CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÁC TRANG TRẠI TẠI ĐỊA PHƯƠNG
4.2.1 Hiện trạng môi trường chung của huyện Trảng Bom
Nhận thức về môi trường và năng lực quản lý môi trường của cán bộ địa phương còn yếu.
Ý thức của người dân về môi trường chưa được nâng cao.
Nhiều thành phần về môi trường bị suy thoái nghiêm trọng :
• Môi trường đất bị suy thoái nghiêm trọng do độ phì bị xói mòn, rửa trôi, bón phân không hợp lý lạm dụng phân hóa học, do tích lũy dầu mỡ, chất hoá học độc hại.
• Diện tích rừng ngày càng giảm, nhất là rừng tự nhiên do khai thác bừa bãi và nạn phá rừng.
• Đa dạng sinh học dưới đất và trên mặt nước ngày càng suy giảm, nơi cư trú của động vật ngày càng thu hẹp, nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt do khai thác quá mức.
Nhiều thành phần môi trường bị ô nhiễm:
• Môi trường đô thị ở thị trấn Trảng Bom bị ô nhiễm do chất thải rắn, nước thải từ sinh hoạt không được thu gom và xử lý đúng quy định.
• Môi trường nông thôn bị ô nhiễm do điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng còn kém, do không sử dụng đúng phân bón, thuốc trừ sâu cho sản xuất nông nghiệp, thêm vào đó là chất thải của các hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm…
• Môi trường không khí ở Khu Công Nghiệp, thị trấn, lượng bụi vượt quá mức cho phép.
• Ô nhiễm nước mặt do các hộ chăn nuôi gia súc thải trực tiếp chất thải ra nguồn nước gây ô nhiễm mùi hữu cơ nặng.
4.2.2 Hiện trạng môi trường ở các trang trại
4.2.2.1 Phân rác
Ở những trang trại trồng trọt, chất thải rắn đa số là những bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật, phân bón không được thu gom. Hoặc là chôn lấp không đúng quy cách môi trường gây ảnh hương đến môi trường xung quanh. Việc lạm dụng quá mức phân bón hoá học, thuốc trừ sâu cũng gây hại rất nhiều.
Trang trại chăn nuôi: Trong phân gia súc có một phần rất nhỏ rác, chất độn và thức ăn thừa. Lượng phân thải ra tùy thuộc vào giống, loài, tuổi, khẩu phần ăn và trọng lượng gia súc. Theo Hill và Toller, lượng chất thải mà gia súc thải ra trong một ngày đêm được trình bày trong bảng 12.
Bảng 12 : Lượng chất thải gia súc thải ra trong một ngày đêm
Loại gia súc Lượng phân
(kg/ngày)
Lượng nước tiểu (kg/ngày) Trâu bò lớn Heo dưới 10 kg Heo từ 15 45 kg Heo từ 45100kg 20 – 25 0,5 – 1 1 – 3 3 - 5 10 – 15 0,3 – 0,7 0,7 – 2 2 – 4
Trong phân gia súc có tỷ lệ N, P, K rất cao. Tùy theo khẩu phần ăn mà nước tiểu từ 56 – 83%; chất hữu cơ từ 4 – 26,2%; Nitơ 0,32 – 1,6%; Photphat 0,25 – 1,4%; Kali 0,15 – 0,95%; Canxi 0,09 – 0,34%. Ngoài ra, trong phân có chứa nhiều loại vi trùng, virus và ấu trùng giun sán gây bệnh. Mỗi loại mầm bệnh có đặc tính sinh thái riêng, điều kiện thuận lợi cho mỗi loài tồn tại và gây bệnh phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Như vậy, tính sơ bộ cho một trang trại có khoảng 100 con lợn thịt thì hàng ngày phát sinh khoảng 300 – 500 kg phân. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường và gây bệnh nếu không có các biện pháp quản lý phù hợp.
Trang trại thủy sản, thì rác là những bao bì thức ăn cho cá, nếu không được quản lý tốt nó cũng ảnh hưởng đến môi trường.
4.2.2.2 Nước thải
Nước thải từ hoạt động chăn nuôi bao gồm nước thải vệ sinh chuồng trại và nước thải do vật nuôi bài tiết. Lượng nước thải này còn chứa một phần phân của vật nuôi và có hàm lượng chất rắn lơ lửng khá cao cũng như bị ô nhiễm hữu cơ rất lớn. Các thành phần hữu cơ trong nước thải chăn nuôi đều dễ phân hủy, chiếm 70 – 80% gồm xenlulo, protit, axit amin, chất béo, hydrat cacbon và các dẫn xuất của chúng có trong phân, trong thức ăn thừa. Các thành phần vô cơ chiếm 20 – 30% gồm cát, đất, muối, ure, amoni, muối Clorua… Sự phân hủy sinh học các thành phần hữu cơ trong nước thải chính là nguyên nhân gây ô nhiễm mùi hôi tại các trang trại chăn nuôi. Ngoài ra, nước thải tại các trang trại chăn nuôi chính là nguyên nhân gây ô nhiễm các nguồn nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Lượng nước sử dụng cho một đầu gia súc dao động khoảng 30 – 80 lit/con/ngày tùy thuộc vào đặc điểm hệ thống chuồng trại, quy trình nuôi dưỡng chăm sóc, mùa mưa hay mùa khô.
Trang trại trồng trọt, nước thể là nước chảy tràn trên bề mặt và cuốn theo một lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu tạo nên một nguồn thải có thể gây nguy hiểm về mặt môi trường nếu nồng độ lớn hơn mức giới hạn.
nên như một lượng nước thải vừa đủ thì có thể là một nguồn thức ăn tốt cho cá nhưng nếu quá dư thừa sẽ tạo nên hiện tượng phú dưỡng hoá cho hồ. Hay là được đem tưới cây, là nguồn phân bón cho cây, nhưng đây cũng là một trong những nguyên nhân phát sinh mùi hôi ở các trang trại chăn nuôi và tổng hợp.
4.2.2.3 Mùi hôi phát sinh
Tại các trang trại chăn nuôi, nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là mùi hôi phát sinh từ quá trình phân hủy các thành phần hữu cơ trong phân, nước thải và thức ăn rơi vãi. Các sản phẩm phân hủy tạo nên một hỗn hợp khí mùi phức tạp gồm các khí vô cơ như H2S, NH3 và các khí hữu cơ như indon, phenon, các mercaptan, amin, andehyt, acid béo dễ bay hơi…
Ô nhiễm mùi tại các trang trại chăn nuôi không chỉ hạn chế trong phạm vi các chuồng trại mà còn ảnh hưởng trong một phạm vi khá rộng. Các tác động tiêu cực của mùi hôi là làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng