1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh

119 360 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ------KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠU SAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN – TỈNH HÀ TĨNH NGUYỄN THỊ THU HẰNG Khóa họ

Trang 1

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

HƯƠU SAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN – TỈNH HÀ TĨNH

NGUYỄN THỊ THU HẰNG

Khóa học: 2011-2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM

HƯƠU SAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN – TỈNH HÀ TĨNH

Lớp: K45 Kinh tế nông nghiệp

Niên khóa: 2011 – 2015

Huế, tháng 5 năm 2015

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, cũng như hoàn thành cả quá trình học tập tại trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế, ngoài sự phấn đấu, nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường Trước hết, tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế & Phát triển

- Trường Đại học Kinh Tế Huế và các thầy cô trong trường đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS Trần Đoàn Thanh Thanh, người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành

đề tài: “Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh”.

Cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến anh Hồ Thái Sơn – chánh Văn phòng UBND huyện Hương Sơn; anh Lê Quang Hồ - Trưởng phòng Nông nghiệp cùng các bác, các anh chị trong phòng Nông nghiệp, các cán bộ huyện của các phòng ban khác thuộc UBND huyện Hương Sơn; lãnh đạo UBND xã, các hộ chăn nuôi và đại lý thu gom, tiêu thụ hươu sao ở các xã Sơn Ninh, Sơn Trung, Sơn Quang thuộc huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh; các quán ăn đặc sản hươu sao đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp, lấy số liệu, tìm hiểu thực tế để hiểu rõ hơn về

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2015

Sinh viên Nguyễn Thị Thu Hằng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

11 IC Chi phí trung gian

12 KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN 1 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3

1.4.2 Phương pháp thu thập thông tin (chi tiết xem ở phụ lục 2) 3

1.4.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp 3

1.4.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp 3

1.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 4

1.4.4 Phương pháp phân tích số liệu 4

1.4.4.1 Phương pháp thống kê mô tả 4

1.4.4.2 Phương pháp so sánh 4

1.4.4.3 Phương pháp hoạch toán kinh tế 4

1.4.4.4 Phương pháp phân tích ma trận SWOT 5

1.4.4.5 Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia 5

1.4.4.6 Phương pháp chuyên gia 5

PHẦN 2 6

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 6

1.1.1 Các khái niệm cơ bản 6

1.1.2 Giới thiệu vài nét về hươu sao 8

1.1.2.1 Giới thiệu, nguồn gốc 8

1.1.2.2 Phân bố 9

1.1.2.3 Đặc điểm sinh học của hươu sao 9

1.1.3 Đặc điểm và kỹ thuật chăn nuôi hươu sao của hộ 10

1.1.3.1 Đặc điểm chăn nuôi hươu sao của hộ 10

1.1.3.2 Kỹ thuật chăn nuôi hươu của hộ 11

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chăn nuôi hươu sao 18

1.1.4.1 Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên 18

1.1.4.2 Nhóm yếu tố về kinh tế và tổ chức quản lý xã hội 19

1.1.4.3 Nhóm yếu tố về khoa học kỹ thuật và công nghệ 20

1.1.4.4 Nhóm yếu tố thuộc về quản lý vĩ mô của Nhà nước 20

1.1.5 Lợi ích, ý nghĩa của việc chăn nuôi hươu đối với phát triển kinh tế hộ 20

1.1.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài 23

1.1.6.1 Chỉ tiêu nguồn lực sản xuất 23

1.1.6.2 Chỉ tiêu thể hiện tình hình chăn nuôi 23

1.1.6.3 Chỉ tiêu thể hiện tình hình tiêu thụ 23

1.1.6.4 Chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả chăn nuôi hươu sao 23

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 25

1.2.1 Tình hình chăn nuôi hươu sao ở các nước trên thế giới 25

1.2.2 Tình hình chăn nuôi hươu ở Việt Nam 26

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠU SAO HƯƠNG SƠN 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN - TỈNH HÀ TĨNH 28

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 28

2.1.1.1 Vị trí địa lý 28

2.1.1.2 Đất đai và tình hình sử dụng đất đai 29

2.1.1.3 Địa hình, thời tiết, khí hậu, thủy văn 30

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 31

2.1.2.1 Kinh tế 31

2.1.2.2 Dân số và lao động 33

2.1.2.3 Thông tin, truyền thông 33

2.3 TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CHĂN NUÔI HƯƠU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN 34

2.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển chăn nuôi hươu ở huyện Hương Sơn 34

2.3.2 Quy mô chăn nuôi hươu của huyện Hương Sơn 35

2.3.3 Giá trị sản phẩm thu được từ chăn nuôi hươu sao 40

2.4 TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HƯƠU CỦA CÁC HỘ KHẢO SÁT NĂM 2014 41

2.4.1 Thông tin chung về các hộ nuôi hươu khảo sát năm 2014 41

2.4.2 Điều kiện sản xuất của các hộ nuôi hươu khảo sát năm 2014 43

2.4.3 Biến động quy mô và cơ cấu đàn hươu của các hộ khảo sát năm 2014 48

2.4.4 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi hươu của các hộ khảo sát năm 2014 49

2.4.4.1 Đối với chăn nuôi hươu đực 49

2.4.4.2 Đối với chăn nuôi hươu cái 55

2.5 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠU SAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN - TỈNH HÀ TĨNH 58

2.5.1 Chủng loại các sản phẩm từ chăn nuôi hươu 58

2.5.2 Thị trường thụ sản phẩm hươu sao 60

2.5.3 Biến động giá cả sản phẩm hươu sao theo tháng và qua các năm 62

2.5.4 Phân tích chuỗi giá trị nhung hươu 63 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

2.5.4.1 Các tác nhân chính tham gia chuỗi 63

2.5.4.2 Hoạt động thị trường của các tác nhân trong chuỗi 64

2.5.4.3 Chuỗi giá trị sản phẩm nhung hươu 66

2.5.4.4 Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nhung hươu 68

2.6 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠU SAO Ở HƯƠNG SƠN 71

2.7 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT TRONG CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠU SAO HƯƠNG SƠN 79

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VÀ KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠU SAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN - TỈNH HÀ TĨNH 81

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI HƯƠU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN 81

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VÀ KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠU SAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN 81

3.2.1 Mở rộng quy mô đàn hươu 81

3.2.2 Nâng cao hiệu quả sản xuất 82

3.2.3 Nâng cao kiến thức hạch toán kinh tế và tiếp cận thị trường cho các hộ nuôi hươu 82

3.2.4 Tăng cường liên kết ngang giữa các hộ nuôi hươu để nâng cao quy mô sản xuất và giá trị sản phẩm 82

3.2.5 Tăng cường liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi nhằm phát triển kênh tiêu thụ hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm 83

3.2.6 Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm, đưa thông tin sản phẩm đến với người tiêu dùng tiềm năng 83

3.2.7 Xây dựng cơ sở hạ tầng 83

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

3.1 KẾT LUẬN 84

3.2 KIẾN NGHỊ 86

3.2.1 Đối với hộ nông dân 86

3.2.2 Đối với tổ chức khuyến nông 86

3.2.3 Đối với các cấp chính quyền huyện Hương Sơn 87

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 10

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ

Đồ thị 1 Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện 60

Sơ đồ 1 Chuỗi giá trị nhung hươu 63

Sơ đồ 2 Kênh thị trường của chuỗi giá trị nhung hươu 66

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 Khẩu phần thức ăn cho hươu trong một ngày đêm 13

