Do hạn chế về thời đại nên ĐÂ tự vị của Nguyễn Văn Mai mới chỉ thống kê được một SL rất nhỏ các ĐVĐÂ của TV, chưa xử lí thỏa đáng các vấn đề của HTĐÂ trong TV, ngữ liệu mới chỉ dừng lại
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
Trang 2M ỤC LỤC
0
MỤC LỤC0 20
DẪN NHẬP 50 0
1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI0 50
2 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ0 60
3 NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN0 280
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU0 280
5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN0 300
6 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN0 310
Chương 1 : NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG0 330
1.1 TỪ VÀ CẤU TRÚC NGHĨA TỪ0 330
1.2.HIỆN TƯỢNG CHUYỂN LOẠI CỦA TỪ0 370
1.3 VAI TRÒ CỦA CHỮ VIẾT TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM VÀ HIỆN TƯỢNG ĐA NGHĨA0 380
1.4 KHÁI NIỆM ĐỒNG ÂM, ĐA NGHĨA VÀ TỪ ĐỒNG ÂM ĐA NGHĨA0 400
1.5 V Ề DANH XƯNG “TỪ ĐỒNG ÂM VÀ ĐA NGHĨA”0 440
1.6 TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG ÂM, ĐA NGHĨA VÀ TỪ ĐỒNG ÂM ĐA NGHĨA0 440
1.7 GIỚI HẠN CỦA CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG ÂM, ĐA NGHĨA0 460
1.8 PHÂN LOẠI CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG ÂM, CÁC ĐƠN VỊ ĐA NGHĨA VÀ TỪ ĐỒNG ÂM ĐA NGHĨA0 490
1.9 VỊ TRÍ CỦA TỪ ĐỒNG ÂM CÙNG GỐC TRONG TỔNG THỂ TỪ ĐỒNG ÂM TIẾNG VIỆT0 540
1.10 NHẬN DIỆN CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG ÂM, CÁC ĐƠN VỊ ĐA NGHĨA VÀ TỪ ĐỒNG ÂM ĐA NGHĨA TRONG TỪ ĐIỂN0 550
Chương 2 : HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM TRONG TIẾNG VIỆT ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG HÁN
HIỆN ĐẠI0 580
2.1 HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM TRONG TIẾNG VIỆT0 580
2.1.1 Tổng quan về hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt0 580
2.1.2 Phân loại hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt0 580
2.1.2.1 Phân loại hiện tượng đồng âm từ tiêu chí nguồn gốc0 580
2.1.2.2 Phân loại HTĐÂ từ tiêu chí SLÂT và từ tiêu chí quan hệ ngữ nghĩa0 600
2.1.2.3 Phân loại hiện tượng đồng âm từ góc độ các đơn vị ngôn ngữ0 610
2.1.2.5 Những hiện tượng đồng âm khác0 760
2.2 ĐỐI CHIẾU MỘT SỐ HTĐÂ TRONG TIẾNG VIỆT VỚI THHĐ0 760
2.2.1 HTĐÂ trong THHĐ nhìn từ tiêu chí SLÂT tham gia cấu tạo0 770
2.2.2 HTĐÂ trong THHĐ nhìn từ tiêu chí hình - âm – nghĩa0 780
2.2.2.1 Hiện tượng đồng âm đồng hình trong THHĐ0 780
2.2.2.2 Hiện tượng đồng âm dị hình trong THHĐ0 862.3 TIỂU KẾT 88
Trang 3Chương 3 : HIỆN TƯỢNG ĐA NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG HÁN
HIỆN ĐẠI0 900
3.1 HIỆN TƯỢNG ĐA NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT0 900
3.1.1 Tổng quan về hiện tượng đa nghĩa trong tiếng Việt0 900
3.1.2 Phân loại hiện tượng đa nghĩa trong tiếng Việt0 900
3.1.2.1.Hiện tượng đa nghĩa biểu vật0 910
3.1.2.2 Hiện tượng đa nghĩa biểu niệm và việc phân loại đa nghĩa biểu niệm0 910
3.1.2.3 Hiện tượng đa nghĩa thường gặp0 940
3.1.2.4 Hiện tượng đa nghĩa ít gặp0 940
3.1.2.5 Hiện tượng từ đa nghĩa0 960
3.1.2.6 Hiện tượng ngữ đa nghĩa0 960
3.2 ĐỐI CHIẾU MỘT SỐ HTĐN TRONG TIẾNG VIỆT VỚI THHĐ0 970
3.2.1 Các đơn vị đa nghĩa trong THHĐ0 970
3.2.2 Phân loại các đơn vị đa nghĩa trong THHĐ0 1020
3.2.2.1 Phân loại các ĐVĐN trong THHĐ từ tiêu chí SLÂT tham gia cấu tạo0 1030
3.2.2.2 Phân loại các ĐVĐN trong THHĐ từ tiêu chí DLN0 1050
3.2.3 Đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng của các từ ăn, hoa, hồng, đỏ trong TV với các từ吃P
3.2.3.1 Cơ sở đối chiếu0 1060
3.2.3.2 Đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng của từ hoaR 1 Rtrong TV với từ 花P
1
Ptrong THHĐ0 1070
3.2.3.3 Đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa của các từ hồng, đỏ trong TV với các từ 红, 赤trong THHĐ0 112
0
3.2.3.4 Đối chiếu cấu trúc ngữ nghĩa, ngữ dụng của từ ăn trong TV với từ 吃P
1
Ptrong THHĐ0 1200
3.3 TIỂU KẾT0 1270
Chương 4 : TỪ ĐỒNG ÂM VÀ ĐA NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG
HÁN HIỆN ĐẠI0 1280
4.1 VỀ CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG ÂM VÀ ĐA NGHĨA TRONG TỪ ĐIỂN0 1280
4.2 PHÂN LOẠI CÁC ĐƠN VỊ ĐÂ&ĐN TRONG TIẾNG VIỆT0 1280
4.3 ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG ĐƠN VỊ ĐÂ&ĐN TRONG KHU VỰC ĐỒNG ÂM KHÁC GỐC NGỮ NGHĨA0 1280
4.3.1 Về nguồn gốc0 1280
4.3.2 Về dung lượng nghĩa0 1310
4.3.3 Về cấu tạo0 1310
4.3.4 Về quan hệ ngữ nghĩa0 1310
4.3.4.1 Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các đơn vị trong loạt đồng âm0 1310
4.3.4.2 Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các nghĩa trong một đơn vị ĐÂ&ĐN0 1310
4.4 ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG ĐV ĐÂ&ĐN TRONG KHU VỰC ĐÂCG0 1334.4.1 Về số lượng 133
Trang 44.4.2 Về cấu tạo0 1330
4.4.3 Về dung lượng nghĩa0 1360
4.5 BƯỚC ĐẦU ĐỐI CHIẾU TỪ ĐÂ&ĐN KHÁC GỐC NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT VỚI THHĐ0 1380
4.5.1 Về số lượng và nguồn gốc0 1380
4.5.2 Về dung lượng nghĩa0 1380
4.5.3 Về chữ viết và cấu tạo0 1380
4.5.4 Về quan hệ ngữ nghĩa0 1390
4.6 BƯỚC ĐẦU ĐỐI CHIẾU TỪ ĐÂ&ĐN CÙNG GỐC NGHĨA TRONG TIẾNG VIỆT VỚI THHĐ0 1400
4.6.1.Những điểm tương đồng0 1400
4.6.2 Những điểm khác biệt0 1420
4.7 TIỂU KẾT0 1430
KẾT LUẬN0 1440
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1500
Trang 5DẪN NHẬP
Đồng âm (ĐÂ), đa nghĩa (ĐN) là hiện tượng (HT) có tính phổ quát trong ngôn ngữ, nó bao gồm:
ĐÂ và ĐN trong từ, ĐÂ và ĐN trong ngữ, ĐÂ và ĐN trong câu Trong đó, ĐÂ và ĐN trong từ là HT phổ biến nhất Với tư cách là trung tâm của HTĐÂ và HTĐN, từ ĐÂ và từ ĐN đã được bàn đến từ khá sớm Tuy vậy, cho tới nay, HT này vẫn còn nhiều bất đồng trong giới nghiên cứu Những công
trình khảo sát về từ ĐÂ và từ ĐN cho thấy HT này đã được tiếp cận từ nhiều hướng và mỗi hướng tiếp cận đều cho ta những phát hiện khác nhau Ngay trong một hướng tiếp cận thì những đặc điểm, những khía cạnh liên quan đến từ ĐÂ và từ ĐN cũng được nhìn nhận không hoàn toàn giống nhau giữa các tác giả
Trong giới Việt ngữ học, rất nhiều nhà nghiên cứu dựa trên các quan niệm, đường hướng tiếp cận và mức độ khác nhau đã bàn về từ ĐÂ và từ ĐN Một số tác giả đã cố gắng xác định các tiêu chí nhận diện từ ĐÂ, từ ĐN, đề xuất các hướng miêu tả, phân loại chúng Một số tác giả còn trình bày số liệu về các đơn vị (ĐV) ĐÂ và ĐN của họ Tuy nhiên, chưa có tác giả nào lấy từ ĐÂ, từ ĐN và từ vừa ĐÂ vừa ĐN làm đối tượng nghiên cứu chính của mình, đặc biệt là họ chưa xác lập được sự đối lập cơ bản giữa từ ĐÂCG nghĩa (từ ĐÂCG) với những từ ĐÂKG nghĩa (ĐÂngẫu nhiên) Đây là điểm mà luận án (LA) sẽ đề cập tới
Vấn đề từ ĐN cũng còn nhiều chỗ phải đề cập tới như: xác định rõ các loại từ ĐN, sự khác biệt giữa ĐN của một từ ĐN thông thường (giữa các nghĩa thường có quan hệ phái sinh) với ĐN giữa các từ
ĐÂ (không có quan hệ phái sinh, thường chỉ có liên hệ về nghĩa) Từ những lí do này, chúng tôi xác định: đối tượng nghiên cứu chính của LA là từ ĐÂ, từ ĐN; từ ĐÂ và ĐN trong TV Đồng thời, sẽ đối chiếu nó với vấn đề tương ứng trong tiếng Hán, một ngôn ngữ gần gũi về loại hình, nhằm tìm ra những
chỗ đồng nhất và khác biệt trong 2 ngôn ngữ Đây là những lí do để chúng chọn đề tài: Đồng âm và đa
nghĩa trong tiếng Việt (đối chiếu với tiếng Hán hiện đại)
Như trên đã nói, LA không dừng lại ở sự nghiên cứu từ ĐÂ và từ ĐN nói chung mà sẽ còn tập trung nghiên cứu từ ĐÂ và ĐN trong loại từ ĐÂCG và ĐÂKG của TV Nghiên cứu những đối tượng này, chúng ta một mặt sẽ làm rõ được đặc điểm của từ ĐÂ, từ ĐN trong TV, mặt khác cũng làm rõ được vị trí, vai trò và đặc điểm của từ ĐÂCG, từ vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂCG và ĐÂKG của TV Từ đó làm rõ được những đồng nhất và khác biệt cũng như thấy được những điểm giao thoa giữa hai HT này LA cũng sẽ đối chiếu từ ĐÂ, từ ĐN, từ ĐÂ và ĐN trong TV với từ ĐÂ, từ
ĐN, từ ĐÂ và ĐN trong THHĐ để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt trong hai ngôn ngữ
Trang 62 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1 Ở Việt Nam, trước 1945, HTĐÂ, ĐN của TV đã gián tiếp được đề cập tới trong một số tự vị
do chính người Việt Nam biên soạn nhằm chuẩn hóa chính tả, chữ viết (chữ quốc ngữ) nhưng chưa được soi rọi dưới góc độ lí luận Chẳng hạn:
Năm 1895, có Đại Nam quấc âm tự vị của Huỳnh Tịnh Của [13 ] Đây là cuốn tự điển tường giải
đầu tiên do người Việt biên soạn, là nguồn tài liệu quý về từ vựng ngữ nghĩa TV những năm cuối thế kỉ XIX Theo Lê Quang Thiêm [131, tr.50-52] thì: “Trong một mức độ nhất định, tác giả Đại Nam quấc
này chúng tôi còn nhận thấy: tác giả công trình còn bỏ sót nhiều ĐVĐÂ được tạo ra từ quá trình phân li
ngữ nghĩa như trường hợp của các ĐV bạc, đài…
Năm 1925, ở Sài Gòn, Nguyễn Văn Mai [91] là người đầu tiên đề cập tới HTĐÂ của TV với
việc xuất bản ĐÂ tự vị Công trình này thu thập “những chữ khó viết hoặc những chữ ĐÂ cùng
phần (1) phần thu thập những “chữ” ĐÂ với SL lên tới 1779 ĐV, (2) Phần phụ thêm thu thập những
ĐV mà theo tác giả là sẽ có vấn đề về chính tả, những ĐV gốc Ấn Âu không được thu thập và giải thích trong công trình này Mặc dù tác giả không hiển ngôn thế nào là ĐÂ song qua cách giải thích,
sắp xếp của tác giả, ta vẫn có thể thấy được Đó là những ĐV có âm đọc giống nhau, có nghĩa khác nhau và là những ĐV đơn tiết Do hạn chế về thời đại nên ĐÂ tự vị của Nguyễn Văn Mai mới chỉ
thống kê được một SL rất nhỏ các ĐVĐÂ của TV, chưa xử lí thỏa đáng các vấn đề của HTĐÂ trong TV, ngữ liệu mới chỉ dừng lại trong ngôn ngữ sinh hoạt và trong văn ngôn tiếng Hán song bước đầu cũng đã gợi mở ra một số vấn đề lí luận liên quan đến HTĐÂ của TV như: HTĐÂ giữa từ thuần Việt với từ gốc Hán, giữa từ địa phương với từ toàn dân, vấn đề các ĐVĐÂ đơn tiết.… Đó là
những đóng góp không thể phủ nhận
Năm 1931, có thêm sự góp mặt của Việt Nam tự điển [63] So với Đại Nam quấc âm tự vị của
Huỳnh Tịnh Của, Việt Nam tự điển đã chú trọng tới việc phân biệt các ĐVĐÂ và các ĐVĐN, các
ĐVĐÂ đều được phân tách và giải thích khá rõ ràng Nếu là ĐÂ Hán Việt thì còn dẫn cả chữ Hán
để phân biệt Nghĩa của các ĐVĐN được phân biệt bằng kí số Ả Rập 1, 2, 3…, sau mỗi nghĩa đều
có ví dụ minh họa Các ĐV ĐÂCG được xếp liền nhau và phân biệt với nhau bằng kí số La Mã Sau cùng là việc liệt kê những kết hợp có chứa mục từ đó Chẳng hạn, loạt ĐÂ có âm đọc là A được giải thích và sắp xếp như sau:
A I Đồ làm ruộng để cắt rạ ở ruộng chiêm, Nam-Kỳ gọi là cái trang, cái gạc: Rèn một lưỡi a
bằng ba lưỡi hái Cắt rạ thì dùng bằng a, quét nhà thì dùng bằng chổi
II Cắt rạ bằng cái a: Ruộng đã gặt rồi cầm cái a đi a rạ (…)
Trang 7Vi ệt Nam tự điển đã phân biệt rõ từ ĐÂ và hình vị ĐÂ Tuy vậy, công trình này vẫn còn bỏ sót
những HTĐÂ khác mà thời ấy chắc chắn đã có như HTĐÂ giữa những ĐV thuần Việt với những
ĐV có nguồn gốc Ấn Âu…
Năm 1932, đáng chú ý là công trình Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh [01] Đây là một bộ TĐ có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam Khảo sát vấn đề thu thập, giải thích, phân loại các ĐVĐÂ và ĐN của Hán
xử lí các ĐVĐÂ Hán và Hán -Việt Cách xử lí của ông như sau: đầu tiên, tác giả liệt kê tất cả các ĐVĐÂ có trong mục từ đó, tiếp theo là việc liệt kê các kết hợp song tiết có chứa các ĐVĐÂ đó cùng lời giải nghĩa về các ĐV này Chẳng hạn: mục từ có âm đọc là DAO được ông phân tách thành
07 mục từ nhỏ như sau:
Dao 摇Lay động
Dao 遥 Xa
Dao 瑶 Một thứ ngọc tốt; quý báu; sáng sủa trong sạch
Dao 谣Câu hát không thành chương khúc; lời nói bằng không đặt ra
Dao 愮 Lo buồn không tỏ cùng ai được
Dao 徭 Xch Dao dịch
Dao 猺 Tên một dân-tộc ở miền núi thượng-du Bắc-kỳ và nhiều tỉnh phía tây-nam nước tàu… (Hán Việt từ điển,
tr 197-198)
Năm 1939, có quan điểm của Trà Ngân Lê Ngọc Vượng [94] HTĐÂ, ĐN được tác giả bàn
đến trong phần Những nguyên tắc chung (tr.29) và trong phần Lược khảo về từ chương (tr.139)
Theo tác giả thì: “ĐÂ nghĩa là đọc giống nhau Những TV – Nam cùng một âm như: nước chè –
Nước Việt Nam – Nước cờ là những tiếng Đ” Và “Đ tất phải khác nghĩa”
Năm 1940, có quan điểm của Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm trong Việt Nam văn
(tr.18-19) và ở mục Lời tựa (tr VIII, XI) là những chỗ thể hiện rõ quan điểm của họ về từ ĐÂ và
ĐN Theo họ, “tiếng ĐÂ là những tiếng viết giống nhau và đọc đồng một âm như nhau, nhưng cái
nghĩa thì khác mà không có liên – lạc gì với nhau cả Ví như một tiếng nước là nói một xứ có vua
quan cai trị; một tiếng nước khác là nói chất lỏng ở sông ở biển Một tiếng năm là nói khoảng thời gian có mười – hai tháng; một tiếng năm khác là nói số đếm sau số bốn” (Việt Nam văn phạm, tr.18).
