Giải Pháp Quản Lý

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 93 - 101)

- Trung tâm trao đổi chất thải.

5. Đội vệ sinh

4.4.2 Giải Pháp Quản Lý

Tăng cường sự quản lý Nhà nước đối với RTSH phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của hệ thống tổ chức như tăng cường nguồn lực về nhân lực, về đầu tư cho các hoạt động quản lý RTSH, chú trọng đầu tư cho nghiên cứu chính sách và pháp luật, kiểm soát ô nhiễm do RTSH gây ra, thanh tra, xây dựng hệ thống giám sát RTSH, giáo dục và nâng cao nhận thức về tác hại của RTSH đối với môi trường, cũng như tăng cường các cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động quản lý Nhà Nước về RTSH từ Trung ương đến địa phương.

Hình 10: Sơ đồ các nội dung của chính sách

Nhà nước ban hành các chính sách về quản lý RTSH, các chính sách này bao gồm các quan điểm, các biện pháp, các thủ thuật nhằm đạt được các mục tiêu về quản lý RTSH mà Nhà nước đã đề ra. Một số chính sách của Nhà nước trong chiến lược quản lý RTSH ở Việt Nam như sau:

- Khuyến khích về thuế dưới dạng trợ cấp đầu tư cho các cơ sở sản xuất công nghiệp chấp thuận chuyển đổi hoặc áp dụng công nghệ sản xuất sạch,

Nhà nước

Chính sách về quản lý RTSH

Các thủ thuật Các quan điểm Các biện pháp

không phát sinh hoặc phát sinh ít chất thải. Khoản trợ cấp này được tính theo tỷ lệ % trên tổng chi phí đầu tư để thay đổi quy trình sản xuất hoặc thay đổi công nghệ sạch với các thiết bị kiểm soát ô nhiễm hiệu suất cao. Chỉ cho phép đi vào hoạt động các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất khi đã có các giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các nhà sản xuất phải chịu trách nhiệm đến cùng với các loại chất thải phát sinh, nhất là chất thải nguy hại và CTR không phân hủy được.

- Công nhân trực tiếp làm việc trong các khâu thu gom, vận chuyển, xử lý CTR phải được xếp ở ngành lao động nặng và độc hại, từ đó chế độ tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động phải được xây dựng cho phù hợp.

- Coi việc thu nhặt phế thải như một ngành nghề. Xét về tổng thể thì những người thu nhặt phế thải là rất có lợi cho công tác quản lý CTR vì họ thu hồi được tỷ lệ lớn CTR để đưa vào tái chế và tái sử dụng, vì vậy lực lượng thu nhặt phế thải cần được tổ chức và quản lý.

Xã hội hóa công tác quản lý RTSH và bảo vệ môi trường

Mục tiêu cơ bản của vấn đề xã hội hóa công tác quản lý RTSH và bảo vệ môi trường là nhằm :

- Tạo ra sự cạnh tranh trong hoạt động quản lý RTSH, khuyến khích, nâng cao năng suất, hiệu quả, chất lượng và tiết kiệm ngân sách Nhà nước chi cho công tác quản lý thông qua việc áp dụng những phương thức quản lý chất lượng, đổi mới công nghệ và trang thiết bị.

- Nâng cao chất lượng của công tác quét dọn, thu gom, vận chuyển và xử lý rác so với hiện trạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thành phố trong tương lai

- Tăng cường nguồn lực cho dịch vụ công ích từ các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước, thay vì chỉ có nguồn từ Nhà nước (hiện nay).

- Một số loại hình xã hội hóa hoạt động trong công tác quản lý RTSH thuộc trách nhiệm nhà nước có thể tổ chức theo phương thức sau:

+ Nhà nước chỉ đảm trách khâu hoạch định khung pháp lý, còn lại giao cho các lực lượng trong xã hội thực hiện

+ Liên hệ với công tác quản lý RTSH và bảo vệ môi trường cho thấy nếu áp dụng phương thức này

+ Nhà nước xây dựng khung pháp lý, quy định về tiêu chuẩn, định mức, quy cách, khối lượng đối với các công tác quét dọn, thu gom, vận chuyển, xử lý rác.