Bảng 2 Tình hình đất đai của huyện Hương Sơn qua 3 năm (2012 – 2014) 29

Bảng 3 Đặc điểm khí hậu, thời tiết của huyện Hương Sơn 31

Bảng 4 Cơ cấu kinh tế huyện Hương Sơn giai đoạn 2001-2013 32

Bảng 5 Số lượng đàn vật nuôi của huyện Hương Sơn giai đoạn 2011 - 2020 35

Bảng 6 Quy mô đàn hươu và tổng số hộ ở huyện Hương Sơn 3 năm 2012-2014 38

Bảng 7 Quy mô đàn hươu theo đơn vị hành chính của huyện Hương Sơn 39

Bảng 8 Giá trị sản phẩm thu được từ chăn nuôi hươu của các hộ nông dân huyện Hương Sơn 3 năm 2012 – 2014 41

Bảng 9 Thông tin chung về các hộ nuôi hươu khảo sát năm 2014 42

Bảng 10 Tình hình sử dụng đất đai của các hộ nuôi hươu khảo sát năm 2014 (Tính bình quân/hộ) 43

Bảng 11 Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ nuôi hươu khảo sát năm 2014 45

Bảng 12 Vốn và cơ cấu nguồn vốn của các hộ nuôi hươu khảo sát năm 2014 47

Bảng 13 Số lượng, cơ cấu đàn hươu ở các hộ khảo sát qua 3 năm 2012-2014 48

Bảng 14 Quy mô chăn nuôi hươu sao năm 2014 của các hộ khảo sát 49

Bảng 15 Chi phí nuôi hươu đực lấy nhung của hộ khảo sát năm 2014 50

Bảng 16 Kết quả, hiệu quả chăn nuôi hươu đực lấy nhung theo quy mô của các hộ khảo sát năm 2014 53

Bảng 17 Chi phí chăn nuôi hươu cái sinh sản của các hộ khảo sát năm 2014 55

Bảng 18 Kết quả, hiệu quả chăn nuôi hươu cái sinh sản theo quy mô của các hộ khảo sát năm 2014 57

Bảng 19 Hình thức tiêu thụ sản phẩm hươu sao của các hộ chăn nuôi 61

Bảng 20 Biến động giá cả hươu giống qua 3 năm 2012 - 2014 62

Bảng 21 Biến động giá nhung hươu qua 3 năm 2012 - 2014 62

Bảng 22 Ý kiến đánh giá của hộ về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn 71

Bảng 23 Một số chính sách hỗ trợ cho chăn nuôi hươu 76 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

“Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh”.

Mục tiêu thực hiện đề tài này nhằm đánh giá tình hình chăn nuôi và tiêu thụ hươusao của các hộ chăn nuôi, người thu gom và đại lý kinh doanh sản phẩm hươu tronghuyện Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi hươu,cũng như đẩy mạnh sức tiêu thụ sản phẩm của nó trên địa bàn huyện, khuyến khíchngười dân phát triển nuôi hươu

Qua quá trình nghiên cứu biết được chăn nuôi hươu của hộ gia đình vừa mangtính thâm canh vừa mang tính quảng canh Các hộ gia đình chăn nuôi chủ yếu theo quy

mô vừa (6 – 9 con) và nhỏ (1 – 5 con), quy mô lớn đang ít và gần đây mới bắt đầu mởrộng dần (quy mô trên 10 con), hộ thường tận dụng lao động, thức ăn sẵn có của giađình và thời gian rảnh rổi Thu nhập mang lại cho hộ nông dân là rất cao nhưng cũngrủi ro rất lớn do yêu cầu lượng vốn lớn, dịch bệnh, điều kiện thời tiết… vì hươu làđộng vật hoang dã nên việc chăn nuôi, chăm sóc, sinh hoạt cũng mang tính hoang dã.Trong quá trình chăn nuôi hươu các hộ gặp nhiều thuận lợi và bất lợi ảnh hưởngkhông nhỏ đến quá trình nuôi Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi vàtiêu thụ sản phẩm hươu sao như là thị trường (yếu tố quan trọng nhất), giống (yếu tốquan trọng thứ 2) và yếu tố quan trọng thứ 3 là vốn, ngoài ra còn các yếu tố khác làkinh nghiệm, kỹ thuật của người nuôi, vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, thức ăn, dịch bệnh,khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng,

Nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển chăn nuôi hươu, tôi mạnh dạn đề xuấtnhững giải pháp và một số kiến nghị nhằm mở rộng quy mô chăn nuôi, tăng năng suất

và chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trưởng tiêu thụ để giúp quảng bá thương hiệuhươu sao Hương Sơn và nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Chăn nuôi là một trong những bộ phận cấu thành nền nông nghiệp nước ta Nó cóvai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu con người, gópphần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, khai thác nguồn lực ở nông thôn Cùng vớitrồng trọt, ngành chăn nuôi cũng dần khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu ngànhnông nghiệp

Ngày nay việc phát triển chăn nuôi các loài động vật hoang dã quý hiếm gắn liềnvới việc khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên động vật là một trongnhững hướng khai thác bền vững, đem lại lợi ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội.Trong các loài động vật thì hươu sao đang được chú trọng và phát triển

Chăn nuôi hươu sao đang ngày được mở rộng và phát triển ở trên thế giới hayngay cả ở Việt Nam Ở nước ta hươu sao chủ yếu có ở Nghệ An, Hà Tĩnh Nằm trongkhuôn viên ấy có huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh

Hương Sơn là một huyện miền núi thuộc Hà Tĩnh, có nhiều gò đồi, cỏ cây lànguồn thức ăn cho loài hươu, có nhiều diện tích đất có thể dùng làm chuồng trại chănnuôi Ở đây có truyền thống nuôi hươu từ lâu Hiện nay Hương Sơn đang tập trungphát triển chăn nuôi, trong đó phát triển chăn nuôi hươu đang là mũi nhọn Với nhữngbiện pháp tích cực, phong trào chăn nuôi hươu ở Hương Sơn đã có bước phát triểnmạnh mẽ Người nông dân đã từng bước chuyển từ phương thức chăn nuôi tập quántruyền thống sang áp dụng kỹ thuật, đầu tư sản xuất hàng hóa

Hươu sao là vật nuôi ăn cỏ bán hoang dã được đánh giá có nhiều ưu điểm hơn sovới các loài động vật ăn cỏ khác Nhung hươu là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có giátrị sinh học và cung cấp các hoạt chất có tác dụng nâng cao sức khỏe con người Hươusao ít bệnh tật, dễ quản lý và nuôi dưỡng, thức ăn cho hươu chủ yếu là các loại lá, tráicây có sẵn trong vườn, rừng rất dễ kiếm nên chi phí cho việc nuôi hươu thấp, hiệu quảthu nhập cao và là động vật ăn cỏ ít gây tác hại xấu đối với môi trường

Nuôi hươu sao để lấy nhung không chỉ để mục đích kinh doanh mà còn có mụcTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

đích bảo tồn loài động vật quý hiếm, hoang dã Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của sảnxuất ngành chăn nuôi, để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện, góp phầnthúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và đời sống người dân,thiết nghĩ, Hương Sơn cần quy hoạch phát triển vùng nuôi hươu sao để đẩy mạnh vàphát triển chăn nuôi hươu đạt hiệu quả cao đúng với vai trò và tầm quan trọng của nótrong cơ cấu kinh tế của huyện những năm tới Xuất phát từ những nguyên nhân trên

mà tôi đã thực hiện đề tài“Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh”.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Đánh giá tình hình chăn nuôi và tiêu thụ hươu sao của các hộ gia đình nông dân,người thu gom và đại lý kinh doanh sản phẩm hươu trong huyện Trên cơ sở đó đềxuất giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi hươu, cũng như đẩy mạnh sứctiêu thụ sản phẩm của nó trên địa bàn huyện

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ sảnphẩm của các hộ gia đình nông dân Bao gồm các thành phần chủ yếu: Người cung cấpđầu vào; hộ nông dân chăn nuôi hươu; người chuyên thu gom, buôn bán sản phẩmhươu ở địa phương và một số đại lý kinh doanh sản phẩm hươu sao

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu các nội dụng kinh tế chăn nuôihươu sao ở các hộ nông dân như sử dụng các yếu tố sản xuất, tình hình phát triển đànhươu, phân tích tình hình đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh chăn nuôi hươu của

hộ, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi hươu sao, đềxuất những giải pháp khai thác tiềm năng phát triển chăn nuôi hươu đạt hiệu quả kinh

tế cao

- Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu các hộ chăn nuôi hươu sao ở 3 xãthuộc huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh là Sơn Ninh, Sơn Trung và Sơn Quang, nghiên cứungười thu gom và đại lý kinh doanh sản phẩm hươu sao trên địa bàn toàn huyện

- Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập để nghiên cứu từ năm 2012 – 2014

Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015

Thu thập số liệu sơ cấp: năm 2015

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Toàn huyện Hương Sơn có tổng 32 đơn vị gồm 30 xã và 2 thị trấn, đề tài chọn 3

xã trong huyện để tiến hành điều tra thực tế, đó là Sơn Ninh, Sơn Trung và SơnQuang Ba xã này có số lượng đàn hươu tương đối lớn so với các đơn vị khác tronghuyện và nằm ở những vị trí khác nhau Cách chọn mẫu ngẫu nhiên này sẽ giúp cho sốliệu điều tra được khách quan hơn

1.4.2 Phương pháp thu thập thông tin (chi tiết xem ở phụ lục 2)

1.4.2.1 Thu thập thông tin thứ cấp

- Tìm kiếm thông tin từ các trang web, mạng xã hội, đài báo, sách vở, tivi,

- Thông tin từ các báo cáo kết quả kinh tế, các tài liệu liên quan

1.4.2.2 Thu thập thông tin sơ cấp

- Phương pháp chọn mẫu

Để thu thập được nhiều thông tin tôi tiến hành phỏng vấn, tham khảo ý kiến củacán bộ cấp huyện và xã phụ trách mảng chăn nuôi, thú y Ngoài ra, trong mỗi xã chọnkhảo sát 20 hộ chăn nuôi hươu sao thuộc các thôn khác nhau, tổng 3 xã là 60 hộ Chiacác đối tượng thành các nhóm hộ theo quy mô chăn nuôi:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

+ Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ 1 – 5 con

+ Hộ chăn nuôi quy mô vừa 6 – 9 con

+ Hộ chăn nuôi quy mô lớn ≥10 con

Ngoài khảo sát các hộ chăn nuôi hươu đề tài còn khảo sát thêm 10 địa điểm thugom, tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn toàn huyện

- Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình nghiên cứu để hiểu sâu hơn và có những nhận định đúng đắn hơn

về những vấn đề xoay quanh việc chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao, nghiêncứu dựa trên sự chọn lọc những ý kiến đánh giá, tư vấn của những người có kinhnghiệm trong lĩnh vực để có nhận xét đánh giá và đưa ra những kết luận đúng cho đềtài của mình

1.4.3 Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý thông tin thứ cấp

Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu

Xử lý thông tin sơ cấp

- Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh

- Thông tin định lượng: xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm Excel

1.4.4 Phương pháp phân tích số liệu

1.4.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hướng sự thay đổi vềcác nguồn lực đầu vào về kết quả, hiệu quả trong chăn nuôi theo các tiêu thức phân tổkhác nhau

1.4.4.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh tình hình kết quả, hiệu quả trong tiêu thụ sảnphẩm hươu sao qua các năm Đặc biệt so sánh các nhóm hộ chăn nuôi theo quy mô,hình thức tổ chức, kinh nghiệm chăn nuôi, trên cơ sở đó có những nhận định, đánhgiá về tình hình và quá trình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao Hương Sơn

1.4.4.3 Phương pháp hoạch toán kinh tế

Đây là phương pháp dùng chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia để hoạchtoán chi phí, hiệu quả kinh tế chăn nuôi hươu trên địa bàn huyện Hương Sơn NghiênTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

cứu sử dụng các chỉ tiêu phương pháp để đánh giá so sánh : GO, IC, VA, MI, LĐ thuêngoài, công LĐGĐ quy đổi,… theo hình thức, quy mô, số năm chăn nuôi (kinhnghiệm)

1.4.4.4 Phương pháp phân tích ma trận SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh Strengths(điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức).Đây là công cụ phân tích một hiện tượng dưới dạng quan điểm hệ thống từ bên trong(S,W) ra bên ngoài (O,T) hay kết hợp cả trong và ngoài Sử dụng ma trận SWOT đểtổng hợp các nghiên cứu về yếu tố bên trong, bên ngoài, là những mặt mạnh, yếu haynhững cơ hội và thách thức đặt ra cho việc phát triển chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩmhươu sao

1.4.4.5 Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia

Phương pháp này sử dụng để thu thập các ý kiến đánh giá của các bên liên quanđến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hươu nhằm đánh giá, phân tích những điểmmạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm của các

hộ cũng như đối với ngành chăn nuôi hươu nói chung

1.4.4.6 Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này dùng để thu thập những ý kiến và những nhận định của các cán

bộ nghiên cứu trong ngành chăn nuôi hươu, các chuyên gia quản lý nhà nước tronglĩnh vực chăn nuôi hươu, cán bộ quản lý, kỹ thuật tham gia chỉ đạo tại địa phương

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1 Các khái niệm cơ bản

 Khái niệm về hộ

- Trong Từ điển ngôn ngữ Mỹ (Oxford Press – 1987) có định nghĩa “hộ” là tất

cả những người cùng chung huyết tộc và những người cùng làm ăn chung”

- Năm 1980, tại hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan đãkhẳng định “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tiêu dùng, xemnhư đơn vị kinh tế” dẫn theo Nguyễn Văn Hân, [12]

Như vậy, hộ là đơn vị kinh tế, có nguồn lao động và phân công lao động chung: Cóvốn và chương trình kế hoạch sản xuất chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, cóngân quỹ chung và được phân phối lợi ích theo thoả thuận, có tính chất gia đình

 Khái niệm về hộ nông dân

Hộ nông dân là một tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp,bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung trongmột mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nôngnghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu các thành viên trong hộ (Theo bài

giảng Quản trị kinh doanh trong nông nghiệp của TS Phùng Thị Hồng Hà – Trường

Đại học Kinh Tế Huế, [8])

Hộ nông dân có những đặc điểm sau:

- HND là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng

- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ

tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn Trình độ quyết định quan hệgiữa HND và thị trường

- Các HND ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia các hoạt động phi nôngnghiệp với các mức độ khác nhau khiến cho khó giới hạn thế nào là một HND

 Kinh tế hộ nông dân

Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội,TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi làcủa chung để tiến hành sản xuất Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung:mọi quyết định trong sản xuất – kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, đượcnhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển.

