là cạnh Mỗi yếu tố của A là một cặp (không xếp thứ

tự) những yếu tố rõ rệt của E Trong trường hợp một grap định hướng những yếu tố của A đều

là những cặp có hướng và gọi là cung Một đôi hay một cặp được lựa chọn hơn một lần

1.3.1.2 Cách xây dựng grap nội dung dạy học

kiến thức chốt - cơ bản, cần và đủ - của một nội dung dạy học (đỉnh) và cả logic phát triển bên trong của nó (cung)

định luật, học thuyết, bài học …), chọn những kiến thức chốt (kiến thức cơ bản - cần và đủ), đặt chúng vào đỉnh của grap và nối các đỉnh với nhau bằng các cung theo logic dẫn xuất và sự phát triển nội dung bên trong

 Algorit c ủa việc lập grap nội dung dạy học

Bước 1 Xác định các đỉnh của grap Gồm các công việc chính như sau :

+ Chọn các kiến thức chốt tối thiểu - cơ bản nhất, bản chất nhất của một khái niêm, một bài hay một chương Đỉnh là một kiến thức hay nhiều kiến thức cùng loại

+ Mã hóa kiến thức chốt cho thật súc tích, dễ hiểu, có thể dùng kí hiệu quy ước

Mã hoá kiến thức chốt giúp ta rút gọn được grap, làm cho nó đỡ cồng kềnh mà dễ hiểu Ví dụ :

+ Xếp các đỉnh grap : Xác định thứ tự của các kiến thức chốt và đặt chúng

Trang 22

trong sơ đồ - chú ý tới tính khoa học, logic phát triển kiến thức chung và cả sự phát triển logic tình huống trong giờ học Tuy nhiên nếu cứ mỗi kiến thức chốt xếp vào một đỉnh thì grap sẽ hết

sức cồng kềnh và mất giá trị khái quát hoá Do đó nên gộp hai hay nhiều kiến thức cùng loại, cùng ý nghĩa, cùng nội dung lại một đỉnh thì grap sẽ gọn

Bước 2 Thiết lập các cung : Nối các đỉnh với nhau bằng các mũi tên để diễn tả mối

quan hệ phụ thuộc giữa nội dung các đỉnh với nhau, làm sao phản ánh được logic phát triển của

nội dung học tập

Bước 3 Hoàn thiện grap : Làm cho grap trung thành với nội dung được mô hình hóa về

cấu trúc logic, nhưng HS lại lĩnh hội được dễ dàng và đảm bảo mỹ thuật về mặt trình bày

1.3.1.3 Sử dụng grap tổ chức hoạt động học tập trong giờ ôn tập, luyện tập

Với các bài ôn tập, luyện tập GV có thể sử dụng phương pháp grap để hệ thống hoá nội dung các kiến thức cần nhớ trong bài Việc tổ chức hoạt động học tập trong giờ học được thực

hiện như sau :

− Ho ạt động của GV gồm :

+ GV tiến hành lập grap khung và grap nội dung của bài lên lớp dựa vào SGK và

các tài liệu tham khảo khác

+ GV soạn grap phương pháp (hay các tình huống dạy học của bài lên lớp theo phương pháp grap)

+ GV thực hiện giờ học bằng các tình huống dạy học của bài lên lớp theo grap,

tức là triển khai grap nội dung thành hoạt động dạy học của mình và chỉ đạo hoạt động lĩnh hội

của trò

− Ho ạt động của HS gồm :

+ Trên lớp trò nghe, hiểu ghi nhớ grap ban đầu là grap khung sau đó là grap nội dung chi

tiết

+ Về nhà tự học bằng phương pháp grap để nắm vững nội dung của bài học

được kết tinh trong grap nội dung chi tiết của bài lên lớp

+ GV kiểm tra, đánh giá HS và HS tự kiểm tra đánh giá bản thân về trình độ lĩnh hội, kỹ năng sử dụng, khả năng tự lập về grap nội dung bài học

Trang 23

Hình 1.1 Sơ đồ tóm tắt việc dạy học theo phương pháp grap

phương pháp dạy học khác, cụ thể như :

− Phối hợp grap với thuyết trình nêu vấn đề : GV có thể nêu và giải quyết từng vấn đề cơ

bản ở các đỉnh của grap, trình bày mối liên hệ giữa các kiến thức bằng sự nối các đỉnh grap và

kết thúc bài thuyết trình là một sơ đồ đầy đủ các kiến thức cơ bản của chương

− Ph ối hợp grap với đàm thoại nêu vấn đề : GV tổ chức, điều khiển hoạt động hệ thống

các kiến thức chốt ở từng đỉnh của grap bằng các câu hỏi có liên quan HS làm việc độc lập trả

lời câu hỏi, GV hệ thống chỉnh lí và điền vào các đỉnh của grap, GV và HS cùng thiết lập mối liên hệ giữa các kiến thức cơ bản (cung) và cuối cùng sẽ có một grap hoàn chỉnh của bài luyện

tập

− Phối hợp grap với việc sử dung phương tiện kĩ thuật : GV có thể sử dụng máy vi tính

với phần mềm trình diễn để trình bày nội dung bài luyện tập Bằng sự xuất hiện dần từng đỉnh

của grap và kết hợp thêm các hình ảnh, tư liệu để minh họa hoặc khái quát, vận dụng kiến thức

sẽ làm cho bài học hấp dẫn và sinh động hơn Xác định mối liên hệ giữa các kiến thức chốt

bằng đường nối các cung và kết thúc bài học là một grap nội dung hoàn chỉnh

Quá trình áp dụng phương pháp grap vào dạy học

Thầy lập grap nội dung bài lên lớp Trò lĩnh hội grap nội dung bài lên lớp

Thầy chuyển grap nội dung bài lên lớp thành grap giáo án

Trò tự học ở nhà bằng phương pháp

Trên lớp thầy triển

khai bài học theo phương pháp grap

Thầy kiểm tra đánh giá trò về chất lượng học, khả năng đọc, dịch, lập grap

Trò tự kiểm tra đánh giá trình độ lĩnh hội bài học kỹ năng đọc, dịch, tự lập grap

