1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xác định quan hệ cha, mẹ, con. qua thực tiễn tại địa bàn huyện hương sơn -tỉnh hà tĩnh

81 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 689,81 KB

Nội dung

Hồ Chủ Tịch đã nói: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Nếu quan hệ vợ chồng trong gia đình là quan hệ pháp lý hôn nhân thì quan hệ cha, mẹ, con là quan hệ tràn đầy tình cảm yêu thương chăm sóc. Mối quan hệ giữa cha, mẹ và con là mối quan hệ thiêng liêng và cao cả, nó tồn tại trên hai phương diện xã hội và pháp lý. Xét về phương diện xã hội thì quan hệ cha, mẹ, con tồn tại một cách tự nhiên và được ghi nhận như là một sự tất yếu, nó là sự ràng buộc về mặt tình cảm giữa các thành viên trong gia đình, nó được điều chỉnh bằng các quy tắc đạo đức, là cơ sở để tạo lập gia đình hạnh phúc, bền vững, duy trì nòi giống và tái sản xuất ra sức lao đông bằng việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên đảm bảo sự ổn định cho xã hội, an ninh chính trị. Còn về mặt pháp lý thì quan hệ cha, mẹ, con được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể như quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con và của con đối với cha, mẹ. Việc pháp luật ghi nhận quan hệ này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con. Việc xác định quan hệ cha, mẹ, con là cơ sở làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản trong quan hệ cha-con, mẹ-con. Đây là cơ sở pháp lý để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết các mâu thuẫn phát sinh khi các quan hệ đó có tranh chấp như cấp dưỡng, nuôi dưỡng, thừa kế, xác định nhân thân người phạm tội trong luật hình sự. Như vậy việc xác định quan hệ cha, mẹ, con không chỉ có ý nghĩa trong phạm vi lĩnh vực Hôn nhân và gia đình mà nó còn có ý nghĩa đối với các quan hệ pháp luật khác. Trong giai đoạn hiện nay thì việc xác định quan hệ cha, mẹ, con là một vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp. Việc tồn tại quan hệ tình cảm ngoài quan hệ hôn nhân hoặc ngoài thời kỳ hôn nhân là một thực trạng phổ biến. Chính vì vậy mà đây là vấn đề đang được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta và nó được thể chế hóa trong các quy định pháp luật, pháp luật hôn nhân và gia đình đã dự liệu bằng việc đưa ra khung pháp lý trong việc xác định cha, mẹ cho con. Tại Điều 37 Hiến pháp của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục;được tham gia vào các vấn đề trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em. Tại điều 11 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định. “Quyền được khai sinh và có quốc tịch 1. Trẻ em có quyền đăng ký khai sinh và có quốc tịch. 2. Trẻ em có cha mẹ chưa xác định được, nếu có yêu cầu thì được hỗ trợ bởi các cơ quan có thẩm quyền để xác định cha, mẹ theo quy định của pháp luật. ”

Trang 1

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ

KHÓA 2010 - 2014

XÁC ĐỊNH QUAN HỆ CHA, MẸ, CON QUA THỰC TIỄN TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN - TỈNH HÀ TĨNH

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Lớp: K34A Dân Sự

Huế, 03/2014

Trang 2

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Luật-Đại học Huế đã tận tình dạy dỗ,giúp đỡ va tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt 4 năm học đại học.

Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, đoàn thể ,cá nhân đã cung cấp tài liệu,tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu để thực hiện đề tài đặc biệt là Phòng Tư pháp-UBND huyện Hương Sơn- và TAND huyện Hương Sơn Tỉnh Hà Tĩnh.

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Th.s Đào Mai Hường,người đã tận tình hướng dẫn,truyền thụ kiến thức và kinh

Trang 3

nghiệm giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.

Sinh viên thực

hiện Lê Thị Kim Loan

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9

4 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Kết cấu của khóa luận 10

PHẦN NỘI DUNG 11

Chương 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH QUAN HỆ CHA, MẸ, CON 11

1.1 Một số khái niệm cơ bản 11

1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa của quan hệ cha, mẹ, con 11

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc xác định quan hệ cha, mẹ, con 12

1.2 Sự phát triển của pháp luật Việt Nam về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con 13

1.2.1 Vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con trong pháp luật thời kỳ phong kiến 14

1.2.2 Vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con trong thời kỳ thực dân phong kiến 15

1.2.3 Vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay 17

1.3 Vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành 19

1.3.1 Căn cứ phát sinh quan hệ cha, mẹ, con 19

1.3.2 Nguyên tắc xác định quan hệ cha, mẹ, con 25

1.3.3 Người có quyền yêu cầu xác nhận quan hệ cha, mẹ, con 33

Trang 5

1.3.5 Hậu quả pháp lý của việc xác định quan hệ cha, mẹ, con 41

Chương 2 THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH QUAN HỆ CHA, MẸ, CON TẠI HUYỆN HƯƠNG SƠN TĨNH HÀ TĨNH NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 45

2.1 Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ con tại địa bàn huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh 45

2.1.1 Sơ lược điều kiện kinh tế-xã hội tại địa bàn huyện Hương Sơn .45

2.1.2 Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con 46

2.2 Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc về xác định quan hệ cha, mẹ con tại địa bàn huyện Hương Sơn-Tỉnh Hà Tĩnh 55

2.3 Một số giải pháp nhằm giải quyết có hiệu quả các trường hợp xác định quan hệ cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật 62

2.3.1 Giải pháp chung 63

2.3.2 Giải pháp cụ thể 70

PHẦN KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự BDLBK : Bộ dân luật Bắc KỳHNVGĐ : Hôn nhân và gia đìnhTAND : Tòa án nhân dânTANDTC : Tòa án nhân dân tối caoUBND : Uỷ ban nhân dân

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hồ Chủ Tịch đã nói: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều giađình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốtthì xã hội mới tốt” Nếu quan hệ vợ chồng trong gia đình là quan hệ pháp lýhôn nhân thì quan hệ cha, mẹ, con là quan hệ tràn đầy tình cảm yêu thươngchăm sóc Mối quan hệ giữa cha, mẹ và con là mối quan hệ thiêng liêng vàcao cả, nó tồn tại trên hai phương diện xã hội và pháp lý Xét về phươngdiện xã hội thì quan hệ cha, mẹ, con tồn tại một cách tự nhiên và được ghinhận như là một sự tất yếu, nó là sự ràng buộc về mặt tình cảm giữa cácthành viên trong gia đình, nó được điều chỉnh bằng các quy tắc đạo đức, là

cơ sở để tạo lập gia đình hạnh phúc, bền vững, duy trì nòi giống và tái sảnxuất ra sức lao đông bằng việc nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho cácthành viên đảm bảo sự ổn định cho xã hội, an ninh chính trị Còn về mặtpháp lý thì quan hệ cha, mẹ, con được pháp luật Việt Nam quy định cụ thểnhư quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ và con và của con đối với cha, mẹ.Việc pháp luật ghi nhận quan hệ này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của cha, mẹ, con Việc xác định quan hệ cha, mẹ, con là cơ sở làmphát sinh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản trong quan hệ cha-con, mẹ-con Đây là cơ sở pháp lý để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyềngiải quyết các mâu thuẫn phát sinh khi các quan hệ đó có tranh chấp nhưcấp dưỡng, nuôi dưỡng, thừa kế, xác định nhân thân người phạm tội trongluật hình sự Như vậy việc xác định quan hệ cha, mẹ, con không chỉ có ýnghĩa trong phạm vi lĩnh vực Hôn nhân và gia đình mà nó còn có ý nghĩađối với các quan hệ pháp luật khác

Trong giai đoạn hiện nay thì việc xác định quan hệ cha, mẹ, con làmột vấn đề khá nhạy cảm và phức tạp Việc tồn tại quan hệ tình cảm ngoài

Trang 8

Chính vì vậy mà đây là vấn đề đang được sự quan tâm của Đảng và Nhànước ta và nó được thể chế hóa trong các quy định pháp luật, pháp luật hônnhân và gia đình đã dự liệu bằng việc đưa ra khung pháp lý trong việc xácđịnh cha, mẹ cho con Tại Điều 37 Hiến pháp của nước cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Trẻ em được Nhà nước, gia đình

và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục;được tham gia vào các vấn đề trẻ

em Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lộtsức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em Tại điều 11Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 quy định

“Quyền được khai sinh và có quốc tịch

1 Trẻ em có quyền đăng ký khai sinh và có quốc tịch

2 Trẻ em có cha mẹ chưa xác định được, nếu có yêu cầu thì được hỗtrợ bởi các cơ quan có thẩm quyền để xác định cha, mẹ theo quy địnhcủa pháp luật ”

Luật HNVGĐ năm 2000 từ Điều 63 đến Điều 66 chương VII quy định

về việc xác định quan hệ cha, mẹ, con đó là : Điều 63 Xác định cha, mẹ ;Điều 64 Xác định con; Điều 65 Quyền nhận cha, mẹ; Điều 66 Người cóquyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thànhniên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất nănglực hành vi dân sự

Tại khoản 4 Điều 27 của BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm2011) cũng có quy định:

Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha,

mẹ thuộc những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giảiquyết của Toà án

Ngoài ra thì vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con còn được quy địnhtrong nhiều văn bản pháp luật khác Điều này thể hiện được sự quan tâm

