Kết quả khảo sát đối với giáo viên

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA THƠ PHẠM HỔ (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1. Thơ Phạm Hổ trong chương trình: “Chăm sóc – Giáo dục trẻ mầm non

2.1.2.7. Kết quả khảo sát đối với giáo viên

Thực trạng trình độ đào tạo của giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ 5-6 tuổi ở 2 trường Mầm non được điều tra.

+ Trình độ đào tạo:

- Giáo viên có trình độ ĐHSP Mầm non là: 5 giáo viên - Giáo viên có trình độ CĐSP Mầm non là: 6 giáo viên - Giáo viên có trình độ TCSP Mầm non là: 4 giáo viên - Sơ cấp SP Mầm non : khơng có

+ Thâm niên công tác:

- Dưới 5 năm: 1 giáo viên - Từ 10 - 15 năm: 7 giáo viên - Từ 15 năm trở lên: 9 giáo viên

Qua số liệu điều tra trên, ta thấy tại các trường mầm non mà chúng tôi đã tiến hành khảo sát phần lớn giáo viên có trình độ trung cấp trở lên đến Đại học và đa số các giáo viên đều có thâm niên cơng tác lâu năm tại các lớp lớn. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ lứa tuổi mẫu giáo lớn.

+ Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ làm quen với thơ của Phạm Hổ

Chúng tôi điều tra 15 giáo viên của 2 trường Mầm non Tô Hiệu – TP Sơn La – Sơn La và trường mầm non Hoàng Tây – Kim Bảng – Hà Nam. Sau khi điều tra, chúng tôi thấy nhận thức của giáo viên về việc nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ như sau:

- Khi hỏi về: “Tổ chức dạy thơ cho trẻ có tác động như thế nào đối với việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ?” Tất cả các giáo viên được điều tra đều cho rằng thơ tác động mạnh đến sự phát triển vốn từ, khả năng phát âm, hiểu nghĩa của từ và khả năng nói mạch lạc của trẻ.

- Khi hỏi về: “vận dụng nhiều bài thơ Phạm Hổ vào dạy trẻ hay không?’’ 100% các giáo viên đều trả lời có vận dụng. Bởi vì vận dụng dạy thơ đem lại sự hứng thú cho trẻ. Trẻ được trải nghiệm khám phá, gần gũi với trẻ cũng như trên lý thuyết của bài dạy. Những câu thơ được gắn kết với nhau và tạo một bài thơ có ý nghĩa đối với trẻ.

Kết quả trên cho thấy, phần lớn các giáo viên đã xác định được tác động lớn của thơ Phạm Hổ đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.

- Khi được hỏi về: “xin chị hãy cho biết những phương pháp và biện pháp khác nhằm phát triển ngơn ngữ cho trẻ thơng qua thơ?” thì có:

- 100% sử dụng phương pháp đàm thoại, giảng giải - 80% sử dụng phương pháp bằng tranh.

Điều đó chứng tỏ phương pháp đàm thoại, giảng giải rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Tiểu kết chương 2

Trong nội dung chương 2, chúng tôi đã trình bày những vấn đề cơ bản của đề tài nghiên cứu, tìm hiểu các tác phẩm thơ Phạm Hổ được đưa vào chương trình chăm sóc-giáo dục trẻ Mầm non 5 - 6 tuổi. Đó là những bài thơ hay như là những khúc tâm tình, khúc nhạc thấm đượm tình cảm yêu thương mà chúng ta có thể giáo dục tình cảm cho trẻ ở cả phương diện ngơn ngữ, tình cảm thẩm mỹ, phát triển nhân cách cho trẻ. Qua đó khảo sát sự tiếp nhận, khả năng hứng thú của trẻ khi được tiếp xúc với các bài thơ đó.

Trẻ em ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời đã có nhu cầu dùng ngơn ngữ để giao tiếp, khám phá môi trường xung quanh đồng thời cũng là phương tiện để tư duy. Trong đó việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học nói chung và làm quen với thơ Phạm Hổ nói riêng giúp trẻ giao tiếp, tìm hiểu, khám phá mơi trương xung quanh được coi là vấn đề hết sức quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Hơn nữa thơng qua các bài thơ trẻ có thêm những hiểu biết về thế giới xung quanh như cỏ cây, hoa lá, con người… trẻ tiếp thu, lĩnh hội và vận dụng các tri thức ấy để hiểu và thêm u cuộc sống. Nhờ đó mà trẻ nhớ được ngơn ngữ, biết tạo ra các tình huống nhằm giúp trẻ sử dụng vốn từ đã tích lũy được một cách triệt để và có hiệu quả trong giao tiếp.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA THƠ PHẠM HỔ

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA THƠ PHẠM HỔ (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)