Về ngôn ngữ, nhịp điệu và vần điệu

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA THƠ PHẠM HỔ (Trang 30 - 31)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1. Thơ Phạm Hổ trong chương trình: “Chăm sóc – Giáo dục trẻ mầm non

2.1.1.2. Về ngôn ngữ, nhịp điệu và vần điệu

Ngôn ngữ trong các tác phẩm được lựa chọn đưa vào chương trình đều rất giản dị, trong sáng, dễ hiểu, có nhiều từ ngữ nghệ thuật như tính từ chỉ màu sắc,tính từ miêu tả, từ tượng hình, từ tượng thanh, từ láy hoặc những hình ảnh so sánh hết sức sinh động.

Ví dụ bài thơ: “Roi”

Trên cây mới xuống Sáng màu trời xanh Roi này: Ngọc hồng Roi này: Ngọc trắng…

Hay trong bài thơ: “Dứa”

Mỗi cây một quả Lá gai xương cá

Con sóc đến nhà Trộm tối, trộm trưa

Ngơn ngữ thơ rất giản dị, trong sáng, dễ hiểu, gần gũi, không chỉ gợi cho chúng ta biết về đặc điểm, công dụng của mỗi loại cây ăn quả mà còn là lòng yêu cuộc sống, yêu bạn bè, yêu quê hương đất nước và biết ơn những người lao động. Với âm hưởng vui tươi bài thơ như những lời đồng dao giúp trẻ dễ đọc, dễ tiếp nhận. Những thanh điệu vui tươi hóm hỉnh trong một số bài thơ của Phạm Hổ thường được sử dụng rộng rãi trong văn học mẫu giáo vì nó phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ thơ. Dưới ngòi bút miêu tả đặc sắc, Phạm Hổ đã vẽ một bức tranh về thiên nhiên thật sinh động, giàu hình ảnh, thế giới xung quanh như bừng sáng lên, rực rỡ hơn từ cỏ cây, hoa lá phản ánh cuộc sống sinh hoạt lao động của con người trong một ngày hiện lên thật sống động và tươi đẹp. Nhìn chung những tác phẩm thơ được lựa chọn đưa vào chương trình

“chăm sóc - giáo dục mầm non” đều là những tác phẩm có nội dung và hình

thức nghệ thuật phù hợp với sự tiếp nhận của trẻ. Tuy nhiên, do cơ cấu của chương trình số lượng tác phẩm được đưa vào chỉ có giới hạn. Do đó các cơ giáo mầm non phải có ý thức sưu tầm, lựa chọn thêm những tác phẩm phù hợp để trẻ luôn được tiếp xúc với các tác phẩm mới ở mọi lúc, mọi nơi và phải rèn luyện nâng cao khả năng đọc diễn cảm và trình độ cảm thụ tác phẩm thì mới có thể truyền dạy được cái hay cái đẹp của tác phẩm tới các cháu.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA THƠ PHẠM HỔ (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)