Trang 9

cha, làm mẹ và làm con Qua những luận cứ khoa học trong Luật hôn nhân

và gia đình và các văn bản hướng dẫn thi hành thì thấy các quy định nàykhá chặt chẽ và cụ thể về vấn đề xác định cha, mẹ cho con, tuy nhiên trênthực tế việc nhận thức và áp dụng vẫn chưa thống nhất Có những văn bảnquy phạm pháp luật vẫn còn khá nhiều thiếu sót, hạn chế, nhiều vấn đề vềxác định quan hệ cha, mẹ, con chưa được điều chỉnh gây khó khăn trongquá trình giải quyết và áp dụng pháp luật

Quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về việc xác định cha, mẹcho con vừa là cơ sở pháp lý để thực hiện công tác đăng ký khai sinh, vừa

là căn cứ áp dụng trong công tác xét xử của Tòa án Thực tế, do các cán bộToà án, cán bộ tư pháp hộ tịch còn có sự nhận thức khác nhau đối với quyđịnh của pháp luật về việc xác định cha cho con nên đã xảy ra những câuchuyện trái khoáy xung quanh vấn đề này

Đó là trong trường hợp con sinh ra sau khi ly hôn mà trong bản án,quyết định của Tòa án không xác định là con của ai mà đi làm giấy khaisinh của con thì có những vụ việc thì cơ quan hộ tịch còn dè dặt, khôngdám ghi tên cha vào giấy khai sinh của con mà phải chờ sự xác định củaToà án, trong khi đó thì Toà án lại quả quyết là không cần thiết Ngược lại,

có những vụ việc thì trong khi cơ quan hộ tịch đã xác định là cha của đứatrẻ bằng việc đăng ký khai sinh, thì Toà án lại buộc đương sự phải yêu cầuToà án thực hiện việc xác định cha cho con mới giải quyết việc yêu cầu cấpdưỡng nuôi con Như vậy, với những tình huống giống nhau nhưng đã cócác cách hành xử khác nhau, mà nguyên nhân là do xuất phát từ sự xungđột về mặt nhận thức pháp lý của những người thực thi pháp luật Một thực

tế hiện nay, với tình huống nêu trên đã có rất nhiều cán bộ Toà án khẳngđịnh là nhất thiết phải qua thủ tục toà án xác định cha cho con Nhữngngười theo quan điểm này cho rằng, do người vợ sinh con sau khi đã ly hônchồng và vì thế trong bản án, quyết định giải quyết việc ly hôn không đề

Trang 10

ký khai sinh hoặc quyết định việc chăm sóc, cấp dưỡng nuôi con thì người

mẹ phải yêu cầu Toà án xác định cha cho con Tại Điều 63 của Luật hôn

nhân và gia đình năm 2000 đã quy định: “1 Con sinh ra trong thời kỳ hôn

nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ

và phải được Toà án xác định…” Để xác định trường hợp nào thì được coi

là người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân, tại Điều 21 của Nghị định số70/2001/NĐ-CP ngày 03-10-2001 của Chính phủ đã quy định cụ thể là:

“Con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ

ngày bản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật, thì được xác định là con chung của hai người”

Như vậy, cho dù con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hay sinh ra sauthời kỳ hôn nhân nhưng mà do người vợ có thai trong thời kỳ đó đều đươngnhiên được xác định là con chung của vợ chồng Hai trường hợp này hoàntoàn giống nhau, bình đẳng về mặt pháp lý và đã là điều đương nhiên thì cơquan hộ tịch buộc phải thực hiện đăng ký khai sinh mà không cần phải có

sự xác định của Toà án Do đó, không thể có việc con sinh ra trong thời kỳhôn nhân thì đương nhiên được đăng ký hộ tịch xác định con chung của vợchồng (không cần Tòa án xác định) mà khi con sinh ra ngoài thời kỳ hônnhân nhưng người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân thì phải yêu cầu Tòa

án xác định cha cho con Đương sự chỉ có quyền và nghĩa vụ yêu cầu Toà

án xác định cha cho con ngoài các trường hợp nêu trên, tức là con sinh rangoài thời kỳ hôn nhân và người vợ có thai ngoài thời kỳ hôn nhân Cònkhi thuộc những trường hợp đương nhiên được xác định là con chung của

vợ chồng như đã nêu ở khoản 1 của điều luật nêu trên mà cha, mẹ khôngthừa nhận con thì cũng phải yêu cầu Tòa án xác định và phải có chứng cứchứng minh cho yêu cầu của mình

Trang 11

người vợ sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày bản án, quyết định của

Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật nên đương nhiên làcon của vợ chồng Trong trường hợp này nếu người chồng không thừa nhậnngười con đó là con của mình thì họ phải khởi kiện yêu cầu Toà án xácđịnh và có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh về vấn đề này màngười vợ không buộc phải yêu cầu Toà án xác định một vấn đề đã được coi

là đương nhiên

Như vậy, dựa trên tính chất của quan hệ xác định cha, mẹ, con cótranh chấp hay không có tranh chấp là cơ sở để xác định cơ quan có thẩmquyền xác định cha, mẹ, con Tuy nhiên, việc xác định thẩm quyền giảiquyết loại việc này từ góc độ thực tiễn đã và đang phản ánh những bất cập

và khó khăn liên quan đến cách hiểu và vận dụng điều luật cũng như nhữngquy định còn “bỏ ngỏ” trong Luật dẫn đến những lúng túng nhất định trongviệc xác định thẩm quyền, thủ tục tố tụng và nghĩa vụ chứng minh…

Trường hợp người chồng của người mẹ đứa trẻ không thừa nhận đứatrẻ là con của họ thì có quyền yêu cầu Tòa án xác định Đây thuộc trườnghợp có tranh chấp và được giải quyết theo thủ tục tư pháp Khi khởi kiện raTòa người chồng phải đưa ra được những chứng cứ để chứng minh rằng họ

là chồng của mẹ đứa trẻ nhưng không phải là cha đứa trẻ Vấn đề khó khăntrong việc xác định thẩm quyền thường đặt ra với trường hợp xác nhận cha,

mẹ cho con ngoài hôn nhân Con ngoài giá thú thường do người mẹ không

có chồng sinh ra hoặc tuy người mẹ đang có chồng nhưng người chồng đãchứng minh trước Tòa rằng người con đó không phải là con của họ Ngoài

ra hiện nay trong quá trình thực tiễn thì cho thấy có nhiều trường hợp tranhchấp về xác định quan hệ cha, mẹ, con mà đương sự không hợp tác với cơquan chức năng Đó là nhiều trường hợp từ chối cung cấp mẫu giám địnhtrong khi không còn có chứng cứ nào khác có thể xác định quan hệ cha,

mẹ, con Hiện nay chưa có chế tài nào đối với những đương sự từ chối

Trang 12

của các đương sự khác cũng như ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của cơquan Nhà nước có thẩm quyền, làm vụ án bị tồn đọng, bế tắc

Căn cứ theo các quy định hiện hành, việc xác định thẩm quyền giảiquyết đối với yêu cầu xác nhận cha, mẹ, con phụ thuộc vào việc xác địnhtính chất của vụ việc là có tranh chấp hay không có tranh chấp

- Trường hợp có tranh chấp: Thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa ánnhân dân theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Bộ Luật tố tụng dân sự năm

2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011)

- Trường hợp không có tranh chấp: Thuộc thẩm quyền giải quyết của

Uỷ ban nhân dân

Tuy nhiên, hiểu như thế nào là có “tranh chấp” cũng là một khái niệm

có nhiều tranh cãi Nhiều trường hợp không có tranh chấp trong việc xácđịnh cha, mẹ, con nhưng cơ quan hộ tịch khi giải quyết bằng một thủ tụcđăng ký thông thường dưới khía cạnh pháp lý lại có những vướng mắc nhấtđịnh Đây cũng là vấn đề đang có sự mâu thuẫn và gặp ít nhiều lúng túngkhi áp dụng luật trong một số trường hợp yêu cầu xác định cha, mẹ, con khingười cha, người mẹ bị yêu cầu xác định đã chết

Thực tiễn xét xử thời gian gần đây khá nhiều vụ án đương sự khởikiện ra Tòa yêu cầu xác định cha, mẹ cho con mà người cha hoặc người mẹđược yêu cầu xác định là cha hoặc mẹ của cháu bé đã chết hoặc trongtrường hợp cả người cha, người mẹ của cháu bé đều đã chết Điều nàykhông chỉ liên quan đến thủ tục tố tụng từ việc thụ lý, thông báo thụ lý, hòagiải, đến việc đưa ra xét xử tại phiên tòa mà còn liên quan đến vấn đề xácđịnh chứng cứ và chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện

Điều 65 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có quy định: “Con cóquyền xin nhận cha mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết’.Như vậy pháp luật bảo đảm trong mọi trường hợp người con đều có quyền

Trang 13

chết Nguyên tắc chung người đưa ra yêu cầu phải có nghĩa vụ chứng minh.Tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ chứng minh này trong thực tế khôngphải là vấn đề đơn giản

Về việc xác định tư cách tố tụng: Theo quy định tại khoản 3 Điều 56BLTTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011), về nguyên tắc người bịngười khác khởi kiện khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyênđơn bị người đó xâm phạm sẽ được xác định là bị đơn trong vụ kiện, tuynhiên trong trường hợp này có thể xác định người đó là bị đơn hay khôngkhi người đó đã chết Khá nhiều các bản án hiện hành khi rơi vào trườnghợp này đều không khỏi lúng túng khi xác định tư cách của người đó trong

vụ kiện

Thực tế nhiều Tòa án, do loại việc “xác định cha, mẹ, con” không nằmtrong loại việc thuộc thủ tục giải quyết việc dân sự hoặc hôn nhân giađình nên đối với yêu cầu khởi kiện xác định cha (mẹ) cho con mà ngườicha (người mẹ) đã chết vẫn được áp dụng theo quy định tại Điều 56BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011) như với các vụ án thôngthường Trong đó, người đó được xác định là bị đơn và ghi chú thêm bêncạnh là: “Bị đơn là người đã chết”

