Bài ôn tập, luyện tập góp phần phát triển năng lực hành động cho HS

Một phần của tài liệu Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT (Trang 35 - 39)

Bài ôn tập, luyện tập là dạng bài hoàn thiện kiến thức và được thực hiện sau một số bài dạy nghiên cứu kiến thức mới hoặc kết thúc một chương, một phần của chương trình. Việc ôn tập, luyện tập đúng phương pháp tạo ra hiệu ứng tích tụ có lợi cho việc học, tư duy và ghi nhớ. Trí nhớ là một quy trình dựa trên sự liên kết, liên tưởng nên càng ít thông tin có trong “kho

nhớ” thì càng ít có khả năng ghi nhận, kết nối những thông tin mới. Vì vậy lợi ích của bài ôn tập, luyện tập là vô cùng to lớn, giúp duy trì được vốn kiến thức hiện có, đồng thời giúp tiếp thu, “tiêu hóa” và xử lí kiến thức mới dễ dàng hơn rất nhiều. Đây là dạng bài không thể thiếu được trong quá trình học tập các môn học.

Bài ôn tập, luyện tập có giá trị nhận thức to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành năng lực hành động cho HS vì :

Giúp phát triển năng lực chuyên môn

Bài ôn tập, luyện tập giúp HS tái hiện lại các kiến thức đã học, hệ thống hóa

các kiến thức hóa học được nghiên cứu rời rạc, tản mạn qua một số bài, một chương hoặc một phần thành một hệ thống kiến thức có quan hệ chặt chẽ với nhau theo logic xác định. Từ các hệ thống kiến thức đó giúp HS tìm ra được những kiến thức cơ bản nhất và các mối liên hệ bản chất giữa các kiến thức đã thu nhận được để ghi nhớ và vận dụng chúng trong việc giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn có liên quan.

Thông qua các hoạt động học tập của HS trong bài ôn tập, luyện tập mà GV có điều kiện củng cố, làm chính xác và chỉnh lí, phát triển và mở rộng kiến thức cho HS.

Thông qua các hoạt động học tập trong giờ ôn tập, luyện tập để hình thành và rèn luyện các kĩ năng hóa học cơ bản như : Kĩ năng giải thích - vận dụng kiến thức, giải các dạng BTHH, sử dụng ngôn ngữ hóa học. Cấu trúc các bài luyện tập trong SGK hóa học đều có hai phần kiến thức cần nắm vững và bài tập. Phần kiến thức cần nắm vững bao gồm các kiến thức cần hệ thống, củng cố và xác định mối liên hệ tương quan giữa chúng, phần bài tập bao gồm các dạng BTHH vận dụng các kiến thức, tạo điều kiện cho HS rèn luyện kĩ năng hóa học. Việc giải các dạng BTHH là phương pháp học tập tốt nhất giúp HS nắm vững kiến thức, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề học tập của bài toán đặt ra.

Giúp phát triển năng lực phương pháp

Thông qua hoạt động học tập trong giờ ôn tập, luyện tập mà tổng kết, hệ thống kiến thức mà hình thành phương pháp học tập, cách thu thập, xử lí thông tin, trình bày thông tin, phát triển tư duy và phương pháp nhận thức. Việc sử dụng phương pháp grap hay bản đồ tư duy trong việc hệ thống nội dung kiến thức cần nhớ có chiến lược giúp HS lập kế hoạch làm

việc, kế hoạch học tập; cách thu thập, xử lí, chế biến thông tin, trình bày thông tin một cách khoa học, mới mẻ, bất ngờ giúp việc dạy học tác động đến “hai nửa của bộ não” cả tác động chủ quan của trò và tác động khách quan của các thành viên khác trong lớp, của thầy giúp tăng sự tập trung, gây hứng thú học tập, từ đây mà tăng cường động lực học tập vì não là

một cấu trúc cảm xúc không phải là cấu trúc logic.

Trong bài ôn tập, luyện tập tổng kết kiến thức HS cần sử dụng các thao tác tư duy : Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa để hệ thống hóa, nắm vững kiến thức và vận dụng chúng giải quyết các vấn đề học tập mang tính khái quát cao. Khi giải quyết một vấn đề học tập GV thường hướng dẫn HS phân tích, phát hiện vấn đề cần giải quyết, xác định kiến thức có liên quan cần vận dụng, lựa chọn phương pháp giải, lập kế hoạch giải và thực hiện kế hoạch giải, biện luận xác định kết quả đúng.

