Giáo án tiết 25 – bài 17 (NC ): Luyện tập tính chất của photpho và các hợp chất của

Một phần của tài liệu Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT (Trang 81 - 89)

2.3.3. Giáo án tiết 25 – bài 17 (NC) : Luyện tập tính chất của photpho và các hợp chất của photpho photpho

I – Chuẩn kiến thức và kĩ năng

1. Kiến thức

Củng cố các kiến thức về TCVL, hoá học, điều chế và ứng dụng của photpho và một số hợp chất của chúng.

2. Kỹ năng

− So sánh cấu tạo, tính chất của nitơ và photpho, của axit nitric và axit photphoric, của muối photphat.

− Vận dụng các kiến thức đã học để giải các loại bài tập nhận biết , hoàn thành chuỗi phản ứng, điều chế, giải bài tập dựa vào phương trình phản ứng.

3. Thái độ

− Thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.

− Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác.

II – Phương pháp

− Đàm thoại – nêu vấn đề, trực quan, BTHH.

− Lập SĐTD và grap mối liên hệ giữa N, P với hợp chất.

III - Chuẩn bị

GV :

− Chuẩn bị phiếu học tập gồm hệ thống câu hỏi và BTHH có trong hệ thống gồm 275 bài tập được trình bày trong PL 1 nhằm hệ thống và khái quát, phát triến

các nội dung kiến thức về nitơ, photpho và hợp chất của chúng.

− Xây dựng SĐTD đầy đủ. Hướng dẫn HS sử dụng SĐTD trong việc ôn tập và hệ thống kiến thức. Do nitơ và photpho, axit nitric và axit photphoric có tính chất tương tự nên trong SĐTD GV tạo điều kiện cho HS so sánh cả hai cặp chất này để HS nhớ và hiểu bài hơn.

− Máy tính, máy chiếu projector, máy chiếu hắt cho HS báo cáo kết quả học tập. Nếu gặp sự cố thì lập SĐTD trên bảng, rồi photo SĐTD GV đã soạn sẵn để đối chiếu, so sánh.

HS : Chuẩn bị bài ở nhà trước bao gồm vẽ SĐTD theo gợi ý của GV, trả lời các câu hỏi và làm bài tập có trong các phiếu học tập (PHT).

Phiếu học tập số 1 : ÔN TẬP VỀ ĐƠN CHẤT NITƠ VÀ PHOTPHO

Điền vào chỗ trống trong SĐTD (nhánh 1) các nội dung kiến thức cần hệ thống về đặc điểm cấu tạo phân tử, TCHH và điều chế đơn chất N, P.

- Trả lời các câu 1, 2, 3. - Hoàn thành các bài tập 1, 2.

Câu 1. Từ cấu hình e, độ âm điện, cấu tạo phân tử của N, P sánh độ hoạt động hoá học của N và P, P trắng và P đỏ.

Câu 2. So sánh TCHH cơ bản của N và P, lấy ví dụ minh hoạ.

Câu 3. Nêu cách điều chế N, P trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Bài tập :

Bài 1. Phát biểu đúng là : Photpho trắng và photpho đỏ

A. không bền trong không khí ở nhiệt độ cao. B. đều có cấu trúc mạng polime. C. mềm, dễ nóng chảy, dễ bay hơi. D. không thể chuyển hoá qua lại.

Bài 2. Phản ứng hoá học trong đó P thể hiện tính oxi hoá là A. 4P + 5 O2 → 2 P2O5. B. 2P + 3Mg → Mg3P2.

C. 2P + 3Cl2 → 2PCl3. D. 6P + 5KClO3 → 3P2O5 + 5KCl.

Phiếu học tập số 2 : ÔN TẬP VỀ AXIT NITRIC VÀ AXIT PHOTPHORIC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điền vào chỗ trống trong SĐTD (nhánh 2) các nội dung kiến thức cần hệ thống về đặc điểm cấu tạo phân tử, TCHH và điều chế axit nitric và axit photphoric.

− Trả lời các câu 1, 2, 3.