 Khái niệm về chăn nuôi

Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi đểsản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, sức lao động… Sản phẩm từ chănnuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người

 Khái niệm về sản phẩm

Sản phẩm chăn nuôi là kết quả của quá trình đầu tư sau một chu kỳ sản xuất đểtạo ra các sản phẩm mang lại một đặc trưng riêng đáp ứng nhu cầu thị trường

 Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của các sản phẩmhàng hoá và dịch vụ Qua quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chuyển từ hìnhthái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng lưu chuyển vốn của doanh nghiệp được hoànthành

Có thể hiểu hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo hai nghĩa sau:

- Theo nghĩa rộng: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình kinh tế bao gồmnhiều khâu, nó có quan hệ mật thiết với nhau như nghiên cứu thị trường, xác định nhucầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất

- Theo nghĩa hẹp: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển quyền sở hữu sảnphẩm cho khách hàng và thu được tiền từ hoạt động này Hoạt động tiêu thụ sản phẩm

là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa để thỏa mãn lợi ích củangười sản xuất cũng như thỏa mãn nhu cầu sử dụng hàng hó của khách hàng

Dù hiểu theo nghĩa nào thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói chung được cấuthành bởi các yếu tố sau:

+ Các chủ thể kinh tế tham gia: Người mua và người bán

+ Đối tượng đem trao đổi: Là sản phẩm hàng hóa

+ Thị trường: Là nơi diễn ra trao đổi giữa người mua và người bán

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

 Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực(nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định

Hiệu quả kinh tế là một đại lượng so sánh: So sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánhgiữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được Hiệu quả kinh tế phản ánh mặt chất lượng cáchoạt động kinh doanh, trình độ nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh củadoanh nghiệp trong sự vận động không ngừng của các quá trình sản xuất kinh doanh,không phụ thuộc vào tốc độ biến động của từng nhân tố

1.1.2 Giới thiệu vài nét về hươu sao

1.1.2.1 Giới thiệu, nguồn gốc

Hươu sao có tên khoa học là Cervus nippon Temminck, lớp thú, bộ ngón chẵn(Artiodactyla), họ hươu nai (Cervidae) Ngoài ra còn được gọi là Lộc (Trung Quốc),Red deer (Anh) Là loài thú quý hiếm, trong tự nhiên hầu như không còn, nhưng đãđược thuần dưỡng phục hồi số lượng

Có nhiều bằng chứng cho biết người Trung Hoa đã nuôi hươu từ 1000 năm nay.Nếu như một số nước như Mỹ, Anh, Canada hươu được thả tự do, hoặc được nuôitrong các khuôn viên để phục vụ mục đích du lịch, giải trí (săn bắn) thì nước Australia,New Zeland nuôi để lấy thịt và nhung New Zeland có 1,5 triệu con hươu, đàn hươunuôi ở Austraila có đến 160 000 con

Ở Việt Nam, việc chăn nuôi thuần dưỡng hươu sao cũng chỉ mới xuất hiện vàonhững năm 1920, 1930 Một số gia đình giàu có ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã nuôi nhữngđàn hươu từ 5 - 7 tới vài chục con Năm 1929, ở huyện Thanh Chương có nhà nuôi đànhươu tới 27 con Nhân dân một số vùng ở Nghệ An và Hà Tĩnh, trong đó có QuỳnhLưu và Hương Sơn cũng có tập quán nuôi 1 - 2 con hươu trong nhà để lấy nhung

Trước 1954, do chiến tranh, số lượng hươu nuôi còn lại không đáng kể Sau năm

1954 nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh mới lại có điều kiện phát huy tập quán chăn nuôihươu trong gia đình

Năm 1964, một số hươu sao từ Quỳ Hợp - Nghệ An đã được chuyển đến nuôi tạiVườn quốc gia Cúc Phương Năm 1967 - 1969, một số hươu sao ở Cúc Phương đãđược chuyển đến Ninh Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phú, Quảng Ninh để góp phần giữTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

giống và nhân giống Hươu nuôi ở các địa phương này cũng phát triển mạnh, tăngnhanh về số lượng và chất lượng.

Ở Việt Nam, hươu sao đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 2000

mm, chiều dài tai 123 – 175 mm, con đực cân nặng 50 – 70 kg, con cái cân nặng 45 –

và nhạt hơn ở mặt sau Chân, đầu, bụng không có sao Tuyến nước mắt phát triểnmạnh Ở hươu đực có sừng, hươu cái không có sừng

- Sinh sản

Hươu sao mỗi năm sinh sản 1 lứa, mỗi lứa một con Thời gian mang thai củahươu là 215 – 217 ngày Mùa động dục của hươu sao chỉ xảy ra một lần trong năm vàthời gian có thể thay đổi theo từng vùng Hươu trưởng thành động dục lúc 2 năm tuổi

và lúc này có khả năng giao phối hiệu quả, hươu cái biểu hiện động dục từ 1 – 2 nămtuổi Hươu cái có khả năng đẻ đứa con đầu tiên lúc 20 tháng tuổi, thậm chí 17 thángtuổi đến 15 tháng tuổi vẫn có khả năng sinh sản

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

- Sinh trưởng và phát triển tạo nhung gạc

Hươu con đẻ ra tương đối khỏe: Khoảng nửa giờ sau khi đẻ ra đã có thể đứng dậy

và bú mẹ Trọng lượng trung bình của hươu sơ sinh của hươu cái là 3,4 kg; hươu đực là3,6 kg Sau 10 đến 20 ngày hươu con đã bắt đầu ăn lá, cỏ Từ 40 ngày trở đi đã hoạtđộng khá mạnh, vận động nhanh không kém gì hươu trưởng thành Chỉ hươu đực mới

có sừng và thay sừng hằng năm Cặp sừng đầu tiên xuất hiện khi hươu 1 năm tuổi Cặpsừng này không phân nhánh, dài 16 – 23 cm, thường gọi là cặp sừng “chìa vôi” hay