Các dạng bài tập nhận thức đòi hỏi sự giải thích, biện luận sẽ có hiệu quả cao trong việc phát triển tư duy hóa học và phương pháp nhận thức cho HS. Thông qua việc hướng dẫn HS giải quyết các bài tập nhận thức cụ thể mà giúp HS có được phương pháp nhận thức, phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề và cả phương pháp học tập độc lập, sáng tạo.

Thông qua bài ôn tập, luyện tập mà thiết lập mối liên hệ của các kiến thức liên môn học bao gồm các kiến thức hóa học có trong các môn khoa học khác (toán học, vật lí, sinh vật, địa lí …) và sự vận dụng kiến thức của các môn học này để giải quyết các vấn đề học tập trong hóa học. Cụ thể như sự vận dụng các kiến thức về pin điện, điện phân, phương trình trạng thái chất khí, quá trình biến đổi các hợp chất tự nhiên (gluxit, protit, chất béo) trong cơ thể người, thực vật để nghiên cứu các quá trình hóa học, hình thành các khái niệm và giải thích các hiện tượng tự nhiên, các kiến thức thực tiễn có liên quan đến hóa học hoặc giải các bài tập hóa học.

Giúp phát triển năng lực xã hội

Bài ôn tập, luyện tập được học sau khi đã nghiên cứu nội dung của một số tiết, thích hợp với việc giúp GV tổ chức cho HS làm việc trong nhóm hợp tác, tạo điều kiện hiểu biết về các phương diện xã hội thể hiện qua việc :

− Yêu cầu các em hoạt động hợp tác trong nhóm, trong lớp để lập SĐTD về nội dung kiến thức cần nhớ, thảo luận về phương pháp giải các dạng bài tập trong

chương.

− Nhóm HS tiến hành thí nghiệm để kiểm nghiệm, xác nhận, chứng minh, rút ra kết luận về tính chất của chất.

− Thảo luận nhóm để tìm ra lời giải, nhận xét, kết luận cho một vấn đề học tập hay một BTHH cụ thể như báo cáo các dạng toán về hiệu suất, phân biệt chất, viết phương trình ion, phương trình ion rút gọn ... có bao nhiêu cách giải, nên chọn cách giải nào.

− Cùng thực hiện một nhiệm vụ do GV nêu ra.

− Sưu tầm đề kiểm tra ở các năm trước (phân công trước tránh trùng lặp), yêu cầu báo cáo về dạng bài, phân loại câu dễ, câu khó ... các câu HS tự giải cho nhau theo nhóm, câu nào GV cần trợ giúp, đối với mỗi bài kiểm tra ở mỗi chương có thể chia công việc cho cả lớp, mỗi nhóm làm một khâu hay có thể mỗi nhóm trình bày luân phiên từng bài kiểm tra vào mỗi đợt.

Giúp phát triển năng lực cá thể

− Yêu cầu HS lập SĐTD phần kiến thức cần nhớ và các dạng bài tập, hướng giải ... trong chương mà GV đã hướng dẫn, so sánh SĐTD của mình với của bạn, cả nhóm lập SĐTD chung và sau đó là của lớp có sự góp ý, chỉnh sủa của GV. Qua những SĐTD này chúng tôi tin tưởng rằng HS nghiên cứu, học tập và sử dụng phương pháp ghi chép khoa học này không chỉ sử dụng cho môn hóa học mà áp dụng cho các môn học khác, cho các kế hoạch học tập, làm việc phát triển năng lực cá thể trong tương lai nhằm mang lại hiệu quả to lớn mà đang được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng và được mô tả là “công cụ vạn năng của bộ não”.

− GV tổ chức cho HS vận dụng kiến thức để làm thêm một số bài tập nhằm củng cố, khắc sâu, mở rộng kiến thức. Dành 10-15 phút cuối cho HS làm bài kiểm tra để đánh giá mức độ lĩnh hội, chuyên cần của HS.

Tuy phân chia phát triển từng năng lực cho HS trong cấu trúc năng lực hành động, nhưng bốn năng lực này đan xen, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Năng lực phương pháp giúp phát triển năng lực chuyên môn, đồng thời kéo theo phát triển năng lực cá thể và năng lực xã hội cho HS. Các năng lực này phát triển, hoà nhập tạo nên năng lực hành động của cá thể của HS. Sự phát triển các năng lực này phù hợp với xu hướng giáo dục hiện đại trên thế giới ngày

nay “Học để học cách học, học để sáng tạo, học để làm và học để chung sống với người

Một phần của tài liệu Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT (Trang 35 - 39)