1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện hương sơn – tỉnh hà tĩnh

147 702 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 3,03 MB

Nội dung

Trần Đoàn Thanh Thanh, người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành đề tài: “Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI

VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠU SAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN – TỈNH HÀ TĨNH

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

Khóa học: 2011-2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI

VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠU SAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN – TỈNH HÀ TĨNH

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Thu Hằng ThS Trần Đoàn Thanh Thanh Lớp: K45 Kinh tế nông nghiệp

Niên khóa: 2011 – 2015

Huế, tháng 5 năm 2015

Trang 3

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành luận văn này, cũng như hoàn thành cả quá trình học tập tại trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế, ngoài sự phấn đấu, nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường Trước hết, tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế& Phát triển

- Trường Đại học Kinh Tế Huế và các thầy cô trong trường đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tớiTS Trần Đoàn Thanh Thanh, người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành

đề tài: “Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa

bàn huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh”.

Cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến anh Hồ Thái Sơn – chánh Văn phòng UBND huyện Hương Sơn; anh Hồ - Trưởng phòng Nông nghiệp cùngcác bác, các anh chị trong phòng Nông nghiệp, các cán bộ huyện thuộc các phòng ban khác thuộc UBND huyện Hương Sơn; lãnh đạo UBND xã, các hộ chăn nuôi và đại lý thu gom, tiêu thụ hươu sao ở các xã Sơn Ninh, Sơn Trung, Sơn Quang thuộc huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh; các quán ăn đặc sản hươu sao đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp, lấy số liệu, tìm hiểu thực tế để hiểu rõ hơn về đề tài,

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2015

Sinh viên Nguyễn Thị Thu Hằng

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Các khái niệm cơ bản 4

2.1.2 Giới thiệu vài nét về hươu sao 6

2.1.3 Đặc điểm chăn nuôi hươu sao của hộ 11

2.1.3.1 Đặc điểm của các hộ chăn nuôi hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn 11

2.1.3.2 Kỹ thuật chăn nuôi hươu của hộ nông dân 12

2.2 Cơ sở thực tiễn 30

2.2.1 Tình hình chăn nuôi hươu sao ở các nước trên thế giới 30

2.2.2 Tình hình chăn nuôi hươu ở Việt Nam 33

2.2.3 Lịch sử hình thành và phát triển ngành chăn nuôi hươu sao ở huyện Hương Sơn 33

2.2.4 Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 35

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37

3.1 Đặc điểm địa bàn huyện Hương Sơn 37

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 37

3.1.1.1 Vị trí địa lý 37

3.1.1.2 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai 38

3.1.1.3 Địa hình, thời tiết, khí hậu, thủy văn 40

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 41

3.1.2.1 Kinh tế 41

3.1.2.2 Xã hội 45

Trang 5

3.2 Phân tích ma trận SWOT về những khó khăn, thuận lợi trong việc chăn nuôi

và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn 47

3.3 Phương pháp nghiên cứu 48

3.3.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 48

3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin 50

3.3.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp 50

3.3.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp 52

3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu 53

3.3.4 Phương pháp phân tích số liệu 54

3.3.4.1 Phương pháp tổng quan lịch sử 54

3.3.4.2 Phương pháp thống kê mô tả 54

3.3.4.3 Phương pháp so sánh 54

3.3.4.4 Phương pháp hoạch toán kinh tế 54

3.3.4.5 Phương pháp phân tích ma trận SWOT 54

3.3.5 Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia 55

3.3.6 Phương pháp chuyên gia 55

3.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 55

3.4.1 Chỉ tiêu nguồn lực sản xuất 55

3.4.2 Chỉ tiêu thể hiện tình hình chăn nuôi 55

3.4.3 Chỉ tiêu thể hiện tình hình tiêu thụ 56

3.4.4 Chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả chăn nuôi hươu sao 56

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 58

4.1 Khái quát tình hình phát triển chăn nuôi của huyện Hương Sơn 58

4.2 Khái quát tình hình chăn nuôi hươu ở địa bàn huyện Hương Sơn 59

4.2.1 Quy mô chăn nuôi hươu 59

4.1.2 Giá trị sản phẩm thu được từ chăn nuôi hươu sao 62

4.2 Tình hình chăn nuôi hươu sao ở các hộ khảo sát 63

4.2.1 Tình hình chung về chăn nuôi 63

4.2.2 Tình hình chăn nuôi hươu sao 64

4.2.2.1 Thông tin chung về các hộ khảo sát năm 2014 64

Trang 6

4.2.2.2 Điều kiện sản xuất và kinh doanh của các hộ 66

4.2.2.3 Tình hình chăn nuôi của các hộ khảo sát 71

4.2.2.4 Thực trạng chăn nuôi hươu ở các hộ khảo sát 73

4.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm hươu sao ở địa bàn 79

4.3.1 Chủng loại các sản phẩm từ chăn nuôi hươu 79

4.3.2 Thị trường thụ sản phẩm hươu sao 83

4.3.3 Biến động giá cả sản phẩm hươu sao theo tháng và qua các năm 84

4.3.4 Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng nhung hươu 86

4.3.4.1 Các tác nhân chính tham gia chuỗi 86

4.3.4.2 Hoạt động thị trường của các tác nhân trong chuỗi 87

4.3.4.3 Hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ của các tổ chức đến chuỗi giá trị 90

4.3.4.4 Chuỗi giá trị sản phẩm nhung hươu 92

4.3.4.5 Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành hàng nhung hươu huyện Hương Sơn 93

4.3.4.6 Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm hươu sao 95

4.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi hươu 96

4.4.1 Kết quả, hiệu quả chăn nuôi hươu đực lấy nhung của các hộ khảo sát 96

4.4.2 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi hươu cái sinh sản của các hộ khảo sát 98

4.5 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao 99

4.6 Phân tích SWOT chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao 106

4.7 Một số chiến lược và giải pháp đẩy mạnh phát triển chăn nuôi hươu và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện Hương Sơn 107

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110

5.1 Kết luận 110

5.2 Kiến nghị 113

5.2.1 Đối với hộ nông dân 113

5.2.2 Đối với tổ chức khuyến nông 113

5.2.3 Đối với các cấp chính quyền huyện Hương Sơn 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

Trang 7

11 IC Chi phí trung gian

12 KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định

Trang 9

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 4.1: Nguyên nhân quy mô chăn nuôi hươu sao tăng 72

Sơ đồ 4.2 Chuỗi giá trị nhung hươu 86

Sơ đồ 4.3 Kênh thị trường của chuỗi giá trị nhung hươu 92

Trang 10

DANH MỤC CÁC ẢNH

Ảnh 2.1 Hươu con 1 tháng tuổi 9

Ảnh 2.3 Hình thức nuôi nhốt hoàn toàn 12

Ảnh 2.4 Hình thức nuôi nhốt có sân chơi 14

Ảnh 2.5 Hươu đực giống 7 năm tuổi 17

Ảnh 2.6 Chăn nuôi bán chăn thả 18

Ảnh 2.7 Hươu cái 4 năm tuổi và hươu con 1 tháng tuổi 18

Ảnh 2.8 Dụng cụ cắt nhung hươu 21

Ảnh 2.9 Cắt nhung hươu 21

Ảnh 2.10 Lấy huyết hươu 21

Ảnh 2.11 Cân nhung hươu 21

Ảnh 2.13 Nhung thái mỏng sấy khô 22

Ảnh 2.14 Nhung ngâm rượu cùng sâm là loại thuốc bổ tốt 25

Ảnh 4.1 Rượu nhung hươu Hương Sơn 81

Ảnh 4.2 Cao nhung hươu 81

Ảnh 4.3 Rượu và cao nhung hươu 82

Ảnh 5.1 Bày bán sản phẩm của hươu sao tại hội nghị quảng bá thương hiệu nhung hươu Hương Sơn 112

Trang 11

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG

Bảng 2.1 Khẩu phần thức ăn cho hươu trong một ngày đêm 17

Bảng 3.1 Tình hình đất đai của huyện Hương Sơn qua 3 năm (2012 – 2014) 39

Bảng 3.2 Đặc điểm khí hậu, thời tiết của huyện Hương Sơn 41

Bảng 3.3 Cơ cấu kinh tế huyện Hương Sơn giai đoạn 2001-2013 42

Bảng 3.4 Định hướng phát triển đàn hươu đến năm 2020 của các đơn vị trong toàn huyện Hương Sơn 49

Bảng 4.1 Số lượng đàn vật nuôi của huyện Hương Sơn dự tính đến năm 2020 58

Bảng 4.2 Quy mô chăn nuôi hươu sao và số hộ ở Hương Sơn 3 năm 2012-2014 60

Bảng 4.3 Quy mô, cơ cấu đàn hươu của 3 xã nghiên cứu tại huyện Hương Sơn giai đoạn 2012-2014 61

Bảng 4.4 Giá trị sản phẩm thu được từ chăn nuôi hươu của các hộ nông dân huyện Hương Sơn 3 năm 2012 – 2014 63

Bảng 4.5 Tình hình chăn nuôi của hộ khảo sát 63

Bảng 4.6: Thông tin chung về các hộ khảo sát 65

Bảng 4.7: Diện tích đất bình quân 1 hộ chăn nuôi hươu sao theo khảo sát năm 2014 .66

Bảng 4.8 Số lượng nhân khẩu và lao động bình quân cho 1 hộ khảo sát 68

Bảng 4.9 Vốn và cơ cấu nguồn vốn bình quân một hộ chăn nuôi hươu điều tra năm 2014 70

Bảng 4.10 Số lượng, có cấuđàn hươu ở các hộ khảo sát giai đoạn 2012-2014 71

Bảng 4.11 Quy môchăn nuôi hươu sao của các hộ khảo sát năm 2014 71

Bảng 4.12 Tổng hợp chi phí nuôi 1 hươu đực lấy nhung bình quân cho 1 con/ năm 74

Bảng 4.13 Chi phí bình quân chăn nuôi hươu cái sinh sản bình quân cho 1 con/năm 77

Bảng 4.14 Hình thức tiêu thụ sản phẩm hươu sao của các hộ chăn nuôi 84

Bảng 4.15 Kết quả, hiệu quả chăn nuôi hươu đực lấy nhung phân theo quy mô năm 2014 96

Bảng 4.16 Kết quả, hiệu quả chăn nuôi hươu cái sinh sản phân theo quy mô năm 2014 .98

Trang 12

Bảng 4.17 Ý kiến đánh giá của hộvề mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chăn

nuôi, tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn 99

Trang 13

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Hươu sao là loại động vật hoang dã nên việc chăn nuôi hươu cần có lý thuyết để

áp dụng chăn nuôi theo tính cách hoang dã của chúng Hươu có bản chất ăn tạp, bộphận tiêu hoá khác với các loại gia súc khác, thời gian chăn nuôi hươu kéo dài từ 15 –

20 năm Hươu sao ở nước ta được chăn nuôi nhiều ở Nghệ An và Hà Tĩnh, trong số đóphải kể đến huyện Hương Sơn – huyện miền núi thuộc tỉnh Hà Tĩnh có nhiều điều kiệnthuận lợi cho việc chăn nuôi phát triển đàn hươu Nghề nuôi hươu ở đây đã trở thànhtruyền thống, rất nhiều hộ nuôi Chính vì vậy mà tôi tiến hành tìm hiểu đề tài:

“Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh”.

Mục tiêu thực hiện đề tài này nhằm đánh giá tình hình chăn nuôi và tiêu thụ hươusao của các hộ chăn nuôi, người thu gom và đại lý kinh doanh sản phẩm hươu tronghuyện.Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi hươu,cũng như đẩy mạnh sức tiêu thụ sản phẩm của nó trên địa bàn huyện và ra khu vực,khuyến khích người dân phát triển nuôi hươu

Để hoàn thành tốt đề tài này cần sự hỗ trợ của các chuyên gia là thầy cô trongtrường Kinh tế Huế, Ths Trần Đoàn Thanh Thanh trực tiếp hướng dẫn, các cán bộhuyện phòng Nông nghiệp & PTNT, cán bộ xã phụ trách mảng chăn nuôi, nhũngngười có kinh nghiệm, hiểu biết về lĩnh vực này Ngoài ra còn tham khảo các tài liệutiếng việt như sách, vở, bài giảng, báo cáo, , các trang điện tử Internet, tivi, đài báo, Qua quá trình nghiên cứu tôi biết được hươu sao là động vật hoang dã mang lạigiá trị kinh tế cao Hầu như tất cả các bộ phận của cơ thể hươu đều được sử dụng triệt

để Giá trị lớn nhất, đầu tiên phải kể đến là nhung hươu Nói tới vị thuốc bổ, quý, trongĐông y người ta thường kể đến sâm, nhung, quế, phụ Nhung có rất nhiều tác dụng, tốtcho sức khỏe, được xếp vào danh sách các vị thuốc Nhung được chính phủ cho phépsản xuất thành các vị thuốc và bán rộng rãi Nguồn lợi thu được từ chăn nuôi hươu lànhung hươu, thịt, hươu con và các sản phẩm phụ khác

Hộ gia đình chăn nuôi hươu sử dụng lao động và tiền vốn là chủ yếu Chăn nuôihươu của hộ gia đình vừa mang tính thâm canh vừa mang tính quảng canh vì thời gianchăn nuôi hươu dài, mỗi năm hươu đực cho nhung từ 1 đến 2 lần còn hươu cái sinhsản một lần

Các hộ gia đình chăn nuôi chủ yếu theo quy mô vừa (6 – 9 con) và nhỏ (1 – 5

Trang 14

con), quy mô lớn đang ít và gần đây mới bắt đầu mở rộng dần (quy mô trên 10 con),

hộ thường tận dụng lao động và thức ăn sẵn có của gia đình và thời gian rảnh rổi Cònđối với những hộ gia đình chăn nuôi theo quy mô lớn trên 10 con thì họ đầu tư tích luỹthức ăn theo mùa vụ, họ thuê thêm nhân lức lao động chăm sóc và theo dõi nhưnglượng ít và lao động thời vụ là nhiều Thu nhập mang lại cho hộ nông dân là rất caonhưng cũng rủi ro rất lớn do yêu cầu lượng vốn lớn, chăm sóc và phòng ngừa dịchbệnh, điều kiện thời tiết… vì hươu là động vật hoang dã nên việc chăn nuôi, chăm sóc,sinh hoạt cũng mang tính hoang dã

Trong quá trình chăn nuôi hươu các hộ gặp nhiều thuận lợi và bất lợi ảnh hưởngkhông nhỏ đến quá trình nuôi Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi vàtiêu thụ sản phẩm hươu sao như là thị trường (yếu tố quan trọng nhất), giống (yếu tốquan trọng thứ 2) và yếu tố quan trọng thứ 3 là vốn, ngoài ra còn các yếu tố khác làkinh nghiệm, kỹ thuật của người nuôi, vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, thức ăn, dịch bệnh,khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng,

Các địa phương, các vùng khác nhau có điều kiện kinh tế xã hôi khác nhau chonên tuỳ từng địa phương khác nhau mà đòi hỏi các yêu cầu về giống hươu khác nhau,

kỹ thuật chăn nuôi khác nhau Kỹ thuật chăn nuôi hươu của các vùng, địa phương cóảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả phát triển đàn hươu của các hộ nông dân.Nhưng chăn nuôi hươu của các hộ nông dân cũng không thể tách rời những tiến bộkhoa học kỹ thuật vì nó tạo ra những giống hươu có năng suất cao, chất lượng sảnphẩm tốt Những hộ nông dân áp dụng những tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sảnxuất, thị trường…trong chăn nuôi hươu sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao

Nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển chăn nuôi hươu, là một người con củaHương Sơn, của đất nước Việt Nam, một sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế chuẩn

bị trở thành cử nhân, đang tiến hành tìm hiểu nghiên cứu về đề tài hươu sao, tôi mạnhdạn đề xuất những giải pháp và một số kiến nghị nhằm mở rộng quy mô chăn nuôi,tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trưởng tiêu thụ để giúp quảng báthương hiệu hươu sao Hương Sơn và nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây

Trang 15

PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Chăn nuôi là một trong những bộ phận cấu thành nền nông nghiệp nước ta Nó cóvai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu con người, gópphần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, khai thác nguồn lực ở nông thôn.Cùng vớitrồng trọt, ngành chăn nuôi cũng dần khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu ngànhnông nghiệp

Ngày nay việc phát triển chăn nuôi các loài động vật hoang dã quý hiếm gắn liềnvới việc khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên động vật là một trongnhững hướng khai thác bền vững, đem lại lợi ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội.Trong các loài động vật thì hươu sao đang được chú trọng và phát triển

Chăn nuôi hươu sao đang ngày được mở rộng và phát triển ở trên thế giới hayngay cả ở Việt Nam Ở nước ta hươu sao chủ yếu có ở Nghệ An, Hà Tĩnh Nằm trongkhuôn viên ấy có huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh

Hương Sơn là một huyện miền núi thuộc Hà Tĩnh, có nhiều gò đồi, cỏ cây lànguồn thức ăn cho loài hươu, có nhiều diện tích đất có thể dùng làm chuồng trại chănnuôi Ở đây có truyền thống nuôi hươu từ lâu Hiện nay Hương Sơn đang tập trungphát triển chăn nuôi, trong đó phát triển chăn nuôi hươu đang là mũi nhọn Với nhữngbiện pháp tích cực, phong trào chăn nuôi hươu ở Hương Sơn đã có bước phát triểnmạnh mẽ Người nông dân đã từng bước chuyển từ phương thức chăn nuôi tập quántruyền thống sang áp dụng kỹ thuật, đầu tư sản xuất hàng hóa