“chóc” Các cặp sừng cũ đều rụng vào trung tuần tháng giêng đến cuối tháng 3, haisừng không rụng đồng thời mà cách nhau 1 đến 2 ngày Sau khi cặp sừng cũ rụng sẽ cócặp mới mọc Sừng còn non gọi là nhung, lúc này nhung mềm màu hồng nhạt, cónhững lông tơ màu trắng, xám rất mịn phủ ngoài Nhung mọc đươc 2 – 3 cm bắt đầumọc nhánh lần thứ nhất, khi được 18 – 25 cm thì phân nhánh lần thứ 2 Đầu tiên 2nhánh này mập, tròn, khó phân biệt, sau chuyển sang hình trái mơ, hình yên ngựa vàmọc dài hơn là gác sào Nếu để nhung quá tuổi hay không cắt, nhung sẽ hóa xươngdần theo chiều từ gốc lên ngọn và từ trong ra ngoài, đó gọi là “gác”

1.1.3 Đặc điểm và kỹ thuật chăn nuôi hươu sao của hộ

1.1.3.1 Đặc điểm chăn nuôi hươu sao của hộ

Hươu sao là loại động vật hoang dã nên việc chăn nuôi hươu cần có lý thuyết để

áp dụng chăn nuôi theo tính cách hoang dã của chúng Hươu có bản chất ăn tạp, bộphận tiêu hóa của chúng khác với các loại gia súc khác, thời gian chăn nuôi hươu kéodài từ 15 – 20 năm

Hộ gia đình chăn nuôi hươu sử dụng lao động và tiền vốn là chủ yếu Chăn nuôihươu của hộ gia đình vừa mang tính thâm canh vừa mang tính quảng canh vì nhiều hộgia đình ở đây đã thuê đất, đầu tư trang trại nuôi hươu với số lượng trên 10 con.Nhưng nhiều hộ nuôi từ vài ba con trong chuồng để tận dụng thời gian rãnh và có thêmthu nhập Thời gian chăn nuôi hươu dài, mỗi năm hươu đực cho nhung từ 1 đến 2 lầncòn hươu cái sinh sản một lần

Hươu đực thời gian lên nhung khoảng 45 – 60 ngày là cắt, trước đó và trong khiđang có nhung chúng ta cần có sự đầu tư thêm thức ăn, sau thời gian đó chúng ta cho

ăn theo tiêu chuẩn khẩu phần như cũ Đối với hươu cái trước và sau khi sinh cần đầuTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

tư thêm thức ăn để có đủ chất nuôi con, còn bình thường cho ăn theo tiêu chuẩn khẩuphần ăn như tính cách của chúng.

Các hộ gia đình chăn nuôi theo quy mô nhỏ (1 đến 5 con) thường tận dụng laođộng, thức ăn sẵn có của gia đình và thời gian rãnh rỗi Còn đối với những hộ gia đìnhchăn nuôi theo quy mô lớn trên 10 con thì họ đầu tư tích lũy thức ăn theo mùa vụ và cóthể thuê thêm nhân lực lao động để chăm sóc và theo dõi Thu nhập mang lại cho hộnông dân là rất cao nhưng rủi ro rất lớn do yêu cầu lượng vốn lớn, chăm sóc và phòngngừa dịch bệnh, điều kiện thời tiết… vì hươu là động vật hoang dã nên việc chăn nuôi,chăm sóc, sinh hoạt cũng mang tính hoang dã

1.1.3.2 Kỹ thuật chăn nuôi hươu của hộ

 Chuồng trại

Có 2 hình thức chăn nuôi hươu ở huyện Hương Sơn:

- Nuôi nhốt hoàn toàn

Hình thức nuôi nhốt này thường được các hộ chăn nuôi áp dụng phổ biến, phùhợp với quy mô chăn thả nhỏ Đặc điểm của hình thức chăn nuôi này là hươu sao đượcnuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng và hằng ngày chúng ta đem thức ăn, nước uống và

vệ sinh chuồng trại

- Bán chăn thả (nuôi nhốt có sân chơi)

Phương thức chăn nuôi này được thiết kế khu chăn thả có diện tích phù hợp với

số lượng hươu chăn nuôi Diện tích của mỗi khu chăn nuôi khoảng 1.500 – 2000 m2thả từ 10 – 20 con, xung quanh được rào bằng lưới thép cùng với cọc xi măng chắcchắn, trong khu vực khu chăn thả được trồng cây để làm bóng mát và làm thức ăn bổsung cho hươu Trong mỗi ô như vậy có nhà nghỉ, có hệ thống máng ăn, nước uốngcho hươu Hươu được thả tự do trong mỗi ô, được đi lại tự do Người chăn nuôi hằngngày đem thức ăn vào cho hươu theo giờ quy định và kiểm tra tình trạng sức khỏe,mức độ đi lại, vệ sinh phòng dịch cho hươu

Giống:

- Chọn hươu đực giống:

* Lý lịch: Hươu đực bố phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau đây: có sức khoẻ tốt, có

năng suất sản xuất nhung cao khối lượng nhung cao từ 0,8kg trở lên, tính dính di truyềnTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

tương đối ổn định Hươu con cũng có khối lượng nhung cao, sức sống tốt, nếu hươu bố

mẹ có nhiều khả năng chống đỡ bệnh tật và tạp ăn thì càng tốt

* Về ngoại hình : Hươu sơ sinh phải có trọng lượng 4kg trở lên Nhìn tổng thể

khỏe, lông mượt, cân đối và có nhiều đặc điểm của giống đực Lông mượt mặt rộng,vừng trán nhô cao, hai xoáy trán cao và cách xa nhau nếu con đực có sừng (nhung)thì hai bên sừng phải tạo thành hình chữ Y và hai đỉnh càng rộng càng tốt Nhữngcon mà có cặp sừng (nhung) song song là nhung kém Cổ ngắn, vòm cổ hơi sà xuốngtrông như có ướm, ngực thon mình ngựa, lưng thấy chỉ lưng rõ, chân ngắn vừa phải

và mập, luôn đi bằng 4 ngón chân

- Chọn con cái: Con cái có chức năng cơ bản là sinh sản vì vậy khi chọn con cái

ngoài phần theo dõi lý lịch về hươu thì cần phải chú ý một số đặc điểm điển hình như sau:

Lý lịch của hươu cái không bị cận huyết, nếu bị cận huyết hoặc đồng huyết thì cóthể dẫn đến vô sinh, bệnh này có nhiều và không thể chữa được Phải xem xét đời mẹcủa hươu cái nếu mà con mẹ tốt, thuận lợi trong việc phối giống, sinh con và chăm sóccon tốt, nhiều sữa, một năm đẻ một lần thì là tốt Hươu con sinh ra phải to khoẻ (từ 3.5

kg trở lên), phải hài hoã giữa các phần của cơ thể, theo thể trạng của giống cái, đuôiluôn phe phẩy, mắt sáng Chọn những hươu cái giống đầu nhỏ, mồm hơi rộng (tạp ăn),vành mắt có lông màu nâu hoặc nhung nâu, không trắng quá Cổ hươu cái phải dài, nổigân, thân mình hơi ngắn, lông mượt, lưng thẳng, bụng võng xuống, mông tròn đều vànổi (chứng tỏ xương chậu to, dễ đẻ và không bị dị tật)

Những hươu con giống tốt như những đặc điểm nói trên thì chắc chắn sẽ manglại hiệu quả cao cho người chăn nuôi hươu

- Kỹ thuật chăm sóc hươu sao:

