CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ THỰC TIỄN
3.4. Sử dụng các phương tiện trực quan trong việc đọc thơ cho trẻ nghe
Sử dụng các phương tiện trực quan là phương pháp đặc biệt quan trọng và có hiệu quả bởi nó phù hợp với tư duy trực quan hình tượng của trẻ, vừa nghe cô đọc tác phẩm vừa được tiếp xúc với các biểu tượng trực quan, trẻ sẽ hình thành những biểu tượng mới, qua đó khả năng tri giác của trẻ cũng phát triển, và đó cũng là tiêu đề để thúc đẩy tư duy phát triển. việc sử dụng trực quan còn gợi ở trẻ những xúc cảm và tình cảm thẩm mỹ giúp trẻ biết rung động trước mỗi vẻ đẹp của các hiện tượng nghệ thuật được thể hiện trong tác phẩm, giúp trẻ hiểu tác phẩm nhanh hơn. Các nhà tâm lí học cho rằng trong sự lĩnh hội tri thức của học sinh nói chung, trẻ mầm non nói riêng càng trìu tượng thì trực quan càng có ý nghĩa. Dạy trẻ bằng trực quan sẽ rất tốt cho việc phát triển tư duy trìu tượng ở trẻ.
Trực quan là phương pháp giảng dạy dùng những vật cụ thể hoặc ngôn ngữ, cử chỉ thích đáng giúp học sinh hiểu rõ những điều minh muốn truyền đạt.
Hiện nay việc sử dụng trực quan trong đọc thơ cho trẻ mầm non bao gồm:
3.4.1. Sử dụng vật thật
Đây là phương pháp dùng các vật thật như (hoa quả, con vật, đồ vật…), cho trẻ quan sát, sờ nắn, ngửi nếm… trước hoặc sau khi đọc thơ
Ví dụ như khi cơ dạy trẻ đọc bài thơ thả diều, cô mang đến lớp một chiếc diều cho các cháu trực tiếp quan sát để các cháu có thể dễ dàng hình dung:
Diều từ mặt đất Diều cất mình lên
Đảo đảo, nghiêng nghiêng Rồi diều lên thẳng
Vượt ngọn tre cao Diều lên, lên nữa Gió thổi, dây run Hay diều em thở?
Vi vu ! Vi vu ! Lưng trời sáo thổi Giờ cao hơn núi Diều em đứng chơi Diều em say ngắm Đất nước khắp nơi Kìa dịng sơng lớn Lấp lánh về xuôi (Thả diều)
Vậy vật thật còn được hiểu là các hiện tượng trong thế giới thiên nhiên như mây, mưa, sấm chớp, sông núi, nhà cửa, cây cối… trước hoặc sau hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cơ có thể cho các cháu đi thăm quan. Tuy nhiên, khi đi thăm quan cô phải hướng trẻ đến cái trọng tâm, không để những hiện tượng bên lề làm lạc hướng hoặc phân tán sự chú ý của trẻ.
3.4.2. Sử dụng đồ dùng trực quan mô phỏng lại các sự vật hiện tượng như tranh vẽ, con rối, mơ hình, sa bàn…
Loại trực quan này rất phong phú và đa dạng, dễ kiếm, dễ bảo quản có thể sử dụng lâu hơn vật thật. Nên sử dụng những đồ tự tạo do chính cơ và trẻ kết hợp làm. Những đồ dùng này được làm từ những nguyên liệu có sẵn như giấy, vải, vỏ hộp… hoặc các chất liệu có sẵn trong thiên nhiên như vỏ cây, lá khơ, vỏ sị, ốc… Tuy nhiên cũng không nên quan niệm “tiết kiệm” một cách thô thiển hoặc quá đề cao các đồ dùng “tự tạo” để ép các cô làm đồ dùng mà không chú ý đến hình thức và tính xác thực của sản phẩm những đồ dùng trực quan này khi đem ra đọc thơ cho trẻ nghe đã khơng cịn đơn thuần là vật vô tri, vô giác nữa
mà thực sự đã được các cơ giáo thổi hồn vào đó, trở thành những người bạn của trẻ thơ.
