− Trong dạy học trên lớp, tuỳ đặc điểm của mồi lớp ta chú trọng ôn tập lí thuyết bằng SĐTD hay bằng grap, khi kết hợp cả hai trong một tiết cần chuẩn bị giáo án, phiếu học tập kĩ càng tránh gây mất thời gian, sa đà vào việc ôn tập lí thuyết mà coi nhẹ việc làm bài tập.
− Để dạy học bằng SĐTD GV sử dụng một hay hai tiết để giới thiệu cho các em khái niệm, cách vẽ, ưu điểm … của việc học bằng grap, SĐTD. Ban đầu có một số HS ngại với việc học bằng SĐTD, vì quen với cách viết tuần tự, ngại tiếp thu cách trình bày mới,… GV có thể khuyến khích bằng cách cho điểm cộng với những bài vẽ tốt, tạo những SĐTD khung để các em điền vào chỗ trống để làm quen cách học mới.
− Với grap ta có thể dùng để ôn tập trên lớp, bằng cách cho HS các đỉnh của grap, rồi cho HS tự vẽ các cung sau đó cho HS làm tại lớp hay về nhà viết phương trình hoá học chuyển hoá giữa các đỉnh, cần giúp HS phát hiện các kiến thức liên quan đến một bài cụ thể, đâu là kiến thức suy ra từ tính chất hoá học, đâu là kiến thức suy ra từ điều chế…
− Sau khi đã học quen với SĐTD ta có thể gợi ý để HS tự vẽ ở nhà, sau tiết học sẽ nộp lại cho GV, việc làm này giúp GV KT tự học, tự ôn tập ở nhà của HS, trên lớp GV có thể giúp HS ôn tập khái quát lại bằng grap. Tuy nhiên để đạt kết quả cao trong dạy học, ngoài việc sử dụng
SĐTD, grap để củng cố, hệ thống hoá kiến thức thì cần kết hợp các phương pháp, phương tiện dạy học khác như đàm thoại nêu vấn đề, bài tập hoá học, …
T
Tóómmttắắttcchhưươơnngg33
Trong chương 3 chúng tôi đã trình bày :
− Mục đích và nhiệm vụ của TN sư phạm.
− Lựa chọn địa bàn, GV và đối tượng cho TN sư phạm.
− Từ phiếu tham khảo ý kiến GV, HS trước và sau khi TN để đánh giá kết quả TN sư phạm về mặt định tính.
− Tiến hành TN sư phạm, sau đó KT, thu thập kết quả, xử lý và đánh giá kết quả TN về mặt định về lượng, cuối cùng là rút ra các bài học kinh nghiệm.
K
KẾẾTTLLUUẬẬNN VVÀÀKKIIẾẾNNNNGGHHỊỊ 1. Kết luận
Sau một thời gian tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu phương pháp grap và xây dựng SĐTD cho các bài luyện tập phần phi kim hoá học 11 THPT cả chương trình cơ bản và chương trình nâng cao nhằm góp phần phát triển năng lực hành động, nâng cao năng lực nhận thức và tư duy logic cho HS, chúng tôi đã hoàn thành các nhiệm vụ sau :
1.1. Tìm hiểu tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Tổng quan cơ sở lí luận về việc phát triển năng lực hành động cho HS, phương pháp grap, SĐTD trong dạy học. Chú trọng đến tính ưu việt của phương pháp grap, SĐTD trong dạy học đặc biệt dùng trong bài dạy ôn tập, luyện tập.
1.2. Nghiên cứu quy tắc và thiết kế grap, sơ đồ tư duy
Nghiên cứu qui tắc thiết kế grap, thiết kế 5 grap nội dung dùng cho 2 bài luyện tập chương trình cơ bản và 3 bài luyện tập chương trình nâng cao phần hoá phi kim 11 THPT.
Nghiên cứu qui tắc thiết kế SĐTD, sử dụng phần mềm Mindjet Mindmanager 9 thiết kế nội dung bài học dùng cho 2 bài luyện tập chương trình cơ bản và 3 bài luyện tập chương trình nâng cao phần hoá phi kim 11 THPT bao gồm :
− 4 SĐTD sử dụng trong tiết luyện tập.
− 2 SĐTD khung để hướng dẫn HS tự lập SĐTD và tự học bằng SĐTD.
− 2 SĐTD hỗ trợ HS tự học gồm các nội dung cụ thể trong các bài có kèm hình ảnh, video về các chất hoá học, các phản ứng hoá học, sản xuất các chất.
