Nguồn phát sinh và thành phần CTRSH

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 59 - 60)

- Trung tâm trao đổi chất thải.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.1.1 Nguồn phát sinh và thành phần CTRSH

CTRSH trên địa bàn Quận 8 được sản sinh từ những nguồn sau đây:

• Rác đường phố: do các khách vãng lai, người dân buôn bán tự phát, người đi đường xả rác bừa bãi…

• Rác hộ dân: 11431 hộ được thu gom bởi 6 đội vệ sinh

• Rác chợ: 15 chợ trên địa bàn Quận 8 đã kí hợp đồng thu gom rác với Cty DVCI Quận 8.

• Rác trường học: 36 trường từ tiểu học đến phổ thông trung học trên địa bàn 16 phường Quận 8

• RTSH từ Trung tâm y tế Quận, 03 phòng khám đa khoa và 16 trạm y tế phường và một số cơ sở y tế khác.

• RTSH từ các công ty, các cơ sở sản xuất, nhà máy xí nghiệp: hiện nay trên địa bàn Quận có tổng cộng 196 các cơ sở thuộc nhiều ngành nghề khác nhau.

• RTSH từ các công trình xây dựng tư nhân, nhà nước, các công trình sữa chữa, nâng cấp các tuyến đường như đường Phạm Thế Hiển.

Bảng 10: Nguồn phát sinh RTSH trên địa bàn Quận 8

Nguồn phát sinh Khối lượng (tấn/ngày) Tỷ lệ %

Rác khu dân cư 132.5 53

Chợ 25 10 Rác cơ sở sản xuất, nhà máy, xí nghiệp 37.5 15 Rác đường phố 25 10 Rác trên sông 30 12 Cộng 250 100

Trong đó CTRSH không đồng nhất và có nhiều thành phần khác nhau, chủ yếu là các loại CTRSH có nguồn gốc từ thực phẩm.

Thành phần CTRSH của Quận 8 nói riêng và TPHCM nói chung rất phức tạp, bao gồm nhiều loại khác nhau. Trong đó chiếm đa số là rác thực phẩm. Theo Công ty Dịch Vụ Công Ích Quận 8, rác chợ chiếm 10%, rác trên sông chiếm 12%. Suy ra, khối lượng CTRSH từ các hộ dân, trường học, cơ sở sản xuất, công sở… chiếm 78%.

Trong chất thải rắn đô thị sau đây, khoảng 14-16/22 thành phần có thể tái sinh, tái chế và tái sử dụng như: carton, lon đồ hộp, giấy, nhựa, thủy tinh…

Thành phần chất thải rắn công nghiệp rất đa dạng, thay đổi theo từng ngành và công nghệ sản xuất. Cho đến nay chưa có số liệu đầy đủ về thành phần chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là chất thải công nghiệp nguy hại. Thành phần rác chợ thay đổi tùy theo mặt hàng kinh doanh, nhưng đa số đều là rác thực phẩm như chợ Bình An, chợ Lò Than, chợ Nhị Thiên Đường… Rác thực phẩm có thể được phân loại để sản xuất phân compost. Trong thành phần RTSH tại các hộ gia đình ở thành phố HCM, rác thực phẩm chiếm khoảng 63 – 69% (Nguồn: CENTEMA – 2002). Do đó, nếu có thể tái sử dụng toàn bộ lượng rác thải này thì vấn đề nan giải về diện tích chôn lấp và những khó khăn trong giải quyết các vấn đề môi trường tại các BCL sẽ hầu như không đáng kể.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w