1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA THƠ PHẠM HỔ

68 3,7K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 653,71 KB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 3 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ............................................................. 3 4.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3 4.2. Khách thể nghiên cứu................................................................................ 3 5. Giả thuyết khoa học ..................................................................................... 3 6. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 3 7. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4 8. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4 9. Cấu trúc của đề tài ....................................................................................... 4 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................... 6 1.1. Sự gặp gỡ giữa tâm hồn trẻ em với thơ Phạm Hổ.................................... 6 1.1.1. Trẻ em rất hồn nhiên, vô tư, trong sáng .................................................. 6 1.1.1.1. Sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng của trẻ ................................................. 6 1.1.1.2. Sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng trong thơ Phạm Hổ .............................. 8 1.1.2. Thơ mộng và lãng mạn ......................................................................... 11 1.1.2.1. Thơ mộng và lãng mạn trong tâm hồn trẻ thơ ...................................... 11 1.1.2.2. Thơ mộng và lãng mạn trong hoạt động nghệ thuật thơ Phạm Hổ ..... 13 1.2. Đặc điểm của thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi ....................................... 15 1.2.1. Sử dụng chất liệu dân gian ................................................................... 15 1.2.2. Thơ ông mang màu sắc cổ tích, huyền thoại......................................... 16 1.2.3. Ngôn ngữ chính xác, biểu cảm, giàu âm thanh, nhịp điệu ................... 19 1.2.4. Sáng tác theo hình thức đối đáp ............................................................... 21 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN ............................................................... 23 2.1. Thơ Phạm Hổ trong chương trình: “Chăm sóc – Giáo dục trẻ mầm non 5 – 6 tuổi” ................................………………………………………………..23 2.1.1. Các tác phẩm thơ Phạm Hổ được đưa vào chương trình: “Chăm sóc – Giáo dục” Trẻ mầm non 5 – 6 tuổi .................................................................. 23 2.1.1.1. Về thể thơ ............................................................................................ 23 2.1.1.2. Về ngôn ngữ, nhịp điệu và vần điệu ..................................................... 23 2.1.1.3. Về nội dung ........................................................................................ 24 2.1.1.4. Thơ Phạm Hổ có thể giáo dục trẻ trên nhiều phương diện:Thẩm mỹ, phát triển lời nói mạch lạc, lời nói nghệ thuật và phát triển nhân cách ........ 29 2.1.2. Khảo sát thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ Phạm Hổ ......................................................................................................... 32 2.1.2.1. Mục đích khảo sát ................................................................................ 32 2.1.2.2. Địa bàn, thời gian khảo sát .................................................................. 33 2.1.2.3. Đối tượng khảo sát .............................................................................. 33 2.1.2.4. Nội dung khảo sát ................................................................................ 33 2.1.2.5. Phương pháp khảo sát ......................................................................... 33 2.1.2.6. Kết quả khảo sát đối với trẻ ................................................................. 34 2.1.2.7. Kết quả khảo sát đối với giáo viên ....................................................... 35 CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA THƠ PHẠM HỔ ........................................................................ 38 3.1. Biện pháp đàm thoại giúp trẻ hiểu bài thơ............................................. 38 3.1.1. Đàm thoại giới thiệu tác phẩm .............................................................. 38 3.1.2. Đàm thoại để hiểu tác phẩm .................................................................. 39 3.1.3. Đàm thoại để tái hiện tác phẩm ............................................................. 39 3.2. Đọc thơ cho trẻ nghe và cho trẻ học thuộc lòng bài thơ ........................ 40 3.3. Giảng giải, giải thích từ khó .................................................................... 41 3.4. Sử dụng các phương tiện trực quan trong việc đọc thơ cho trẻ nghe ... 42 3.4.1. Sử dụng vật thật..................................................................................... 42 3.4.2. Sử dụng đồ dùng trực quan mô phỏng lại các sự vật hiện tượng như tranh vẽ, con rối, mô hình, sa bàn… ............................................................... 43 3.4.3. Các phương tiện nghe nhìn hiện đại như : đĩa hình, băng đĩa nghi âm, máy nghe nhạc, máy tính ................................................................................ 44 3.4.4. Những kí hiệu quy ước .......................................................................... 44 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 47 1. Kết luận ....................................................................................................... 47 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 49 PHỤ LỤC

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ THÙY TIÊN

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA THƠ PHẠM HỔ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

NGUYỄN THỊ THÙY TIÊN

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA THƠ PHẠM HỔ

CHUYÊN NGÀNH: PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ LÀM QUEN

VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS Trần Thị Thanh Hồng

SƠN LA, NĂM 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS Trần Thị Thanh Hồng – người

đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu cho đến khi khóa luận được Hội đồng khoa học nghiệm thu

Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy, cô giáo trong khoa Tiểu học – Mầm non, Phòng Đào tạo Đại học, Thư viện trường ĐH Tây Bắc, BGH cùng tất cả GVCN Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi trường mầm non Tô Hiệu – TP Sơn La – tỉnh Sơn La, trường mầm non Hoàng Tây – Kim Bảng – Hà Nam, các bạn SV Lớp K50 ĐHGD Mầm non đã tạo điều kiện giúp đỡ để chúng

em hoàn thành khóa luận đúng thời gian

Sơn La, tháng 5 năm 2013

Người thực hiện

Nguyễn Thị Thùy Tiên

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BGH : Ban giám hiệu ĐHGD : Đại học giáo dục ĐHSP : Đại học sư phạm CĐSP : Cao đẳng sư phạm TCSP : Trung cấp sư phạm GVCN : Giáo viên chủ nhiệm QLKH : Quản lý khoa học QHQT : Quan hệ quốc tế

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 3

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3

4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

4.2 Khách thể nghiên cứu 3

5 Giả thuyết khoa học 3

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

7 Phạm vi nghiên cứu 4

8 Phương pháp nghiên cứu 4

9 Cấu trúc của đề tài 4

PHẦN NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6

1.1 Sự gặp gỡ giữa tâm hồn trẻ em với thơ Phạm Hổ 6

1.1.1 Trẻ em rất hồn nhiên, vô tư, trong sáng 6

1.1.1.1 Sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng của trẻ 6

1.1.1.2 Sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng trong thơ Phạm Hổ 8

1.1.2 Thơ mộng và lãng mạn 11

1.1.2.1 Thơ mộng và lãng mạn trong tâm hồn trẻ thơ 11

1.1.2.2 Thơ mộng và lãng mạn trong hoạt động nghệ thuật thơ Phạm Hổ 13

1.2 Đặc điểm của thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi 15

1.2.1 Sử dụng chất liệu dân gian 15

1.2.2 Thơ ông mang màu sắc cổ tích, huyền thoại 16

1.2.3 Ngôn ngữ chính xác, biểu cảm, giàu âm thanh, nhịp điệu 19

1.2.4 Sáng tác theo hình thức đối đáp 21

Trang 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN 23

2.1 Thơ Phạm Hổ trong chương trình: “Chăm sóc – Giáo dục trẻ mầm non 5 – 6 tuổi” ……… 23

2.1.1 Các tác phẩm thơ Phạm Hổ được đưa vào chương trình: “Chăm sóc – Giáo dục” Trẻ mầm non 5 – 6 tuổi 23

2.1.1.1 Về thể thơ 23

2.1.1.2 Về ngôn ngữ, nhịp điệu và vần điệu 23

2.1.1.3 Về nội dung 24

2.1.1.4 Thơ Phạm Hổ có thể giáo dục trẻ trên nhiều phương diện:Thẩm mỹ, phát triển lời nói mạch lạc, lời nói nghệ thuật và phát triển nhân cách 29

2.1.2 Khảo sát thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo qua thơ Phạm Hổ 32

2.1.2.1 Mục đích khảo sát 32

2.1.2.2 Địa bàn, thời gian khảo sát 33

2.1.2.3 Đối tượng khảo sát 33

2.1.2.4 Nội dung khảo sát 33

2.1.2.5 Phương pháp khảo sát 33

2.1.2.6 Kết quả khảo sát đối với trẻ 34

2.1.2.7 Kết quả khảo sát đối với giáo viên 35

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5-6 TUỔI QUA THƠ PHẠM HỔ 38

3.1 Biện pháp đàm thoại giúp trẻ hiểu bài thơ 38

3.1.1 Đàm thoại giới thiệu tác phẩm 38

3.1.2 Đàm thoại để hiểu tác phẩm 39

3.1.3 Đàm thoại để tái hiện tác phẩm 39

3.2 Đọc thơ cho trẻ nghe và cho trẻ học thuộc lòng bài thơ 40

3.3 Giảng giải, giải thích từ khó 41

3.4 Sử dụng các phương tiện trực quan trong việc đọc thơ cho trẻ nghe 42

3.4.1 Sử dụng vật thật 42

Trang 7

3.4.2 Sử dụng đồ dùng trực quan mô phỏng lại các sự vật hiện tượng như

tranh vẽ, con rối, mô hình, sa bàn… 43

3.4.3 Các phương tiện nghe nhìn hiện đại như : đĩa hình, băng đĩa nghi âm, máy nghe nhạc, máy tính 44

3.4.4 Những kí hiệu quy ước 44

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47

1 Kết luận 47

2 Kiến nghị 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC

Trang 8

Việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phải dựa trên như cầu cơ bản, thỏa mãn những mong muốn tốt đẹp của trẻ Và ngôn ngữ của trẻ phát triển sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ

Trong chương trình GDMN, việc cho trẻ LQVTPVH là môn học trung tâm, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất, đặc biệt là dạy thơ cho trẻ Thông qua các bài thơ giúp trẻ tiếp nhận cái hay, cái đẹp trong tiếng nói của dân tộc để

từ đó làm giàu cảm xúc cho trẻ, phát triển trí tưởng tượng của trẻ, giúp trẻ khám phá những điều mới lạ trong thế giới xung quanh Để làm được điều đó cần phải cho trẻ tiếp xúc và làm quen với các tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm thơ gần gũi với trẻ, ngôn ngữ thơ phải dễ hiểu, đơn giản mang màu sắc ngộ nghĩnh, vui tươi, hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời Ngôn ngữ thơ Phạm Hổ được đánh giá

là một hiện tượng độc đáo, mang sắc thái đồng dao, vui tươi, ngộ nghĩnh, dễ thuộc, dễ nhớ, giàu nhạc điệu, dễ múa hát, kích thích trí tưởng tượng, khơi gợi

sự tò mò khám phá, phù hợp với tâm lí trẻ thơ Vì vậy, đã có rất nhiều bài thơ của nhà thơ Phạm Hổ được đưa vào chương trình giảng dạy cho trẻ mầm non Tuy nhiên, để phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua thơ Phạm Hổ thì cần phải tìm hiểu

và nghiên cứu một cách đầy đủ Chính vì lí do này mà chúng tôi lựa chọn khóa

luận: “Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi qua thơ Phạm Hổ” để

tiến hành nghiên cứu

Trang 9

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Ngôn ngữ là tài sản quý báu của nhân loại, là kho tàng trí tuệ của loài người Nó chứa đựng và làm sống lại những thành tựu do xã hội xây dựng lên, là tượng đài giá trị nền văn minh nhân loại Nó luôn đồng hành với con người, là phương tiện giao tiếp của con người, tồn tại bên trong giá trị loài người Vì thế, qua nhiều thời đại ngôn ngữ vẫn là đói tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau như: triết học, tâm lí học, xã hội học, giáo dục học,…và đã đạt

được những thành công to lớn

Có rất nhiều các nhà khoa học trên khắp thế giới cùng tham gia nghiên cứu

về ngôn ngữ như: F.D.sausure, R.O.Shor, E.D.Polivannop, L.X.Vugoxky, những nghiên cứu tuy khác nhau về phương pháp nhưng luôn tìm hiểu chung một vấn đề đó là ngôn ngữ

Ở Việt Nam, vấn đề phát triển ngôn ngữ, lời nói cho trẻ cũng đã được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm và nghiên cứu

Luận án Tiến sĩ của Lưu Thị Lan: Các biện pháp phát triển ngôn mạch lạc cho trẻ mẫu giáo lớn

Luận án Tiến sĩ Nguyễn Thị Oanh: Cơ sở của việc tác động sư phạm đến sự phát triển ngôn ngữ tuổi Mầm non

Luận án Thạc sĩ Huỳnh Ái Hằng: Một số biện phát dạy trẻ kể chuyện theo chủ đề nhằm phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi

Luận án Thạc sĩ Hoàng Thị Hồng Mát: Dạy trẻ 5 - 6 tuổi kể chuyện sang tạo nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc

Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Khoa về: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua thơ truyện

Nghiên cứu của tác giả Tạ Thị Thanh Ngọc: Dạy trẻ phát âm đúng và làm giau vốn từ cho trẻ

Nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Phú và Lê Thị Ánh Tuyết: Phương pháp làm quen với văn học ở Mẫu giáo

Khóa luận tốt nghiệp của Lưu Thị Hằng: Một số biện pháp dạy trẻ kể chuyện theo kinh nghiệm nhằm phát triển ngông ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn

Trang 10

Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Kim Anh: Nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học lứa tuổi 5-6 tuổi

3 Mục đích nghiên cứu

Qua việc khảo sát thực tiễn và tìm hiểu cơ sở lí luận chúng tôi nhằm đề xuất một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thong qua thơ Phạm Hổ, góp phần nâng cao hiệu quả phát triển lời nói cho trẻ qua giờ văn học ở trường mẫu giáo nói chung

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Tìm hiểu và đề xuất một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thong qua thơ Phạm Hổ

4.2 Khách thể nghiên cứu

Trẻ 5 - 6 tuổi trương mầm non xã Hoàng Tây – huyện Kim Bảng – tỉnh Hà Nam

5 Giả thuyết khoa học

Mức độ phát triển ngôn ngữ thông qua một số bài thơ cho trẻ mầm non từ 5-6 tuổi ở trường mầm non hiện nay còn có những hạn chế, chưa gây được hứng thú với trẻ nhất là thông qua những bài thơ của Phạm Hổ Vì vậy, nếu đưa các tác phẩm thơ của Phạm Hổ vào trường mầm non nhiều hơn và có biện pháp truyền đạt đến gần hơn với trẻ hơn thì sẽ gây được hứng thú, cảm giác thoải mái đối với trẻ, qua đó giúp trẻ phát triển toàn diện về các lĩnh vực đức-trí-thể-

mĩ nhất là phát triển ngôn ngữ Các biện pháp đề xuất chứng minh được tính khả thi thì sẽ góp phần vào công cuộc đổi mới phương pháp giáo dục mầm non hiện nay nhất là ở lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ và có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên mầm non, sinh viên ngành giáo dục mầm non

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu một số cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu

Khảo sát thực trạng phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi qua thơ của Phạm Hổ ở trường mầm non

Trang 11

Xây dựng một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trong độ tuổi

từ 5-6 tuổi thông qua một số bài thơ của nhà thơ Phạm Hổ

Tổ chức thể nghiệm để khẳng định tính khả thi của phương án đề xuất

Xử lí kết quả nghiên cứu

7 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn những vấn đề liên quan đến đề tài

Vì điều kiện thời gian có hạn và đi lại nhiều trên các địa bàn khác nhau nên chúng tôi chỉ tiến hành tìm hiểu và thực nghiệm tại Trường mần non xã Hoàng Tây huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam

8 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lí luận: đọc sách báo và các tài liệu liên quan đến vấn đề đang nghiên cứu, từ đó chọn lọc để xây dựng nên cơ sở lí luận của đề tài

8.1 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Dùng phiếu điều tra kết hợp trao đổi những thông tin có liên quan về vấn

đề nghiên cứu với các giáo viên ở trường mầm non nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua tác phẩm thơ của Phạm Hổ

- Sử dụng phương pháp quan sát: việc quan sát các tiết học làm quan với tác phẩm văn học có các bài thơ của nhà thơ Phạm Hổ

- Quan sát và ghi chép lại những tác dụng của thơ Phạm Hổ đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua các tiết học thơ ca ở trường mầm non…

8.2 Phương pháp thể nghiệm sư phạm: xây dựng thiết kế và thiết kế mẫu

9 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương

Chương 1: Cơ sở lí luận

Chương này tác giả đề xuất tới đặc điểm thơ Phạm Hổ, có những hiện tượng gần với trẻ nên rất hấp dẫn trẻ và trẻ dễ hiểu Thơ của ông là sự gần gũi với trẻ về nội dung ngôn ngữ và nghệ thuật Tác giả đã đi vào tìm hiểu tiếp nhận

sự hứng thú của trẻ

Trang 12

Chương 2: Cơ sở thực tiễn

Tác giả nghiên cứu các bài thơ của Phạm Hổ được đưa vào trong chương trình chăm sóc giáo dục ở trường mầm non lứa tuổi 5 - 6 Đồng thời khảo sát sự tiếp nhận về phương diện ngôn ngữ thơ của Phạm Hổ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non

Chương 3: Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi và

thiết kế một số mẫu giáo án thể nghiệm

Ở chương này chúng tôi đã xây dựng một số biện pháp, quy trình vận dụng phương pháp giáo dục mầm non mới để tổ chức dạy thơ Từ những cơ sở lí luận, thực tiễn đã thấy chúng tôi tiến hành thiết kế một số mẫu giáo án về thơ Phạm

Hổ áp dụng cho trẻ 5 - 6 tuổi

Trang 13

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1 Sự gặp gỡ giữa tâm hồn trẻ em với thơ Phạm Hổ

1.1.1 Trẻ em rất hồn nhiên, vô tư, trong sáng

1.1.1.1 Sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng của trẻ

Sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng là nét tâm lí nổi bật của trẻ thơ, đặc biệt là

trẻ lứa tuổi mầm non Nhìn chung, ở lứa tuổi này, tình cảm thống trị tất cả các mặt trong hoạt động tâm lí của trẻ Chính vì vậy mà nhận thức của trẻ cũng mang đậm màu sắc cảm xúc Trẻ luôn có nhu cầu được người khác quan tâm và cũng luôn bày tỏ tình cảm của mình đối với mọi người xung quanh Lứa tuổi này đặc biệt nhạy cảm trước sự thay đổi của thế giới xung quanh và xúc động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng như rất đơn giản Một bông hoa nở, một chiếc lá rơi, một con kiến tha mồi hay một đêm trăng sáng… cũng có thể làm trẻ xúc động một cách sâu sắc Chính đặc điểm dễ nhạy cảm này làm cho trẻ khi nghe kể chuyện, đọc thơ có thể dễ dàng hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm Trẻ thường có những phản ứng trực tiếp ngay tức thì khi tiếp xúc với tác phẩm Chúng có thể cười, có thể khóc, có thể sung sướng hay tức giận trước những chi tiết, sự kiện của tác phẩm, những tình huống mà nhân vật gặp phải Đó là phản ứng hết sức tự nhiên, biểu thị trạng thái tâm lí chưa ổn định dễ dao động trước những tác động bên ngoài Những phản ứng này tương đồng với nội dung của tác phẩm và nó càng trở nên mạnh mẽ nếu có sự đồng cảm của người lớn Chính

vì vậy, ngôn ngữ, giọng điệu, ngữ điệu hoặc những cử chỉ, điệu bộ của người đọc, kể tác phẩm văn học cho người nghe là vấn đề hết sức quan trọng Việc cho trẻ tiếp cận với tác phẩm văn học, ngoài kiến thức còn tạo cho trẻ một năng lực cảm nhận cái đẹp, một thái độ cảm nhận cuộc sống - một phong cách sống Trẻ càng lớn, tình cảm sẽ dần ổn định Sự hiểu biết của trẻ của trẻ sẽ phong phú, phức tạp dần theo mối quan hệ và những hiểu biết về thế giới xung quanh Chính vì vậy, từ những xúc cảm, tình cảm được nảy sinh trong quá trình cảm thụ tác phẩm văn học, trẻ sẽ biết yêu thương mọi người cũng như vạn vật xung quanh Cảm xúc chi phối mạnh mẽ tri giác và độ tập trung chú ý, đặc biệt là

Trang 14

hứng thú nhận thức Trẻ em luôn hướng về một cái gì đó Mỗi hoạt động của trẻ đều kích thích cảm xúc, mỗi cảm xúc lại ảnh hưởng đến sự tri giác Nhờ đó, trẻ nhận thức được thế giới xung quanh Nhà tâm lý học và sinh học người Anh, Spen-xô cho rằng sự nhận thức của trẻ không những được mã hóa bằng kí hiệu

và biểu tượng mà còn bằng cảm xúc Cảm xúc tinh vi ấy các chức năng tập hợp

và tổ chức các thành tố nhận thức thành “cấu trúc cảm xúc - nhận thức” còn sự lập lại quá trình này nhờ có sự phát triển các cấp độ tổ chức mà tạo nên sự phát triển của lí trí Như vậy, cảm xúc chẳng những có mối quan hệ với nguồn kinh nghiệm cụ thể của trẻ mà còn gắn bó với tư duy và hành động của trẻ Nó trở thành một yếu tố tâm lí góp phần phát triển nhân cách của trẻ

Như đã nói ở trên, chính bởi trẻ con giàu cảm xúc, tình cảm cho nên sự tiếp nhận văn học của chúng cũng mang đậm màu sắc xúc cảm Theo quy luật chung, trẻ tiếp nhận mọi quy luật tri thức theo kiểu tư duy trực quan hình tượng, nghĩa là những thứ mà chúng có thể “mắt thấy, tai nghe” được Nhưng riêng với tác phẩm văn học thì trẻ tiếp nhận bằng cả tâm hồn, trái tim và những tình cảm hết sức hồn nhiên ngây thơ của mình Có thể nói, trẻ em có lợi thế trong việc tiếp nhận cái đẹp trong văn học nghệ thuật Chỉ cần một chồi non hé nở chiếc mầm xinh xắn cũng có thể gây cho trẻ niềm vui và sự hứng thú:

Mầm non mắt lim dim

Cố nhìn qua kẽ lá Thấy mây bay hối hả Thấy lất phất mưa phùn

(Võ Quảng, Mầm non)

Sự ngạc nhiên của mầm non hay chính là sự ngạc nhiên của trẻ thơ trước cuộc

sống Nhà văn Nga Pautốpxki đã từng nói : “Trong thời thơ ấu, tất cả đều khác

Chúng nhìn thế giới bằng đôi mắt trong sáng và tất cả đối với chúng dường như rực rỡ hơn Cả lòng người cũng rộng mở hơn, nỗi đau thương cũng sâu sắc hơn và mảnh đất quê hương cũng chứa nhiều bí ẩn hơn gấp nghìn lần.” [8-30]

Chính bởi trẻ thơ nhìn đời bằng cặp mát trong trẻo, với tâm hồn cũng trong trẻo, nên chúng ngạc nhiên và xúc động Ngạc nhiên, xúc động ngay cả khi nhìn

Trang 15

một chiếc lá rơi, một con kiến tha mồi, một con ngựa nặng nề leo lên đỉnh dốc Như vậy, trong việc tiếp nhận văn học của trẻ em lứa tuổi mầm non vấn đề tri thức và kinh nghiệm rất cần, nhưng quan trọng hơn vẫn là cảm xúc Đó là năng lực hóa thân của các em với cái nhìn ngây thơ, giản đơn về sự giống nhau giữa tác phẩm và cuộc sống Trẻ luôn cho rằng thế giới nghệ thuật trong tác phẩm

văn học cũng là hiện thực ngoài đời nên dễ dàng muốn chia sẻ

1.1.1.2 Sự hồn nhiên, vô tư, trong sáng trong thơ Phạm Hổ

Thế giới trong thơ Phạm Hổ là một thế giới náo nức, sinh động đáng yêu, màu sắc, hương vị của thế giới bên ngoài, của thiên nhiên cây cỏ được đưa vào trong thơ qua trí tưởng tượng hồn nhiên của trẻ thơ mang một màu sắc riêng ngộ nghĩnh đáng yêu

Đi vào thế giới thơ Phạm Hổ, ta bắt gặp tất cả những gì quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của các em Đó là cái kéo, cái chổi, cái đinh, dây cầu chì… Thiên nhiên trong thơ Phạm Hổ là một thiên nhiên trong trẻo, tinh nguyên, kì diệu và đầy chất thơ

