Ảnh hưởng các hoạt động trang trại đến thành phần môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng hoạt động của các trang trại và đề xuất mô hình ttrang trại sinh thái tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Trang 56 - 58)

CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC TRANG TRẠI TẠI ĐỊA PHƯƠNG

4.2.3 Ảnh hưởng các hoạt động trang trại đến thành phần môi trường

4.2.3.1 Môi trường đất

Nếu như một lượng lớn bao bì, chai lọ của thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu không được thu gom và quản lý đúng quy cách mà chỉ đem chôn hay vứt bỏ bừa bãi, đó chính là một trong những nguyên nhân gây suy thoái đất, ảnh hưởng đến chất lượng đất trồng cho vụ sau hay khả năng tự làm sạch của đất…

Chất thải chăn nuôi chứa một lượng lớn chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng N, P, K, có thể dùng làm phân bón để tăng độ màu mỡ cho đất, góp phần tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, nếu lượng chất dinh dưỡng có trong phân, nước tiểu gia súc và nước thải chăn nuôi khi đưa vào đất quá nhiều – không được cây trồng hấp thụ hết, sẽ tích tụ lại, làm bão hòa và quá bão hòa chất dinh dưỡng trong đất, gây mất cân bằng sinh thái trong đất, thoái hóa trong đất, ô nhiễm nước mặt và nước ngầm (do rửa trôi vàthấm). Việc cho quá nhiều phân gia súc vào đất có thể làm tăng độ mặn của đất, ảnh hưởng đến cây trồng.

Ngoài ra, chất thải chăn nuôi còn chứa nhiều loại vi trùng, ấu trùng, trứng giun sán này có thể tồn tại rất lâu trong đất, đặc biệt là loại vi khuẩn có nha bào và trứng giun sán – có thể tồn tại đến vài năm. Khi dùng phân tươi để bón cây, nhất là các loại rau, nguy cơ nhiễm bệnh cho người và gia súc cũng tăng cao.

4.2.3.2 Môi trường nước

Những trang trại thủy sản, việc sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng cho cá cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nguy cơ dẫn theo là nguồn nước ngầm.

Chất thải chăn nuôi, với hàm lượng chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng N, P, K cao, khi thải ra có thể gây ô nhiễm và phú dưỡng hóa nguồn nước mặt (ao, hồ, đầm, sông). Ngoài ra, do quá trình thấm, các chất ô nhiễm và vi sinh vật có thể thâm nhập vào nguồn nước ngầm, gây ô nhiễm nước ngầm về vi sinh và hóa học, đặc biệt là nhiễm Nitrate và Nitrite (hiện tượng phú dưỡng hoá). Phân gia súc và nước thải chăn nuôi còn chứa nhiều loại vi khuẩn, vi trùng, ấu trùng, trứng giun sán, có thể trở thành nguồn lây bệnh cho người và gia súc khi sử dụng nguồn nước bị nhiễm phân.

4.2.3.3 Môi trường không khí

Hầu như chỉ có những trang trại chăn nuôi và tổng hợp mới tạo ra những mùi hôi khó chịu và gây ô nhiễm không khi xung quanh do sự phân hủy các chất thải từ gia súc tạo nên những chất khí H2S, NH3 .. Có nhiều loại khí sinh ra trong chuồng nuôi gia súc và bãi chứa chất thải chăn nuôi do quá trình phân hủy kỵ khí chất thải chăn nuôi (chủ yếu là phân và nước tiểu) và quá trình hô hấp của vật nuôi. Trong 3-5 ngày đầu, mùi hôi sinh ra ít, do vi sinh vật chưa kịp phân hủy phân và nước tiểu gia súc. NH3 được tạo thành nhiều nhất vào ngày thứ 3 và 21. khi để phân bị phân hủy lâu, hỗn hợp các khí sinh ra trong quá trình phân hủy kỵ khí phân và nước tiểu gia súc (có thành phần chủ yếu là NH3, H2S, CH4) tạo thành một mùi rất khó chịu, đặc biệt đối với người chưa quen tiếp xúc. Quá trình hô hấp của gia súc thải ra một lượng lớn CO2. ngoài gây khó chịu do mùi hôi thối, các khí này còn có tác dụng gây ngạt, kích thích niêm mạc mắt và mũi, gây choáng váng nhức đầu, gây nổ….Mức độ nguy hại

của các khí này tăng cao khi tồn tại đồng thời trong không khí hoặc tích tụ lại với nồng độ cao, gây khó chịu và có thể nguy hiểm cho người và gia súc. Do đó cần dọn dẹp chuồng trại thường xuyên

4.2.3.4 Hệ sinh vật

Những tác động vào môi trường đất và nước cũng gây ảnh hưởng đến những sinh vật có trong đó, gây nên sự mất chỗ ở, mất nguồn thức ăn dần dần làm giảm sự đa dạng sinh học ở chính những nơi ô nhiễm

Những vấn đề ô nhiễm ấy có thể là nguyên nhân của một số bệnh về đường hô hấp, ngoài da của những người dân sống xung quanh khu vực ấy.

Những vấn đề về môi trường ấy không chỉ ảnh hưởng đến con người, sinh vật mà còn đến cảnh quan nơi trang trại hoạt động.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng hoạt động của các trang trại và đề xuất mô hình ttrang trại sinh thái tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w