1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

câu bị động” và “nghĩa bị động” trong tiếng việt

236 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 236
Dung lượng 1,88 MB

Nội dung

Một số khác cho rằng mặc dù tiếng Việt không có dạng bị động với tư cách là một phạm trù ngữ pháp của động từ, nhưng vẫn có thể nói đến kết cấu câu bị động trong tiếng Việt, căn cứ vào s

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN HOÀNG TUẤN

“CÂU BỊ ĐỘNG” VÀ “NGHĨA BỊ ĐỘNG”

TRONG TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Mã số: 60 22 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN THỊ HAI

Thành phố Hồ Chí Minh – 2006

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh theo chương trình đào tạo Thạc sĩ hệ chính qui tập trung, từ 2003 đến 2006

Bằng tất cả tình cảm chân thành của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu trường Đại học, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn và Phòng KHCN sau Đại học của nhà trường đã tận tình giúp đỡ dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập

Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp, tôi nhận được sự hướng dẫn tận tình của Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thị Hai, người giúp đỡ tôi trong thời gian làm đề tài Tôi xin bày tỏ lòng tri ân chân thành cùng với tất cả sự kính trọng sâu sắc nhất

Nhân dịp này, tôi xin tỏ lòng biết ơn đến PGS Cao Xuân Hạo và các thầy cô, đồng nghiệp đã quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi khi thực hiện đề tài này

Cuối cùng với tình cảm nồng thắm, xin gửi đến những người thân yêu nhất đã hết lòng động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn

TP Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 8 năm 2006

Người thực hiện đề tài NGUYỄN HOÀNG TUẤN

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trong tiếng Việt, thái bị động (passive voice) và cùng với nó là khái niệm câu bị động (passive sentence) hay “nghĩa bị động” (“passive meaning”) được giới Việt ngữ học

rất quan tâm Vấn đề này đã được bàn đến khá nhiều nhưng cho đến nay các ý kiến vẫn

còn phân tán, thậm chí ngay cả đối với việc câu bị động có tồn tại trong tiếng Việt hay

không vẫn chưa có được sự nhất trí

Một số nhà Việt ngữ học cho rằng tiếng Việt không có thái bị động hay câu bị động vì tiếng Việt, vốn thuộc loại hình Đề-Thuyết, không có Chủ ngữ ngữ pháp chỉ người hành động hay chủ thể mang trạng thái Một số khác cho rằng mặc dù tiếng Việt không có dạng bị động với tư cách là một phạm trù ngữ pháp của động từ, nhưng vẫn có thể nói đến kết cấu câu bị động trong tiếng Việt, căn cứ vào sự tồn tại của các cấu trúc

có vị ngữ gồm được, bị kết hợp với một động từ ngoại động

Đứng trước vấn đề này, một người bình thường, có thể chẳng quan tâm là mấy Nhưng chính họ khi biết rằng vấn đề chưa được nhất quán ấy lại được nhà trường phổ thông đưa vào bộ sách giáo khoa để giảng dạy cho con em mình thì chắc họ sẽ không mấy hài lòng! Còn với một số người khác, những người đã có ít nhiều kiến thức về Ngôn ngữ học, khi cầm trên tay cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập II được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo cho phép thực hiện chính thức trong phạm vi toàn quốc từ năm học 2002 – 2003

đến nay – và ở đấy đã dành trọn hai tiết học cho nội dung “Chuyển đổi câu chủ động

thành câu bị động” [37, tr 57-58; 64-65] thì sẽ nghĩ sao? Có phải chăng đây là thông

điệp từ bộ sách giáo khoa đã chính thức công nhận rằng trong ngữ pháp tiếng Việt có một quy tắc bắt buộc phải phân biệt câu bị động và câu chủ động như trong tiếng Pháp,

đồng thời qua đó mà khẳng định rằng phạm trù thái là một phạm trù ngữ pháp của tiếng

Việt?

Một vấn đề chưa được thống nhất triệt để, một vấn đề gây nhiều sự tranh cãi nhất trong giới Việt ngữ học, vẫn đang tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau về nó như đã

Trang 4

nêu trên, nhưng lại được chương trình phổ thông đưa vào giảng dạy Nếu vậy học sinh sẽ

không bao giờ dám viết câu: Cơm đã dọn lên - mà sẽ viết Cơm đã được dọn lên Cũng tương tự như vậy, họ sẽ sửa các câu Tiền đã cất chưa; Báo mới đọc chưa…thành Tiền đã

được cất chưa, Báo mới được đọc chưa Vậy thử hỏi cách nói nào tự nhiên hơn, cách nói

nào thông dụng hơn đối với người dạy cũng như người học tiếng Việt? Chính vì thế, chúng tôi, trong phạm vi của một luận văn cao học, theo hướng Ngữ pháp chức năng, sẽ cố gắng giải quyết triệt để, mong rọi một ánh sáng có sức thuyết minh vào một vấn đề đang chưa có được sự nhất trí hoàn toàn, có liên quan đến cách hiểu ngữ pháp tiếng Việt, cũng như đến vị trí của tiếng Việt trong các loại hình ngôn ngữ của nhân loại, của châu Á và của vùng Đông Dương Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn chứng minh rằng nội dung bài

giảng Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động hiện nay được triển khai trong sách

giáo khoa bậc Trung học cơ sở (lớp 7 tập II) là một vấn đề cần phải được xem xét lại

2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Như đã nêu, vấn đề dạng bị động nói chung và câu bị động trong tiếng Việt nói riêng được nhiều tác giả đề cập đến Đó cũng là mặt thuận lợi đối với chúng tôi khi bắt tay thực hiện luận văn này Quan điểm của những người đi trước (xem từ [1] đến [22]) có thể khác nhau, thậm chí đối lập với nhau, song dù có thế nào nó cũng giúp cho chúng tôi phát hiện ra vấn đề và có một cái nhìn khách quan hơn đối với đối tượng đang khảo sát Sau đây chúng tôi xin được tổng lược nội dung các công trình của các nhà ngữ pháp tiếng Việt

Nhìn chung có thể xem xét hai quan điểm sau:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng tiếng Việt không có dạng bị động hay câu bị động

- Quan điểm thứ hai cho rằng tiếng Việt không có dạng bị động với tư cách là một

phạm trù ngữ pháp của động từ, nhưng vẫn có thể nói đến kết cấu câu bị động trong tiếng Việt

2.1 Quan điểm cho rằng tiếng Việt không có dạng bị động hay câu bị động

Trang 5

1 Bên cạnh tiêu chí hình thái học khi nhận định tiếng Việt không tồn tại câu bị động1, một số tác giả còn dựa vào đặc điểm tiếng Việt là một ngôn ngữ thiên chủ đề chứ không thiên chủ ngữ, các ngôn ngữ thiên chủ đề thì không thể xuất hiện bị động bởi bị động là đặc trưng của các ngôn ngữ thiên chủ ngữ Ý kiến này xuất phát từ luận điểm của Ch.N Li và S.A.Thompson (1976) về sự đối lập giữa hai loại hình ngôn ngữ “Thiên chủ đề” và “Thiên chủ ngữ” Dựa vào ý kiến của Ch.N Li và S.A.Thompson, Cao Xuân Hạo (1991, 2001) khẳng định dứt khoát rằng tiếng Việt không có thái bị động, do đó không có câu bị động Theo ông, tiếng Anh và các thứ tiếng Châu Âu khác là những ngôn ngữ ''Thiên chủ ngữ'' (Subject-prominent Languages), thì tiếng Việt có đủ những

thuộc tính của một ngôn ngữ ''Thiên chủ đề'' (Topic-prominent Languages) Kết cấu bị

động là một trong những đặc trưng của các ngôn ngữ ''Thiên chủ ngữ'', còn trong các

ngôn ngữ ''Thiên chủ đề'', Thái bị động được coi là một hiện tượng ngoại biên - hạn hữu, không mấy khi thấy có Cao Xuân Hạo khẳng định:

Câu bị động là loại câu trong đó chủ ngữ không đảm đương vai người hành động, người mang tính chất hay người có cảm xúc, mà là một vai nghĩa khác, thường là vai đối tượng của hành động, của tình cảm, hay là vai người nhận, trong khi các vai thường do chủ ngữ đảm đương có thể được chỉ rõ ra một cách hiển ngôn hay không Nghĩa bị động chính là nghĩa của loại câu vừa nói trên.

Còn Nguyễn Thị Ảnh [1, tr 36-47], dựa trên quan niệm của Ngữ pháp chức năng, và tiếp thu quan điểm của Cao Xuân Hạo, cũng có kết luận tương tự Khi chứng minh trong tiếng Việt không có “thái bị động” hai tác giả nêu trên đã đề cập đến các vấn đề như sau:

- Thực ra, bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có khả năng diễn tả ý nghĩa bị động Song,

với một ngôn ngữ ''Thiên chủ ngữ'', Thái bị động được ngữ pháp hóa thành một phạm

trù với một hình thức biểu đạt riêng có tính bắt buộc tuyệt đối, trong khi tiếng Việt,

1

Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, phân tích tính, vị từ tiếng Việt không có các chỉ tố đánh dấu về ngôi, thời, thức, dạng…, nên không tồn tại câu bị động như các ngôn ngữ biến hình (tiếng Anh, tiếng Pháp,v.v.) Để chuyển được một câu từ dạng chủ động sang dạng bị động thì các ngôn ngữ biến hình phải dùng đến sự biến đổi hình thái của vị từ Tiếng Việt vốn là một ngôn ngữ không có hiện tượng biến hình từ nên tiếng Việt không có dạng bị động với tư cách là một phạm trù ngữ pháp

Trang 6

một ngôn ngữ ''Thiên chủ đề'' thì ý nghĩa bị động không hề có một hình thức biểu đạt

nào như thế Những tác giả đã công nhận kết cấu được, bị thường được dùng để dịch

các kết cấu bị động của tiếng Âu Châu là những kết cấu bị động, không nhận thấy rằng hai vị từ này là những vị từ ngoại động chính danh trong ngôn ngữ nào cũng có, và ngôn ngữ nào cũng dùng chúng ở hình thái chủ động để biểu đạt những ý nghĩa mà các tác giả ấy gọi là bị động

- Trong tiếng Việt không có một vai nghĩa nào có thể do nghĩa của vị từ phân cho các thành phần câu như trong các thứ tiếng Châu Âu Vậy chỉ một ai muốn áp đặt các phạm trù ngữ pháp của các thứ tiếng Châu Âu vào tiếng Việt, một ngôn ngữ khác

hẵn loại hình, mới có thể nói rằng tiếng Việt có Thái bị động

- Về nội dung, ý nghĩa tình thái của bị là bình luận về cái sự tình do vị từ bổ ngữ

biểu thị như một sự tình ''bất lợi'' cho chủ thể hay cho cái đối tượng được chọn làm

chủ đề Ngược lại, ý nghĩa tình thái của được là bình luận về sự tình ấy như một sự

tình ''có lợi'' cho chủ thể hay cho sở chỉ của chủ đề

- Hơn nữa, được và bị trong tiếng Việt chưa bao giờ mất chút ý nghĩa từ vựng nào

để ta có thể nói rằng nó đã ''hư hóa'' (tức ngữ pháp hóa) và biến thành những ''trợ từ'',

dù khi bổ ngữ của nó là ngữ danh từ hay ngữ vị từ Nghĩa tình thái của được (''có lợi, đáng mừng'') và của bị (''bất 1ợi, đáng tiếc'') không bao giờ suy suyển

Những điều nêu trên càng cho thấy bị, được không thể được coi là một tiêu chí ngữ pháp để nhận diện Câu bị động, và sự phân biệt ý nghĩa bị động và ý nghĩa chủ động

trong tiếng Việt là vấn đề ngôn cảnh (dụng pháp), chứ không phải là vấn đề ngữ pháp

Chính vì thế, có thể khẳng định tiếng Việt không có Thái bị động như là một phạm trù

ngữ pháp

Đồng tình với quan điểm thứ nhất này còn có hai tác giả Hoàng Dũng và Bùi Mạnh

Hùng Trong Những tri thức và kỹ năng về tiếng Việt cần được dạy và học ở nhà trường

phổ thông [8, tr 66-67], khi bàn về vị từ, hai tác giả đã nhận định: bị và được thường

được coi là "chỉ tố của thái bị động" Nhưng tiếng Việt không có "thái bị động", vì vai

Trang 7

nghĩa của Đề không bị giới hạn như chủ ngữ trong các thứ tiếng Châu Âu Hai vị từ này đều giữ nguyên nghĩa từ vựng, nên không thể xếp vào loại hư từ ("chỉ tố") Bổ ngữ của

nó có thể là danh ngữ hay là vị ngữ Khi bổ ngữ của bị hay được là vị ngữ, hai vị từ này

có thể được coi là một thứ vị từ tình thái, dù chủ thể của nó không trùng với chủ thể của

vị ngữ làm bổ ngữ trực tiếp cho nó

2 Những tác giả ủng hộ quan niệm tiếng Việt không có dạng bị động và câu bị

động còn dựa trên quan niệm rằng các động từ bị và được là những động từ ngoại động

chính danh, nên không thể coi chúng là dấu hiệu ngữ pháp biểu hiện quan hệ bị động

Nguyễn Kim Thản (1977) cho rằng động từ bị, được là những động từ độc lập đóng vai

trò chính trong bộ phận vị ngữ của câu chứ không phải là hư từ biểu thị dạng bị động của

động từ Dạng chủ động và dạng bị động là phạm trù ngữ pháp của tiểu loại động từ

ngoại động Động từ tiếng Việt không có phạm trù dạng theo khái niệm truyền thống Ý nghĩa bị động của câu nói được biểu thị bằng hai cách

a) Cách thứ nhất là đảo trật tự của động từ ngoại động và danh từ biểu thị đối tượng chi phối của động từ ấy

Ví dụ: Song những vết thương đang hàn gắn dần dần (TDT, 58)

b) Cách biểu thị thứ hai của ý nghĩa bị động là dùng những động từ chịu đựng may

rủi phải, chịu, mắc, bị và được đặt liền động từ ngoại động

Ví dụ: Chồng vẫn bị đánh bị trói suốt đêm (NTT, 95)

Cách biểu thị bằng phương tiện từ vựng này còn có sắc thái may rủi Được biểu thị sự may mắn cho chủ thể Được có nghĩa là ''tiếp nhận một cách may mắn'' ''có dịp tốt để làm

cái gì'', ''được phép (may mắn) làm cái gì'', ví dụ:

- Tôi sung sướng được lãnh cái trách nhiệm kết thúc lễ khai mạc (HCT, II,78)

bị biểu thị sự rủi ro cho chủ thể Có khi nó có nghĩa là “không may mắn '', ví dụ:

- Tôi bị gãy chân

Trang 8

Không thể coi đây là những từ tố biểu thị dạng bị động, bởi vì dạng bị động của động từ chỉ có thể do động từ ngoại động được hình thức hóa tạo thành, khách thể phải chi phối

lại chủ thể và ta có thể giải biến câu theo dạng chủ động

Tóm lại, bị, được vẫn được dùng như động từ độc lập; bổ ngữ của nó có thể là: danh

từ, động từ, tính từ hay một từ tổ [16, tr 237-241]

Quan điểm của Nguyễn Kim Thản được Nguyễn Minh Thuyết (1986, 1998) ủng hộ làm sáng tỏ thêm Tuy nhiên, dù không thừa nhận tiếng Việt có dạng bị động như các ngôn ngữ Châu Âu, nhưng cả hai tác giả đều cho rằng tiếng Việt có cách biểu hiện ý nghĩa bị động riêng của mình, đó là cách biểu hiện bằng cấu trúc cú pháp (Nguyễn Kim Thản) hay phương tiện từ vựng (Nguyễn Minh Thuyết)

3 Đinh Văn Đức [6, tr 139-141] thì cho rằng hai từ bị và được chưa được xem là hư

từ thực sự, tác giả xếp vào nhóm các động từ tình thái ngữ pháp, là những động từ trống nghĩa Ở chúng các ý nghĩa từ vựng là rất ít, chúng đã được ngữ pháp hoá nhưng lại chưa trở thành những hư từ thực sự, những động từ này có nội hàm rất hẹp nên ngoại diên phải rộng- chúng luôn luôn có thành tố phụ, ví dụ:

- Không cần giải quyết tiếp

- Chưa có thể làm xong

- Đang muốn gặp thầy giáo

- Cũng định đến thăm anh

- Đã toan ghi chép lại

- Chẳng dám làm phiền bạn

- Còn được thưởng nữa

- Đã bị chê trách nhiều

Theo ông, xét trên phương diện ngữ nghĩa, các động từ này có hai mặt, một mặt chúng mang ý nghĩa ngữ pháp với tính cách là một trung tâm ngữ pháp trong tổ hợp với thành tố khác, có thể đóng vai trò của tiêu chí ngữ pháp, trong quan hệ với ý nghĩa tiếp thụ- bị

Trang 9

động Nhưng một mặt khác, chúng còn mang ý nghĩa tình thái tham gia diễn đạt các nhận xét đánh giá chủ quan của người nói, tính mục đích của phát ngôn

Khi diễn đạt các ý nghĩa các từ được, bị một mặt là phương tiện diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp tiếp thụ nhưng tiếp thụ ở đây có thể được hiểu theo sắc thái “may” hay “rủi”, mà “may” hay “rủi” là theo nhận thức và đánh giá của người nói- do đó bị và được cũng

lâm thời trở thành những từ tình thái Tình hình đối với các động từ khác trong nhóm này, trên nguyên tắc cũng như vậy, điều đó khiến chúng trở thành những động từ tình thái- ngữ pháp

4 Thông qua việc so sánh ngữ nghĩa, ngữ pháp của được, bị, phải trong tiếng Việt với ban, t’rân trong tiếng Khmer, Vũ Đức Nghiệu [11, tr 13-24] cũng có cách nhìn nhận

như sau:

- Ý nghĩa bị động của các từ được, bị là do nghĩa “tự nó” chứ không phải là ý nghĩa

bị động do sự cấu tạo dạng bị động (passive voice) đem đến Vì vậy, đó là những từ có ý

nghĩa thụ động chứ không phải là những từ ở dạng bị động hay yếu tố tạo dạng bị động cho động từ khác

- Trong tiếng Việt, các cấu trúc cú pháp bị động có thể được tạo lập nhờ những từ có ý nghĩa thụ động hoặc với cấu trúc có từ mang nghĩa thụ động.Và những từ này lại hoàn toàn không phải là những từ được biến hình để thể hiện dạng bị động (được hiểu với tư cách là một phạm trù ngữ pháp), cho nên có thể nói cách khác rằng: để thể hiện cái ý nghĩa tương đương với ý nghĩa của dạng bị động trong các ngôn ngữ biến hình Châu Âu, tiếng Việt (ngôn ngữ đơn lập, không biến hình) đã sử dụng các phương thức từ vựng chứ không phải là những phương thức thuộc về ngữ pháp

2.2 Quan điểm cho rằng tiếng Việt không có dạng bị động với tư cách là một phạm

trù ngữ pháp của động từ, nhưng vẫn có thể nói đến kết cấu câu bị động trong tiếng Việt

Ngược với quan niệm trên, một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng trong tiếng Việt mặc dù không có phạm trù bị động với tư cách là một phạm trù hình thái học nhưng vẫn có cấu trúc bị động hay câu bị động

Trang 10

1 Nguyễn Phú Phong (1976) thừa nhận “bị động” như một phạm trù ngữ pháp tách biệt trong tiếng Việt Ông biện luận rằng có thể xác lập một cặp câu chủ động - bị động tiếng Việt tương ứng về mặt chuyển dịch với cặp câu chủ động - bị động trong tiếng Pháp, và chỉ rõ mối quan hệ hình thức giữa các thành phần của mỗi cặp câu trong những

thuật ngữ chung Ông cũng cho được, bị, do là những trợ từ bị động

2 Hoàng Trọng Phiến (1980) quan niệm “trong tiếng Việt phương thức đối lập bị động và chủ động không phải bằng con đường ngữ pháp thuần tuý mà bằng con đường từ vựng - ngữ pháp” Theo tác giả, quan hệ cú pháp trong câu bị động tiếng Việt được biểu hiện như sau:

- Bổ ngữ đối tượng trong câu chủ động trở thành chủ ngữ trong câu bị động tương ứng

- Vị ngữ bao gồm các từ bị, được, do kèm theo động từ ngoại động

- Chủ thể ở câu chủ động không bắt buộc phải xuất hiện trong câu bị động tương ứng

3 Còn N.V Stankevich (1982) khi đối chiếu tiếng Việt với ba loại hình tiếng Hán, tác giả đã nhận định về kết cấu bị động và ý nghĩa bị động trong tiếng Việt như sau:

Ở tiếng Việt hiện đại có 6 kiểu câu bị động:

V1: Đ + V: Thư viết xong

V2: Đ + Tt + V: Chữ Hán khó viết

V3: V + Đ: (Trên tường) treo một bức tranh

V4: Đ + thụ động + C + V: Tôi bị thầy phạt

V5: Đ + là do + C + V: Tranh này là do An vẽ

V6: Đ + V + C: Áo thắm nước

Theo tác giả kiểu câu bị động được dùng rộng rãi nhất trong tiếng Việt là V4 có động từ thụ động làm vị ngữ Bà nhận định tiếng Việt có mấy đặc điểm như sau về cách diễn đạt

ý nghĩa bị động:

- Kiểu câu có động từ thụ động là kiểu phổ biến khá rộng;

Trang 11

- Trong khi trình bày ý nghĩa bị động, có sự phân biệt rõ giữa trường hợp “may, tốt” và trường hợp “rủi, xấu”;

- Cái mà người ta gọi là “câu bị động” chỉ là một trường hợp cá biệt trong những biến thể có thể có của kiểu câu có động từ thụ động;

- Vai trò của hư từ trong câu bị động là một vai trò không rõ nét lắm.[14, tr 185]

174-4 Lê Xuân Thại (1989) cũng tán đồng một quan điểm tương tự, khi cho rằng tiếng Việt mặc dù không có các câu bị động hoàn toàn giống như câu bị động trong các ngôn ngữ Châu Âu nhưng cũng có loại câu có thể gọi là câu bị động với những đặc điểm sau:

- Chủ ngữ của câu biểu thị đối tượng hành động chứ không phải là chủ thể hành động

- Vị ngữ của câu bị động do tác động các động từ bị, được đảm nhiệm

- Sau vị ngữ là một cụm chủ vị Ví dụ:

Em học sinh này được cô giáo khen

Thành phố Vinh bị máy bay giặc tàn phá

Ngoài ra, tác giả cũng thừa nhận các câu bị động có những biến thể vắng bị, được, kiểu:

Bữa cơm đã dọn ra

Ngôi nhà này xây bằng gạch [5, tr 8-18]

5 Hai tác giả Diệp Quang Ban và Nguyễn Thị Thuận (2000) cũng bênh vực cho sự tồn tại của câu bị động trong tiếng Việt Theo hai tác giả, dạng (thái) bị động trong tiếng Việt không phải là dạng của động từ mà là dạng của một kiến trúc riêng với những đặc trưng ngữ pháp và ngữ nghĩa xác định Các tác giả này lập luận rằng động từ trong tiếng Việt không biến hình từ, trong lúc đó phạm trù dạng bị động, theo cách hiểu của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ Ấn- Âu, thì gắn liền với dạng thức biến hình của động từ trong các ngôn ngữ có biến hình từ Kết luận hiển nhiên là động từ tiếng Việt, nếu theo cách nhìn hình thái học đó, thì không thể có dạng bị động Tuy nhiên, hai tác giả này lưu ý rằng việc xem xét dạng bị động như vậy mới chỉ là kết luận về hình thái của động từ, chứ không phải nói về phạm trù ý nghĩa của thái bị động và cách biểu hiện ngữ pháp tính của

Trang 12

nó trong tiếng Việt Phạm trù dạng bị động của tiếng Việt, theo họ, vẫn có đủ tư cách một phạm trù ngữ pháp với điều kiện “bắt buộc” của ngữ pháp là sự có mặt của ý nghĩa ngữ pháp phải được thể hiện (đánh dấu) bằng phương tiện hình thức theo lối ngữ pháp nghĩa là hoặc bằng phụ tố, hoặc bằng hư từ, trật tự từ hay các phương thức ngữ pháp khác, và những phương thức ngữ pháp đó có thể được dùng tách riêng hoặc dùng phối hợp với nhau Theo đó, các tác giả đã xác định đặc điểm của kết cấu bị động tiếng Việt như sau:

- Phương thức ngữ pháp thích hợp với việc diễn đạt ý nghĩa ngữ pháp bị động

trong tiếng Việt là hư từ và trật tự từ

- Tính chất của động từ tham gia kết cấu bị động là động từ ngoại động và có quan hệ nghĩa với thực thể nêu ở danh từ làm chủ ngữ của toàn câu, đứng trước

từ bị, được

- Cấu trúc nghĩa của câu bị động:

 Các vai nghĩa có khả năng tham gia vào chức vụ ngữ pháp của câu bị động là

thể đối tượng, thể tiếp nhận, thể đích, thể được lợi, thể bị hại, thể vị trí

Loại hình sự thể của câu bị động là hành động với hai đặc trưng [+động] và [+chủ ý]

- Xét về mặt cú pháp, câu bị động là câu có hai kết cấu chủ vị, kiểu: C – V [C- V]

Nói chung, theo hai tác giả này, dạng bị động trong tiếng Việt không phải là dạng của động từ, mà là dạng của một kiến trúc riêng với những đặc trưng ngữ pháp và ngữ nghĩa xác định

Trước đây, Diệp Quang Ban [2, tr 149-153], cho rằng ý nghĩa bị động của câu tiếng Việt được tạo ra bởi hai điều kiện sau:

- Sự có mặt của một trong hai từ bị, được đã hư hóa;

- Sau các từ bị, được có mặt một kết cấu chủ– vị, trong đó yếu tố chính trong vị ngữ

là động từ ngoại động, chủ ngữ của động từ phải khác với chủ ngữ của toàn câu

Trang 13

(tức là chủ ngữ đứng trước bị, được), và chủ ngữ của động từ có thể vắng mặt trong

ví dụ sau đây

Ví dụ: (1) Giáp được (thầy) khen

Vật nêu ở chủ ngữ trong câu bị động thường giữ vai đối tượng trực tiếp của hành động

nêu ở động từ đứng sau bị, được, nhưng cũng có thể giữ những vai khác Dù là vai đối

tượng trực tiếp hay vai khác, những vật nêu ở chủ ngữ bị động nhất thiết phải có mặt trong câu không bị động tương ứng Chẳng hạn, câu bị động (1) có câu không bị động

tương ứng, trong đó Giáp là yếu tố bắt buộc, như trong ví dụ sau đây:

(2) Thầy khen Giáp

Theo cách hiểu vừa nêu, có thể kết luận rằng trong tiếng Việt có kiểu câu bị động đối lập với kiểu câu không bị động, mặc dù không có sự phân biệt động từ ở dạng bị động và

động từ ở dạng chủ động

6 Nguyễn Thị Việt Thanh (2002) cũng đồng quan niệm rằng tiếng Việt có tồn tại câu bị động Tác giả đã nêu một số nhận xét của mình về loại câu bị động của tiếng Nhật và tiếng Việt [15, tr 25-30]: “ …vấn đề câu bị động của tiếng Việt cho đến nay vẫn chưa dành được sự quan tâm thích đáng từ phía các nhà ngôn ngữ Người ta chỉ mới bàn đến những câu bị động “điển hình”, còn rất nhiều trường hợp không điển hình thì chưa được

bàn tới Do vậy, người sử dụng mới chỉ biết dùng các từ bị, được… một cách tự nhiên chứ

chưa có ý thức phân biệt khi nào thì các từ này biểu thị nghĩa bị động, khi nào không”

7 Thông qua cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 7 - tập II (2003) ta thấy các tác giả đã công nhận trong tiếng Việt có câu bị động nên từ đấy mới dành trọn hai tiết dạy cho nội

dung Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động Nội dung bài giảng ở tiết thứ nhất được

Trang 14

- Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: Việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (và ngược lại, chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động) ở mỗi đoạn văn đều nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất [37, tr 57-58; 64-65]

Tiểu kết: Nhìn chung, vấn đề phân biệt giữa ngữ pháp và từ vựng là chuyện rất quan trọng, bây giờ nếu phân biệt câu chủ động với câu bị động, nghĩa chủ động với nghĩa bị động thì thử xem những sự phân biệt ấy đã ngữ pháp hóa chưa? Ngữ pháp hóa là từ một thực từ biến thành một hư từ, một từ công cụ

Ví dụ: từ “cho” là vị từ (động từ) có nghĩa chỉ hoạt động - chuyển quyền sở hữu của mình sang quyền sở hữu của người khác Nhưng mà “cho” còn được dùng như là một giới từ

Ví dụ: Mẹ cởi áo cho thì “cho” không còn nghĩa là chuyển quyền sở hữu của mẹ

sang con, mà sự xuất hiện của “cho” làm vị ngữ này có nghĩa “cởi áo giúp con”

Còn hai từ bị và được không phải là một công cụ ngữ pháp, đó là những vị từ (là động từ) rất bình thường có thể xếp vào vị từ tình thái (bị là gặp một chuyện không may-

được là gặp một chuyện may mắn), không có trường hợp nào chúng mất nghĩa từ vựng

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Người viết luận văn chỉ tập trung vào việc khảo sát những vấn đề có liên quan đến

“Câu bị động” và “Nghĩa bị động” trong tiếng Việt Việc khảo sát về cách dùng hai từ bị và được trong câu tiếng Việt nhằm xác định những “chỉ tố” của “câu bị động“ và “nghĩa

bị động” và những cách khác để diễn đạt ý nghĩa bị động trong tiếng Việt Từ đó, xác định

rõ là trong tiếng Việt có tồn tại hay không tồn tại “thái bị động” cũng như “câu bị động”

Dĩ nhiên, trong khuôn khổ một luận văn Cao học, còn nhiều điều chúng tôi chưa làm

được, ví dụ khó có thể thống kê hết tất cả các mẫu câu có sử dụng các từ bị và được ở

một số văn bản thuộc những thể loại khác nhau với các phong cách khác nhau, đồng thời không thể trích dẫn hết những quan điểm về thái bị động trong tiếng Việt của những tác giả trong và ngoài nước; cũng như khó có thể thống kê trọn vẹn các kiểu câu thể hiện

“nghĩa bị động” trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của người Việt Chúng tôi hi vọng

Trang 15

rằng đây cũng là vấn đề dành được sự quan tâm và chú ý của nhiều người Trong tương lai, nếu có điều kiện chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai và nghiên cứu một cách đầy đủ hơn

4 NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ NGỮ LIỆU

Để hoàn thành được luận văn này, những tài liệu hữu quan đã được sử dụng Nguồn tài liệu này được chia thành hai loại: tài liệu tham khảo và ngữ liệu

Tài liệu tham khảo chủ yếu là các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trong nước về vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, trong đó có bàn đến câu chủ động và câu bị động trong tiếng Việt, được in trong sách và tạp chí chuyên ngành

Nguồn ngữ liệu bao gồm các trích dẫn từ các tiểu thuyết, truyện ngắn, ký văn học của các tác giả tên tuổi như:

Hoàng Ngọc Phách (Tố Tâm)

Hồ Biểu Chánh (Bóng người qua; Ngọn cỏ gió đùa)

Ngô Tất Tố (Tắt đèn)

Nam Cao (Chí Phèo; Sống mòn)

Hồ Chí Minh (văn Hồ Chủ Tịch)

Thạch Lam, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng (Văn chương Tự lực văn đoàn)

Nguyễn Minh Châu (Dấu chân người lính)

Ma Văn Kháng (Đám cưới không giá thú; Trăng non)

Nguyễn Khắc Tường (Mảnh đất lắm người nhiều ma)

Đồng thờiø thông qua tự điển tiếng Việt [43, tr 7- 911], chúng tôi tập hợp danh sách tất cả

những từ làm bổ ngữ cho được và bị, đặc biệt là những câu thoại giao tiếp hàng ngày của

người Việt Chính nguồn ngữ liệu này giúp chúng tôi có cái nhìn khách quan đối với đối tượng cần khảo sát

Tuy nhiên do thời gian và điều kiện có hạn nên chúng tôi không thể tham khảo được tất cả các công trình viết về vấn đề này Hy vọng trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tìm thêm được nhiều công trình nghiên cứu của những người đi trước để mở rộng tầm nhìn của mình

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 16

Theo phương pháp phân loại của hai nhà ngữ học chức năng Charles Li và Sandra

A Thompson (1976) thì các ngôn ngữ của nhân loại ra thành bốn loại hình khác nhau:

- Ngôn ngữ thiên chủ ngữ;

- Ngôn ngữ thiên chủ đề;

- Ngôn ngữ thiên chủ đề và thiên chủ ngữ;

- Ngôn ngữ không thiên chủ đề và cũng không thiên chủ ngữ

Trong ngôn ngữ học Việt Nam dường như có một thói quen đồng nhất tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập tiêu biểu và điển hình, với tiếng Pháp, một ngôn ngữ biến hình đa âm tiết và đa hình vị điển hình Chính vì vậy các tác giả theo xu hướng này thường chia tiếng Việt ra làm hai thái: thái chủ động và thái bị động Trong khi đó tất cả các tác giả

đi theo hướng ngữ pháp chức năng đều tuyên bố rằng những thứ tiếng “Thiên chủ đề” (trong đó có tiếng Việt) không có sự phân biệt ấy Điều này có nghĩa là các tác giả đi theo hướng ngữ pháp chức năng chủ trương tiếng Việt thuộc ngôn ngữ thiên về Đề - Thuyết chứ không thiên về Chủ ngữ - Vị ngữ

Trên cơ sở đó, ta có thể nhìn nhận rằng ngôn ngữ học là một khoa học thực nghiệm, một khoa học kinh nghiệm, tức là nó căn cứ vào một sự thật khách quan, không áp đặt bất cứ một tiền đề gì không có bằng chứng trong tiếng nói hàng ngày của người bản ngữ

Trong quá trình tiếp cận, khảo sát, phân tích và lý giải đối tượng, chúng tôi cố gắng tìm đọc các công trình có liên quan đến vấn đề câu chủ động và câu bị động trong tiếng Việt; quan sát và sưu tầm cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày của

người Việt Bên cạnh đó, chúng tôi tìm hiểu cách sử dụng câu có từ bị và được trong các

tiểu thuyết, truyện ngắn, ký văn học của các tác giả tiêu biểu qua từng thời kỳ Đồng thời thông qua tự điển tiếng Việt, chúng tôi tập hợp danh sách tất cả những từ làm bổ ngữ cho

được và bị

Trên cơ sở đó, chúng tôi thống kê, phân tích, lý giải và rút ra các đặc điểm phổ

quát về cách nhìn nhận câu chủ động và câu bị động trong tiếng Việt Chúng tôi hy vọng

rằng phương pháp thống kê và cách vận dụng máy vi tính sẽ trợ lực chúng tôi ít nhiều

Trang 17

trong việc tìm ra những câu trả lời tương đối chính xác, giúp ích cho người học và sử dụng ngôn ngữ Ngoài ra, chúng tôi kiểm tra tư liệu đã thống kê được bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người bản ngữ Bởi vì văn nói thường sinh động, phong phú, đa dạng, màu sắc hơn văn viết

6 CẤÂU TRÚC NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN

Ngoài “Mở đầu” và “Kết luận”, luận văn được triển khai thành ba chương:

CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT

Gồm 33 trang, từ trang 21 đến trang 53

CHƯƠNG 2: NHỮNG “CHỈ TỐ” CỦA “CÂU BỊ ĐỘNG” VÀ “NGHĨA BỊ ĐỘNG” Gồm 33 trang, từ trang 54 đến trang 86

CHƯƠNG 3: NHỮNG CÁCH KHÁC ĐỂ DIỄN ĐẠT “NGHĨA BỊ ĐỘNG” TRONG TIẾNG VIỆT

Gồm 14 trang, từ trang 87 đến trang 100

Cuối cùng là tài liệu tham khảo và ngữ liệu trích dẫn với 47 danh mục và phụ lục:

Phụ lục I: Những nhận xét về nội dung bài giảng Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị

động (Ngữ văn 7 tập II)

Phụ lục II: Thống kê danh sách các vị từ có “nghĩa chủ động”(NCĐ) và “nghĩa bị động”

(NBĐ) khi đặt sau bị và được

Trang 18

Charles N Li và S.A Thompson (1976) đề nghị một cách phân loại hình ngôn ngữ mới dựa trên sự phân biệt giữa tính chất “Thiên chủ ngữ” (“subject prominence”) và

“Thiên chủ đề” (“topic prominence”) Hai tác giả bắt đầu bằng việc trình bày một danh sách những thuộc tính cho phép “vạch rõ sự khác nhau giữa chủ ngữ và chủ đề” (1976:461ss.) Danh sách ấy có thể tóm lược như sau:

1) (a) Chủ đề phải có tính xác định (về nghĩa); Chủ ngữ thì không cần có tính này