Trang 24

Như vậy GV triển khai grap nội dung toàn bài ôn tập, tổng kết, HS nắm kiến thức qua grap và sử dụng grap cho quá trình tự học, tự nghiên cứu ở nhà Hình thức này phù hợp với những chương có nhiều kiến thức, đồng thời giúp HS học được cách trình bày nội dung kiến thức cần hệ thống theo sơ đồ và sự phát triển kiến thức thông qua các mối liên hệ giữa chúng

Hướng dẫn HS tự thiết lập grap nội dung bài luyện tập Giáo vên có thể thực hiện

− Bước 1 GV cung cấp grap câm (gồm các ô trống ở các đỉnh) và yêu cầu HShoàn thành

mã hoá nội dung của các đỉnh trong các khung của grap câm, lập các cung của grap Trong giờ

ôn tập GV trình bày nội dung theo grap đã chuẩn bị, HS so sánh các grap của mình đã lập với grap của GV trình bày GV có thể yêu cầu HS trình bày sự chuẩn bị của mình, các bạn cùng góp ý để cùng nhau xây dựng một grap tối ưu

− Bước 2 GV yêu cầu HS tự thiết kế toàn bộ grap cho nội dung bài luyện tập, công việc này giao cho HS chuẩn bị trước khi luyện tập hoặc tổ chức cho HS thảo luận nhóm cùng thiết

kế grap và tổ chức cho các nhóm hoặc cá nhân HS trình bày, cả lớp thảo luận nhận xét và chỉnh

sửa để có grap bài học tối ưu

1.3.1.4 Nhận xét đánh giá về phương pháp grap

Grap là phương pháp có tính khái quát cao giúp GV hệ thống kiến thức,

ra mối liên hệ các kiến thức dưới dạng các sơ đồ trực quan Sử dụng phương pháp grap khi ôn tập có thể hệ thống được một khối lượng lớn kiến thức vì grap có những tính năng như :

− Tính khái quát : Khi nhìn vào grap ta sẽ thấy được tổng thể của các kiến thức, logic phát triển của vẩn đề và các mối liên hệ giữa chúng

Tính trực quan : Thể hiện ở việc sắp xếp các đường liên hệ rõ, đẹp, bố trí hình ảnh cân

đối, có thể dùng kí hiệu, màu sắc, đường nét đậm nhạt để nhấn mạnh những nội dung quan trọng

Tính hệ thống : Dùng grap có thể thể hiện được trình tự kiến thức của chương, logic

phát triển của kiến thức thông qua các trục chính hoặc các nhánh chi tiết của logic và tổng kết được các kiến thức chốt và những kiến thức có liên quan

Trang 25

− Tính súc tích : Grap cho phép dùng các kí hiệu, qui ước viết tắt ở các đỉnh nên đã nêu

lên được những dấu hiệu bản chất nhất của các kiến thức, loại bỏ được những dấu hiệu thứ yếu của khái niệm

Về tâm lí của sự lĩnh hội : HS dễ dàng hiểu được các kiến thức chủ yếu, quan trọng ở

các đỉnh của grap và cả logic phát triển của cả một hệ thống kiến thức

Phương pháp grap giúp hệ thống kiến thức về những chuyên đề nhỏ riêng biệt, với các vấn đề lớn thì sự mô tả bằng grap dễ gây sự rối rắm và khó nhìn

1.3.2 Sơ đồ tư duy

1.3.2.1 Khái niệm sơ đồ tư duy [31, 32, 33, 34, 35]

SĐTD là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng và đơn giản, là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả SĐTD là công cụ đồ hoạ nối các hình ảnh có liên hệ với nhau, có cấu trúc cơ bản là các nội dung được phát triển rộng ra từ trung tâm, nó giống như cấu trúc của cây trong tự nhiên

SĐTD là phương pháp được đưa ra như là một phương tiện mạnh để tận dụng khả năng ghi nhận của não Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp hay phân tích một vấn đề ra thành một dạng lược đồ phân nhánh

Như vậy SĐTD là một phương pháp ghi chép gồm một hình ảnh hoặc một từ khóa ở trung tâm, và từ từ khóa trung tâm đó phát triển ra nhiều ý, mỗi ý sẽ là một từ khóa mới, có nhiều ý nhỏ hơn SĐTD là biểu hiện của tư duy mở rộng Vì thế nên nó là chức năng tự nhiên trong tư duy Đó là một kĩ thuật họa hình đóng vai trò chiếc chìa khóa vạn năng để khai phá tiềm năng của bộ não Có thể áp dụng SĐTD trong cuộc sống mọi mặt, qua đó cải thiện hiệu quả học tập và khả năng tư duy mạch lạc, nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động

1.3.2.2 Phương pháp lập sơ đồ tư duy

Trang 26

Lập SĐTD là cách sử dụng “cả bộ não” để tóm tắt công việc

vào một tờ giấy, bằng việc sử dụng các hình ảnh trực quan, những

hình vẽ đồ thị lập SĐTD sẽ tạo ấn tượng sâu sắc hơn Phương pháp

ghi chép này được Tony Buzan phát triển vào đầu thập kỉ 70 của

thế kỉ XX dựa trên những nghiên cứu về quy trình hoạt động của bộ

não, hiện nay đã được sử dụng bởi hơn 250 triệu người trên thế

− Đối tượng quan tâm kết tinh thành một hình ảnh trung tâm hay chữ in chủ đề, sau đó đóng khung bằng một hình tròn, hình vuông hoặc các hình khác

− Từ hình ảnh trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng tỏa rộng thành các nhánh