Họ còn bàn về nguồn gốc của từ ĐÂ và nhược điểm của chữ Quốc ngữ: “những tiếng ĐÂ ấy nhiều nhất là những tiếng gốc ở chữ nho mà ra” , họ nêu ví dụ: Chữ minh là sáng thì viết chữ 明,
chữ minh là tối thì viết chữ 冥, chữ minh là mờ - mịt bát - ngát thì viết chữ 瞑, chữ minh là thề
thì viết chữ 盟, chữ minh là ghi, khắc thì viết chữ 铭, chữ minh là kêu (nói về chim) thì viết chữ
鸣”.Theo họ thì “những chữ ấy viết bằng chữ nho là sáu chữ khác nhau, mà viết bằng quốc - ngữ
Trang 8thì tiếng nào cũng như nhau cả Song ta phải biết phân – biệt rằng đó là sáu tiếng minh có sáu nghĩa
riêng, chứ không phải là một tiếng minh mà có sáu nghĩa ” (Việt Nam văn phạm; tr.19)
Trong L ời tựa, họ đưa ra nhận xét: “Chữ quốc – ngữ rất tiện – lợi là nhờ có năm cái dấu giọng
có thể phiên – dịch đúng hết thảy các âm Chỉ hiềm vì các âm tuy đúng, song khi gặp những tiếng đồng – âm thì viết giống nhau cả, thành ra người nào không biết chữ nho, không làm thế nào phân -
biệt những nghĩa khác nhau trong những tiếng ấy ” (Việt Nam văn phạm; tr III)
Có thể nói rằng, ngay từ rất sớm, HTĐÂ, ĐN trong TV đã được quan tâm lưu ý Ở giai đoạn này, do những hạn chế về thời đại nên chưa có những công trình có tính lí luận, những công trình
tập thể còn ít, chủ yếu là những công trình dựa trên sự nỗ lực, cố gắng và kinh nghiệm của một số
học giả nên thành tựu nghiên cứu chưa nhiều, còn bỏ sót nhiều vấn đề liên quan đến HTĐÂ, ĐN trong TV song bước đầu đã hé mở những vấn đề lí luận như: (1) tầm quan trọng và cái khó của việc
phân biệt những ĐVĐÂ thuần Việt và những ĐVĐÂ gốc Hán khi không có chữ Hán chú kèm, (2) HTĐÂ giữa từ toàn dân với từ địa phương, (3) việc chuẩn hóa chính tả, chữ viết, (4) sự xung đột
giữa các loại văn tự đã và đang được sử dụng (chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ) trong việc nhận
diện các ĐVĐÂ, ĐN của TV, (5) nhược điểm của chữ Quốc ngữ trong phản ánh các cách phát âm
vùng miền, (6) phân biệt những ĐVĐÂ với những ĐVĐN
Từ sau 1945 đến 1975, HTĐÂ, ĐN tiếp tục nhận được sự quan tâm của các nhà Việt ngữ học
Khảo sát những công trình này chúng tôi nhận thấy, trong khi các học giả phía Nam vẫn tuân theo tôn chỉ chuẩn hóa chính tả, chữ viết và góp phần truyền bá chữ Quốc ngữ là chính thì các học giả phía Bắc lại có xu thế nghiêng nhiều về lí luận Những quan điểm có tính lí luận ở giai đoạn này
phần lớn là về vấn đề từ điển học Đáng chú ý là các công trình và quan điểm sau:
Năm 1947, ở Sài Gòn có Đồng âm vận tuyển của Trần Văn Khải [68] Tiến bộ hơn Nguyễn
Văn Mai, Trần Văn Khải đã phát hiện và chỉ ra những nhược điểm, những bất cập của chữ Quốc
ngữ trong việc ghi âm, thể hiện giọng nói của ba miền Tác giả đã rất chú trọng đến thao tác so sánh
đối chiếu và chọn mẫu trong việc thu thập ngữ liệu: “trong quyển từ điển nầy, chúng tôi đối chiếu
văn – tự Việt – Nam” (Phàm lệ) Trần Văn Khải cũng đã có những cải tiến, sáng tạo hơn về phương
pháp biên soạn, điều này thể hiện ở phương pháp sắp xếp các ĐVĐÂ của tác giả: thứ nhất, sau mỗi
một đầu mục từ hay sau mỗi một hình vị được giải thích đều có đánh số Ả-Rập chỉ rõ những từ hay hình vị ĐÂ trong đầu mục ấy Thứ hai, nghĩa của những hình vị ĐÂ được cho vào ngoặc đơn để
phân biệt với hình vị được giải thích Sau cùng, là việc liệt kê những kết hợp từ có chứa hình vị được giải thích Ví dụ:
Trang 9Ái 1 Ch.(Yêu) : ân ái ; ái chủng ; ái đái ; ái hộ ; ái hữu ; ái kỷ ; ái quốc ; ái sủng ; ái tình ; bác ái ; bể ái ; luyến ái 2 Ch (giống như) : ái nam ; ái nữ (lại đực ; lại cái) 3 Ch (nấc cụt) : phát ái 4 n Êm ái ; ái đau ; ái
ôi (Đồng âm vận tuyển; tr 09)
Nghĩa của các từ hay các hình vị ĐÂ được thống kê và giải thích trong Đồng âm vận tuyển khá
rõ ràng và chính xác, nhất là các hình vị Hán Việt Theo thống kê của LA, ngoài 3647 hình vị và từ
được đưa ra giải thích còn có phần Câu rời là phần thu thập thêm những kết hợp từ có chứa những
hình vị được giải thích trong các mục từ trước đó và những chữ dễ gây nhầm lẫn với hình vị được đưa ra giải thích Phần này được tác giả cấu tạo thành những câu thơ lục bát nhằm mục đích giúp
người học dễ học, dễ nhớ, dễ phân biệt Chẳng hạn, án và áng được tác giả phân biệt như sau:
“Án binh, hương án, án quan
Áng công danh, v ới áng chiến trường có g” (Đồng âm vận tuyển; tr 10)
Ngoài việc thu thập giải thích các hình vị Hán Việt, thuần Việt, Đồng âm v ận tuyển còn thu
thập, giải thích cả những hình vị ĐÂ gốc Pháp
Năm 1951, có Tự- điển Việt- Nam phổ- thông của Đào Văn Tập [118] Công trình này vẫn bộc
lộ khá nhiều nhược điểm ở các khâu xác định nghĩa, sắp xếp nghĩa, phân biệt các ĐVĐN với các
ĐVĐÂ Chẳng hạn: khi xác định nghĩa của hình vị Hán Việt 白(bạch) tác giả đã gán thêm cho nó nghĩa của hình vị bạch trong các kết hợp như: bạch đinh, bạch thủ, trinh bạch khi quan niệm hình vị này ngoài cái nghĩa là “sắc trắng” ra còn có nghĩa là “sạch sẽ, sáng sủa; trắng trơn, không có của
Tập đã đem tất cả các ĐVĐÂ mà ngày nay được dán nhãn là “ĐÂ được cấu tạo theo kiểu chuyển
loại” như: cuốc (dt) <-> cuốc (đgt); bào (dt) <-> bào (đgt) nhập chung vào một mục từ ĐN (Tự-
điển Việt- Nam phổ- thông; tr.139, 34)
Năm 1969, đáng chú ý là quan điểm phân loại từ ĐN và từ ĐÂ của Hoàng Phê [104, tr.3-18]
Ông cho rằng: “phân biệt HT từ nhiều nghĩa với HT từ ĐÂ là một vấn đề khó khăn Nhiều khi rất khó quyết định nên coi đây là một từ nhiều nghĩa hay là nên tách ra thành mấy từ ĐÂ Trong từ điển
phổ thông, nếu quan hệ giữa các nghĩa ngày nay không rõ ràng lắm, thì tốt hơn là tách ra thành Đ”
Năm 1969, Đỗ Hữu Châu [17, tr.43-50] thông qua quá trình khảo sát việc giải thích nghĩa của các ĐV
từ trong TĐTV 1967 (Văn Tân chủ biên) đã thể hiện quan điểm và phương pháp xử lí nghĩa của mình đối
với các ĐVĐN Đây là một công trình thể hiện rõ những vấn đề lí luận ở giai đoạn này
Trong phần thứ nhất của bài viết, ông nhấn mạnh tầm quan trọng và những khó khăn của việc biên soạn từ điển một thứ tiếng, đặc biệt là những khó khăn trong việc giải thích nghĩa của từ TV và
khẳng định: “điều quan trọng nhất là tính hệ thống trong cách làm việc”
Ở phần thứ hai, ông chỉ ra những nhược điểm thường thấy trong những quyển từ điển của ta
trước đó Trong đó, nhược điểm lớn nhất theo ông là “rời rạc, thiếu tính hệ thống” Nhược điểm này
Trang 10thể hiện ở ba điểm sau: (1) Bộc lộ ở cách sắp xếp theo thứ tự chữ cái mà hệ quả của nó là “không
thể giúp cho người đọc thấy được những mối quan hệ giữa các ĐV từ vựng [ ] cho rằng từ
vựng chỉ là một tập hợp hỗn độn những ĐVcô lập với nhau”.(2) Bộc lộ ở cách giải thích các
nghĩa khác nhau cho cùng một ĐV từ vựng mà hệ quả của nó là “người đọc từ cách giải thích đó
thường không thấy được mối quan hệ giữa các nghĩa ấy như thế nào” (3) Bộc lộ ở cách tách từ ĐÂ
và tách nghĩa của từ với những biểu hiện sau: ở những từ có cấu trúc ngữ nghĩa giống nhau thì trong trường hợp A được tách thành 04 hay 05 nghĩa nhưng ở trường hợp B lại gộp thành 01 hay 02 nghĩa
Có khi, với hai nghĩa khác nhau của cùng một từ, tác giả tách làm hai từ nhưng ở một từ khác tương
tự lại được nhập làm một như trường hợp các từ băng, đèn, bay
Trong phần thứ ba, ông trình bày quan điểm của mình về cơ sở phân tách nghĩa của từ, các nguyên tắc cần chú ý khi giải thích nghĩa của từ trong từ điển Tác giả đưa ra 02 nguyên tắc và 03 tiêu chuẩn khi giảng nghĩa của các từ như sau:
Nguyên tắc thứ nhất, “khi xử lí một ĐV từ vựng nào đó về mặt nghĩa cần chú ý đến các HT
giống nhau xảy ra trong toàn nhóm, tránh tình trạng cô lập đối tượng […] Vì việc tách một ĐV thành những từ riêng rẽ có liên quan tới lí luận về ranh giới giữa HT nhiều nghĩa và HTĐ” Đỗ
Hữu Châu đề ra tiêu chuẩn tách từ ĐÂ như sau: “nếu HT chuyển nghĩa xảy ra một cách cá biệt
mà ngày nay không thể giải thích mối quan hệ giữa nghĩa ấy với các nghĩa khác của từ thì có
thể tách nghĩa ấy thành một từ ĐÂ hay một quán ngữ Không thể tách các từ ĐÂ nếu HT chuyển nghĩa đó xảy ra giống nhau trong cả một loạt từ Còn đối với các HT cá biệt thì việc có tách thành từ ĐÂ hay không là tùy vào cách xử lí của người biên soạn và việc ấy không có ảnh hưởng gì tới toàn hệ thống”
Nguyên tắc thứ hai, “khi xử lí một từ cần nêu được thuộc tính thường trực tổ chức và chi phối các nghĩa khác nhau của từ đó” Theo Đỗ Hữu Châu, “đối với các từ một nghĩa thì việc so sánh nó
với các từ khác cùng nhóm (trái nghĩa, đồng nghĩa) là điều quan trọng Còn đối với từ nhiều nghĩa thì ngoài việc cần so sánh với các từ cùng nhóm còn cần so sánh các nghĩa khác nhau của nó với nhau”
Về việc sắp xếp các nghĩa của từ theo thứ tự, ông cho rằng: “nên sắp xếp làm sao cho quan hệ
giữa các nghĩa được nổi bật, làm sao cho thuộc tính thường trực được nổi bật và được hiện lên trong
Trang 11ngữ nghĩa thì có thể chia thêm thành bấy nhiêu nghĩa” Theo ông, trong ba tiêu chuẩn trên thì các tiêu chuẩn 01 và 02 là tiêu chuẩn mạnh còn tiêu chuẩn 03 là tiêu chuẩn thứ yếu hay được dùng trong các cuốn từ điển trước đây
Xem xét quan điểm của Đỗ Hữu Châu, chúng tôi thấy rằng: tác giả nhấn mạnh và chú ý nhiều
tới tiêu chuẩn tính thường trực và quan điểm hệ thống trong việc xử lí nghĩa của các ĐV từ vựng
trong từ điển Qua quan điểm này, chúng ta thấy được những khó khăn và những giải pháp của các nhà từ điển học cũng như của tác giả khi xử lí nghĩa của các ĐV từ vựng trong từ điển, nhất là việc thu thập, sắp xếp, xử lí các từ ĐÂ và ĐN
Năm 1971, Nguyễn Thiện Giáp [43, tr.21-27] trình bày quan điểm về HTĐÂ trong TV Theo
ông, có 02 đặc điểm quan trọng chi phối HTĐÂ trong TV là: (1) không biến hình và (2) hình vị
trong TV thường trùng với âm tiết Theo Nguyễn Thiện Giáp, từ ĐÂ trong TV có 04 đặc điểm sau:
từ đơn một âm tiết nhiều, chỉ tìm được một SL rất nhỏ từ đa âm tiết và từ ghép ĐÂ với nhau nhờ HT chuyển loại HTĐÂ trong TV ít hơn so với THHĐ bởi SLÂT cơ bản trong tiếng Hán ít hơn TV và bao giờ cũng có giá trị đối lập về ý nghĩa Đặc điểm nổi bật của HTĐÂ trong TV là ĐÂ bộ phận (ĐÂ xảy ra giữa một hình vị cấu tạo từ với một từ một hình vị) Ông phân loại từ ĐÂ trong TV thành 02 loại là: từ ĐÂ hoàn toàn và từ ĐÂ bộ phận
Từ 1976 tới nay, HTĐÂ, ĐN của TV tiếp tục nhận được sự quan tâm của các nhà Việt ngữ học Đáng chú ý là các công trình và quan điểm sau:
Năm 1976, đáng chú ý là quan điểm của Hồ Lê [77, tr.111-254] Tác giả, khi trình bày về Các
TV đã phân biệt rất rõ ràng các nguyên vị ĐÂ trong hệ thống nguyên vị của TV Bên cạnh công trình này Hồ Lê còn có một số công trình khác hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp bàn về HT từ ĐÂ, ĐN trong TV như: [80, tr.59-152] (khi trình bày về đặc điểm ngữ nghĩa – cú pháp của các từ loại dt, đg,
tt, phụ từ; khi trình bày những tiểu loại chính trong từng loại từ, đặc biệt là khi bàn về sự phân loại đg) Về HTĐN nói chung và về từ ĐN nói riêng, ông cũng có những đóng góp và kiến giải sâu sắc
về lí luận [82]
Năm 1978, Đinh Văn Đức [40, tr.31-39] đã gián tiếp bày tỏ quan điểm của mình về từ ĐÂ (ĐÂ
do chuyển loại) và việc phân loại từ ĐÂ Theo ông, những ĐVĐÂ do chuyển loại có SL không lớn, là
những ĐV có chung biểu vật nhưng thuộc về những từ loại khác nhau, không có sự phân biệt về hình thái học nhưng có những đặc trưng cú pháp khác nhau, có những quan hệ mới trong những trường
hợp khác nhau (khi làm chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ), bởi vậy tác giả cho rằng nên tách ra hai từ riêng biệt
và nên xếp chúng vào hai từ ĐÂ ngữ pháp và chỉ có thể phân biệt với nhau bởi các ý nghĩa ngữ pháp
Và như vậy, chúng trở thành một tiểu loại ĐÂ (ĐÂ ngữ pháp) bên cạnh loại ĐÂ truyền thống là ĐÂ
ngẫu nhiên
Trang 12Năm 1978, Nhữ Thành [124, tr.40-48] tìm hiểu từ ĐÂ dưới góc độ tu từ học Qua việc khảo sát bốn kiểu hoạt động của âm tiết TV (hoạt động độc lập thành một từ, hoạt động hạn chế với tư cách là một yếu tố CTT, hoạt động láy âm, hoạt động kết hợp đơn nhất), tác giả đưa ra 05 nhóm đối lập có thể tạo nên ĐÂ trong cách chơi chữ cổ và 03 cách đối lập khác do vai trò của từ phiên
âm trong TV hiện đại có thể tạo nên HTĐÂ Từ việc đưa ra những nhóm đối lập trên, tác giả đã
loại trừ hai HT: (1) Âm tiết phiên âm ĐÂ với âm tiết phiên âm và (2) âm tiết láy âm ĐÂ với âm
tiết láy âm Tiếp đó, tác giả đi vào khảo sát năm nhóm đối lập đầu tiên và kết luận “hình thức âm
tiết tự do ĐÂ với âm tiết tự do xuất hiện nhiều nhất”
Năm 1978, còn có quan điểm của Nguyễn văn Tu [138] Quan điểm của ông tập chung chủ yếu ở
chương VI (Nghĩa từ vựng và kết cấu nghĩa của từ, tr.93-179) và ở chương XV (Từ điển Việt Nam,
tr.321-337) Trong chương VI, ông bàn về: nguồn gốc, cách phân loại, cách phân giới hạn từ ĐÂ Ông chia từ ĐÂ thành hai kiểu: (1) Từ ĐÂ từ vựng và (2) từ ĐÂ từ vựng – ngữ pháp Theo tác giả, từ ĐÂ có ba nguồn gốc sau: (1) T ừ ĐÂ ngẫu nhiên, (2) từ ĐÂ tạo ra do sự diễn biến về ngữ âm, (3) những từ ĐÂ do sự tách rời các
khách quan, (2) áp d ụng “tiêu chuẩn nội dung”, (3) chú ý cả đến mặt lôgích, mặt tâm lí của nghĩa và mặt
ngôn ngữ mà trong đó nghĩa tồn tại Theo ông, trong ba cách trên, cách thứ ba là cách có hiệu năng hơn trong việc phân biệt từ nhiều nghĩa và từ ĐÂ trong TV
Năm 1981, đáng chú ý là quan điểm của Đỗ Hữu Châu [19] Ông cho rằng: “những ĐVĐÂ là