Trong bài: Bắp cải xanh Ông viết:

Bắp cải xanh Xanh mát mắt

Lá cải sắp Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa…

Phạm Hổ cảm nhận được sự lớn lên, sinh trưởng và phát triển của cây rau Qua con mắt nhìn tinh tế, nhà thơ đã thấy được sự mát mẻ, êm dụi khi nhìn vào cây rau, sự sắp xếp rất nghệ thuật và có quy luật từ màu sắc của cây bắp cải đến

lá cây xếp thành vong tròn và cuối cùng là búp cải non nằm ngủ giữa… Giống như nhưng em bé được bao bọc trong vòng tay của bố mẹ vậy Sự cảm nhận rất thật nhưng rất tinh tế

Đọc thơ Phạm Hổ tuổi thơ của chúng ta như được ùa về với những câu hỏi thắc mắc ngây ngô và cách lí giải cũng rất hồn nhiên trong sáng Với ngòi bút

Trang 16

linh hoạt, cách chuyển đổi từ góc nhìn đến giọng điệu, lúc giọng trẻ thơ nói với nhau, lúc là giọng của các bé trò chuyện với thế giới thiên nhiên và có lúc là giọng của người ông, người cha, người anh ôn tồn, nhân hậu… với những bút phát đó, thế giới trẻ thơ trong sáng tác của Phạm Hổ khá phong phú vừa gần gũi với những trò chơi, sinh hoạt học hành, lại vừa dẫn dắt suy tưởng làm tâm hồn các em bay bổng hơn

Bài thơ: Chú bò tìm bạn tiêu biểu cho phong cách thơ Phạm Hổ rất ngây

Bò tưởng bạn đi đâu

Cứ ngoái trước nhìn sau

Ậm ờ tìm gọi mãi…

Không những thế đến với thơ Phạm Hổ chúng ta còn bắt gặp sự nũng nịu

của một em bé háu ăn đòi mẹ cho bú tí Trong bài: Bê đòi bú có viết:

Nhanh cho con bú tí Đói, đói rồi mẹ ơi!

Trang 17

không chỉ giúp trẻ thơ dễ hiểu, dễ cảm nhận được nội dung bài thơ mà ngay cả người lớn cũng phải thuyết phục bởi lời thơ đó

Trong bài: Bé đi cày, ta lại bắt gặp một em bé thông minh, giỏi giang đang

làm việc giúp bố, mẹ:

Chuối xanh một quả Cắm bốn chân tre Thành con trâu đực Nhìn giống, giống ghê!

Hai ngọn cờ ngô Làm cây cày nhỏ Đem ra giữa ngõ Buộc trâu đi cày

Trâu ơi, gắng đi Cày cho xong ruộng Chiều ta về sớm Cất chuồng cho Trâu

Vắt! vắt! đi nào Sao trâu chậm thế?

Trâu mệt rồi ư?

Chúng mình nghỉ nhé!

Bóng mát ngõ trưa Thả trâu ăn cỏ

Bé nằm ngủ quên Tóc hiu hiu gió…

Trang 18

Và những tình cảm trong sáng, lành mạnh của tuổi thơ đối với bạn bè, với thầy,cô giáo, với quê hương, tổ quốc, gia đình được bồi dưỡng một cách nhẹ nhàng qua thơ Phạm Hổ được thể hiện:

Tổ quốc em giàu lắm Đồng ruộng: vực thóc thơm Biển bạc: đặc cá tôm

Rừng vàng: đầy quặng, gỗ…

Ôi Việt Nam! Việt Nam!

Tổ quốc bao thân mến Yêu từng khóm tre làng Từng con đò vào bến…

(Em yêu Tổ quốc Việt Nam)

Dễ gì tìm được những tình cảm, tình yêu đó đến lứa tuổi mầm non nếu mình không có tâm hồn trẻ thơ Vậy mà Phạm Hổ đã thành công ở phương diện này

1.1.2 Thơ mộng và lãng mạn

1.1.2.1 Thơ mộng và lãng mạn trong tâm hồn trẻ thơ

Đặc điểm này xuất phát từ bản chất ngây thơ, ngộ nghĩnh của trẻ em Ngây thơ, ngộ nghĩnh, dễ yêu thương, dễ hờn dỗi, hay mộng mị, buồn, vui là thơ mộng Đôi mắt trẻ thơ là khoảng trời xanh, áng mây trắng đi vào mắt chúng là

cả một ảo giác về tương lai Trăm năm của một đời người, khoảnh khắc tuổi thơ

là cái lãng mạn mênh mông nhất

Sự thơ mông và lãng mạn là nét tâm lý nổi bật của trẻ lứa tuổi mầm non, chính nét tâm lý này đã giúp cho trí tưởng tượng của các em vô cùng phong phú Sức tưởng tượng của các em dường như vô bờ bến, không biết đâu là cùng Chúng dùng trí tưởng tượng để khám phá thế giới và thỏa mãn như cầu nhận thức của mình Trí tưởng tượng là một phần quan trọng của quá trình tâm lí, nó góp phần tích cực vào hoạt động tư duy và nhận thức của trẻ Theo nghiên cứu của các nhà tâm lí học, tưởng tượng của trẻ lứa tuổi mầm non bắt đầu mang tính chất sáng tạo, tưởng tượng của trẻ gắn chặt với xúc cảm, đó là quan hệ hai chiều Tưởng tượng phụ thuộc vào sự phát triển cảm xúc, cảm xúc càng sâu sắc thì

Trang 19

tưởng tượng càng phát triển để phù hợp với cảm xúc đó và ngược lại tượng tượng cũng giữ vai trò làm giàu thêm những kinh nghiệm cảm xúc của trẻ Việc hình thành và phát triển tưởng tượng của trẻ cũng gắn chặt với sự hình thành và phát triển ngôn ngữ Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ có thể hình dung ra được những gì trẻ nhìn thấy (tưởng tượng) Vì thế, nếu một đứa trẻ mà ngôn ngữ kém phát triển thì trí tưởng tượng cũng nghèo nàn Tưởng tượng giúp cho trẻ có thể sâu chuỗi được những sự vật, hiện tượng riêng lẻ vào một thể thống nhất Tưởng tượng của trẻ được phát triển trong hoạt động giáo dục, qua các hoạt động giáo dục trẻ sâu chuỗi được các sự vật hiện tượng bằng trí tưởng tượng phong phú của mình

và tích lũy được vốn biểu tượng trong từng hoạt động, sau đó, trong những thời điểm hoàn cảnh cụ thể, trẻ sẽ có sự liên tưởng cần thiết Trẻ thơ cần có trí tưởng tượng vì vậy việc nuôi dưỡng trí tưởng tượng cho trẻ là một trong những nhiệm

vụ của giáo dục mầm non

Tính hoang đường là đặc trưng cơ bản của trẻ mầm non Đặc điểm của nó

là thiên về những điều kì diệu khác thường Đó là thế giới thần tiên của truyện

cổ tích, trong đó có ông Bụt, bà tiên tốt bụng, với những phép biến hóa thần thông và những nàng công chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử dũng cảm, thông minh Tưởng tượng hoang đường cũng là thế mạnh của trẻ thơ, điều đó giải thích tại sao trẻ nào cũng thích truyện cổ tích Đó như một bản năng tự nhiên của con người muốn mộng du vào một thế giới hoang đường để tìm đến

sự thiêng liêng, cao cả Nhà tâm lí học M Arnauđôp đã chỉ ra rằng: “sáng tác

hoang đường thích hợp vơi tư duy trẻ em, những người chưa quen với những chuyện tầm thường trong cuộc sống, chưa được những kinh nghiệm cay đắng làm cho khôn ngoan và rất dễ tin vào đủ chuyên có thật Đối với trẻ em những gì làm xúc động mạnh mẽ là phương tiện duy nhất để làn cho trí tưởng tượng và sự nhạy cảm phải hoạt động” [9-20]

Vì vậy các nhà sáng tạo văn học phải đặc biệt quan tâm đến đặc trưng tâm

lí này của trẻ để tìm hiểu đặc điểm tiếp nhận văn học cũng như những phản ứng thẩm mĩ diễn ra ở chúng khi tiếp nhận tác phẩm Nếu như người lớn hiểu tác phẩm văn học bằng kinh nghiệm và sự suy ngẫm về cuộc đời từng trải của mình

