CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ THỰC TIỄN
3.2. Đọc thơ cho trẻ nghe và cho trẻ học thuộc lòng bài thơ
Tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm thơ nói riêng góp phần vào mục đích giáo dục nghệ thuật phát triển hồn thiện ngơn ngữ cho trẻ. Mục đích là làm cho trẻ cảm nhận hiểu biết chất thơ, lời thơ trong các bài thơ cụ thể. Mỗi bài thơ có những âm điệu, ngữ âm khác nhau chính vì thế mà giáo viên cần vận dụng được sức mạnh riêng của trẻ để phát triển ở trẻ năng lực nhận biết, suy nghĩ nói năng và hoạt động nghệ thuật như: đọc diễn cảm, phát biểu cảm nghĩ về bài thơ đó…
Tuy nhiên trẻ mẫu giáo có những giá trị nhất định về việc cảm thụ các bài thơ. Thơng qua các hình thức như đọc thơ, kết hợp mơ hình, tranh ảnh, rối tay, hay chữ cái sẽ giúp trẻ khắc sâu giá trị nội dung cũng như tính nghệ thuật của bài thơ đó.
Đọc thơ cho trẻ nghe cô giáo cần làm sáng tỏ, tư tưởng của tác phẩm thể hiện mối quan hệ xúc cảm và sự hiểu biết sâu sắc của cá nhân đối với tác phẩm, hướng việc đọc vào trẻ tăng thêm sức truyền cảm, gây ấn tượng bằng chính giọng đọc.
Ví dụ như khi cho trẻ làm quen với bài thơ “Bê địi bú” cơ giáo cần thể
hiện giọng đọc vui tươi, nhí nhảnh:
Nhanh cho con bú tí Đói, đói rồi mẹ ơi!
- Gì mà nhặng lên thế
Mới nhả vú đấy thơi
- Nhả vú là đói rồi
Bên cạnh sự cảm nhận thông qua ngữ điệu của giáo viên cô cũng cần khắc sâu thêm cho trẻ bằng những hình ảnh. Có thể thay bằng những từ, âm tiết bằng những hình ảnh tượng trưng cho điều đó.
Ví dụ như chữ “xanh” trong bài thơ: “Bắp cải xanh” cơ giáo có thẻ vẽ hình ảnh cái bắp cải màu xanh khi viết bài thơ lên khổ giấy to nhằm giúp trẻ khắc sâu thêm nội dung của bài thơ, trẻ đọc lại cho đến khi thuộc, đồng thời kết hợp chỉ chữ viết cho trẻ. Thơ có vần điệu, âm thanh, câu nọ gọi câu kia. Khả năng bắt chước và khả năng ghi nhớ máy móc là khả năng kì diệu của trẻ thơ nó lại gần gũi với tư duy trực quan hành động và tư duy trực quan hình tượng của trẻ. Chính vì thế mà cơ cần tận dụng điều đó để trẻ thuộc lịng bài thơ và đặc biệt hơn sự sáng tạo được bắt đầu bằng sự cố gắng tưởng tượng những hình ảnh miêu tả trong đầu trẻ. Trẻ cảm nhận được nắm bắt được nhịp thơ theo cảm xúc riêng của mình. Do vậy cũng khơng nên ép trẻ học thuộc bài thơ ngay trong giờ học mà có thể kết hợp đọc bài thơ trong các giờ học khác nhằm tạo hứng thú cũng như khắc sâu hơn các chi tiết cũng như nội dung của bài thơ.