Mục tiêu và phân phối chương trình phần hóa phi kim lớp 11 THPT

Một phần của tài liệu Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT (Trang 44 - 46)

Phần hoá phi kim của chương trình hoá học lớp 11 THPT bao gồm 2 chương: chương nitơ - photpho (chương nhóm nitơ) và chương cacbon - silic (chương nhóm cacbon).

2.1.1.1. Mục tiêu chương “Nitơ – photpho” (chương Nhóm nitơ)

Về kiến thức : HS biết và hiểu vị trí, cấu tạo nguyên tử, TCVL, TCHH, ứng dụng của nitơ, photpho (một số đặc điểm của các nguyên tố khác trong nhóm, đối với chương trình nâng cao). Thành phần, cấu tạo phân tử, tính chất, ứng dụng, điều chế một số hợp chất của chúng.

Về kĩ năng :HS vận dụng từ vị trí, cấu tạo nguyên tử, thành phần và cấu tạo phân tử, dự đoán một số TCHH của nitơ, photpho và hợp chất, biết kiểm tra các dự đoán và kết luận về tính chất của chúng. Biết viết các PTHH dưới dạng phân tử và ion, cân bằng các phản ứng oxi hoá - khử … khi biểu diễn TCHH. Phân biệt một số hợp chất của nitơ, photpho dựa vào một số phản ứng hoá học đặc trưng. Biết thực hiện một số thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất một số hợp chất của nitơ, photpho dựa vào một số phản ứng hoá học đặc trưng. Biết làm việc hợp tác với các HS khác để xây dựng và nắm bắt kiến thức. Giải được các bài tập theo chuẩn.

Về tình cảm, thái độ :Tự giác, tích cực, làm việc hợp tác nghiên cứu tính chất các chất. Có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.1.1.2. Mục tiêu chương “Cacbon – silic” (chương Nhóm cacbon)

Về kiến thức : HS biết và hiểu vị trí, cấu tạo nguyên tử, TCVL, TCHH, ứng dụng của cacbon, silic (một số đặc điểm của các nguyên tố khác trong nhóm, đối với chương trình nâng cao). Thành phần, cấu tạo phân tử, tính chất, ứng dụng, điều chế một số hợp chất của chúng.

Về kĩ năng : HS vận dụng từ vị trí, cấu tạo nguyên tử, thành phần và cấu tạo phân tử, dự đoán một số TCHH của cacbon, silic và hợp chất, biết kiểm tra các dự đoán và kết luận về tính chất của chúng. Biết viết các PTHH dưới dạng phân tử và ion, cân bằng các phản ứng oxi hoá -

khử … khi biểu diễn TCHH. Phân biệt một số hợp chất của cacbon, silic dựa vào một số phản ứng hoá học đặc trưng. Biết thực hiện một số thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất một số hợp chất của cacbon, silic dựa vào một số phản ứng hoá học đặc trưng. Biết làm việc hợp tác với các HS khác để xây dựng và nắm bắt kiến thức. Giải được các bài tập theo chuẩn.

Về tình cảm, thái độ :Tự giác, tích cực, làm việc hợp tác nghiên cứu tính chất các chất. Có ý thức bảo vệ môi trường sống trong lành.

2.1.2. Phân phối chương trình phần hóa phi kim lớp 11 THPT

Bảng 2.1. Phân phối chương trình phần hóa phi kim lớp 11 ban cơ bản

Tiết Bài Chương 2 : Nitơ - Photpho

11 7 Nitơ

12, 13 8 Amoniac và muối amoni 14, 15 9 Axit nitric và muối nitrat

16 10 Photpho

17 11 Axit photphoric và muối photphat 18 12 Phân bón hóa học

19, 20 13 Luyện tập tính chất của nitơ - photpho và hợp chất của chúng

21 14 Thực hành tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho 22 Kiểm tra 1 tiết

Chương 3 : Cacbon - Silic

23 15 Cacbon

24 16 Hợp chất của cacbon 25 17 Silic và hợp chất của silic 26 18 Công nghiệp silicat

27 19 Luyện tập tính chất của cacbon - silic và hợp chất của chúng Bảng 2.2. Phân phối chương trình phần hóa phi kim lớp 11 nâng cao

Tiết Bài Chương 2 : Nitơ- Photpho

14 9 Khái quát về nhóm nitơ

15 10 Nitơ

18, 19 12 Axit nitric và muối nitrat

20 13 Luyện tập tính chất của nitơ và hợp chất của nitơ

21 14 Photpho

22, 23 15 Axit photphoric và muối photphat 24 16 Phân bón hóa học

25 17 Luyện tập tính chất của photpho và hợp chất của photpho 26 18 Thực hành tính chất của của các hợp chất nitơ, photpho 27 Kiểm tra 1 tiết

Chương 3 : Cacbon - Silic

28 19 Khái quát về nhóm cacbon

29 20 Cacbon

30 21 Hợp chất của cacbon 31 22 Silic và hợp chất của silic 32 23 Công nghiệp silicat

33 24 Luyện tập tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng

Qua phân phối chương trình và nội dung bài học trong SGK, ta thấy nội dung kiến thức trong chương trình nâng cao nhiều hơn chương trình cơ bản ở mỗi chương là bài khái quát về nhóm, nội dung kiến thức mỗi bài trong chương trình nâng cao được trình bày chi tiết và nhiều tính chất hơn. Vì vậy so với chương trình nâng cao nội dung kiến thức trong chương trình cơ bản được lược bớt nhiều, nên học sinh sẽ khó khăn nếu học chương trình cơ bản mà dùng thêm sách tham khảo hay tham dự các kì thi ngoài tốt nghiệp THPT như tham gia các kì thi cao đẳng, đại học. Vì vậy trong thực tế, giáo viên khi soạn giảng theo chương trình chuẩn thường kết hợp với dạy chủ đề tự chọn nâng cao.

Một phần của tài liệu Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)