Chuẩn bị kế hoạch bài ôn tập, luyện tập với sự phát triển năng lực hành động cho

Một phần của tài liệu Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT (Trang 39 - 42)

HS

Bài ôn tập, luyện tập không phải là bài giảng lại kiến thức, mà HS phải thu nhận được những hiểu biết mới về kiến thức và cả phương pháp nhận thức. Trong giờ học GV cần tổ chức các hoạt động học tập để hình thành năng lực hành động cho HS, vì vậy khâu chuẩn bị cho giờ dạy là yếu tố quyết định đến chất lượng của bài ôn tập, luyện tập. Khi chuẩn bị cho bài ôn tập, luyện tập ta cần tiến hành các

bước sau :

Bước 1. Nghiên cứu tài liệu

GV cần nghiên cứu nội dung bài luyện tập và các bài học có liên quan đến bài

luyện tập có trong SGK, các sách tham khảo để xác định mức độ kiến thức cần hệ thống, kiến thức cần mở rộng, phát triển và các kĩ năng cần rèn luyện, các dạng bài tập cần được lưu ý.

Bước 2. Xác định mục tiêu bài học

Mục tiêu bài học cần được xác định rõ ràng về kiến thức, kĩ năng ở các mức độ nhận thức biết, hiểu, vận dụng thành thạo ... cho từng đối tượng HS cụ thể.

Bước 3. Lựa chọn các nội dung kiến thức cần hệ thống và các bài tập vận dụng các kiến thức

− Hệ thống các kiến thức cần nắm vững đã được nêu ra trong SGK nhưng GV có thể lựa chọn thêm những nội dung kiến thức để kết nối, liên kết, mở rộng hoặc cung cấp thêm tư liệu mang tính thực tiễn, cập nhật thông tin và sắp xếp theo một logic chặt chẽ.

− Hệ thống các BTHH dùng để luyện tập cũng có thể được thiết kế, lựa chọn

thêm cho phù hợp với từng đối tượng HS và yêu cầu rèn luyện kĩ năng ngoài những bài tập có trong SGK.

Bước 4. Lựa chọn phương pháp dạy học và phương tiện dạy học

Tùy theo nội dung, mục tiêu của bài ôn tập, luyện tập và khả năng nhận thức của HS mà GV lựa chọn phương pháp dạy học và phương tiện dạy học cho phù hợp.

Trong bài luyện tập có sử dụng phương pháp đàm thoại thì GV cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi có các mức độ nhận thức khác nhau để buộc HS bộc lộ thực trạng kiến thức của mình. Với các bài luyện tập cần làm rõ các khái niệm, các kiến thức gần nhau thì cần dùng phương pháp so sánh lập bảng tổng kết thì GV cần chuẩn bị nội dung cần so sánh và nội dung của bảng tổng kết. Khi cần khái quát hóa kiến thức, tìm mối liên hệ giữa các kiến thức có thể sử dụng các sơ đồ, đồ thị, grap, SĐTD. Khi cần mở rộng kiến thức, rèn luyện kĩ năng thực hành ta có thể sử dụng

thí nghiệm hóa học hoặc các phương tiện trực quan khác nhau.

Bước 5. Dự kiến tiến trình của bài ôn tập, luyện tập

Dựa vào nội dung các kiến thức của bài luyện tập GV thiết kế các hoạt động học tập trong giờ học, dự kiến các hoạt động dạy (hoạt động của GV) và hoạt động học (hoạt động của HS), hình thức tổ chức giờ học và các phương tiện dạy học kèm theo. Các hoạt động học tập được sắp xếp theo sự phát triển của kiến thức cần hệ thống, khái quát và các kĩ năng cần rèn luyện theo mục tiêu đề ra.

Bài ôn tập, luyện tập có thể trình bày theo hai phần (như SGK) hệ thống, tổng kết các kiến thức cần nắm vững và HS làm một loạt các bài tập để vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng.

