phòng khám đa khoa, phòng khám tư nhân, các nhà máy dược phẩm và các nhà thuốc.
Các đối tượng phục vụ (quản lý chất thải rắn) chịu sự giám sát và cần được nâng cao hiệu quả quản lý, vận hành, bao gồm:
• Các công ty dịch vụ công ích Nhà Nước, các hợp tác xã, nghiệp đoàn, tổ dân lập quản lý chất thải rắn.
• Các nhà máy và cơ sở chế biến, tái sinh, tái chế, tuần hoàn và xử lý chất thải.
• Các khu liên hợp hoặc khu công nghiệp xử lý chất thải.
• Chi tiết các đối tượng được phục vụ và các đối tượng phục vụ được trình bày dưới đây.
2.9.1.1 Khu Dân Cư
Hiện nay (12/2003) thành phố Hồ Chí Minh có hơn 5.547.900 người sống tại 24 quận/huyện với mật độ rất khác nhau (Bảng 2.1).
Nếu kể cả khách vãng lai, công nhân làm việc thời vụ trong các nhà máy, khu công nghiệp, ... Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng hơn 6 triệu người với hơn 1.156.000 căn hộ, bao gồm biệt thự, nhà riêng lẻ, nhà liên kế, chung cư. Bên cạnh đó là gần 400 chợ (16 chợ lớn) và siêu thị lớn nhỏ, hàng chục ngàn nhà hàng, khách sạn và cửa hàng, gần 300 sân vận động, rạp hát, nhà văn hóa và gần 4.000 công sở, trường học, viện và trung tâm nghiên cứu.
Ngoài các đối tượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt nói trên, một đặc thù khác của thành phố Hồ Chí Minh là có hàng chục ngàn quán ăn trên các vỉa hè, xe đẩy tay (cố định và di động) trên các đường phố hoặc trong hẻm. Đây là nguồn phát sinh chất thải rắn đáng kể với khối lượng ước tính từ vài kg/ngày (xe bắp, hủ tiếu, ...) đến hàng chục kg/ngày (xe nước dừa hoặc nước mía, ...) cho một địa điểm.
Bảng 5: Quận, Huyện Và Dân Số Của TPHCM Năm 2002/2003 STT Quận/Huyện Diện tích(ha) Dân số(người)
1 Quận 1 7.730 230.544
2 Quận 2 49.940 108.141
4 Quận 4 4.180 199.925 5 Quận 5 4.270 212.410 6 Quận 6 7.190 265.806 7 Quận 7 35.690 132.311 8 Quận 8 18.180 347.262 9 Quận 9 114.000 160.012 10 Quận 10 5.720 247.465 11 Quận 11 5.140 246.217 12 Quận 12 52.780 215.476 13 Quận Bình Thạnh 20.760 410.305 14 Quận Gò Vấp 19.740 370.814 15 Quận Phú Nhuận 4.880 121.495 16 Quận Tân Bình 2.238 417.897 17 Quận Tân Phú 1.607 310.876 18 Quận Thủ Đức 47.760 234.190 19 Quận Bình Tân 5.189 254.635 20 Huyện Nhà Bè 100.410 67.688 21 Huyện Bình Chánh 25.269 224.165 22 Huyện Củ Chi 434.500 260.702 23 Huyện Cần Giờ 704.220 62.105 24 Huyện Hóc Môn 109.180 285.081
(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường – năm 2004)
2.9.1.2 Khu công nghiệp
Ngoài dịch vụ, du lịch, ngân hàng, ... thành phố Hồ Chí Minh còn là thành phố công nghiệp với hơn 800 nhà máy, xí nghiệp, gần 23.000 cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Từ năm 1990 trở lại đây, thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành và xây dựng được 12 khu công nghiệp, 03 khu chế xuất và 01 khu công nghệ cao với 500 nhà máy đã hoạt động trên tổng số 800 dự án đăng kí (Bảng 6).
Tất cả các cơ sở công nghiệp đều có chất thải rắn, bao gồm chất thải không nguy hại và chất thải nguy hại.
• Chất cháy, nổ
• Chất ăn mòn
• Chất hoạt tính
• Chất độc hại
Bảng 6: Các Khu Công Nghiệp, Khu Chế Xuất & Khu Công Nghệ Cao STT Tên khu công nghiệp Diện tích (ha)
1 Bình Chiểu 27
2 Tân Tạo 442
3 Vĩnh Lộc 207
4 Hiệp Phước 332
5 Tân Bình 133
6 Tân Thới Hiệp 215
7 Lê Minh Xuân 100
8 Tây Bắc Củ Chi 216 9 Cát Lái 127 10 Phong Phú 163 11 KCX Tân Thuận 300 12 KCX Linh Trung 1 62 13 KCX Linh Trung 2 62 14 KCN cao 320
(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường – năm 2004)
2.9.1.3 Các cơ sở y tế
Theo thống kê mới nhất (2003) của Sở Y Tế, toàn thành phố Hồ Chí Minh có khoảng trên 11.000 cơ sở y tế, kể cả các nhà máy dược phẩm và nhà thuốc. Số lượng các cơ sở y tế được trình bày trong Bảng 7.
Bảng 7:Số lượng các cơ sở y tế tại thành phố Hồ Chí Minh
STT Cơ sở Số lượng
1 Bệnh viện 59
2 Trung tâm chuyên khoa 64
3 Trung tâm y tế 24
4 Phòng khám đa khoa 41
5 Trạm y tế 288
6 Phòng khám tư nhân 5.140
7 Nhà thuốc 6.970
(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường – năm 2004)
Tất cả các cơ sở y tế đều phát sinh chất thải rắn, kể cả các nhà máy dược phẩm và nhà thuốc, với các loại sau:
• Chất thải lâm sàng
• Chất thải phóng xạ
• Chất thải hóa học
• Các bình chứa khí có áp suất
• Chất thải sinh hoạt
2.9.1.4 Các cơ sở quản lý chất thải
Nằm trong hệ thống quản lý (thu gom, trung chuyển và vận chuyển, tái sinh, tái chế, xử lý và chôn lấp) có các tổ chức sau:
- Công ty Môi Trường Đô Thị (CITENCO), 24 Công ty Dịch Vụ Công Ích các quận huyện và Hợp Tác Xã Công Nông (thực hiện công tác quét dọn, thu gom, trung chuyển, vận chuyển và chôn lấp).
- 120-150 cơ sở tư nhân tái sinh & tái chế chất thải rắn đô thị.
- 3-5 Công Ty Tư Nhân thu gom, vận chuyển, tái sinh, tái chế và xử lý chất thải công nghiệp, kể cả chất thải nguy hại.
Trong thời gian sắp tới, một số cơ sở quản lý chất thải rắn mới sẽ được xây dựng:
- 3-4 nhà máy chế biến compost và sản xuất phân hữu cơ. - Khu liên hợp xử lý chất thải nguy hại.