Quy trình vớt rác trên sông

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 78 - 81)

- Trung tâm trao đổi chất thải.

5. Đội vệ sinh

4.3.2.5 Quy trình vớt rác trên sông

Công việc rớt rác trên sông, thời gian thực hiện tùy thuộc vào triều cường mỗi ngày. Để chuẩn bị cho một ca làm việc, công nhân phải đến điểm tàu neo đậu làm động tác khởi động đầu tiên là chuyển rác vớt ngày hôm trước lên xe ép rác. Sở dĩ phải bố trí như thế vì công việc này khá nặng nhọc cần sức khỏe. Nếu làm việc này ở cuối ca công nhân không còn sức lực. Vì sau một ca làm việc khá nặng nhọc, một tay làm điểm tựa, một tay làm đòn bẩy tương ứng với một lực khoảng 15kg để cân bằng khối lượng rác chứa ở đầu vợt khoảng 5kg qua cán vợt dài 1,5m với tỷy lệ điểm đặt 1/3. Đặc biệt, công nhân phải hít không khí đầy ô nhiễm bốc lên từ sông, mà chúng ta mỗi lần đi ngang qua các con kênh này phải nín thở.

Qui trình vớt rác của tàu:

Loại phương tiện chính: tàu công suất 30 mã lực. Hai bên mạn tàu có gắn thiết bị thu rác, khẩu độ di động tối đa của 2 cánh thu rác 11m, tải trọng tàu 6,5T, được trang bị phao, túi lưới, phương tiện chứa rác và hệ thống loa phóng thanh qua băng từ để tuyên truyền.

Nhân sự:

• Một tài công lái tàu

• Một thợ máy kiêm phụ tá tàu công, sử dụng phương tiện neo

• Hai công nhân vớt, thu và chuyển rác

• Bảo hộ lao động: để bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang, nón lá (hoặc nón kết), giày vải, ao phao, xà bông.

Mô ta qui trình:

Chuẩn bị:

• Kiểm tra phương tiện, máy móc, nhiên liệu và trang thiết bị

• Chuẩn bị bảo hộ cho cá nhân Thực hiện:

Sau khi vận hành máy, tàu kéo neo, tất cả nhân sự vào vị trí bố trí và tàu rời bến đển điểm xuất phát. Khi đến điểm xuất phát đúng quy định dòng chảy, cánh thu rác bắt đầu được bang ra hai bên mạn tàu và người sử dụng sẽ điều chỉnh tùy theo luồng lạch để vớt rác trôi nổi trên lòng kinh suốt lộ trình. Tài công định hướng để đón nhận luồng rác trôi nghịch chiều để cánh thu gom đạt hiệu quả cao.

2 công nhân có trách nhiệm dùng vợt lưới đứng trên cầu phap vớt trực tiếp các loại rác lùa từ hai cánh vào mạn tàu. Thao tác lập đi lập lại khi có rác.

Khi các ghe vớt rác chứa đầy sọt rác, tài công điều khiển ghe định hướng nơi tàu chạy để chuyển các sọt chứa đầy rác đổ vào boong tàu. Hai công nhân trên ngừng vớt, cùng tiếp sức với hai công nhân trên ghe để thực hiện công đoạn này, khi thực hiện xong ghe tiếp tục vớt rác.

Công đoạn kết thúc: Sau khi đưa tàu về bến đậu

Tài công có trách nhiệm thu và cất giữ băng gỗ, làm vệ sinh buồng lái và phối hợp cùng thợ máy điều chỉnh hoặc sửa chữa hoàn chỉnh máy móc để bảo trì.

2 công nhân có trách nhiệm trên phao nổi, cùng công nhân điều khiển buộc xếp cánh thu rác cập sát vào mạn tàu, làm vệ sinh tàu.

Sau khi hoàn tất ca làm việc, tài công báo công tác vào sổ và tất cả công nhân làm vệ sinh bản thân và giao tàu lái cho người trực để kết thúc ca vớt rác trong ngày.

Qui trình vớt rác của ghe

Loại phương tiên chính: ghe có tải trọng 0,25T, có gắn máy đuôi tôm và phương tiện chứa rác.

Nhân lực: 1 công nhân lái ghe, 2 công nhân vớt rác

• Trang thiết bị lao động: 2 vợt vớt rác, 2 dầm, 1 sào

• Bảo hộ lao động: đồ bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang, nón lá hoặc nón kết, giày vải.

Mô tả quy trình:

Chuẩn bị:

• Đưa phương tiện, dụng cụ lao động xuống ghe

• Chăm nhiên liệu vào máy đuôi tôm và gắn máy vào vị trí ổn định

• Xin lệnh tài công đưa ghe đến trước ở điểm xuất phát. Thực hiện:

Lái ghe đưa ghe đến điểm xuất phát dùng dầm bơi để 2 công nhân: 1 ở vị trí gần mũi ghe, 1 ở gần cuối ghe dùng vợt vớt rác tập trung dọc bờ kênh, sàn nhà và vùng nước mà cánh thu rác không với tới (do đảm bảo tính an toàn),

đưa phương tiện chứa làm sạch rác vùng nước ngoài luồng tàu có cánh thu rác đi qua.

Khi ghe đầy, đưa rác về và chuyển lên tàu, nhận phương tiện chứa tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong vị trí được phân công.

Khi đến điểm giao rác, tự chuyển rác lên điểm và quay lại sau tàu đón rác trôi nổi xuống để tàu lên rác và tiếp tục lên trước tàu thực hiện vớt rác trong vùng được phân công.

Trình tự đó được tiếp diễn đến khi dứt lộ trình – lên rác xong chờ tàu và cùng về bến đậu theo lộ trình.

Công đoạn kết thúc:

Khi ghe về bến đậu buộc ghe vào vị trí, người lái ghe và 2 công nhân vớt rác làm vệ sinh ghe. Sau đó công nhân vớt rác chuyển dụng cụ về kho, lái ghe mang máy Kohler lên vị trí, xả nhiên liệu còn tồn vào bình chứa và ràng mắt xích khóa máy Kohler. Sau khi hoàn tất ca làm việc, tất cả công nhân làm vệ sinh bản thân, bàn giao phương tiện để hoàn chỉnh ca vớt rác trong ngày của ghe.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w