(b) Chủ đề không cần có một mối quan hệ tuyển lựa với bất kỳ vị từ nào trong câu; Chủ ngữ bao giờ cũng có một quan hệ tuyển lựa hết sức hạn chế với vị từ mà nó làm chủ ngữ

Trang 19

(c) Vị từ chính của câu quy định chủ ngữ của nó: nó quyết định việc phân cho chủ ngữ một vai nghĩa nhất định (vai “người tác động” chẳng hạn); Chủ đề không bị quy định như vậy (đây là một hệ luận của (b))

(d) Chủ đề có một vai chức năng cố định xuyên qua các câu, cụ thể là chức năng “giới hạn khả năng ứng dụng của kết cấu Chủ - Vị chính của câu trong một phạm vi nhất định” (1976: 464; theo Chafe); và chức năng này liên quan đến cấu trúc của diễn ngôn Vai trò chức năng của chủ ngữ, nếu có, được quy định trong phạm vi nội bộ của câu

(e) Vị từ rất ít khi cho thấy có sự phù ứng với chủ đề, trong khi đó thì trong nhiều ngôn ngữ sự phù ứng (hình thái học) giữa vị từ và chủ ngữ của nó là bắt buộc

(f) Chủ đề thường xuất hiện ở đầu câu; Chủ ngữ không bị gò ép vào vị trí này

(g) Chủ ngữ đóng một vai trò nổi bật trong các “quá trình ngữ pháp” như phản hồi hoá (reflexivization), bị động hoá (passivization), tỉnh lược danh ngữ đồng sở chỉ (Equi-

NP deletion), kết chuỗi vị từ (verb serialization) và mệnh lệnh hoá (imperativization); Chủ đề không đóng một vai trò nổi bật như vậy

Kế theo, Li và Thompson đưa ra danh sách các đặc trưng sau đây, được họ coi là tiêu biểu cho các ngôn ngữ “Thiên chủ đề”:

2) (a) Trong câu, chủ đề được mã hoá bằng một ngữ đoạn xuất hiện trên bề mặt, nhưng chủ ngữ thì không nhất thiết

(b) Kết cấu bị động không thấy có, hoặc chỉ có trong những trường hợp hãn hữu, có tính chất ngoại biên

(c) Không có chủ ngữ “bù nhìn” hay chủ ngữ “zero” (There are no “dummy” or

“empty” subjects)

(d) Có loại kết cấu “Chủ ngữõ kép” (“double subject”) (hay nói theo một cách phân tích khác, loại kết cấu “Chủ đề+ Chủ ngữ” hay “Chủ đề kép hai bậc”) vốn không thấy có trong các ngôn ngữ “Thiên chủ ngữ”

Trang 20

(e) Chủ đề, chứ không phải chủ ngữ, giữ quyền kiểm định việc tỉnh lược các thành tố đồng sở chỉ

(f) Các ngôn ngữ “Thiên chủ đề” có xu hướng đặt thông tin mớiở cuối câu

(g) Không có sự gò bó nào gây trở ngại cho việc lấy thành tố này hay thành tố khác của câu làm chủ đề

(h) Các câu có cấu trúc [Đề+ Thuyết] là kiểu câu cơ bản, nghĩa là không thể phân tích như được phái sinh ra từ bất cứ kiểu câu nào khác

Cũng trong [25, tr 305-333], Edward L.Keenan cố tìm ra một cách định nghĩa phổ quát cho “Chủ ngữ” căn cứ vào việc nghiên cứu một số ngôn ngữ đa dạng Kết quả của việc nghiên cứu này là một danh sách khá dài gồm những “thuộc tính của chủ ngữ” Cần nêu rõ rằng có một số thuộc tính trong danh sách này trùng với những thuộc tính mà Li và Thompson tìm thấy trong chủ đề, và do đó không thể dùng để phân biệt hai phạm trù được Danh sách của E Keenan quá dài để có thể sao lại đầy đủ; sau đây tác giả luận văn chỉ chọn nêu một số thuộc tính cần thiết Theo Keenan xác định, một chủ ngữ tiêu biểu (basic) có những thuộc tính sau:

3) (a) Chỉ một thực thể tồn tại độc lập với cái quá trình (sự tình, biến cố v.v.) do vị ngữ biểu thị;

(b) Thường không thể thiếu vắng trong cấu trúc cú pháp;

(c) Bao giờ cũng nằm trong số những thành phần câu có quyền kiểm định đồng sở chỉ, chẳng hạn như với những trường hợp phàn chỉ, hồi chỉ zero, và đại từ hoá (so sánh với (1g), nhưng xem thêm (2e));

(d) Nằm trong số các danh ngữ kiểm định sự phù ứng của vị từ (nếu có) (ss (1e)); (e) Thường có “sở chỉ tuyệt đối” tức thường mang một tiền giả định là có tồn tại (existential presupposition);

(f) Thường là chủ đề của câu, vì vật sở chỉ của nó thường là “đã biết sẵn”, tức là nằm trong số những thông tin cũ

Trang 21

(g) Làm thành cái đích (target – mục tiêu) tự nhiên nhất của sự “đề bạt” (như trong trường hợp của thái bị động);

(h) Có tầm tác dụng logic rộng hơn các thành tố khác của câu; thường là danh ngữ đặt phía ngoài cùng (leftmost) trong những câu cơ bản; (ss với (1f ));

(i) Không được đánh dấu “cách” nếu trong câu của ngôn ngữ đang xét có một hạng danh ngữ không được đánh dấu cách

(j) Có một vai nghĩa có thể biết trước nhờ hình thái của vị từ chính (ss với (1c));

(k) Thường chỉ người hành động nêu vị từ chính là vị từ hành động;

(l) Làm cấp dưới trực tiếp của mắt gốc (root node) của câu (nghĩa là làm thành một trong các thành tố trực tiếp dưới câu)

Những công trình nghiên cứu của Li, Thompson và Keenan cung cấp cho chúng ta những tài liệu có giá trị, đem lại một kích thích tố mạnh mẽ có sức khích lệ những cuộc tìm tòi tiếp theo, nhưng nó cũng làm nảy sinh một số vấn đề phương pháp luận Khi bàn về những chuẩn tắc do mình đưa ra, Li và Thompson cho rằng họ “không có ý định thiết lập một cách định nghĩa “Chủ đề” hay “Chủ ngữ”, mà chỉ muốn phác ra những tiêu chí có thể dùng để hướng dẫn việc phân biệt chủ đề với chủ ngữ” (1976;466) Nhưng nếu các giả thiết về những thuộc tính tương liên với tính thiên chủ đề hay thiên chủ ngữ muốn có một nội dung kinh nghiệm phải chăng và do đó mà có thể trắc nghiệm được, thì cái mà ta cần chính là những định nghĩa, những tập hợp thuộc tính cần và đủ để bảo đảm rằng chủ ngữ và chủ đề là những khái niệm có thể nhận diện được một cách không mơ hồ (không có những điểm lưỡng khả) trong các ngôn ngữ khác nhau, và hai thuật ngữ

“Chủ đề” và “Chủ ngữ” sẽ không thay đổi nghĩa khi được đem ứng dụng cho những ngôn ngữ khác nhau

Trong các thuộc tính của chủ đề và chủ ngữ được Li, Thompson và Keenan kê ra trong danh sách của họ, rõ ràng là có nhiều thuộc tính nên coi là những giả thiết có tính kinh nghiệm về chủ đề và chủ ngữ thì tự nhiên hơn là coi đó như những tiêu chuẩn để

Trang 22

nhận diện hai thành phần này Trong số đó, đáng chú ý đặc biệt là những thuộc tính mà các tác giả này cho là “thường thường” thấy có ở chủ đề hay chủ ngữ Quả tình hai chữ

“thường thường” này không nhất thiết là làm giảm giá trị tiêu chuẩn của các thuộc tính hữu quan vì ở đây có bao hàm một sự mơ hồ tùy theo cái bình diện mà các các tác giả ấy có ý định nói đến khi dùng các trạng ngữ kia Nói rằng chủ ngữ “thường là” cái danh ngữ đặt ngoài cùng ở bên trái câu chẳng hạn, có thể có nghĩa là “tình hình thường thường là như thế trong tất cả các thứ tiếng có chủ ngữ, mà cũng có thể có nghĩa là đa số các thứ tiếng có chủ ngữ đều có thuộc tính này” Hiểu theo cách thứ nhất, thì đây có thể là một thuộc tính định nghĩa, tuy chẳng phải là một thuộc tính định nghĩa thỏa đáng lắm, vì nó là một thuộc tính thuộc về cách mã hoá, và vì vậy phải linh động cho phép có sự dị biệt ít nhiều giữa các ngôn ngữ – mức độ linh động đến mức nào vẫn còn là một vấn đề có tính kinh nghiệm Nhìn chung, những thuộc tính thuộc về phương thức mãõ hoá như vị trí, sự phù ứng, cách đánh dấu “cách”, v.v., tốt hơn cả là nên gạt ra ngoài những định nghĩa khái quát Các định nghĩa có thể tự giới hạn trong việc nêu lên một cách mã hoá (võ đoán) trên bề mặt nào đó của những thuộc tính toát ra từ việc hiển ngôn hoá cái chức năng, hay cái nội dung, của “Chủ đề” hay “Chủ ngữ”

Sau những điều nhận xét sơ bộ trên đây, ta đã có thể bắt tay vào việc xác định một tập hợp những thuộc tính như vậy

1.1.1 Chủ đề

Ta thường thấy nói rằng chủ đề là thành phần nêu rõ câu đang xét“nói về cái gì, về đề tài nào” Một cách lập thức hữu ích hơn là cách của Chafe: “Nhiệm vụ của chủ đề là giới hạn khảø năng ứng dụng của kết cấu vị ngữ chính (tức phần Thuyết) vào một lĩnh vực hữu hạn.” (Chafe 1976; 50) Chức năng này bao hàm hai loại thuộc tính: những thuộc tính có liên quan đến ngôn cảnh và những thuộc tính có liên quan đến sở chỉ trong nội bộ của câu

Một thuộc tính có liên quan đến ngôn cảnh thường được gán cho chủ đề là tính cho sẵn (given) Li và Thompson lại còn đòi hỏi chủ đề phải xác định về ngữ nghĩa (xem(1a),

Trang 23

tr 22) Có tính xác định có nghĩa là có một sở chỉ duy nhất, tức là tiền giả định rằng người nghe có thể xác định được căn cước đơn nhất của vật sở chỉ Li và Thompson đưa

cả sở chỉ tổng loại (generic reference – chẳng hạn như Hổ là giống ăn thịt) vào phạm trù xác định, nhưng dù có như vậy thì cái yêu cầu của họ hình như cũng quá “mạnh” Ta thử xét các ngữ đoạn gạch dưới (1)B và (2)B, là những ngữ đoạn mang những thuộc tính

“Chủ đề” rất rõ:

(1) A: Do you sell spirits and tobacco here?

(Ở đây có bán rượu mạnh với lại thuốc lá không?)

B: Spirits we are not allowed to sell here, unfortunately As for tobacco, we only stock cigar

(Rượu mạnh thì rất tiếc là ở đây chúng tôi không đươc phép bán; còn thuốc lá thì chúng tôi chỉ có mỗi xì-gà thôi.)

(2) A: How about a swim and a game of tennis?

(Ta bơi một vòng rồi làm một ván quần vợt nhé, anh thấy thế nào?)

B: A game of tennis I might consider; but as for a swim, I don’t feel quite up to it this morning

(Một ván quần vợt thì may ra cũng được; chứ một vòng bơi thì sáng nay tôi không cảm thấy mình đủ sức lắm.)

Các ngữ đoạn gạch dưới chắc chắn là chứa đựng thông tin cho sẵn, nhưng đó tuyệt nhiên không phải là những ngữ đoạn xác định dù có hiểu hai chữ này theo cách nào trong những cách hiểu hiện có Điều này cho thấy rằng ta phải phân biệt mấy loại tính cho sẵn khác nhau Một loại thứ ba có thể đồng nhất hóa với cái gọi là “thông tin cũ” hiểu theo một nghĩa đủ hẹp của thuật ngữ này W.Chafe (1976;30) có chỉ rõ rằng tính xác định có thể đi đôi với thông tin mới trong một ví dụ như:

I saw your father yesterday (Hôm qua tôi gặp bố cậu)

Trang 24

trong đó khó lòng có thể cho rằng “người nói giả định là người nghe không biết gì về cha mình”, mặc dầu ngữ đoạn đang xét có chứa đựng một thông tin mới Chafe gợi ý rằng vấn đề “thông tin mới” hay “thông tin cũ” là ở chỗ tri thức của người nghe có được

“đánh thức trở dậy” (hay “tái huy động”) trong cuộc giao tiếp hay không (“mới được đánh thức trở dậy” có thể đi đôi với “biết sẵn từ trước”) Điều này không được minh xác cho lắm, vì ở đây ta không rõ “mới được đánh thức trở dậy” cần được hiểu như thế nào Nói gọn lại, khi nói đến “thông tin đã biết sẵn”, ta cần phân biệt hai ý nghĩa quen thuộc khác nhau của “biết”:

“biết1”= tiếng Đức wissen, tiếng Na-uy vite, (gần với biết của tiếng Việt) và

“biết2”= tiếng Đức kennen, tiếng Na-uy kjenne.(gần với quen của tiếng Việt)

“Thông tin cũ” liên quan đến “tri thức mệnh đề’, tức là “biết 1” Chẳng hạn người hỏi câu “Con chó làm gì” biết1 rằng con chó có tham gia vào hành động cần được nói rõ là hành động gì trong câu trả lời, và do đó đối với người hỏi đây là thông tin cũ Trái lại

trong câu “Hôm qua tôi gặp bố cậu”, thì không phải là “cậu” biết 1 bố cậu , mà là cậu

biết 2 bố cậu

Để sơ kết lại, có thể nói rằng ta đã phân biệt được ba thứ “tính cho sẵn” khác nhau: (a) “Tính cho sẵn sở chỉ”, trong đó có tiền giả định rằng vật sở chỉ là duy nhất

(b) “Tính cho sẵn về nội dung”, như trong hai trường hợp (1) và (2) khi nội dung hay nghĩa của các ký hiệu ngôn ngữ được ngôn cảnh làm rõ và nhờ đó mà trở thành

“cho sẵn”, tuy không hề có sở chỉ được tiền giả định Cần lưu ý rằng (a) không kéo theo (b) : – Have you seen John ? (Anh đã gặp John chưa?) – No, I haven’t seen the bastard (Chưa, tôi chưa gặp cái thằng vô lại ấy)

(c) “Tính cho sẵn liên quan” bổ sung thêm cho (a) và/ hay (b), khi một yếu tố được cho sẵn nhờ mối quan hệ với một tình huống (được nêu rõ một cách chính xác ít nhiều được biểu thị bằng một ký hiệu cùng xuất hiện, thường là một vị từ)

Trang 25

“Tính cho saün lieđn quan” coù taăm quan tróng ñoâi vôùi vieôc hieơn ngođn hoùa khaùi nieôm

“tieđu ñieơm”: khaùi nieôm naøy loái tröø thöù “tính cho saün” ñoù Maịt khaùc, noù khođng theơ ñöôïc ñöa vaøo laøm tieđu chuaơn phađn ñònh chụ ñeă (nhöng ta seõ coù dòp trôû veă vôùi noù nhađn noùi veă nhöõng chuyeôn khaùc trong khi baøn veă tieâng Vieôt) Nhö vaôy, thöù tính cho saün coù taăm quan yeâu ñoâi vôùi vieôc hieơn ngođn hoùa “Chụ ñeă” khođng ñöôïc phađn ñònh roõ giöõa hai loái hình (a) vaø (b) (vaø rieđng ôû ñađy laø (c))

Chöùc naíng “baøy bieôn sađn khaâu” cụa chụ ñeă trong noôi boô cụa cađu coù theơ ñöôïc mieđu tạ nhö laø theâ öu tieđn veă sôû chư so vôùi caùc thaønh phaăn khaùc cụa cađu (so saùnh caùc thuoôc tính (3a, c, e, h) cụa chụ ngöõ do Keenan ñeă ra) Nghóa laø neâu sôû chư cụa moôt soâ thaønh phaăn leô thuoôc vaøo sôû chư cụa caùc thaønh phaăn khaùc, thì sôû chư cụa caùc thaønh phaăn khaùc seõ leô thuoôc vaøo sôû chư cụa chụ ñeă, chöù khođng bao giôø ngöôïc lái Neâu bieât chaĩc raỉng vò trí ñaău cađu laø moôt caùch ñeă hoùa cụa tieâng Anh, ta coù theơ nhaôn ra thuoôc tính naøy trong hai cađu sau ñađy ôû ví dú(3):

(3) (a) Every day five thousand people pass through that door

(Haøng ngaøy coù naím ngaøn ngöôøi ñi qua cöûa aây)

(b) Five thousand people pass through that door every day

(Coù naím ngaøn ngöôøi ngaøy naøo cuõng ñi qua cöûa aẩy.)

Cađu (3a) chư cho bieât soâ ngöôøi haøng ngaøy ñi qua cöûa aây, maø khođng ngú yù raỉng ngaøy naøo cuõng chính nhöõng ngöôøi aây ñi qua cöûa, coøn cađu (3b) ít ra cuõng coù theơ hieơu nhö vaôy Noùi moôt caùch khaùc, trong (3a) sôû chư cụa naím ngaøn ngöôøi bò boù hép lái do sôû chư cụa thaønh phaăn cađu haøng ngaøy ñöôïc chụ ñeă hoaù (Maịt khaùc, xin löu yù raỉng thaønh phaăn ñöôïc

“ñeă hoùa” naøy khođng heă gôïi cho ta caùi cạm giaùc laø noù ñöôïc “cho saün” trong cađu (3a)) Trong nhöõng caùch bieơu hieôn tính toaùn vò ngöõ tieđu chuaơn duøng cho cađu (3) (the standard predicate calculus representations of (3)), söï khu bieôt quan yeâu seõ laø moôt söï khaùc nhau veă taăm taùc ñoông cụa löôïng töø Ta coù theơ duøng khaùi nieôm “taăm taùc ñoông” ñeơ khaùi quaùt hoùa thuoôc tính “theâ öu tieđn veă sôû chư” ra ngoaøi sôû chư hieơu theo nghóa hép moôt chuùt Khođng phại chư coù caùc löôïng töø, maø cạ caùc taùc töû cuù phaùp cuõng coù theơ coù nhöõng taăm

Trang 26

tác động chồng chéo lên nhau Sở chỉ “thức” (mood) và “thì”(tense) của các câu có thể chuyển một cách tự nhiên thành những tác tử cú pháp của câu; những tác tử này biến đổi các thuyết minh các danh ngữ Vậy có thể khái quát hóa ra thành: khi các chủ đề có hình thức câu, thì tầm tác động của các tác tử câu của nó rộng hơn tầm tác động của các tác tử câu khác trong kết cấu

Để kết luận, ta có thể tập hợp các thuộc tính của chủ đề lại thành một định nghĩa khái quát của phạm trù này:

Một loại thành phần câu làm thành một phạm trù ngữ pháp có thể phân xuất trong ngôn ngữ sẽ được gọi là CHỦ ĐỀ nếu những trường hợp tiêu biểu cho thấy cả tính cho sẵn lẫn tầm tác động rộng hiểu theo những ý nghĩa đã bàn trên, sao cho mỗi trường hợp tiêu biểu đều cho thấy hoặc tính cho sẵn, hoặc tầm tác động rộng, hoặc cả hai, trong chừng mực có liên quan đến các tầm tác động chồng chéo lên nhau

Xin lưu ý rằng tuy nói “hoặc…hoặc…”, đây không phải là một định nghĩa disjunctive

như kiểu của Keenan, vì nó yêu cầu cho thấy cả hai thuộc tính trong cái phạm trù ngữ

pháp với tính cách là một toàn thể trong từng ngôn ngữ Lý do cho tính disjunctive ở bên

trong một ngôn ngữ là những trường hợp như (3a), trong đó tính cho sẵn không được biểu đạt, và những ví dụ tương tự trong các ngôn ngữ khác, trong đó có khả năng là một thành phần câu được “đề hóa” có thể được thuyết minh hai cách, hoặc là có tầm tác động rộng, hoặc là có tính cho sẵn được quy nạp, trong đó có một thuộc tính là bắt buộc

1.1.2 Chủ ngữ

Hai khái niệm “Chủ ngữ” và “Chủ đề” vốn có liên quan gần gũi với nhau; hai thực thể được gọi tên bằng hai thuật ngữ này vốn có một số thuộc tính chung Nói một cách khái quát, ta có thể miêu tả sự khác nhau giữa hai khái niệm này bằng cách nói rằng chủ ngữ tham gia cấu trúc của câu một cách hữu cơ hơn chủ đề Chủ ngữ cho thấy một sự ngữ pháp hoá đặc thù đối với một số thuộc tính nhất định của chủ đề Điều này có thể hiển ngôn hoá một cách chính xác hơn như sau

Trang 27

Những thuộc tính của chủ đề có liên quan đến ngôn cảnh không làm thành một bộ phận của cách định nghĩa khái quát của chủ ngữ; phạm trù chủ ngữ tự nó không bao hàm tính cho sẵn (xem (1a) tr 22, nhưng cần so với (3f) tr 24) So sánh chủ ngữ trong (4(a)) với cái ngữ đoạn giống như chủ đề trong (4(b)):

(4) (a) An elephant is walking down the main street

(Có một con voi đang đi dọc phố chính)

(b) As for elephants, here is one walking down the main

street (Còn nói về voi thì có một con đang đi trên phố chính.)

Không có gì cho phép ta nghĩ rằng trong câu (4a) ta có một cái gì có tính cho sẵn quy nạp, trong khi câu (4b) tiền giả định một ngôn cảnh trong đó có nói đến voi Dĩ nhiên điều này không loại trừ cái khả năng là có một ưu thế về tỷ lệ thống kê của các danh ngữ xác định, nghĩa là các danh ngữ bao hàm tính cho sãn trong bản thân, được dùng làm chủ ngữ trong các thứ tiếng khác nhau; đây trước sau cũng vẫn là một vấn đề có tính kinh nghiệm

Mặt khác, cái thuộc tính “có tầm tác động rộng” (vốn thuộc cấu trúc nội bộ của câu) có mặt trong chủ ngữ cũng như trong chủ đề, như ta có thể thấy rõ qua rất nhiều ví dụ trong sách vở; chẳng hạn, so sánh hai câu không đồng nghĩa sau đây:

(5) (a) Every boy loves at least one girl

(Mỗi anh con trai đều yêu ít nhất một cô con gái.)

(b) At least one girl is loved by every boy

(Ít nhất có một cô con gái được tất cả các cậu con trai yêu.)

Khi một ngôn ngữ cho phép đề hoá một cách tuỳ ý (như trong (3a)), chủ ngữ có thể

“được lót thêm”một phương tiện biểu thị “tầm tác động rộng” bằng một phương tiện trực tiếp hơn, và do đó cái thuộc tính chủ ngữ này có thể bị triệt tiêu trong những trường hợp như thế Sự đề hoá trở thành “trực tiếp hơn” hiểu theo nghĩa là nó có tính tùy ý và do đó quyền lựa chọn của người nói có tác dụng nhiều hơn so với chủ ngữ, vốn là một bộ phận

Trang 28

gắn bó sâu hơn với cấu trúc cú pháp – thậm chí là một thành phần bắt buộc của câu như trong tiếng Anh

Bây giờ , khi ta quay sang những thuộc tính khu biệt “Chủ ngữ” với “Chủ đề”, ta có thể bắt đầu bằng việc nhận xét rằng một Chủ ngữ phải là một thành phần danh tính (nominal) Một thành phần danh tính là một thành phần mà tự nó không biểu hiện vai nghĩa bên ngoài (hình thức) của nó (như vai “tác thể”, “người hưởng lợi”, “nơi chốn”, v.v.); nghĩa là không có cách gì diễn dịch vai nghĩa của nó ra từ như thuộc tính hình thức của nó Các trạng từ, các giới ngữ, các tiểu cú chỉ thời gian thì bình thường không phải là những thành phần có danh tính, mà là những phụ ngữ, tuy có thể có danh tính trong một số hoàn cảnh cú pháp nhất định – không bị định nghĩa loại trừ (chẳng hạn như tiểu cú

trong câu I remember when we were in Italy “Tôi nhớ lại hồi chúng ta đang ở Ý”) Đặc

biệt là chủ ngữ có sẵn một vai nghĩa riêng, hay một số rất hạn chế nhưng vai nghĩa chọn lọc do trung tâm vị ngữ (thường là vị từ) phân cho nó (ss (1c), tr 22, (3k), tr 25) Để minh họa có thể lấy trường hợp phân vai trong (6b,c), trong đó trung tâm vị ngữ bị động chỉ dành cho chủ ngữ hai vai “đối tượng” và “người nhận” (trong khi trung tâm vị ngữ chủ động trong (6a) bắt buộc chủ ngữ nhận vai “người tác động”):

(6) (a) Eve gave Adam an apple (Eva đưa cho Adam một quả táo)

(b) An apple was given Adam by Eve (Một quả táo được Eva đem cho Adam.)