Việc xác định người đó là bị đơn trong trường hợp này không hợp lý.Mặc dù người đó là người bị kiện tuy nhiên đối tượng của quyền yêu cầu làquyền nhân thân Vì vậy, nếu xác định người đó là bị đơn thì khi bị đơn đãchết, vụ kiện sẽ bị tạm đình chỉ giải quyết nếu chưa có người kế thừa quyền

và nghĩa vụ tố tụng trong khi đây lại thuộc trường hợp pháp luật nội dunghạn chế đối với việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng Bên cạnh đó nếuxác định người đó là bị đơn thì Tòa án sẽ phải gửi thông báo thụ lý tới cho

ai theo quy định tại Điều 176 BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm2011) trong khi bị đơn đã chết

Trang 14

quy phạm pháp luật nên tình trạng xuất hiện các quan điểm trái ngược nhautrong quá trình giải quyết là không thể tránh khỏi Điều này đã gây ảnhhưởng đến lợi ích hợp pháp của đương sự, tạo nên hiện tượng thiếu tínhthống nhất trong việc áp dụng pháp luật

Trong những năm qua tại địa bàn huyện Hương Sơn -Tỉnh Hà Tĩnhthực trạng về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con cũng tương đối nhiều

và diễn biến khá phức tạ Quá trình giải quyết của các cơ quan chức năngcòn bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc, lúng túng

Xuất phát từ những nhận thức về cơ sở lý luận cũng như qua thựctrạng trong vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con ở địa bàn huyện Hương

Sơn-Tỉnh Hà Tĩnh, tôi đã lựa chọn đề tài “ Xác định quan hệ cha, mẹ, con.

Qua thực tiễn tại địa bàn huyện Hương Sơn -Tỉnh Hà Tĩnh” Với đề tài

này, tôi mong muốn tìm hiểu sâu sắc hơn cả về lý luận và thực tiễn của vấn

đề xác định quan hệ cha, mẹ, con Từ đó nhận thức một cách đầy đủ hơn

về cơ sở pháp lý của pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay cũng nhưnhững khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc về xácđịnh quan hệ cha, mẹ, con cả nước nói chung và tại địa bàn huyện HươngSơn nói riêng Bên cạnh đó tác giả cũng có một số đề xuất, kiến nghị nhữnggiải pháp hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh vềvấn đề này

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Quá trình tìm hiểu đề tài sẽ góp phần vào việc hệ thống hóa nhữngquy định của pháp luật hiện hành về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con.Tìm hiểu thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại địa bàn huyệnHương Sơn -Tỉnh Hà Tĩnh giúp chúng ta đánh giá phần nào đúng tình hìnhthực tế quan hệ Hôn nhân gia đình hiện nay Qua đó chúng ta có cách đánh

Trang 15

vướng mắc của thực trạng và đề ra một số giải pháp khắc phục

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đó là hệ thống và làm rõ những quy định của pháp luật hiện hành vềxác định quan hệ cha, mẹ, con Tìm hiểu về thực trạng xác định quan hệcha, mẹ, con tại địa bàn huyện Hương Sơn -Tỉnh Hà Tĩnh Qua đó có thểthấy được những nguyên nhân, khó khăn vướng mắc trong quá trình giảiquyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đưa ra các giải pháp khắcphục và hoàn thiện pháp luật xác định quan hệ cha, mẹ, con

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, thu thập thông tin của mình, tác giảtập trung vào việc nghiên cứu hai vấn đề chính đó là:

Thứ nhất, khóa luận đề cập một cách có hệ thống tới các cơ sở lý luận

về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con trên cơ sở các quy định của phápluật Việt Nam hiện hành trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình

Thứ hai, khóa luận đề cập đến thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ,

con trên địa bàn huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh cũng như đưa ra một sốkiến nghị giải pháp hoàn thiện việc xác định quan hệ cha, mẹ, con trên địabàn huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là xác định quan hệ cha, mẹ, con theocác quy định của pháp luật Việt Nam đó là Luật hôn nhân và gia đình năm

2000, Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), cácnghị quyết, thông tư và nhiều tài liệu khác liên quan đến việc xác định quan

hệ cha, mẹ, con và thực tiễn tại huyện Hương Sơn- Tinh Hà Tĩnh

4 Phương pháp nghiên cứu

Khóa luận sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau nhưphương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử,phương pháp so sánh trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy

Trang 16

quan hệ cha, mẹ, con trên nhiều góc độ Cụ thể là:

- Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng để phân tíchnhững quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề xácđịnh quan hệ cha, mẹ, con, phân tích thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ,con thông qua số liệu thu thập được tại địa bàn

- Phương pháp tổng hợp, thống kê: Đây là một phương pháp có ý nghĩaquan trọng trong việc thu thập số liệu các vụ việc về xác định quan hệ cha,

mẹ, con diễn ra trên thực tế địa bàn huyện Hương Sơn-Tỉnh Hà Tĩnh

- Phương pháp so sánh, đối chiếu :Dùng phương pháp này để có thểthấy được sự đối chiếu tăng giảm của số liệu cũng như là tính chất của vụviệc xác định quan hệ cha, mẹ, con giữa năm này so với năm khác

5 Kết cấu của khóa luận

Khóa luận gồm 3 phần là mở đầu, nội dung, kết luận Trong đó phầnnội dung gồm 2 chương:

Chương I : Những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề xácđịnh quan hệ cha, mẹ, con

Chương II: Thực trạng xác định quan hệ cha, mẹ, con tại huyệnHương Sơn tỉnh Hà Tĩnh Nguyên nhân và một số giải pháp

Trang 17

PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VỀ VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH QUAN HỆ CHA, MẸ, CON

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm, ý nghĩa của quan hệ cha, mẹ, con

“Quan hệ cha, mẹ, con là mối liên hệ pháp lý giữa một người (gọi làcon) và một người khác (gọi là cha hoặc mẹ), tùy theo người khác đó lànam hay là nữ quan hệ được thiết lập là quan hệ cha con hoặc quan hệ mẹcon Quan hệ cha, mẹ, con có thể được xác lập một cách tự nhiên từ sự kiệnthành thai và sinh nở (gọi là quan hệ cha, mẹ, con ruột) hoặc một cách nhântạo từ việc nhận nuôi con nuôi” Như vậy quan hệ cha, mẹ, con là một quan

hệ pháp lý chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật cũng như là các quytắc đạo đức xã hội

Xét về yếu tố đạo đức thì đây là quan hệ có tính chất tự nhiên, là mốiquan hệ có tính chất thiêng liêng và bền vững Nó được xây dựng trên nềntảng quan hệ yêu thương, trách nhiệm đối với nhau giữa cha mẹ và con cái Xét về yếu tố pháp lý trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình thì quan hệcha, mẹ, con là một loại quan hệ pháp lý có đầy đủ các yếu tố cấu thànhsau:chủ thể, nội dung, khách thể Về mặt chủ thể nhu cầu của quan hệ cha,

mẹ, con là các quan hệ yêu thương lẫn nhau giữa mọi người trong gia đình

Về mặt nội dung thì nó bao gồm quyền và nghĩa vụ của quan hệ cha, mẹ,con Về mặt khách thể của quan hệ cha, mẹ, con là các hành vi của các chủthể nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý tương ứng được phápluật quy định Các hành vi này nhằm hướng tới những giá trị cụ thể về vậtchất và tinh thần như quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa cha mẹ vàcon cái

Trang 18

mẹ, con

Hiện nay chưa có một quan điểm, định nghĩa pháp lý nào là xác địnhquan hệ cha, mẹ, con Đầu tiên chúng ta có thể hiểu xác định theo Từ điểnTiếng Việt- Nhà xuất bản Khoa học xã hội (Hà Nội ) thì xác định tức là

“nêu lên một cách đúng đắn, rõ ràng hoặc “định ra được một cách chínhxác” Như vậy chúng ta có thể hiểu xác định quan hệ cha, mẹ, con có nghĩa

là xác định một cách đúng, chính xác, rõ ràng người nào là cha, mẹ hay conhay người nào không phải là cha, mẹ, con đối với một chủ thể xác định.Chính vì nó đòi hỏi sự chính xác rõ ràng và chúng ta cũng hiểu được tầmquan trọng của quan hệ cha, mẹ, con nên nó phải được xác định bằng các

cơ quan có thẩm quyền và có giá trị pháp lý để bảo đảm về quyền và nghĩa

vụ của các chủ thể tham gia

Dưới góc độ sinh học -xã hội thì xác định cha, mẹ, con là việc nghiêncứu, tìm kiếm, nhận diện mối quan hệ huyết thống giữa hai thế hệ kế tiếpnhau thông qua sự kiện sinh đẻ” [19, 1]

Dưới góc độ luật học thì xác định quan hệ cha, mẹ, con trong từ điểnLuật học lại đưa ra khái niệm “xác định cha, mẹ cho con” là: “ định rõ mộtngười là cha hoặc một người là mẹ cho con trên cơ sở các quy định củapháp luật” [19, 1]