những ĐV giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về ý nghĩa” Và “chỉ nên xem là ĐÂ
thực sự khi các ĐV trong cùng một cấp độ ĐÂ.” (tr.228) Ông cũng không coi là ĐÂ những trường
hợp do cách phát âm lệch chuẩn gây ra Lí giải nguyên nhân hình thành HTĐÂ, ông cho rằng: do sự trùng hợp ngẫu nhiên về ngữ âm, do sự rút gọn gây ra
Bàn về việc phân biệt từ ĐÂ và từ nhiều nghĩa, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “khó khăn nhất là phân biệt từ ĐÂ và từ nhiều nghĩa Có những từ mà nghĩa chuyển biến đến một mức độ nào đấy thì tách ra thành hai ba từ ĐÂ tuy nhiên rất nhiều trường hợp chuyển nghĩa làm chúng ta băn khoăn ”
Những trường hợp khó xác định theo ông là: (1) những trường hợp chuyển nghĩa kèm theo sự
chuyển từ loại lớn như: cuốc (cuốc đất) và cuốc (cái cuốc), thịt (miếng thịt) và thịt (thịt một
con lợn) , (2) những trường hợp chuyển nghĩa kèm theo sự chuyển tiểu loại như: chạy (chạy trên đường) và chạy (chạy gạo) , (3) những trường hợp nhiều nghĩa mà quan hệ giữa các nghĩa tuy đã khá mờ nhạt nhưng vẫn chưa mất hoàn toàn như: lóng (lóng tre) và lóng (lóng tay), l ỏi (tốt lỏi) và lỏi (thằng lỏi) , những khó khăn trên theo ông là vẫn chưa thể giải quyết
được (tr.231-233)
Năm 1989, đáng chú ý là quan điểm của Lê Quang Thiêm [130, tr.116-189] Trong chương IV, tác giả khẳng định: “…TV, do những đặc điểm của hình vị, thường đơn nghĩa hoặc có ĐN thì cũng
Trang 13có SL rất hạn chế […] hình vị TV có đặc trưng nổi bật nhất là ở mặt ĐÂ Do hình vị TV tuyệt đại
bộ phận là có nghĩa, ngoài từ, phạm vi hoạt động rộng, hoàn thành nhiều chức năng nên thường có nhiều cặp ĐÂ: về (đgt), về (từ liên hệ)” (tr.117) Trong chương VII, khi bàn về Biểu hiện ĐÂ giữa
ĐÂ do kết quả tiếp xúc, vay mượn, (3) HTĐÂ do sự giống nhau hoặc gần gũi về ngữ hệ và cấu trúc
ngôn ngữ
Khi bàn về Các bình diện ĐÂ, tác giả cho rằng “ĐÂ là những ĐV khác nhau, có hình thức ngữ
âm giống nhau Như vậy, sự khác nhau chủ yếu là về mặt nội dung Và cần được xác định trên ba cơ
sở là: (1) dựa vào sự phân biệt cấp độ (cùng hoặc khác cấp độ), (2) các loại ĐV xác định (từ, hình vị,
thanh mà khác cấp độ thì chắc chắn là ĐÂ Đó là những ĐVĐÂ khác bậc Còn những ĐV giống nhau về âm thanh, ở cùng một cấp độ, khác nhau về nội dung thì là những ĐVĐÂ cùng bậc (ĐÂ
giữa từ với từ, hình vị với hình vị, từ tố với từ tố) Trong hai loại trên, Lê Quang Thiêm xếp loại
01vào ĐÂ hình vị Theo ông, khi phân biệt các hình vị ĐÂ cũng nhất thiết phải dựa vào tiêu chuẩn ý nghĩa (ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa ngữ pháp, ý nghĩa tạo từ, ý nghĩa cấu trúc) Theo ông, “Trong TV,
các hình vị ĐÂ là các âm tiết, chúng có SL lớn…, TV có nhiều ĐÂ khác bậc (từ - hình vị; từ thuần
Bàn về các dạng thể hiện ĐÂ từ, ông cho rằng “loại ĐV thể hiện ĐÂ điển hình hơn cả là từ, vì
rằng từ là ĐV phức tạp về cấu trúc và ý nghĩa Từ cũng là ĐV đảm nhiệm nhiều chức năng khác
nhau và có nhiều hình thức thể hiện trong ngôn ngữ và trong lời nói Xét về mặt ý nghĩa, từ cũng là
ĐV phức tạp, điển hình về nghĩa” Theo Lê Quang Thiêm “đối với ĐÂ từ vựng, cần phải xem xét: các dạng biểu hiện ĐÂ của từ (có ý nghĩa từ vựng khác nhau) và ĐÂ hình thái của từ (có ý nghĩa
ngữ pháp khác nhau)” Đáng chú ý là những nhận xét của tác giả về 02 khái niệm “hình thức từ” và
“âm thanh từ” Theo ông, “hình thức từ đối với nhiều ngôn ngữ hiện đại biểu hiện ở mặt âm thanh
và cả chữ viết Khi nói về sự giống nhau hay đồng nhất về hình thức thì trước hết và quan trọng nhất
là âm thanh Song mặt khác không kém phần quan trọng, mặc dầu không hoàn toàn chính xác là
giống nhau về chữ viết Chữ viết là biểu hiện kèm theo, vì hệ thống chữ viết dù là “ghi âm vị” như
TV cũng còn nhiều bất hợp lí cho nên không thể dựa vào chữ viết làm chính mà chỉ xem là biểu
hiện kèm theo ĐÂ là giống nhau về âm thanh Đó là điều kiện tiên quyết, bắt buộc…” (tr.142) Theo tác giả, ĐÂ hình thái là: “khi 02 hình thái từ (nói và viết) như nhau, có ý nghĩa ngữ pháp khác
nhau thì đó là ĐÂ hình thái” Theo ông, TV và các ngôn ngữ đơn lập không có ĐÂ hình thái
Theo Lê Quang Thiêm, khi nói về ĐÂ cần chú ý tới các dạng ĐÂ và các thuật ngữ sau: (1) ĐT
nói giống nhau của những từ khác nhau (xét về ý nghĩa từ vựng), là ĐÂ theo nghĩa rộng, (3) từ ĐÂ:
Trang 14là những từ khác nhau mà viết và nói như nhau, hay là từ ĐÂ hoàn toàn, ĐÂ theo nghĩa hẹp, (4) ĐÂ
chữ viết, có ý nghĩa ngữ pháp khác nhau
Khi bàn về đặc điểm của sự thể hiện ĐÂ ở các ngôn ngữ (tr 144) Lê Quang Thiêm cho rằng:
“ (1) TV là ngôn ngữ không biến đổi hình thái từ để biểu hiện ý nghĩa ngữ pháp nên tiêu chuẩn quan
trọng để xác định từ ĐÂ hoàn toàn là khả năng kết hợp của từ, (2) ĐÂ bộ phận (thường là các từ ĐÂ
khác từ loại, khả năng kết hợp ngữ pháp khác nhau) như: vềR 1 R(v ề nhà) vềR 2 R(bàn v ề)…, (3) ĐÂ dạng,
có khi không được thể hiện ra bằng chữ viết cho nên không thể căn cứ vào chữ viết để xác định: tyR 1
R(ty; sở); tiR 2 R (cái ti) Trong TV, HTĐÂ dạng xảy ra với từ có cách viết với các âm vị: k – k, c; i – y; z – d, gi… như: cuốcR 1 R (cái cu ốc) và quốcR 2 R (tổ quốc); dâyR 1 R (sợi dây) và giâyR 2 R ( giây phút), (4) khi bàn
về Đồng tự dạng trong TV phải chú ý tới khả năng khu biệt nghĩa của thanh không dấu, (5) TV
không biến đổi hình thái nên không có vấn đề đồng hình thái”
Theo Lê Quang Thiêm, “HTĐN là HT một ĐV ngôn ngữ mà cấu tạo nội dung của nó có nhiều nghĩa khác nhau… là HT phổ biến trong mọi ngôn ngữ” (tr.174) Chọn cách hiểu “từ ĐN là từ mà
nội dung bao gồm một số nghĩa khác nhau, các nghĩa này lập thành một hệ thống nằm trong các mối quan hệ liên kết với nhau, gồm một vài nét nghĩa chung và nhiều nét nghĩa loại biệt Các nét nghĩa
loại biệt thường biểu thị các đối tượng khác nhau nhưng lại được đặt cơ sở trên một số giống nhau
về chức năng, hình thức hoặc thuộc tính nào đó của đối tượng” Ông nhấn mạnh: “ĐN từ vựng trước
hết là ĐNBN vì đó là dạng nghĩa khái quát, ổn định, mang tính hệ thống cao […] Nhờ có tính hệ
thống ổn định này mà ta mới có thể phân lập, tổng hợp, mô tả theo đặc điểm và tôn ty nhất định trong TĐ […] Dựa trên cấu trúc biểu niệm thì mới có cơ sở để đối chiếu đặc điểm ĐN của mỗi ngôn ngữ như là sản phẩm sáng tạo, như là thành tựu được tập thể ngôn ngữ ấy xây dựng nên Nó cũng cho phép thấy rõ cái chung và cái riêng của từ ĐN trong tất cả các lớp từ, các từ loại cơ bản
của ngôn ngữ.” (tr.178)
Trong công trình này, Lê Quang Thiêm sau khi phân tích các dt, đg, tt trong 37.088 từ TV đã đưa ra
số liệu: trong TV, từ đơn nghĩa chiếm 61,48 %; từ ĐN chiếm 38,52 % Và chỉ ra sự phân bố về tỷ lệ ĐN qua các từ loại chính như sau:
DANH TỪ ĐỘNG TỪ TÍNH TỪ
ĐN Đơn nghĩa ĐN Đơn nghĩa ĐN Đơn nghĩa
Nguồn: Lê Quang Thiêm, Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ; tr.178, 179
Bàn về đặc điểm tổ chức nội dung của từ ĐN, ông chỉ ra tình hình phân bố DLN của các ĐVĐN trong TV (tính theo tỷ lệ %) như sau:
Trang 15Nguồn: Lê Quang Thiêm, Nghiên c ứu đối chiếu các ngôn ngữ, tr.184
Với quan điểm đồng đại, Lê Quang Thiêm cho rằng: nghĩa cơ bản là nghĩa có chứa các nét nghĩa được đặt điều kiện chủ yếu bằng các quan hệ hệ hình Nghĩa không cơ bản là nghĩa mà các
nét nghĩa tạo nên chúng phụ thuộc nhiều vào các quan hệ cú đoạn Trong một từ ĐN, có một nghĩa
cơ bản và một số nghĩa không cơ bản Sự phân biệt nghĩa cơ bản, không cơ bản của một từ có thể
dựa vào các mức độ khác nhau của sự phụ thuộc nhiều hơn vào các quan hệ hệ hình và ít hơn vào các quan hệ cú đoạn Theo Lê Quang Thiêm, mối quan hệ về nghĩa về mặt đồng đại được tổ chức theo 03 loại hình là: loại kế tiếp, loại song song, xen kẽ kế tiếp với song song Trong đó: (1) mối
quan hệ kế tiếp là quan hệ đặc trưng cho từ chỉ có 02 nghĩa và những từ nhiều hơn hai nghĩa mà các
nghĩa liên kết nhau theo tổ chức đơn tuyến, (2) mối quan hệ song song chỉ xuất hiện ở những từ trên hai nghĩa mà các nét nghĩa liên kết theo tổ chức đa tuyến (tổ chức hình cây, tẽ nhánh), (3) mối quan
hệ xen kẽ giữa kế tiếp và song song xẩy ra với những từ trên 03 nghĩa và theo một tổ chức phức hợp Bàn về giới hạn của việc phân li ĐN thành ĐÂ và tiêu chuẩn xác định những ĐVĐÂ ngữ nghĩa ông cho rằng: “sự tồn tại hay vắng mặt nét nghĩa chung trong các nghĩa của từ ĐN là tiêu chuẩn xác định ĐN và ĐÂ ngữ nghĩa”
Trong công trình này, tác giả còn nhấn mạnh đến việc cần thiết phải phân biệt các loại quan hệ tôn ty giữa các loại nghĩa trong từ ĐN khi biên soạn TĐ đồng đại và TĐ lịch đại Theo ông, cần phân biệt hai loại quan hệ tôn ty sau: (1) tôn ty theo tuần tự phái sinh, phát triển (tôn ty lịch đại) để
phân biệt nghĩa gốc, nghĩa phái sinh và các nghĩa phái sinh thứ cấp, (2) tôn ty hiện hành (tôn ty
đồng đại) để phân biệt nghĩa cơ bản, nghĩa không cơ bản định danh, nghĩa không cơ bản hình
tượng (nghĩa bóng) Theo ông thì: “đối với những từ có từ 2 nghĩa trở lên thì việc phân biệt theo tôn
ty nhiều khi không thực hiện được vì rất khó xác định niên đại và mô tả 2 ý nghĩa cùng loại Đặc
biệt là đối với kiểu sơ đồ cấu trúc nghĩa có quan hệ hình nhánh” Đây là một nhận xét rất chính xác Năm 1992, đáng chú ý là quan điểm của Nguyễn Đức Dân, Trần Thị Ngọc Lang [31] Hai tác
giả này khi phân tích các câu mơ hồ trên chữ viết, các kiểu câu mơ hồ về từ vựng đã gián tiếp bình
luận tới nguyên nhân và tác dụng của từ ĐÂ và từ ĐN (tr 88, 91- 93) đồng thời chỉ ra các kiểu ĐÂ trong các từ loại, nhất là trong các từ loại có SL lớn như dt, đg, tt (tr.113-116) Họ không những
khảo sát và chỉ ra HT mơ hồ do việc sử dụng những từ đơn tiết ĐÂ mà còn khảo sát sự mơ hồ do sử
dụng những ngữ ĐÂ, chuỗi ĐÂ (tr.113-120) và từ ĐÂ Hán Việt gây ra như: đồng tửR 1 R và đồng tửR 2 R(tr.120)
Trang 16Năm 1995, đáng chú ý là quan điểm của Phan Ngọc [100, tr.51-74] Tuy mục đích là bàn về phong cách, song qua những lập luận của tác giả, ta có thể thấy được quan điểm của ông về HTĐÂ trong TV
Phan Ngọc khẳng định “Mọi ngôn ngữ đều có HTĐÂ vì vỏ ngữ âm của từ là võ đoán, không liên can gì đến nội dung của nó […] kết quả là một hình thức ngữ âm có thể hiểu hai ba cách” Theo tác giả, “HTĐÂ chỉ phổ biến ở những từ chỉ có một hay hai âm tiết mà thôi, trái lại, rất hiếm ở
những từ ba âm tiết trở lên […] Mặt khác, ở các ngôn ngữ đơn tiết như tiếng Hán, TV, tiếng Thái…số từ ĐÂ phải lớn hơn ở các ngôn ngữ đa tiết.” (tr 66) Theo Phan Ngọc, nếu đã thừa nhận trong TV có 3 lớp từ là thuần Việt, Hán Việt, láy âm thì về mặt lí thuyết, tối đa chỉ có 6 kiểu từ ĐÂ
sau: (1) thu ần Việt - thuần Việt, (2) láy âm - láy âm, (3) thuần Việt - láy âm, (4) Hán Việt - thuần
Việt, (5) Hán Việt - láy âm, (6) Hán Việt - Hán Việt
Từ việc xác lập 6 kiểu từ ĐÂ, ông lần lượt đi vào khảo sát từng kiểu một và khẳng định: “tuy
về mặt cấu trúc có thể có sáu kiểu từ ĐÂ, nhưng một khi TV đã là đơn tiết, thì chắc chắn HTĐÂ
giữa từ thuần Việt với từ thuần Việt phải là cơ bản nhất, tức là quen thuộc nhất… tần số xuất hiện nhiều nhất, làm cơ sở cho mọi HTĐÂ khác” (tr 67) Theo kết quả khảo sát, phân tích của Phan
Ngọc thì đứng ở vị trí thứ hai trong sáu kiểu ĐÂ là kiểu Hán Việt - Hán Việt Trong bài viết, Phan
Ngọc còn lí giải một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới HTĐÂ trong TV khác với HTĐÂ trong THHĐ là do SL âm tiết thực sử dụng của tiếng Hán ít hơn so với TV
Năm 1998, đáng chú ý là quan điểm của của Nguyễn Thiện Giáp [47, tr.147-189] Tác giả phân chia từ vựng TV thành hai loại là từ, ngữ (ngữ định danh, thành ngữ, ngữ láy âm, quán ngữ)
Ông cho rằng “từ của TV là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý nghĩa dùng để tạo câu nói, nó có hình thức
của một âm tiết, một khối viết liền” (tr 69) Ông quan niệm “nghĩa của từ là quan hệ” (tr 125), bao
gồm 04 thành tố sau: (1) nghĩa sở chỉ, (2) nghĩa sở biểu, (3) nghĩa sở dụng, (4) nghĩa kết cấu Tác
giả chia các từ của TV thành năm loại: (1) các từ kiểu một như: nhà, đẹp, đi…, (2) các từ kiểu hai như: sẽ, tuy, với…, (3) các từ kiểu ba như: quốc, thủy, hỏa…, (4) các từ kiểu bốn như: búa (chợ
búa), l ạnh (lạnh lẽo)…, (5) các từ kiểu năm như: bù, nhìn, bồ, hóng…
Theo ông, HTĐN trong TV có những đặc điểm riêng sau đây: (1) để biểu thị những SV, HT hoặc
khái niệm mới, TV có thiên hướng cấu tạo các ĐV từ vựng mới hơn là phát triển nghĩa của các ĐV từ
vựng đã có từ trước, (2) số ĐV có nhiều nghĩa cũng như số nghĩa trong những từ ĐN của TV đều thấp
hơn so với nhiều ngôn ngữ khác, trong khi đó, SL các ĐV từ vựng mới tăng lên rất nhanh, đặc biệt là
những ĐV hai âm tiết, (3) HTĐN của TV chủ yếu xảy ra ở các từ, ở các ngữ thì tỷ lệ ĐN chỉ khoảng
1/10 và cũng chỉ có hai hoặc ba nghĩa mà thôi Các ngữ ĐN phần lớn là có nguồn gốc Hán
Theo Nguyễn Thiện Giáp, HT từ ĐN của TV chỉ bao gồm 2 kiểu sau đây: (1) HTĐN của các
từ kiểu một (nhà, đẹp, đi) và (2) HTĐN của các từ kiểu ba (quốc, thủy, hỏa) Tiến hành thống kê,
Trang 17phân tích những từ ĐN kiểu một trong TĐTV do Văn Tân chủ biên, ông nhận xét: (1) số từ ĐN
chiếm khoảng 33% tổng số (33% tổng số từ kiểu một, là những từ thuần Việt và đều là đơn tiết), trong đó những từ có 2 và 3 nghĩa chiếm khoảng 86% tổng số từ ĐN, từ nhiều nghĩa nhất là 19 nghĩa, (2) về tỉ lệ ĐN ở các từ loại, đg có tỉ lệ cao nhất (32%), kế đó là dt (23%), cuối cùng là
tt (20%)
Phân tích các nghĩa của mỗi từ ĐN, tác giả đi đến 2 nhận xét sau: (1) Các nghĩa của mỗi từ ĐN
có thể thuộc hai loại là: nghĩa tự do (là nghĩa liên hệ trực tiếp với sự phản ánh các HT của TTKQ),
sự hoạt động của các nghĩa này không bị hạn chế vào các ngữ cố định, có mối quan hệ đa dạng
Nghĩa hạn chế (là nghĩa chỉ được thể hiện trong những kết hợp hạn chế, do quy luật nội tại của hệ
thống từ vựng quy định, không do nội dung lô gích của các từ quy định) Theo tác giả, đối với TV thì nghĩa hạn chế là HT phổ biến hơn trong các ngôn ngữ khác vì TV đã và đang phát triển mạnh
khả năng cấu tạo các ngữ bởi chính các nghĩa hạn chế góp phần tạo ra tính cố định của các cụm từ
(2) Trong các nghĩa của một từ ĐN, có một nghĩa là cơ bản còn các nghĩa khác là phái sinh Theo ông, nghĩa cơ bản thường phải là nghĩa tự do Trong trường hợp từ có một vài nghĩa tự do thì sẽ có
một nghĩa tự do là cơ bản, các nghĩa khác là nghĩa tự do phái sinh
Trong phần III của Từ vựng học TV (tr.147-189), HTĐÂ cũng là một trong sáu trọng tâm được
Nguyễn Thiện Giáp đề cập tới Trong phần Nhận xét chung, trước tiên, ông coi HTĐÂ là một phổ
niệm trong ngôn ngữ Kế đó, tác giả đi vào phân tích, so sánh HTĐÂ trong các loại hình ngôn ngữ đơn lập và biến hình với ngữ liệu từ tiếng Anh, tiếng Nga, TV, tiếng Hán Đáng chú ý là 5 nhận xét sau:
(1) HTĐÂ thường xảy ra trong phạm vi những từ ngắn, có cấu trúc đơn giản do có tính võ đoán cao
(2) Trong các ngôn ngữ Ấn Âu, từ ĐÂ thường là các từ đơn Trong TV, do mỗi âm tiết đồng thời
là một từ, cấu trúc âm tiết TV lại gồm các thành phần (âm đầu, vần, thanh điệu Vần lại chia ra thành âm chính, âm cuối, âm đệm), mỗi thành phần của âm tiết làm thành một đối hệ do đó các thành phần cấu
tạo âm tiết luôn có mặt Vì vậy, HTĐÂ trong TV chắc chắn phổ biến hơn các ngôn ngữ Ấn Âu
(3) HTĐÂ phụ thuộc rất nhiều vào SLÂT được ngôn ngữ sử dụng là nhiều hay ít TV sử dụng khoảng 6000 âm tiết, còn tiếng Hán chỉ sử dụng một SL ít (khoảng 1/10 TV) cho nên HTĐÂ trong tiếng Hán phổ biến hơn, nhiều hơn trong TV
(4) So v ới các tiếng Ấn Âu, từ ĐÂ trong TV có những phẩm chất khác như sau: (a) Vì TV
không biến hình cho nên các từ đã có quan hệ ĐÂ sẽ giữ mãi quan hệ đó trong tất cả hoàn cảnh sử
dụng của mình, không có HTĐÂ ở một dạng thức biến đổi nào đó của từ, TV chỉ có một dạng ĐÂ
hoàn toàn mà thôi (b) Vì trong TV, mỗi hình vị là một từ cho nên cũng không có sự đối lập giữa HTĐÂ gốc từ và HTĐÂ phái sinh, chỉ có một loại ĐÂ gốc từ mà thôi
Trang 18(5) Trong TV, tuy có HTĐÂ giữa các ngữ và các cụm từ như: băng hàR 1 R và băng hàR 2 R… nhưng
HTĐÂ của từ vẫn là cơ bản và quan trọng nhất bởi: (a) HTĐÂ hoàn toàn của ngữ hoặc cụm từ tự do
ít hơn rất nhiều so với HTĐÂ của từ (b) HTĐÂ của ngữ và cụm từ thường chỉ tạo nên từng cặp một,
trong khi ấy, loạt ĐÂ của từ khá phong phú, có khi lên tới 8 hay 9 thành viên (c) Sự ĐÂ của từ
quyết định toàn bộ sự ĐÂ của những ĐV khác vì các ngữ, các cụm từ tự do ĐÂ với nhau là do từng
từ một tạo nên, chúng có quan hệ ĐÂ với nhau HTĐÂ của ngữ và cụm từ chỉ là sản phẩm hậu kỳ
do kết quả của quá trình sử dụng có dụng ý của con người (d) Các HTĐÂ trong TV đều bắt nguồn
từ sự ĐÂ của các từ và cần phải xuất phát từ sự ĐÂ của các từ để soi sáng các HTĐÂ khác là phù
hợp với thực tế TV Tuy kết luận như vậy, nhưng tác giả cũng nêu lên những ngoại lệ sau: anh
nuôiR 1 R và anh nuôiR 2 R (theo tác giả là hai từ ghép); ý thứcR 1 R và ý th ứcR 2; R hy v ọngR 1 R và hy v ọngR 2… Rcũng không phải là do ĐÂ của những từ đơn tiết tạo ra mà được hình thành từ HTCL
Căn cứ vào năm kiểu từ khác nhau về nghĩa đã được phân chia, tác giả chia từ ĐÂ thành 14
kiểu quan hệ Theo Nguyễn Thiện Giáp, bức tranh về HTĐÂ của TV rất đa dạng, trong một loạt ĐÂ
của TV có thể có trên dưới 10 từ thuộc các kiểu khác nhau (tr.173) Nguyễn Thiện Giáp còn bình
luận về tác dụng của từ ĐÂ Theo ông, trong 14 kiểu quan hệ trên, chỉ có hai kiểu quan hệ có thể gây ra sự hiểu lầm đó là: kiểu từ thuần việt - từ Hán Việt (kiểu 1.3) và kiểu từ Hán Việt - từ Hán
Việt (kiểu 3.3) Theo ông, sở dĩ các từ kiểu 1.3 và 3.3 dễ gây hiểu lầm bởi chúng không hoạt động
tự do nhưng cũng không chỉ nằm trong những kết hợp đơn nhất, nghĩa của chúng ít nhiều có sự
cộng hưởng với nghĩa của các từ cùng kết hợp với chúng, vì vậy người ta khó nhận ra nghĩa riêng
của từng từ Ví dụ: nghĩa của các từ đại trong các kết hợp đại ác; đại biểu, thời đại…
Theo Nguyễn Thiện Giáp, có bốn con đường hình thành nên các ĐVĐÂ của TV, đó là: (1) do
sự tiếp nhận các từ nước ngoài, trong đó, các từ gốc Hán tạo nên SL lớn các loạt ĐÂ trong TV, (2)
do sự biến đổi ngữ âm, (3) do sự phân hóa ý nghĩa của từ ĐN, (4) do sự hình thành các ĐV từ vựng
mới trên chất liệu cũ
Bàn về vấn đề phân biệt ĐVĐN và ĐVĐÂ trong TV, tác giả cho rằng: “TV là ngôn ngữ không
biến hình cho nên không thể áp dụng tiêu chuẩn hình thái của từ vì hoàn toàn không có tác dụng” Ông chủ trương vận dụng tiêu chuẩn ngữ nghĩa, theo ông “khi một ý nghĩa của một ĐV nhiều nghĩa
bị phân hóa xa đến mức cái nghĩa tố chung vốn có của ý nghĩa này với các ý nghĩa khác của từ trở nên không quan yếu đối với nó nữa, đặc trưng cho ý nghĩa này là một nghĩa tố khác, chính nghĩa tố
đó đưa từ nhập vào một trường HT mới, khi đó có thể coi như đã xuất hiện một từ mới”
Năm 1998, có quan điểm của tập thể tác giả Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang [57, tr.143-184] Xuất phát từ quan điểm của Bloomfield, họ cho rằng: “hình vị là ĐV ngôn
ngữ nhỏ nhất, có nghĩa” Các tác giả này tuy không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về từ song họ
thừa nhận “từ là ĐV cơ bản của TV”
Trang 19Theo họ, ĐÂ và nhiều nghĩa là những khái niệm khác nhau trong ngôn ngữ học Song có một điểm chung là: “sự khác nhau về ý nghĩa trong khi đồng nhất về hình thức”, điểm khác biệt giữa hai
HT này là ở chỗ: “trong trường hợp ĐÂ thì những cái được biểu hiện là khác nhau, còn trong trường
hợp nhiều nghĩa thì cái biểu hiện chỉ là một” (tr.159) Theo họ, “Hệ thống các nghĩa của từ ĐN chính là toàn bộ các mối liên hệ [ ] bị chế định theo một kiểu nhất định [ ] và được bảo đảm bằng tính liên tục của các quan hệ phái sinh giữa các nghĩa riêng rẽ của hệ thống chỉ cần tính liên tục này bị phá hủy, bị đứt đoạn dù chỉ ở một chỗ, chỉ cần một mắt xích bảo đảm cho tính liên tục này bị
mất đi thì sự thống nhất về ngữ nghĩa của từ sẽ bị phá vỡ và khi đó xảy ra sự phân rã HT nhiều nghĩa, tức là biến một từ nhiều nghĩa thành hai từ ĐÂ không có liên hệ gì với nhau nữa”(tr.161) Theo họ, “để nhận biết sự tồn tại hay vắng mặt các quan hệ phái sinh giữa các nghĩa có thể dùng: phương pháp phân tích thành tố, phương pháp so sánh cách giải thích của từ điển, phương pháp cải
biến cách giải thích”(tr.162) Họ đưa ra 02 tiêu chí sau để xác định HTĐÂ trong TV: (1) đồng nhất
về mặt biểu hiện (trùng về âm thanh), (2) khác nhau về bình diện được biểu hiện (ý nghĩa từ vựng, ý
nghĩa ngữ pháp)
Năm 1999, có quan điểm của Diệp Quang Ban [03, tr.69-70] Ông quan niệm: “từ là ĐV nhỏ
nhất mà có nghĩa và có thể hoạt động tự do trong câu” Khi bàn về yếu tố ngoại lai trong CTT TV, tác giả có đề cập tới HTĐÂ trong TV Ông khẳng định: “các yếu tố Hán vừa chiếm đa số vừa giữ vai trò khá quan trọng trong vốn từ và trong CTT TV” Theo ông, “các yếu tố gốc Hán du nhập vào
TV vốn tự chúng đã chứa nhiều trường hợp ĐÂ như: thủyR 1 R (nước), thủyR 2 R (bắt đầu, trước ) Thêm
vào đó là những trường hợp ĐÂ giữa các yếu tố gốc Hán với các yếu tố thuần Việt như: côngR 1 R(thuần Việt) có nghĩa là “tha đi” như trong chim công mồi và côngR 2 R (Hán Việt) có ý nghĩa
là “chung cho m ọi người” như trong của công, ruộng công
Năm 1999, Lê Biên [05, tr.177-183] dưới góc độ cú pháp học, gián tiếp trình bày quan điểm
của mình về từ ĐÂ và ĐN khi trình bày HTCL trong TV Theo tác giả, HTCL có liên quan đến HTĐÂ, ĐN của từ: chuyển loại không phải là HTĐÂ từ vựng mà là ĐÂ – ngữ pháp (ĐÂCG) Theo tác giả, “đây là những từ giống nhau về hình thức ngữ âm (ĐÂ), cùng gốc (xét về nghĩa) mà hiện nay được sử dụng thành hai từ khác nhau về bản chất từ loại” (tr.179)
Năm 1999, Bùi Minh Toán [133, tr.61-68; tr.79,101] trình bày quan điểm của mình về từ ĐÂ và
ĐN trong TV Tác giả cho rằng: “từ là ĐV nhỏ nhất mà có nghĩa và có thể dùng độc lập để tạo câu, đồng thời là ĐV nhỏ nhất mà thực hiện được một số chức năng đối với tư duy và giao tiếp” (tr 39)
Theo ông, nghĩa của từ bao gồm: (1) thành phần NBV, (2) thành phần NBN, (3) thành phần nghĩa tình
thái
Ông cho rằng: “Từ ĐÂ là những từ có hình thức âm thanh hoàn toàn giống nhau nhưng lại khác hẳn nhau về ý nghĩa và có thể khác nhau cả về các phương diện khác như bản chất ngữ pháp,
Trang 20chức năng trong giao tiếp, sắc thái phong cách ” (tr 61) Theo ông, từ ĐÂ là HT có trong nhiều ngôn ngữ Nhưng có những ngôn ngữ, từ ĐÂ chỉ tồn tại trong dạng ngôn ngữ nói, còn khi hoạt động giao tiếp tiến hành bằng ngôn ngữ viết thì chữ viết hiện thực hóa sự khác nhau giữa những từ ĐÂ khác nghĩa Lúc đó, các từ ĐÂ chỉ giống nhau khi nói hoặc khi đọc, còn khi viết, chúng được hiện
thực hóa theo các dạng chữ viết khác nhau Điều này thể hiện rõ trong các loại chữ viết như chữ Hán Ông nêu ví dụ : trungR 1 R中 có nghĩa là: ở giữa và: trungR 2 R忠có nghĩa là: sự trung thành, một
lòng m ột dạ
Theo Bùi Minh Toán, trong TV “các từ ĐÂ có sự giống nhau cả ở hình thức âm thanh khi nói, cả
ở hình thức văn tự khi viết Nếu viết các từ ĐÂ bằng chữ quốc ngữ và viết rời từng từ thì ta không thể phân biệt được chúng với nhau” Theo ông, trong TV, đại đa số các từ ĐÂ là từ đơn tiết Tuy vậy vẫn
có từ ĐÂ đa tiết Cũng theo tác giả, “không chỉ ở bình diện nghĩa mà ở bình diện ngữ pháp cũng có từ
ĐÂ Nhưng chúng mang những thuộc tính và bản chất ngữ pháp hoàn toàn khác nhau Chúng thuộc các
hệ thống từ loại khác nhau, do đó chúng hiện thực hóa các thuộc tính ngữ pháp khác nhau khi tham gia
hoạt động giao tiếp”, (tr.79) Ông nêu ví dụ : làR 1 R (là dt, chỉ hàng tơ, thưa, mỏng), làR 2 R (là đg, chỉ hành
động làm phẳng quần áo), làR 3 R (chỉ hành động sà xuống gần sát mặt phẳng nằm ngang nào đó), làR 4 R (là
hệ từ) Nó là sinh viên, làR 5 R (là tình thái từ) trông nó hiền hiền là
Theo chúng tôi, mặc dù tác giả đã nêu lên được một số đặc điểm cơ bản của HT từ ĐÂ, ĐN trong một số ngôn ngữ và trong TV, song khái quát chưa đủ, chưa toàn diện Chẳng hạn, khi bàn về HTĐÂ trong THHĐ ông đã bỏ sót HT ĐÂĐT và những HTĐÂ trong khi nói nhưng trên chữ viết lại phân biệt trong TV
Năm 2001, đáng lưu ý là công trình Từ điển đồng âm tiếng Việt của tập thể tác giả Hoàng Văn
Hành, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Thị Trung Thành, [58] Công trình thu thập và giải thích khoảng 7000 ĐVĐÂ (bao gồm từ, ngữ và các yếu tố CTT), đây là một trong số rất ít những công
trình thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lí những ĐVĐÂ trong TV Mặc dù kết quả thống kê, phân loại và xử
lí của họ vẫn còn tồn tại những nhược điểm như: bỏ sót khá nhiều ĐV ĐÂST của TV… song đóng góp của
họ là quan trọng và rất đáng ghi nhận
Năm 2007, đáng chú ý là quan điểm của Nguyễn Văn Khang [69, tr.144-198] Những nội dung liên quan tới HT từ ĐÂ, ĐN trong TV chủ yếu được tác giả khai thác từ góc độ từ ngoại lai
Theo tác giả, khi các từ Hán Việt hoạt động trong TV đã tạo ra xung đột ĐÂ: Thứ nhất là HTĐÂ xảy
ra giữa các từ Hán Việt với từ Việt như: 埃 (ai) bụi ĐÂ với ai (đại từ);布(bố) vải ĐÂ với bố (cha);车(xa)
xe ĐÂ với xa (nói về khoảng cách) Thứ hai, là HTĐÂ xảy ra giữa các từ Hán Việt với nhau như:平 (bình)
Theo tác giả, HTĐÂ có thể xảy ra giữa từ với từ, giữa hình vị với hình vị, giữa hình vị với từ
như: yếu要(quan trọng, là hình vị) ĐÂ với yếu (không khỏe, là từ) lưu留(giữ, ở lại; là từ) ĐÂ với
Trang 21lưu流 (chảy, là hình vị) Mặt khác, ĐÂ không chỉ liên quan tới các từ đơn tiết mà còn liên quan tới
cả những từ Hán Việt đa tiết như: yếu điểmR 1 R(điểm quan trọng) và yếu điểmR 2 R(điểm chưa đạt, chưa tốt) Ông còn thảo luận về HT: người Việt khi sử dụng từ Hán Việt đã đem những từ Hán Việt có âm đọc
giống nhau, có nghĩa gần nhau, chữ viết gần giống nhau nhập lại thành một từ ĐN do phiên chuyển
những ĐV này sang hệ chữ la tinh như những trường hợp có âm đọc là chi, luyện, bản, dục, man,
Về những từ ngoại lai gốc Pháp (tr.257-320), theo tác giả, cũng như những từ Hán Việt, từ mượn Pháp khi nhập vào TV, do quá trình Việt hóa về mặt ngữ âm đã làm cho các từ mượn Pháp
một mặt ĐÂ với các từ Việt vốn có, mặt khác ĐÂ với các từ mượn Pháp khác (vốn trong tiếng Pháp chúng không ĐÂ), thậm chí là ĐÂ với những từ mượn trong các ngôn ngữ khác như: can (canne và
calque) với can (can ngăn) và can (can đảm); băng (đạn) và băng (tuyết), băng (qua cánh đồng)
Theo tác giả, “cũng giống như HT du nhập của các từ mượn Hán, do sự gần nhau về nghĩa và
ĐÂ nhờ Việt hóa mà có HT nghĩa của các từ Pháp khác nhau được xếp thành một từ ĐN như cách
xử lí từ băng thành một từ ĐN trong các từ điển TV là kết quả của việc đồng hóa và đập nhập ngữ nghĩa của các từ ĐÂ - gần nghĩa trong tiếng Pháp như: bande, bandeau, bande role, ruban, panser
thông qua nét nghĩa chung dải dài và hẹp để dùng vào việc gì đó”
