Thông qua phiếu tham khảo ý kiến của hơn 60 GV của hơn 40 trường THPT, hầu hết các thầy cô đều cho rằng bài ôn tập, luyện tập là rất cần thiết với nhiệm vụ chính là củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức cho HS. Với một hay hai tiết luyện tập trong một chương là chưa nhiều, tuy nhiên môn hóa thường được ưu tiên tăng tiết học và có tiết tự chọn trong mỗi tuần nên việc luyện tập đỡ vất vả. Các thầy cô giáo đều đầu tư nhằm nâng cao chất lượng dạy học qua việc sử dụng bài tập đã được biên soạn, chọn lọc. Có nhiều giờ luyện tập thầy cô làm rất tốt, chất lượng bài dạy được nâng cao, được thể hiện thông qua chất lượng các kì thi tốt nghiệp, đại học ...
Tuy nhiên, nhiều GV còn quan niệm bài ôn tập, luyện tập là dạng bài khó có thể dạy hay, có tư tưởng ngại nghiên cứu, đầu tư khi dạy loại bài này, việc sử dụng phiếu học tập tổ chức hoạt động nhóm cho HS, hay sử dụng grap, SĐTD trong dạy học còn xa lạ và ít được sử dụng. Tiết luyện tập, ôn tập GV thường sử dụng để kiểm tra bài HS, gọi HS lên làm các bài tập hay hướng dẫn đề cương ôn tập cho bài kiểm tra nên kiến thức thường bị lệch và không hệ thống … HS ít được hoạt động trong giờ học, ít được động não, không chủ động tích cực lĩnh hội kiến thức do đó kiến thức không sâu, không chắc chắn, có thể trả lời đúng các câu hỏi chỉ yêu cầu học bài, lúng túng nếu phải trả lời những câu hỏi so sánh, tổng hợp hay liên quan đến vấn đề thực tiễn. Tiết luyện tập, ôn tập chưa thể hiện hết nhiệm vụ là củng cố, khắc sâu và mở rộng kiến thức; chưa tạo điều kiện cho HS hoạt động tích cực, tìm tòi sáng tạo, chưa chú ý rèn luyện tư duy logic - biện chứng, tính tự lực và trách nhiệm, năng lực làm việc cộng tác … do
vậy chưa phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội cho HS, nên sau khi ra trường HS khó khăn trong việc hòa nhập với môi trường mới.
Những phương pháp dạy học hiện đại như phương pháp grap, phương pháp grap kết hợp với dạy học theo nhóm đã bước đầu được sử dụng nhưng không thường xuyên. SĐTD là một công cụ hữu ích trong giảng dạy và học tập ở bậc trung học, đại học cũng như các bậc học cao hơn vì chúng giúp người dạy lẫn người học có thể hệ thống lại kiến thức, trình bày ý tưởng rõ ràng, kích thích sự sáng tạo, tăng cường khả năng ghi nhớ, tìm ra nhiều ý tưởng mới … Do vậy, khi được tiếp xúc với SĐTD thì hầu hết GV và HS đều ủng hộ ( trên 82%). Sử dụng SĐTD trong dạy học, tạo nên trào lưu sử dụng SĐTD làm công cụ học tập.
T
Tóómmttắắttcchhưươơnngg11
Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày những vấn đề sau :
1. Hình thành năng lực hành động cho HS trong nhà trường thông qua các hoạt động dạy học là rất cần thiết để HS có thể hòa nhập vào sự phát triển của thế giới, đáp ứng những đòi hỏi của thị trường lao động. Việc dạy học hoá học góp phần phát triển năng lực hành động cho HS. 2. Khái niệm grap, cách lập grap và sử dụng grap trong việc tổ chức hoạt động dạy học.
3. Khái niệm, phương pháp lập SĐTD. Giới thiệu các phần mềm hỗ trợ lập SĐTD và hướng dẫn cách sử dụng phần mềm Mindject MindManager 9.
4. Sử dụng phương pháp grap và lập SĐTD trong việc chuẩn bị kế hoạch thiết kế giáo án các bài luyện tập, ôn tập trong đó chú trọng đến việc phát triển năng lực hành động cho HS.
5. Thực trạng giảng dạy môn hoá học nói chung và việc áp dụng phương pháp dạy học mới như phương pháp grap và xây dựng SĐTD trong các giờ ôn tập, luyện tập.
Tất cả những vấn đề trên là cơ sở lí luận và thực tiễn để chúng tôi nghiên cứu thiết lập và đề xuất sử dụng phương pháp grap và SĐTD để tổ chức hoạt động học tập cho HS trong giờ ôn tập, luyện tập phần hoá học vô cơ 11 THPT nhằm nâng cao năng lực hành động cho HS.
Chương 2 S SỬỬDDỤỤNNGGGGRRAAPPVVÀÀSSƠƠĐĐỒỒTTƯƯDDUUYY T THHIIẾẾTTKKẾẾGGIIÁÁOOÁÁNNCCÁÁCCBBÀÀIIÔÔNNTTẬẬPP,,LLUUYYỆỆNNTTẬẬPP P PHHẦẦNNHHÓÓAAPPHHIIKKIIMMLLỚỚPP1111TTHHPPTT
2.1. Mục tiêu và phân phối chương trình phần hóa phi kim lớp 11 THPT 2.1.1. Mục tiêu dạy học phần hóa phi kim lớp 11 THPT