Hiện trạng công nghệ xử lý chất thải rắn ở TPHCM

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 37 - 38)

- Trung tâm trao đổi chất thải.

2.9.4Hiện trạng công nghệ xử lý chất thải rắn ở TPHCM

Hiện nay ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung công nghệ xử lý rác chủ yếu vẫn là chôn lấp và hướng đến chôn lấp hợp vệ sinh. Công ty xử lý chất thải đang quản lý hai công trường xử lý rác: Đông Thạnh và Gò Cát. Công trường xử lý rác Gò Cát là công trường chôn lấp rác hợp vệ sinh, được xây dựng theo công nghệ tiên tiến của Hà Lan. Đồng thời chuẩn bị xây dựng hai khu xử lý rác mới tại xã Phước Hiệp – Củ Chi và Đa Phước – Bình Chánh.

Các hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của dân cư trên địa bàn thành phố đang thải ra một lượng chất thải rắn rất lớn, khoảng 5000 tấn/ngày. Theo dự báo lượng CTR của thành phố đến năm 2010 sẽ tăng đến 7.000 tấn/ngày.

Với lượng CTR lớn như vậy nên vấn đề thu gom, vận chuyển và xử lý chúng một cách an toàn đối với môi trường vô cùng khó khăn, yêu cầu đầu tư nhiều công sức, tiền của. Và trong thực tế, thành phố đang phải huy động, tập trung trí tuệ của nhiều thành phần xã hội để đối đầu với công tác này, mà đặc biệt là vấn đề xử lý CTR.

Hiện nay các loại CTR của thành phố được xử lý bằng cách chôn lấp tại 2 bãi rác Đông Thạnh và Gò Cát:

Bãi rác Đông Thạnh có diện tích khoảng 40 ha, là bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, hoạt động từ năm 1993, đến nay đã quá tải, cần có kế hoạch đóng cửa. Bãi rác Gò Cát có diện tích 25ha, là bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh, áp dụng công nghệ tiên tiến do Hà Lan viện trợ, ra đời đúng lúc đáp ứng nhu cầu xử lý rác bức thiết của thành phố. Công suất của bãi rác là 2.000 tấn/ngày.

Phương pháp chôn lấp có ưu điểm là dễ thực hiện và chi phí xử lý rác thấp, tuy nhiên cần quĩ đất lớn, điều này đối với thành phố là một khó khăn rất lớn, nên mặc dù đã có dự án qui hoạch vị trí các bãi chôn lấp mới nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Ngoài chôn lấp, các thành phần trong rác sinh hoạt như kim loại, nhựa, cao su, giấy, vải, một phần bao ny-lông … cũng được thu hồi, bởi lực lượng đông đảo những người nhặt rác, thu gom rác và được tái chế bởi các cơ sở tư nhân. Hoạt động này khá mạnh mẽ và giúp giảm được 10 – 20% chất thải cần chôn lấp. Tuy nhiên, do hoạt động này hoàn toàn tự phát, thiếu sự quản lý chặt chẽ về môi trường, các cơ sở tái chế lại nằm xen kẽ trong khu dân cư, áp dụng các công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu nên đã trở thành nguồn phát sinh nước thải, khí thải nghiêm trọng, kể cả các chất có tính độc hại cao.

Bên cạnh đó, rác sinh hoạt của thành phố (cũng như rác của các đô thị khác ở Việt Nam) có thành phần hữu cơ cao hơn 70%, rất phù hợp để làm nguyên liệu sản xuất phân hữu cơ, phục vụ hoạt động nông nghiệp của khu vực và tái sinh năng lượng, nhưng chưa được quan tâm thực hiện.

CRT công nghiệp hiện nay chưa được quản lý riêng và đa số được vận chuyển và chôn chung với rác sinh hoạt. Các thành phần tái sinh trong rác công nghiệp cũng được thu gom, tái chế tương tư như đối với rác sinh hoạt. Tuy nhiên, các thành phần tái sinh có giá trị cao nhưng ở dạng các hợp chất và việc tái chế yêu cầu áp dụng các công nghệ chế biến nhất định thì hoàn toàn chưa được quan tâm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 37 - 38)