Dưới góc độ pháp lý thì xác định quan hệ cha, mẹ, con là một chếđịnh pháp lý bao gồm các quy phạm pháp luật quy định về căn cứ pháp lý,thủ tục pháp lý xác định cha, mẹ, con, là cơ sở để hình thành ở các chủ thểquyền và nghĩa vụ theo luật định [19,1]

Từ sự phân tích trên chúng ta có thể định nghĩa xác định quan hệ cha,

mẹ, con là một hành vi pháp lý do cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy địnhcủa pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thừanhận hoặc không thừa nhận quan hệ cha - mẹ - con về mặt pháp lý, nhằm

Trang 19

ngược lại

Như vậy từ khái niệm trên thì chúng ta có thể thấy việc xác định quan

hệ cha, mẹ, con có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, nó là một hành vi pháp lý

Thứ hai, nó phát sinh tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Hiện nay

theo quy định của pháp luật Việt Nam thì TAND và UBND với tư cách là cơquan quyền lực Nhà nước thực hiện thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình,

đó là xác định và công nhận hay không công nhận quan hệ cha, mẹ, con

Thứ ba, việc xác định quan hệ cha làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt

quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong quan hệ đó

Việc xác định quan hệ cha, mẹ, con có ý nghĩa rất lớn:

Thứ nhất, nó đảm bảo việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ về nhân

thân và tài sản của các chủ thể trong quan hệ pháp luật này Hay nói cáchkhác thì việc bảo vệ quan hệ cha, mẹ, con có ý nghĩa trong việc bảo đảmcác lợi ích hợp pháp của đương sự

Thứ hai việc xác định quan hệ cha, mẹ, con còn nhằm giải quyết các

tranh chấp về nuôi dưỡng, cấp dưỡng, thừa kế theo quy định của pháp luậtViệt Nam

1.2 Sự phát triển của pháp luật Việt Nam về vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con

Trải qua các hình thái nhà nước khác nhau thì các quan hệ xã hội cónhững biến đổi theo từng thời kỳ và chính vì thế mà pháp luật cũng phảithay đổi khác nhau để có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội đó Và quan hệHôn nhân gia đình cũng vậy Vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con đượcghi nhận khá sớm trong pháp luật Việt Nam Tuy nhiên ở thời kỳ phongkiến các quy định về việc xác định quan hệ cha, mẹ, con còn có nhiều hạnchế, mới chỉ là những quy định tạo nên bước đầu cho việc hình thành các

Trang 20

quan hệ cha, mẹ, con ngày càng được hoàn thiện đầy đủ và đáp ứng đượcnhững yêu cầu của các quan hệ xã hội

1.2.1 Vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con trong pháp luật thời kỳ phong kiến

Pháp luật Hôn nhân và gia đình thời kỳ này không quy định rõ việcxác định quan hệ cha, mẹ, con Pháp luật thời kỳ này chủ yếu xác lập cácquy định nhằm bảo đảm trật tự, đẳng cấp các mối quan hệ giữa các thànhviên trong gia đình Luật pháp vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng trọng namkhinh nữ, xác lập quyền gia trưởng trong gia đình Dưới thời Lê, với bộQuốc triều hình luật không có chế định nào quy định cụ thể về việc xácđịnh quan hệ cha, mẹ, con mà chỉ thông qua các quy định về quan hệ giữacác thành viên trong gia đình cho thấy pháp luật thời kỳ này chỉ thừa nhậnquan hệ cha mẹ đẻ đối với con đẻ và phải là con chính thống, không thừanhận quan hệ cha, mẹ, con ngoài giá thú Pháp luật thời kỳ phong kiến cócho phép và thừa nhận quan hệ cha, mẹ, con phát sinh dựa vào sự kiện nhậnnuôi con nuôi Điều 380 Bộ luật Hồng Đức quy định “Việc nuôi con nuôiphải làm một văn tự giữa cha, mẹ đứng nuôi và cha mẹ sinh ra đứa trẻ” Connuôi có thể là con trai hoặc con gái, con của một người trong họ hoặc khác

họ (Đoạn 257 Hồng Đức thiện chính thư) Nếu con nuôi lập tự phải là contrai và là con của một người trong họ Quy định như trên nhằm bảo vệ chế

độ gia trưởng, bảo đảm trong trường hợp gia đình không có con trai thìngười chủ gia đình phải tiến hành lập tự bằng cách nhận con nuôi trong sốcác con trai của những người thân thuộc bên nội cùng vai vế với mình Đến thời Nguyễn, luật pháp xây dựng khuôn mẫu gia đình theo môhình phụ quyền Trung Quốc Bộ Hoàng Việt luật lệ ra đời nhưng chỉ dànhcho gia đình sự quan tâm chừng mực và không có bước tiến nào đáng kể

Bộ luật này chưa có quy định nào về việc xác định quan hệ cha, mẹ, con vàchỉ dừng lại ở việc quy định các trường hợp nhận nuôi con nuôi làm “nghĩa

Trang 21

thời kỳ phong kiến ít quan tâm tới việc xác định quan hệ cha, mẹ, con màquan hệ hôn nhân chủ yếu tồn tại trong những “chuẩn mực”

Hệ thống pháp luật thời kỳ này đều thấm nhuần tư tưởng Nho giáo,chế độ gia đình gia trưởng, sự bất bình đẳng giữa người chồng và người vợ

mà người phụ nữa và trẻ em đã phải chịu nhiều thiệt thòi và nguyên tắc xácđịnh quan hệ cha, mẹ, con đã không được pháp điển hóa trong pháp luậtthời kỳ này

1.2.2 Vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con trong thời kỳ thực dân phong kiến

Từ năm 1958 đến năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc địa nửaphong kiến Thực dân Pháp đã thi hành nhiều chính sách đối với nước tanhư thay đổi về mặt hành chính, tiến hành ban hành các văn bản pháp luậtmới trong đó có quan hệ Hôn nhân và gia đình dựa vào Bộ luật Dân sựNapoleon 1804, tiến hành ban hành ba bộ luật ở ba miền Trung Kỳ, Bắc

Kỳ, Nam Kỳ và có điều chỉnh về việc xác định quan hệ cha, mẹ, con Năm

1883 Bộ Dân luật giản yếu được ra đời Đây là văn bản pháp luật được banhành sớm nhất dưới chế độ thuộc địa Tuy nhiên Bộ Dân luật này còn đơngiản, chưa có quy định về việc xác định quan hệ cha, mẹ, con mà chỉ mớidừng lại ở việc thừa nhận quan hệ cha, mẹ, con phát sinh trên sự kiện sinh

đẻ và nhận nuôi con nuôi và việc xác định quan hệ cha, mẹ, con chỉ đượctiến hành khi cha, mẹ có quan hệ hôn nhân

Bộ Dân luật Bắc Kỳ (1931) và Bộ Dân luật Trung Kỳ (1939)

Trong hai Bộ Dân luật này có những chế định cụ thể về việc xác địnhquan hệ cha, mẹ, con, có sự phân biệt về cách đối xử giữa con trai và congái, con trong giá thú và con ngoài giá thú Pháp luật thời kỳ này thừa nhậnchế độ đa thê, cho phép người chồng có quyền được lấy nhiều vợ Đặc biệt

là đã có sự phân biệt đối xử giữa “con chính thức” và “con hoang” (TheoBDLBK) hoặc phân biệt giữa “con chính thức”

Trang 22

- “Con hoang” hay “con ngoại tình” là con không có giá thú chínhthức mà sinh ra

Tại Điều 174 BDLBK quy định: “phàm con hoang vô thừa nhận thìkhông được phép thưa trước Tòa án để truy nguồn gốc tích cha, mẹ là ai” Đứa con chỉ được thừa nhận là “con chính thức” khi được người mẹthu thau trong thồ kỳ giá thú, đó là khoảng thời gian mang thai tối thiểu vàtối đa của người phụ nữa kể từ thời điểm thụ thai đến thời điểm sinh con,các nhà làm luật đã đưa ra khái niệm tại Điều 151 BDLBK “Thụ thai trongthời kỳ giá thú, tức là kể từ sau khi đã làm lễ cưới cách ngoại một trăm támmươi ngày sinh con, hay kể từ sau khi đã tiêu hôn mà trong khoảng ba trămngày sinh con” Người chồng có quyền thừa nhận con ngoại tình trong khi

đó việc thừa nhận con ngoại tình của người vợ thì bị cấm Nếu là con loạnluân hay con ngoại tình của người mẹ thì họ lại không được đăng ký sựkhai nhận đứa con hoang ấy và con ngoài giá thú không được hưởng cácquyền lợi như con giá thú cả về quyền nhân thân và quyền tài sản, chúngkhông có quyền mang họ của cha đẻ và đương nhiên không có quyền thừa

kế tài sản của người cha đó và quyền xin xác nhận một người là cha đẻ củamình cũng không có

Quy định này thật bất công với con ngoài giá thú, quyền lợi của người

mẹ và con không được tôn trọng, thể hiện rõ nét vấn đề trọng nam khinh nữdưới chế độ phong kiến và thực dân

Tuy nhiên thì pháp luật thời kỳ này cũng có một số điểm tiến bộ như

là quy định các trường hợp thừa nhận “con hoang” thành “con chính thức”tại các Điều 169, Điều 170 BDLBK:

Điều 169 BDLBK quy định “Phàm con hoang mà cha mẹ nó trước đãkhai nhận, đến sau lại có giá thú hợp phép, thì có thể công nhận làm conchính thức, sự công nhận ấy là tự nhiện chiểu luật”