− Trên các nhánh liên kết đều cấu thành từ một hình ảnh chủ đạo, một từ hay một cụm từ chính (truyền tải được phần hồn của ý tưởng và giúp kích thích bộ nhớ) Những vấn đề phụ cũng được biểu thị bởi các nhánh gắn kết với các nhánh có thứ bậc cao hơn

− Các nhánh tạo thành một cấu trúc nút liên hệ nhau Màu sắc, hình ảnh, mã số, kích thước

có thể được sử dụng để làm nổi bật và phong phú SĐTD, khiến nó thêm sức thu hút, hấp dẫn,

cá tính Nhờ đó mà đẩy mạnh tính sáng tạo, khả năng ghi

nhớ, đặc biệt là sức gợi nhớ thông tin

2 quy t ắc lập SĐTD : [31, 34, 35]

 Quy t ắc 1 Kĩ thuật

Kĩ thuật tạo sự nhấn mạnh trong SĐTD :

+ Nên bắt đầu với hình ảnh ở tâm Một bức ảnh “có giá trị ngàn lời” kích thích tư duy sáng

tạo và nâng cao khả năng nhớ Mỗi ảnh trung tâm dùng ít nhất 3 màu

+ Cần bố trí các thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm

+ Sử dụng hình ảnh ở mọi nơi trong SĐTD

+ Viết các chữ thể hiện ý tưởng quan trọng to hơn, đập vào mắt bạn khi bạn đọc lại những ghi chép sau này

+ Sử dụng sự tương tác ngũ quan Sử dụng từ diễn tả, tạo động lực chứ không phải kể chuyện

Trang 27

+ Thay đổi kích cỡ ảnh, chữ in và dòng chữ chạy

+ Cách dòng có tổ chức và thích hợp

Kĩ thuật tạo mối liên kết trong SĐTD:

+ Sử dụng màu sắc ở mọi nơi trong SĐTD

+ Dùng những hình thù ngẫu nhiên, kí hiệu để chỉ các mục hoặc ý tưởng nhất định để tìm

thấy mối liên kết dễ dàng

+ Dùng mũi tên để chỉ các mối liên hệ cùng nhánh hoặc khác nhánh

+ Từ phải theo “đơn vị”, nghĩa là một từ cho mỗi đường phân nhánh Nhờ vậy, từ có thêm nhiều móc nối tự do giúp cho việc ghi chú trở nên thoải mái và linh hoạt hơn

+ Nên để tư duy càng “tự do” càng tốt Không nên đắn đo, bận tâm việc phải đặt các chi

tiết ở đâu hay có nên đưa chúng vào không

+ Nếu gặp trở ngại tạm thời trong tư duy, để trống một hay vài dòng, để thôi thúc não điền vào chỗ khuyết, tận dụng khả năng liên kết vô hạn của tư duy

Kĩ thuật tạo sự mạch lạc trong SĐTD :

+ Mỗi dòng chỉ có một từ khóa

+ Đặt tờ giấy nằm ngang có được nhiều khoảng trống hơn

+ Luôn dùng chữ in, để tạo cảm giác như ảnh chụp, rõ ràng, dễ đọc

+ Luôn viết chữ in thẳng đứng

+ Chữ in phải nằm trên đường phân nhánh có cùng độ dài

+ Nên dùng các đường kẻ cong cho các đường phân nhánh

+ Vạch liên kết trung tâm dùng nét đậm

+ Ảnh vẽ thật rõ ràng

+ Đường bao quanh ôm sát các nhánh cùng nhánh chính thành từng bó thông tin

Kĩ thuật tạo nên phong cách riêng cho SĐTD :

+ Cá nhân hóa bản đồ tư duy của bạn với những đồ vật liên quan đến bạn như biểu tượng

về chiếc đồng hồ có thể mang ý nghĩa thời gian quan trọng

+ Thiết kế phải sáng tạo và khác biệt, bởi vì bộ não sẽ dễ nhớ những gì không bình thường

 Quy t ắc 2 : Cách bố trí

Trang 28

− Trình tự phân cấp : Từ ý chủ đạo, mở rộng phạm vi liên kết mới, rồi từ các ý tưởng này

lại tiếp tục mở rộng các liên kết mới, cứ tiếp tục như thế mở rộng phạm vi liên kết tới vô hạn Điều này chứng minh rằng mọi bộ não người bình thường bẩm sinh đều có khả năng liên kết, sáng tạo vô hạn

Trình tự đánh số : Dùng cho mục đích cụ thể như soạn diễn văn, làm tiểu luận hay bài

kiểm tra khi cần trình bày ý tưởng theo một trình tự cụ thể, theo thời gian hay thứ tự quan trọng Có thể đánh số theo trình tự để trình bày trước sau, có phân bổ thời gian hay mức độ nhấn mạnh phù hợp cho từng nhánh

Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin việc lập SĐTD được thực hiện

nhanh chóng và phù hợp với hầu hết các quy tắc của SĐTD

Hình 1.3 SĐTD về cách lập SĐTD có tuân thủ các quy tắc

Lập SĐTD trong dạy học

Đọc lướt : Bạn hãy lật hơi nhanh qua những trang sách để cảm nhận chung về cuốn

sách, nhận biết bố cục, cấu trúc, độ khó, vị trí các phần, tóm tắt, kết luận …

Định thời gian và lượng kiến thức cần học : Giúp chúng ta tập trung vào vấn đề, tránh

lan man, lệch lạc Giúp chúng ta biết được đích đến để hoàn thành tốt công việc

SĐTD về kiến thức môn học : Sau khi ấn định lượng thông tin cần đọc, hãy ghi ra giấy

những gì bạn biết về nội dung sắp đọc thật nhanh dưới dạng từ khóa và SĐTD Việc làm này

Trang 29

giúp nâng cao khả năng tập trung, kích hoạt hệ thống lưu trữ và khởi động tư duy theo đúng hướng