Trang 20

thì trẻ em lại tiếp nhận văn học bằng chính trực giác và tưởng tượng thiên bẩm của tuổi thơ Nhờ trực giác, tưởng tượng của tuổi thơ bao giờ cũng giàu có hơn người lớn Thế giới huyền thoại với những cái lộng lẫy phi thường và thế giới hiện thực thường đan lồng trong tư duy của trẻ, và trí tưởng tượng phong phú sẽ

là cầu nối hai thế giới đó Chính sự tưởng tượng ngây thơ và phi lí này đã đem lại cho trẻ thơ niềm tin, và không chỉ thế, nó còn rất cần cho mỗi người lớn sau này, dù người đó làm gì và ở bất cứ đâu

Có thể nói, sự thơ mộng và lãng mạn tạo thành tưởng tượng là một năng lực không thể thiếu để cảm thụ và sống với những tác phẩm văn học Trẻ thơ đã sẵn

có trong đầu trí tưởng tượng phong phú, bay bổng nên khi gặp những hình ảnh đẹp đẽ, kì ảo của tác phẩm văn học thì trí tưởng tượng của trẻ sẽ càng được thăng hoa Như vậy trí tưởng tượng phong phú của trẻ chính là tiền đề để chúng

ta đưa những tác phẩm văn học đến với trẻ Trẻ dùng trí tưởng tượng của mình

để tiếp thu những sáng tạo nghệ thuật, và ngược lại, trí tưởng tượng phong phú, bay bổng trong các tác phẩm văn học sẽ chắp cánh cho những ước mơ, những hoài bão và sự sáng tạo của trẻ

1.1.2.2 Thơ mộng và lãng mạn trong hoạt động nghệ thuật thơ Phạm Hổ

Qua tâm hồn thơ mộng và lãng mạn rất hồn nhiên của mình Phạm Hổ dẫn dắt các em đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, phát hiện ra những chuyện rất thật nhưng lạ vô cùng như: Quá trình hình thành của một chú gà con từ quả trứng:

Mười quả trứng tròn

Mẹ gà ấp ủ Hôm nay ra đủ Mười chú gà con

Lòng trắng, lòng đỏ Thành mỏ, thành chân Cái mỏ tí hon

Cái chân bé xíu

Trang 21

Lông vàng mát dịu Mắt đen sáng ngời

Hay trong bài thơ: Rình xem Mặt Trời có viết:

Sáng mát mẹ phơi áo Chiều xế mẹ lấy vào

Bé sờ áo, hỏi mẹ:

“Nước trên áo đi đâu?”

Mẹ cười chỉ mặt trời:

“Ông mặt trời uống đấy”

Bé tin mẹ, hỏi thêm:

“Uống lúc nào không thấy…?”

Mẹ cười: “Thấy dao được!

Ông ấy rất khôn nhanh Vắng người bay xuống uống Thoáng người, vụt bay lên”

Hôm sau múc bát nước

Bé để chỗ vắng người Vào nhà nấp khe cửa

Bé rình xem mặt trời…!

Trang 22

1.2 Đặc điểm của thơ Phạm Hổ viết cho thiếu nhi

Thơ Phạm Hổ nói riêng và văn học thiếu nhi nói chung nằm trong nghệ thuật sáng tác văn học nói chung, vì thế nó cũng mang đầy đủ đặc điểm của sáng tác nghệ thuật ngôn từ Nó thực hiện các chức năng chung của văn học

Ví dụ: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mĩ, chức năng giao tiếp, chức năng giải trí Các chức năng này không tồn tại tách rời, mà gắn bó chặt chẽ với nhau trong mối quan hệ chuyển hóa lẫn nhau Nhưng do đối tượng phục vụ chủ yếu là trẻ em nên nó có những đặc điểm được nhấn mạnh Trước hết tính giáo dục được coi là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của văn học thiếu nhi Văn học thiếu nhi có vai trò vô cùng to lớn trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em, cả về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ

Bên cạnh tính giáo dục thì khả năng khơi gợi, kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ cũng là một đặc điểm không thể thiếu của văn học viết cho các

em Hơn bất cứ loại hình nghệ thuật nào, sáng tác văn học thiếu nhi phải quan tâm tới đặc điểm tâm lí của lứa tuổi thiếu nhi Chính điều này cũng làm nên sự khác biệt giữa văn học thiếu nhi và văn học cho người lớn Tuổi thơ hồn nhiên, ngây thơ, tâm hồn trong sáng dạt dào cảm xúc và trí tưởng tượng tuyệt vời phong phú, bay bổng Các em có thể nghe được mọi âm thanh của cỏ cây, hoa

lá, trò chuyện được với muôn loài, giao cảm hòa đồng với thiên nhiên… Có thể nói khả năng tưởng tượng của các em là vô tận Chính vì vậy, tưởng tượng là một yếu tố không thể thiếu trong các tác phẩm viết cho các em

Thơ Phạm Hổ viết cho các em lứa tuổi mầm non, đặc biệt là thơ, do đối tượng phục vụ chủ yếu là những “bạn đọc” chưa biết đọc, biết viết nên ngoài những tiêu chí chung của văn học thiếu nhi nó còn có những đặc điểm được nhấn mạnh, phù hợp với tâm sinh lí đặc thù của lứa tuổi này Có thể kể ra một số đặc trưng cơ bản sau đây:

1.2.1 Sử dụng chất liệu dân gian

Những bài thơ thiếu nhi của ông mang sắc thái đồng dao, vui chơi ngộ nghĩnh, dễ thuộc dễ nhớ, giàu nhạc điệu, dễ múa hát, kích thích trí tưởng tượng, khơi gợi sự tò mò khám phá, phù hợp với tâm lý trẻ thơ

Trang 23

Làm thơ cho thiếu nhi Phạm Hổ rất coi trọng vai trò của nhạc điệu Ông

viết: Viết thơ cho các em bé, theo tôi rất cần chú ý đến nhạc điệu Nhạc điệu của

thơ liên quan chặt chẽ tới việc sắp xếp tổ chức các câu thơ, vần và nhịp Phạm

Hổ thường sử dụng thể thơ 2, 3, 4, hoặc 5 chữ Nhịp thơ thường ngắn có giá trị

miêu tả thực Chẳng hạn nhịp 2/2 ở bài thơ Sen nở gợi tả những cánh sen từ từ

hé mở:

Từ từ / khẽ mở Trăm ngàn / cửa lụa Xinh tươi / sáng hồng

Hay bài thơ: Tàu dài lại gợi hình ảnh đoàn tàu nhiều toa đang chuyển động

một cách nhịp nhàng, đều đặn

Cách reo vần khéo léo đến lỗi nhân hóa ngộ nghĩnh và sử dụng từ láy đặc

sắc làm cho âm thanh bài thơ có sức sống kỳ lạ như bài: Củ cà rốt

Lá xanh

Củ đỏ Lớn nhỏ Bên nhau Tên em

1.2.2 Thơ ông mang màu sắc cổ tích, huyền thoại

Nói đến thơ Phạm Hổ người ta cảm nhận được một tâm hồn thơ trẻ, trong sáng, giản dị, chan chứa một tình yêu thương đằm thắm, thiết tha với con người thiên nhiên và cuộc sống Thơ anh đến với tuổi thơ trước tiên bằng những rung động, cảm xúc chân thành, nhân ái Không chỉ vậy thơ anh còn khơi dậy những

Trang 24

rung động trong tâm hồn người lớn, làm cho họ như được trở về với tuổi thơ, tìm gập lại mình trong cái trong trẻo, cái tinh nguyên với những xúc cảm đối với thiên nhiên, đối với nghệ thuật

Với lối viết thơ linh hoạt, giàu cảm xúc, bằng trí tưởng tượng kết hợp với khả năng nghe, nhìn động đáo, Phạm Hổ vẽ lên những bức tranh về con người,

về thiên nhiên, về con vật, về cây cối Với lối viết chân thực đã làm cho thơ Phạm Hổ như một câu chuyện cổ tích có thể kể lại được, ví dụ:

Bài thơ: Chú bò tìm bạn kể về một chú bò hiền lành, ngốc nghếch đang ra

sông uống nước, chú nhìn thấy bóng mình dưới ao mà không biết lại cứ tưởng là

có một người bạn ở dưới đó, Bò chào:

Kìa anh bạn Lại gặp anh ở đây

Chú bò đang cười với bạn mình thì ngoái lên thế là bong chú chợt tan biến, chú cứ tưởng bạn mình đi đâu nên ngoái trước nhìn sau mà không thấy, chú bò

xa, cái tâm hồn đôn hậu ẩn bên trong

Bài thơ kết thúc mà tiếng gọi “ậm ờ” gọi bạn của chú vẫn còn vang mãi trong tâm tưởng người đọc Nó là tiếng gọi bạn, kết bày của lưới tuổi nhỏ chúng ta

Câu chuyện ấy đã ca ngợi tình bạn, chú bò ấy ngây thơ như một em bé, hồn nhiên, vô tư, gặp bạn là cười nói, chào hỏi vui vẻ, khi không có bạn thì buồn bã:

Trang 25

Trong bài thơ: Ngỗng và vịt thì lại kể về một chú Ngỗng lười học bài,

không chịu học chữ mà lại khoe là biết chữ rồi Bạn Vịt thấy vậy đưa sách ngược cho chú Ngỗng, Ngỗng ta cứ tưởng xuôi nên cứ giả đọc nhanh làm Vịt phì cười Bạn Vịt khuyên Ngỗng

-Ngỗng ơi! Học! học!

Đến với bài thơ Ngủ rồi lại tạo ra trước mắt người đọc một khung cảnh nhốn

nháo, vui nhộn Câu chuyện về các con vật nuôi hiện lên sinh động và ngộ nghĩnh:

Hay bài thơ: Thị

Người qua nhìn lên Thị thơm nhìn xuống Thị muốn theo về Chơi cùng trẻ nhỏ

Trang 26

Yếu tố cổ tích, huyền thoại là một đặc điểm trong sáng tác cho trẻ em lứa tuổi mầm non của Phạm Hổ Khác với thơ viết cho người lớn hầu hết là thơ tâm trạng bao gồm hệ thống cả những nỗi niềm, cảm xúc, suy tưởng Yếu tố cổ tích, huyền thoại trong thơ giúp các em có thể nhanh chóng nắm bắt được tác phẩm để từ đó liên hệ, phát hiện và cảm nhận được những vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống

1.2.3 Ngôn ngữ chính xác, biểu cảm, giàu âm thanh, nhịp điệu

Ngôn ngữ thơ Phạm Hổ có thể coi là rất chính xác, biểu cảm và giau âm thanh, nhịp điệu Những hình ảnh đẹp đẽ, rực rỡ cùng với vần điệu và nhạc điệu vui tươi làm cho tác phẩm thơ Phạm Hổ thêm sinh động, có sức hấp dẫn lôi

cuốn sự chú ý của các em

Khi sáng tác ông thường chú ý đến âm thanh nhịp điệu, đặc biệt ông rất coi trọng vai trò của nhạc điệu Nhiều khi các em nhớ được là nhờ nhạc điệu, nhạc điệu của bài thơ liên quan chặt chẽ tới việc sắp xếp tổ chức các câu thơ vần và

nhịp điệu Chẳng hạn nhịp 2/2 trong bài thơ: Sen nở gợi tả nhiều cánh sen đang

từ từ hé mở:

Từ từ khẽ mở Trăm nghìn cửa lụa Xinh tươi sáng hồng

Hay trong bài thơ: Tàu dài lại gợi những hình ảnh đoàn tàu nhiều toa đang

chuyển động một cách nhẹ nhàng đều đặn

Thơ Phạm Hổ còn là những câu thơ bốn chữ, nhịp nhàng và uyển chuyển như nhảy múa trong long, một cảm giác hân hoan làm cho người đọc có cảm giác đang tung tăng bước:

Mười quả trứng tròn

Mẹ gà ấp ủ Hôm nay ra đủ Mười chú gà con

(Đàn gà con)

Trang 27

Không những thế, hầu như mỗi từ, mỗi câu trong thơ Phạm Hổ đọc lên đều thấy sự gia công, sáng tạo của tác giả

Khi ông tả cảnh Gà mẹ hỏi gà con xem các con mình đã ngủ chưa, Ông viết:

Gà mẹ hỏi gà con

Đã ngủ chưa đấy hả?

Cả đàn gà nhao nhao Ngủ cả rồi đấy ạ!

Ông dùng từ cả đàn gà nhao nhao, chứ không phải là cả đàn gà ồn ào hay cả

đàn gà ầm ĩ

Ngôn ngữ thơ Phạm Hổ đặc biệt có nhiều từ tượng hình, từ tượng thanh nhiều động từ, nhiều tính từ miêu tả, tính từ chỉ màu sắc tạo nên sắc thái vui tươi, vừa khêu gợi, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ, vừa tác động mạnh đến nhận thức, tư tưởng tình cảm của trẻ, ví dụ:

Có cô rong xanh Đẹp như tơ nhuộm Giữa hồ nước trong Nhẹ nhàng uốn lượn

Một đàn cá nhỏ Đuôi đỏ lụa hồng Quanh cô rong đẹp Múa làn văn công

Tiếp xúc với tác phẩm thơ Phạm Hổ là các em đã được tiếp xúc với cả thế giới đầy âm thanh và màu sắc với những hình ảnh đẹp đẽ, sinh động, muôn màu, muôn

vẻ của thiên nhiên và cuộc sống Trẻ em lứa tuổi mầm non với tâm hồn ngây thơ chưa có những trải nghiệm cá nhân, sự khác biệt về thế giới xung quanh mới ở mức cảm tính, gắn với cái cụ thể trước mắt vẻ đẹp lấp lánh của ngôn từ nghệ thuật và sự tưởng tượng phong phú trong các tác phẩm thơ của Phạm Hổ bắt gặp trí tưởng tượng ngây thơ sẽ là cơ sở để các em có thể rung động và cảm nhận được những vẻ đẹp trong các tác phẩm này

Trang 28

1.2.4 Sáng tác theo hình thức đối đáp

Ngoài hình thức tổ chức thông thường, thơ Phạm Hổ còn sử dụng các hình thức khác Đó là, hình thức hỏi – đáp, hình thức định nghĩa và hình thức trích dẫn Hình thức hỏi – đáp xuất hiện nhiều trong thơ Phạm Hổ Trong cuộc sống trẻ vẫn thường hay hỏi người lớn về nhiều điều Hay hỏi là một nét tính cách đặc trưng, hệ quả tất yếu của như cầu ham hiểu biết của trẻ Người lớn trong trách nhiệm của mình cần phải giúp trẻ giải quyết các thắc mắc

Một ví dụ điển hình như trong bài thơ: Cua con hỏi cua mẹ

Cua con hỏi cua mẹ Dưới ánh trăng đêm

- Cô Lúa đang hát Sao bỗng lặng im Đôi mắt lim dim

Mẹ cua liền đáp

- Chú gió đi xa Lúa buồn không hát

Bài thơ gồm lời hỏi của cua con và lời đáp của cua mẹ Cua con hỏi: Cô lúa

đang hát, sao bỗng lặng im? Cua mẹ đã giải thích với cua con rằng: Vì chú gió đi xa nên cô Lúa buồn không hát nữa Lời giải thích rất dễ được chấp nhận, chuyện cô Lúa

không hát thấm đượm tình cảm con người mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Hay trong bài thơ: Soi gương

Có ai đang khóc nhè

Mà soi gương không bố?