1.3. Thực nghiệm sư phạm
Đã tiến hành TN sư phạm với 5 giáo án bài luyện tập ở 3 trường THPT, đánh giá hiệu quả giờ học ở các lớp TN, ĐC và phân tích kết quả thu được. Kết quả thực nghiệm sư phạm chứng tỏ đề tài ” Sử dụng grap và SĐTD trong giờ ôn tập, luyện tập phần hoá phi kim lớp 11 THPT” là cần thiết và góp phần nâng cao chất lượng giờ học hóa học.
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài chúng tôi xin kiến nghị với một số ban ngành, GV, HS để các đề tài được triển khai hiệu quả hơn.
2.1. Với trường Đại học Sư phạm
− Tiếp tục tạo điều kiện tốt cho hoạt động nghiên cứu lý luận về PPDH nói chung và các nghiên cứu về grap, SĐTD nói riêng. Thúc đẩy trao đổi thông tin để các đề tài nghiên cứu được biết đến và sử dụng
− Bồi dưỡng việc sử dụng SĐTD vào dạy học cho sinh viên, để mỗi sinh viên không những biết áp dụng vào quá trình học tập ở đại học mà còn khuyến khích áp dụng vào dạy học chương trình hóa học THPT.
2.2. Với các trường trung học phổ thông
− Chú trọng xây dựng phòng bộ môn và trang bị các thiết bị, đồ dùng dạy học giúp GV có điều kiện đổi mới PPDH như sử dụng phương pháp grap và SĐTD trong dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
− Xây dựng trường học thân thiện, xanh, sạch, đẹp, an toàn. Thi đua dạy học hiệu quả, tổ chức các hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, rèn luyện kỹ năng sống … để không những phát triển học lực của mỗi HS, mà còn phát triển kĩ năng sống cho HS.
2.3. Với giáo viên
Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy SĐTD là phương pháp khá phổ biến trên thế giới nhưng ở nước ta còn mới mẻ. Vì thế qua đề tài này, chúng tôi mong muốn thầy cô sẽ là nguồn động viên, khích lệ cho các em áp dụng và hứng thú với phương pháp học này.
2.4. Với học sinh
Sau khi học với grap và SĐTD, vận dụng chúng để ôn luyện các môn học khác, nhìn nhận vấn đề một các tổng thể trong các mối liên hệ, khắc phục cách viết, cách học theo kiểu tuần tự, kìm hãm sự ghi nhớ của não bộ.
Ngoài việc học thì tích cực tham gia các hoạt động tập thể, chú trọng rèn luyện kĩ năng sống. Thực hiện mục tiêu : “Học để học cách học, học để làm, học để sáng tạo và học để cùng sống với người khác”.
Trên đây là những nghiên ban đầu của chúng tôi về mảng đề tài này, do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ bản thân còn hạn chế nên không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong được những ý kiến đóng góp phê bình của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục phát triển đề tài.
T
TÀÀIILLIIỆỆUUTTHHAAMM KKHHẢẢOO
1. Ngô Ngọc An (2007), Rèn luyện kĩ năng giải toán hóa học 11 – tập II, NXB Giáo Dục. 2. Ngô Ngọc An (2002), Bài tập trắc nghiệm hóa học THPT lớp 11, ôn và luyện thi ĐH – CĐ, NXB Giáo Dục.
3. Cao Thị Thiên An (2007), Bộ đề thi trắc nghiệm tuyển sinh ĐH – CĐ môn hóa học, NXB ĐHQG Hà Nội.
4. Nguyễn Duy Bảo (2007), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Bưu điện. 5. Trịnh Văn Biều (2003), Các phương pháp dạy học hiệu quả, Trường ĐHSP TP. HCM. 6. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy Hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
7. Trịnh Văn Biều (2009), Kiểm tra và đánh giá trong dạy học Hóa học ở trường phổ
thông, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
8. Trịnh Văn Biều (2003), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, Trường ĐHSP TP. HCM.
9. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hóa học, trường Đại học Sư phạm TP.HCM, TP.HCM.
10. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường Phổ thông và Đại học, NXB Giáo dục.
11. Nguyễn Văn Cường (2006), Dự án phát triển giáo dục THPT – Đổi mới phương pháp
dạy học– Một số vấn đề chung, Hà Nội.
12. Vũ Cao Đàm (1999), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
13. Nguyễn Hữu Đĩnh và các cộng sự (2008), Dạy và học hoá học 11 theo hướng đổi mới,
NXB Giáo dục.