− Hoàn thành các bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Câu 1. Nêu CTPT của axit nitric và axit photphoric, xác định số oxi hoá của N và P trong hợp chất này.

Câu 2. So sánh TCHH cơ bản của axit nitric, axit photphoric. Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 3. Cách điều chế của axit nitric và axit photphoric trong PTN và trong CN ? Bài tập :

Bài 1. Axit photphoric tác dụng được với các chất trong dãy chất sau : A. P, Ca3P2, NH3, P2O5. B. P, CaO, HCl, K2O. C. Mg, CaO, NaOH, K2CO3. D. Cu, CuO, NH3, Na2CO3.

Bài 2. Axit nitric và axit photphoric có tính chất giống nhau là :

A. Là axit nhiều nấc. B. Phân li hoàn toàn thành ion trong dung dịch. C. Đều có tính axit. D. Đều có tính oxi hóa mạnh.

Ca3(PO4)2 SiO2 C t;o Ca t;o HCl O t2,o X Y Z T + + + + + → → → → Các chất X ,Y, Z, T tương ứng là : A. P,Ca3P2, PH3, P2O5. B. P,Ca3P4, PH3, P2O3. C. P2O5 , Ca3P2 , PH3 , H3PO4. D. P2O3, Ca3P4, PH3, P2O3.

Bài 4. Nguyên liệu dùng để điều chế axit H3PO4 trong phòng thí nghiệm là A. Na3PO4 và H2SO4đ. B. P và HNO3đ.

C. P, O2 và H2O. D.Ca3(PO4)2 và H2SO4đ.

Bài 5. (Bài tập 4 trong SGK trang 72)

Bài 6. (Bài tập 5 trong SGK trang 72)

Phiếu học tập số 3 : ÔN TẬP VỀ MUỐI PHOTPHAT

Điền vào chỗ trống trong SĐTD (nhánh 3) các nội dung kiến thức cần hệ thống về đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất và nhận biết muối photphat.

− Trả lời câu 1.

− Hoàn thành các bài tập 1, 2.

Câu 1. Có mấy loại muối photphat, tính chất, cách nhận biết muối photphat ? Bài tập :

Bài 1. Phát biểu không đúng khi nói về muối photphat là : A. Tất cả muối đihiđrophotphat đều tan.

B. Tất cả muối hiđrophotphat đều tan.

C. Tất cả muối photphat của natri, kali, amoni đều tan.

D. Muối photphat khi tan trong nước thuỷ phân tạo mội trường bazơ.

Bài 2. Để nhận biết ion PO34−, ta thường dùng thuốc thử AgNO3 vì sản phẩm A. tạo ra khí có màu nâu. B. tạo ra dung dịch có màu vàng.

C. tạo ra kết tủa màu vàng. D. tạo ra khí không màu hóa nâu trong không khí.

IV. Thiết kế các hoạt động dạy học

GV giới thiệu chủ đề ôn tập : Khái quát nội dung bài học và xuất hiện vấn đề trung tâm của SĐTD. Tổ chức các hoạt động :

Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ (3’)

Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của HS

Hoạt động 2 : Ôn tập về nitơ, photpho (8’) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Nội dung ôn tập của HS trong 3 phiếu học tập được bắt đầu bằng SĐTD sau :

- GV tổ chức cho các nhóm HS thảo luận về nội dung PHT 1 đã chuẩn bị ở nhà. Thống nhất câu trả lời của nhóm.

- Theo dõi hoạt động của các nhóm.

- GV bốc thăm để chọn 1 nhóm lên trình bày PHT 1. + Yêu cầu thành viên 1 lên hoàn thành phần đặc điểm trong SĐTD và trả lời câu 1.

+ Yêu cầu thành viên 2 lên hoàn thành phần TCHH trong SĐTD (trả lời câu 2).

+ Yêu cầu thành viên 3 lên hoàn thành phần ĐC (trả lời câu 3).

- Thảo luận theo nhóm nhỏ hoàn thành các yêu cầu của PHT 1.

- HS trình bày

- HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, góp ý.