Một đứa khóc đủ rồi Soi chi thành hai đứa

Một em bé hay khóc nhè nhưng lại muốn biết trông mình khi khóc như thế nào,

đẹp hay xấu nên đã hỏi bố một câu hỏi rất ngộ nghĩnh: Có ai đang khóc nhè, mà soi

gương không bố? Bố trả lời rất ngắn gọn: Một đứa khóc đủ rồi, soi chi thành hai đứa Câu trả lời của rất tự nhiên nhưng mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc

Trang 29

Trả lời cho trẻ là một nghệ thuật giao tiếp mà không phải ai, lúc nào cũng làm được Trong những bài thơ hỏi – đáp của mình, Phạm Hổ khi thì sử dụng nhân vật, loài vật, khi thì sử dụng nhân vật con người Song dù sử dụng nhân vật nào thì ông cũng đều nêu ra được những vấn đề mà trẻ quan tâm, các đáp án phù hợp với đối tượng Giọng thơ tâm tình, nhẹ nhàng, có sức thuyết phục lớn

Tiểu kết chương 1

Thế giới trong thơ Phạm Hổ là một thế giới náo nức sinh động đáng yêu âm thanh màu sắc hương vị của thế giới bên ngoài của thiên nhiên cây cỏ được đưa vào trong thơ qua trí tưởng tượng hồn nhiên của trẻ thơ mang một màu sắc riêng ngộ nghĩnh đáng yêu

Phạm Hổ đến với thơ rất tự nhiên, cũng giống như trẻ đến với thơ như một

sự tự nhiên tất yếu Đó là những tình cảm trong trẻo, hồn nhiên nhất, nhưng đồng thời cũng rất chân thành và mãnh liệt

Hình thức nghệ thuật chính của Thơ Phạm Hổ là sự kết tinh của tâm hồn trẻ thơ qua cách nhìn, cách tả vật, cùng với trí tưởng tượng phong phú bay bổng và

sự liên tưởng, so sánh kì diệu, kết hợp với ngôn ngữ chính xác, biểu cảm, giàu

âm thanh và nhịp điệu với những hình ảnh đẹp sáng tạo độc đáo Đọc thơ Phạm

Hổ người ta cảm nhận được một tâm hồn thơ trẻ trong sáng, giản dị chan chứa một tình yêu đằm thắm, thiết tha với con người, thiên nhiên và cuộc sống Thơ ông đến với tuổi thơ trước tiên bằng sự rung động, những cảm xúc chân thành nhân ái Thơ ông còn gợi sự rung động trong tâm hồn người lớn, làm cho họ được trở về với tuổi thơ, tìm gặp lại mình trong cái trong trẻo, cái tinh nguyên của những cảm xúc đối vơi thiên nhiên, đối với nghệ thuật

Trang 30

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1 Thơ Phạm Hổ trong chương trình: “Chăm sóc – Giáo dục trẻ mầm non

5 – 6 tuổi”

2.1.1 Các tác phẩm thơ Phạm Hổ được đưa vào chương trình: “Chăm sóc – Giáo dục” Trẻ mầm non 5 – 6 tuổi

2.1.1.1 Về thể thơ

Các tác phẩm thơ trong chương trình viết dưới dạng câu thơ ngắn gọn, chủ

yếu là thể thơ 4 chữ cụ thể như các bài thơ: Sáo đậu lưng trâu, Mèo và tro bếp,

Mười quả trứng tròn, Bé đi cày, Những món đồ chơi, Thả diều, Tre, hoa và bướm, Rong và cá, Sáo ăn na, Roi, Dứa, Thị, Cua con hỏi cua mẹ…

Bên cạnh thể thơ 4 chữ Phạm Hổ còn có các bài thơ 3 chữ rất đặc sắc như:

Bắp cải xanh, Một ông trăng,…

Thể thơ 5 chữ như: Ngựa con, Rình xem Mặt Trời, Bê con đòi bú, Chú bò

tìm bạn, Thuyền giấy, Nhảy dây, Uống, Thỏ dùng máy nói, Đinh, Soi gương,…

Với thể thơ ngắn gọn, thơ Phạm Hổ giúp trẻ dễ thuộc, dễ nhớ qua đó tạo hứng thú cho trẻ Đây là điều kiện thuận lợi để giáo viên phát triển lời nói mạch

lạc cho trẻ

2.1.1.2 Về ngôn ngữ, nhịp điệu và vần điệu

Ngôn ngữ trong các tác phẩm được lựa chọn đưa vào chương trình đều rất giản dị, trong sáng, dễ hiểu, có nhiều từ ngữ nghệ thuật như tính từ chỉ màu sắc,tính từ miêu tả, từ tượng hình, từ tượng thanh, từ láy hoặc những hình ảnh so sánh hết sức sinh động

Ví dụ bài thơ: “Roi”

Trên cây mới xuống Sáng màu trời xanh Roi này: Ngọc hồng Roi này: Ngọc trắng…

Hay trong bài thơ: “Dứa”

Mỗi cây một quả

Lá gai xương cá

Trang 31

Con sóc đến nhà Trộm tối, trộm trưa

Ngôn ngữ thơ rất giản dị, trong sáng, dễ hiểu, gần gũi, không chỉ gợi cho chúng ta biết về đặc điểm, công dụng của mỗi loại cây ăn quả mà còn là lòng yêu cuộc sống, yêu bạn bè, yêu quê hương đất nước và biết ơn những người lao động Với âm hưởng vui tươi bài thơ như những lời đồng dao giúp trẻ dễ đọc, dễ tiếp nhận Những thanh điệu vui tươi hóm hỉnh trong một số bài thơ của Phạm Hổ thường được sử dụng rộng rãi trong văn học mẫu giáo vì nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ thơ Dưới ngòi bút miêu tả đặc sắc, Phạm Hổ đã

vẽ một bức tranh về thiên nhiên thật sinh động, giàu hình ảnh, thế giới xung quanh như bừng sáng lên, rực rỡ hơn từ cỏ cây, hoa lá phản ánh cuộc sống sinh hoạt lao động của con người trong một ngày hiện lên thật sống động và tươi đẹp Nhìn chung những tác phẩm thơ được lựa chọn đưa vào chương trình

“chăm sóc - giáo dục mầm non” đều là những tác phẩm có nội dung và hình

thức nghệ thuật phù hợp với sự tiếp nhận của trẻ Tuy nhiên, do cơ cấu của chương trình số lượng tác phẩm được đưa vào chỉ có giới hạn Do đó các cô giáo mầm non phải có ý thức sưu tầm, lựa chọn thêm những tác phẩm phù hợp để trẻ luôn được tiếp xúc với các tác phẩm mới ở mọi lúc, mọi nơi và phải rèn luyện nâng cao khả năng đọc diễn cảm và trình độ cảm thụ tác phẩm thì mới có thể truyền dạy được cái hay cái đẹp của tác phẩm tới các cháu

2.1.1.3 Về nội dung

Văn học nghệ thuật, đặc biệt các tác phẩm thơ Phạm Hổ có vai trò to lớn không gì có thể thay thế được trong việc hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ Việc cho trẻ em lứa tuổi mầm non làm quen với các tác phẩm văn học nói chung và thơ Phạm Hổ nói riêng từ lâu đã được đạt ra như một nội dung, một phương tiện vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ Là loại hình nghệ thuật ngôn từ, thơ văn có khả năng đi vào lòng người một cách tự nhiên và sâu sắc Có thể nói, đó là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất

để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện Thơ văn mang lại cho trẻ cái đẹp, cái cao quý, cái chân, cái thiện

Trang 32

Phạm vi phản ánh của những tác phẩm này rất phong phú, rộng rãi nhưng là những vấn đề rất cụ thể Trước hết lòng nhân ái được biểu hiện trong tình yêu thương giữa con người với con người

Phạm Hổ tâm sự: "Nếu được sống thêm một lần nữa, tôi vẫn chọn nghề cũ: làm thơ, viết văn cho các em đọc, còn vẽ tranh cho các em xem nữa" (Nhà văn Việt Nam hiện đại, NXB Hội Nhà văn 1996) Trong bài thơ "Những bài thơ nho nhỏ", một lần nữa Phạm Hổ khẳng định lại tinh thần ấy:

Suốt đời tôi chỉ mơ Được làm cho các em Những bài thơ nho nhỏ Như những hòn bi xanh đỏ các em chơi Như những quả quít quả cam các em tay bóc, miệng cười Như những chú gà con chạy lon ton bên mẹ

Các em đặt lên tay vuốt ve, bồng bế Như những ô cửa xinh xinh mở cùng bốn phía Đón hương lúa thơm và tiếng hát chim trời Thật đơn sơ… là hạnh phúc của tôi

Tâm hồn của Phạm Hổ cho ta sống lại những ngày thơ trẻ ngây thơ, trong trắng đã vuột đi không bao giờ trở lại trong một niềm vui, niềm xúc động bâng khuâng khó tả Ông đã từng nói: "Muốn viết hay cho các em, điều hết sức quan trọng là phải yêu và hiểu các em" Ông là người rất yêu trẻ em Nhân vật trong thơ ông là hình ảnh các em bé thơ ngây, hồn nhiên bước vào ngưỡng cửa cuộc đời với bao nhiêu xúc động, nghĩ suy một cách ngỡ ngàng và lý thú Những quả trứng tròn cũng làm cho bé ngạc nhiên:

Mười quả trứng tròn

Mẹ gà ấp ủ Hôm nay ra đủ Mười chú gà con Lòng trắng lòng đỏ Thành mỏ thành chân

Trang 33

Cái mỏ tí hon Cái chân bé xíu…

Hay đây là những vần thơ về "Xe chữa cháy":

Mình đỏ như lửa Bụng chứa nước đầy Tôi chạy như bay Hét vang đường phố Nhà nào bốc lửa Tôi đập liền tay

Ai gọi chữa cháy?

