Hậu quả pháp lý của việc xác định quan hệ cha, mẹ, con

Một phần của tài liệu xác định quan hệ cha, mẹ, con. qua thực tiễn tại địa bàn huyện hương sơn -tỉnh hà tĩnh (Trang 49 - 52)

Việc xác định quan hệ cha, mẹ, con được thực hiện theo thủ tục hành chính hay thủ tục tố tụng dân sự đều làm rõ nội dung quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ và con. Quan hệ cha, mẹ, con được các bên đương sự và cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền thừa nhận hay khơng thừa nhận là cơ sở pháp lý quan trọng làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt tư cách chủ thể của cha, mẹ, con trong mối quan hệ đĩ. Điều đĩ cũng cĩ nghĩa là sẽ làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Theo quy định tại điều 34 đến điều 46 Luật HNVGĐ 2000 thì nội dung quan hệ pháp luật giữa cha, mẹ, con bao gồm các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản. Theo đĩ, xác định quan hệ cha, mẹ, con đồng nghĩa với việc bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể nĩi trên.

Khi mối quan hệ cha - con, mẹ - con được được xác lập hay chấm dứt về mặt pháp lý thì quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đĩ cũng thay đổi tương ứng. Như vậy nếu quan hệ cha, mẹ, con được xác lập hay

khơng sẽ đem lại hậu quả pháp lý là cha, mẹ phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đối với con cái trưởng thành đồng thời cũng cĩ các quyền nhất định. Cha, mẹ cĩ quyền và nghĩa vụ nuơi dưỡng, chăm sĩc con cái, yêu thương, chăm nom, nuơi dưỡng vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của cha, mẹ. Giữa cha, mẹ và con cái luơn tồn tại mối quan hệ tự nhiên, thân thuộc, bất biến. Do vậy, đây là quyền cơ bản khơng thể tước đoạt được. Tuy nhiên, người cha, người mẹ khi đã xác lập mối quan hệ với con cái thì họ cũng cĩ trách nhiệm nuơi dưỡng, giáo dục con, pháp luật khơng cho phép các trường hợp cha mẹ ruồng rẫy, ngược đãi hay đối xử tàn bạo, thiếu trách nhiệm với con cái. Điều 34, Luật HNVGĐ năm 2000 quy định : “Cha mẹ khơng được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con; khơng được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên; khơng được xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”. Mặt khác, cha mẹ cũng cĩ quyền và nghĩa vụ giáo dục và bảo vệ con cái (Điều 37 Luật HNVGĐ năm 2000). Gia đình là nơi đầu tiên hình thành nên nhân cách của trẻ em nên đây là mơi trường cĩ ý nghĩa rất quan trọng đối với việc tạo nền tảng cơ bản cho sự phát triển về thể lực, trí tuệ cũng như tính cách của một con người. Bởi vậy, cha mẹ phải cĩ trách nhiệm phối hợp với xã hội, giáo dục, chăm lo và tạo điều kiện chăm lo cho con cái phát triển về mọi mặt. Pháp luật Việt Nam khơng cho phép việc cha, mẹ phận biệt đối xử với con cái trong gia đình, khơng kể đĩ là con trai hay con gái, con trong giá thú hay con ngồi giá thú, cha mẹ đều phải đối xử bình đẳng phù hợp với đạo đức xã hội và tuân theo quy định của pháp luật.

Mặt khác, con cái với tư cách là người cĩ quyền được hưởng sự nuơi dưỡng, giáo dục, yêu thương cũng phải cĩ những trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Theo quy định tại điều 35 Luật HNV GĐ 2000 thì con cái phải cĩ bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn và hiếu thảo với cha mẹ. Đồng thời con cái cũng cĩ quyền và nghĩa vụ chăm sĩc, nuơi dưỡng cha mẹ, đặc

biệt là khi cha mẹ ốm đau, già yếu bệnh tật. Nghiêm cấm con cái cĩ những hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ. Do đĩ, pháp luật cũng đề ra các chế tài nghiêm khắc đối với các trường hợp trên, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm để xử lý hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự.