Trang 23

định việc xác định quan hệ cha, mẹ, con cho pháp luật thời kỳ sau này

1.2.3 Vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

Cách mạng tháng tám thành công đã mở ra một trang sử mới cho nướcnhà, trong đó có sự đổi mới của hệ thống pháp luật Các chế định pháp lý đãdần xóa bỏ các hủ tục phong kiến lạc hậu trong đời sống hôn nhân gia đìnhnói chung và đối với việc xác định quan hệ cha, mẹ, con nói riêng Năm

1950, Nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh số 97-SL ngày 22 tháng 5 năm

1950, đây là sắc lệnh đầu tiên điều chỉnh quan hệ Hôn nhân và gia đình TạiĐiều 9 của sắc lệnh thì cho phép người con hoang vô thừa nhận được thưatrước Tòa án để truy nhận cha hoặc mẹ của mình, điều này thể hiện được sựphát triển của pháp luật thời kỳ này, đảm bảo quyền được nhận cha, mẹ, con,không phân biệt con nuôi, con đẻ, con ngoài giá thú hay trong giá thú

Năm 1959 Luật HNVGĐ đã được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1959

và công bố ngày 13 tháng 1 năm 1960 đã tiếp tục hoàn thiện các chế định

về việc xác định quan hệ cha, mẹ, con Tại Điều 22, Điều 23 Luật HNVGĐnăm 1959 quy định : Điều 22 “Người con ngoài giá thú được xin nhận chahoặc mẹ trước Toà án nhân dân Người mẹ cũng có quyền xin nhận chathay cho đứa trẻ chưa thành niên Người thay mặt cũng có quyền xin nhậncha hoặc mẹ thay cho đưa trẻ chưa thành niên” Điều 23 “Con ngoài giá thúđược cha, mẹ nhận hoặc được Toà án nhân dân cho nhận cha, mẹ, có quyềnlợi và nghĩa vụ như con chính thức”

Như vậy LHNVGĐ năm 1959 đã mở rộng hơn về người có quyền yêucầu xác định quan hệ cha, mẹ, con so với các chế định luật trước đây Tuynhiên nó chưa dự liệu về nội dung nguyên tắc suy đoán pháp lý xác địnhcha, mẹ, con trong giá thú giá thú cũng như con ngoài giá thú mà chỉ quyđịnh quyền được xác nhận cha mẹ của con ngoài giá thú

Trang 24

đã có những bước phát triển mới Quan hệ cha, mẹ, con được xây dựngthành một chương độc lập -Chương V Theo đó, các vấn đề về xác địnhquan hệ cha, mẹ, con được quy định như nguyên tắc suy đoán pháp lý đểxác định cha, mẹ, con trong thời kỳ hôn nhân, quyền nhận cha, mẹ, xácđịnh cha, xác định con, các chủ thể có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con

và các cơ quan có thẩm quyền công nhận việc xác định cha, mẹ, con Đốivới việc xác định cha cho con ngoài giá thú thì Điều 29, Điều 31 LuậtHNVGĐ năm 1986 mới chỉ quy định phạm vi chủ thể có quyền yêu cầuxác định mối quan hệ cha mẹ và con mà chưa quy định cụ hể những bằngchứng để xác định quan hệ đó

Luật HNVGĐ năm 2000 ra đời đã đáp ứng được những yêu cầu tronggiai đoạn mới, những sự thay đổi cần thiết, hủy bỏ những quy định khôngcòn phù hợp nữa LHNVGĐ năm 2000 đã bổ sung một số quy định mớinhằm bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của cha, mẹ, con trong mối quan hệnày đồng thời quy định việc xác định quan hệ cha, mẹ, con cho con đượcsinh ra theo phương pháp khoa học Đây là quy định mới dựa trên sự pháttriển của khoa học công nghệ ngày nay Mặt khác luật cũng quy định cụ thểchi tiết hơn về các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hoặc

đề nghị Viện kiểm sát yêu cầu Tòa án xác định quan hệ cha, mẹ, con trongmột số trường hợp đặc biệt

Như vậy qua đây chúng ta thấy vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con

đã được pháp luật quy định rất sớm mặc dù những quy định đó còn cónhiều bất cập Tuy nhiên nhờ những quy phạm pháp luật đó mà cũng đãgóp phần bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của cha, mẹ, con và tạo nền tảng

để hệ thống pháp luật sau quy định vấn đề đó được hoàn thiện hơn

Trang 25

1.3 Vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành

1.3.1 Căn cứ phát sinh quan hệ cha, mẹ, con

Việc xác định quan hệ cha, mẹ, con về phương diện pháp luật chịu sựchi phối của các quy tắc pháp lý đặc thù Qúa trình này có thể thực theotheo thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án hay theo thủ tục hành chính tạiUBND có thẩm quyền Tuy nhiên muốn xác định quan hệ cha, mẹ, con thìtrước hết phải dựa vào cơ sở quan hệ cha, mẹ, con trước đó

Quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ, con phát sinh trên những sự kiệnpháp lý nhất định do luật hôn nhân và gia đình quy định, đó là sự kiện sinh

đẻ và nhận nuôi con nuôi

1.3.1.1 Quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ, con phát sinh dựa trên sự kiện sinh đẻ

Việc một người phụ nữ sinh con, cho dù là kết quả của hôn nhân hợppháp hay không hợp pháp với một người đàn ông là cơ sở làm phát sinhquan hệ giữa cha, mẹ, con

Thứ nhất, trường hợp đứa trẻ được sinh ra trong điều kiện quan hệ hôn

nhân giữa cha mẹ chúng là hợp pháp Đối với trường hợp này thì quan hệcha, mẹ, con rất dễ xác định, mối quan hệ mẹ-con được xác định dựa vào

sự kiện sinh đẻ của người mẹ, quan hệ cha con được xác lập thông qua sựkiện thụ thai giữa cha và mẹ đứa trẻ đó

Thứ hai đó là quan hệ giữa cha mẹ đứa trẻ không phải là hôn nhân hợp

pháp thì việc xác định mẹ cho đứa trẻ thì dựa vào sự kiện sinh đẻ còn quan

hệ cha-con thì rất phức tạp

Đó là mối liên hệ huyết thống tự nhiên theo quy luật sinh học Nhànước bằng pháp luật phải quy định nguyên tắc suy đoán pháp lý để xácđịnh quan hệ cha, mẹ, con Đây là cơ sở nhằm xác định mối quan hệ mẹ-con, cha-con, từ đó phát sinh nên các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tàisản trong quan hệ đó

Trang 26

kiện nhận nuôi con nuôi

Nuôi con nuôi là một chế định pháp lý đã hình thành khá lâu tronglịch sử pháp luật nước ta Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha, mẹ vàcon giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi dựatrên ý chí chủ quan của các chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi vớimục đích đảm bảo cho người được nhận nuôi được trong nom, nuôi dưỡng,chăc sóc, giáo dục phù hợp với đạo đức và xã hội

Trước đây, pháp luật của nhà nước thực dân phong kiến Việt Nam quyđịnh chê định nuôi con nuôi thường xuất phát từ lợi ích của người nhậnnuôi con nuôi;phân biệt đối xử giữa các con, con đẻ và con nuôi, con trai vàcon giá, con trong giá thú và con ngoài giá thú Mục đích của việc ngườinhận người làm con nuôi còn mang nhiều yếu tố tiêu cực, chủ yếu để bảo

vệ quyền và lợi ích của người nhận nuôi con nuôi như nuôi con nuôi để cóngười thờ tự, nuôi con nuôi để có kẻ hầu người hạ làm hết những công việcnặng nhọc cho gia đình Còn nuôi con nuôi với mục đích bảo vệ, nuôidưỡng người được nhận nuôi là rất ít

Chế định nuôi con nuôi được xác lập trong luật hôn nhân và gia đìnhcủa nhà nước ta từ năm 1959 đến nay, thể hiện: Điều 24 Luật HNVGĐ năm

1959 quy định: “Con nuôi có quyền lợi và nghĩa vụ như con đẻ’’

Việc nhận nuôi con nuôi phải được Uỷ ban hành chính cơ sở nơi trúquán của người nuôi hoặc của đứa trẻ công nhận và ghi vào sổ hộ tịch Toà án nhân dân có thể huỷ bỏ việc công nhận ấy, khi bản thân ngườicon nuôi hoặc bất cứ người nào, tổ chức nào yêu cầu, vì lợi ích của ngườicon nuôi ”

Điều 34 Luật HNVGĐ năm 1959 quy định “Việc nuôi con nuôi nhằm

gắn bó tình cảm giữa người nuôi và con nuôi trong quan hệ cha mẹ và concái, bảo đảm người con nuôi chưa thành niên được nuôi dưỡng, chăm sóc,giáo dục tốt

Trang 27

và con quy định ở các Điều từ 19 đến 25 của Luật này”

Luật HNVGĐ năm2000 đã quy định khá chi tiết cụ thể các điều kiệnnhận nuôi con nuôi, hậu quả pháp lý cũng như việc chấm dứt nuôi connuôi Việc xác lập quan hệ cha, mẹ, con được xác lập thông qua sự kiệnnhận nuôi con nuôi cũng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ

và con cái giống như đối với trường hợp quan hệ cha, mẹ, con được xác lậptrên cơ sở huyết thống Theo đó, cha mẹ nuôi cũng có các quyền và nghĩa

vụ về nhân thân và tài sản đối với con nuôi, không được phân biệt đối xửgiữa con nuôi và con đẻ và ngược lại, con nuôi với tư cách là người đượchưởng thụ quyền lợi cho cha meh nuôi mang lại cũng phải có trách nhiệmchăm sóc và kính trọng cha mẹ