Hươu sao là vật nuôi ăn cỏ bán hoang dã được đánh giá có nhiều ưu điểm hơn sovới các loài động vật ăn cỏ khác Nhung hươu là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có giátrị sinh học và cung cấp các hoạt chất có tác dụng nâng cao sức khỏe con người Hươusao ít bệnh tật, dễ quản lý và nuôi dưỡng, thức ăn cho hươu chủ yếu là các loại lá, tráicây có sẵn trong vườn, rừng rất dễ kiếm nên chi phí cho việc nuôi hươu thấp, hiệu quảthu nhập cao và là động vật ăn cỏ ít gây tác hại xấu đối với môi trường

Nuôi hươu sao để lấy nhung không chỉ để mục đích kinh doanh mà còn có mụcđích bảo tồn loài động vật quý hiếm, hoang dã Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của sản

Trang 16

xuất ngành chăn nuôi , để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện, góp phầnthúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và đời sống người dân,thiết nghĩ, Hương Sơn cần quy hoạch phát triển vùng nuôi hươu sao để đẩy mạnh vàphát triển chăn nuôi hươu đạt hiệu quả cao đúng với vai trò và tầm quan trọng của nótrong cơ cấu kinh tế của huyện những năm tới Xuất phát từ những nguyên nhân trên

mà tôi đã thực hiện đề tài “ Nghiên cứu tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm

hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn –tỉnh Hà Tĩnh”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Đánh giá tình hình chăn nuôi và tiêu thụ hươu sao của các hộ gia đình nông dân,người thu gom và đại lý kinh doanh sản phẩm hươu trong huyện.Trên cơ sở đó đề xuấtgiải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi hươu, cũng như đẩy mạnh sức tiêuthụ sản phẩm của nó trên địa bàn huyện và ra khu vực, khuyến khích người dân pháttriển nuôi hươu

- Hiệu quả kinh tế mà chăn nuôi hươu sao mang lại cho người dân ở huyện

- Tìm hiểu và phân tích chuỗi giá trị sản phẩm hươu, các tác nhân trong chuỗi,các kênh phân phối sản phẩm

- Đề xuất giải pháp và những định hướng phát triển trong thời gian tới,nhằmnâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ sảnphẩm của các hộ gia đình nông dân Bao gồm các thành phần chủ yếu:Người cung cấp

Trang 17

đầu vào, hộ nông dân chăn nuôi hươu, người chuyên thugom – buôn bán sản phẩmhươu ở địa phương và một số đại lý kinh doanh sản phẩm hươu sao.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu các nội dụng kinh tế chăn nuôihươu sao ở các hộ nông dân như sử dụng các yếu tố sản xuất, tình hình phát triển đànhươu, phân tích tình hình đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh chăn nuôi hươu của

hộ, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi hươu sao, đềxuất những giải pháp khai thác tiềm năng phát triển chăn nuôi hươu đạt hiệu quả kinh

tế cao

- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu các hộ chăn nuôi hươu sao ở 3 xãthuộc huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh là Sơn Ninh, Sơn Trung và Sơn Quang, nghiên cứungười thu gom và đại lý kinh doanh sản phẩm hươu sao trên địa bàn toàn huyện

- Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập để nghiên cứu từ năm 2012 – 2014 Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015

Thu thập số liệu sơ cấp: năm 2015

Dự báo vấn đề trong tương lai: Do khả năng của bản thân và thời gian nghiên cứu

có giới hạn nên tôi đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị phát triển chăn nuôi hươusao đến năm 2020

Trang 18

PHẦN 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm cơ bản

Khái niệm về hộ

- Trong Từ điển ngôn ngữ Mỹ (Oxford Press – 1987) có định nghĩa “hộ” là tất

cả những người cùng chung huyết tộc và những người cùng làm ăn chung”

- Tchayanov, nhà khoa học kinh tế nông nghiệp nổi tiếng hàng đầu của Nga cómột quan điểm chung mang tính chất bao trùm; “Về khái niệm hộ, đặc biệt trong đờisống nông thôn, không bao giờ cũng tương đương với khái niệm sinh học làm chổ dựacho nó, mà nội dung đó còn có cả một loạt những phức tạp về đời sống kinh tế và đờisống gia đình”

- Năm 1980, tại hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan đãkhẳng định “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tiêu dùng, xemnhư đơn vị kinh tế” dẫn theo Nguyễn Văn Hân, [12]

Như vậy, hộ là đơn vị kinh tế, có nguồn lao động và phân công lao động chung:

Có vốn và chương trình kế hoạch sản xuất chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, cóngân quỹ chung và được phân phối lợi ích theo thoả thuận, có tính chất gia đình

Khái niệm về hộ nông dân

Hộ nông dân (HND) là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp

và phát triển nông thôn Các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nông thônchủ yếu thực hiện qua hoạt động của HND

- Lê Đình Thắng (1993), cho rằng: “Nông hộ là tế bào của xã hội, là hình thứckinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn” Theo tác giả Nguyễn Sinh Cúc: “Hộnông nghiệp là những hộ có toàn bộ hoặc 50% số lao động thường xuyên tham gia trựctiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp (như làmđất, giống cây trồng, bảo vệ thực vật, thuỷ nông) và thường nguồn sống chính của hộdựa vào nông nghiệp”

- Hộ nông dân là một tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp,bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung trong

Trang 19

một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nôngnghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu các thành viên trong hộ (Theo bài

giảng Quản trị kinh doanh trong nông nghiệp của TS Phùng Thị Hồng Hà – Trường

Đại học Kinh Tế Huế, [8])

Hộ nông dân có những đặc điểm sau:

- HND là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng

- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ

tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn Trình độ quyết định quan hệgiữa HND và thị trường

- Các HND ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia các hoạt động phi nôngnghiệp với các mức độ khác nhau khiến cho khó giới hạn thế nào là một HND

Kinh tế hộ nông dân

Khái niệm: Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền

sảnxuất xã hội, trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệusảnxuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất Có chung ngân quỹ, ngủchungmột nhà, ăn chung: mọi quyết định trong sản xuất – kinh doanh và đời sống làtùythuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển

Vai trò của phát triển kinh tế hộ trong phát triển kinh tế nông nghiệp – nông thôn: Kinh tế nông hộ đã góp phần làm tăng nhanh sản lượng sản phẩm cho xã hộinhư

lương thực, thực phẩm, sản phẩm cây công nghiệp, nông sản xuất khẩu Nướcta kinh

tế hộ quy mô còn nhỏ và phân tán, lượng vốn còn ít nhưng đã cung cấp choxã hội 95%sản lượng thịt, 90% sản lượng trứng và 93% sản lượng rau quả Sảnxuất nông nghiệpcủa hộ chiếm 48% giá trị tổng sản lượng của nghành nông nghiệp góp phần sử dụngđầy đủ và có hiệu quả các yếu tố sản xuất như đất đai, laođộng, tiền vốn và tư liệu sảnxuất.Tăng việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn.Từng bướccảithiện mức sống cho người dân nông thôn

Trang 20

- Những yếu tố phi vật chất: Gồm công cụ sản phẩm, cách sử dụng, tên gọi,biểu tượng, nhận biết sản phẩm, mức độ thỏa dụng của sản phẩm đối với nhu cầu củakhách hàng mà những nỗ lực của marketing phải hướng tới.

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của các sản phẩmhàng hoá và dịch vụ Qua quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chuyển từ hìnhthái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng lưu chuyển vốn của doanh nghiệp được hoànthành

Từ những khái niệm trên có thể nói sản phẩm chăn nuôi là kết quả của quá trìnhđầu tư sau một chu kỳ sản xuất để tạo ra các sản phẩm mang lại một đặc trưng riêngđáp ứng nhu cầu thị trường

Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm

Có thể hiểu hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo hai nghĩa sau:

- Theo nghĩa rộng: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình kinh tế bao gồmnhiều khâu, nó có quan hệ mật thiết với nhau như nghiên cứu thị trường, xác định nhucầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất

- Theo nghĩa hẹp: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển quyền sở hữu sảnphẩm cho khách hàng và thu được tiền từ hoạt động này Hoạt động tiêu thụ sản phẩm

là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa để thỏa mãn lợi ích củangười sản xuất cũng như thỏa mãn nhu cầu sử dụng hàng hó của khách hàng

Dù hiểu theo nghĩa nào thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói chung được cấuthành bởi các yếu tố sau:

+ Các chủ thể kinh tế tham gia: Người mua và người bán

+ Đối tượng đem trao đổi: Là sản phẩm hàng hóa

+ Thị trường: Là nơi diễn ra trao đổi giữa người mua và người bán

2.1.2 Giới thiệu vài nét về hươu sao

Giới thiệu, nguồn gốc

Hươu sao có tên khoa học là Cervus nippon Temminck, lớp thú, bộ ngón chẵn(Artiodactyla), họ hươu nai (Cervidae) Ngoài ra còn được gọi là Lộc (Trung Quốc),Red deer (Anh) Là loài thú quý hiếm, trong tự nhiên hầu như không còn, nhưng đãđược thuần dưỡng phục hồi số lượng

Trang 21

Có nhiều bằng chứng cho biết người Trung Hoa đã nuôi hươu từ 1000 năm nay.Nếunhư một số nước như Mỹ, Anh, Canada hươu được thả tự do, hoặc được nuôitrong cáckhuôn viên để phục vụ mục đích du lịch, giải trí (săn bắn) thì nước Australia,New Zelandnuôi để lấy thịt và nhung New Zeland có 1,5 triệu con hươu, đàn hươunuôi ở Austraila cóđến 160 000 con.

Ở Việt Nam, việc chăn nuôi thuần dưỡng hươu Sao cũng chỉ mới xuất hiện vàonhữngnăm 1920, 1930 Một số gia đình giàu có ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã nuôi nhữngđàn hươu từ5 - 7 tới vài chục con Năm 1929, ở huyện Thanh Chương có nhà nuôi đànhươu tới 27 con.Nhân dân một số vùng ở Nghệ An và Hà Tĩnh, trong đó có QuỳnhLưu và Hương Sơn cũngcó tập quán nuôi 1 - 2 con hươu trong nhà để lấy nhung.Trước 1954, do chiến tranh, số lượng hươu nuôi còn lại không đáng kể Sau năm1954nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh mới lại có điều kiện phát huy tập quán chăn nuôihươu tronggia đình

Năm 1964, một số hươu Sao từ Quỳ Hợp - Nghệ An đã được chuyển đến nuôitạiVườn quốc gia Cúc Phương Năm 1967 - 1969, một số hươu sao ở Cúc Phương đãđượcchuyển đến Ninh Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phú, Quảng Ninh để góp phần giữgiống và nhân giống Hươu nuôi ở các địa phương này cũng phát triển mạnh, tăngnhanh về số lượng vàchất lượng

Ở Việt Nam, hươu sao đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 2000

Trang 22

Chiều dài thân: 1.300 – 1.600 mm

Chiều dài đuôi: 83 – 170 mm

Chiều dài bàn chân sau: 330 – 370 mm

Chiều dài tai: 123 – 175 mm

Con đực cân nặng: 50 – 70 kg

Con cái cân nặng: 45 – 60 kg

Bộ lông có màu vàng đậm, con cái nhạt hơn con đực Trên nền vàng đỏ rải rácnhững đốm trắng gọi là “sao” Độ lớn của những chấm này nhỏ dần về phía sau lưng

và lớn hơn về phía bụng Những sao ở hai bên sống lưng tạo thành hai hàng vàng dọc,còn các sao ở mình không có hàng rõ rệt Từ gáy, cổ và dọc sống lưng có một đườngchấm chỉ thẩm, mút đuôi có lông màu trắng, mặt dưới đuôi trần Ở dưới gốc đuôi vàphía sau đùi có những sợi lông dài 4 – 6 cm Tứ chi màu vàng thẫm hơn ở mặt trước

và nhạt hơn ở mặt sau Chân, đầu, bụng không có sao Tuyến nước mắt phát triểnmạnh Ở hươu đực có sừng, hươu cái không có sừng

- Sinh sản

Hươu sao mỗi năm sinh sản 1 lứa, mỗi lứa một con Thời gian mang thai củahươu là 215 – 217 ngày Mùa động dục của hươu sao chỉ xảy ra một lần trong năm vàthời gian có thể thay đổi theo từng vùng Hươu sao nuôi tại xã Sơn Quang thườngđộng dục vào tháng 2, tháng 3

Hươu trưởng thành động dục lúc 2 năm tuổi và lúc này có khả năng giao phốihiệu quả, hươu cái biểu hiện động dục từ 1 – 2 năm tuổi Hươu cái có khả năng đẻ đứacon đầu tiên lúc 20 tháng tuổi, thậm chí 17 tháng tuổi đến 15 tháng tuổi vẫn có khảnăng sinh sản

- Sinh trưởng và phát triển tạo nhung gạc

Hươu con đẻ ra tương đối khỏe: Khoảng nửa giờ sau khi đẻ ra đã có thể đứng dậy

và bú mẹ Trong những ngày đầu hươu con thường nằm nhiều, tách mẹ đến bữa mới bú.Trọng lượng trung bình của hươu sơ sinh của hươu cái là: 3,4 kg; hươu đực là 3,6 kg.Sau 10 đến 20 ngày hươu con đã bắt đầu ăn lá, cỏ Từ 40 ngày trở đi đã hoạtđộng khá mạnh, vận động nhanh không kém gì hươu trưởng thành Chỉ hươu đực mới

có sừng và thay sừng hằng năm Cặp sừng đầu tiên xuất hiện khi hươu 1 năm tuổi Cặp

Trang 23

sừng này không phân nhánh, dài 16 – 23 cm, thường gọi là cặp sừng “chìa vôi” hay

“chóc” Các cặp sừng cũ đều rụng vào trung tuần tháng giêng đến cuối tháng 3, haisừng không rụng đồng thời mà cách nhau 1 đến 2 ngày Sau khi cặp sừng cũ rụng sẽ cócặp mới mọc Sừng còn non gọi là nhung, lúc này nhung mềm màu hồng nhạt, cónhững lông tơ màu trắng, xám rất mịn phủ ngoài Nhung mọc đươc 2 – 3 cm bắt đầumọc nhánh lần thứ nhất, khi được 18 – 25 cm thì phân nhánh lần thứ 2 Đầu tiên 2nhánh này mập, tròn, khó phân biệt, sau chuyển sang hình trái mơ, hình yên ngựa vàmọc dài hơn là gác sào Nếu để nhung quá tuổi hay không cắt, nhung sẽ hóa xươngdần theo chiều từ gốc lên ngọn và từ trong ra ngoài, đó gọi là “gác”

Ảnh 2.1 Hươu con 1 tháng tuổi

Ảnh 2.2 Hươu đực 6 năm tuổi đang mùa lên nhung

Trang 24

Lợi ích và ý nghĩa của việc chăn nuôi huơu

Hươu là một trong những loài động vật đẹp, hoang dã quý hiếm; có giá trị vềnhiều mặt Từ một loài động vật hoang dã sống trong núi rừng, hươu đã và đang đượcthuần phục như vật nuôi Như chúng ta đã biết việc khai thác quá mức các nguồn tàinguyên, bao gồm động vật quý hiếm đang làm cho tình trạng một số loài bị tuyệtchủng hay nằm trong danh sách đỏ Hươu sao cũng nằm trong số đó, nó đang được liệtvào danh sách cần được bảo tồn Việc bảo vệ, phục hồi sử dụng và khai thác hợp lýloài hươu sao góp phần to lớn nhằm bảo vệ nguồn ghen vật nuôi đang ngày càng bịhủy diệt, bảo vệ tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng

Hơn nữa, hươu còn có nhiều tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe cho conngười Các sản phẩm từ hươu rất được ưa chuộng Hầu như tất cả các bộ phận của cơthể hươu đều được sử dụng triệt để Giá trị lớn nhất, đầu tiên phải kể đến là nhunghươu (Cornu Cervi Parvum) Nói tới vị thuốc bổ, quý, trong Đông y người ta thường

kể đến sâm nhung, quế, phụ Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành phần hoá học, tácdụng dược lý của nhung hươu và đã xếp nhung vào danh mục các vịthuốc Nhungđược chính phủ cho phép sản xuất thành các vị thuốc và bán rộng rãi Nhung hươu cótác dụng tốt đối với toàn thân: nâng cao thể lực, bệnh nhân ăn ngủ tốt hơn, bớt mỏimệt, những vết thương chóng lành, lợi tiểu, tăng nhu động ruột và dạ dày, ảnh hưởngtốt đến việc trao đổi chất đạm và mỡ Ngoài ra, những chất chiết của nhung hươu saocòn chứa cholesterin tự do, keramit, liso-leusitin, spingomi-êlin và hàng loạt nhữnghợp chất trung tính khác Người ta đã dùng nhung hươu chế thành thuốc uống hay tiêmPantocrine Đây là vịthuốc bổ, quý có tác dụng làm tăng sức mạnh toàn thân, nhất làđối với những người già, những người làm việc quá sức, mệt mỏi hay mới ốm dậy Nócòn có tác dụng chữa các bệnh: huyết áp thấp, cơ tim yếu, làm mau lành các vếtthương bên ngoài nhất là các mụn nhọt có mủ Thầy thuốc Việt Nam còn dùng nhunghươu phối hợp với một số vị thuốc khác đểchữa những chứng bệnh: liệt dương, đáinhắt, nước tiểu đục như nước gạo, miệng khô, lưng đau, tinh huyết khô kiệt Nhân dâncũng có thói quen dùng nhung hươu để chữa các bệnh tả, lỵ… Các nghiên cứu mớiđây của các nhà khoa học phuơng Tây cũng cho thấy nhung hươu có thể dùng điều trịbệnh viêm khớp

Trang 25

Các sản phẩm khác là hươu bao tử, gạc xương và các bộ phận khác của hươu.Hươu bao tử có tác dụng bồi bổ cho người già, người làm việc quá sức, người mớiốmdậy hay sản phụ.Lộc giác dùng chữa các bệnh: suy nhược thần kinh, đau khớpxương, mụn nhọt hayphụ nữ bị khí hư bạch đới Gạc hươu và xương hươu còn dùng đểnấu cao.

