Xuất mô hình trang trại sinh thá

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng hoạt động của các trang trại và đề xuất mô hình ttrang trại sinh thái tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Trang 69 - 72)

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH TRANG TRẠI SINH THÁI CHO ĐỊA PHƯƠNG

5.5 xuất mô hình trang trại sinh thá

Trong mô hình đề xuất của đồ án này, có 11 công trình gồm có:

 Hàng rào bảo vệ trang trại và hành lang cây xanh

 Nhà sinh hoạt của chủ trang trại và nhân công

 Nhà bếp

 Kho chứa vật liệu

 Hệ thống hầm ủ khí sinh học biogas

 Hệ thống chuồng trại chăn nuôi heo

 Hồ xử lý chất thải chăn nuôi chủ yếu là nước thải vệ sinh chuồng trại và tắm heo theo phương pháp sinh học

 Các ao nuôi trồng thủy sản

 Vườn trồng rau an toàn

 Vườn trồng cây lâu năm

 Khu vực canh tác cây ngắn ngày

Hàng rào bảo vệ trang trại và hành lang cây xanh: Hàng rào bảo vệ trang trại

được xây dựng bằng kẽm lưới B40, nhằm phòng chống nạn mất trộm trong mùa thu hoạch, ngăn chặn súc vật thả rong vào trang trại gây ảnh hưởng đến vườn tược. Hành lang cây xanh, hạn chế được mùi hôi từ hệ thống chuồng trại, ngăn cản bụi và tạo cảnh quan sinh thái cho trang trại. Hành lang cây xanh có thể trồng các cây có tán rộng.

Nhà sinh hoạt của chủ trang trại và nhân công: Đây là nơi dùng để hội họp,

sinh hoạt gia đình của chủ trang trại, cũng là nơi giao dịch với các mối lái thu mua nông sản, được thiết kế như nhà ở dân dụng.

Nhà bếp: được xây dựng cách biệt, trong nhà bếp hầu như khí đốt là khí biogas từ hầm ủ sinh học, việc xây dựng cách biệt với nhà sinh hoạt là do khí sinh học biogas có mùi khó chịu, và để thuận tiện trong việc đun nấu thức ăn cho gia súc.

Kho chứ vật liệu: được chia làm hai ngăn, một ngăn chứa thức ăn công nghiệp của heo và thuỷ sản, ngăn còn lại chứa phân bón, các loại thuốc BVTV. Hai ngăn cách biệt, hạn chế được sự nhiễm độc vào thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, còn có thêm nơi để sản phẩm nông sản sau khi thu hoạch chưa đem tiêu thụ.

Hệ thống hầm ủ khí sinh học: nên đặt gần nhà bếp để tiết kiệm các vật liệu dẫn

truyền, công trình khí sinh học nên có mái che để ngăn cản sự ngập nước vào mùa mưa. Có hệ thống dẫn nước sau khi ủ phân tích tụ vào vòi cho heo uống, theo nghiên cứu trong nước này chứa nhiều thành phần dinh dưỡng giúp heo sinh trưởng mạnh. Phân sau khi ủ được sử dụng trong việc trồng rau và cây ăn quả, cây ngắn hạn.

Hệ thống chuồng trại chăn nuôi heo: được xây dựng kiên cố để sử dụng lâu dài,

có các chuồng dành riêng cho heo nái đang chửa và heo con, có các biện pháp như rải vôi, hay xịt thuốc diệt trùng để heo con và heo nái tránh bị bệnh truyền nhiễm. Có hệ thống vòi uống nước để tránh sự lãng phí nước, cũng như chuồng trại được khô thoáng tránh ẩm ướt.

Hồ xử lý chất thải chăn nuôi: sử dụng hồ tuỳ nghi, để vi sinh vật trong nước thải chăn nuôi bị ôxy hoá một phần, ta sẽ trồng thêm bèo tấm, vì trong nước thải chăn nuôi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng thích hợp cho bèo tấm phát triển. Bèo tấm một phần làm phân bón cho cây, một phần sử dụng làm thức ăn cho cá, tiết kiệm được chi phí thức ăn trong chăn nuôi và nuôi trồng.

Các ao nuôi trồng thủy sản: được bố trí song song, có thể nuôi trồng các loại

thuỷ sản khác nhau.

Vuờn trồng rau an toàn: được bao lưới xung quanh để hạn chế sự xâm nhập của

sâu và rầy. Phân bón được sử dụng trong vườn chính là phân sau khi ủ biogas, tuyệt nhiên trong vườn rau an toàn là không sử dụng thuốc BVTV, phân bón hoá học bị cấm sử dụng ở Việt Nam. Chỉ được dùng các loại thuốc hóa học ít độc hại và phân giải nhanh khi cần thiết, sử dụng đúng liều lượng, đảm bảo thời gian cách ly cho phép theo hướng dẫn của ngành BVTV. Nên sử dụng các loại thuốc vi sinh, thuốc có nguồn gốc thực vật.

Vườn trồng cây lâu năm: đối với cây lâu năm như cây đặc sản: chôm chôm, sầu riêng… công việc bón phân và chăm sóc được chú trọng nhất vào thời điểm ra hoa của cây, ta nên có các biện pháp như xịt thuốc được phép sự dụng của bộ nông nghiệp để hạn chế các dịch rầy nâu, rầy trắng, sâu cho cây giúp cây phát triển tốt trong mùa ra trái, có các biện pháp bảo vệ trái tránh như các loại động vật ăn quả như dơi…

Khu vực canh tác cây ngắn ngày: chủ yếu là khoai, cây họ đậu. Việc canh tác

cây ngắn ngày một phần giúp ích trong việc làm thức ăn cho gia súc, cũng tăng thêm thu nhập cho trang trại. Việc luân canh cây ngắn ngày, như là cây họ đậu giúp việc cải thiện tốt đất trồng.

Ngoài các công trình chính thì hệ thống kênh dẫn và thoát nước vào các vườn cũng được xây dựng hợp lý để tránh ngập úng vào mùa mưa, khô hạn vào mùa nắng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng hoạt động của các trang trại và đề xuất mô hình ttrang trại sinh thái tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w