+ Nhu cầu dinh dưỡng

Đối với những trại nuôi hươu, cần thiết phải lập quy hoạch thức ăn ngay từ đầu

Có kế hoạch trồng cây cỏ bảo đảm đầy đủ và thường xuyên thức ăn cho hươu, tránhtình trạng bị động, lệ thuộc vào thiên nhiên

Thức ăn cho hươu sao phải bảo đảm đầy đủ chất bột, chất béo, chất đạm, khoáng,nước và sinh tố

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

+ Các loại thức ăn

Thức ăn của hươu sao gồm nhiều loại lá, cỏ, củ, quả,…chủ yếu là các lá cỏ non.Hươu sao còn sử dụng cả những thức ăn đã được chế biến như: Cháo ngô, cám, gạo,thức ăn ủ xanh, ủ chua, phơi khô Chúng ta nên cho ăn nhiều loại thức ăn để hươu có

đủ các chất, chớ nên cho ăn đơn điệu

Bảng 1 Khẩu phần thức ăn cho hươu trong một ngày đêm

Loại hươu

Thức ăn thô xanh (kg)

Thức ăn

củ quả (kg)

Thức ăn tinh (kg)

Muối ăn ( g)

Hươu đực, cái (không mang thai), hươu hậu bị

(trên 12 tháng) hươu cái mang thai thời kỳ đầu 8 -12 1,0 0,20 10 – 15Hươu cái mang thai thời kỳ 3 – 4 tháng tuổi 12 1,5 0,5 10 – 15

(Nguồn: Viện sinh thái tài nguyên và môi trường)

Thức ăn thô xanh gồm các loại như: dây khoai lang, cây lạc, lá các loại cây ănquả, cây chuối, ngọn mía, thức ăn quả củ như cà rốt, bắp cải, khoai tây, mít, chuối,thức ăn bổ sung như muối ăn, vitamin… Tuy hươu là động vật ăn tạp nhưng thức ănchế biến phải sạch Tùy từng giai đoạn cụ thể mà khẩu phần, liều lượng thức ăn phân

bổ khác nhau

 Quy trình cắt nhung hươu

Cắt nhung qua 3 thời kỳ: trái mơ, yên ngựa, gác sào Người ta thường cắt nhungvào thời kỳ yên ngựa là thích hợp nhất thường là từ 45 – 60 ngày Quá trình cắt nhungphải nhanh gọn, an toàn cụ thể như sau:

a) Chuẩn bị dụng cụ

- Cưa sắt để cắt nhung, cưa thật sắc, thường dùng cưa xương dụng cụ y tế

- Thuốc cầm máu và thuốc chống nhiễm trùng: Vitamin K, cỏ mực hay lá câyhoàng xà, một ít mun đốt từ lá cây khô, thuốc kháng sinh như Ampicilin, Tetracilin

- Lá chuối hơ nóng sơ qua cho dẻo, đỡ rách, dây buộc để giữ các loại lá, thuốccầm máu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

- Chuồng để cắt nhung (thường là phòng nuôi nhốt nó)

- Một ít rượu để vào trong chậu nhỏ: thoa rượu lên nhung để ra huyết nhung

- Nhân lực: khoảng từ 4 – 6 người đàn ông khỏe hiểu biết về việc cắt nhung

b) Bắt hươu để cắt nhung

Trước khi vào bắt hươu để cắt nhung nên dùng rơm rạ, cỏ khô để lót nền chuồnghoặc khu vực để cắt nhằm tránh cho con vật bị thương trong thời gian cắt và người giữhươu cũng được sạch sẽ, an toàn hơn Sau đó chúng ta tiến hành bắt giữ hươu

c) Các thao tác cắt nhung

- Cưa cách chân đế nhung khoảng 1 cm

- Cưa và các thao tác phải thật nhanh, gần đứt thì cưa chậm lại để không bị xướcbằng dụng cụ cắt nhung thật sắc

- Cầm máu nhanh

d) Các phương pháp bảo quản và chế biến nhung

Nhung cắt xong cần được đem chế biến ngay vì nhung có nhiều máu và chất thịt,

để lâu dễ bị thối hoặc ruồi nhặng đẻ trứng vào sinh dòi bọ Có nhiều cách chế biến,nhưng dù áp dụng cách nào cũng phải làm những động tác đầu tiên sau đây:

- Dùng cồn hay rượu rửa sạch vỏ nhung

- Khâu díu lớp da qua mặt cắt để khi sấy da nhung không co lên, trơ phần lõi, cặpnhung không đẹp

- Lấy băng giấy hoặc băng vải quấn quanh vỏ nhung để khi sấy khô vẫn giữ đượcmàu nhung

* Phương pháp sấy khô nhung

(1) Phương pháp sấy nhung từ tươi sang nhung nhánh khô

Nếu bảo quản bằng phương pháp nay thì khi cắt nhung tươi ra ta phải sấy ngay,TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

chậm nhất là sau 2 giờ Khi sấy, nhung bị mất nước nên sấy làm sao không làm chohình dạng bên ngoài của nhung thay đổi, vẫn giữ nguyên được lớp lông trên nhung.Việc sấy nhung tốt sẽ bảo quản được lâu và khả năng tích luỹ trong nhung những chất

có hoạt tính sinh học

(2) Phương pháp sấy bằng than

Dùng loại cỏ lá dài, sắc (cỏ hươu thường ăn) quấn chặt quanh nhung rồi treo giữahai liếp than với khoảng cách vừa sấy nóng nhung dần dần Khi treo nhung để sấy chú

ý treo nhung phía đầu xuống dưới để tránh huyết nhung chảy ra, không nên treo quágần than làm cháy nhung Trong quá trình sấy luôn luôn kiểm tra và trở nhung để đảmbảo cho nhung khô đều, không nên sấy nhiệt độ quá cao mà sấy với nhiệt độ tăng dần

(3) Phương pháp sấy bằng cát

Quấn nhung bằng một lớp giấy mỏng Rang cát cho nóng đến khoảng 700C (sờtay vào cát còn chịu đựơc) Vùi cặp nhung vào cát nóng sao cho đầu cắt hướng lênphía trên Cứ thế thay cát nóng Cũng có thể đặt chảo cát trên bếp phía dưới đun lửa đểcát luôn nóng Lúc đó cặp nhung phải treo cao như khi sấy than

Dù sấy than hay cát đều phải làm liên tục cho đến khi khô hẳn mới thôi Thôngthường phải mất 2 - 3 ngày mới được Kinh nghiệm cho thấy khi cầm 2 chiệc nhung

gõ vào nhau nghe thấy tiếng trong dòn là được Trọng lượng cặp nhung khô sau khisấy bằng 35 - 45% trọng lượng nhung tươi

(4) Phương pháp sấy bằng gạo rang

Ủ nhung vào bao gạo rang nóng nhiều lần, khi gạo đã nguội tiếp tục rang lại,nhiệt độ sấy khoảng 60 - 700C, làm như vậy cho đến khi nhung khô hẳn thì đưa vàobảo quản Cách này là khá tốt vì nhiệt độ vừa phải, đều, ít sơ suất làm hỏng nhung