Nêu câu hỏi và xác định mục tiêu : Dưới dạng từ khóa và SĐTD, câu hỏi và mục tiêu

càng được xác lập chính xác bao nhiêu thì việc lĩnh hội kiến thức càng đạt

hiệu quả bấy nhiêu

Đọc tổng quát : Đọc từ viết hoa, chữ in nghiêng, biểu đồ, hình ảnh, mục lục, ghi chú,

tóm tắt, kết luận … giúp nắm được các phần minh họa và trực quan trong sách Lúc này hãy hoàn thành hình ảnh trung tâm và các nhánh chính của SĐTD

Đọc các chủ điểm : Cần chú ý đến đọc phần mở đầu và kết thúc của đoạn vì thông tin có

khuynh hướng tập trung ở phần mở đầu và phần cuối

Đọc chi tiết : Nếu cần thêm thông tin thì hãy đọc chi tiết, vì phần lớn thông tin quan

trọng đã được xử lí ở hai giai đoạn trên

Đọc ôn lại : Nếu cần đọc thêm các thông tin để hoàn thành các mục tiêu, trả lời câu hỏi

hoặc giải quyết vấn đề thì cần đọc ôn lại

Ghi chú ngay trên sách và lập SĐTD :

+ Chúng ta có thể ghi chú ngay trên sách bằng cách gạch dưới những ý quan trọng, gạch những nhận xét, dùng những đường cong để chỉ những thông tin không rõ ràng, các dấu chấm hỏi cho những phần bạn muốn nêu câu hỏi, các dấu chấm than cho những chi tiết đáng chú ý, SĐTD con ở hai bên lề

+ Lập một SĐTD phát triển dần dần

+ SĐTD sẽ giúp bạn thấy được các vướng mắc của môn học và mối tương quan giữa môn mình đang học với các môn học khác

− Ôn tập thường xuyên : Và cuối cùng là bạn hãy ôn tập kiến thức thật thường xuyên để

kiến tạo được kiến thức chúng ta có

Trang 30

1.3.2.3 Các phần mềm hỗ trợ lập sơ đồ tư duy

Việc ghi chép thông thường theo từng hàng chữ khiến ta khó nhìn tổng thể vấn đề, dẫn đến hiện tượng đọc sót ý, nhầm ý Còn SĐTD khắc phục được những nhược điểm trên do tập trung xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách logic Mặt khác SĐTD còn phù hợp với hoạt động của bộ não Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, các phần mềm

hỗ trợ đắc lực trong việc sơ đồ hóa bài học, đề tài nghiên cứu … như Mind Map, FreeMind, Mindjet MindManager 6, 7, 8, 9, Edraw Max - V 4.5, 5.0, 6.2, ConCeptdraw – 7.0, iMindmapV4.0.0, V2.0.8, …

Sau đây là giao diện của một số phần mềm lập SĐTD :

Hình 1.4 Giao diện của phần mềm Mindjet MindManager 6

Trang 31

Hình 1.5 Giao diện của phần mềm FreeMind

Hình 1.6 Giao diện của phần mềm iMindmapV4.0.0

Trang 32

Hình 1.7 Giao diện của phần mềm Mindjet MindManager 9

Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phần mềm Mindjet MindManager 9 để lập SĐTD cho việc dạy học Sau đây chúng tôi giới thiệu sơ qua cách sử dụng phần mềm Mindjet MindManager 9 để soạn thảo bài học hóa học :

− Mở giao diện của Mindjet MindManager 9 : Trên màn hình Window chọn Start/ Mindjet MindManager 9

− Các loại Topic trong Mind map/ Home :

+ Central Topic : Chủ đề trung tâm

+ Main Topic : Các chủ đề con

Trang 33

Chú ý : Tại đây ta có thể viết chữ, chèn hình ảnh, cho PTHH vào (viết PTHH vào Text Box trên giao diện của PowerPoint, sau đó copy và paste vào Main Topic), thêm ghi chú bằng cách chọn Notes, link đến các file video (chọn hyperlink hay copy tên video và paste trực tiếp vào Main Topic) …

+ Callout : Tạo chú thích cho topic, subtopic

+ Relationship : Chỉ rõ mối quan hệ giữa các thông tin có liên quan với nhau giữa 2 topic được chọn

+ Boundary : Tạo đường viền xung quanh topic đã chọn

+ Hyperlink : Tạo liên kết của Main/Sub Topic với 1 tài liệu, Website …

+ Attachment : Sử dụng khi muốn (đính kèm tài liệu theo Main/Sub Topic)

nào đó giúp cho việc truy cập tài liệu dễ dàng hơn

+ Image : Tạo hình ảnh nền cho topic

+ Notes : Sử dụng diễn giải thông tin chi tiết cho Main/Sub Topic nào đó

− Hiệu chỉnh Mind map : Format – Topics :

+ Topic shape : Cho phép thay đổi hình dáng của central/main và sub topic nhằm làm cho tài liệu nhìn sinh động hơn và dễ nhận biết

+ Growth direction : Cho phép hiệu chỉnh bố cục của mind map theo ý thích

Trang 34

+ Topic line style : Thay đổi kiểu đường liên kết giữa các topic

+ Image placement : Thay đổi vị trí hiển thị của hình ảnh so với văn bản

+ Relationship shape : Thay đổi kiểu đường liên kết relationship giữa 2 topic

+ Bounddary shape : Thay đổi kiểu dáng khung bao

+ Align topics : Canh lề cho nhiều topic với nhau giúp việc thông tin dễ nhìn và tra cứu hơn

+ Formatting : Định dạng nội dung văn bản trong các topic như Font chữ, kích

thước chữ, màu sắc văn bản, …

− Xem và trình bày Mind map :

+ Menu VIEW – Topics

+ Menu VIEW – Detail

+ Xuất file Mind map : Xuất sang dạng Powerpoint Với mỗi Slide là 1 nhánh với những phụ giúp thuận tiện cho việc soạn bài giảng bằng qua Powerpoint