tâm của nhiều nhà nghiên cứu như: Cao Danh Khải, Tôn Thường Tự, Chu Tổ Mạc, Thôi Hạ Ái,
Hà Ái Nhân, Vương Cần – Võ Chiếm Khôn….Đối với HT từ ĐÂ, trong giai đoạn này có 02 quan
niệm rộng và hẹp Đại diện cho quan niệm rộng là Tôn Thường Tự [200, tr.199] Ông cho rằng: “từ
có hình thức ngữ âm tương đồng và có nghĩa khác biệt nhau gọi là từ Đ” Sở dĩ chúng tôi xếp Tôn
Thường Tự vào quan niệm rộng là bởi cách hiểu của ông về tiêu chí ngữ âm tương đồng có điểm
khác biệt với những tác giả khác Trong các ví dụ đưa ra của ông có cả những từ vốn không cùng
thanh điệu Chẳng hạn: dūn 吨 (đốn; mang thanh một: tấn) và: dùn 吨 (đốn; mang thanh bốn: bữa,
thanh bốn: đại ý, ý chính) đều được xếp vào hai loạt ĐÂ Ngày nay, (dūn 吨) và (dùn 吨) được xếp vào
những từ ĐH nhưng không Đ còn (大意 dà yi) và (dà yì 大意) được xếp vào hai từ song tiết đồng từ tố Đại diện cho quan niệm hẹp là Hà Ái Nhân, Chu Tổ Mạc, Cao Danh Khải và một số tác giả khác Cao Danh Khải [169, tr.300] cho rằng: “hai hoặc hơn hai từ phát âm giống nhau nhưng ý nghĩa hoàn toàn khác biệt gọi là từ Đ” Hà Ái Nhân [183] cho rằng: “từ Đ là chỉ những từ có kết
cấu âm tiết và thanh điệu tương đồng và có ý nghĩa khác nhau” Chu Tổ Mạc [177, tr.23] quan niệm
“từ ĐÂ là chỉ những từ có âm tố và thanh điệu hoàn toàn tương đồng… nếu chỉ là âm tố tương đồng
mà thanh điệu không giống nhau thì đó không thể gọi là từ Đ” Vương Cần, Võ Chiếm Khôn [159]
Trang 22còn chỉ rõ hơn: “cái gọi là hình thức ngữ âm tương đồng là chỉ thanh, vận, điệu của từ… còn những
từ nào đó mà có sự khác biệt nhau về một trong các yếu tố thanh, vận, điệu thì không phải là từ Đ”
Về vấn đề phân loại từ ĐÂ, các tác giả giai đoạn này có xu thế chia từ ĐÂ thành bốn loại: (1)
do ngữ âm biến đổi, (2) do âm đọc ngẫu nhiên trùng nhau, (3) do sự phân hóa ý nghĩa của từ ĐN nhưng vẫn bảo lưu được âm đọc, (4) do mượn dùng từ ngoại lai Do ở thời kỳ này các khái niệm
như từ, tự đã được phân biệt rõ ràng nên một số tác giả như Chu Tổ Mạc [177], Hà Ái Nhân [183] còn đề nghị phân biệt rõ tự ĐÂ và từ ĐÂ còn Thôi Hạ Ái [150] cùng một số tác giả khác như Vương
Cần, Võ Chiếm Khôn [159] lại đề nghị phân biệt từ ĐÂ dưới góc độ tự hình với hai kiểu: ĐÂĐH và
nó vào đối tượng nghiên cứu của từ đồng hình dị âm”
Thôi Hạ Ái [150] lại cho rằng: “một tổ hợp từ mà có ý nghĩa hoàn toàn không giống nhau, âm đọc không giống nhau, chỉ giống nhau về hình thể gọi là từ đồng hình Hai tổ hợp từ mà có hình
thức chữ viết giống nhau còn thì khác nhau thì đó chính là đặc điểm của từ đồng hình” Theo chúng tôi, quan niệm trên của Thôi Hạ Ái là không chính xác bởi bản chất của từ đồng hình là chỉ xét ở phương diện hình thức (văn tự), chỉ cần hình thức văn tự giống nhau thì đó là từ đồng hình, nhưng
nếu gặp hai tổ hợp từ có hình thức văn tự giống nhau, có nghĩa khác nhau (vốn là hai từ ĐÂĐH với nhau) thì xử lí sẽ mâu thuẫn bởi chúng không thể vừa là từ đồng hình lại vừa là từ ĐÂĐH được
Một số tác giả thời kỳ này còn đi vào bình luận về tác dụng của từ ĐÂ (tác dụng tích cực và tiêu cực) đối với quá trình giao tiếp của con người cũng như chỉ ra những đặc trưng nổi bật của
tiếng Hán Theo họ, một trong những nét đặc thù của tiếng Hán là “có nhiều từ đơn tiết ĐÂ, tiếng Hán đang phát triển theo xu thế là đơn âm đến đa âm” [Cao Danh Khải, 169]
Năm 1975, đáng lưu ý là quan điểm của Lưu Thúc Tân và Lí Hành Kiện [186] Công trình
gồm 08 chương với 26 tiết Trong chương 02 có đề cập tới vấn đề từ và nghĩa của từ Họ thừa nhận
những phương thức làm biến đổi ý nghĩa của từ là: mở rộng, rút gọn, chuyển di và đưa ra hai thuật
ngữ mới là 深化 (thâm hóa: làm sâu sắc thêm) và 分割 (phân cát: chia cắt) trong đó: 深化 (thâm hóa) có hàm nghĩa là có thêm nhận thức mới về sự vật cũ, HT cũ còn 分割 (phân cát) có hàm nghĩa
là chỉ một từ ĐN biến đổi thành hai từ ĐÂ khác nhau vì những mối quan hệ vốn có về nghĩa đã bị
tri ệt tiêu hoàn toàn
Trang 23Giai đoạn (1977 – 1989) đáng chú ý là quan điểm của Trương Vĩnh Ngôn [182] và Phù Phó Thanh [189] Đây là những công trình khảo cứu chuyên sâu về từ vựng ngữ nghĩa học, có ứng dụng
lí luận của nước ngoài vào việc nghiên cứu từ vựng tiếng Hán
có đề cập khá nhiều và khá sâu về vấn đề ĐÂ, ĐN trong tiếng Hán Về vấn đề từ ĐÂ, Trương Vĩnh Ngôn cho rằng: đã là ĐÂ thì phải thỏa mãn ba điều kiện: (1) giống nhau về âm thanh, (2) giống
nhau về hình thức chữ viết, (3) có ý nghĩa khác nhau Ông đặt ra thuật ngữ 等音词(đẳng âm từ) và
dùng thuật ngữ này để chỉ những từ có âm đọc giống nhau
là ĐV nhỏ nhất của ngôn ngữ có nghĩa, dùng để tạo câu Từ có hai mặt là hình thức ngữ âm và khái
ảnh hưởng và nghĩa của từ thể hiện ra rất nhiều điểm dị biệt Tuy vậy, trong những điểm dị biệt ấy
vẫn có những nét chung có thể xác định được, đó chính là ý nghĩa của từ Và một ý nghĩa xác định
được của từ gọi là một nghĩa hạng của từ Theo tác giả, “nghĩa hạng có tính khái quát và là đơn vị
cơ bản của nghĩa từ”
Trong chương 04, trên cơ sở xây dựng và xác định khái niệm nghĩa hạng, ông thảo luận về vấn
đề từ ĐN và từ ĐÂ Theo ông, “từ đơn nghĩa là từ có một hình thức ngữ âm liên hệ tới một nghĩa
hạng Còn từ ĐN là từ có một hình thức ngữ âm liên hệ với hơn một nghĩa hạng trở lên và giữa các
nghĩa hạng vẫn còn tồn tại một mối quan hệ mà hiện thời vẫn nhận ra Nếu giữa các nghĩa hạng không còn nhận ra được mối quan hệ nữa thì chúng sẽ tách ra thành những từ ĐÂ Từ ĐÂ là một
hình thức ngữ âm liên hệ với hơn một nghĩa hạng mà hiện nay đã không còn nhận diện được quan
hệ nữa vì vậy mà được coi là những từ có âm thanh giống nhau và ý nghĩa khác nhau” (tr.51)
Về vấn đề từ ĐÂ, Phù Phó Thanh cho rằng “hai từ trở lên mà có thanh mẫu, vận mẫu và thanh
điệu giống nhau thì là những từ Đ” (tr.72) Tác giả chia từ Đ thành: (1) từ ĐÂĐH, (2) từ ĐÂDH (3) từ Đ phái sinh Phù Phó Thanh còn đi vào phân tích những hệ quả xấu do nhận thức không tốt
từ ĐÂ đưa lại mà việc đem từ ĐÂ viết thành chữ khác là một ví dụ điển hình với các biểu hiện như:
(1) vi ết sai những từ ĐÂ có hình và nghĩa khác xa nhau, (2) viết sai những từ ĐÂ có hình chữ gần
giống nhau, (3) viết sai những từ ĐÂ có nghĩa gần nhau
Bàn về nguồn gốc của từ ĐÂ ông cho rằng: có ba nguồn gốc chính là: (1) do ngữ âm biến đổi
mà thành ĐÂ, (2) do quá trình phân li ý nghĩa của từ ĐN tạo thành, (3) do việc phiên dịch từ ngoại
lai tạo nên Bàn về giới hạn của từ ĐÂ và từ ĐN ông cho rằng: “quan trọng nhất là xem hiện nay có còn quan hệ về ngữ nghĩa hay không Nếu không còn quan hệ thì là từ ĐÂ, nếu còn quan hệ thì là từ
ĐN” Theo ông, có thể xét ở hai góc độ: (1) trong từ nguyên có quan hệ hay không? (2) hiện nay có
Trang 24thể cảm nhận được không?, ông còn bình luận về tác dụng của từ ĐÂ và từ ĐN dưới cả hai góc độ tích cực và tiêu cực
Có thể nói rằng Hiện đại Hán ngữ từ vựng của Phù Phó Thanh là một công trình khoa học rất
chú trọng tới thao tác mô tả và hình thức hóa vấn đề Đây là một trong số ít công trình nghiên cứu
về từ vựng học có tầm ảnh hưởng lớn ở Trung Quốc đương thời và cho đến tận bây giờ
Bên cạnh ba công trình có ảnh hưởng lớn ở trên, trong giai đoạn này còn có một số chuyên đề, bài viết nghiên cứu khá sâu về vấn đề từ ĐÂ và từ ĐN Tiêu biểu là nhóm Vương Cần, Võ Chiếm Khôn [159], Cát Bản Nghi [179], Tôn Tích Quân [184], Cao văn Đạt, Vương Lập Ứng [162], Tạ Văn Khánh, Vương Chấn Côn [170], Từ Thanh [191]… Những nghiên cứu về HTĐN trong những công trình này tập trung chủ yếu vào hai vấn đề là: quan hệ giữa các ý nghĩa của từ ĐN và những
Về HT từ ĐÂ, các tác giả chủ yếu tập chung vào ba phương diện sau: những nhận định về tính
Nhận định về tính chất của từ ĐÂ, nhiều nhà nghiên cứu kiên trì quan điểm âm giống, nghĩa
kho từ vựng có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau mà có âm thanh tương đồng gọi là từ Đ” Cát Bản Nghi [179] cũng cho rằng: “…giữa các từ Đ không có quan hệ gì về nghĩa”.… Một số nhà nghiên cứu Hán ngữ khác còn đề xuất thêm tiêu chí giống nhau về trọng âm đối với những từ Đ đa tiết bên cạnh tiêu chí có thanh, v ận, điệu tương đồng
Về nguyên nhân hình thành từ ĐÂ cũng có rất nhiều ý kiến Ngoài quan điểm của Phù Phó Thanh [189], Võ Chiếm Khôn và Vương Cần [172] còn đưa ra 4 nguyên nhân hình thành từ ĐÂ là: (1) do ĐÂ
ngẫu nhiên, (2) do lịch sử ngữ âm biến đổi làm cho một số từ có âm đọc khác nhau trở thành có âm đọc
giống nhau, (3) do sự tiếp nhận vốn từ địa phương, từ có nguồn gốc nước ngoài cũng tạo nên một SL từ
ĐÂ, (4) do sự phân hóa của từ ĐN
Về tác dụng của từ ĐÂ, Tạ Văn Khánh, Vương Chấn Côn [170] cho rằng: “từ ĐÂ trong quá trình phát triển của ngôn ngữ học có tác dụng vô cùng quan trọng và tích cực” Còn Cao Văn Đạt và Vương Lập Ứng [162] thì cho rằng: “con người khi tiến hành giao tiếp, đặc biệt là trong khẩu ngữ thì việc sử dụng từ ĐÂ có khi tạo ra những trường hợp không rõ ràng […] nhưng không thể phủ
nhận những khả năng gây ra nhầm lẫn do từ ĐÂ tạo nên” Còn Từ Thanh [191] thì viết: “sự tồn tại
của từ ĐÂ cần phải cho rằng đó là một chuyện không tốt, nó gây ra những trở ngại cho quá trình
biểu đạt tư tưởng […] sự tồn tại của từ ĐÂ đối với yêu cầu biểu đạt rõ ràng hiển nhiên là rất bất lợi […] tác dụng của từ ĐÂ là thứ yếu, không thể bù đắp cho những điều mà nó gây ra”
Trong thời kì này, vấn đề thống kê từ ĐÂ cũng đã được chú ý tới, đáng chú ý là số liệu thống
kê từ ĐÂST trong Hiện đại Hán ngữ từ điển của Tạ Văn Khánh, Vương Chấn Côn [170] Theo số
Trang 25liệu của họ thì: trong Hiện đại Hán ngữ từ điển có 168 tổ hợp ĐÂST với 346 từ Trong đó, từ
ĐÂĐH có 65 tổ hợp với 130 từ, chiếm 37% tổng số từ ĐÂST Từ ĐÂDH có 103 tổ hợp với 216 từ, chiếm 62% tổng số từ ĐÂST Đây là bài viết sớm nhất có sử dụng thao tác thống kê mô tả về từ ĐÂ trong THHĐ
Ở giai đoạn (1990 – 1999), đáng nhắc đến là công trình nghiên cứu của Lưu Thúc Tân [187] Công trình gồm 12 vấn đề lớn Trong 12 vấn đề chính, đáng chú ý là vấn đề thứ 5 (bàn về hình thức
HTĐÂ nói chung và HT từ ĐÂ nói riêng
Theo tác giả, những nguyên nhân chính làm cho THHĐ có một SL lớn từ ĐÂ là: (1) do
những đặc điểm về ngữ âm đưa lại (ngắn, nhẹ), (2) SL âm tiết trong THHĐ là hữu hạn, (3) hình
thức ngữ âm của từ trong tiếng Hán phần lớn là hai âm tiết khác nhau xâu chuỗi vào nhau hoặc
là đơn tiết cho nên rất dễ nảy sinh HT ĐÂ ngẫu nhiên Theo Lưu Thúc Tân, “nói tới HTĐÂ là nói tới hai từ hoặc trên hai từ có âm đọc giống nhau trở lên”, ông chia HTĐÂ thành hai loại lớn
chúng khác nhau rất xa Trong lịch sử cũng không có quan hệ gì với nhau hoặc cũng không có quan hệ diễn sinh Loại ĐÂ ngẫu nhiên này nếu là đơn tiết thường có SL hơn một, còn nếu là song tiết, thường thành cặp và có SL khá nhiều Hai âm tiết trở lên có SL rất ít, ba âm tiết kiểu
như: 礼拜寺 (lễ bái tự) lên chùa lễ phật) và: 礼拜四 (lễ bái tứ)chỉ ngày thứ năm trong tuần
cũng rất hiếm gặp” Tác giả cũng chỉ ra rằng “trong những từ ĐÂ ngẫu nhiên mà không phải là
đơn âm tiết, thường có cùng một yếu tố đóng vai trò là từ tố của từ căn như: 财力(tài lực) chỉ tài
chung một từ căn nên thường có quan hệ ít nhiều với nhau”
Tác giả còn cho rằng: “trong những từ ĐÂ ngẫu nhiên, có một bộ phận nhỏ có ý nghĩa rất gần nhau, tồn tại một mối quan hệ khá rõ ràng (quan hệ đồng nghĩa) kiểu như: 厉害(lệ hại) ghê gớm, lợi
nghĩa rất đặc biệt” (tr 174) Còn đối với những từ như: 月P
1
P(nguyệt) tháng và: 月P
2
P (nguyệt) trăng; 满
1
P (khoái)
(đỉnh tử) chỉ nóc nhà thì ông coi là “những từ ĐÂ được phân hóa từ những từ ĐN mà ra,
giữa chúng đã từng là một từ, không phải là ĐÂ ngẫu nhiên Nếu xem xét từ góc độ nghĩa thì những
từ này về mặt lịch sử có quan hệ cội nguồn hay quan hệ diễn sinh nhưng hiện nay đã không còn
Trang 26quan hệ gì nữa và nên xếp chúng vào nhóm ĐÂĐH” Tuy vậy, tác giả cũng bổ sung thêm rằng:
“Song cũng có những từ ĐÂĐH không xuất phát từ một từ mà do những từ khác nhau có hình thức văn tự và ngữ âm giống nhau như: 田鸡P
1
P(điền kê) chỉ loài ếch và: 田鸡P
2
P(điền kê) chỉ một loài chim
Bên cạnh những loại ĐÂ kể trên, tác giả còn giới thiệu một loại HTĐÂ khác là ĐÂ giữa những
khán; ch ỉ biết có tiền)… và khẳng định rằng: “ngữ cố định cũng có trường hợp ĐÂ với từ ghép như:
大会(đại hội) chỉ đại hội, mít tinh và: 大恚 (đại khuể) nỗi oán hận lớn và HTĐÂ xảy ra giữa ngữ
cố định với ngữ cố định, giữa từ và ngữ cố định là ít gặp” Ông lí giải nguyên nhân của HT này là
“do hình thức ngữ âm của ngữ cố định nói chung là dài hơn từ” Từ đó, ông kết luận: “nói chung, khi nhắc đến HTĐÂ trong từ vựng chỉ nói đến từ mà không đề cập tới các ĐV từ vựng của từ thì
mới chỉ đề cập và nắm được đối tượng chính Nói tới cả những đối tượng như từ kiêm cấp và ngữ cố
định mới là nắm vững HTĐÂ của từ vựng tiếng Hán.” Từ đó ông đề xuất thuật ngữ từ ngữ ĐÂ (同
音词语) để chỉ các HT trên
Bàn về tác dụng của từ ĐÂ, tác giả khẳng định cả tác dụng tích cực và tiêu cực và chỉ ra rằng
“đối với người học tiếng Hán như một ngoại ngữ thì HTĐÂ trong THHĐ đã gây ra không ít những khó khăn, đặc biệt là với vấn đề văn tự phiên âm”
Những năm đầu thế kỷ XXI, tình hình nghiên cứu vấn đề ĐÂ, ĐN trong THHĐ có những bước phát triển vượt bậc Theo số liệu của Chu Tồn và Dương Thế Thiết [198, tr.576] thì từ năm 2000 đến năm 2007 đã có 87 luận văn bàn về nghĩa của từ và có 6 công trình bàn về từ ĐÂ Đặc điểm của các công trình này là luôn chú trọng tới thao tác thống kê và mô tả, đào sâu những vấn đề cũ bằng