(5) Phương pháp sấy bằng điện

Thường dùng những lò sấy vi sóng có công suất lớn, ưu điểm sấy loại này lànhanh và hiệu quả

(6) Phương pháp chế biến nhung nhánh sang nhung phiến

Trước hết ta dùng cồn xoa đều vào nhánh nhung và đặt lên khay men châm lửađốt Sau đó dùng miệng chai vỡ cạo sạch nhung, rồi dùng vải màn tẩm ướt bọc lại, đặtlên hông (chõ) bằng phương pháp cách thuỷ cho mềm nhung ra

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

Sau khi nhung đã mềm khoảng 60 -70% ta dùng dao cầu cắt mỏng (không nênhông đến mức quá mềm để tránh làm cho nhung hươu bị nát ra) rồi đưa vào sấy bằngthan hoặc điện với nhiệt độ vừa phải Để đảm bảo cho nhung phiến bảo quản được lâu

và có vị thơm dễ chịu ta nên sao bằng nồi rang Trước hết đặt nồi rang lên bếp cho nóng

và nhắc nồi rang xuống rồi đổ nhung phiến vào đảo qua đảo lại 5 phút sau đó đổ ra đểnguội rồi cho vào bao giấy bóng dán kín

* Phương pháp nhúng nước sôi

Đặt một nồi nước lên bếp, luôn đun lửa để giữ cho nước sôi liên tục Dùng sợidây vải buộc từng chiếc nhung Đem nhúng vào nồi nước sôi với góc 45 độ Lưu ýkhông nhúng ngập mặt cắt để hơi thoát ra được dễ dàng Trong nửa giờ đầu nhúng vào

30 giây rồi vớt ra để nguội Sau đó lại nhúng tiếp Các lần nhung sau thời gian nhúngvào lâu hơn, 45 giây, 1phút, 2 phút, 3 phút Làm khoảng 2 giờ như vậy rồi đem sấythan Thời gian sấy nhung sẽ giảm được một nửa so với phương pháp trên.Cần chú ý ởgiai đoạn đầu nếu nhúng vào nước sôi quá lâu dễ bị nứt nhung hoặc bị tuột mất lớp dabọc ngoài nhung, chất lượng của nhung sẽ giảm đi nhiều Trong quá trình sấy gặpnhững ngày trời nắng có thể đem phơi nắng cũng được

* Phương pháp ngâm nhung trong rượu

Nhung tươi được cắt ra thành từng miếng mỏng và nhỏ hoặc để nguyên nhánh,sau đó bỏ vào rượu ngâm chừng 10-15 ngày có thể đem rượu ra uống Phương phápnày bảo quản được lâu, uống rượu dần dần

* Phương pháp nấu cao nhung

Nhung có thể dùng nấu cao bằng cách cho vài nồi áp suất hay nồi nấu cao chuyêndụng và đun cho đến khi nhung tan chảy thành nước, rồi cô đặc lại, đóng gói bảo quảncẩn thận Cách sử dụng cao nhung hươu cũng gần tương tự nhung sấy khô Cũng cắt ra

sử dụng ít một, cũng hấp cơm rồi ăn hoặc nuốt cùng mật ong

Trang 29

phòng bệnh kém Nếu bảo đảm cho hươu ăn uống đầy đủ, thức ăn đủ chất lượng, nướcuống sạch sẽ, chuồng trại khô ráo, thoáng khí thì đàn hươu sẽ khoẻ mạnh, phát triểntốt, hạn chế được sự phát sinh bệnh tật, đem lại những kết quả mong muốn.

-Bệnh chướng bụng đầy hơi

Phòng bệnh: Không cho hươu ăn những thức ăn kém phẩm chất, không cho ănquá no và sau khi ăn cần tránh cho vận động quá mức Không cho ăn lá, cỏ ướt nhiều.Thành phần và khối lượng thức ăn cần thay đổi dần dần tránh đột ngột

để nó ra khỏi các con hươu khác Lông rụng, rơm rác và thức ăn thừa không được làmvương vãi sang các ngăn ô khác Những dụng cụ dùng cho hươu bị ghẻ và chuồng trạiphải được tiêu độc thường xuyên bằng Crêzyl 5% hay nước vôi Cần kiểm tra dathường xuyên nhất là vào mùa đông để kịp thời điều trị

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

- Đau mắt

Phòng chữa: Rửa mắt mỗi ngày/lần bằng nước đun sôi để ấm có pha muối Sau

đó rửa bằng argyrol hay sunfat kẽm 0,5% Nếu trong mắt có dị vật, phải tìm cách lấy

ra thật nhẹ nhàng bằng rôi.Chuồng trại giữ sạch sẽ, phun nước trước khi quét dọn đểtránh bụi Trong sân, chuồng không nên để những vật dễ nguy hiểm cho hươu (que,gẫy đinh )

- Bệnh ở móng

Phòng và chữa bệnh: Không nên để chuồng lầy lội Nên làm nhiều hòn đá liếm,đặt ở nhiều nơi để hươu có thể thu được đủ lượng khoáng cần thiết cho cơ thể Xâynhững ô nhỏ (đáy láng ximăng) đổ nước lạnh có pha muối 1% cho hươu vào ngâmchân hàng ngày Nếu chân đau nhiều thì có thể tiêm Novocain 2g Bổ sung thức ăngiàu khoáng vi lượng hàng ngày cho hươu

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chăn nuôi hươu sao

1.1.4.1 Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý và đất đai: Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông

nghiệp và sự phát triển của kinh tế hộ chăn nuôi hươu Những hộ chăn nuôi có vị tríthuận lợi như gần đường giao thông, gần các cơ sở chế biến, gần thị trường tiêu thụsản phẩm, gần trung tâm khu công nghiệp, gần đô thị lớn sẽ có điều kiện sản xuấthàng hóa Thực tế cũng đã cho chúng ta thấy những vùng sâu vùng xa… do vị tríkhông thuận lợi nên kinh tế hộ nông dân kém phát triển hơn so với các vùng có vị tríđịa lý, đất đai thuận lợi Bên cạnh đó thì quy mô đất đai, đại hình và tính chất nônghóa thổ nhưỡng có liên quan mật thiết với từng loại sản phẩm sản xuất ra, giá trị sảnphẩm và lợi nhuận

Khí hậu, thời tiết và môi trường sinh thái: Điều kiện thời tiết khí hậu, lượng mưa,

độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng… có mối quan hệ chặt chẽ đến sự hình thành và sử dụng cácloại đất Thực tế cho thấy những nơi có điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi, đượcthiên nhiên ưu đãi sẽ hạn chế những bất lợi, những khó khăn, những rủi ro do điềukiện thời tiết gây ra và có cơ hội để phát triển chăn nuôi hươu, tăng sản lượng nhunghươu, hươu con của các hộ chăn nuôi hươu

Môi trường sinh thái cũng ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi hươu của hộ nhấtTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

là nguồn nước và thức ăn Bởi vì chăn nuôi hươu có thể tồn tại và phát triển theo quyluật của môi trường Nếu môi trường sinh thái thuận lợi thì đàn hươu có thể phát triểntốt, cho năng suất sản phẩm nhung cao, hươu con tốt, hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa hộ chăn nuôi hươu đạt hiệu quả cao và ngược lại.

