Thời gian, nhân lực và ngân sách

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 64 - 69)

- Trung tâm trao đổi chất thải.

c. Thời gian, nhân lực và ngân sách

Thời gian thu gom: chia làm 2 ca (ca 1 hoạt động từ 10h – 14h; ca 2 hoạt động từ 16h đến 19h)

Ngân sách: phụ thuộc vào diện tích quét và diện tích thu gom mà Công ty DVCI Quận 8 ký hợp đồng với Công ty Môi Trường Đô Thị TPHCM. Còn rác trên sông do Công ty DVCI Quận 8 ký hợp đồng với Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng công trình.

Rác trên sông thu gom trong ngày từ 20 – 30 tấn/ngày

Nhân lực: Cán bộ công nhân viên của toàn công ty là 450 người (xây dựng 20 người, gián tiếp là 60 người, còn lại là vệ sinh và vận chuyển).

Hình 7: Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty DVCI Quận 8

Giám Đốc

P.Giám đốc Xây Dựng Kế toán trưởng P.Giám đốc Môi Trường

Phòng Kỹ thuật thi công Phòng quản lý nhà Phòng tổ chức hành chánh Phòng Kế toàn tài vụ Phòng Kế hoạch Môi trường Đội xây dựng 1 Tổ cơ sở hạ tầng Tổ bảo vệ 6 Đội vệ sinh Đội vớt rác trên sông Đội thoát nước Đội cây xanh Phòng vận chuyển cơ khí

Hệ thống thu gom dân lập

Hệ thống này được thành lập một cách tự phát và đã có từ trước 1975, không theo một quy trình nào cả nên rất khó quản lý. Thành phần lao động thuộc hệ thống này đều có trình độ học vấn thấp. Họ tự tiếp xúc với các hộ dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh … để đồng ý cho họ thu gom rác với một chi phí và thời gian được thỏa thuận giữa hai bên. Vì vậy thời gian thu gom và chi phí thu gom có thể khác so với hệ thống thu gom công lập.

Các phương tiện thu gom chủ yếu là xe bagat và xe đẩy tay. Hầu hết các phương tiện đều cũ kỹ, được cơi nới lên để chứa được nhiều rác. Ngoài ra, hai bên hông xe cũng có các bao để đựng phế liệu (từ việc thu gom rác). Việc này, sẽ làm tăng thu nhập cho công nhân thu gom, giảm lượng rác thải … nhưng cũng gây ra một số vấn đề như: vứt rác bừa bãi, gây ra mùi hôi thối, gây mất mỹ quan của thành phố. Trong quá trình vận chuyển rác đến điểm hẹn, rác bị rơi rớt trên đường do phương tiện vận chuyển quá cũ kỹ và do quá tải về số lượng rác được chất lên.

Lực lượng thu gom dân lập không đảm trách việc quét đường, không thu gom theo một tuyến hay một phường nhất định nào cả, mà thu gom theo cụm dân cư . Hiện nay số lao động của lực lượng dân lập là 60 lao động.

4.2.2.3 Hình thức thu gom

Người thu gom rác (công lập hoặc dân lập) sẽ đẩy xe thu gom (xe bagat, xe đẩy tay …), rỗng từ điểm hẹn đến hộ dân đầu tiên trong tuyến thu gom rác, đổ rác từ thùng chứa của các hộ dân lên xe thu gom và sau đó trả thùng rác rỗng về vị trí ban đầu, thường thì các hộ dân sử dụng các túi nylon để trước nhà, ít khi sử dụng thùng rác do hay bị mất cắp. Sau đó sẽ thu gom hộ dân tiếp theo trong tuyến thu gom, quá trình này được thực hiện cho đến khi xe thu gom không thể chứa thêm rác hay hoàn tất một tuyến thu gom. Sau đó sẽ đưa rác

đến điểm hẹn đã quy định sẵn và chờ xe ép rác đến lấy vận chuyển đến trạm trung chuyển hoặc bãi chôn lấp. Sau đó công nhân tiếp tục thực hiện thu gom ở các tuyến tiếp theo cho đến khi hoàn tất các tuyến thu gom đã được giao.

