Giáo án tiết 27 – bài 19 (CB): Luyện tập tính chất của cacbon, silic và các hợp chất

Một phần của tài liệu Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT (Trang 89 - 98)

− Chuẩn bị bài thực hành.

2.3.4. Giáo án tiết 27 – bài 19 (CB) : Luyện tập tính chất của cacbon, silic và các hợp chất của chúng của chúng

I – Chuẩn kiến thức và kỹ năng

1. Kiến thức

Củng cố kiến thức về :

− Tính chất cơ bản của cac bon và silic.

− Tính chất các hợp chất CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, axit silixic và muối silicat.

2. Kỹ năng

− Vận dụng lý thuyết để giải thích các tính chất của đơn chất và các hợp chất của cacbon và silic.

− Vận dụng các kiến thức đã học để giải các loại bài tập nhận biết, hoàn thành chuỗi phản ứng, điều chế, giải bài tập dựa vào phương trình phản ứng.

3. Thái độ

− Thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.

− Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hoá học.

II – Phương pháp

− Đàm thoại – nêu vấn đề, trực quan, BTHH.

III – Chuẩn bị

GV:

− Chuẩn bị phiếu học tập gồm hệ thống câu hỏi và BTHH có trong hệ thống gồm 275 bài tập được trình bày trong PL 1 nhằm hệ thống và khái quát, phát triến

các nội dung kiến thức về cacbon, silic và hợp chất của chúng.

− Xây dựng SĐTD đầy đủ và SĐTD cho HS chuẩn bị ở nhà. Hướng dẫn HS sử dụng SĐTD trong việc ôn tập và hệ thống kiến thức.

− Máy tính, máy chiếu projector, máy chiếu hắt cho HS báo cáo kết quả học tập. Nếu gặp sự cố thì lập SĐTD trên bảng, rồi photo SĐTD GV đã soạn sẵn để đối chiếu, so sánh.

HS : Chuẩn bị bài ở nhà trước bao gồm vẽ SĐTD theo gợi ý của GV, trả lời các câu hỏi và làm bài tập có trong các phiếu học tập.

Phiếu học tập số 1 : ÔN TẬP VỀ CACBON VÀ SILIC

Lập SĐTD (nhánh 1) các nội dung kiến thức cần hệ thống về dạng thù hình, số oxi hoá, tính chất của C, Si.

− Trả lời các câu 1, 2.

− Hoàn thành các bài tập 1, 2.

Câu 1. So sánh C và Si về : Dạng thù hình, số oxi hoá, độ hoạt động hoá học.

Câu 2. So sánh TCHH cơ bản của C và Si, lấy ví dụ minh hoạ. Bài tập :

Bài 1. Ở nhiệt độ cao, C có thể oxi hóa được

A. Al2O3, CaO. B. Al, Ca. C. KClO3, CO2. D. Cl2, S.

Bài 2. Tủ lạnh dùng lâu sẽ có mùi hôi, có thể cho vào tủ lạnh một ít mẩu than hoa để khử mùi hôi này. Đó là vì

A. thoa có thể hấp thụ mùi hôi. B. than hoa tác dụng với mùi hôi.

Phiếu học tập số 2 : ÔN TẬP VỀ CACBON MONOXIT, CACBON ĐIOXIT, SILIC ĐIOXIT

Lập SĐTD (nhánh 2) các nội dung kiến thức cần hệ thống về TCHH của CO, CO2, SiO2.

− Trả lời câu 1.

− Hoàn thành các bài tập 1, 2, 3, 4 trong các bài tập dùng cho bài luyện tập.

Câu 1. So sánh TCHH cơ bản của CO, CO2, SiO2. Lấy ví dụ minh hoạ. Bài tập :

Bài 1. Khí CO có thể khử được cặp chất :

A. Fe2O3, CuO. B. MgO, Al2O3. C. CaO, SiO2. D. H2SO4đ, KClO3.

Bài 2. Khi có nạn nhân bị ngộ độc khí CO, ta có thể sơ cứu như sau :

1. Đưa ngay nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc.

2. Tạo phương tiện đưa nạn nhân đến cơ sở y tế nhanh nhất, gần nhất, đồng thời gọi cấp cứu bệnh viện, nhất là xe cấp cứu có trang bị oxi.