1.3.2.4 Nhận xét đánh giá về sơ đồ tư duy [36, tr 127-128]

SĐTD giúp cho sự tương tác giữa não với thông tin đạt hiệu quả cao Có nhiều ưu điểm so với dạng ghi chú tuần tự :

− Ý chính ở trung tâm được xác định rõ hơn

− Mức độ quan trọng tương đối của mỗi ý được thể hiện rõ ràng Các ý quan trọng ở gần tâm hơn, còn những ý kém quan trọng nằm ở phía ngoài

− Kết nối giữa các khái niệm trọng tâm được nhận ra ngay nhờ vị trí kế cận và tính tương quan

giữa chúng

− Việc nhớ lại hay ôn tập sẽ hiệu quả và nhanh chóng hơn

− Linh hoạt, cho phép dễ dàng bổ sung thông tin mới vào một chỗ thích hợp mà không cần phải

gạch bỏ lộn xộn

− Mỗi sơ đồ có hình dạng và nội dung khác nhau Điều này rất tốt cho việc nhớ lại

− Trong mỗi lĩnh vực cần ghi chú sáng tạo hơn như chuẩn bị bài luận đặc điểm mở của sơ đồ sẽ giúp não có khả năng tạo ra các kết nối mới dễ dàng hơn

Trang 35

− Chỉ cần tập trung vào các ý tưởng chính, không lan man dễ dàng nắm bắt các ý khi đọc lại, ít

tốn thời gian, không gây nhàm chán

SĐTD cũng có những nét tương đồng với grap dạy học ở tính khái quát, tính trực quan, tính hệ thống, tính súc tích, tâm lí của sự lĩnh hội … Nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều ưu điểm vượt trội là sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng, có hình ảnh

để hình dung đến kiến thức, sử dụng nhiều màu sắc để làm nổi bật thông tin, sử dụng nhiều từ khóa để cô đọng kiến thức Đa số các GV khi áp dụng phương pháp grap chưa phát huy tối đa sức mạnh của màu sắc, chưa tận dụng tối đa các từ khóa, thường grap được đóng khung theo mỗi đỉnh, và trong khung đó có thể là tổng thể nhiều kiến thức được sắp xếp theo kiểu liệt kê, làm giảm khả năng kết nối thông tin Do vậy, GV cần biết phối hợp những mặt mạnh của grap và SĐTD trong dạy học nhằm gây hứng thú cho người đọc khi trình bày nội dung một cách sáng tạo, lý thú, mới mẻ, rõ ràng cải thiện sức sáng tạo và trí nhớ, cho thấy mối liên hệ giữa các sự kiện, giúp hiểu sâu về vấn đề, kích thích não sáng tạo do vận dụng cơ chế tư duy đa chiều của bộ não Sử dụng grap và SĐTD trong dạy học cùng với việc GV tổ chức hoạt động dạy học phù hợp giúp khôi phục bản năng hiếu học, hình thành và phát triển năng lực hành động cho HS

1.4 Bài ôn tập, luyện tập [19]

1.4.1 Khái niệm bài ôn tập, luyện tập

Bài ôn tập, luyện tập là một dạng bài lên lớp nhằm củng cố, hệ thống hoá kiến thức đã học thông qua quá trình khái quát hoá để làm sáng tỏ bản chất của khái niệm hoặc hình thành mối liên hệ giữa các khái niệm, đồng thời giúp HS có khả năng vận dụng kiến thức, phát triển

kĩ năng, kĩ xảo hoá học

Như vậy, nhiệm vụ chính của bài ôn tập, luyện tập là củng cố, đào sâu và hoàn thiện kiến thức lý thuyết, rèn luyện các kĩ năng hoá học sau khi đã nghiên cứu

một số bài học, một chương hoặc sau một học kì và một năm học

1.4.2 Bà i ôn tập, luyện tập góp phần phát triển năng lực hành động cho HS

Bài ôn tập, luyện tập là dạng bài hoàn thiện kiến thức và được thực hiện sau một số bài

dạy nghiên cứu kiến thức mới hoặc kết thúc một chương, một phần của chương trình Việc ôn

tập, luyện tập đúng phương pháp tạo ra hiệu ứng tích tụ có lợi cho việc học, tư duy và ghi nhớ Trí nhớ là một quy trình dựa trên sự liên kết, liên tưởng nên càng ít thông tin có trong “kho

Trang 36

nhớ” thì càng ít có khả năng ghi nhận, kết nối những thông tin mới Vì vậy lợi ích của bài ôn

tập, luyện tập là vô cùng to lớn, giúp duy trì được vốn kiến thức hiện có, đồng thời giúp tiếp thu, “tiêu hóa” và xử lí kiến thức mới dễ dàng hơn rất nhiều Đây là dạng bài không thể thiếu được trong quá trình học tập các môn học

Bài ôn tập, luyện tập có giá trị nhận thức to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành năng lực hành động cho HS vì :

 Giúp phát tri ển năng lực chuyên môn

Bài ôn tập, luyện tập giúp HS tái hiện lại các kiến thức đã học, hệ thống hóa

các kiến thức hóa học được nghiên cứu rời rạc, tản mạn qua một số bài, một chương hoặc một phần thành một hệ thống kiến thức có quan hệ chặt chẽ với nhau theo logic xác định Từ các hệ thống kiến thức đó giúp HS tìm ra được những kiến thức cơ bản nhất và các mối liên hệ bản chất giữa các kiến thức đã thu nhận được để ghi nhớ và vận dụng chúng trong việc giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn có liên quan

Thông qua các hoạt động học tập của HS trong bài ôn tập, luyện tập mà GV có điều kiện củng cố, làm chính xác và chỉnh lí, phát triển và mở rộng kiến thức cho HS