(c) Adam was given an apple by Eve (Adam được Eva cho một quả táo) hay (Adam được một quả táo của Eva cho - dịch sát từng chữ: Adam được cho một quả táo bởi Eva)

Ta cũng có thể lưu ý thấy rằng quyền được chọn vai nghĩa mà chủ ngữ được hưởng trong từng trường hợp là một bộ phận thích hợp lấy trong số những vai nghĩa mà vị từ với

tư cách một yếu tố từ vựng có khả năng phân bố cho các thành phần danh tính khi vị từ là

ngoại động Chẳng hạn, vị từ give có thể phân ba vai: vai “người tác động”, vai “người

nhận”, vai “đối tượng”; nhưng không có một hình thái nào của vị từ có thể phân cả ba vai này cho chủ ngữ Chủ ngữ của một vị từ ngoại động chỉ có thể được phân đủ các vai nhờ

Trang 29

việc thay đổi hình thái của vị ngữ, cụ thể là chuyển từ hình thái chủ động sang hình thái

bị động (trong chừng mực ngôn ngữ đang xét có một chủ ngữ; điều đó thì tiêu chuẩn không yêu cầu)

Cái tiêu chuẩn phân vai nghĩa này yêu cầu cái tập hợp vai nghĩa ấy phải được phân cho chủ ngữ với tính cách là một phạm trù, nghĩa là cho chủ ngữ với tư cách là chủ ngữ

Do đó tiêu chuẩn không loại trừ cái khả năng là các chủ đề trong một số trường hợp cá biệt có thể là những thành phần danh tính được trung tâm vị ngữ phân cho những vai nghĩa: chủ đề không bị gạt ra ngoài khung vai của vị từ; nhưng nó không bao giờ được phân vai với tư cách là chủ đề Chẳng hạn, một ví dụ như (7) không cản trở việc xếp các

thành phần đặt ở đầu câu trong tiếng Anh vào loại chủ đề, ngay cả khi his partner được

vị từ phân vai “người nhận”, vì nó là một bổ ngữ gián tiếp được đưa ra phía trước:

(7) His partner John had paid off years ago (Người bạn cờ bạc thì John đã trả hết nợ từ mấy năm trước)

Để tổng kết, chúng tôi định nghĩa “Chủ ngữ” như sau:

Một phạm trù thành phần câu có thể phân xuất bằng những tiêu chuẩn ngữ pháp trong một ngôn ngữ được gọi là “Chủ ngữ” nếu nó có danh tính, được mỗi trung tâm vị ngữ phân một số vai hạn chế theo cung cách đã trình bày, và có được một tầm tác động rộng với những khoản giới hạn đã trình bày

1.1.3 Khái niệm Chủ ngữ Ngữ pháp

Yêu cầu chỉ dùng những thuộc tính ngữ pháp để định nghĩa chủ ngữ là một yêu cầu rất khó thực hiện trên quy mô ngôn ngữ học đại cương, cho nên nhiều nhà ngữ học kết hợp những thuộc tính ngữ pháp với những thuộc tính lô-gích

Trong ba bốn thiên niên kỉ, tiếng Ấn - Âu đã dần dần chuyển thành những ngôn ngữ Chủ – Vị như sau: dần dần, từ những yếu tố chỉ ngôi của động từ, xuất hiện những chủ ngữ ngữ pháp, rồi các chủ ngữ này dần dần chiếm ưu thế, làm cho yếu tố chỉ ngôi mất dần tác dụng và có thể biến đi

Theo cách chia loại hình của Li và Thompson (1976), trong thứ tiếng Ấn - Âu, vốn

Trang 30

thuộc loại SOV (nếu xét những câu điển hình trong đó chủ ngữ đồng thời là chủ đề), hình như có một sự giằng co giữa hai cách quy chế hóa lấy quan hệ Đề- Thuyết và quan hệ Chủ-Vị làm đối tượng Danh ngữ chiếm ưu thế là danh ngữ làm chủ đề chỉ người hành động, chứ không phải chủ ngữ ngữ pháp, tuy mối quan hệ chủ vị cũng có thể được đánh dấu Chẳng hạn, chủ đề chỉ người hành động kiểm định phép tỉnh lược, và kết cấu “phản thân” Sự phù ứng giữa danh ngữ và động từ rất khó xác định: không rõ động từ phù ứng với danh ngữ chỉ đề, chỉ người hành động hay là chủ ngữ

Dần dần, do xu hướng chung của ngôn ngữ là thường lấy chủ thể của hành động, của quá trình, của trạng thái làm chủ đề, cho nên những đặc trưng hình thái học đánh dấu chủ đề dần dần gắn chặt vào danh ngữ chỉ những vai thường được chọn làm chủ đề hơn cả, vai chủ thể hành động chẳng hạn, đến nỗi các danh ngữ này vẫn giữ những đặt trưng đó ngay cả khi không chỉ chủ đề: đến một lúc nào đó những đặc trưng ngữ pháp của chủ đề trở thành những đặc trưng ngữ pháp của một vai nghĩa, thường là vai có quan hệ nghĩa trực tiếp nhất với động từ làm trung tâm của sở thuyết Bây giờ trong cấu trúc cú pháp của câu đã xuất hiện một yếu tố gắn chặt với động từ về ngữ pháp (bằng sự phù ứng về ngôi, số chẳng hạn), thường có cương vị chủ đề lô-gích nhưng có thể không có cương vị đó Đến đây có thể phân biệt hai trường hợp

1 Thứ nhất là trường hợp của những ngôn ngữ có trật tự từ ngữ tự do: trong các ngôn ngữ này, cấu trúc đề-thuyết có thể được đánh dấu bằng trật tự từ ngữ, trong khi hình thái

“cách” đánh dấu các vai Trong một ngôn ngữ như vậy, ta sẽ có sự phân biệt giữa hai

cách tuyến hoá Tôi xây nhà này và Nhà này tôi xây cho phép đặt vai “đối tượng” làm chủ đề Ngoài ra, trong giao tế vẫn có tình huống đòi hỏi diễn đạt ý Nhà xây trên bờ trong đó

không cần hoặc không thể nhắc đến người hành động, và chủ đề được coi như ở vào một trạng thái nào đó nhiều hơn là như đối tượng của một hành động: nhu cầu đó làm phát sinh một hình thái mới của động từ – thái bị động

2 Đối với trường hợp thứ hai, trường hợp của các ngôn ngữ có trật tự cố định (hoặc đã trở thành cố định trong khi mất dần các hình thái cách), nhu cầu về thái bị động còn

Trang 31

bức thiết hơn nữa, vì khó có cách gì khác để đưa một đối tượng hành động vào cương vị chủ đề

Tuy nhiên, thái bị động của động từ vẫn không giải quyết hết được nhu cầu nói trên Thường thường chỉ có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp mới được làm chủ ngữ của động từ ở thái bị động (và do đó có thể đặt ở vị trí chủ đề) Còn những vai khác thì vẫn khó có được khả năng này, nhất là trong các ngôn ngữ đã quy chế hoá trật tự của từ và mất ít nhiều hay mất hẳn hình thái cách, nay nó đã trở nên thừa Vả lại kết cấu bị động không phải lúc nào cũng dễ dùng

Trong khi đó, nhu cầu phản ánh cấu trúc của mệnh đề vẫn là một nhu cầu bức thiết đối với việc giao tế: người nghe chỉ hiểu đúng ý người nói được qua hướng khai triển của

tư duy trong câu

Trong các ngôn ngữ có trật tự từ ngữ tự do và vẫn giữ nguyên hệ thống cách, tình hình có khác Các ngôn ngữ này, sau khi đã chuyển các hình thái đánh dấu chủ đề thành những hình thái đánh dấu chủ ngữ, bèn sử dụng trật tự của từ ngữ vào việc phản ánh cấu trúc của mệnh đề Chủ đề chiếm một vị trí nhất định trong câu, thường là vị trí đầu câu, trước phần thuyết

Đặc trưng này làm cho các ngôn ngữ biến hình điển hình có chỗ giống với các ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt và tiếng Hán, vốn là những ngôn ngữ không có cấu trúc chủ

vị Và do đó, dĩ nhiên đề phải nằm bên trong cấu trúc cú pháp Những thứ tiếng này có thể gọi là những ngôn ngữ dùng nội đề

Cho nêân bên cạnh loại hình học do Li và Thompson đề nghị (1976) -trong đó các ngôn ngữ “thiên chủ ngữ” (như tiếng Âu châu) đối lập với các ngôn ngữ “thiên chủ đề” (tiếng Hán, tiếng Lisu), còn các ngôn ngữ vừa “thiên chủ ngữ” vừa “thiên chủ đề” (tiếng Nhật, tiếng Triều Tiên), và các ngôn ngữ “chẳng thiên chủ đề, chẳng thiên chủ ngữ” (các thứ tiếng Philippines) làm thành hai loại hình trung gian - có thể đề nghị một loại hình học khác mà tiêu chuẩn phân loại chủ yếu là sự tồn tại hay không tồn tại của chủ đề và chủ ngữ ở bên trong cấu trúc cú pháp cơ bản của câu

Trang 32

Sự phân biệt giữa các loại hình này quan trọng hơn sự phân biệt giữa các loại hình

do Li và Thompson đề nghị rất nhiều Nó quyết định cách miêu tả ngữ pháp của các ngôn ngữ thuộc từng loại hình

Ta có cơ sở để nghĩ rằng chính vì chủ đề không có một vị trí nào trong cấu trúc cú pháp cơ bản của đa số các phương ngữ Ấn - Âu mà trong mấy mươi thế kỉ ngữ pháp truyền thống Âu châu có thể không đả động gì đến khái niệm chủ đề và do đó có thể dùng cái danh từ có nghĩa là chủ đề để gọi chủ ngữ, dùng cái danh từ có nghĩa là sở thuyết để gọi vị ngữ

Ta cũng có cơ sở để nghĩ rằng chính vì sự có mặt của chủ đề trong cấu trúc cú pháp

cơ bản của câu tiếng Tiệp mà trường Praha là trường ngôn ngữ học đầu tiên thấy cần phải nói đến cấu trúc đề - thuyết trong ngữ pháp một cách có hệ thống, lại gọi nó là “sự

phân đoạn thực tại của câu” (hàm ý sự phân đoạn chủ - vị chỉ là giả ngụy hay ít ra chỉ có

giá trị hình thức)

1.1.2 Cấu trúc Đề – Thuyết

Năm 1965, Lawrence C Thompson, một tác giả thuộc trường phái miêu tả, đã chứng minh rằng tiếng Việt không có chủ ngữ (grammatical subject), mà chỉ có Chủ đề Lô-gích (logical subject) Đây là một điều hiển nhiên, vì trong tiếng Việt theo Cao Xuân

Hạo chỉ có Chủ đề lô-gích được ngữ pháp hóa – được đánh dấu bằng chữ thì khi biên giới

giữa Đề và Thuyết chưa được phân rõ

Theo cách phân loại hình mới đối với các ngôn ngữ của thế giới (kể từ 1976, năm

xuất bản cuốn Subject and Topic của Ch Li và S.A Thompson), tiếng Việt cùng với tiếng

Hán, tiếng La Hu , v.v., phải được xếp vào lọai hình các ngôn ngữ Đề-Thuyết, trong đó Đề không được ngữ pháp hóa như chủ ngữ của các ngôn ngữ Ấn - Âu, nhưng lại được

Trang 33

đánh dấu (khi cần thiết) bằng một chữ như chữ thì Làm Đề cho câu tiếng Việt có thể là

bất cứ vai nghĩa nào, kể cả vai đối tượng của hành động (“bổ ngữ trực tiếp”) hay khung

cảnh của sự tình (ví dụ: Cơm đã dọn xong, Bàn lau rồi đấy, Hôm qua mưa, Tham thì

thâm)

Những đặc trưng lọai hình học của tiếng Việt kéo theo những hệ quả quan trọng về ngữ pháp khiến cho nó khác hẳn các thứ tiếng phương Tây -trong đó có sự phân biệt về

thái (voice) tức sự phân biệt ngữ pháp giữa “chủ động” và “bị động”- vì Đề có thể đảm

đương bất cứ vai nghĩa nào trong câu

Theo PGS.Cao Xuân Hạo: “Cấu trúc Đề - Thuyết của câu là một hiện tượng thuộc bình diện logic ngôn từ (Logico-discursive), nghĩa là nó thuộc lĩnh vực logic trong chừng mực logic, được tuyến tính hóa trong ngôn từ và thuộc lĩnh vực ngôn từ, trong chừng mực nó phản ánh tác động nhận định của tư duy” [7,67]

Trong tiếng Việt, cấu trúc cơ bản của câu chia làm hai phần Đề -Thuyết tương ứng với hai phần sở đề (subjectum / Thema) và sở thuyết (praedicatum / Rhema) của một mệnh đề trong logic học

Sự cấu trúc hóa câu thành hai phần Đề và Thuyết không lệ thuộc vào tính chất của sự tình được trần thuật Nội dung nghĩa học của nó nằm trọn trong cách tổ chức mệnh đề theo một hướng đi nhất định của tư duy: xuất hiện lần lượt cái trước và cái sau (cái xuất phát và cái kết thúc)

Chủ ngữ trong các thứ tiếng Châu Âu chỉ có mấy vai nhất định như:

- Người hành động

- Người tác động

- Người mang tính chất (thường xuyên thuộc bản chất)

- Người mang trạng thái (nhất thời)

Cho nên nó cần có một cái vai khác nữa, cấu tạo bằng cách dùng thái bị động (thái

bị động không phải là một cái nghĩa, nó chỉ là một hình thức; nó là một phạm trù ngữ pháp chỉ một vai khác đó là vai bị động (vai bị thể))

Trang 34

Trong khi câu tiếng Việt không có chủ ngữ, ví dụ: Cơm đã dọn lên; Con gà này thịt

rồi; Sách này đọc rồi (không cần thêm bị và được), thì trong các thứ tiếng Châu Âu lại

sẽ không có những câu như vậy

Ta xét câu: Cơm đã dọn lên vì cơm không làm được gì hết, cơm không phải là người hành động mà cũng không phải là người tác động (nó không phải là người) Cơm là chủ

đề (phần Đề), dọn lên là phần Thuyết

Cấu trúc Đề - Thuyết khác với cấu trúc Chủ - Vị ở chỗ là Đề không quy định cho nó một cái vai gì hết Sự khác nhau cơ bản là về ngữ nghĩa Chủ ngữ của tiếng Ấn - Âu chỉ

đảm đương một số vai nghĩa rất hạn chế, thường là vai hành thể, trong khi chủ đề của

những ngôn ngữ như tiếng Hán hay tiếng Việt có thể đảm đương bất cứù vai gì, thâïm chí không cần có liên quan gì đến vị từ trung tâm của câu làm thành phần Thuyết, nghĩa là nó có thể không phài là một diễn tố – một chủ ngữ hay một bổû ngữ bắt buộc của vị từ 1.2 Cách bổ cứu nhất thiết của các ngôn ngữ Chủ- vị

1.2.1 Thế nào là THÁI (voice hay diathesis) trong các ngôn ngữ Ấn - Âu

Trong tất cả các từ điển Ngôn ngữ học của thế giới chưa bao giờ có hai khái niệm

“câu bị động” và “nghĩa bị động” Nếu có từ mục “bị động” hay “chủ động” (passive hay active), thì thế nào người tra từ điển cũng được chỉ dẫn để xem voice (thái) hay

diathesis (sự tương phản về thái)

Sở dĩ như thế là vì thái là một khái niệm thuần túy hình thái học (như các từ điển

đều nói rất rõ) vì câu có được ý nghĩa chủ động hay bị động hoàn toàn là do các phương tiện hình thái học của câu ấy sử dụng thái nào: thái chủ động hay thái bị động Chẳng

hạn nếu dịch một câu như Nó bị một quả đấm rất đau ra tiếng Pháp, ta có thể có:

1 Il est frappé d’un coup de poing qui lui fait très mal.(câu sử dụng thái bị động– dịch sát từng chữ: Nó bị đánh bởi một quả đấm làm cho nó rất đau)

2 Il recoit un coup de poing qui lui a fait très mal (câu sử dụng thái chủ động – dịch sát từng chữ: Nó nhận được một quả đấm làm cho nó rất đau)

Trang 35

Trong một thứ tiếng như tiếng Pháp hay tiếng Châu Âu nói chung, bất cứ ý nghĩa

nào cũng đều có thể diễn đạt bằng hai cách (thái), chủ động hay bị động Điều kiện bắt

buộc duy nhất là câu phải có đủ ba vai nghĩa được biểu thị bằng một danh từ chỉ người hành động, một vị từ chỉ hành động, và một danh ngữ nữa chỉ người hay vật bị tác động Nhưng điều quan trọng nhất là cả ba vai nghĩa ấy đều phải được ngữ pháp hoá bằng hình thái học

Trong tiếng Hán hiện đại hình như đã bắt đầu manh nha có một cách dùng chữ bei (Hán Việt bị) như một phụ tố (tiền tố) bên cạnh một số khá lớn phụ tố khác Thế mà

Triệu Nguyên Nhậm (Chao Yuen Ren), một ngôi sao cực sáng của nền ngôn ngữ học

miêu tả Mỹ (descrpiptive linguistics) vẫn chế nhạo chữ bị ấy như một cái lỗi không thể

dung tha, gọi nó là một từ mọi rợ làm hỏng tiếng Trung Quốc, vì đó là thứ văn của bọn

“thông ngôn” vô văn hoá (“translatese”)

Vậy thì thế nào là thái ? Theo lý thuyết “ngữ pháp cải biến” (Transforma-tional

Grammar) của Noam Chomsky – mà ngày nay gần toàn bộ nền ngôn ngữ học Mỹ và một số rất đông đảo các nhà ngữ học khắp thế giới (trừ các tác giả đi theo khuynh hướng ngữ pháp chức năng) đều tán thưởng, nội dung của việcï cải biến từ “câu lõi” (kernel sentence) chuyển nó thành câu phái sinh (derived hay transform) là như sau:

Xuất phát từ câu lõi, vốn mang thái chủ động (active voice), gồm có:

1 Một Danh từ chủ ngữ (subject Noun) mang hình thái danh cách (nominative) chỉ người tác động hay nhân tố tác động (agentive)

2 Một Vị từ (verb) mang hình thái trần thuật (indicative hay declarative) có ngôi (person), số (number) (và, trong một số ngôn ngữ Châu Âu, cả giống hay giới tính (gender) nữa) phù hợp về hình thái học với Danh từ chủ ngữ, đồng thời mang hình

thái của thì (tense) quá khứ / phi quá khứ

3 Một Danh từ bổ ngữ chỉ đối tượng bị tác động, mang hình thái tốá cách (accusative) – có thể thay bằng đại từ cũng mang hình thái ấy, hoặc thay bằng một vị từ mang hình thái vô định (infinitive)

Trang 36

Xuất phát từ câu lõi ấy, người nói phải tiến hành một thao tác cải biến hay chuyển

hoán (transformation) thành một câu mang thái bị động (passive voice) gồm có:

a Danh từ chủ ngữ (subject Noun) mang danh cách (nominative) nhưng

lại chỉ đối tương chịu sự tác động (Goal hay Patient) của vị từ ngoại động (nay đã

mang một hình thái khác hẳn – xem b)

b Một ngữ đoạn vị từ biểu thị thái bị độïng, gồm có:

1 Một hệ từø (copula) được coi là không có nghĩa từ vựng, gọi là auxilliary (trợ ngữ)

Cái trợ ngữ này được xử lý như là trung tâm (head) của ngữ đoạn vị từ, vì nó có hình thái phù hợp với chủ ngữ về ngôi,về số, trong khi phần thứ hai kế theo lại không phải tuân theo những yêu cầu này

2 Một hình thái phái sinh của vị từ dùng trong câu lõi thường bị gọi nhầm là “phân từ quá khứ” (past participle) 2

c Một danh từ chỉ người tác động (hay nhân tố tác động) gọi là “bổ ngữ tác cách” Trong các ngôn ngữ còn giữ hệ thống biến cách (tiếng Latin, tiếng Nga) danh từ này mang hình thái ly cách (ablativus casus) hay tạo cách (tvoritel’nyj padezh’) Còn trong những ngôn ngữ đã có khuynh hướng phân tích tính, danh từ đó lại phát triển thành

một ngữ giới từ dùng một trung tâm giới từ như by trong tiếng Anh (= bởi) hay par

trong tiếng Pháp (= bởi) cho nên danh từ trong “câu lõi” (chưa cải biến) trở thành bổ ngữ của chính các giới từ đó và có thể có những hình thái bổ ngữ tương ứng

Đó là tình hình phổ biến trong các ngôn ngữ Ấn - Âu Đặc trưng chung của các ngôn ngữ này là hệ thống ngữ pháp gồm có hai phần song tồn là cú pháp học và hình thái học, trong đó hình thái học là phần chính trong quá trình ngữ pháp hoá Ngoài căn tố ra, các ngôn ngữ Ấu Âu còn có hai yếu tố mà các ngôn ngữ đơn lập không có: phụ tố (affixes: prefixes – tiền tố, suffixes – hậu tố, infixes – trung tố) và biến vĩ (desinences hay inflectional endings)3 Trong đó tiêu biểu nhất là biến vĩ, vì chính biến vĩ, đặc biệt là

2 Thật ra đó là một hình thái vị tính từ có thề gọi là vị tính từ bị động

3 Phụ tố cũng là một yếu tố có mặt trong các ngôn ngữ chắp dính như tiếng Thổ-nhĩ-kỳ hay tiếng Nhật Bản, tiếng Hàn Quốc Còn tiếng Hán cổ điển (đời Đường –Tống và tiếng Việt hiện đại thì không Riêng trong tiếng Trung quốc hiện đại, thường gọi là Phổ thông thoại (Putonghwa, Mandarin Chinese (Quan thoại) hay Bạch thoại, thì hiện nay đã bắt đầu có những phụ tố

Trang 37

biến vĩ bên trong (nằm ngay trong căn tố của từ (kiểu như man >men hay foot> feetvì đó là một hình thái chỉ riêng ngôn ngữ biến hình mới có, còn ngôn ngữ chắp dính thì không 1.2.2 Tại sao tiếng Việt không cần THÁI?

Như tất cả các tác giả theo hướng ngữ pháp chức năng đều nói rất rõ, Tiếng Việt,

cũng như các ngôn ngữ Đề Thuyết khác không cần đến thái, và hơn thế nữa, không thể có thái, là vì :

1 Trước tiên, nó không có hình thái học như các ngôn ngữ biến hình hay chắp dính, và cũng không có từ đa tiết hay đa hình vị với tư cách một đơn vị ngữ pháp cơ bản

(Đơn vị ngữ pháp cơ bản của tiếng Việt là TIẾNG, hay ÂM TIẾT - HÌNH VỊ, như các

nhà đông phương học Nga, và sau họ là Nguyễn Tài Cẩn, đã chứng minh)

2 Đặc biệt, tiếng Việt không có câu Chủ - Vị Mãi đến năm 1976 của thế kỷ trước, giới ngữ học mới vỡ lẽ ra rằng khái niệm chủ ngữ (gramma-tical Subject) tuyệt nhiên không phải là một phổ niệm ngôn ngữ học, nghĩa là một khái niệm phổ quát mà bất kỳ thứ tiếng nào của nhân loại cũng phải có Ngay các ngôn ngữ Châu Âu – cội nguồn của cái định kiến sai lầm này, cũng chỉ bắt đầu có chủ ngữ từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên, suốt mấy trăm ngàn năm lịch sử về trước các thứ tiếng này đều là những ngôn ngữ Đề -Thuyết, như các nhà sử học ngôn ngữ cổ đại đã chứng minh, dựa trên những bằng chứng rút từ các văn bản Kinh Vệ- đà (xem Li & Thompson 1976)

Lẽ ra điều này phải được biết từ lâu, ít nhất là khi người Hy Lạp cổ đại đã biết được những quy luật cơ bản của tư duy và ngôn ngữ, nhất là biết rằng ngôn ngữ là công cụ biểu đạt tư duy, và câu nói của con người chẳng qua là hình ảnh bằng âm thanh của một nhận định (một “mệnh đề”), mà một mệnh đề thì bao giờ cũng có một phần Đề (Thema hay Topic) và một phần Thuyết (Rhema hay Comment) Đó chính là kết cấu tự nhiên – cho nên tất yếu và phổ quát – của tư duy toàn nhân loại

do những từ trước kia vốn là căn tố thực từ trung tâm của ngữ đoạn (như tzư (tử), er (nhi, nhĩ) đã dần dần hư hoá mà trở thành phụ tố và do đó có phần nhích về phía loại hình chắp dính Các ngôn ngữ chắp dính nhờ phụ tố mà có một cái gì giống như hình thái học Dù sao, trong các ngôn ngữ này cũng không thể nào có hiện tượng biến hình như các ngôn ngữ Ấn - Âu, mà hiện tượng biến hình tiêu biểu nhất là biến hình bên trong căn tố như trong tiếng Đức cổ, vốn còn để lại dấu vết trong cách

luân phiên man / men hay foot / feet, goose / geese của tiếng Anh

Trang 38

“Khi nói, con người đưa ra một cái Đề, rồi nói lên một điều gì về cái Đề ấy” 4– đó chính là cách định nghĩa đúng nhất và rõ nhất của câu nói điển hình và cơ bản: câu trần thuật, cội nguồn của mọi loại câu mà con người có thể dùng sau khi thêm những tình thái nhất định (nhân định, hỏi, than, ra lệnh, v.v.)