Việc xác định quan hệ cha, mẹ, con đồng thời cũng làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ về tài sản giữa cha, mẹ, con. Cha, mẹ cĩ trách nhiệm nuơi dưỡng con cái và chịu các chi phí phát sinh từ khi hình thành mối quan hệ cha, mẹ, con cho đến khi con cái trưởng thành, và ngược lại, con cái cũng cĩ nghĩa vụ nuơi dưỡng, chăm sĩc cha mẹ nhất là khi ốm đau. Tuy nhiên, nghĩa vụ nuơi dưỡng giữa cha mẹ và con cái khơng phải vì thế mà cĩ ý nghĩa trao đổi ngang giá, khơng mang tính chất đền bù như các quan hệ tài sản trong nghĩa vụ dân sự khác. Con cái cĩ quyền hưởng cũng như thực hiện các nghĩa vụ về tài sản của cha mẹ trong các quan hệ dân sự theo quy định của pháp luật. Mặt khác con cái cũng cĩ quyền cĩ tài sản riêng. Cha mẹ phải quản lý tài sản của con như tài sản của chính mình. Cha mẹ được sử dụng tài sản của con cái để chăm sĩc, chỉ dùng cho những yêu cầu nhu cầu của con cái.

Như vậy những quy định của pháp luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa cha, mẹ và con cái được phát sinh hay chấm dứt cùng với việc xác lập hay khơng xác định quan hệ cha, mẹ, con tương ứng. Vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con được thực hiện sẽ làm phát sinh thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Với các chế độ pháp lý như trên, Nhà nước luơn bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái và ngược lại, trên nguyên tắc bảo vệ quyền lợi bà mẹ trẻ em, tránh sự phân biệt con trong giá thú và con ngồi giá thú. Ghi nhận vấn đề xác định quan hệ cha, mẹ, con cĩ nghĩa là pháp luật nước ta đã quan tâm tới việc bảo đảm quyền lợi của các đương sự nhất là quyền lợi của con ngồi giá thú, bảo đảm sự cơng bằng giữa các cá nhân trong tồn xã hội.

Như vậy, cùng với những thay đổi về mặt xã hội các quan hệ trong việc xác định quan hệ cha, mẹ, con cũng nảy sinh nhiều vấn đề mới cĩ tính chất phức tạp hơn. Để kịp thời điều chỉnh quan hệ đĩ, hệ thống pháp luật Việt Nam về lĩnh vực hơn nhân và gia đình hiện nay đã cĩ những quy định khá chặt chẽ và cụ thể đối với vấn đề này. Trên cơ sở kế thừa và phát triển các nguyên tắc và các căn cứ pháp lý được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trong các giai đoạn trước, pháp luật Việt Nam hiện hành đã cĩ những sự thay đổi như hủy bỏ những quy định khơng cịn phù hợp và sửa đổi, bổ sung thêm những quy định mới nhằm điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay. Đồng thời đây cũng là cơ sở lý luận nhằm nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc dân sự nĩi chung và các vụ việc về hơn nhân gia đình nĩi riêng, đặc biệt là các vụ việc về xác định quan hệ cha, mẹ, con hiện nay.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam điều chỉnh về vấn đề này vẫn cịn bộc lộ một số hạn chế và bất cập, gây khĩ khăn cho việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn, thậm chí là dẫn tới những trường hợp giải quyết thiếu chính xác, ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của cơng dân. Trong đĩ hệ thống pháp luật Hơn nhân và gia đình hiện nay vẫn chưa cĩ các chế định cụ thể cho một số vấn đề liên quan đến việc xác định quan hệ cha, mẹ, con. Chẳng hạn, cho đến nay các văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta vẫn chưa dự liệu cơ sở cơ sở pháp lý để xác định quan hệ cha, mẹ, con cho con ngồi giá thú cũng như chưa cĩ các chế định rõ ràng trong việc làm rõ quan hệ cha - con, mẹ - con trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học.

Chương 2

Một phần của tài liệu xác định quan hệ cha, mẹ, con. qua thực tiễn tại địa bàn huyện hương sơn -tỉnh hà tĩnh (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w