Thông qua các hoạt động học tập trong giờ ôn tập, luyện tập để hình thành và rèn luyện các kĩ năng hóa học cơ bản như : Kĩ năng giải thích - vận dụng kiến thức, giải các dạng BTHH,

sử dụng ngôn ngữ hóa học Cấu trúc các bài luyện tập trong SGK hóa học đều có hai phần kiến thức cần nắm vững và bài tập Phần kiến thức cần nắm vững bao gồm các kiến thức cần hệ thống, củng cố và xác định mối liên hệ tương quan giữa chúng, phần bài tập bao gồm các dạng BTHH vận dụng các kiến thức, tạo điều kiện cho HS rèn luyện kĩ năng hóa học Việc giải các dạng BTHH là phương pháp học tập tốt nhất giúp HS nắm vững kiến thức, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề học tập của bài toán đặt ra

 Giúp phát tri ển năng lực phương pháp

Thông qua hoạt động học tập trong giờ ôn tập, luyện tập mà tổng kết, hệ thống kiến thức mà hình thành phương pháp học tập, cách thu thập, xử lí thông tin, trình bày thông tin, phát triển tư duy và phương pháp nhận thức Việc sử dụng phương pháp grap hay bản đồ tư duy trong việc hệ thống nội dung kiến thức cần nhớ có chiến lược giúp HS lập kế hoạch làm

Trang 37

việc, kế hoạch học tập; cách thu thập, xử lí, chế biến thông tin, trình bày thông tin một cách khoa học, mới mẻ, bất ngờ giúp việc dạy học tác động đến “hai nửa của bộ não” cả tác động chủ quan của trò và tác động khách quan của các thành viên khác trong lớp, của thầy giúp tăng

sự tập trung, gây hứng thú học tập, từ đây mà tăng cường động lực học tập vì não là

một cấu trúc cảm xúc không phải là cấu trúc logic

Trong bài ôn tập, luyện tập tổng kết kiến thức HS cần sử dụng các thao tác tư duy : Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa để hệ thống hóa, nắm vững kiến thức và vận dụng chúng giải quyết các vấn đề học tập mang tính khái quát cao Khi giải quyết một vấn đề học tập GV thường hướng dẫn HS phân tích, phát hiện vấn đề cần giải quyết, xác định kiến thức có liên quan cần vận dụng, lựa chọn phương pháp giải, lập kế hoạch giải và thực hiện kế hoạch giải, biện luận xác định kết quả đúng

Các dạng bài tập nhận thức đòi hỏi sự giải thích, biện luận sẽ có hiệu quả cao trong việc phát triển tư duy hóa học và phương pháp nhận thức cho HS Thông qua việc hướng dẫn HS giải quyết các bài tập nhận thức cụ thể mà giúp HS có được phương pháp nhận thức, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề và cả phương pháp học tập độc lập, sáng tạo

Thông qua bài ôn tập, luyện tập mà thiết lập mối liên hệ của các kiến thức liên môn học bao gồm các kiến thức hóa học có trong các môn khoa học khác (toán học, vật lí, sinh vật, địa

lí …) và sự vận dụng kiến thức của các môn học này để giải quyết các vấn đề học tập trong hóa học Cụ thể như sự vận dụng các kiến thức về pin điện, điện phân, phương trình trạng thái chất khí, quá trình biến đổi các hợp chất tự nhiên (gluxit, protit, chất béo) trong cơ thể người, thực vật để nghiên cứu các quá trình hóa học, hình thành các khái niệm và giải thích các hiện tượng

tự nhiên, các kiến thức thực tiễn có liên quan đến hóa học hoặc giải các bài tập hóa học

 Giúp phát tri ển năng lực xã hội

Bài ôn tập, luyện tập được học sau khi đã nghiên cứu nội dung của một số tiết, thích hợp với việc giúp GV tổ chức cho HS làm việc trong nhóm hợp tác, tạo điều kiện hiểu biết về các phương diện xã hội thể hiện qua việc :

− Yêu cầu các em hoạt động hợp tác trong nhóm, trong lớp để lập SĐTD về nội dung

kiến thức cần nhớ, thảo luận về phương pháp giải các dạng bài tập trong

Trang 38

− Cùng thực hiện một nhiệm vụ do GV nêu ra

− Sưu tầm đề kiểm tra ở các năm trước (phân công trước tránh trùng lặp), yêu cầu báo cáo về dạng bài, phân loại câu dễ, câu khó các câu HS tự giải cho nhau theo nhóm, câu nào

GV cần trợ giúp, đối với mỗi bài kiểm tra ở mỗi chương có thể chia công việc cho cả lớp, mỗi nhóm làm một khâu hay có thể mỗi nhóm trình bày luân phiên từng bài kiểm tra vào mỗi đợt

 Giúp phát tri ển năng lực cá thể

− Yêu cầu HS lập SĐTD phần kiến thức cần nhớ và các dạng bài tập, hướng giải trong chương mà GV đã hướng dẫn, so sánh SĐTD của mình với của bạn, cả nhóm lập SĐTD chung

và sau đó là của lớp có sự góp ý, chỉnh sủa của GV Qua những SĐTD này chúng tôi tin tưởng

rằng HS nghiên cứu, học tập và sử dụng phương pháp ghi chép khoa học này không chỉ sử

dụng cho môn hóa học mà áp dụng cho các môn học khác, cho các kế hoạch học tập, làm việc phát triển năng lực cá thể trong tương lai nhằm mang lại hiệu quả to lớn mà đang được hơn

250 triệu người trên thế giới sử dụng và được mô tả là “công cụ vạn năng của bộ não”

− GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức để làm thêm một số bài tập nhằm củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức Dành 10-15 phút cuối cho HS làm bài kiểm tra để đánh giá mức độ

lĩnh hội, chuyên cần của HS

Tuy phân chia phát triển từng năng lực cho HS trong cấu trúc năng lực hành động, nhưng bốn năng lực này đan xen, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển Năng lực phương pháp giúp phát triển năng lực chuyên môn, đồng thời kéo theo phát triển năng lực cá thể và năng lực xã hội cho HS Các năng lực này phát triển, hoà nhập tạo nên năng lực hành động của cá thể của

HS Sự phát triển các năng lực này phù hợp với xu hướng giáo dục hiện đại trên thế giới ngày

nay “H ọc để học cách học, học để sáng tạo, học để làm và học để chung sống với người khác”

Trang 39

1.4.3 Chuẩn bị kế hoạch bài ôn tập, luyện tập với sự phát triển năng lực hành động cho

HS

Bài ôn tập, luyện tập không phải là bài giảng lại kiến thức, mà HS phải thu nhận được những hiểu biết mới về kiến thức và cả phương pháp nhận thức Trong giờ học GV cần tổ chức các hoạt động học tập để hình thành năng lực hành động cho HS, vì vậy khâu chuẩn bị cho giờ dạy là yếu tố quyết định đến chất lượng của bài ôn tập, luyện tập Khi chuẩn bị cho bài ôn tập, luyện tập ta cần tiến hành các

bước sau :

GV cần nghiên cứu nội dung bài luyện tập và các bài học có liên quan đến bài

luyện tập có trong SGK, các sách tham khảo để xác định mức độ kiến thức cần hệ thống, kiến thức cần mở rộng, phát triển và các kĩ năng cần rèn luyện, các dạng bài tập cần được lưu ý

Mục tiêu bài học cần được xác định rõ ràng về kiến thức, kĩ năng ở các mức độ nhận thức biết, hiểu, vận dụng thành thạo cho từng đối tượng HS cụ thể

kiến thức

− Hệ thống các kiến thức cần nắm vững đã được nêu ra trong SGK nhưng GV có thể lựa chọn thêm những nội dung kiến thức để kết nối, liên kết, mở rộng hoặc cung cấp thêm tư liệu mang tính thực tiễn, cập nhật thông tin và sắp xếp theo một logic chặt chẽ

− Hệ thống các BTHH dùng để luyện tập cũng có thể được thiết kế, lựa chọn

thêm cho phù hợp với từng đối tượng HS và yêu cầu rèn luyện kĩ năng ngoài những bài tập có trong SGK

Tùy theo nội dung, mục tiêu của bài ôn tập, luyện tập và khả năng nhận thức của HS mà

GV lựa chọn phương pháp dạy học và phương tiện dạy học cho phù hợp

Trang 40

Trong bài luyện tập có sử dụng phương pháp đàm thoại thì GV cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi có các mức độ nhận thức khác nhau để buộc HS bộc lộ thực trạng kiến thức của mình Với các bài luyện tập cần làm rõ các khái niệm, các kiến thức gần nhau thì cần dùng phương pháp so sánh lập bảng tổng kết thì GV cần chuẩn bị nội dung cần so sánh và nội dung của bảng tổng kết Khi cần khái quát hóa kiến thức, tìm mối liên hệ giữa các kiến thức có thể sử dụng các

sơ đồ, đồ thị, grap, SĐTD Khi cần mở rộng kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành ta có thể sử dụng

thí nghiệm hóa học hoặc các phương tiện trực quan khác nhau

Dựa vào nội dung các kiến thức của bài luyện tập GV thiết kế các hoạt động học tập trong giờ học, dự kiến các hoạt động dạy (hoạt động của GV) và hoạt động học (hoạt động của HS), hình thức tổ chức giờ học và các phương tiện dạy học kèm theo Các hoạt động học tập được sắp xếp theo sự phát triển của kiến thức cần hệ thống, khái quát và các kĩ năng cần rèn luyện theo mục tiêu đề ra

Bài ôn tập, luyện tập có thể trình bày theo hai phần (như SGK) hệ thống, tổng kết các kiến thức cần nắm vững và HS làm một loạt các bài tập để vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng

GV cũng có thể hệ thống các kiến thức theo các đề mục hoặc các vấn đề trong nội dung

cần luyện tập và cho HS làm bài tập vận dụng kiến thức ngay sau đó rồi chuyển sang vấn đề khác GV có thể trình bày nội dung các kiến thức cần nắm vững dưới dạng bảng tổng kết hoặc các sơ đồ, grap, SĐTD, thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa các kiến thức thì sẽ giúp HS dễ nhớ

và có sự khái quát cao hơn Bảng tổng kết và các sơ đồ grap nội dung cần rõ ràng, thông tin cần

cô đọng, chính xác, đảm bảo tính khoa học và thẩm mĩ Bài luyện tập được trình bày ở dạng

bảng tổng kết hoặc sơ đồ GV có thể sử dụng phần mềm powerpoint để trình chiếu các nội dung trong sơ đồ thì sẽ có hiệu quả cao hơn Với SĐTD GV nên sử dụng phần mềm Mindjet MindManager 9 để có thể kết nối với các thí nghiệm, BTHH GV cần đánh số thứ tự các nhánh theo logic bài luyện tập, ôn tập