GV cũng có thể hệ thống các kiến thức theo các đề mục hoặc các vấn đề trong nội dung cần luyện tập và cho HS làm bài tập vận dụng kiến thức ngay sau đó rồi chuyển sang vấn đề khác. GV có thể trình bày nội dung các kiến thức cần nắm vững dưới dạng bảng tổng kết hoặc các sơ đồ, grap, SĐTD, thể hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa các kiến thức thì sẽ giúp HS dễ nhớ và có sự khái quát cao hơn. Bảng tổng kết và các sơ đồ grap nội dung cần rõ ràng, thông tin cần cô đọng, chính xác, đảm bảo tính khoa học và thẩm mĩ. Bài luyện tập được trình bày ở dạng bảng tổng kết hoặc sơ đồ GV có thể sử dụng phần mềm powerpoint để trình chiếu các nội dung trong sơ đồ thì sẽ có hiệu quả cao hơn. Với SĐTD GV nên sử dụng phần mềm Mindjet MindManager 9 để có thể kết nối với các thí nghiệm, BTHH ... GV cần đánh số thứ tự các nhánh theo logic bài luyện tập, ôn tập.

GV cần xác định rõ yêu cầu hoạt động kiểm tra đánh giá cuối giờ luyện tập và chuẩn bị chu đáo cho hoạt động này. GV có thể tổ chức cho HS kiểm tra nhanh 10 - 15 phút trả lời khoảng 10 câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoặc 2 câu hỏi tự luận và cần chuẩn bị nhiều đề để tiện cho việc sử dụng và đảm bảo tính khách quan trong kiểm tra đánh giá.

Bước 7. Dự kiến các yêu cầu về sự chuẩn bị của HS cho giờ luyện tập

GV cần xác định các yêu cầu cụ thể về sự chuẩn bị của HS cho giờ luyện tập, ôn tập như xem lại nội dung các bài học, so sánh các khái niệm, lập bảng tổng kết, thiết lập các grap, SĐTD, giải một số dạng bài tập xác định. Sự chuẩn bị chu đáo của HS sẽ tạo ra được sự tương tác và phối hợp thống nhất giữa các hoạt động nhận thức của HS với GV và HS với HS làm cho giờ học sôi nổi, sinh động hiệu quả hơn.

Sau đây là sáu bước ủy quyền công việc cho HS một cách hiệu quả [38]:

GV phải chuẩn bị kĩ trước khi giao việc - lập kế hoạch cụ thể.

Xác định cụ thể yêu cầu công việc - kết quả HS cần đạt được, hướng dẫn rõ ràng công

việc mỗi nhóm sẽ thực hiện, yêu cầu HS lặp lại những yêu cầu của công việc để đảm bảo HS đã hiểu rõ công việc được giao, cung cấp tài liệu liên quan.

Xác định rõ thời hạn hoàn thành công việc.

Định rõ mức độ và phạm vi thẩm quyền mà HS có thể sử dụng để hoàn thành công việc

như quyền đề nghị, quyền thông báo - khởi xướng và quyền hành động.

Xác định mốc thời gian để kiểm tra, đối chiếu nhằm đánh giá tiến độ công việc và hướng

dẫn thêm nếu cần thiết. Vào thời gian đầu nên thường xuyên kiểm tra, đối chiếu, giảm dần khi HS đã hoàn toàn nắm được công việc.

GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả, rồi tổng kết công việc : GV và HS cùng đánh giá

công việc về những thành quả đạt được, những thiếu sót cần cải thiện, làm thế nào để cải thiện và cuối cùng là những điều học được từ công việc.

Bước 8. Thiết kế kế hoạch giờ học

GV tiến hành thiết kế kế hoạch giờ học trên cơ sở các nội dung đã chuẩn bị theo

hướng dạy học tích cực. Dạy học tích cực chú trọng đến việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS nhằm bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng

kiến thức vào thực tiễn và tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. Ta cần chú ý

đến những nét đặc trưng của phương pháp tích cực, đó là :

− Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tâp của HS dưới sự điều khiển của GV.

− Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.

− Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác trong nhóm.

− Kết hợp đánh giá của GV với sự đánh giá của HS.

GV tiến hành trình bày kế hoạch giờ dạy theo các bước đã qui định.

Một phần của tài liệu Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)