15. Trần Duy Hưng (2000), Quy trình kiến tạo tình huống trong dạy học theo nhóm nhỏ -
Nghiên cứu giáo dục, NXB Giáo dục.
16. Nguyễn Thanh Khuyến (2008), Bộ đề ôn luyện thi trắc nghiệm môn hóa học, NXB ĐHQG Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Lê (2006), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Văn hoá thông tin.
18. Ngô Quỳnh Nga (2009), Sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy tổ chức hoạt động học tập của HS trong giờ ôn tập – luyện tập phần kim loại hoá học 12 - THPT nâng
cao - nhằm nâng cao năng lực nhận thức, tư duy logic cho học sinh, Luận văn Thạc sĩ,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
19. Nguyễn Thị Sửu – Lê Văn Năm (2007), Phương pháp dạy học hoá học : Giảng dạy
những nội dung quan trọng của chương trình và sách giáo khoa hoá học phổ thông, NXB
Khoa học và Kĩ thuật Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Sửu (2009), Tổ chức quá trình dạy học hoá học phổ thông, ĐHSP Hà Nội. 21. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lí luận dạy học hoá học, tập 1, NXB Giáo dục.
22. Lê Trọng Tín (2007), Những phương pháp dạy học tích cực, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên GV THPT chu kỳ III, Trường ĐHSP TP.HCM.
23. Lê Trọng Tín (2002), Nghiên cứu các biện pháp nâng cao chất lượng bài lên lớp hóa
học ở trường THPT, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.
24. Nguyễn Xuân Trường (2007), 1430 câu hỏi trắc nghiệm hoá học 11, NXB Quốc gia TP. HCM.
25. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
26. Nguyễn Xuân Trường (2007), Cách biên soạn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm môn hóa
học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.
28. Nguyễn Xuân Trường và các cộng sự (2007), Hóa học 11 - Sách bài tập, NXB Giáo dục, Hà Nội.
29. Nguyễn Xuân Trường và các cộng sự (2007), Hóa học 11 - Sách giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội.
30. Vũ Anh Tuấn và các cộng sự (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng
môn hoá học lớp 11, NXB Giáo dục, Hà Nội.
31. Tony & Barry Buzan (2008), The mind map book, (biên dịch Lê Huy Lâm), NXB Tổng hợp TP. HCM.
32. Tony Buzan (2009), Bản đồ tư duy trong công việc, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội. 33. Tony Buzan (2007), How to mind map (Lập bản đồ tư duy), Công ty sách Alpha, NXB Lao động- xã hội, Hà Nội.
34. Tony Buzan (2008), Sử dụng trí tuệ của bạn, (biên dịch Lê Huy Lâm), NXB Tổng hợp TP. HCM.
35. Bobbi Deporter and Mike Hernacki (2009), Phương pháp học tập siêu tốc, (biên dịch Nguyễn Thị Yến - Hiền Thu), NXB Tri thức.
36. Madeline Hunter, Robin Hunter (2005), Làm chủ phương pháp giảng dạy, (biên dịch Nguyễn Đào – Quý Châu), NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
37. Donna M. Genett, Ph. D (2009), Người giỏi không phải là người làm tất cả, (biên dịch : Nguyên Chương- Việt Hà), NXB Tổng hợp TP. HCM.
38. Billi P. S. Lim (2008), Dare to fail, (biên dịch Trần Hạo Nhiên), NXB Trẻ. 39. Keith Ferrazzi and Tahlraz (2009), Never eat alone, NXB Trẻ.