4.2.2.4 Phương tiện thu gom

Phương tiện thu gom tại Quận 8 được sử dụng chủ yếu là xe đẩy tay cải tiến. Các loại phương tiện của hệ thống thu gom dân lập rất đa dạng và hầu hết đều cũ kỹ, mục nát.

Bảng 13: Thống kê các phương tiện thu gom rác của các đội vệ sinh thuộc công ty DVCI Quận 8 quản lý

Stt Tên đơn vị Lọai phương tiện

Xe cải tiến Thùng 240l Thùng 660l 1 Đội Vệ sinh 1 96 10 2 Đội Vệ Sinh 2 109 30 30 3 Đội Vệ Sinh 3 76 45 10 4 Đội Vệ Sinh 4 66 26 20 5 Đội Vệ Sinh 5 5 26 70 6 Đội Vệ Sinh 6 112 17 5 TỔNG CỘNG: 461 144 145

(Nguồn: Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 8 – 07/2006)

4.2.2.5 Hiện trạng thu gom tại các điểm hẹn

Sau khi thu gom, công nhân sẽ tập trung rác tại các điểm hẹn. Tại các điểm hẹn, xe ép rác sẽ đến lấy. Mỗi điểm hẹn thường có từ 3 – 4 công nhân để

thực hiện việc đưa rác vào trong. Một người điều khiển cần lái bên hông xe ép, hai hoặc ba người còn lại tuần tự đưa xe đẩy tay hoặc thùng thu gom vào đúng vị trí của xe ép rác, khi đó nguời điều khiển sẽ điều khiển để nâng xe đẩy tay hoặc thùng thu gom lên để đổ rác vào trong. Trong quá trình nâng lên, một công nhân sẽ đưa một khúc gỗ tròn dài vào giữa hai bánh xe của xe đẩy tay để giữ thanh bằng cho xe. Sau khi đổ xong, người điều khiển sẽ điều khiển cần lái để đưa xe đẩy tay xuống và công nhân sẽ lấy xe đó ra, công nhân tiếp theo đang đứng sau chờ sẵn đưa xe đẩy tay vào tiếp. Công việc cứ thực hiện tuần tự cho đến khi rác trong các xe thu gom được đổ hết. Sau đó công nhân sẽ sắp xếp xe thu gom vào vị trí ban đầu.

Tuy nhiên tại các điểm hẹn vẫn còn tình trạng trong quá trình nâng xe lên làm rác rơi bừa bãi gây mất vệ sinh và mỹ quan đô thị. Các công nhân sau đó cũng không có quét dọn sạch sẽ hoặc nếu có thì chỉ làm một cách sơ xài.

4.2.3 Hiện trạng trung chuyển và vận chuyển CTRSH tại Quận 84.2.3.1 Điểm hẹn 4.2.3.1 Điểm hẹn

Hiện nay, trên địa bàn Quận 8 có tổng cộng 44 điểm thuộc 16 phường. Thời gian và các ca làm việc tại các điểm hẹn cũng phụ thuộc vào thời gian thải bỏ và tập trung khác nhau. Số lượng xe thu gom cũng khác nhau tùy vào diện tích của các điểm tập kết.

Hầu hết các điểm hẹn tại Quận 8 đều sử dụng lòng lề đường và lề đường làm nền công tác, nằm gần khu vực sinh hoạt của người dân, gây mùi hôi thối, nhiều điểm hẹn nằm trên các con đường hẹp, gây tắc nghẽn giao thông và không có hệ thống thu nước rò rỉ từ rác, nên sau khi thu gom nước thường hay tập trung thành vũng gây ra mùi hôi thối và khó chịu.

Vào các ngày nước ngập, rác trôi lềnh đềnh tại các điểm hẹn nằm trên các con đường thuộc phường 6, 7, 16, gây mất vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị,

rất khó để thu gom trở lại, công tác thu gom và vận chuyển trở nên khó khăn hơn.

Bảng 14: Thống kê các điểm tập kết trên địa bàn 16 phường Quận 8 4.2.3.2 Hiện trạng thu gom và vận chuyển từ điểm hẹn đến bãi chôn lấp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w