+ Việc đầu tư cơ sở hạ tầng: xây dựng các bô rác kín, trạm trung chuyển rác, xe cơ giới thu gom, vận chuyển rác, thùng rác công cộng, xe quét rác, địa điểm và trang thiết bị phục vụ xử lý rác … sẽ do Nhà nước bỏ một phần vốn cùng với sự tham gia vốn của các thành phần kinh tế khác. Việc khai thác, kinh doanh cơ sở hạ tầng sẽ được phân chia theo tỷ lệ đầu tư.

+ Các hoạt động trực tiếp như: quét dọn, thu gom, vận chuyển, xử lý rác sẽ giao cho các đơn vị, tổ chức có năng lực thông qua phương thức đấu thầu.

+ Nhà nước cùng các nhà đầu tư, các tổ chức trong xã hội tổ chức kiểm tra, giám sát và chế tài đối với các dịch vụ.

Phí môi trường: có 3 loại phí được áp dụng cho việc thu gom và đổ bỏ RTSH: phí người dùng, phí đổ bỏ, phí sản phẩm.

Phí người sử dụng dịch vụ (phí người dùng): Phí người dùng đang được áp dụng phổ biến cho việc thu gom và xử lý RTSH của các đô thị. Chúng được coi là khoản tiền phải trả thông thường cho các dịch vụ đó, rất hiếm khi được coi là biện pháp kích thích. Trong phần lớn các trường hợp, phí được tính toán để trang trải tổng chi phí và không phản ánh chi phí xã hội của các ảnh hưởng môi trường. Trong một số trường hợp, chính quyền đô thị đã đặt ra các hệ thống định giá RTSH để cung cấp những khuyến khích liên tục cho các hộ dân cư giảm thiểu RTSH. Ví dụ, ở Seattle Washington, “cơ cấu định giá rác thải thay đổi” đã cho cư dân – những người phải trả phí cho các thùng mà họ nhét đầy rác – những kích thích để họ giảm bớt số lượng thùng rác mà họ đổ đầy. Khi họ giảm bớt số thùng rác, thì họ được đền đáp bằng một hóa đơn thu tiền rác ít hơn.

Phí đổ bỏ: Phí đổ bỏ (còn gọi là phí tiêu hủy cuối cùng) là loại phí trực tiếp đánh vào các chất thải độc hại, hoặc tại các cơ sở sản sinh ra hay tại điểm tiêu hủy. Mục tiêu chính của phí này là cung cấp cho công nghiệp những kích thích kinh tế để sử dụng các phương pháp quản lý chất thải như giảm bớt chất thải, tái chế, và đốt là các phương pháp thân thiện với môi trường hơn là phương pháp chôn rác có nhiều nguy cơ làm ô nhiễm nước ngầm.

Phí sản phẩm: Phần lớn các phí sản phẩm đánh vào chất thải, đã được áp dụng đối với các bao bì, dầu nhờn, các túi nhựa, phân bón, thuốc trừ sâu hại, nguyên vật liệu, các lốp xe và các nhiên liệu ôtô, không trả lại được. Các phí sản phẩm sẽ được sử dụng cho các chương trình được vạch ra để đối phó với các tác động môi trường tiêu cực của các sản phẩm thu phí. Nhìn chung, phí sản phẩm ít có

tác dụng kích thích giảm thiểu chất thải, trừ khi mức phí được nâng cao đáng kể.

Đầu tư vốn cho các lực lượng thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH

Đầu tư vốn cho các công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý RTSH. Thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về tài chính đã được quy định trong Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi). Riêng các doanh nghiệp xử lý RTSH cần có sự trợ giúp ngân sách, vì đây là công việc bắt buộc tiến hành, ít có khả năng sinh lợi và chi phí đầu tư ban đầu rất lớn.