Các nhà ngữ học cũng phải chờ rất lâu mới nhận ra rằng khái niệm chủ ngữ không thể định nghĩa bằng cách nào khác hơn là bằng những thuộc tính hìmh thái học (biến cách, hình thái ngôi, số, giống, mối quan hệ hình thức với vị từ, v v.), mà một sinh viên năm thứ nhất cũng có thể thấy ngay là không thể nào có tính phổ quát được

Ngoạn mục nhất là những cố gắng tuyệt vọng của E L Keenan (1976) nhằm tìm

ra một cách định nghĩa có ít nhiều tính phổ quát về khái niệm “Chủ ngữ” Sau khi so sánh mấy trăm ngôn ngữ được coi là có “Chủ ngữ”, rốt cục ông chỉ thấy các thứ “Chủ ngữ” này phảøi được phân chia ra thành dăm sáu chục “mức độ” khác nhau so với một “lý tưởng” trừu tượng về “Tính chủ ngữ” Câu kết luận duy nhất mà các bạn đồng nghiệp của Keenan có thể rút ra được từ bài nghiên cứu công phu này của ông là không làm gì có một khái niệm “Chủ ngữ”õ có thể định nghĩa một cách phổ quát, và chính vì thế mà những thứ chủ ngữ được “tìm thấy” trong khắp các thứ tiếng thuộc những loại hình khác nhau là một mớ hỗn tạp bị tập hợp lại một cách cực kỳ khiên cưỡng và bất chấp sự thật Chỉ vì cái định kiến hoàn toàn vô căn cứ là “ngôn ngữ của toàn nhân loại đều phải có chủ ngữ”

Nếu đứng trên lập trường của tư duy nhân loại, thì lẽõ ra phải nói: nếu “ngôn ngữ là cách diễn đạt tư duy bằng tiếng nói” (E Sapir) thì ngôn ngữ của toàn nhân loại phải có Đề và Thuyết

Nhưng tiếc thay, nhận định như vậy cũng không đúng sự thật, vì rõ ràng là câu của nhiều thứ tiếng Ấn - Âu không hề thấy đánh dấu Đề và Thuyết

Tuy nhiên dù sao cũng phải thấy rằng cấu trúc Đề- Thuyết của câu tự nhiên hơn (vì có căn cứ trong cách tư duy của toàn nhân loại) so với cấu trúc chủ vị trong đó khá

4 Ch F Hockett An Introduction to Modern Linguistics Washington 1958)

Trang 39

nhiều ngôn ngữ Ấu - Âu cho thấy chủ ngữ chỉ là một từ vô nghĩa (như trong những câu có

“Chủ ngữ bù nhìn” (dummy sbject: it, il, es trong kiểu câu vô nhân xưng (impersonal) của

tiếng Anh tiếng Pháp và tiếng Đức, khi đề tài (theme hay topic của câu) bị thay thế bằng một đại từ không thay mặt cho ai, cho cái gì hết, chứng tỏ rằng “Chủ ngữ” chỉ là một từ vô nghĩa nhưng lại bắt buộc phải có mặt (nếu không, câu sẽ sai ngữ pháp và không thể chấp nhận được)

Mặt khác, chủ ngữ trong câu tiếng Ấn - Âu hoàn toàn lệ thuộc vào vị ngữ: giữa hai bên bao giờ cũng có một mối liện hệ chặt chẽ và nhất thiết bắt buộc về hình thái học (chi phối ngôi (person), số (number), giống (gender) khiến cho hai yếu tố làm thành một khối không thể chia tách, và sự cùng có mặt của hai yếu tố này quan trọng đến mức cứ hễ có nó là người bản ngữ lập tức có cảm giác đó là một câu, ngay cả khi hai cái không thể nào được hiểu như một câu

Trong khi đó, giữa Đề và Thuyết của câu đơn lập tuyệt nhiên không cần có một mối liên hệ gì hết, về ngữ pháp cũng như về nghĩa, mà người bản ngữ vẫn hiểu một cách hoàn toàn minh xác Chẳng hạn ta thường gặp những câu như:

1 Việc này ít nhất phải năm mươi triệu hay

2 Ông Tư thì thằng Thái nó đi bộ đội rồi hay

3 Theo tôi thì lúc nào cũng được

Trong câu 1, việc này chẳng thấy có liên hệï logic gì với năm mươi triệu cả (thâm chí việc này cũng không phải là diễn tố hay chu tố của 50.000.000) Trong câu 2 dĩ nhiên người nghe phải biết rằng ông Tư là bố của thằng Thái mới hiểu được ý nghĩa của phát

ngôn, nhưng điều này tuyệt nhiên không được nói ra một cách hiển ngôn (trong các thứ tiếng Ấn - Âu không thể nói như thế được)

Do đó bất cứ một phần Đề nào cũng có thể kết hợp với bất cứ phần Thuyết nào Trong những câu như:

Cơm đã bưng lên

Chuyện đã kể xong

Trang 40

Bài toán đã giải được rồi

Con gà mái tơ mai mới thịt

Tuyệt nhiên không cần có thêm một từ nào (đặc biết là bị hay được) người nghe

cũng vẫn hiểu hoàn toàn minh xác

Cho nên các tác giả viết theo quan điểm chức năng đều nêu rất rõ rằng các ngôn ngữ Thiên chủ đề không bao giờ cần đến sự phân biệt giữa bị động và chủ động Không những thế, mà một biên tập viên nhà xuất bản Văn học còn cho chúng tôi biết rằng trong khi dịch các tác phẩm văn học tiếng Châu Âu, có những dịch giả nổi tiếng cũng lẫn

lộn giữa chủ động và bị độäng trong những hình thái gọi là “phân từ” (participles) Xét về

thực chất ngữ pháp cũng như về nghĩa học, đây là những hình thái phái sinh của vị từ (deverbal) được dùng như một thứ tính từ (adjective) Trong tiếng Anh, tiếng Pháp hay

tiếng Nga đều do sự đối lập giữa hai thái chủ động và bị động Chẳng hạn émouvant (chủ động, nghĩa: có tác dụng làm cho người ta xúc động) đối lập với ému(e) (bị động, nghĩa:

(bản thân) thấy mình xúc động)5 Thế nhưng có nhiều dịch giả Việt Nam không mấy khi dịch đúng những hình thái ấy, và đến khi biên tập viên sửa lại theo nghĩa đúng, họ thường nhất định không chịu sửa, vì không tài nào hiểu nổi hai bên khác nhau ở chỗ nào 1.3 Những vai nghĩa mà Đề (chủ đề và khung đề) thường đảm đương

Trong công trình nghiên cứu ngữ pháp chức năng của mình, tác giả Cao Xuân Hạo có giới thiệu những vai nghĩa mà Đề (chủ đề và khung đề) thường đảm đương [7, tr 84-86] Để thấy rõ hơn các vai nghĩa này trong tiếng Việt, hai tác giả Hoàng Dũng và Bùi Mạnh

Hùng đã trình bày chúng trong bài Những tri thức và kỹ năng về tiếng Việt cần được dạy

và học ở nhà trường phổ thông 6 gồm 22 vai nghĩa sau:

Ngày đăng: 10/06/2014, 12:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  2.1:  Thống kê  số  lượng,  tỉ  lệ  của  các  câu  dùng  từ  được  và  bị  diễn  đạt  “nghĩa  bị  động” và “nghĩa chủ động” (Nguồn: [30], [31], [32], [33], [34], [35], [41],[44],[45],[46],  [47]) - câu bị động” và “nghĩa bị động” trong tiếng việt
ng 2.1: Thống kê số lượng, tỉ lệ của các câu dùng từ được và bị diễn đạt “nghĩa bị động” và “nghĩa chủ động” (Nguồn: [30], [31], [32], [33], [34], [35], [41],[44],[45],[46], [47]) (Trang 44)
Đồ thị 2.2: Câu có từ được diễn đạt “nghĩa chủ động” và “nghĩa bị động” - câu bị động” và “nghĩa bị động” trong tiếng việt
th ị 2.2: Câu có từ được diễn đạt “nghĩa chủ động” và “nghĩa bị động” (Trang 45)
Đồ thị 2.1: Câu có từ bị diễn đạt “nghĩa chủ động” và “nghĩa bị động” - câu bị động” và “nghĩa bị động” trong tiếng việt
th ị 2.1: Câu có từ bị diễn đạt “nghĩa chủ động” và “nghĩa bị động” (Trang 45)
Bảng 2.2: Thống kê số lượng, tỉ lệ của từ được và bị trước vị từ trung tâm diễn đạt “nghĩa - câu bị động” và “nghĩa bị động” trong tiếng việt
Bảng 2.2 Thống kê số lượng, tỉ lệ của từ được và bị trước vị từ trung tâm diễn đạt “nghĩa (Trang 46)
Đồ thị 2.4: Từ được trước vị từ mang “nghĩa chủ động” và “nghĩa bị động” - câu bị động” và “nghĩa bị động” trong tiếng việt
th ị 2.4: Từ được trước vị từ mang “nghĩa chủ động” và “nghĩa bị động” (Trang 47)
Bảng  2.3:  So  sánh  những  cặp  câu  có  sử  dụng  từ  “bị”  và  “được”  và  sau  khi  lược  bỏ  từ - câu bị động” và “nghĩa bị động” trong tiếng việt
ng 2.3: So sánh những cặp câu có sử dụng từ “bị” và “được” và sau khi lược bỏ từ (Trang 53)
Bảng  2.4:  So  sánh  những  cặp  câu  có  sử  dụng  từ  “bị”  và  “được”  và  sau  khi  lược  bỏ  từ - câu bị động” và “nghĩa bị động” trong tiếng việt
ng 2.4: So sánh những cặp câu có sử dụng từ “bị” và “được” và sau khi lược bỏ từ (Trang 56)
Bảng 3.1: So sánh những câu có bị và được với những câu có những vị từ và những ngữ vị  từ có ý nghĩa tương tự - câu bị động” và “nghĩa bị động” trong tiếng việt
Bảng 3.1 So sánh những câu có bị và được với những câu có những vị từ và những ngữ vị từ có ý nghĩa tương tự (Trang 68)
Bảng 3.2: Thống kê những cách khác để diễn đạt “nghĩa bị động” trong tiếng Việt  STT  Phửụng tieọn - câu bị động” và “nghĩa bị động” trong tiếng việt
Bảng 3.2 Thống kê những cách khác để diễn đạt “nghĩa bị động” trong tiếng Việt STT Phửụng tieọn (Trang 71)
Hình  như  tư  tưởng  chàng  bị  rời  rạc,  và  câu  văn  không  trôi - câu bị động” và “nghĩa bị động” trong tiếng việt
nh như tư tưởng chàng bị rời rạc, và câu văn không trôi (Trang 114)
Hình ảnh mẹ  lúc nào cũng phảng phất trong trí nhớ Dung, như hình - câu bị động” và “nghĩa bị động” trong tiếng việt
nh ảnh mẹ lúc nào cũng phảng phất trong trí nhớ Dung, như hình (Trang 198)
HÌnh chiếc thuyền thon thon in bật trên cát, màu gồ mới còn đỏ tươi - câu bị động” và “nghĩa bị động” trong tiếng việt
nh chiếc thuyền thon thon in bật trên cát, màu gồ mới còn đỏ tươi (Trang 231)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w