Định hướng phát triển trong giai đoạn 2006 – 2010 1 Định hướng phát triển trong lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 53 - 54)

- Trung tâm trao đổi chất thải.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1.4 Định hướng phát triển trong giai đoạn 2006 – 2010 1 Định hướng phát triển trong lĩnh vực kinh tế

4.1.4.1 Định hướng phát triển trong lĩnh vực kinh tế

Phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của Quận, nhất là ưu thế về vị trí địa lý, gắn kết với các Quận lân cận có ưu thế về thương mại dịch vụ (gắn với quận 1, 5, 6) để hình thành các ngành cung ứng dịch vụ hỗ trợ, phát huy các thế mạnh riêng của Quận như tiếp giáp với đô thị mới, cảng sông Phú Định, chợ đầu mối Bình Điền để phát triển mạnh về thương mại dịch vụ, phục vụ cho sản xuất và đời sống. Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các ngành có giá trị gia tăng, đầu tư công viên văn hóa dịch vụ du lịch phường 4, tạo điều kiện phát triển các thành phần kinh tế, đặc biệt kinh tế tư nhân, kinh tế hợp tác và hợp tác xã, khuyến khích loại hình kinh doanh nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư nước ngoài để giải quyết về lao động và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, quản lý, từng bước tiếp cận kinh tế tri thức.

Chỉ tiêu giá trị sản lượng công nghiệp

Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp sạch, có giá trị gia tăng cao như điện tử – tin học – viễn thông, cơ khí chế tạo, vật liệu mới, hóa dược, công nghệ sinh học…, hình thành mạng lưới công nghiệp hỗ trợ, sản xuất sản phẩm phục vụ xuất khẩu, hạn chế các ngành gây ô nhiễm môi trường, phát triển chiều sâu các ngành truyền thống có thế mạnh như chế biến thực phẩm, dệt, may, da giày. Dự kiến tốc độ phát triển ngành công nghiệp giai đoạn 2006 – 2010 tăng bình quân 15 – 17%/năm.

Phát triển các ngành dịch vụ gắn với qui hoạch dân cư và qui hoạch mạng lưới trung tâm thương mại, chợ, siêu thị đến năm 2010, trong đó khuyến khích phát triển 6 nhóm ngành dịch vụ theo định hướng của Thành phố: thương mại, tài chính – tín dụng – ngân hàng – bảo hiểm, vận tải công cộng đô thị – dịch vụ cảng – kho bãi, du lịch – khách sạn – nhà hàng, bưu chính – viễn thông – công nghệ thông tin – đào tạo khoa học – công nghệ, thị trường bất động sản, chú trọng các loại hình dịch vụ kho bãi, thông tin, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ, tư vấn pháp lý, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, dịch vụ phục vụ đời sống: giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, nhà ở …, khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ cửa hàng bán lẻ khu dân cư, tăng cường công tác quản lý nhà nước các cơ sở kinh doanh dịch vụ trong lĩnh vực văn hóa xã hội và các ngành nghề nhạy cảm. Phấn đấu tốc độ phát triển ngành dịch vụ, thương mại giai đoạn 2006 – 2010 tăng bình quân 23 – 25%/năm.

Cải tiến công nghệ gia công chế biến xuất hàng xuất khẩu, nhất là công nghệ hàng dệt may, nông, lâm, thủy sản. Tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn, có tiềm năng nhưng tỷ trọng chiếm lĩnh còn thấp. Hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu hàng xuất khẩu, thông tin thị trường. Khuyến khích xuất khẩu dịch vụ, phần mềm tin học, xuất khẩu lao động, tăng hàm lượng kỹ thuật trong sản xuất xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2006 – 2010 dự kiến tăng bình quân 15%/năm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w