"Có…ngay! Có…ngay!

Tuổi thơ là tất cả bắt đầu và tất cả trở thành mới lạ Mọi vật xung quanh trẻ cũng trở thành tò mò muốn hiểu biết… Sáng mai thức dậy nhìn cánh hoa hồng trước cửa đọng giọt sương, bé ngây thơ hỏi:

Chị ơi! Vì sao

Hoa hồng lại khóc?

Hay thấy cây lúa đang rì rào bỗng lặng im, bé níu tay mẹ và hỏi:

Dưới ánh trăng đêm

Cô lúa đang hát Sao bỗng lặng im…?

Rồi đến:

Sáng mát mẹ phơi áo Chiều về mẹ lấy vào

Bé sờ áo hỏi mẹ Nước trong áo đi đâu?

Cái rế là một đồ vật quen thuộc, có mặt trong mọi gia đình Việt Nam Cái

rế được dùng để bưng bê nồi chảo khi đang nóng Từ thực tế "cái rế nó bế cái nồi", Phạm Hổ đã tạo nên một câu chuyện về tình bạn:

Trang 34

Ôm lấy nồi, lấy chảo

Rế như cái đài hoa Chảo, nồi đang bận nấu

Rế ngồi bên đợi chờ…

Trẻ thơ nhìn cuộc đời thật ngây thơ, thật ngộ nghĩnh và cũng thật đáng yêu biết nhường nào Vì ngây thơ, vì ngỡ ngàng trước cuộc sống nên các em hay hỏi Khi các em hỏi rồi thì thích được trả lời Nhà thơ Phạm Hổ đã hiểu biết rõ tâm

lý của trẻ thơ và ông đã kịp thời trả lời cho các em bằng cách riêng của mình Lời giải đáp của ông bao giờ cũng biện chứng mà lại hợp với cách nhìn, cách nghĩ của trẻ em:

Không phải đâu em

Đấy là hạt ngọc Người gọi là sương Sao đêm gởi xuống Tặng cô hoa hồng

và Lúa đang hát cũng lặng im vì:

Chú gió đi xa Lúa buồn không hát

Tâm lý các em nhỏ là tò mò, thích hiểu biết, thích khám phá ra những điều mới lạ, vì thế Phạm Hổ đã dẫn các em vào thế giới đầy hấp dẫn mà các em ham muốn Nhà thơ Phạm Hổ như một anh phụ trách dẫn các em đi, miệng cười tươi

và giảng giải cho các em nghe những điều bổ ích và lý thú Mỗi bài thơ ông viết

là một bài học phong phú, sinh động về loài cây, loài con, về đất nước con người Cây thị, quả thị có thật ở ngoài đời, có trong truyện cổ tích, nay lại có trong thơ Phạm Hổ:

Lá xanh, quả xanh Lặng im trên cành

Lá xanh, quả vàng Chim chuyền rung rinh

… Bà kể thị này

Ngày đăng: 07/06/2014, 16:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Hữu Châu (1997), Cơ sở ngôn ngữ học từ vựng, NXBGD 2. Đỗ Hữu Châu (1993), Đại cương ngôn ngữ học, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học từ vựng," NXBGD 2. Đỗ Hữu Châu (1993), "Đại cương ngôn ngữ học
Tác giả: Đỗ Hữu Châu (1997), Cơ sở ngôn ngữ học từ vựng, NXBGD 2. Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXBGD 2. Đỗ Hữu Châu (1993)
Năm: 1993
5. Lã Thị Bắc Lý – Lê Thị Ánh Tuyết (2009), Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp cho trẻ mầm non làm quen với tác phẩm văn học
Tác giả: Lã Thị Bắc Lý – Lê Thị Ánh Tuyết
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2009
6. Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh, (2002). Giáo dục học mầm non, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học mầm non
Tác giả: Phạm Thị Châu, Nguyễn Thị Oanh, Trần Thị Sinh
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2002
7. Hà Nguyễn Kim Giang (2002), Cho trẻ làm quen với TPVH – một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXBĐH Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cho trẻ làm quen với TPVH – một số vấn đề lí luận và thực tiễn
Tác giả: Hà Nguyễn Kim Giang
Nhà XB: NXBĐH Quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
8. Nguyễn Công Hoàn, (1995), Tâm lý học trẻ em Tập I, II, III, NXB Hà Nội 9. Phạm Hổ (1997), Chú bò tìm bạn, NXB Kim Đồng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học trẻ em Tập I, II, III", NXB Hà Nội 9. Phạm Hổ (1997), "Chú bò tìm bạn
Tác giả: Nguyễn Công Hoàn, (1995), Tâm lý học trẻ em Tập I, II, III, NXB Hà Nội 9. Phạm Hổ
Nhà XB: NXB Hà Nội 9. Phạm Hổ (1997)
Năm: 1997
10. Nguyễn Xuân Khoa (1997), Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ tuổi mẫu giáo, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ tuổi mẫu giáo
Tác giả: Nguyễn Xuân Khoa
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
11. Đinh Hồng Thái (2003), Phát triển ngôn ngữ trẻ em, NXBĐHSP Hà Nội 12. Nguyễn Thị Tuyết Nhung – Phạm Thị Việt (2002), Phương pháp cho trẻ làm quen vơi TPVH, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển ngôn ngữ trẻ em", NXBĐHSP Hà Nội 12. Nguyễn Thị Tuyết Nhung – Phạm Thị Việt (2002), "Phương pháp cho trẻ làm quen vơi TPVH
Tác giả: Đinh Hồng Thái (2003), Phát triển ngôn ngữ trẻ em, NXBĐHSP Hà Nội 12. Nguyễn Thị Tuyết Nhung – Phạm Thị Việt
Nhà XB: NXBĐHSP Hà Nội 12. Nguyễn Thị Tuyết Nhung – Phạm Thị Việt (2002)
Năm: 2002
13. Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Nguyễn Thị Như Mai – Đinh Thị Kim Thoa (2005), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi Mầm non, NXB ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học trẻ em lứa tuổi Mầm non
Tác giả: Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Nguyễn Thị Như Mai – Đinh Thị Kim Thoa
Nhà XB: NXB ĐHSP Hà Nội
Năm: 2005

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ thông  qua thơ của Phạm Hổ - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:  BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA THƠ PHẠM HỔ
Bảng 1 Các tiêu chí đánh giá thực trạng phát triển ngôn ngữ của trẻ thông qua thơ của Phạm Hổ (Trang 41)
Bảng 3: Kết quả khảo sát thực trạng ngôn ngứ của 20 trẻ trường Mầm non  Hoàng Tây – Kim Bảng – Hà Nam - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:  BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA THƠ PHẠM HỔ
Bảng 3 Kết quả khảo sát thực trạng ngôn ngứ của 20 trẻ trường Mầm non Hoàng Tây – Kim Bảng – Hà Nam (Trang 42)
Bảng 2: Kết quả khảo sát thực trạng ngôn ngữ của 20 trẻ trường Mầm non  Tô Hiệu – TP Sơn La – SL - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC:  BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA THƠ PHẠM HỔ
Bảng 2 Kết quả khảo sát thực trạng ngôn ngữ của 20 trẻ trường Mầm non Tô Hiệu – TP Sơn La – SL (Trang 42)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w