CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.1. Thơ Phạm Hổ trong chương trình: “Chăm sóc – Giáo dục trẻ mầm non
2.1.1.3. Về nội dung
Văn học nghệ thuật, đặc biệt các tác phẩm thơ Phạm Hổ có vai trị to lớn khơng gì có thể thay thế được trong việc hình thành phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Việc cho trẻ em lứa tuổi mầm non làm quen với các tác phẩm văn học nói chung và thơ Phạm Hổ nói riêng từ lâu đã được đạt ra như một nội dung, một phương tiện vô cùng quan trọng trong chương trình giáo dục trẻ. Là loại hình nghệ thuật ngơn từ, thơ văn có khả năng đi vào lòng người một cách tự nhiên và sâu sắc. Có thể nói, đó là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ một cách toàn diện. Thơ văn mang lại cho trẻ cái đẹp, cái cao quý, cái chân, cái thiện.
Phạm vi phản ánh của những tác phẩm này rất phong phú, rộng rãi nhưng là những vấn đề rất cụ thể. Trước hết lịng nhân ái được biểu hiện trong tình yêu thương giữa con người với con người
Phạm Hổ tâm sự: "Nếu được sống thêm một lần nữa, tôi vẫn chọn nghề cũ: làm thơ, viết văn cho các em đọc, còn vẽ tranh cho các em xem nữa" (Nhà văn Việt Nam hiện đại, NXB Hội Nhà văn 1996). Trong bài thơ "Những bài thơ nho nhỏ", một lần nữa Phạm Hổ khẳng định lại tinh thần ấy:
Suốt đời tôi chỉ mơ Được làm cho các em Những bài thơ nho nhỏ
Như những hòn bi xanh đỏ các em chơi
Như những quả quít quả cam các em tay bóc, miệng cười Như những chú gà con chạy lon ton bên mẹ
Các em đặt lên tay vuốt ve, bồng bế
Như những ô cửa xinh xinh mở cùng bốn phía Đón hương lúa thơm và tiếng hát chim trời Thật đơn sơ… là hạnh phúc của tôi.
Tâm hồn của Phạm Hổ cho ta sống lại những ngày thơ trẻ ngây thơ, trong trắng đã vuột đi không bao giờ trở lại trong một niềm vui, niềm xúc động bâng khuâng khó tả. Ơng đã từng nói: "Muốn viết hay cho các em, điều hết sức quan trọng là phải yêu và hiểu các em". Ông là người rất yêu trẻ em. Nhân vật trong thơ ơng là hình ảnh các em bé thơ ngây, hồn nhiên bước vào ngưỡng cửa cuộc đời với bao nhiêu xúc động, nghĩ suy một cách ngỡ ngàng và lý thú. Những quả trứng tròn cũng làm cho bé ngạc nhiên: Mười quả trứng tròn Mẹ gà ấp ủ Hôm nay ra đủ Mười chú gà con Lòng trắng lòng đỏ Thành mỏ thành chân
Cái mỏ tí hon Cái chân bé xíu…
Hay đây là những vần thơ về "Xe chữa cháy":
Mình đỏ như lửa Bụng chứa nước đầy Tơi chạy như bay Hét vang đường phố Nhà nào bốc lửa Tôi đập liền tay Ai gọi chữa cháy? "Có…ngay! Có…ngay!.
Tuổi thơ là tất cả bắt đầu và tất cả trở thành mới lạ. Mọi vật xung quanh trẻ cũng trở thành tò mò muốn hiểu biết… Sáng mai thức dậy nhìn cánh hoa hồng trước cửa đọng giọt sương, bé ngây thơ hỏi:
Chị ơi! Vì sao
Hoa hồng lại khóc?
Hay thấy cây lúa đang rì rào bỗng lặng im, bé níu tay mẹ và hỏi: Dưới ánh trăng đêm
Cô lúa đang hát Sao bỗng lặng im…?.
Rồi đến:
Sáng mát mẹ phơi áo Chiều về mẹ lấy vào Bé sờ áo hỏi mẹ
Nước trong áo đi đâu?
Cái rế là một đồ vật quen thuộc, có mặt trong mọi gia đình Việt Nam. Cái rế được dùng để bưng bê nồi chảo khi đang nóng. Từ thực tế "cái rế nó bế cái nồi", Phạm Hổ đã tạo nên một câu chuyện về tình bạn:
Ơm lấy nồi, lấy chảo Rế như cái đài hoa Chảo, nồi đang bận nấu Rế ngồi bên đợi chờ….
Trẻ thơ nhìn cuộc đời thật ngây thơ, thật ngộ nghĩnh và cũng thật đáng yêu biết nhường nào. Vì ngây thơ, vì ngỡ ngàng trước cuộc sống nên các em hay hỏi. Khi các em hỏi rồi thì thích được trả lời. Nhà thơ Phạm Hổ đã hiểu biết rõ tâm lý của trẻ thơ và ông đã kịp thời trả lời cho các em bằng cách riêng của mình. Lời giải đáp của ơng bao giờ cũng biện chứng mà lại hợp với cách nhìn, cách nghĩ của trẻ em:
Khơng phải đâu em
Đấy là hạt ngọc Người gọi là sương Sao đêm gởi xuống Tặng cô hoa hồng
và Lúa đang hát cũng lặng im vì: Chú gió đi xa
Lúa buồn khơng hát.
Tâm lý các em nhỏ là tị mị, thích hiểu biết, thích khám phá ra những điều mới lạ, vì thế Phạm Hổ đã dẫn các em vào thế giới đầy hấp dẫn mà các em ham muốn. Nhà thơ Phạm Hổ như một anh phụ trách dẫn các em đi, miệng cười tươi và giảng giải cho các em nghe những điều bổ ích và lý thú. Mỗi bài thơ ông viết là một bài học phong phú, sinh động về loài cây, loài con, về đất nước con người. Cây thị, quả thị có thật ở ngồi đời, có trong truyện cổ tích, nay lại có trong thơ Phạm Hổ:
Lá xanh, quả xanh Lặng im trên cành Lá xanh, quả vàng Chim chuyền rung rinh … Bà kể thị này
Ngày xưa cô Tấm Chui vào đây trốn Đợi ngày gặp vua
Bằng các bài thơ ông đã dẫn các em vào thế giới những vật xung quanh, từ những cái rất bình thường ơng đã khám phá ra những vẻ đẹp, sự giàu có và giàu chất thơ nữa. Bài thơ "Gà con và quả trứng" vẽ ra trước mắt bé hình ảnh một con gà mẹ thật chăm chỉ nhặt nhạnh, bịn mót, bới tìm thức ăn trong cuộc sống. Một hình ảnh có thật và là sự việc rất bình thường.
Từ gà mái ghẹ đến khi to béo.. rồi đến một hôm gà tớn tác nhảy lên ổ rơm đẻ ra trứng hồng. Quả trứng sáng rực nằm trong ổ trở thành một điều kỳ diệu trong con mắt trẻ thơ - chất thơ ở đó là thế… Bé vẫn cịn ngạc nhiên tiếp là, từ quả trứng nở ra chú gà con. Bé và chú gà con sao giống nhau vậy. Chúng luôn luôn muốn hỏi, muốn được trả lời những điều kỳ diệu trên đất nước, trong cuộc đời…
Gà mổ hạt thóc Nấp chân cối xay Nhặt hạt cơm nguội Em bé vung tay Gắp chú giun gầy Lê mình trên đất Rứt ngọn cỏ ngọt Chưa lên thành cây Tớp cô mối bay
Vườn mưa ngập nước… …Mẹ nói đúng đấy Lớn con hiểu dần Nhiều chuyện rất thật Mà lạ vô cùng …
Thơ ơng hay vì đã nhuyễn cái mộc mạc trong sáng, ngộ nghĩnh của ca dao và nét nhuần nhị, thâm thúy của thơ ca cổ điển. Mỗi bài là một bài học nhưng
ông không cao giọng rao giảng mà nhỏ nhẹ tâm tình với những câu thơ ngọt ngào vần điệu và tươi sáng những màu sắc, đường nét tạo hình. Chúng ta tin đã và sẽ còn nhiều thế hệ bạn đọc nữa thuộc lịng: Chú bé tìm bạn, Xe chữa cháy,
Mười quả trứng tròn, Bắp cải xanh, Gà nở...