3.4.3. Các phương tiện nghe nhìn hiện đại như : đĩa hình, băng đĩa nghi âm, máy nghe nhạc, máy tính máy nghe nhạc, máy tính
Loại phương tiện hiện đại không phải nơi nào, trường nào cũng có và khơng phải giáo viên nào cũng biết sử dụng. Mặt khác việc giữ gìn bảo quản cũng phức tạp và tốn kém. Vì thế đó khơng phải là loại trực quan phổ dụng. Tuy nhiên hiện nay một số người có tâm lí thích dùng loại trực quan này, coi đó là tiêu chí để đánh giá trình độ của giáo viên và chất lượng học của cháu. Điều đó là khơng hợp lí, khơng phù hợp với điều kiện kinh tế nước ta. Các phương tiện hiện đại chỉ được coi là sự hỗ trợ thêm nhằm cung cấp thơng tin cho trẻ, vì thế việc sử dụng cần có thời lượng nhất định để khơng làm ảnh hưởng đến trí tưởng tượng và tư duy của trẻ đặc biệt là không được làm trẻ bị mất tập trung vào tác phẩm.
3.4.4. Những kí hiệu quy ước
Một loại trực quan rất cần được nhắc đến trong việc đọc thơ cho trẻ nghe đó là ngơn ngữ, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của giáo viên. Hơn bất cứ loại trực quan nào, cơ giáo chính là loại "trực quan” sống động nhất, gần gũi nhất đối với trẻ. Khả năng rung cảm sự hiểu biết tác phẩm của cô sẽ bộc lộ qua ngôn ngữ, qua ánh mắt nét mặt điệu bộ… Qua đó cơ sẽ làm sống dậy những hình tượng trong tác phẩm một cách sâu sắc nhất. Nếu giọng đọc của cô rời rạc thiếu diễn cảm, gương mặt của cơ thờ ơ khơng cảm xúc thì dù các loại trực quan cô sử dụng phong phú đến đâu bài thơ cũng khó có thể hấp dẫn đối với trẻ. Có thể coi đây là một trong những mấu chốt của sự thành cơng trong việc đọc thơ cho trẻ nghe.
Nhìn chung, sử dụng trực quan trong đọc thơ cho trẻ nghe sẽ gợi cho trẻ những cảm xúc nghệ thuật sâu sắc, từ đó trẻ sẽ tiếp thu được một vốn từ ngữ giàu hình tượng và ghi nhớ tác phẩm nhanh hơn. Muốn trẻ phát triển được ngôn ngữ, hiểu được ngôn ngữ, nắm được nội dung của truyện kể thì trẻ phải có những biểu tượng ban đầu về các sự vật, hiện tượng được nói đến trong tác phẩm.
Ví dụ như : nếu trẻ chưa bao giờ nhìn thấy mặt trăng thì dù cơ giáo có tốn bao nhiêu cơng sức để miêu tả, trẻ cũng khơng thể hình dung ra mặt trăng chính xác bằng việc xem mơ hình bằng (tranh, đĩa hình…) mặt trăng, vừa nghe cơ chỉ dẫn. Như vậy trực quan chẳng nhưng cung cấp cho trẻ những kiến thức chính xác, bền vững mà cịn có thể kiểm tra lại tính đúng đắn của lí thuyết những biểu tượng đã được hình thành trong óc trẻ. Dù trực quan là vật thật hay hình ảnh của chúng thì trực quan cũng giúp trẻ hoạt động hứng thú hơn, tăng cường sức chú ý hơn mà vì thế cũng nắm được tác phẩm sâu sắc hơn.