Ngoài ra gân hươu, đuôi hươu, tiết hươu cũng được dùng để làm thuốc

Da hươu có thể thuộc để may đồ ấm Phân hươu dùng làm phân bón rất tốt

Không những được sử dụng làm thuốc, các sản phẩm của hươu còn được dùnglàm thực phẩm Ở các nước Phương Tây, New Zeland, Australia người ta xem trọngthịt hươu Lý do: thịt hươu nhiều nạc, ít mỡ và được cho là thịt “an toàn” đối với sứckhoẻ con người Nước Đức mỗi năm tiêu thụ 40-50 tấn Các nước khác cũng ăn thịthươu: Thụy Sỹ, Mỹ, các nước Liên minh châu Âu Ngay người Canada bấy lâu vẫnxem hươu như là một động vật giải trí (dùng cho săn bắn), thì nay đã có xu hướng nuôihươu lấy thịt Ở nước ta thịt hươu cũng được khen là ngon: “vị ngọt, tính ấm, bổ trung,ích khí, mạnh gân cốt”

Vì những lí do đó mà nuôi hươu mang lại giá trị kinh tế cao Các hộ nông dân ởHương Sơn hầu như nhà nào cũng có nuôi hươu, ít nhất là 1-2 con, nhiều nữa là trangtrại vài chục đến cả trăm con Mỗi con hươu đực mỗi năm cho 1-2 lần nhung, mỗi lần

từ 0,3-1,8kg/cặp nhung tươi, giá bán giao động từ 0,8-1,5 triệu đồng/lạng hay 8-15triệu đồng/kg nhung tươi

2.1.3 Đặc điểm chăn nuôi hươu sao của hộ

2.1.3.1 Đặc điểm của các hộ chăn nuôi hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn

Hươu sao là loại động vật hoang dã nên việc chăn nuôi hươu cần có lý thuyết để

áp dụng chăn nuôi theo tính cách hoang dã của chúng Hươu có bản chất ăn tạp, bộphận tiêu hóa của chúng khác với các loại gia súc khác, thời gian chăn nuôi hươu kéodài từ 15 – 20 năm

Hộ gia đình chăn nuôi hươu sử dụng lao động và tiền vốn là chủ yếu Chăn nuôihươu của hộ gia đình vừa mang tính thâm canh vừa mang tính quảng canh vì nhiều hộgia đình ở đây đã thuê đất, đầu tư trang trại nuôi hươu với số lượng trên 10 con.Nhưng nhiều hộ nuôi từ vài ba con trong chuồng để tận dụng thời gian rãnh và có thêm

Trang 26

thu nhập Thời gian chăn nuôi hươu dài, mỗi năm hươu đực cho nhung từ 1 đến 2 lầncòn hươu cái sinh sản một lần.

Hươu đực thời gian lên nhung khoảng 45 – 60 ngày là cắt, trước đó và trong khiđang có nhung chúng ta cần có sự đầu tư thêm thức ăn, sau thời gian đó chúng ta cho

ăn theo tiêu chuẩn khẩu phần như cũ Đối với hươu cái trước và sau khi sinh cần đầu

tư thêm thức ăn để có đủ chất nuôi con, còn bình thường cho ăn theo tiêu chuẩn khẩuphần ăn như tính cách của chúng

Các hộ gia đình chăn nuôi theo quy mô nhỏ (1 đến 5 con) thường tận dụng laođộng, thức ăn sẵn có của gia đình và thời gian rãnh rỗi Còn đối với những hộ gia đìnhchăn nuôi theo quy mô lớn trên 10 con thì họ đầu tư tích lũy thức ăn theo mùa vụ và cóthể thuê thêm nhân lực lao động để chăm sóc và theo dõi Thu nhập mang lại cho hộnông dân là rất cao nhưng rủi ro rất lớn do yêu cầu lượng vốn lớn, chăm sóc và phòngngừa dịch bệnh, điều kiện thời tiết… vì hươu là động vật hoang dã nên việc chăn nuôi,chăm sóc, sinh hoạt cũng mang tính hoang dã

2.1.3.2 Kỹ thuật chăn nuôi hươu của hộ nông dân

Chuồng trại

Có 2 hình thức chăn nuôi hươu ở huyện Hương Sơn:

- Nuôi nhốt hoàn toàn

Ảnh 2.3 Hình thức nuôi nhốt hoàn toàn

Trang 27

Hình thức nuôi nhốt này thường được các hộ chăn nuôi áp dụng phổ biến, phùhợp với quy mô chăn thả nhỏ Đặc điểm của hình thức chăn nuôi này là hươu sao đượcnuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng và hằng ngày chúng ta đem thức ăn, nước uống và

vệ sinh chuồng trại Việc xây dựng chuồng trại phải phù hợp với đặc điểm sinh lý củahươu, có độ bền vững chắc chắn không cho hươu thoát ra ngoài và đi mất, phải tiếtkiệm nguyên vật liệu làm chuồng không ảnh hưởng tới sức khỏe của hươu Chuồngnuôi phải được xây cách nhà một khoảng hợp lý tránh ô nhiễm và tiếng động Phải lànơi cao ráo và phải là vị trí thoáng mát vào mùa hè, ấm áp về mùa đông Hướngchuồng tốt nhất là xây dựng chuồng phía Nam hoặc Đông Nam để điều hòa được khíhậu của chuồng nuôi Nền chuồng phải có độ dốc từ 1 – 20 và phải cao hơn vùng đấtxung quanh từ 10 – 15 cm, nền chuồng có thể làm bằng xi măng láng nhám hoặc nền đấtnện chặt đầu được Hươu đực được nhốt riêng trong một gian chuồng phải có diện tích

từ 6m2 trở lên Hươu cái có thể lớn hơn một chút để tạo ra sự thoải mái để có thể giaophối trong chuồng Nhưng hiện nay thường làm chuồng hai ngăn để tiện vệ sinh và phốigiống Chuồng hai ngăn này thường rộng từ 12m2 trở lên Chuồng hươu thường đượcxây ở cạnh nhà để tiện chăm sóc và kiểm tra Nuôi nhốt có đặc điểm dễ chăm sóc nuôidưỡng nhưng không thỏa mãn tập tính sinh lý vật nuôi chính vì thế chúng ta nuôi nhốtnhưng phải có sân chơi Diện tích sân chơi to nhỏ tùy thuộc vào số lượng hươu nuôitrong ô chuồng, trung bình khoảng 20 – 50 m2 Xung quanh sân chơi được rào bằng lướithép hoặc hàng rào gỗ chắc chắn Thức ăn cho hươu chủ yếu là các loại thức ăn thô xanh

bổ sung hằng ngày, nước uống cho hươu dùng nước giếng khơi chứa trong máng uống

để ở cạnh hoặc ngài chuồng có lỗ thông cho hươu thò cổ ra để uống

- Bán chăn thả (nuôi nhốt có sân chơi)

Hình thức chăn nuôi này thường áp dụng ở các trang trại chăn nuôi quốc doanhnhư vườn quốc gia Cúc Phương – Ninh Bình, trại hươu đảo suối Ba Vì – Hà Tây, công

ty cổ phần hươu giống Hương Sơn – Hà Tĩnh

Phương thức chăn nuôi này được thiết kế khu chăn thả có diện tích phù hợp với

số lượng hươu chăn nuôi Diện tích của mỗi khu chăn nuôi khoảng 1.500 – 2000 m2

thả từ 10 – 20 con, xung quanh được rào bằng lưới thép cùng với cọc xi măng chắcchắn, trong khu vực khu chăn thả được trồng cây để làm bóng mát và làm thức ăn bổ

Trang 28

sung cho hươu Trong mỗi ô như vậy có nhà nghỉ, có hệ thống máng ăn, nước uốngcho hươu Hươu được thả tự do trong mỗi ô, được đi lại tự do Người chăn nuôi hằngngày đem thức ăn vào cho hươu theo giờ quy định và kiểm tra tình trạng sức khỏe,mức độ đi lại, vệ sinh phòng dịch cho hươu Vào mùa sinh sản hoặc mùa thu hoạchnhung cần bổ sung thức ăn tinh trong khẩu phần thức ăn Hươu con khi tách mẹ (3tháng trở lên) được nuôi riêng ra Hình thức chăn nuôi này môi trường sinh thái củacon vật được mở rộng, phù hợp với hoạt động sống hoang dã của nó Hình thức nàycũng phù hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng.