Điều 67 Luật HNV GĐ năm 2000 quy định :

“Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa ngườinhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho ngườiđược nhận làm con nuôi được trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dụcphù hợp với đạo đức xã hội

Một người có thể nhận một hoặc nhiều người làm con nuôi

Giữa người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi cócác quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con theo quy định của Luật này

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc nhận trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi,trẻ bị tàn tật làm con nuôi

Nghiêm cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động,xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác ”

Để việc nhận nuôi con nuôi có hiệu lực, phát sinh nghĩa vụ và quyềngiữa cha mẹ nuôi và con nuôi trong quan hệ cha, mẹ, con thì Luật HNVGĐnăm 2000 quy định cụ thể các điều kiện để việc nuôi con nuôi hợp phápcũng như về hậu quả pháp lý và thủ tục chấm dứt việc nuôi con nuôi

Trang 28

tại điều 68 Luật HNVGĐ năm 2000 :

“1 Người được nhận làm con nuôi phải là người từ mười lăm tuổitrở xuống

Người trên mười lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu làthương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làmcon nuôi của người già yếu cô đơn

2 Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của cả haingười là vợ chồng’’

Như vậy về độ tuổi con nuôi phải là người từ dưới mười lăm tuổi trởxuống trừ trường hợp người được nhận nuôi là con thương binh, người tàntật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi người già yếu, côđơn Một người chỉ có thể làm con nuôi của một người hoặc của hai vợchồng hay nói cách khác thì một người không làm con nuôi của nhiềungười cùng một lúc mà chỉ có thể tham gia vào một quan hệ nuôi con nuôivới tư cách là con nuôi

Điều kiện đối với người nhận nuôi con nuôi được quy định tại Điều 69Luật HNVGĐ năm 2000:

Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

1 Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

2 Hơn con nuôi từ hai mươi tuổi trở lên;

Trang 29

chưa thành niên phạm pháp; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em; các tộixâm phạm tình dục đối với trẻ em; có hành vi xúi giục, ép buộc con làmnhững việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội’’

Ngoài ra thì vấn đề nhận nuôi con nuôi còn được pháp luật quy định

cụ thể tại các Điều 67, Điều70, Điều71 Luật HNVGĐ năm 2000 Theocác quy định trên thì thông thường việc nhận nuôi con nuôi phải có sựđồng ý bằng văn bản của cha, mẹ đẻ (đối với con chưa thành niên hoặccon đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự Trong trường hợp cha

mẹ đẻ của người này đều đã chết, mất năng lực hành vi dân sự hoặckhông xác định được cha mẹ thì phải có sự đồng ý bằng văn bản củangười giám hộ

Đối với người nhận làm con nuôi là người trên mười lăm tuổi nếu làthương binh, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc làmcon nuôi của người già yếu, cô đơn thì cần phân biệt:

Nếu người được nhận làm con nuôi trên mười lăm tuổi nhưng chưađén tuổi thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sựthì việc cho họ đi làm con nuôi vẩn phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha

mẹ đẻ hoặc sự đồng ý bằng văn bản của người giám hộ (khoản 1 Điều 71Luật HNVGĐ năm 2000)

Nếu người được nhận làm con nuôi là người đã thành niên, có nănglực hành vi dân sự đầy đủ, thì không phải có sự đồng ý của cha mẹ đẻ Trường hợp một bên cha, mẹ đẻ (của người nhận làm con nuôi) đãchết hoặc hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chỉ cần sự đồng ý của ngườikia (người mẹ đẻ, cha đẻ còn sống; có năng lực hành vi dân sự)

Trường hợp cha, mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi đã ly hônthì vẫn phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha và mẹ đẻ trong việc chocon mình làm con nuôi người khác

Trang 30

được thực hiện bằng văn bản dựa trên ý chí tự nguyện, không bị cưỡng ép,không bị lừa dối

Ý chí tự nguyện của người nhận nuôi con nuôi phải phù hợp với mụcđích của việc nhận nuôi con nuôi (khoản 1 điều 67 Luật HNVGĐ năm2000) Trường hợp nhận nuôi con nuôi do bị cưỡng ép, lừa dối hoặc xuấtphát từ động cơ, mục đích xấu xa(như nhận nuôi con nuôi nhằm bóc lột sứclao dộng của người con nuôi hoặc xúi giục con nuôi trong các hoạt độngphạm tội:trộm cắp, hành nghề mại dâm thu lợi bất chính ) thì việc nuôi connuôi sẽ bị Tòa án xử hủy theo yêu cầu của những người được quy định tạiĐiều 77 Luật HNvGĐ năm 2000

Điều kiện thủ tục: Trong đời sống xã hội Việt Nam, việc nhận nuôicon nuôi đã tồn tại từ lâu với nhiều lý do và mục đích khác nhau nhưng lý

do cớ bản là từ tấm lòng, lòng thương người, giúp đỡ những người có hoàncảnh khó khăn Trên thực tế hiện nay có hai cách thức xác lập quan hệ nuôicon nuôi trong thực tế Đó là xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội

và xác lập về mặt pháp lý

Thứ nhất : Đó là về mặt pháp lý là thông qua sự kiện đăng ký việc

nuôi con nuôi tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền Đối với những trườnghợp có đăng ký thì giữa người nhận nuôi và con nuôi phát sinh quan hệ cha

mẹ và con trước pháp luật Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con giữangười nhận nuôi và con nuôi được nhà nước công nhận và bảo vệ

Thứ hai: đó là xác lập quan hệ nuôi con nuôi về mặt xã hội đó là các

trường hợp nhận con nuôi nhưng không đăng ký tại cơ quan nhà nước cóthẩm quyền

Theo quy định tại điều 72 Luật HNVGĐ năm 2000, việc nhận nuôicon nuôi phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và ghi vào sổ

hộ tịch Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi, giao nhận con nuôi được thựchiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch

Trang 31

10/7/2002 thì việc nhận nuôi con nuôi giữa các công dân Việt Nam vớinhau phải được đăng ký UBND cấp xã nơi thường trú của người nhận nuôicon nuôi hoặc con nuôi còn việc nhận nuôi con nuôi giữa công dân ViệtNam với người nước ngoài phải được đăng ký tại UBND cấp tỉnh nơithường trú của công dân Việt Nam

1.3.2 Nguyên tắc xác định quan hệ cha, mẹ, con

Việc xác định quan hệ cha, mẹ, con phải dựa trên những nguyên tắcnhất định trên cớ sở các căn cứ pháp lý cụ thể Tại Chương VII của LuậtHNVGĐ năm 2000 đã quy định các chế định về việc xác định cha, mẹ,con Theo đó thì việc xác định quan hệ cha, mẹ, con sinh ra trong thời kỳhôn nhân và ngoài hôn nhân đã được quy định

1.3.2.1 Xác định quan hệ cha, mẹ, con trong giá thú

Pháp luật HNvà GĐ không có quy định về khái niệm con trong giá thúnhưng theo cách hiểu thông thường thì con trong giá thú là con mà cha mẹsinh ra do có quan hệ hôn nhân hợp pháp, tức là việc kết hôn đã được cơquan nhà nước có thẩm quyền công nhận

Vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con trong giá thú đã được pháp luậtViệt Nam quy định từ lâu Trong thời kỳ Pháp thuộc, để xác định quan hệcha, mẹ, con thì pháp luật hôn nhân và gia đình thời kỳ này đã dựa trênnguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ cho con của Bộ luật tố tụngdân sự nước Cộng hòa Pháp (Điều 311, 312), theo đó đứa trẻ sinh ra sauthời gian 180 ngày kể từ khi vợ chồng kết hôn đến thời hạn 300 ngày kể thìkhi hôn nhân chấm dứt (do một bên chết hoặc ly hôn) được xác định là conchung của cả hai vợ chồng Luật HNVGĐ năm 1959 chưa dự liêuh về nộidung nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha mẹ cho con trong giá thúcũng như ngoài giá thú Thông thường khi nam nữa kết hôn với nhau và trởthành vợ chồng, trong thời kỳ hôn nhân mà người vợ sinh con thì con đó

Trang 32

Tòa án xác định lại quan hệ mẹ-con, cha-con đã thiếu hẳn cơ sở pháp lý đểgiải quyết Có trường hợp Tòa án trưng cầu giám định về máu hoặc xemxét sự giống nhau về hình thức giữa đứa trẻ so với người được khai là cha,

là mẹ Hệ thống pháp luật về dân sự, hôn nhân và gia đình nước ta dưới chế

độ cũ đã dựa hẳn vào quy định của Bộ luật Cộng hòa Pháp (Điều 311, Điều312) để quy định nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ cho convới nội dung “ Đứa trẻ thành thai trong thời kỳ giá thú có cha là chồngngười mẹ Được coi là thụ thai trong thời kỳ giá thủ trẻ nào sinh quá 180ngày kể từ khi kết hôn hoặc không quá 300 ngày sau khi hôn thú đoạntiêu” Điều 28 Luật HNVGĐ năm 1986 và Điều 63 Luật HNVGĐ năm

2000 đã có một bước tiến mới trong nguyên tắc suy đoán việc xác địnhquan hệ cha, mẹ, con đó là:

“1 Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trongthời kỳ đó là con chung của vợ chồng

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhậncũng là con chung của vợ chồng

2 Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng

cứ và phải được Tòa án xác định

Việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoahọc do Chính phủ quy định ”

Theo quy định trên thì thời kỳ hôn nhân tại Điều 8 khoản 7 LuậtHNVGĐ năm 2000 quy định thì đó là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợchồng, tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân

Theo quy định tại Nghị quyết số 02/2000/NĐHĐTP ngày 23/12/2000,con chung của vợ chồng bao gồm:

Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân có nghĩa là sau khi tổ chức đăng

ký kết hôn đến trước ngày chấm dứt hôn nhân

Trang 33

trong vòng 300 ngày kể từ hôn nhân chấm dứt do người chồng chết hoặc từngày bản án, quyết định của Tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lựcpháp luật

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn nhưng được cả hai vợ chồngthừa nhận

Theo quy định của Nghị định này thì vấn đang có điểm hạn chế đó làchưa quy định trường hợp con thành thai trước khi vợ chồng đăng ký kếthôn nhưng được sinh ra sau khi quan hệ hôn nhân chấm dứt Vì thế nênviệc xác định cha, mẹ cho đứa trẻ này không có hướng giải quyết

Để khắc phục hạn chế trên thì tại Theo Nghị định số 70/2001/NĐ-CPngày 3/10/2001 thì quy định con chung của vợ chồng bao gồm:

Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trongthời kỳ hôn nhân

Con sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày người chồng chết hoặc kể

từ ngày bản án, quyết định của Tòa án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lựcpháp luật

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha, mẹ thừa nhậnNhư vậy Nghị định này đã quy định về trường hợp con thành thaitrước khi vợ chồng đăng ký kết hôn và được sinh ra sau khi hôn nhânchấm dứt nhưng vấn được xác định là con chung của vợ chồng nếu đứatrẻ đó được sinh ra trong vòng 300 ngày kể từ ngày quan hệ hôn nhânchấm dứt

Trên thực tế có những người phụ nữ kết hôn với người khác trongthời hạn 300 ngày kể từ ngày hôn nhân chấm dứt và sau đó người phụ nữasinh con, trong trường hợp này người con đó được xác định là con chungvới người chồng lấy sau theo nguyên tắc suy đoán “con sinh ra trong thời

kỳ hôn nhân”

Trang 34

là “người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân” là kể từ khi hôn nhân chấmdứt trước pháp luật, nếu trong hạn 300 ngày người vợ chưa kết hôn vớingười khác mà sinh con thì con đó cũng được cá định là “con chung” củahai vợ chồng Tức là người chồng của mẹ đứa trẻ đã chết hoặc đã ly hôn sẽđược “ suy đoán” là cha của đứa trẻ đó

Theo khoản 2 điều 63 Luật HNVGĐ năm 2000, trường hợp cha, mẹkhông thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.Trên thực tế có những trường hợp tuy vợ chồng đang sinh sống với nhaunhưng người chồng nghi ngờ vợ không chung thủy và có ngoại tình nênnghi ngờ đứa con sinh ra không phải là con của mình Trong trường hợpnày về nguyên tắc người chồng phải có nghĩa vụ chứng minh đứa trẻ do vợmình sinh ra không phải là con của người chồng Người chồng có thể đưa

ra các chứng cứ như giấy của bệnh viện khám người chồng bị vô sinh, bịbất lực hoàn toàn về sinh lý hay vào thời kỳ thụ thai của người vợ thì ngườichồng không có ở nhà với vợ nên không thể có thai được…

Nếu người chồng chỉ vì nghi ngờ mà không chứng minh được thìTòa án vẫn buộc họ phải nhận con do người vợ sinh ra làm con chung củahai vợ chồng Người vợ thì không có nghĩa vụ chứng minh con sinh ratrong thời kỳ hôn nhân là con của chồng mình

Ngoài ra chúng ta cũng có thể nhận thấy có những trường hợp quan hệhôn nhân chấm dứt trước pháp luật thì người vợ không đợi sau hạn 300ngày mà đã kết hôn với chồng khác thì nếu sau này người vợ đó sinh conthì con đó lại được xác định là con của người chồng sau theo nguyên tắcsuy đoán “ con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng”

1.3.2.2 Xác định cha mẹ cho con ngoài giá thú

Luật hôn nhân gia đình quy định năm 2000 không có định nghĩa “conngoài giá thú”, nhưng theo cách hiểu thông thường thì con ngoài giá thú là

Trang 35

ở, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng chưa đăng ký kết hôn sinh ra.Như vậy, trường hợp sinh con ngoài giá thú có thể do người mẹ không cóchồng mà sinh con, người mẹ có chồng nhưng ngoại tình và sinh con vớingười khác, hai bên nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, trong thờigian sống chung, giữa hai người có con chung sống với nhau nhưng cha mẹkhông có đăng ký kết hôn ( kể cả trường hợp hai vợ chồng đã ly hôn, phánquyết ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, sau đó họ lại tái hợp cùngsống chung với nhau nhưng không đăng ký kết hôn lại theo thủ tục luậtđịnh); người mẹ có thai với người yêu và bị người yêu bỏ, không kết hônnữa, sau đó sinh con, người phụ nữ bị hiếp dâm, sau đó sinh con… Nhữngtrường hợp này thường dẫn đến việc xin xác định cha, mẹ cho con ngoàigiá thú Hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam ngay từ nhữngvăn bản pháp luật đầu tiên đã ghi nhận “Người con hoang vô thừa nhậnđược phép thưa trước Tòa án để truy nhận cha hoặc mẹ của mình” ( Điều 9sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 của chủ tịch nước về sửa đổi một số quy

lệ và chế định trong dân luật) Điều 31 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986quy định “ con ngoài giá thú có quyền xin nhận cha, mẹ kể cả trong trườnghợp cha, mẹ đã chết” Điều 65 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quyđịnh quyền xin cha, mẹ của con: “con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình,

kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết Con đã thành niên xin nhận chakhông đòi hỏi phải có sự đồng ý của mẹ; xin nhận mẹ, không đòi hỏi phải

có sự đồng ý của cha” Vấn đề xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thútrong thực tiễn rất phức tạp khi có yêu cầu Vì giữa cha, mẹ của người conkhông có hôn nhân hợp pháp thì không thể suy đoán theo nguyên tắc đượcquy định tại khoản 1 điều 63 Luật HNVGĐ năm 2000 Trường hợp người

mẹ sinh con ngoài giá thú mà người đàn ông đã có quan hệ sinh lý hoặcchung sống với người mẹ đó không nhận con, khi có yêu cầu (theo quyđịnh tại các Điều 64, Điều 65, Điều 66 Luật HNVGĐ năm 2000) thì Tòa án

Trang 36

để xác định cha cho con ngoài giá thú Bên cạnh đó còn có thể nảy sinhtrường hợp người mẹ sau khi sinh con ngoài giá thú, vì lý do nào đó đã bỏcon, người khác đã nhận nuôi đứa trẻ đó, sau này người mẹ sinh con ngoàigiá thú mới xin nhận lại con thì có nghĩa vụ phải chứng minh mình đã sinh

ra đứa trẻ đó; cũng có thể có trường hợp người con ngoài giá thú đã thànhniên có yêu cầu Tòa án xác định một người đã chết là cha, mẹ, con củamình Tuy nhiên, pháp luật hôn nhân và gia đình mới chỉ dự liệu cơ sởpháp lý để xác định cha, mẹ cho con trong giá thú (trên cơ sở quy định

“thời kỳ hôn nhân”) mà vẫn chưa dự liệu cơ sở pháp lý để xác định cha mẹcho con ngoài giá thú Hiện nay trên cơ sở tham khảo thông tư số 15 ngày27/9/1974 của TANDTC nay đã hết hiệu lực thi hành, Tòa án phải dựa vàochứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra tập trung vào các vấn đềsau để giải quyết việc “truy nhận cha cho cho con”: Trong thời gian có thểthụ thai đứa con người đàn ông đã được khai là cha và người mẹ đã côngnhiên chung sống với nhau như vợ và chồng Hai người đã yêu thươngnhau, hứa hẹn kết hôn với nhau và trong thời gian có thể thụ thai đứa con

đã quan hệ sinh lý với nhau như vợ chồng, sau đó biết người phụ nữ đó cóthai và bỏ không kết hôn nữa Người mẹ đã bị người này hiếp dâm, cưỡngdâm trong thời gian có thể thụ thai đứa con Sau khi sinh con, người nàythăm nom, chăm sóc đứa con như là con của mình Có thư từ do người nàyviết xác nhận đứa con do người phụ nữ sinh ra là con họ Thực tế giải quyếtcác tranh chấp về xã định cha, mẹ con ngoài giá thú rất phức tạp, gặp nhiềukhó khăn, vướng mắc Người thẩm phán giải quyết vụ việc đòi hỏi phải cótrình độ pháp luật, có vốn sống, kinh nghiệm thực tế sâu sắc, am hiểu vànắm được đặc tính về tâm lý của đương sự (vì thông thường các đương sựthường ngần ngại, lo lắng khi nhận con ngoài giá thú, do nhiều yếu tố tácđộng) Đồng thời, trong quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, cần kết hợpvới các biện pháp khác như giám định y học: thử máu, khả năng sinh lý và