GV hệ thống lại đồng thời chiếu SĐTD đã chuẩn bị cho HS đối chiếu và chỉnh sửa trong SĐTD của mình :

+ 2 thành viên khác lần lượt làm 2 bài tập có giải thích :

Bài 1 (Bài 129 trong PL 1) Bài 2 (Bài 130 trong PL 1)

Bài 1. Đáp án A

Bài 2. Đáp án B (tính oxi hoá - số oxi hoá của P giảm sau phản ứng hay khi tác dụng với kim loại)

Hoạt động 3 : Ôn tập về axit nitric và axit photphoric (15’)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV tổ chức cho các nhóm HS thảo luận về nội dung PHT 2 đã chuẩn bị ở nhà. Thống nhất câu trả lời của nhóm.

- Theo dõi hoạt động của các nhóm. - GV bốc thăm để chọn 1 nhóm khác lên trình bày PHT 2.

+ Yêu cầu thành viên 1 lên hoàn thành phần đặc điểm trong SĐTD và trả lời câu 1. + Yêu cầu thành viên 2 lên hoàn thành phần TCHH trong SĐTD (trả lời câu 2).

+ Yêu cầu thành viên 3 lên hoàn thành phần ĐC (trả lời câu 3).

- Thảo luận theo nhóm nhỏ hoàn thành các yêu cầu của PHT 2.

- HS trình bày

- HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, góp ý.

GV hệ thống lại đồng thời chiếu SĐTD đã chuẩn bị cho HS đối chiếu và chỉnh sửa trong SĐTD của mình

+ 6 thành viên khác lần lượt làm 6 bài tập có giải thích :

Bài 1 (Bài 136 trong PL 1) Bài 2 (Bài 137 trong PL 1) Bài 3 (Bài 138 trong PL 1

Bài 4 (Bài 142 trong PL 1) Bài 5 (Bài 4 SGK trang 72) Bài 6 (Bài 5 SGK trang 72)

Bài 1. Đáp án C Bài 2. Đáp án C

Bài 3. Đáp án A (củng cố lại sơ đồ chuyển hoá bài 3 trong SGK trang 62) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài 4. Đáp án B Bài 5. Đáp án D

3 4 2 4 2 4 3 4 2 4 2 2 3 4 4 2 ( ) 0, 0044 1 2 0, 003 2 2 0, 003 0, 0016 2 0, 0044 0, 0014 0, 0016 0, 0014 OH H PO Ca H PO CaHPO n n H PO OH H PO H O H PO OH HPO H O x y x x y y n mol n mol − − − − − < = < ⇒ + → + + → + + = =   ⇒  ⇔ + = =   ⇒ = =

Hoạt động 4 : Ôn tập về muối photphat (7’)

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV tổ chức cho các nhóm HS thảo luận về nội dung PHT 3 đã chuẩn bị ở nhà. Thống nhất câu trả lời của nhóm.

- Theo dõi hoạt động của các nhóm. - GV bốc thăm để chọn 1 nhóm khác lên trình bày PHT 3.

+ Yêu cầu 1 thành viên lên hoàn thành phần ĐĐ, TC, NB trong SĐTD (trả lời câu 1).

- Thảo luận theo nhóm nhỏ hoàn thành các yêu cầu của PHT 3.

- HS trình bày

- HS các nhóm khác theo dõi, nhận xét, góp ý.

+ 2 thành viên khác lần lượt làm 2 bài tập có giải thích :

Bài 1 (Bài 141 trong PL 1) Bài 2 (Bài 143 trong PL 1)

Bài 1. Đáp án B. Bài 2. Đáp án C.

Hoạt động 6 : Kiểm tra 10’

(PL 2)

Hoạt động 7 : Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)

GV hướng dẫn HS học ở nhà :

− Xem nội dung phần kiến thức cần nắm vững dạng bảng so sánh trang 59 SGK kết hợp

Một phần của tài liệu Sử dụng Grap và sơ đồ tư duy trong giờ ôn tập, luyện tập phần hóa phi kim lớp 11 THPT (Trang 81 - 89)