Chuẩn bị thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT (Trang 104 - 106)

3.3.1. Địa bàn thực nghiệm, giáo viên thực nghiệm

− Địa bàn TN : Chúng tôi chọn trường TN phù hợp với yêu cầu của đề tài, là các

trường có điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật đảm bảo cho dạy và học, có phòng học đa phương tiện. Về trình độ nhận thức và chất lượng học tập

của HS ở các mức độ khác nhau gồm yếu, trung bình, khá, giỏi.

− Các GV dạy TN : Chúng tôi chú ý đến yêu cầu là GV có kiến thức, kinh nghiệm dạy học, tinh thần trách nhiệm, yêu nghề và mong muốn đổi mới phương pháp dạy học, nhiệt tình tham gia thực hiện đề tài.

3.3.2. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi đã chọn đối tượng TN như sau :

− Lựa chọn HS các lớp 11 tương đương nhau về chất lượng học tập ở trường THPT đã chọn.

− Lựa chọn cặp lớp ĐC và lớp TN theo các yêu cầu tương đương nhau về các mặt :

+ Số lượng HS.

+ Chất lượng học tập nói chung và môn hóa học nói riêng.

+ Lớp TN, lớp ĐC do cùng một GV phụ trách.

+ Thực hiện cùng một bài dạy theo hai phương pháp khác nhau : Chúng tôi tiến hành dạy ở lớp TN theo giáo án bài dạy được thiết kế có sử dụng grap và SĐTD. Ở các lớp ĐC được dạy theo giáo án bài dạy thiết kế theo nội dung SGK không sử dụng grap và SĐTD.

Trên cơ sở các yêu cầu trên, chúng tôi đã chọn địa bàn TN và các GV TN và đối tượng TN như sau : STT Trường TN GV TN Lớp TN Lớp ĐC 1 THPT Thanh Bình (Tân Phú- Đồng Nai) Đinh Thị Mến 11 A10 (CB) 46 HS 11 A9 (CB) 46 HS 11 A12 (CB) 46 HS 11 A11 (CB) 46 HS 2 THPT Đạ Tẻ (Đạ Tẻ, Lâm Đồng) Nguyễn Văn Thìn 11 B3 (CB) 45 HS 11 B4 (CB) 45 HS 3 THPT CB Tân Phú (Định Quán- Đồng Nai) Nguyễn Văn Hưng 11 A5 (NC) 41 HS 11 A11 (NC) 41 HS

3.3.3. Chuẩn bị tiến hành thực nghiệm

Trước khi tiến hành mỗi bài TN và ĐC, chúng tôi đã tổ chức gặp gỡ và trao đổi với GV tham gia dạy ở lớp TN và ĐC về các vấn đề sau :

− Thống nhất về khối lượng nội dung kiến thức của 2 bài lên lớp và 2 bài KT là như nhau.

− Soạn, in sẵn phiếu điều tra kiến thức, phiếu học tập, giáo án lên lớp, bản trình bày bằng phần mềm Mindjet MindMannager 9 là chủ yếu, nội dung đề KT và các phương án triển khai kế hoạch giảng dạy để GV nghiên cứu trước.

− Sau đó tiến hành trao đổi kĩ lưỡng, cẩn thận với các GV dạy lớp TN về phương pháp tiến hành bài giảng, cách thức tổ chức giờ học.

− Cuối cùng bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm để vận dụng linh hoạt trong hoàn cảnh giờ học cụ thể và tiết học đạt hiệu quả tốt nhất.

Một phần của tài liệu Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT (Trang 104 - 106)