Ảnh 2.4 Hình thức nuôi nhốt có sân chơi

Giống:

Giống là khâu quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại trong chănnuôi hươu của các hộ nông dân Chọn hươu giống thường phải quan tâm đến bố, mẹ,anh chị em, có khi cả ông bà của chúng để xem xét thế nào Chính vì vậy chọn hươugiống như thế nào sẽ mang lại thành công thì đây là vấn đề rất đáng chú ý Cụ thể cầnchú ý những điểm chính sau:

- Chọn hươu đực giống:

* Lý lịch: Hươu đực bố phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây

Có sức khoẻ tốt, có năng suất sản xuất nhung cao khối lượng nhung cao từ 0,8kg trởlên., tính dính di truyền tương đối ổn định Hươu con cũng có khối lượng nhung cao, sứcsống tốt nếu hươu bố mẹ có nhiều khả năng chống đỡ bệnh tật và tạp ăn thì càng tốt

* Về ngoại hình : Hươu sơ sinh phải có trọng lượng 4kg trở lên Nhìn tổng thể

khỏe, lông mượt, cân đối và có nhiều đặc điểm của giống đực Lông mượt mặt rộng,vừng trán nhô cao, hai xoáy trán cao và cách xa nhau nếu con đực có sừng (nhung)

Trang 29

thì hai bên sừng phải tạo thành hình chữ Y và hai đỉnh càng rộng càng tốt Nhữngcon mà có cặp sừng (nhung) song song là nhung kém Cổ ngắn, vòm cổ hơi sà xuốngtrông như có ướm, ngực thon mình ngựa, lưng thấy chỉ lưng rõ, chân ngắn vừa phải

và mập, luôn đi bằng 4 ngón chân

- Chọn con cái: Con cái có chức năng cơ bản là sinh sản vì vậy khi chọn con cái

ngoài phần theo dõi lý lịch về hươu thì cần phải chú ý một số đặc điểm điển hình như sau:

Lý lịch của hươu cái không bị cận huyết, nếu bị cận huyết hoặc đồng huyết thì cóthể dẫn đến vô sinh, bệnh này có nhiều và không thể chữa được Phải xem xét đời mẹcủa hươu cái nếu mà con mẹ tốt, thuận lợi trong việc phối giống, sinh con và chăm sóccon tốt, nhiều sữa, một năm đẻ một lần thì là tốt Hươu con sinh ra phải to khoẻ (từ 3.5

kg trở lên), phải hài hoã giữa các phần của cơ thể, theo thể trạng của giống cái, đuôiluôn phe phẩy, mắt sáng

Chọn những hươu cái giống đầu nhỏ, mồm hơi rộng (tạp ăn), vành mắt có lôngmàu nâu hoặc nhung nâu, không trắng quá

Cổ hươu cái phải dài, nổi gân, thân mình hơi ngắn, lông mượt, lưng thẳng, bụngvõng xuống, mông tròn đều và nổi (chứng tỏ xương chậu to, dễ đẻ và không bị dị tật).Những hươu con giống tốt như những đặc điểm nói trên thì chắc chắn sẽ manglại hiệu quả cao cho người chăn nuôi hươu

- Kỹ thuật chăm sóc hươu sao: Chăn nuôi hươu thì chăm sóc nuôi dưỡng hươu

cũng là công việc rất quan trọng có ý nghĩa quyết định đết kết quả của việc chăn nuôihươu Qua quá trình nghiên cứu và tình hiểu chăn nuôi, chăm sóc hươu của các hộnông dân cho chúng ta những kinh nghiệm:

+ Nhu cầu dinh dưỡng

Đối với những trại nuôi hươu, cần thiết phải lập quy hoạch thức ăn ngay từ đầu

Có kếhoạch trồng cây cỏ bảo đảm đầy đủ và thường xuyên thức ăn cho hươu, tránhtình trạng bịđộng, lệ thuộc vào thiên nhiên

Thức ăn cho hươu sao phải bảo đảm đầy đủ chất bột, chất béo, chất đạm, khoáng,nướcvà sinh tố

+ Các loại thức ăn

Thức ăn của hươu Sao gồm nhiều loại lá, cỏ, củ, quả, … chủ yếu là các lá cỏ

Trang 30

non.Hươu sao còn sử dụng cả những thức ăn đã được chế biến như: Cháo ngô, cám,gạo, thức ănủ xanh, ủ chua, phơi khô.

Dưới đây là bảng thống kê tên và chất lượng các loài cây đã được dùng làm thức

ăn cho hươu

* Trung bình:

Cây vú bò, lá ngải, lá năng, cỏ lá tre, cỏ dầy, cỏ lỡi mác, cỏ chân nhện, cỏ mầntrầu, cỏsâu róm, lá nhội, cỏ sữa lá lớn, cỏ sữa lá nhỏ, lá chòi mòi, lá khế, cây chuốirừng, thài làitrắng, thài lài tía, lá muối, lá lạc tiên, lá bồ quân, lá chè xanh, chè rừng, tu

hú lá nhỏ, mua lálớn, lá, quả đu đủ, rau rắn, bời lời, bí ngô, đay rừng, rau má

* Ít ăn:

Rau má, cỏ tranh, cỏ gà, lá bởi, hồng bì, lá tre, lá bồ kê, ké hoa đào, ké hoa vàng,mualá nhỏ, vừng và lá táo Thống kê đến nay ta thấy, 72 loài thực vật có thể dùng làmthức ăn cho hươu, trongđó có 15 loài là thức ăn tốtnhất, 20 loài là thức ăn tốt, 28 loàitrung bình, 9 loài được hươu ítăn hơn Tuy nhiên việc đánh giá chất lượng các loạithức ăn theo mức độ thích ăn của hươu ở trên cũng chỉ là tương đối, bởi vì nó còn tuỳthuộc vào từng địa phương, từng mùa và vàokỹ thuật chăn nuôi

Hươu thường thích ăn lá cỏ non hay lá chánh tẻ Khi lá đã già thì hươu chuyểnsangăn thức ăn khác.Chúng ta nên cho ăn nhiều loại thức ăn để hươu có đủ các chất.Chớ nên cho ăn đơnđiệu

Hươu là động vật ăn được rất nhiều loại thức ăn nhưng thức ăn chính của hươu làcác loại cỏ, lá, cành, cây có sẵn trong tự nhiên ngoài ra còn có các sản phẩm chính và phụtrong nông nghiệp được sử dụng làm thức ăn như: đậu, ngô, lạc…những sản phẩm phụchế biến như rỉ đường, tấm, cám…và còn cho ăn thêm các loại men tiêu hóa, khoáng,đạm, các loại vitamin, bổ sung chất dinh dưỡng và phòng trừ một số bệnh cho hươu

Trang 31

Bảng 2.1 Khẩu phần thức ăn cho hươu trong một ngày đêm

Loại hươu

Thức ăn thô xanh (kg)

Thức ăn

củ quả (kg)

Thức ăn tinh (kg)

Muối ăn ( g)

Hươu từ 3 – 12 tháng tuổi 5 – 8 1,0 0,10 5 – 10Hươu đực, cái (không mang thai), hươu hậu bị

(trên 12 tháng) hươu cái mang thai thời kỳ đầu 8 -12 1,0 0,20 10 – 15Hươu cái mang thai thời kỳ 3 – 4 tháng tuổi 12 1,5 0,5 10 – 15Hươu cái nuôi con 12 2,0 0,75 15Hươu đực mọc nhung 12 2,0 1,00 20