3. Hô hấp nhân tạo, nếu nạn nhân thở yếu, ngưng thở. 4. Đặt ở chỗ thoáng khí.

Thứ tự sơ cứu hợp lí nhất được sắp xếp như sau :

A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 4, 3, 2. C. 1, 3, 4, 2. D. 3, 4, 1, 2.

Bài 3. Để hạn chế việc tạo ra khí CO trong môi trường kín gây ngộ độc, có bạn đề nghị các giải pháp sau :

1. Dùng lò than hoặc lò nướng than để sưởi ấm căn nhà.

2. Không chạy máy phát điện, hoặc bất cứ loại động cơ nào chạy bằng xăng dầu bên cửa ra vào và cửa sổ, trong tầng hầm của căn nhà, nhà chứa xe, hoặc những nơi bít bùng khác. Chỉ nên dùng như thế khi nào máy móc đó là do thợ chuyên môn lắp đặt và được thông hơi kỹ lưỡng.

3. Để cho máy xe nổ khi xe đậu ở một nơi bít bùng hoặc không thoáng khí như ở bên trong ga ra không mở cửa.

5. Không bao giờ đốt than trong nhà, trong lều, trong xe hoặc trong gara.

6. Không bao giờ lắp đặt hoặc bảo dưỡng thiết bị đốt nhiên liệu mà không có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và dụng cụ.

Giải pháp không đúng là :

A. 1, 4, 6. B. 1, 2, 4. C. 1, 3, 4. D. 1, 3, 6.

Bài 4. Để thử tính chất của khí cacbonic, người ta thực hiện thí nghiệm như hình sau :

Cho biết các lọ (1), (2), (3), (4)

lần lượt đưng các chất sau : Phát biểu không đúng là :

(1) : nước + quỳ tím A. Lọ (1) quỳ tím chuyển sang màu đỏ. (2) : dd NaOH + phenolphtalein B. Lọ (2) dung dịch màu hồng tím nhạt dần. (3) : dung dịch Ca(OH)2 C. Lọ (3) có kết tủa tạo thành.

(4) : dung dịch NaAlO2 D. Lọ (4) có kết tủa tạo thành.

Phiếu học tập số 3 : ÔN TẬP VỀ AXIT CACBONAT, AXIT SILIXIC MUỐI CACBONAT VÀ SILICAT

− Lập SĐTD (nhánh 3) các nội dung kiến thức cần hệ thống về trạng thái, tính tan, TCHH của H2CO3, H2Si O3.

− Lập SĐTD (nhánh 4) các nội dung kiến thức cần hệ thống về tính tan, TCHH của muối cacbonat và muối silicat.

− Trả lời các câu 1, 2.

− Hoàn thành các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Câu 1. So sánh tính chất cơ bản của axit H2CO3 và axit H2SiO3 về trạng thái, tính tan, TCHH. HCl đặc

CaCO3

(2)

Câu 2. So sánh tính chất cơ bản của muối cacbonat và silicat về tính tan, TCHH. Bài tập :

Bài 1. Phát biểu không đúng là :

A. Muối cacbonat trung tính đều bị nhiệt phân.

B. Muối hidrocacbonat bị nhiệt phân tạo cacbonat trung tính. C. Muối cacbonat kim loại kiềm, trong nước bị thủy phân. D. Muối hidrocacbonat đều tác dụng được với axit hoặc bazơ.

Bài 2. Dãy các chất đều bị nhiệt phân khi nung nóng là

A. MgCO3, Ca(HCO3)2, K2CO3, CaCO3. B. Mg(HCO3)2, CaCO3, KHCO3, MgCO3.

C. Na2CO3, KHCO3, NaNO3, Mg(HCO3)2. D. K2CO3, CaCO3, Mg(HCO3)2, NaHCO3.

Bài 3. Thuốc thử dùng phân biệt hai chất rắn Na2CO3 và Na2SiO3 là dung dịch

A. NaOH. B. HCl. C. NaCl. D. KNO3.

Bài 4. Bài 2 SGK trang 86. Bài 5. Bài 4 SGK trang 86.

Bài 6. M là kim loại hoá trị II. Nhiệt phân hoàn toàn 25,9 g M(HCO3)2 rồi cho khí CO2 hấp thu vào Ca(OH)2 có dư tạo 20 (g) kết tủa. M là

A. Mg. B. Ca. C. Ba. D. Cu.

IV. Thiết kế các hoạt động dạy học

GV giới thiệu chủ đề ôn tập : Khái quát nội dung bài học và xuất hiện vấn đề trung tâm của SĐTD. Tổ chức các hoạt động :

Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (5’)

Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Nội dung ôn tập của HS trong 3 phiếu học tập được bắt đầu bằng SĐTD sau :

- GV tổ chức cho các nhóm HS thảo luận về nội dung PHT 1 đã chuẩn bị ở nhà

- Theo dõi hoạt động của các nhóm.