40. http://www.peterrussell.com/MindMaps/howto.php 41. http://www.mindtools.com/pages/article/newISS_01.htm 42. http://www.mind-mapping.co.uk/make-mind-map.htm 43. http://www.thinkbuzan.com/uk/
P
PHHỤỤLLỤỤCC
Phụ lục 1. HỆ THỐNG BÀI TẬP DÙNG CHO DẠY HỌC PHẦN HOÁ PHI KIM LỚP 11 THPT ... 130
Phụ lục 2. ĐỀ BÀI KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN DÙNG CHO THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ... 131 Phụ lục 3. XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN TƯ LIỆU ĐIỆN TỬ HỖ TRỢ GIÁO VIÊN
DẠY BÀI LUYỆN TẬP VÀ TỰ HỌC CỦA HỌC SINH ... 145 Phụ lục 4. Ý KIẾN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH VỀ SƠ ĐỒ TƯ
DUY TRONG DẠY HỌC ... 149 Phụ lục 5. PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH ... 153 Phụ lục 6. MỘT SỐ SƠ ĐỒ TƯ DUY HỌC SINH TỰ XÂY DỰNG ... 159
Phụ lục 1
HỆ THỐNG BÀI TẬP DÙNG CHO DẠY HỌC PHẦN HOÁ PHI KIM LỚP 11 THPT
Để giúp HS nắm vững kiến thức và rèn luyện kĩ năng cũng như chuẩn bị tư liệu dạy học các bài dạy trong phần hoá phi kim lớp 11 THPT, chúng tôi đã lựa chọn, xây dựng một hệ thống gồm 275 bài tập dùng cho dạy học các bài học và nhất là bài ôn tập, luyện tập. Các bài tập được xây dựng và lựa chọn chú trọng rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức của HS trong phát hiện và giải quyết vấn đề, sắp xếp theo mức độ kiến thức tăng dần và được trình bày trong CD của luận văn. GV có thể lựa chọn và sử dụng cho các bài dạy phần hoá phi kim chương trình cơ bản hoặc nâng cao theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và năng lực của HS.
Bài dạy Số lượng bài
tập từ bài … đến bài …. 275 bài
Chương 2: Nitơ- Phốt pho 176 176
Nitơ 15 1 - 15 Amoniac 36 16 - 51 Muối amoni 17 52 - 68 Axit nitric 40 69 - 108 Muối nitrat 19 109 - 127 Photpho 7 128 - 134
Axit photphoric và muối photphat 28 135 - 162
Phân bón hóa học 14 163 - 176
Chương 3: Cacbon- Silic 99 99
Cacbon 18 177 - 194
Hợp chất của cacbon 61 195 - 255
Silic và hợp chất của silic 12 256 - 267
Phụ lục 2
ĐỀ BÀI KIỂM TRA VÀ ĐÁP ÁN
DÙNG CHO THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
Bài kiểm tra 1
KIỂM TRA 15’ (CB): LUYỆN TẬP N, P VÀ HỢP CHẤT
- Đề bài :
Thiết lập cung cho các đỉnh grap về mối liên hệ của nitơ và hợp chất, viết chất phản ứng với đỉnh lên các cung (đề 1)
Thiết lập cung cho các đỉnh grap về mối liên hệ giữa photpho và hợp chất. Viết PTHH minh hoạ (đề 2)
- Đáp án và biểu điểm :
Thang điểm : 1 cung + chất phản ứng (0.5 đ)
HS cần thiết lập được các cung như grap dưới và viết PTHH minh hoạ dựa vào tính chất của P và hợp chất.
Thang điểm : 1 cung + 1 PTHH (075 đ)
KIỂM TRA 15’(NC) - LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT CỦA PHOTPHO VÀ CÁC HỢP CHẤT CỦA PHOTPHO
Thiết lập cung cho các đỉnh grap về mối liên hệ của photpho và hợp chất của photpho, viết các PTHH minh hoạ.
Các cung có thể được thiết kế như dưới và HS dựa vào tính chất của P và hợp chất để viết PTHH minh hoạ.
Thang điểm : 1 cung + 1 PTHH (075 đ)
Bài kiểm tra 2
ĐỀ KIỂM TRA 45’(CB) : HOÁ HỌC LỚP 11
Câu 1. Magie nitrua và natri nitrua có công thức phân tử lần lượt là
A. Mg3N2 và NaN3. B. Mg2N3 và NaN. C. Mg3N2 và Na3N. D. Mg3N và NaN.
Câu 2. Quan sát hình vẽ mô tả thí nghiệm đốt NH3 trong O2, phản ứng hoá học không xảy ra
trong quá trình thí nghiệm là
A. 2NH4Cl+CaO→t0 2NH3↑+CaCl2+H2O. B. 2KClO3 →0 2,t MnO 2KCl + 3O2↑. C. 4NH3 +5O2 →xt,t0 4NO↑ + 6H2O. D. 4NH3 +3O2 →t0 2N2 ↑ + 6H2O.
Câu 3. Hoà tan hoàn toàn 12,8g Cu vào dung dịch HNO3 dư thu
được V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có tỷ khối hơi so với H2 là 19. Giá trị của V là
A. 6,72. B. 2,24. C. 8,96. D. 4,48.
Câu 4. Nhiệt phân 1 mol muối vô cơ A thu được 1 mol mỗi chất ở trạng thái khí và hơi khác