* Có ba hình thức cơ bản sử dụng trực quan
Dùng trực quan để giới thiệu tác phẩm nhằm tạo tình huống gây hứng thú của trẻ.
Dùng trực quan để giúp trẻ hiểu tác phẩm (minh họa các chi tiết, hình ảnh…). Khi nghe đọc kết hợp với xem tranh trực quan minh họa, trẻ sẽ tiếp nhận thế giới hiện thực trong tác phẩm bằng cả tai và mắt. Thế giới đó sẽ hiện lên trong mắt trẻ sinh động hơn và cũng có thể đầy đủ, chi tiết hơn.
Dùng trực quan để củng cố tác phẩm (hoặc tái hiện lại tác phẩm) giúp trẻ củng cố sâu sắc những biểu tượng mới được hình thành thơng qua ngơn ngữ đọc thơ.
* Yêu cầu của việc sử dụng trực quan
Sử dụng trực quan là phương pháp sử dụng đị dùng rất tích cực, tuy nhiên nếu trực quan khơng phù hợp và khơng hợp lí sẽ khơng mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí có khi cịn phản tác dụng. sau đây là một số yêu cầu của việc sử dụng trực quan
Các phương thức trực quan phải đảm bảo thẩm mĩ về hình dáng, màu sắc và phù hợp với nội dung của tác phẩm.
Kích thước phải hợp lí trong tương quan với các vật khác và phù hợp với không gian lớp học.
Khơng trang trí q nhiều vào các đồ trực quan làm rối, làm trẻ bị phân tán khơng tập trung vào nội dung chính của tác phẩm.
Khi sử dụng trực quan phải kết hợp nhuần nhuyễn tự nhiên với dùng lời. Tùy từng thời điểm và mục đích mà ta sử dụng đồ dùng trực quan cho phù hợp
và hướng dẫn trẻ tri giác trực quan đảm bảo tính hệ thống và sự logic của tác phẩm. Việc phối hợp giữa ngơn ngữ diễn cảm với hình tượng tạo hình sẽ giúp cho sự cảm nhận tác phẩm của trẻ đạt kết quả cao hơn.
Giáo viên phải tập sử dụng trực quan cho thành thạo trước khi sử dụng trực quan để đọc thơ cho trẻ nghe.
Tiểu kết chương 3
Lứa tuổi mẫu giáo là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành và phát triển của trẻ. Do vậy cũng bắt đầu từ thời điểm này trẻ hoạt động để lĩnh hội những tri thức, kỹ năng và nét đẹp trong nền văn hóa của đất nước. Vì vậy mà chúng ta cần tạo mọi điều kiện và một môi trường thuận lợi cho trẻ tiếp nhận những kiến thức đối với trẻ cịn mới mẻ. Do đó, trong chương này chúng tơi đề xuất những biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ, đưa ra các yêu cầu, nôi dung và điều kiện tiến hành các biện pháp cho trẻ làm quen với các tác phẩm thơ của Phạm Hổ. Ngồi ra chúng tơi có đưa ra các hoạt động của giáo viên và của trẻ trong quá trình hoạt động dạy và học.
Chúng tôi đã đề cập đến một số biện pháp cơ bản như: Đàm thoại, giảng giải, giải thích từ khó, đây là biện pháp thông qua hệ thống câu hỏi để tăng cường tư duy cho trẻ, hướng trẻ vào việc tri giác các sự vật, hiện tượng ở môi trường xung quanh. Biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan, nó phù hợp với tư duy trực quan của trẻ, trẻ vừa nghe cô đọc tác phẩm vừa được tiếp xúc với các biểu tượng trực quan. Từ đó, giúp trẻ phát triển tư duy, gợi ở trẻ những xúc cảm và tình cảm thẩm mỹ, trẻ biết rung động trước mỗi vẻ đẹp của các hiện tượng nghệ thuật và đặc biệt là giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc, ngôn ngữ nghệ thuật.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