- GV bốc thăm để chọn 1 nhóm lên trình bày PHT 1.

+ Yêu cầu thành viên 1 lên hoàn thành phần đặc điểm, tính chất của C, Si trong SĐTD (nhánh 1 )và trả lời câu 1.

- Thảo luận theo nhóm nhỏ hoàn thành các yêu cầu của PHT 1. - HS trình bày

- HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, góp ý.

GV hệ thống lại đồng thời chiếu SĐTD đã chuẩn bị cho HS đối chiếu và chỉnh sửa trong SĐTD của mình :

+ 2 thành viên khác lần lượt làm 2 bài tập có giải thích :

Bài 1 (Bài 187 trong PL 1) Bài 2 (Bài 192 trong PL 1)

Bài 1. Đáp án B Bài 2. Đáp án A

Hoạt động 3 : Ôn tập về cacbon monoxit, cacbon đioxit, silic đioxit (13’)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV tổ chức cho các nhóm HS thảo luận về nội dung PHT 2 đã chuẩn bị ở nhà.

- Theo dõi hoạt động của các nhóm.

- GV bốc thăm để chọn 1 nhóm lên trình bày PHT 2.

+ Lần lượt yêu cầu thành viên 1, 2, 3 lên hoàn thành phần TCHH của CO, CO2, SiO2 trong SĐTD .

+ Yêu cầu thành viên 4 lên trả lời câu hỏi 1.

- Thảo luận theo nhóm nhỏ hoàn thành các yêu cầu của PHT 2.

- HS trình bày

- HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, góp ý.

+ 4 thành viên khác lần lượt làm 4 bài tập có giải thích :

Bài 1 (Bài 203 trong PL 1) Bài 2 (Bài 205 trong PL 1) Bài 3 (Bài 206 trong PL 1) Bài 4 (Bài 213 trong PL 1)

Bài 1. Đáp án A Bài 2. Đáp án B Bài 3. Đáp án C Bài 4. Đáp án C

Hoạt động 4 : Ôn tập về axit cacbonat, axit silixic, muối cacbonat và silicat (17’)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV tổ chức cho các nhóm HS thảo luận về nội dung PHT 3 đã chuẩn bị ở nhà. Theo dõi hoạt động của các nhóm.

PHT 2.

+ Lần lượt yêu cầu thành viên 1, 2 lên hoàn thành phần trạng thái, tính tan, TCHH của H2CO3, H2SiO3 trong SĐTD và trả lời câu hỏi 1.

+ Lần lượt yêu cầu thành viên 3, 4 lên hoàn thành phần tính tan, TCHH của muối cacbonat và silicat trong SĐTD và trả lời câu hỏi 2 .

thành các yêu cầu của PHT 3.

- HS trình bày

- HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, góp ý.

GV chiếu SĐTD đã chuẩn bị cho HS đối chiếu và chỉnh sửa trong SĐTD của mình :

+ 6 thành viên khác lần lượt làm 6 bài tập có giải thích :

Bài 1 (Bài 219 trong PL 1) Bài 2 (Bài 225 trong PL 1) Bài 3 (Bài 228 trong PL 1)

Bài 4 (Bài 2 trong SGK trang 86) Bài 5 (Bài 4 trong SGK trang 86) Bài 6 (Bài 231 trong PL 1)

Bài 1. Đáp án A Bài 2. Đáp án B Bài 3. Đáp án B Bài 4. a, e, h Bài 5. Đáp án A Bài 6. Đáp án C 3 2 2 ( ) 1 1 1 20 2 2 2 100 M HCO CO n = ×n = ×n↓ = × = 3 2 ( ) 25, 9 259 137 0,1 M HCO M M = = ⇒M = Vậy M là Ba

Hoat động 5 : Hướng dẫn HS tự học ở nhà (3’)

GV hướng dẫn HS học ở nhà :

− Xem nội dung phần kiến thức cần nắm vững dạng bảng so sánh trang 85, 86 SGK kết

Một phần của tài liệu Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)