Ngày đăng: 30/01/2013, 10:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Sơ đồ tóm tắt việc dạy học theo phương pháp grap - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 1.1. Sơ đồ tóm tắt việc dạy học theo phương pháp grap (Trang 23)
Hình 1.3. SĐTD về cách lập SĐTD có tuân thủ các quy tắc - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 1.3. SĐTD về cách lập SĐTD có tuân thủ các quy tắc (Trang 28)
Hình 1.4. Giao diện của phần mềm Mindjet MindManager 6 - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 1.4. Giao diện của phần mềm Mindjet MindManager 6 (Trang 30)
Hình 1.6. Giao diện của phần mềm iMindmapV4.0.0 - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 1.6. Giao diện của phần mềm iMindmapV4.0.0 (Trang 31)
Hình 1.5. Giao diện của phần mềm FreeMind - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 1.5. Giao diện của phần mềm FreeMind (Trang 31)
Hình 1.7. Giao diện của phần mềm Mindjet MindManager 9 - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 1.7. Giao diện của phần mềm Mindjet MindManager 9 (Trang 32)
Hình 2.3. Sườn chính của SĐTD tính chất của N - P và hợp chất của chúng - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 2.3. Sườn chính của SĐTD tính chất của N - P và hợp chất của chúng (Trang 48)
Hình 2.4. Hình cắt một phần SĐTD tính chất của N - P và hợp chất của chúng - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 2.4. Hình cắt một phần SĐTD tính chất của N - P và hợp chất của chúng (Trang 49)
Hình 2.5. Hình ảnh chi tiết SĐTD tính chất của N – P và hợp chất của chúng  GV và HS cùng lập SĐTD bài luyện tập trong giờ học - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 2.5. Hình ảnh chi tiết SĐTD tính chất của N – P và hợp chất của chúng GV và HS cùng lập SĐTD bài luyện tập trong giờ học (Trang 50)
Hình 2.7. Hình ảnh chi tiết SĐTD tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 2.7. Hình ảnh chi tiết SĐTD tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ (Trang 51)
Hình 2.8. Grap liên hệ giữa photpho và hợp chất của photpho - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 2.8. Grap liên hệ giữa photpho và hợp chất của photpho (Trang 52)
Hình 2.9. SĐTD tính chất của photpho và hợp chất của photpho - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 2.9. SĐTD tính chất của photpho và hợp chất của photpho (Trang 53)
Hình 2.11. SĐTD tính chất của cacbon và hợp chất của cacbon - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 2.11. SĐTD tính chất của cacbon và hợp chất của cacbon (Trang 54)
Hình 2.12. SĐTD khung tính chất của nitơ - photpho và hợp chất của chúng - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 2.12. SĐTD khung tính chất của nitơ - photpho và hợp chất của chúng (Trang 56)
Hình 2.13. SĐTD khung tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 2.13. SĐTD khung tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ (Trang 57)
Hình 2.14. SĐTD chương nhóm nitơ hỗ trợ HS tự học - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 2.14. SĐTD chương nhóm nitơ hỗ trợ HS tự học (Trang 60)
Hình 2.15. SĐTD chương nhóm cacbon hỗ trợ HS tự học - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 2.15. SĐTD chương nhóm cacbon hỗ trợ HS tự học (Trang 61)
Bảng 3.2. % số học sinh thích học với sơ đồ tư duy - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Bảng 3.2. % số học sinh thích học với sơ đồ tư duy (Trang 109)
Bảng 3.4. % số HS đạt điểm X i của bài KT 1 trường THPT Thanh Bình - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Bảng 3.4. % số HS đạt điểm X i của bài KT 1 trường THPT Thanh Bình (Trang 111)
Bảng 3.5. % số HS đạt điểm X i của bài KT 1 trường THPT Đạ Tẻ - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Bảng 3.5. % số HS đạt điểm X i của bài KT 1 trường THPT Đạ Tẻ (Trang 112)
Bảng 3.6. % số HS đạt điểm X i của bài KT 1 trường THPT CB Tân Phú - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Bảng 3.6. % số HS đạt điểm X i của bài KT 1 trường THPT CB Tân Phú (Trang 113)
Bảng 3.7. Điểm bài KT 2 - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Bảng 3.7. Điểm bài KT 2 (Trang 114)
Hình 3.5. Đồ thị đường luỹ tích bài KT 2 trường THPT Thanh Bình  Bảng 3.9. % số HS đạt điểm X i của bài KT 2 trường THPT Đạ Tẻ - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 3.5. Đồ thị đường luỹ tích bài KT 2 trường THPT Thanh Bình Bảng 3.9. % số HS đạt điểm X i của bài KT 2 trường THPT Đạ Tẻ (Trang 115)
Hình 3.6. Đồ thị đường luỹ tích bài KT 2 trường THPT Đạ Tẻ  Bảng 3.10. % số HS đạt điểm X i của bài KT 2 trường THPT CB Tân Phú - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 3.6. Đồ thị đường luỹ tích bài KT 2 trường THPT Đạ Tẻ Bảng 3.10. % số HS đạt điểm X i của bài KT 2 trường THPT CB Tân Phú (Trang 116)
Hình 3.7. Đồ thị đường luỹ tích bài KT 2 trường THPT CB Tân Phú - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 3.7. Đồ thị đường luỹ tích bài KT 2 trường THPT CB Tân Phú (Trang 117)
Bảng 3.11. Điểm bài KT 3 - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Bảng 3.11. Điểm bài KT 3 (Trang 117)
Hình 3.8. Đồ thị đường luỹ tích bài KT 3 trường THPT Thanh Bình  Bảng 3.13. % số HS đạt điểm X i của bài KT 3 trường THPT Đạ Tẻ - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 3.8. Đồ thị đường luỹ tích bài KT 3 trường THPT Thanh Bình Bảng 3.13. % số HS đạt điểm X i của bài KT 3 trường THPT Đạ Tẻ (Trang 118)
Hình 3.10. Đồ thị đường luỹ tích bài KT 3 trường THPT CB Tân Phú - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
Hình 3.10. Đồ thị đường luỹ tích bài KT 3 trường THPT CB Tân Phú (Trang 120)
Hình ảnh sử dụng cho chương nhóm nitơ - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
nh ảnh sử dụng cho chương nhóm nitơ (Trang 145)
Hình ảnh sử dụng cho chương nhóm cacbon  Các hình ảnh động : Video mô phỏng, thí nghiệm - Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT
nh ảnh sử dụng cho chương nhóm cacbon Các hình ảnh động : Video mô phỏng, thí nghiệm (Trang 146)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w