những lí luận mới Các tác giả tiêu biểu phải kể đến là Lưu Tân Xuân, Lưu xuyên Dân [161], Tôn
Kế Thiện [192], Chu Tồn [199]… Chẳng hạn:
Trương Bác [151] đã lật lại vấn đề khu biệt từ ĐÂĐH và từ ĐN Ông đề xuất các phương pháp sau: phương pháp phân tích nghĩa tố, phương pháp khảo sát từ nguyên, phương pháp so sánh đối
hợp với việc kiểm nghiệm xem những từ có hơn một nghĩa hạng do sự mở rộng ý nghĩa, thu hẹp ý nghĩa và chuyển di ý nghĩa hiện nay có còn tồn tại quan hệ hay không Phương pháp xử lí nghĩa dẫn
xuất có lợi cho việc phân tích những từ ĐÂĐH mà có nhiều nghĩa hạng Phương pháp so sánh đối chiếu rất có lợi cho việc làm sáng rõ những trường hợp đã bị hư hóa về ý nghĩa và ẩn dụ Phương pháp khảo sát từ nguyên lại có ích cho việc kiểm nghiệm những ý nghĩa mà hiện nay có cảm giác là
có quan hệ với từ nguyên học
Tác giả Lưu Xuyên Dân [161] lại chú ý tới việc thống kê số liệu và phân tích những nhược
điểm của TĐ thể hiện ở việc xử lí từ ĐÂĐH trong TĐ Qua việc khảo sát Hán ngữ từ điển; 1996, tác
Trang 27giả đưa ra số liệu từ ĐÂĐH trong Hán ngữ từ điển là 270 tổ hợp Tiến hành phân tích số liệu này,
tác giả cho rằng: số liệu chính xác là từ ĐÂĐH chỉ có 237 tổ hợp, chiếm 88% tổng số Số liệu không phải là từ ĐÂĐH nhưng bị xử lí thành từ ĐÂĐH là 33 tổ hợp, chiếm 12% Lí do dẫn đến việc tác giả phủ nhận 33 tổ hợp không phải là từ ĐÂĐH là vì: giữa những nét nghĩa của những từ này
hoặc còn có quan hệ dẫn xuất như trường hợp của 海口(hải khẩu) và 青皮(thanh bì) Hoặc là thông
qua việc chuyển hóa từ tính mà tạo nên như trường hợp 南面 (nam diện) và 杀气 (sát khí) Hoặc là
do việc sử dụng những chữ cũ, mới mà tạo nên như trường hợp của 皇皇 (hoàng hoàng) và 累累
(lụy lụy) Từ kết quả phân tích này, tác giả cho rằng: khi nghiên cứu từ ĐÂĐH, cần phải chú ý tới
mối quan hệ giữa tiếng Hán xưa và nay cũng như phải chú ý tới việc nghiên cứu quy luật diễn biến, phát triển nghĩa dẫn xuất của từ vựng tiếng Hán mới có thể nắm vững được
Tôn Kế Thiện [192], trước tiên nêu lên những khó khăn trong việc phân biệt từ ĐÂĐH SÂT và
từ ĐN SÂT: “việc phân biệt từ ĐÂĐH SÂT và từ ĐN SÂT trên thực tế là rất phức tạp Ngoài việc
cần phải khảo sát cân nhắc xem giữa chúng còn có quan hệ dẫn xuất về nghĩa hay không còn phải cân nhắc phương thức cấu từ giữa những ngữ tố và những ngữ tố đại diện cho hai âm tiết xem
chúng có tương đồng hay không” Tiếp đó, tác giả căn cứ vào cách xác lập các đầu mục của Hiện
đại Hán ngữ từ điển; 1996 để đưa ra 8 loại hình từ ĐÂ Cuối cùng tác giả cho rằng: đã là từ ĐÂĐH
song tiết cần phải hội đủ các đặc trưng sau đây: (1) hai từ phải có âm đọc hoàn toàn giống nhau và
không có quan hệ dẫn xuất về nghĩa, (2) phải bao hàm một hoặc hai ngữ tố ĐÂ, (3) phải bao hàm
một hoặc hai ngữ tố ĐN biểu thị những nghĩa hạng khác nhau, (4) nghĩa hạng của ngữ tố phải giống
nhau nhưng có phương thức cấu tạo từ khác nhau Trong 04 điều kiện trên, thì chỉ cần thỏa mãn 03 tiêu chuẩn là đạt
Chu Anh Quý [185] công nhận: “từ ĐÂ là những từ có âm thanh giống nhau và có ý nghĩa khác nhau”, và “trong THHĐ thì SL từ ĐÂ đơn tiết nhiều hơn SL từ ĐÂ song tiết gấp nhiều lần”
Chọn đối tượng khảo sát của mình là từ ĐÂ song tiết, loại bỏ những ĐVĐÂ đơn tiết và những ĐVĐÂ có từ ba âm tiết trở lên Ông đề xuất thêm một tiêu chí phân loại từ ĐÂ song tiết khác là
“dựa vào những điểm giống nhau và khác nhau về phương thức cấu tạo từ” Theo tác giả “cách phân
loại này sẽ giúp các nhà nghiên cứu có thể những nhận thức mới về điểm khác biệt và mối liên hệ
giữa những từ ĐÂ song tiết với nhau” Kết quả phân loại của tác giả về từ ĐÂ song tiết trong Hán
Căn cứ vào các tiêu chuẩn như “có hai yếu tố đồng hình”, “có yếu tố trước đồng hình”, “có yếu
tố sau đồng hình” Chu Anh Quý chia thành 4 loại lớn là: (1) từ SÂT ĐÂĐH có cùng cấu tạo, cùng
d ị tính
Trang 28Căn cứ vào đặc điểm “có yếu tố trước đồng hình”, ông chia làm 4 loại nhỏ sau đây: (1) từ
ĐÂST đồng cấu đồng tính, (2) từ ĐÂST đồng cấu dị tính, (3) từ ĐÂST dị cấu đồng tính, (4) từ ĐÂST
d ị cấu dị tính
Căn cứ vào đặc điểm “có yếu tố sau đồng hình”, ông chia làm 4 loại nhỏ sau: (1) từ ĐÂST
đồng cấu đồng tính, (2) từ ĐÂST đồng cấu dị tính, (3) từ ĐÂST dị cấu đồng tính, (4) từ ĐÂST dị cấu
d ị tính
Căn cứ vào đặc điểm “có cả hai yếu tố dị hình”, ông chia làm 4 loại: (1) từ ĐÂST đồng cấu đồng tính, (2) từ
ĐÂST đồng cấu dị tính, (3) từ ĐÂ ST dị cấu đồng tính, (4) từ ĐÂ ST dị cấu dị tính
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu HTĐÂ, ĐN ta thấy: (i) Qua các thời kì, HTĐÂ, ĐN luôn là một
vấn đề nhận được sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học, các nhà từ điển học… (ii) Với cách tiếp
cận khác nhau, những khía cạnh có liên can tới HTĐÂ, ĐN như: tiêu chí xác định từ ĐÂ, từ ĐN; tiêu chí xác định nghĩa có quan hệ dẫn xuất (đối với các ĐVĐN thông thường) và nghĩa giữa các từ
ĐÂ (không có quan hệ dẫn xuất, chỉ có liên hệ về nghĩa) cũng đã được họ phân tích, bàn luận và đề
cập tới với những mức độ nông, sâu khác nhau
Trên tinh thần kế thừa thành tựu nghiên cứu TV, tiếng Hán và lí thuyết NNH ĐC, LA có những nhiệm vụ sau:
(1) Thống kê, phân loại và miêu tả các kiểu ĐVĐÂ, ĐN trong TV (dựa trên cứ liệu của TĐTV
2006 là chính)
(2) Tập trung xác định vị trí của từ ĐÂST, từ ĐÂCG trong tổng thể từ ĐÂ của TV
(3) Xác định vị trí của từ vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂCG và trong tổng thể từ ĐN và từ
ĐÂ của TV
(4) Đối chiếu từ ĐÂ, từ ĐN, từ vừa ĐÂ vừa ĐN của TV với từ ĐÂ, từ ĐN, từ vừa ĐÂ vừa
ĐN trong THHĐ
4.1 Với đối tượng và nhiệm vụ được xác định như trên, LA chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
quan trong việc miêu tả cũng như những kết luận đưa ra trong LA, mặt khác sẽ là cơ sở quan trọng
để khái quát những biểu hiện phong phú của HT ĐÂ và ĐN trong cả hai ngôn ngữ Việt, Hán
(2) Phương pháp miêu tả LA tập trung phân tích ngữ liệu để rút ra những nhận xét, kết luận
về các vấn đề có liên quan tới HTĐÂ và ĐN trong cả hai ngôn ngữ Việt, Hán
Trang 29(3) Phương pháp đối chiếu Phương pháp này được sử dụng nhằm góp phần làm rõ các tiêu chí,
cơ sở ngữ nghĩa, dấu hiệu hình thức thể hiện HTĐÂ và ĐN trong các ngôn ngữ khác nhau THHĐ
là ngôn ngữ chủ yếu được dùng để đối chiếu với TV Đây là một ngôn ngữ có nhiều nét tương đồng
về phương diện loại hình với TV và cũng là ngôn ngữ được các nhà ngôn ngữ học trên thế giới để tâm nghiên cứu từ lâu
Trong các phương pháp trên thì các phương pháp (1), (2), (3) là những phương pháp chính, phương pháp còn lại là phương pháp bổ sung
Trong quá trình khảo sát, miêu tả ngữ liệu cũng như khi tiến hành đối chiếu, chúng tôi đứng trên quan điểm đồng đại là chính Tuy nhiên, để làm rõ một số vấn đề, quan điểm lịch đại cũng được tham khảo và áp dụng như một hướng nhìn bổ sung
4.2 Nguồn ngữ liệu chủ yếu mà LA khảo sát là TĐTV 2006 (Hoàng Phê chủ biên) và TĐ THHĐ 2005 Xét ở dạng thức thể hiện, ngôn ngữ nói (những ví dụ được trích xuất trong từ điển)
sẽ được lưu ý hơn so với ngôn ngữ viết Xét từ phương diện nguồn gốc, những từ thuần Việt, từ Hán Việt sẽ được lưu ý nhiều hơn những từ có nguồn gốc ngoại lai khác như những từ gốc Ấn Âu…) 4.3 Với mục đích là khái quát tất cả những biểu hiện phong phú của HT ĐÂ và ĐN trong cả hai ngôn ngữ Việt, Hán và do cách hiểu về ĐV cơ bản của TV và sự phân biệt các ĐV cùng chức
năng cú pháp như từ, ngữ… trong TV vẫn còn một số điểm chưa rõ ràng nên chúng tôi chủ trương dùng khái niệm các ĐV ĐÂ, các ĐV ĐN để chỉ tất cả các ĐVĐÂ hay ĐN là từ hay là ngữ
Về khái niệm từ, quan niệm của chúng tôi như sau: xét từ phương diện cấu tạo, từ có thể là từ đơn tiết, như: ăn, ngủ, chạy, nhảy, cười, nói, nghe, đánh, giúp , chúng cũng có thể là đa tiết (bao gồm cả từ phức là những từ có ít nhất 01 âm tiết vô nghĩa như: vui vẻ, trẻ trung, động đậy, kín mít…, hoặc cả 02 âm tiết đều có nghĩa tiềm tàng như: ngưỡng mộ, nhẫn tâm…, và từ ghép là những từ mà các âm tiết đều có nghĩa như: kiêng cữ, động lòng, thù ghét, miễn giảm…, đại bộ phận chúng thường có cấu tạo 02 âm tiết),
Những từ đa tiết như trên, thuộc vào một trong những kiểu kết hợp: (i) cả hai âm tiết vốn là những từ Hán Việt không có khả năng hoạt động độc lập, (ii) một hoặc tất cả các âm tiết không có nghĩa xác định, (iii)
mối quan hệ giữa các âm tiết có tính chất cố định, thành ngữ Xét về phương diện nghĩa, chúng có thể là
những ĐV đơn nghĩa (chiếm đa số), và cũng có thể là những ĐV ĐN; chúng có thể chỉ có nghĩa thực (chiếm đa số), cũng có thể chỉ có nghĩa ngữ pháp và nhiều khi có cả hai loại ý nghĩa trên trong cùng một
ĐV Một số ĐV từ, ngữ vay mượn còn mới, hoặc chỉ được sử dụng trong phạm vi giới hạn, có SL
không nhiều sẽ không được đưa vào phạm vi khảo sát hoặc sẽ không được ưu tiên khảo sát như:
chat, e-mail, fax, phone, penalty …
Một nội dung quan trọng của LA là so sánh từ ĐÂ và ĐN trong hai ngôn ngữ Việt, Hán, do đó,
Trang 30ĐV cơ bản trong tiếng Hán cũng cần được xác định rõ ràng: (i) về cấu tạo, cũng như trong TV, ĐV
cơ bản trong tiếng Hán cũng là những ĐV nhất thể ba ngôi, chúng có thể là những ĐV đơn tiết như:
说 (thuyết) nói, 走 (tẩu) đi, 看 (khán) thăm, xem, nhìn…, cũng có thể là những ĐV đa tiết (phần lớn là những ĐV có cấu tạo 02 âm tiết) như: 参观 (tham quan) tham quan, 家庭 (gia đình) gia đình,
好看 (hảo khán) đẹp, dễ coi….Chúng tôi cũng xem là đối tượng khảo sát của LA những ĐV có cấu tạo từ 03 âm tiết trở lên như: 礼拜四 (lễ bái tứ) chỉ thứ năm, 缩手缩脚 (súc thủ súc giảo)…vì những ĐV này cũng có đầy đủ những đặc điểm của những ĐV khác đồng cấp với chúng như từ nên
không có lí do gì để gạt bỏ chúng (ii) Về nghĩa, nghĩa của các ĐV này mang tính thành ngữ – nghĩa của chúng khác với tổng ý nghĩa của các yếu tố hợp thành (iii) Về cú pháp, đây là những kết hợp cố
định, khi tham gia vào câu chúng cũng giữ những chức vụ cú pháp nhất định như từ (làm bổ ngữ,
chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ…)
Về phương diện lí luận, LA có những đóng góp sau đây: LA góp phần làm rõ đặc điểm, vai trò và vị trí quan trọng của từ ĐÂ, từ ĐN, từ ĐÂCG nói chung cũng như từ vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂCG của TV nói riêng
Từ các tiêu chí: từ loại; SLÂT tham gia cấu tạo nên các ĐVĐÂ và ĐN của TV; DLN; nét nghĩa và từ cấu trúc ngữ nghĩa của các ĐVĐN…, cùng với việc vận dụng các khái niệm truyền
thống như: ĐÂ đơn tiết, ĐÂ đa tiết, ĐÂ cùng từ loại, ĐÂ khác từ loại, ĐÂ chuỗi…, ĐN đơn tiết,
ĐN đa tiết, ĐN thường gặp, ĐN ít gặp…, từ việc khái quát hóa các HT từ ĐÂ và ĐN trong hai ngôn
ngữ, dựa trên 2 khối ngữ liệu đáng tin cậy của TV và THHĐ là TĐTV 2006 và TĐ THHĐ 2005,
LA đã tiến hành thống kê, mô tả và phân loại chi tiết những biểu hiện của HT từ ĐÂ, từ ĐN cũng như những đặc điểm của HT từ vừa ĐÂ vừa ĐN trong TV, tiếng Hán, đồng thời lí giải được nguyên nhân của những biểu hiện và HT ấy Ở một góc độ nào đó, những đồng nhất và khác biệt trong TV
và THHĐ thể hiện ở HT từ ĐÂ, từ ĐN và HT từ vừa ĐÂ vừa ĐN đã được LA chứng minh, kiến
giải một cách có cơ sở khoa học từ việc thống kê, mô tả và đối chiếu ở diện rộng và từ một số phạm trù hẹp song có tính phổ quát trong hai ngôn ngữ
Về phương diện thực tiễn, LA đã đưa ra số liệu cập nhật, chi tiết về các ĐVĐÂ, các ĐVĐN, các ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong TV và ở một mức độ nào đó là số liệu về các các ĐVĐÂ, các ĐVĐN,
Trang 31các ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong tiếng Hán Trong một chừng mực nào đó, những số liệu này sẽ đem đến những lợi ích nhất định cho việc biên soạn giáo trình từ vựng ngữ nghĩa học, từ điển đồng âm
TV, giáo trình dạy TV cho người nước ngoài, giáo trình dạy tiếng Hán cho người Việt cũng như rất thuận tiện cho việc tra cứu nhanh trong quá trình học TV, tiếng Hán Những số liệu của LA cũng có
thể được dùng cho việc xây dựng ngôn ngữ máy và dịch máy
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ đặt ra, LA được sắp xếp thành các phần sau: phần chính văn
có dung lượng 181 trang gồm phần Dẫn nhập, Kết luận và bốn chương nội dung; phần còn lại gồm
3 Phụ lục và Danh mục tài liệu tham khảo Nội dung các phần của chính văn được tóm tắt như sau: Phần Dẫn nhập có dung lượng 37 trang trình bày Lí do chọn đề tài và đối tượng nghiên cứu (mục §1), Lịch sử vấn đề (mục §2), Nhiệm vụ của LA (mục §3), Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu (mục §4), Những đóng góp của LA (mục §5), Bố cục LA (mục §6)
Chương 1 với tiêu đề “Những vấn đề lí luận” có dung lượng 32 trang nêu những vấn đề lí luận chung làm nền tảng cho việc tìm hiểu HTĐÂ và ĐN nói chung, HTĐÂ và ĐN trong TV và THHĐ nói riêng Cụ thể là: Từ và cấu trúc nghĩa từ (mục §1.1.), HT chuyển loại của từ (mục §1.2.), Vai trò của chữ viết trong việc nghiên cứu HTĐÂ và HTĐN (mục §1.3.), Khái niệm ĐÂ, ĐN và từ ĐÂĐN (mục
§1.4.), Về danh xưng từ ĐÂ và ĐN (mục §1.5.), Tiêu chí xác định các ĐVĐÂ, ĐN và từ ĐÂ ĐN (mục
§1.6.), Giới hạn của các ĐVĐÂ, ĐN (mục §1.7.), Vấn đề phân loại các ĐV ĐÂ, ĐN và từ ĐÂĐN (mục
§1.8.), Vị trí của từ ĐÂCG trong tổng thể từ ĐÂTV (mục §1.9.), Nhận diện các ĐVĐÂ, ĐN trong TĐ
(mục §1.10.), Tiểu kết (mục §1.11.)
