Hướng dẫn học sinh tự lập sơ đồ tư duy và tự học bằng sơ đồ tư duy

Một phần của tài liệu Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT (Trang 54 - 61)

Để thiết lập SĐTD các kiến thức cần nhớ trong dạy và học hoá học, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra các giải pháp cụ thể trong việc sử dụng SĐTD để hướng dẫn HS nâng cao tính tích cực tự lực trong học tập khi học bài mới, khi ôn tập, tổng kết hệ thống hoá kiến thức hoặc tự lập kế hoạch học tập, gồm các yêu cầu cụ thể như sau :

− Cung cấp cho HS cơ sở lí luận về SĐTD : Khái niệm, cách thiết lập, cách sử dụng phần mềm, vào mạng internet để xem SĐTD …

− Tổ chức các hoạt động học tập, cho HS tự lập SĐTD hệ thống hoá kiến thức các bài, các chương … tạo điều kiên cho HS trình bày SĐTD của mình trước lớp, lắng nghe ý kiến của người khác, bổ sung ý kiến và cuối cùng là tổng kết, hoàn thiện kiến thức như sử dụng để kiểm tra bài cũ bài học tiết trước, ôn tập kiến thức cần nhớ trong bài luyện tập, ôn tập …

− Bước đầu HS chưa có kinh nghiệm vẽ SĐTD, HS không có hình ảnh minh hoạ cho sơ đồ của mình, một số lớp có điều kiện thuận lợi như in màu trên tờ A3, GV có thể cung cấp SĐTD khung cho HS tự điền nội dung vào các nhánh trước tiết ôn tập và kiểm tra lại sự chuẩn bị của HS trong giờ ôn tập. Với SĐTD khung, HS chỉ cần điền vào chỗ trống theo gợi ý của GV, tạo điều kiện thuận lợi ban đầu khi các em tiếp xúc với SĐTD là giảm bớt sự lúng túng, căng thẳng vì các em chưa hình dung được phải hoàn thành nhiệm vụ như thế nào, giúp các em tiếp cận với SĐTD nhanh hơn, GV đỡ mất thời gian giải thích, hướng dẫn vì SĐTD đã được GV cụ thể hoá, chính vì vậy mà từ những tiết học sau các em đã tự thiết lập SĐTD cho riêng mình.

2.2.5.1. Sơ đồ tư duy khung bài luyện tập tính chất của nitơ - photpho và hợp chất của chúng

SĐTD khung theo đúng SĐTD GV sẽ hướng dẫn ôn tập kiến thức cần nhớ trên lớp, vì vậy HS có thể liên kết, chỉnh sửa để hoàn thiện.

Hình 2.12. SĐTD khung tính chất của nitơ - photpho và hợp chất của chúng

2.2.5.2. Sơ đồ tư duy khung bài luyện tập tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ

SĐTD khung theo đúng SĐTD GV sẽ hướng dẫn ôn tập kiến thức cần nhớ trên lớp, vì vậy HS có thể liên kết, chỉnh sửa để hoàn thiện.

Hình 2.13. SĐTD khung tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ

2.2.5.3. Sơ đồ tư duy chương nhóm nitơ hỗ trợ cho học sinh tự học

SĐTD này bao gồm 8 bài trong chương, có đầy đủ các mục như trong SGK, có vai trò như sách điện tử (ebook), nhưng được trình bày với sự hỗ trợ của phần mềm

Mindjet Mindmanager 9. Do trình bày cho người khác sử dụng nên phần trình bày cần rõ ràng, dễ hiểu vì vậy mà chữ hơi dài, chưa được cô đọng. Có ưu điểm trong việc hỗ trợ HS tự học là :

− Có các video minh hoạ cho các tính chất vật lí, TCHH, điều chế …

− Có các tư liệu khi bấm chuột vào “Notes” :

Nhấp chuột vào đây để

− Bài tập trắc nghiệm cho từng bài có kèm đáp án và hướng dẫn giải : − SĐTD chương nhóm nitơ hỗ trợ HS tự học : Nhấp chuột vào đây để xem Notes Nhấp chuột vào Attachment trong nhánh bài tập để mở bài tập

Hình 2.14. SĐTD chương nhóm nitơ hỗ trợ HS tự học

Hình 2.15. SĐTD chương nhóm cacbon hỗ trợ HS tự học

Một phần của tài liệu Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT (Trang 54 - 61)