Nguồn: Viện sinh thái tài nguyên và môi trường

Thức ăn thô xanh gồm các loại như: dây khoai lang, cây lạc, lá các loại cây ăn

quả, cây chuối, ngọn mía, thức ăn quả củ như cà rốt, bắp cải, khoai tây, mít, chuối,

thức ăn bổ sung như muối ăn, vitamin…

Tuy hươu là động vật ăn tạp nhưng thức ăn chế biên phải sạch Tùy từng giai

đoạn cụ thể mà khẩu phần, liều lượng thức ăn phân bổ khác nhau

Ảnh 2.5 Hươu đực giống 7 năm tuổi

Trang 32

Ảnh 2.6 Chăn nuôi bán chăn thả

Ảnh 2.7 Hươu cái 4 năm tuổi và hươu con 1 tháng tuổi

Quy trình cắt nhung hươu

Trang 33

Cắt nhung qua 3 thời kỳ: trái mơ, yên ngựa, gác sào Người ta thường cắt nhungvào thời kỳ yên ngựa là thích hợp nhất thường là từ 45 – 60 ngày Quá trình cắt nhungphải nhanh gọn, an toàn cụ thể như sau:

a) Chuẩn bị dụng cụ

- Cưa sắt để cắt nhung, cưa thật sắc, thường dùng cưa xương dụng cụ y tế

- Thuốc cầm máu và thuốc chống nhiễm trùng: Vitamin K, cỏ mực hay lá câyhoàng xà, một ít mun đốt từ lá cây khô, thuốc kháng sinh như Ampicilin, Tetracilin

- Lá chuối hơ nóng sơ qua cho dẻo, đỡ rách, dây buộc để giữ các loại lá, thuốccầm máu Dây nên buộc lỏng bình thường, không quá chặt Vì chỉ cần chờ khoảng 1hđồng hồ cầm máu xong cho dây tự rớt ra Bọc kín lâu thì vết cắt sẽ có dấu hiệu thối,nếu dây không tự rớt thì người dân phải tháo nó ra

- Chuồng để cắt nhung (thường là phòng nuôi nhốt nó)

- Một ít rượu để vào trong chậu nhỏ: thoa rượu lên nhung để ra huyết nhung.Huyết nhung nguyên chất muốn để lâu phải bỏ thêm ít đường, bỏ vào tủ lạnh Huyếtthường người ta hòa tan vào rượu để uống gọi là rượu huyết nhung

- Nhân lực: khoảng từ 4 – 6 người đàn ông khỏe hiểu biết về việc cắt nhung Vìphòn nuôi hươu thường không được to rộng lắm, nếu quá nhiều người giữ sẽ chật chội,khó làm và không cần thiết,thừa nhân lực Nếu ít người thì không đủ sức giữ hươu,gây ảnh hưởng tới việc cắt Một người cầm cưa để cắt, hứng huyết nhung, một ngườigiữ 2 sừng của nó cho chắc chắn để việc cắt nhung được dễ dàng Những người còn lạigiữ các bộ phận khác của hươu như chân trước, chân sau cho nó khỏi giãy giụa

b) Bắt hươu để cắt nhung

- Trước khi vào bắt hươu để cắt nhung nên dùng rơm rạ, cỏ khô để lót nềnchuồng hoặc khu vực để cắt nhằm tránh cho con vật bị thương trong thời gian cắt vàngười giữ hươu cũng được sạch sẽ, an toàn hơn

- Cách bắt giữ cần hai người trong đó một người quen nhất đối vơi con vật ngườinày vào trước, vuốt ve hươu rồi chờ thời cơ thuận lợi người kia phải trùm lên đầu convật, đồng thời người quen với hươu túm chân trước kéo, những người khác nhanhchóng kéo hai chân sau, vật hươu nằm nghiêng trên nền chuồng (chú ý thao tác khôngnên đứng sau hươu mà phải đứng bên sườn con vật)

Trang 34

- Sau khi hươu đã nằm nghiêng thì cần hai người giữ chân sau, một người giữ haichân trước, một người khác, ngồi bệt xuống nền chuồng, duỗi chân, đặt đầu, cổ tì lênhai chân và giữ đầu cho người thứ năm dùng cưa để cắt nhung.

- Các thao tác cũng như trên nhưng cách làm cho hươu ngã nằm nghiêng bằngcách một người dùng vòng dây giật ngã hươu sau đó tất cả những người còn lại nhanhchóng giữ chặt chân và các thao tác còn lại giống như phương pháp trên

c) Các thao tác cắt nhung

- Thời gian cắt nhung khoảng 50 - 55 ngày sau khi mọc là tốt nhất vì có chấtlượng cao và không ảnh hưởng nhiều đến các chu kỳ tiếp theo

- Cưa cách chân đế nhung khoảng 1 cm

- Cưa và các thao tác phải thật nhanh, gần đứt thì cưa chậm lại để không bị xướcbằng dụng cụ cắt nhung thật sắc

- Cầm máu nhanh Để cầm máu nhanh sau khi cắt, thuốc tốt nhất thường đượcdùng là:

+ Bài 1: Mực tàu trộn với than củi tán bột pha với nước sôi để nguội ở dạng sềnsệt, sau khi cắt xong đắp vào ngay, xong bên nào đắp bên đó nắm lấy đế sừng được 3 -

5 phút càng tốt (ít nhất là 1 phút)

+ Bài 2: Than lá chuối khô sạch, trộn với dầu lạc ở dạng đặc sền sệt đắp vào vàcũng cần nắm lấy đế sừng 3 - 5 phút khi thực sự cầm máu thì băng bó lại bằng gạc vàbuộc lại bằng dây vải

+ Bài 3: Cây hoàng xà hay con gọi là cây ba lóng giả nhỏ bịt vào chỗ cắt dùngvải sạch bịt ngoài và bó lại đến khi cầm máu thì tháo ra là được

Trang 35

Ảnh 2.8 Dụng cụ cắt nhung hươu Ảnh 2.9 Cắt nhung hươu

Ảnh 2.10 Lấy huyết hươu Ảnh 2.11 Cân nhung hươu d) Các phương pháp bảo quản và chế biến nhung

Nhung cắt xong cần được đem chế biến ngay vì nhung có nhiều máu và chất thịt,

để lâu dễ bị thối hoặc ruồi nhẵng đẻ trứng vào sinh dòi bọ

Có nhiều cách chế biến, nhưng dù áp dụng cách nào cũng phải làm những độngtác đầu tiên sau đây:

- Dùng cồn hay rượu rửa sạch vỏ nhung

Trang 36

- Khâu díu lớp da qua mặt cắt để khi sấy da nhung không co lên, trơ phần lõi, cặpnhung không đẹp.

- Lấy băng giấy hoặc băng vải quấn quanh vỏ nhung để khi sấy khô vẫn giữ đượcmàunhung

Ảnh 2.12 Bảo quản nhung trong tủ đá

* Phương pháp sấy khô nhung

Ảnh 2.13 Nhung thái mỏng sấy khô

Đối với phương pháp này sau khi sấy muốn sử dụng thì 1 cặp nhung ăn trong

Trang 37

vòng 1-2 tháng tùy theo nhung to nhỏ và thể trọng người sử dụng Khi ăn dùng daocạo bề mặt nhung khô để cho ra lớp bột mịn, bỏ bột đó trong một cái chén hấp cáchthủy hoặc là bỏ trên nồi cơm mới nấu xong, chín nhờ hơi nóng đó, rồi trộn cùng ít cơm

và ăn Cách khác là chúng ta dùng bột mịn cạo rồi đó hòa tan trong bát cháo và ăn Ănmột ngày từ 1-2 lần, mỗi lần ăn một ít vì nếu ăn quá nhiều sẽ hao tốn, không có tácdụng thêm và cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng Nếu ăn quá ít thìkhông đủ chất dinh dưỡng

(i1) Phương pháp sấy nhung từ tươi sang nhung nhánh khô

Nếu bảo quản bằng phương pháp nay thì khi cắt nhung tươi ra ta phải sấy ngay,chậm nhất là sau 2 giờ Khi sấy, nhung bị mất nước nên sấy làm sao không làm chohình dạng bên ngoài của nhung thay đổi, vẫn giữ nguyên được lớp lông trên nhung.Việc sấy nhung tốt sẽ bảo quản được lâu và khả năng tích luỹ trong nhung những chất

có hoạt tính sinh học Ngoài ra xử lý nhung đúng kỹ thuật sẽ tạo điều kiện thuận lợicho quá trình phân giải Protit, Lipit và Gluxit để tạo thành và tích luỹ những liên kết

có hoạt tính cao làm tăng giá trị dược lý của nhung Hiện nay việc chế biến và bảoquản nhung có rất nhiều phương pháp Tuy nhiên tuỳ vào từng địa phương, điều kiện

cụ thể ở địa phương mà có những cách sấy khô nhung khác nhau

(i2) Phương pháp sấy bằng than

Dùng loại cỏ lá dài, sắc (cỏ hươu thường ăn) quấn chặt quanh nhung rồi treo giữahai liếp than với khoảng cách vừa sấy nóng nhung dần dần Khi treo nhung để sấy chú

ý treo nhung phía đầu xuống dưới để tránh huyết nhung chảy ra, không nên treo quágần than làm cháy nhung Trong quá trình sấy luôn luôn kiểm tra và trở nhung để đảmbảo cho nhung khô đều, không nên sấy nhiệt độ quá cao mà sấy với nhiệt độ tăng dần

(i3) Phương pháp sấy bằng cát

Quấn nhung bằng một lớp giấy mỏng Rang cát cho nóng đến khoảng 700C (sờtay vào cát còn chịu đựơc) Vùi cặp nhung vào cát nóng sao cho đầu cắt hướng lênphía trên Cứthế thay cát nóng Cũng có thể đặt chảo cát trên bếp phía dưới đun lửa đểcát luôn nóng Lúc đó cặp nhung phải treo cao như khi sấy than

Dù sấy than hay cát đều phải làm liên tục cho đến khi khô hẳn mới thôi Thôngthường phải mất 2 - 3 ngày mới được Kinh nghiệm cho thấy khi cầm 2 chiệc nhung

Trang 38

gõ vào nhaunghe thấy tiếng trong dòn là được Trọng lượng cặp nhung khô sau khi sấybằng 35 - 45% trọng lượng nhung tươi.