Thưởng phạt

Aùp dụng xử phạt hành chính đối với các hành vi sau đây:

- Vứt rác bừa bãi ở nơi công cộng, đường phố, xuống sông… - Đổ rác tràn ra khỏi các thùng rác

- Cảnh cáo bắt buộc người vi phạm phải tự quét dọn và vận chuyển rác đến đúng nơi qui định.

Để có được sự chấp nhận của cộng đồng cần tiến hành lắp đặt nhiều thùng rác công cộng hơn, thực hiện vệ sinh môi trường và các nơi công cộng sạch và thường xuyên hơn.

Aùp dụng phần thưởng (tài chính), có thể thực hiện theo 2 cách:

- Đưa ra các phần thưởng bằng tiền cho việc giữ gìn vệ sinh cá nhân. Nói chung phương pháp này không nên áp dụng vì quá tốn kém. Ở Hà Lan, phương pháp này được áp dụng nhằm khuyến khích việc phân loại rác ban đầu ở các hộ dân để đổi lấy việc giảm thuế trong thu gom rác công cộng.

- Cung cấp miễn phí cho các hộ dân các phương tiện thu gom rác như túi nylon, thùng rác nhỏ và lớn. Hệ thống này được áp dụng phổ biến hơn. Ví dụ ở Hà Lan, mỗi hộ dân sẽ nhận một thùng rác lớn để phân loại rác gia đình và rác hữu cơ (chi phí của việc này bao gồm trong phí thu gom rác).

Giám sát môi trường

Xây dựng chương trình giám sát về RTSH tại các cơ sở sản xuất và các hộ gia đình định kỳ 2 lần trong một năm. Trong báo cáo này, Quận 8 sẽ đưa ra các số liệu về các thành phần RTSH, khối lượng RTSH phát sinh trong năm, tình hình hoạt động quản lý RTSH… Từ đó đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời và phù hợp. Đồng thời xây dựng kế hoạch tập huấn cho các cán bộ phường, các cá nhân, các chủ doanh nghiệp về Luật Bảo vệ môi trường, phân loại rác tại nguồn …

Tăng cường giáo dục môi trường

Giáo dục theo 4 vấn đề lớn

- Giáo dục nâng cao nhân thức cho cộng đồng - Giáo dục môi trường ở các cấp học

- Huấn luyện, đào tạo phục vụ công tác quản lý CTRSH cho các cán bộ chuyên ngành tại Quận.

- Các hoạt động phong trào mang tính tuyên truyền giáo dục tại địa phương.

Quản lý RTSH là một phần trong chương trình giảng dạy môi trường đang được kiến nghị đưa vào khuôn khổ giáo dục hiện hành. Những chương trình như vậy đang là xu thế ở nhiều nước dưới khẩu hiệu chung “Môi trường sẽ phải được an

toàn hơn trong tay của thế hệ tương lai”. Việc nâng cao kiến thức trong lĩnh vực cấp bách này, phụ thuộc phần lớn vào việc đào tạo tại chức các cán bộ thông qua:

- Đào tạo chuyên sâu về quản lý CTRSH bằng các khóa học trong nước - Đào tạo ở nước ngoài thông qua các chính sách, các học bổng, tham gia các hội nghị, hội thảo… để nắm bắt kiến thức và kỹ thuật từ các nước.

- Trao đổi về cách quản lý của các Quận khác, các nước khác để học tập kinh nghiệm và áp dụng những công nghệ mới vào địa phương nhằm giảm thiểu ô nhiễm tại địa phương.

Tăng cường hợp tác Quốc tế, thiết lập các mối quan hệ và tham gia tích cực vào các hoạt động Quốc tế để trao đổi thông tin trong lĩnh vực quản lý RTSH, tìm kiếm sự trợ giúp trong việc thu thập, xử lý, phân tích, lưu giữ các số liệu (ngân hàng dữ liệu) làm cơ sở cho việc hoạch định các kế hoạch tổng thể về quản lý RTSH của từng đô thị.

CHƯƠNG V

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 93 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w