Chương 2 với tiêu đề “HTĐÂ trong TV đối chiếu với THHĐ” là một trong ba phần trọng tâm của LA
có dung lượng 36 trang gồm các nội dung chính sau đây: (1) Trình bày số liệu về các ĐVĐÂ trong TĐTV
2006 (tổng số loạt và tổng số ĐVĐÂ, tỷ lệ ĐÂ); phân loại và mô tả chi tiết các HTĐÂ của TV thông qua 04 tiêu chí: nguồn gốc, từ loại, từ góc độ các ĐV ngôn ngữ, SLÂT tham gia cấu tạo và quan hệ ngữ nghĩa trong
nội bộ từ (mục §2.1 và các tiểu mục 2.1.1., 2.1.2.) (2) Trình bày các giải pháp phân loại các ĐVĐÂ trong
tiếng Hán của các nhà nghiên cứu Hán ngữ từ các tiêu chí hình – âm – nghĩa và từ SLÂT tham gia cấu tạo
cũng như đi vào mô tả một HTĐÂ đặc biệt chỉ thấy trong THHĐ (ĐÂ phái sinh sau 儿化); trình bày số liệu
thống kê ở diện rộng các ĐVĐÂ trong THHĐ từ 02 tiêu chí: từ loại và SLÂT tham gia cấu tạo (3) Đối
chiếu từ ĐÂCG trong TV với từ ĐÂCG trong THHĐ, nhận xét về HTĐÂ trong tiếng Hán và HTĐÂ trong
TV (mục § 2.2 và các tiểu mục 2.2.1; 2.2.2 và 2.2.3.), (4) Tiểu kết
Trang 32Chương 3 với tiêu đề “HTĐN trong TV đối chiếu với THHĐ” cũng là một trọng tâm của LA có dung lượng 46 tranggồm các nội dung chính sau đây: (1) Thống kê số liệu các ĐVĐN trong TĐTV
2006, (2) Phân loại và mô tả chi tiết các HTĐN của TV thông qua 03 tiêu chí: từ loại, SLÂT tham gia cấu tạo và DLN Dựa vào đó làm cơ sở để xác định những HTĐN thường gặp, ĐN ít gặp hay
những trường hợp ĐN cơ bản, không cơ bản của TV (mục §3.1 và các tiểu mục 3.1.1., 3.1.2.), (3)
Trình bày quan niệm cũng như các giải pháp phân loại các ĐV ĐN trong tiếng Hán của các nhà nghiên cứu Hán ngữ; trình bày số liệu thống kê ở diện rộng các ĐVĐN trong THHĐ của chúng tôi
trong TĐTHHĐ 2005 từ 03 tiêu chí: từ loại, SLÂT tham gia cấu tạo và DLN, (4) Đối chiếu và nhận
xét về HTĐN trong tiếng Hán với HTĐN trong TV ở diện rộng cũng như ở diện hẹp của hai khối ngữ liệu (qua số liệu của TĐ và qua một số phạm trù phổ quát) với mục đích để làm nổi bật những tương đồng cũng như những khác biệt giữa hai ngôn ngữ, qua đó tìm thêm luận cứ cho việc biện
giải HTĐN trong TV (mục §3.2 và các tiểu mục 3.2.1, 3.2.2, 3.2.3), (5) Tiểu kết
Chương 4 với tiêu đề “Từ ĐÂ và ĐN trong TV đối chiếu với THHĐ” có dung lượng 20 trang gồm
các nội dung chính sau đây: (1) Trình bày số liệu về các ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong khu vực ĐÂCG và khác gốc ngữ nghĩa, (2) Phân loại các ĐV vừa ĐÂ vừa ĐN trong TV, tiếng Hán (3) Mô tả nguồn gốc, đặc điểm cấu tạo, dung lượng ngữ nghĩa, quan hệ ngữ nghĩa của những ĐV này trong TV, tiếng Hán (4) Đối chiếu từ
ĐÂ và ĐN cùng gốc nghĩa và khác gốc nghĩa trong TV với từ ĐÂ và ĐN cùng gốc nghĩa và khác gốc nghĩa trong THHĐ (trọng tâm là đối chiếu từ ĐÂ và ĐN cùng gốc nghĩa trong 2 ngôn ngữ), nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt về vấn đề này trong hai ngôn ngữ
Phần Kết luận có dung lượng 10 trang nhằm tổng kết những nội dung cơ bản của LA, nêu lên những khó khăn trong quá trình thực hiện LA cũng như những vấn đề LA đề cập chưa đầy đủ hoặc chưa giải quyết được
Trang 33C hương 1 : NHỮNG CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG
thế nào là từ thì cho tới tận bây giờ vẫn chưa có một định nghĩa nào có đủ sức khái quát từ của mọi ngôn ngữ F.de Saussure [113, tr.111] từng viết “…Từ là một ĐV luôn luôn ám ảnh tư tưởng chúng
ta như một cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ mặc dù khái niệm này khó định nghĩa” Theo Nguyễn Thiện Giáp [46, tr.61] thì “hiện nay có trên 300 định nghĩa về từ” Viện sĩ L.V.Sherba; (tr.09) cho rằng: “trong thực tế từ là gì, thiết nghĩ rằng, trong các ngôn ngữ khác nhau,
từ sẽ khác nhau Do đó, tất sẽ không có khái niệm từ nói chung” [57, tr.12] Ngược lại với ý kiến này là quan điểm của những nhà ngữ học như V M.Solncev, B.A.Serebrennikov… Họ cho rằng:
“đằng sau sự đa dạng về các thuộc tính của từ vẫn có thể tìm thấy những thuộc tính bản chất, chung cho từ trong mọi ngôn ngữ” Theo họ, từ có những thuộc tính sau: (i) Là ĐV ngôn ngữ có hai mặt
âm và nghĩa (ii) Có khả năng độc lập về cú pháp khi sử dụng trong lời nói (thuộc tính bản chất) [57,
tr.13-14] Về sau, các nhà ngôn ngữ học lại đưa ra một chùm tiêu chí cụ thể hơn để phân định ranh
giới của từ với các ĐV ngôn ngữ khác Những tiêu chí này liên quan đến ba mặt: âm, nghĩa và chức
năng cú pháp của ĐV được đưa ra để xem xét
Đối với các nhà Việt ngữ học, vấn đề nhận diện từ và vấn đề phân biệt từ với những ĐV ngôn
ngữ khác cho tới nay vẫn chưa có sự thống nhất Về cơ bản, có thể phân thành các khuynh hướng sau:
(1) Khuynh hướng coi tiếng (âm tiết) là từ Đại diện là Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Thiện Giáp…., chẳng hạn: Nguyễn Tài Cẩn [08, tr.50] cho rằng: “tiếng là ĐV cơ bản trong truyền thống
ngữ văn Việt Nam” và “trong TV, đi từ tiếng lên từ ghép hay từ từ ghép lên đoản ngữ rõ ràng là đi
từ một ĐV bé lên một ĐV lớn hơn” Có thể hình dung quan điểm của ông qua sơ đồ sau:
bé → l ớn
Trong sơ đồ trên, ông cho rằng: từ ghép thuộc tổ hợp cố định, đoản ngữ thuộc tổ hợp tự do Điểm khác biệt giữa hai tác giả này là ở chỗ: Nguyễn Thiện Giáp [44] không thừa nhận từ ghép là từ, còn tiếng được Nguyễn Thiện Giáp coi là từ (bao gồm cả những từ điển hình và những
từ không điển hình) Từ đó ông kết luận: “đường ranh giới rành mạch nhất, hiển nhiên nhất bao giờ cũng là đường ranh giới độc lập một bên là “tiếng” ( từ điển hình, từ không điển hình) và một bên là
“tổ hợp tiếng” (bao gồm từ ghép và các tổ hợp cố định còn lại)”
Ti ếng ch ặt
Đoản ngữ Lỏng
Trang 34(2) Đại diện cho khuynh hướng thứ hai là các tác giả như Nguyễn Kim Thản [120], Hoàng Tuệ [141], Đái Xuân Ninh [103], Lưu Vân Lăng [73], Hồ Lê [77], [78], Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến
Lê [26], Nguyễn Văn Tu [136], [138], Hoàng Văn Hành [57], Đỗ Hữu Châu [16], [21], Trần Ngọc Thêm [128]… Mặc dù giữa các tác giả này không phải là không còn tồn tại những điểm khác nhau như: hệ thống phân loại khác nhau, tiêu chí phân loại khác nhau, sử dụng hệ thống thuật ngữ khác nhau (người thì dựa vào tiêu chí khối lượng để chia thành hình vị lớn hơn âm tiết, bằng âm tiết và nhỏ hơn âm tiết; người thì dựa vào tiêu chí nghĩa để để chia thành hình vị thực, hình vị hư, hình vị hệ
thống hay nguyên vị thực, nguyên vị hư và nguyên vị hệ thống…) song về cơ bản họ đều cho rằng: (a)
Tuy còn có nhiều khó khăn trong việc phân định ranh giới từ TV song từ vẫn là một thực thể, tồn tại
với một tư cách là một ĐV cơ bản của TV, là khái niệm trung tâm của Việt ngữ học, (b) để nhận diện
từ, cần dựa vào các tiêu chí như: tính nhất thể về ngữ âm, tính hoàn chỉnh về ngữ nghĩa, tính độc lập
về cú pháp (khi hoạt động trong lời nói), (c) tuy còn tồn tại những khó khăn nhất định song vẫn có thể
chấp nhận và vận dụng khái niệm hình vị vào phân tích cấu trúc từ TV, (d) từ TV về cơ bản có thể
phân thành: từ đơn, từ phức (bao gồm từ ghép và từ láy)
Những năm gần đây, đặc biệt là vào những năm cuối thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI, lại nổi lên xu hướng coi tiếng (âm tiết) là từ, những tác giả tiêu biểu cho khuynh hướng này là Cao Xuân Hạo [49], [54], [52], Nguyễn Quang Hồng [60], [61]… Chẳng hạn: Cao Xuân Hạo [52, tr.180-183,188] đã chỉ ra rằng: “kích thước ngữ âm của hình vị TV là âm tiết (chiếm tới 97% hình vị
TV) và 100% trường hợp biên giới hình vị trùng với biên giới âm tiết (kể cả những hình vị đa tiết), không có HT phụ âm cuối của một âm tiết đứng trước nhảy sang một âm tiết khác bắt đầu bằng một nguyên âm để làm thay đổi diện mạo của nó đi, mỗi âm tiết là một ĐV mang nghĩa, có cấu trúc chặt chẽ như từ của các ngôn ngữ Châu Âu Tình hình này cũng tương tự trong tiếng Trung Quốc Bloomfield (1926) cho rằng: “trong tiếng Trung Quốc, tiêu chuẩn để phân định từ là có hay không có hình thức âm
tiết (mỗi từ là một âm tiết gồm hai hay ba âm vị)” và còn nói rõ thêm: “ngôn ngữ này không có hình thái ràng buộc” cho nên ngữ pháp “chung quy là cú pháp, không có hình thái học”
Cùng có quan điểm như Cao Xuân Hạo, Nguyễn Quang Hồng [61,tr 215] ngoài những vấn đề
có tính lí luận còn đưa ra những số liệu quan trọng sau: (i) số lượng (SL) âm tiết được sử dụng phổ
biến trong TV văn hóa là 8590 âm tiết (theo Vương Hữu Lễ; 1974 là 6900 âm tiết Theo Hoàng Tuệ
và Hoàng Minh; 1978 là 6100 âm tiết) (ii) SL âm tiết có được trên lý thuyết là 19520 âm tiết (iii)
SL âm tiết tiềm năng (không hoặc hầu như không được dùng đến) trong TV văn hóa hiện đại là:
19520 - 5890 = 13630 (âm tiết tiềm năng) Cũng theo Nguyễn Quang Hồng (dẫn lại của Đẳng Thiếu Văn; 1964), trong THHĐ có 1255 âm tiết được sử dụng trong thực tế, 365 âm tiết tiềm năng và có khoảng 1620 âm tiết có thể có được trong THHĐ, nếu loại trừ thanh điệu sẽ còn 408 khuôn âm tiết cho hệ thống ngữ âm THHĐ (tr.219-224) Cũng theo Nguyễn Quang Hồng [60, tr.39] thì: SL âm tiết
Trang 35cơ bản của tiếng Hán là ngày càng ít đi và hệ quả của nó là tiếng Hán sẽ ngày càng có xu thế tiến gần
tới chắp dính và chắc chắn sẽ kém điển hình hơn về mặt loại hình so với TV
Theo quan điểm của chúng tôi, khuynh hướng thứ hai mặc dù có những ưu điểm nhất định trong việc
nhận diện và phân định từ trong TV song vẫn phải dựa trên những khái niệm cơ sở là âm tiết (tiếng) để lí
giải Trong LA này, chúng tôi tiếp thu những thành tựu của khuynh hướng này song chúng tôi thấy rằng:
giải thuyết âm tiết/tiếng – từ một tiếng - hình vị là một thể ba ngôi là phù hợp hơn, có lợi hơn cho hướng đi
của LA
(Parole)… cho đến tận bây giờ thì thế nào là nghĩa (meaning) và thế nào là nghĩa của từ vẫn là một
vấn đề chưa có sự thống nhất Chẳng hạn: (1) Thuyết qui chiếu hay sở thị (denotational) cho rằng:
“nghĩa của một biểu thức chính là đối tượng mà biểu thức đó chỉ ra hay biểu thị hoặc đại diện
Chẳng hạn “chó” thì có nghĩa hoặc là một tập hợp khái quát các con chó, hoặc là các đặc trưng bản
chất chung của chúng.”, (2) Thuyết ý niệm (ideational) hay tâm lý (mentalistic) cho rằng “nghĩa của
một biểu thức là cái ý niệm hay quan niệm gắn với nó trong tư duy của những ai biết và hiểu được
biểu thức đó.”, (3) Thuyết hành vi (behaviourist) cho rằng “nghĩa của một biểu thức là cái kích thích
được gợi ra cho nó hay cái phản ứng mà nó gợi ra hoặc là sự kết hợp của hai thứ này trong một tình
huống phát ngôn cụ thể.”, (4) Thuyết nghĩa là cách dùng (meaning is use) cho rằng “nghĩa của một
biểu thức được xác định và đồng nhất với cách dùng của nó trong ngôn ngữ.”, (5) Thuyết thẩm định
(verification ist) thì cho rằng “nếu một biểu thức có nghĩa thì cái nghĩa này được xác định bởi chứng
cứ lấy từ câu hay mệnh đề chứa biểu thức đó.”, (6) Thuyết điều kiện chân trị (truth conditional) lại
cho rằng “nghĩa của một biểu thức là sự đóng góp của nó vào điều kiện chân trị của câu chứa nó.”
Và trên thực tế, vẫn không có thuyết nào tự mình làm thành cơ sở cho một lí thuyết ngữ nghĩa học toàn diện và giàu sức giải thích thực tiễn song chúng đều có những đóng góp nhất định cho việc xây
dựng một lí thuyết toàn diện hơn
Để làm việc, trong LA này chúng tôi chấp nhận định nghĩa sau: “Nghĩa của từ (cũng như của
niệm khá phổ biến trong giới Việt ngữ học hiện nay Theo chúng tôi, cần phân biệt rõ 02 vấn đề là:
nghĩa (là nội dung tinh thần, là quan hệ của từ với cái gì đó nằm ngoài bản thân nó) và vật sở chỉ
(những thực thể được từ, ngữ… chỉ ra Trên thực tế, vật sở chỉ có thể có thực hoặc có thể không có
thực (là giả tưởng)
Về vấn đề cấu trúc của nghĩa từ, cũng có không ít những cách hiểu và quan niệm khác nhau, cách sử dụng thuật ngữ cũng khác nhau, chẳng hạn: Đỗ Hữu Châu [19, tr.103-105] cho rằng: các thành phần ý nghĩa chính trong từ (thực từ) gồm 05 thành tố là: (1) nghĩa biểu vật (NBV), (2) nghĩa
biểu niệm (NBN), (3) nghĩa biểu thái (NBT), (4) nghĩa ngữ pháp, (5) những nét nghĩa liên hội
Trang 36Nguyễn Thiện Giáp [47, tr.125-128] cho rằng: nghĩa của từ bao gồm 04 thành tố là: (1) nghĩa sở chỉ, (2 ) nghĩa sở biểu, (3) nghĩa sở dụng, (4) nghĩa kết cấu Bùi Minh Toán [133, tr.46-48] cho rằng: nghĩa
của từ bao gồm 03 thành phần là: (1) thành phần NBV, (2) thành phần NBN, (3) thành phần nghĩa
tình thái Ba thành phần này làm nên nghĩa từ vựng của từ Hoàng Dũng – Bùi Mạnh Hùng [35, tr.124] thì cho rằng: nghĩa của từ bao gồm (1) nghĩa biểu hiện (là trung tâm của nghĩa từ, là sự hợp thành của nghĩa sở biểu và nghĩa sở thị), (2) nghĩa liên hệ, (3) nghĩa liên tưởng Hoàng Phê [105, tr.14] thì cho
rằng: nghĩa của từ bao gồm 02 thành phần có cấp bậc khác nhau là: (1) nghĩa chính thức, (2) thành
phần hàm ẩn (chỉ có ở một số từ, không có giá trị thông báo chính thức) Hồ Lê [82, tr.155; tr 226] cho rằng: “về phương diện nghĩa, ngôn ngữ nào cũng đều có những nghĩa vị (nét nghĩa) biểu vật,
179-biểu niệm, biểu thái, biểu chức năng…” Nghĩa vị theo Hồ Lê “là một ĐV nghĩa” còn nghĩa “là một
phạm trù” Theo ông, “khi nói từ vị này có nhiều nghĩa hoặc có nghĩa này, nghĩa kia thì cần hiểu là từ
vị ấy mang nhiều nghĩa vị hoặc mang nghĩa vị này, nghĩa vị kia…” (tr.198) Theo Hồ Lê “nghĩa vị
phải là mô hình được khái quát từ nhiều biến thể nghĩa cùng nội dung” (tr.206) Theo ông, cấu trúc nghĩa trong một từ vị có thể được miêu tả bằng một trong 07 tập nghĩa vị (tr.276) và hoàn toàn có thể xây dựng công thức của 04 loại nghĩa vị biểu vật, biểu niệm, biểu thái, chức năng (tr.275) Lê Quang Thiêm [130, tr.177-178] thì cho rằng: những thành phần nghĩa thường có mặt trong từ là (1) NBV, (2)
NBN (là trung tâm của nghĩa từ), (3) NBT…
Về cấu trúc của nghĩa từ, chúng tôi quan niệm: (1) có nhiều thành phần nghĩa có mặt trong từ
và những thành phần thường có mặt trong từ là: (a) NBV (tồn tại trong thực từ), (b) NBN (là hạt nhân cơ bản, là cái ổn định, là trung tâm của nghĩa từ), (c) NBT (2) Cấu trúc của nghĩa từ là một
cấu trúc có tính tôn ty gồm nghĩa, nét nghĩa (nghĩa vị) Trong đó: nét nghĩa là những đặc trưng nhỏ
nhất, dùng để phân biệt từ này với từ kia Chẳng hạn: nghĩa của 02 từ đàn ông, đàn bà (TĐTV
tr.206) có thể phân tích thành 02 nét nghĩa như sau:
Người lớn + +
Nam giới + -
Đối với THHĐ, do đặc điểm nổi bật của từ vựng tiếng Hán là từ song tiết (chiếm tới 67%) nên
sự chú ý của các nhà từ vựng học tiếng Hán tập trung vào sự phân biệt giữa nghĩa của từ và nghĩa
của từ tố (nghĩa của hình vị cấu tạo từ) Về việc xác định ĐV cơ bản của nghĩa từ, đại đa số họ đều
cho rằng đó là nghĩa hạng (là những nét nghĩa chung nhất, khái quát nhất giữa các nghĩa hạng,
nghĩa hạng là khái niệm tương đương với khái niệm nét nghĩa chung trong TV) Từ 02 khái niệm
xuất phát là nghĩa hạng và nghĩa của từ tố nhiều nhà Hán ngữ chủ trương chia từ ĐN thành 04 loại
là: (1) toàn b ộ nghĩa hạng của từ đều ĐN, (2) chỉ có một nghĩa hạng là nghĩa của từ, còn lại là nghĩa
của những từ tố ĐN, (3) từ đã có nhiều nghĩa hạng lại kèm theo nghĩa của những từ tố ĐN, (4) đều
là những từ tố ĐN Đây cũng là cơ sở để họ phân chia các nghĩa hạng thành 04 loại sau: (1) nghĩa
Trang 37gốc, (2) nghĩa cơ bản, (3) nghĩa dẫn xuất, (4) nghĩa tỷ dụ Trong đó: nghĩa gốc là ý nghĩa xưa nhất,
cổ nhất của từ được ghi lại Nghĩa cơ bản là ý nghĩa chủ yếu, thường dùng nhất của từ ngày nay Là
trường hợp hợp nhất giữa nghĩa gốc và nghĩa cơ bản Nghĩa dẫn xuất là ý nghĩa do phái sinh mà
thành Nghĩa dẫn xuất gồm 02 loại: (i) phát triển từ nghĩa gốc, nghĩa cơ bản, (ii) phát triển từ nghĩa
dẫn xuất khác Nghĩa tỷ dụ là ý nghĩa do những biện pháp tu từ về từ của từ cố định lại mà thành
Hiện tượng chuyển loại (HTCL) của từ được gọi bằng rất nhiều tên khác nhau trong TV và
tiếng Hán như: HT chuyển loại, chuyển hóa từ loại, chuyển từ loại, chuyển di từ loại, HT cùng gốc
Theo chúng tôi, HTCL của từ là một phương thức cấu tạo từ (CTT), nhờ đó một từ mới thuộc phạm
trù từ loại này được tạo ra từ một từ loại khác mà vẫn giữ nguyên vỏ âm thanh, đồng thời tạo ra ý nghĩa mới
có quan hệ nhất định với ý nghĩa của từ xuất phát và nhận những đặc trưng ngữ pháp mới (thể hiện ở khả
năng kết hợp và chức năng làm thành phần câu) khác với đặc trưng ngữ pháp của từ xuất phát
Trong các ngôn ngữ biến hình như tiếng Anh, HT chuyển loại của từ thường đi kèm với những
đặc điểm về hình thái như: Happy (ad; vui)→ happiness (n; hạnh phúc), lazy (ad; lười) → laziness (n;
chơi/người làm), employ (v; thất nghiệp) → employment (n; sự thất nghiệp), nation (n; quốc gia) →
national (ad; thu ộc về quốc gia), care (v; cẩn thận) → careness (n; sự cẩn thận), child (n; trẻ con) →
childlike (ad; tính tr ẻ con), fun (n; vui đùa) → funny (ad; tính hài hước), man (n; đàn ông) → manly (ad;
tính đàn ông/nam tính), modern (n; hiện đại) → modernize (v; hiện đại hóa), beauty (n; vẻ đẹp) →
beautify (v; làm đẹp), popular (ad; được ưa chuộng) → popularize (v; phổ biến), class (n; lớp/loại) →
classify (v; phân lo ại)…
Trong các ngôn đơn lập như TV, tiếng Hán, HTCL của từ đại bộ phận là không kèm phụ phẩm
Cụ thể, trong TV chỉ có một phương thức chuyển loại (PTCL) không kèm phụ phẩm VD: Lan vác cuốc
ra vườn để cuốc đất (dt – đg)
VD: C ảnh chùa ngày thường thật tĩnh lặng _ Nó xài tiền chùa nên không biết tiếc (dt – t)
Đây là PTCL duy nhất và hiện vẫn đang diễn ra mạnh mẽ trong TV hiện đại
Trong THHĐ, tuyệt đại bộ phận HTCL là không kèm phụ phẩm, trừ những từ phái sinh dùng
儿化kiểu như: 2坐2zuò (đg; ngồi) 2坐儿 2zuòr (dt; ch ỗ ngồi)…
Trang 381.3 VAI TRÒ C ỦA CHỮ VIẾT TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG ĐỒNG ÂM
Như lí luận ngôn ngữ học đại cương (NNHĐC) đã chỉ rõ: đối tượng cụ thể của ngôn ngữ học là
“cái sản phẩm xã hội được lưu trữ trong óc mỗi người” hay “ngôn ngữ thuộc về hệ thống bên trong, độc lập với chữ viết” và “ngôn ngữ và chữ viết là 02 hệ thống dấu hiệu khác nhau” và “lí do tồn tại duy nhất của chữ viết là để biểu hiện ngôn ngữ” Song cũng chính lí luận NNHĐC cũng từng khẳng định: “trong mỗi tập thể ngôn ngữ, cái sản phẩm này (ngôn ngữ) lại khác, thành ra những cái chúng
ta có được là những ngôn ngữ khác nhau” và “…Chúng ta thường chỉ biết các ngôn ngữ qua chữ
viết […] đặc biệt là đối với những ngôn ngữ phương xa và những ngôn ngữ đã mất đi […] cho nên, tuy chữ viết tự bản thân nó vốn xa lạ đối với hệ thống bên trong, vẫn không thể nào không đếm xỉa đến nó vốn là biện pháp luôn luôn được dùng để biểu thị ngôn ngữ, cần phải biết công dụng của nó,
những nhược điểm của nó và những mối nguy hiểm do nó gây ra.” Saussure [113, tr.67-68]
Cũng trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (tr.69), Saussure từng khẳng định: “đối tượng
của NNH không phải là sự kết hợp giữa cái từ được viết ra với cái từ được nói ra, chỉ cái sau này
mới là đối tượng của NNH Song những từ viết (chữ viết) luôn xen lẫn một cách khít khao với
những từ nói (ngữ âm, âm thanh) mà nó là hình ảnh…” hay “ngôn ngữ có một truyền thống phát âm
độc lập với chữ viết và lại cố định hơn nữa…”
Ông đồng thời chỉ rõ 03 nguyên nhân khiến cho chữ viết có ưu thế hơn đối với ngôn ngữ là: (1)
trước hết, hình ảnh chữ viết của từ đập vào trí ta như một vật cố định và vững chắc, thích hợp hơn là
âm thanh đối với việc duy trì tính thống nhất của ngôn ngữ qua thời gian Mặc dầu mối liên hệ này
rất hời hợt và tạo ra một sự thống nhất thuần túy giả tạo, nó vẫn dễ thấy hơn nhiều, so với mối liên
hệ tự nhiên, mối liên hệ duy nhất chân chính của âm thanh, (2) ở phần lớn chúng ta, các ấn tượng thị
giác vẫn rõ và bền hơn các ấn tượng thính giác, cho nên người ta thường bám vào loại trên hơn
Hình tượng chữ viết rốt cục lấn át âm thanh, (3) ngôn ngữ văn học càng làm tăng thêm cái ưu thế
không đáng được hưởng của chữ viết Nó có những pho từ điển, những bộ ngữ pháp của nó; người
ta giảng dạy ở nhà trường cũng theo sách và bằng sách; ngôn ngữ có một quy phạm chi phối; mà cái quy phạm này cũng là một hệ thống luật lệ bằng chữ viết, tuân theo một cách dùng nghiêm ngặt là chính tả, và thế là chữ viết đã có được một tầm quan trọng hàng đầu Rốt cục người ta quên mất
rằng mình học nói rồi mới học viết, và mối quan hệ tự nhiên bị đảo ngược lại Cuối cùng, mỗi khi
có sự mâu thuẫn giữa ngôn ngữ và chính tả, thì bao giờ cuộc tranh chấp cũng khó giải quyết đối với
bất cứ ai không phải là nhà ngôn ngữ học lại không có tiếng nói ở đây, cho nên hình thức chữ viết
hầu như tất nhiên phải thắng thế, bởi lẽ bất cứ giải pháp nào dựa vào nó cũng vẫn dễ hơn; do đó chữ
viết tự gán cho mình một tầm quan trọng mà nó không đáng có
Trang 39Saussure đồng thời cũng chỉ ra rằng: “chỉ có 2 loại chữ viết là loại biểu ý (văn tự của người Trung Quốc) và loại chữ viết ngữ âm học” và “từ viết có xu hướng thay thế cho từ nói trong trí óc ta; điều đó đúng với cả 2 loại chữ viết, nhưng trong loại đầu (loại chữ viết biểu ý) xu hướng này mạnh hơn Đối với người Trung Quốc, chữ biểu ý và từ nói đều là những dấu hiệu của ý niệm như nhau; đối với họ, chữ viết là một ngôn ngữ thứ hai, và trong khi nói chuyện, nếu gặp 2 từ nói phát âm như nhau (ĐÂ), đôi lúc họ phải nhờ đến chữ viết để giải thích ý nghĩ của mình Nhưng sự thay thế này,
vì nó có thể là tuyệt đối, không có những hậu quả phiền hà như trong chữ viết của ta (chữ viết ngữ
âm học), những từ Trung Quốc thuộc nhiều phương ngữ khác nhau nhưng tương ứng với một ý thì đều có thể cùng được biểu hiện bằng một chữ”
Cũng trong Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, sau khi chỉ ra ưu thế của chữ viết so với khẩu
ngữ, Saussure đã giới hạn đối tượng nghiên cứu của mình ở loại văn tự ngữ âm học và chỉ ra những nguyên nhân của tình trạng không ăn khớp giữa cách viết và cách phát âm Theo ông, có những
nguyên nhân chính sau (1) do ngôn ngữ biến hóa không ngừng trong khi chữ viết có xu thế đứng yên,
(2) do s ự vay mượn hệ thống chữ cái của một dân tộc khác dẫn đến sự không tương thích…, (3) do sự
chi phối của từ nguyên học Và những hậu quả của nó là: (1) chữ viết che mất bộ mặt thật của ngôn
ngữ, (2) chữ viết ngày càng ít biểu hiện cái mà nó phải biểu hiện và cái xu hướng muốn lấy nó (chữ
viết) làm cơ sở lại càng mạnh thêm dẫn tới đảo ngược mối quan hệ chính đáng và hiện thực giữa chữ
viết và ngôn ngữ, (3) nó tác động đến ngôn ngữ và làm cho ngôn ngữ thay đổi (trong những ngôn ngữ
văn học) thậm chí là tạo ra những quái thai của chính tả
Ở Việt Nam, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX đã có rất nhiều ý kiến khen, chê của các nhà khoa học về chữ Quốc ngữ như: Nguyễn Bạt Tụy [142]; nhóm Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm Duy Khiêm [70]; Cao Xuân Hạo [52]… Trong những ý kiến này đáng lưu ý là quan điểm của Cao Xuân
Hạo [52, tr.157, 160-161] Theo Cao Xuân Hạo, nhược điểm của chữ Quốc ngữ chính là ở chỗ “nó
có tính chất thuần túy ghi âm và hoàn toàn bất lực trước nhiệm vụ biểu hiện nghĩa mà lẽ ra nó phải đảm đương, và nhược điểm ấy bộc lộ rõ nhất và tai hại nhất là trong các trường hợp các từ ĐÂ vốn
có rất nhiều trong TV [….] Bỏ chữ Hán và chữ Nôm là một tai họa không còn hoán cải được nữa nhưng người ta còn có thể bổ cứu cho sự mất mát này bằng cách dạy chữ Hán như một môn bắt
buộc ở trường phổ thông Người Việt sẽ không thể giỏi TV nếu không thấu đáo nghĩa của các từ Hán Việt, vốn chiếm tỷ lệ hơn 70% trong vốn từ TV” (tr.160-161) và “trên bình diện ngôn ngữ học
lý thuyết, chữ quốc ngữ không phải là một cách viết thích hợp với TV” (tr.157)
Theo chúng tôi, những luận điểm trên có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu HTĐÂ, HTĐN trong TV và THHĐ Chúng tôi cho rằng, không thể phủ nhận hoàn toàn vai trò của
chữ viết trong việc nhận diện, phân loại các ĐVĐÂ trong THHĐ và một bộ phận không nhỏ từ ĐÂ
của TV (ĐÂ Hán Việt) Hơn thế nữa, chữ viết còn là một tiêu chí quan trọng bên cạnh các tiêu chí
Trang 40âm, nghĩa tạo thành một bộ tiêu chí quan trọng (hình – âm – nghĩa) trong việc phân biệt các ĐVĐÂ
của THHĐ và các yếu tố cấu tạo từ (YT CTT) kiểu như: đại trong các kết hợp đại ác (大恶), đại
(từ văn tự biểu ý sang văn tự ngữ âm) đã che mờ những sự khác biệt về văn tự và ý nghĩa vốn tồn tại
thật trong những ĐV Hán Việt này của TV – một bộ phận mà theo ước tính là chiếm gần 70% vốn
từ TV và hiện vẫn có rất nhiều yếu tố có sức sản sinh từ vựng mạnh và có một vị trí xứng đáng trong tâm thức của người Việt
Chúng tôi, mặc dầu cũng ý thức được những đặc điểm phong phú đa dạng và phức tạp của HTĐÂ trong TV song do nhiệm vụ chính đã được xác định nên chọn cho mình một quan điểm là: các ĐVĐÂ trong TV đồng thời cũng là những ĐV đồng tự dạng trong mọi dạng thức biểu hiện của
ĐV ấy
1.4.1 Theo Keith Brown [206, tr.72] thì: ĐÂ (homonyms) là những từ/mục từ (lexemes) khác nhau nhưng chia sẻ cùng một hình thức giống nhau” và “các từ ĐÂ (homophones ) cần phải được phát âm giống nhau” trong khi “các từ đồng tự (homographs) có chung hình thức viết giống nhau”
ĐN (polysemy) có nguồn gốc từ những quá trình và quan hệ ngữ nghĩa – ngữ dụng trong đó các nghĩa của từ được mở rộng hoặc chuyển đổi thành một mục từ vựng (lexical item) có nhiều nét nghĩa phân biệt.”
Ở Việt Nam, chỉ có một số ít công trình có đưa ra khái niệm ĐÂ nói chung và khái niệm từ ĐÂ
nói riêng, chẳng hạn: Trà Ngân Lê Ngọc Vượng [94, tr.29] quan niệm: “ĐÂ nghĩa là đọc giống nhau…, ĐÂ tất phải khác nghĩa” Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm [70, tr.18-19] cho
rằng: “tiếng ĐÂ là những tiếng viết giống nhau và đọc đồng một âm như nhau nhưng cái nghĩa thì khác mà không có liên lạc gì với nhau cả” Hữu Quỳnh [110, tr.49] quan niệm: “từ ĐÂ là những từ khác nhau nhưng có vỏ âm thanh giống nhau” Đỗ Hữu Châu [19, tr.228] cho rằng: “những ĐVĐÂ
là những ĐV giống nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về ý nghĩa” Tập thể tác giả Hoàng Văn Hành, Hà Quang Năng, Nguyễn Văn Khang [57, tr.164-165] cho rằng: “HTĐÂ trong TV là HT đồng nhất về mặt biểu hiện (trùng về âm thanh), khác nhau về bình diện được biểu hiện (ý nghĩa từ
vựng, ý nghĩa ngữ pháp)” Hữu Đạt, Trần Trí Dõi, Đào Thanh Lan [36, tr.89] thì cho rằng: “từ ĐÂ
là những từ có cùng vỏ âm thanh nhưng nội dung ý nghĩa khác nhau” Bùi Minh Toán [133, tr.61] quan niệm: “từ ĐÂ là những từ có hình thức âm thanh hoàn toàn giống nhau nhưng lại khác hẳn nhau về ý nghĩa và có thể khác nhau cả về các phương diện khác như bản chất ngữ pháp, chức năng trong giao tiếp, sắc thái phong cách”