(i4) Phương pháp sấy bằng gạo rang

Phương pháp này thường được áp dụng nhiều ở Nghệ An và Hà Tĩnh Ủ nhungvào bao gạo rang nóng nhiều lần, khi gạo đã nguội tiếp tục rang lại, nhiệt độ sấykhoảng 60 - 700C, làm như vậy cho đến khi nhung khô hẳn thì đưa vào bảo quản Cáchnày là khá tốt vì nhiệt độ vừa phải, đều, ít sơ suất làm hỏng nhung

(i5) Phương pháp sấy bằng điện

Thường dùng những lò sấy vi sóng có công suất lớn, ưu điểm sấy loại này lànhanh và hiệu quả

(i6) Phương pháp chế biến nhung nhánh sang nhung phiến

Trước hết ta dùng cồn xoa đều vào nhánh nhung và đặt lên khay men châm lửadốt Sau đó dùng miệng chai vỡ cạo sạch nhung, rồi dùng vải màn tẩm ướt bọc lại, đặtlên hông (chõ) bằng phương pháp cách thuỷ cho mềm nhung ra

Sau khi nhung đã mềm khoảng 60 -70% ta dùng dao cầu cắt mỏng (không nênhông đến mức quá mềm để tránh làm cho nhung hươu bị nát ra) rồi đưa vào sấy bằngthan hoặc điện với nhiệt độ vừa phải

Để đảm bảo cho nhung phiến bảo quản được lâu và có vị thơm dễ chịu ta nên saobằng nồi rang Trước hết đặt nồi rang lên bếp cho nóng và nhắc nồi rang xuống rồi đổnhung phiến vào đảo qua đảo lại 5 phút sau đó đổ ra để nguội rồi cho vào bao giấy bóngdán kín (nếu để lâu thì ta nên rang gạo để nguội bỏ lẫn vào để bảo quản nhung đỡ bịhỏng)

* Phương pháp nhúng nước sôi

Đặt một nồi nước lên bếp, luôn đun lửa để giữ cho nước sôi liên tục Dùng sợidây vải buộc từng chiếc nhung Đem nhúng vào nồi nước sôi với góc 45 độ Llưu ýkhông nhúngngập mặt cắt để hơi thoát ra được dễ dàng Trong nửa giờ đầu nhúng vào

30 giây rồi vớt rađể nguội Sau đó lại nhúng tiếp Các lần nhung sau thời gian nhúngvào lâu hơn, 45 giây, 1phút, 2 phút, 3 phút Làm khoảng 2 giờ như vậy rồi đem sấythan Thời gian sấy nhung sẽ giảm được mộtnửa so với phương pháp trên.Cần chú ý ở

Trang 39

giai đoạn đầu nếu nhúng vào nước sôi quá lâu dễ bị nứt nhung hoặc bịtuột mất lớp dabọc ngoài nhung, chất lượng của nhung sẽ giảm đi nhiều.Trong quá trình sấy gặpnhững ngày trời nắng có thể đem phơi nắng cũng được.

* Phương pháp ngâm nhung trong rượu

Nhung tươi được cắt ra thành từng miếng mỏng và nhỏ hoặc để nguyên nhánh,sau đó bỏ vào rượu ngâm chừng 10-15 ngày có thể đem rượu ra uống Phương phápnày bảo quản được lâu, uống rượu dần dần

Ảnh 2.14 Nhung ngâm rượu cùng sâm là loại thuốc bổ tốt

* Phương pháp nấu cao nhung

Nhung có thể dùng nấu cao bằng cách cho vài nồi áp suất hay nồi nấu cao chuyêndụng và đun cho đến khi nhung tan chảy thành nước, rồi cô đặc lại, đóng gói bảo quảncẩn thận Cách sử dụng cao nhung hươu cũng gần tương tự nhung sấy khô Cũng cắt ra

sử dụng ít một, cũng hấp cơm rồi ăn hoặc nuốt cùng mật ong

Trang 40

- Bệnh chướng bụng đầy hơi

Phòng bệnh: Không cho hươu ăn những thức ăn kém phẩm chất, không cho ănquá no và sau khi ăn cần tránh cho vận động quá mức Không cho ăn lá, cỏ ướt nhiều.Thành phần và khối lượngthức ăn cần thay đổi dần dần tránh đột ngột

để nó ra khỏi các con hươukhác Lông rụng, rơm rác và thức ăn thừa không được làmvương vãi sang các ngăn ô khác.Những dụng cụ dùng cho hươu bị ghẻ và chuồng trạiphải được tiêu độc thường xuyên bằngCrêzyl 5% hay nước vôi.Cần kiểm tra da thườngxuyên nhất là vào mùa đông để kịp thời điều trị

- Đau mắt

Phòng chữa: Rửa mắt mỗi ngày/lần bằng nước đun sôi để ấm có pha muối Sau

đó rửa bằng argyrol hay sunfat kẽm 0,5% Nếu trong mắt có dị vật, phải tìm cách lấy

ra thật nhẹ nhàng bằngrôi.Chuồng trại giữ sạch sẽ, phun nước trước khi quét dọn để

Ngày đăng: 21/04/2016, 11:02

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. “Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh” qua 3 năm (2012 – 2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
2. Phùng Thị Hồng Hà (2014) “Quản trị kinh doanh trong nông nghiệp”, Khoa kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế - Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kinh doanh trong nông nghiệp
3. Phạm Văn Dương (2005), “Phân tích hoạt động kinh doanh”, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: Phạm Văn Dương
Nhà XB: NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2005
5. Đề án “Nghiên cứu xây dựng đàn hươu hạt nhân tỉnh Hà Tĩnh” của Công ty Cổ phần hươu giống Hương Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng đàn hươu hạt nhân tỉnh Hà Tĩnh
6. Luận án thạc sỹ “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi hươu ở hộ nông dân tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” Nguyễn Hải Nam,(2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi hươu ở hộ nông dân tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
9. Đặng Huy Huỳnh, “Nuôi hươu sao ở Việt Nam”, NXB Nghệ An, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi hươu sao ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Nghệ An
10. Đặng Huy Huỳnh, “Hươu sao một loài thú có giá trị cao trong kinh tế gia đình, tài nguyên sinh vật”, NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 1995, trang 336 - 340 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hươu sao một loài thú có giá trị cao trong kinh tế gia đình, tài nguyên sinh vật
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội
11. Nguyễn Văn Huân (1993), “Kinh tế hộ, khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế (tháng 4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ, khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng
Tác giả: Nguyễn Văn Huân
Năm: 1993
12. Đào Thế Tuấn (1997),“Kinh tế hộ nông dân”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ nông dân
Tác giả: Đào Thế Tuấn
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
13. Frank Ellis (1993),“Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp”, NXB Nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp
Tác giả: Frank Ellis
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1993
17. Trang web Bộ NN & PTNT viện chăn nuôi http://www.vcn.vnn.vn/ Link
18. Trang web Khoa học kỹ thuật nông nghiệp http://vndgkhktnn.vietnamgateway.org/news19.Trang web Bộ y tếhttp://www.moh.gov.vn/ Link
20. Trang web Dân tộc và phát triển http://cema.gov.vn/ Link
22. Trang web Hội nông dân Việt Nam http://www.hoinongdan.org.vn/ Link
23. Trang web Bản tin kiến thức và kỹ thuật nông nghiệp http://agriviet.com/ Link
4. Dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo tỉnh Hà Tĩnh (báo cáo năm 2014) Khác
7. Niên giám thống kế huyện Hương Sơn (2012 – 2013) Khác
8. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Hương Sơn giai đoạn 2010 – 2015 Khác
14. Các đề án chuyên sâu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn đến năm 2015 huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh Khác
15. Các đề án phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w