Trang 37

23/12/2000) khi có yêu cầu Tuy nhiên biện pháp này hiện nay chưa phổbiến và chi phí rất cao, gây khó khăn cho đương sự khi phải chứng minh cóquan hệ cha - con… Tòa án cần đánh giá tổng hợp các chứng cứ để cóquyết định chính xác, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự,quá trình điều tra để giải quyết vụ kiện, Tòa án cũng có thể điều tra thôngqua dư luận xã hội, bạn bè, gia đình hai bên đương sự cho biết về mối quan

hệ tình cảm yêu đương giữa người mẹ đứa trẻ với người đàn ông được khai

là cha của đứa trẻ đó, hoặc dựa vào hoàn cảnh của cha, mẹ trong thời kỳngười con trưởng thành hay qua lời ngụy biện của đương sự tại Tòa án (cótrường hợp trước khi chết, hoặc khi người con đã trưỡng thành, người mẹ,người cha hoặc cả hai người mới thừa nhận người con đó là con của mình;hoặc đương sự lập luận quanh co, có nhiều mâu thuẫn trong lời khai khi bịchất vấn ) Như vậy, sự cần thiết nhà nước bằng pháp luật phải quy địnhnguyên tắc suy đoán pháp lý xác định quan hệ cha, mẹ và con rất phức tạp.Điều 5 Nghị quyết số 02-NQ/HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩmphám toàn án nhân dân tối cao đã hướng dẫn:

“a Theo quy định tại khoản 1 Điều 63, thì về nguyên tắc trong cáctrường hợp sau đây phải coi là con chung của vợ chồng: - Con sinh ra saukhi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến trước khi chấm dứt quan hệ hônnhân do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồnghoặc của cả hai vợ chồng; - Con sinh ra sau khi chấm dứt quan hệ hôn nhân

do Toà án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc

cả hai vợ chồng, nhưng người vợ đã có thai trong thời kỳ hôn nhân (trongthời kỳ từ khi đã tổ chức đăng ký kết hôn cho đến trước khi chấm dứt quan

hệ hôn nhân) - Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn (ngày tổ chức đăng

ký kết hôn) nhưng được cả vợ và chồng thừa nhận

b Theo quy định tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64, khi có người yêucầu Toà án xác định một người nào đó là con của họ hay không phải là con

Trang 38

cung cấp chứng cứ Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gien.Người có yêu cầu giám định gien phải nộp lệ phí giám định gien”

Theo khoản 2 điều 21 NĐ số 70/NĐ- CP ngày 03/10/2001 thì “Consinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày người chồng chết hoặc kể từ ngàybản án, quyết định của Toà án xử cho vợ chồng ly hôn có hiệu lực pháp luật,thì được xác định là con chung của hai người” Như vậy, quy định này đãkhẳng đinh thời kỳ mang thai dài nhất của người phụ nữ không quá 300ngày kể từ ngày thụ thai ( dựa trên cơ sở y học về thời kỳ thai nghén củangười phụ nữ tối thiểu là 200 ngày, tối đa là 286 ngày) Tuy nhiên, đối với conngoài giá thú, do pháp luật hôn nhân và gia đình không có quy định về “thời

kỳ hôn nhân” cũng như “ thời kỳ thụ thai” của người mẹ nên xác định cha, mẹcho con ngoài giá thú gặp nhiều khó khăn TAND dụa vào chứng cứ dođương sự cung cấp để giải quyết các tranh chấp về xác định quan hệ cha, mẹcon

1.3.2.3 Xác định quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con ra theo phương pháp khoa học

Sinh con theo phương pháp khoa học thể hiện sự phát triển vượt bậccủa khoa học kỹ thuật, cho phép các cặp vợ chồng vô sinh có thể có con.Đây là một trường hợp khá đặc biệt liên quan tới nhiều chủ thể, được quyđịnh tại khoảng 2 Điều 63 Luật HNVGĐ năm 2000 “Việc sinh con bằngphương pháp khoa học do Chính phủ quy định”

Ngoài ra, nó còn được cụ thể hóa tại Nghị định số 21/2003/NĐ-CPngày 12/2/2003 về sinh con theo phương pháp khoa học, nghị định này đãquy định việc thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm, việc cho vànhận tinh trùng, cho nhận phôi, xác định cha mẹ cho con bằng phươngpháp khoa học

Trang 39

quan hệ cha, mẹ, con sinh theo phương pháp khoa học

“1 Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra

từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân

2 Những người theo quy định tại khoản 1 Điều này được xác định làcha, mẹ đối với trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản”

Như vậy thực tế việc xác định đứa trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗtrợ sinh sản dựa vào các căn cứ sau:

Thứ nhất, căn cứ vào thời kỳ hôn nhân của cặp vợ chồng vô sinh :Thời

kỳ hôn nhân là một căn cứ quan trọng nhất để xác định tư cách người cha,người mẹ đối với đứa con sinh ra theo phương pháp khoa học

Thứ hai, căn cứ vào sự tự nguyện của cặp vợ chồng vô sinh hoặc

người phụ nữ độc thân của người cho và nhận noãn, phôi và tinh trùng Các bên phải thể hiện sự tự nguyện tiến hành biện pháp sinh con bằngvăn bản để đảm bảo sự ràng buộc trách nhiệm vủa cha mẹ và là căn cứ đểxác định cha mẹ trong tương lai

Nguyên tắc bí mật đối với người nhận và cho tinh trùng, phôi đượctuân thủ tuyệt đối cũng là điểm đặc biệt của phương pháp sinh con này Ngoài ra thì việc sinh con bằng phương pháp khoc học đã tạo quyềnlợi cho người phụ nữ độc thân khi họ không muốn kết hôn và vẫn thực hiệnthiên chức làm mẹ của mình Căn cứ vào sự kiện sinh để đó là toàn bộ quátrình sinh đẻ người vợ phải thực hiện trong thời kỳ hôn nhân chứ không thểxaỷ ra trước ngày đăng ký kết hôn được

1.3.3 Người có quyền yêu cầu xác nhận quan hệ cha, mẹ, con

Điều 65, Điều 66 Luật HNVGĐ năm 2000 quy định:

Điều 65 Quyền nhận cha, mẹ

“1 Con có quyền xin nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợpcha, mẹ đã chết

Trang 40

của mẹ; xin nhận mẹ, không đòi hỏi phải có sự đồng ý của cha”

Điều 66 Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ cho con chưathành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác địnhcon cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự

“1 Mẹ, cha hoặc người giám hộ theo quy định của pháp luật về tốtụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sátyêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thànhniên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất nănglực hành vi dân sự

2 Viện Kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự cóquyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đãthành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mấtnăng lực hành vi dân sự

3 Cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân

sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầuTòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mấtnăng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mất năng lực hành vidân sự: a) Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; b) Hội liên hiệp phụ nữ

4 Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện Kiểm sátxem xét, yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đãthành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc xác định con cho cha, mẹ mấtnăng lực hành vi dân sự” Như vậy, người có quyền yêu cầu xác định quan

hệ cha, mẹ, con bao gồm các chủ thể sau: Người đã thành niên, Mẹ, cha,người giám hộ của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lựchành vi dân sự nhận cha, mẹ hoặc của cha, mẹ nhận con Viện kiểm sát Uỷban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Hội liên hiệp phụ nữ, Cá nhân, cơ quan tổchức khác Luật HNVGĐ năm 1959 là đạo luật đầu tiên của nhà nước ta

Ngày đăng: 11/04/2014, 17:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tư pháp-Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (2006), Từ điển Luật học, Nxb Chính trị Quốc gia Khác
3. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Nghị định 70/2002/NĐ-CP ngày 03/10/2001 quy định chi tiết một số điều của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 Khác
4. Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về việc quản lý và đăng ký hộ tịch Khác
5. Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật HNVGĐ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Khác
6. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao( 2000), Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 hướng dẫn áp dụng một số điều của Luật hôn nhân và goa đình năm 2000 Khác
7. Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(1989), Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự Khác
8. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, Nxb Sự thật, Hà Nội Khác
9. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Nxb Sự thật, Hà Nội Khác
10. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 Khác
11. Nghị định số 83/2005/NĐ-CP ngày 10/10/20/1998 của chính phủ về đăng ký hộ tịch Khác
12. Nguyễn Văn Thông (2001), Hỏi đáp về Luật HNVGĐ năm 2000, Nxb Trẻ Khác
13. Phòng Tư pháp-Uỷ ban nhân dân huyện Hương Sơn-Tỉnh Hà Tĩnh (2009, 2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo thống kê Khác
14. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 Khác
15. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Bộ luật Tố tụng dân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
16. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2005), Bộ luật dân sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
17. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam(2000), Luật hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
18. Từ điển Tiếng Việt-Nhà xuất bản Khoa học và xã hội (2002), Hà Nội Khác
19. Tòa án nhân dân huyện Hương Sơn(2009, 2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo thống kê Khác
20. Tòa án nhân dân huyện Hương Sơn-Tỉnh Hà Tĩnh (2009, 2010, 2011, 2012, 2013) Bản án sơ thẩm về các vụ án xác định quan hệ cha, mẹ, con Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3. Cha, mẹ nhận con - xác định quan hệ cha, mẹ, con. qua thực tiễn tại địa bàn huyện hương sơn -tỉnh hà tĩnh
Bảng 3. Cha, mẹ nhận con (Trang 56)
Bảng 4: Con nhận cha, mẹ - xác định quan hệ cha, mẹ, con. qua thực tiễn tại địa bàn huyện hương sơn -tỉnh hà tĩnh
Bảng 4 Con nhận cha, mẹ (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w