1.1.4.2 Nhóm yếu tố về kinh tế và tổ chức quản lý xã hội

Nhóm yếu tố này có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ nóichung Cụ thể các vấn đề như:

Vốn: Trong quá trình sản xuất kinh doanh nói chung và chăn nuôi hươu nói

riêng thì vốn là vấn đề, là cơ sở để đảm bảo cho hộ chăn nuôi có tư liệu sản xuất và vật

tư, nguyên liệu để tiến hành sản xuất kinh doanh Vốn là điều kiện không thể thiếutrong ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi hươu vì chăn nuôi hươu các hộ phải cómột lượng vốn tương đối lớn Vốn là yếu tố quyết định đến sự hình thành sản xuấthàng hóa, cần có quy mô đủ lớn để kinh tế hộ trở thành kinh tế trang trại gia đình, chănnuôi hươu đạt hiệu quả cao

Trình độ học vấn và kỹ năng lao động: Người dân phải có trình độ học vấn và

kỹ năng lao động để có thể tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm chănnuôi hươu tiên tiến Trong chăn nuôi hươu, người chăn nuôi cần phải giỏi chuyên môn,

kỹ thuật và kinh nghiệm để có thể mạnh dạn áp dụng những thành tựu khoa học kỹthuật và chăn nuôi nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao Trình độ học vấn, chuyên môn

và kinh nghiệm chăn nuôi hươu của các chủ hộ có vị trí quan trọng, ảnh hưởng trựctiếp tới sự thành công hay thất bại trong chăn nuôi hươu của hộ Vì vậy, chủ hộ muốnthành đạt phải có trình độ kỹ thuật, chuyên môn, học vấn, có tố chất của một nhà chănnuôi hươu để kinh doanh thu được doanh thu cao

Công cụ sản xuất: Công cụ lao động có vai trò quan trọng đối với việc thực

hiện các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi hươu của hộ Muốn nuôi hươu đạt hiệu quả,năng suất lao động cao cần phải sử dụng một hệ thống công cụ sản xuất phù hợp vớichăn nuôi hươu để mang lại hiệu quả cao

Thị trường tiêu thụ: Nhu cầu thị trường quyết định đến hộ sản xuất với số lượng

sản phẩm bao nhiêu? Chất lượng như thế nào? Trong cơ chế thị trường hiện nay các hộnông dân hoàn toàn có thể lựa chọn các loại hàng hóa mà thị trường cần mà họ có đủTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

khả năng để sản xuất ra để họ có điều kiện sản xuất hàng hóa Chăn nuôi hươu cũngvậy, các hộ nông dân chăn nuôi hươu cũng căn cứ vào nhu cầu thị trường để chăn nuôihươu.

1.1.4.3 Nhóm yếu tố về khoa học kỹ thuật và công nghệ

Các địa phương, các vùng khác nhau có điều kiện về kinh tế xã hội khác nhaucho nên tùy từng địa phương khác nhau mà đòi hỏi các yêu cầu về giống hươu khácnhau, kỹ thuật chăn nuôi khác nhau Kỹ thuật chăn nuôi hươu của các vùng, địaphương có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả phát triển đàn hươu của các hộ.Nhưng chăn nuôi hươu của các hộ nông dân cũng không thể tách rời những tiến bộkhoa học kỹ thuật vì nó tạo ra những giống hươu có năng suất cao, chất lượng sảnphẩm tốt Những hộ áp dụng những tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất, thịtrường… trong chăn nuôi hươu sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao

Do vậy chúng ta cũng cần áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật kết hợp vớitập quán, kỹ thuật chăn nuôi hươu của từng vùng, từng địa phương sẽ thúc đẩy chănnuôi hươu phát triển đem lại hiệu quả cao

1.1.4.4 Nhóm yếu tố thuộc về quản lý vĩ mô của Nhà nước

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước như: miễn thuế cho sản phẩmmới, chính sách cho vay vốn, chính sách hỗ trợ… có ảnh hưởng lớn đến phát triểnkinh tế của hộ và là công cụ đắc lực để nhà nước can thiệp có hiệu quả vào sản xuấtnông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi hươu nói riêng

1.1.5 Lợi ích, ý nghĩa của việc chăn nuôi hươu đối với phát triển kinh tế hộ

Hươu là một trong những loài động vật đẹp, hoang dã quý hiếm, có giá trị vềnhiều mặt Từ một loài động vật hoang dã sống trong núi rừng, hươu đã và đang đượcthuần phục như vật nuôi Như chúng ta đã biết việc khai thác quá mức các nguồn tàinguyên, bao gồm động vật quý hiếm đang làm cho tình trạng một số loài bị tuyệtchủng hay nằm trong danh sách đỏ Hươu sao cũng nằm trong số đó, nó đang được liệtvào danh sách cần được bảo tồn Việc bảo vệ, phục hồi sử dụng và khai thác hợp lýloài hươu sao góp phần to lớn nhằm bảo vệ nguồn ghen vật nuôi đang ngày càng bịhủy diệt, bảo vệ tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng

Hơn nữa, hươu còn có nhiều tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe cho conTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

người Các sản phẩm từ hươu rất được ưa chuộng Hầu như tất cả các bộ phận của cơthể hươu đều được sử dụng triệt để Giá trị lớn nhất, đầu tiên phải kể đến là nhunghươu (Cornu Cervi Parvum) Nói tới vị thuốc bổ, quý, trong Đông y người ta thường

kể đến sâm nhung, quế, phụ Các nhà khoa học đã nghiên cứu thành phần hoá học, tácdụng dược lý của nhung hươu và đã xếp nhung vào danh mục các vị thuốc Nhungđược chính phủ cho phép sản xuất thành các vị thuốc và bán rộng rãi Nhung hươu cótác dụng tốt đối với toàn thân: nâng cao thể lực, bệnh nhân ăn ngủ tốt hơn, bớt mỏimệt, những vết thương chóng lành, lợi tiểu, tăng nhu động ruột và dạ dày, ảnh hưởngtốt đến việc trao đổi chất đạm và mỡ Ngoài ra, những chất chiết của nhung hươu saocòn chứa cholesterin tự do, keramit, liso-leusitin, spingomi-êlin và hàng loạt nhữnghợp chất trung tính khác Người ta đã dùng nhung hươu chế thành thuốc uống hay tiêmPantocrine Đây là vị thuốc bổ, quý có tác dụng làm tăng sức mạnh toàn thân, nhất làđối với những người già, những người làm việc quá sức, mệt mỏi hay mới ốm dậy Nócòn có tác dụng chữa các bệnh: huyết áp thấp, cơ tim yếu, làm mau lành các vếtthương bên ngoài nhất là các mụn nhọt có mủ Thầy thuốc Việt Nam còn dùng nhunghươu phối hợp với một số vị thuốc khác để chữa những chứng bệnh: liệt dương, đáinhắt, nước tiểu đục như nước gạo, miệng khô, lưng đau, tinh huyết khô kiệt Nhân dâncũng có thói quen dùng nhung hươu để chữa các bệnh tả, lỵ… Các nghiên cứu mớiđây của các nhà khoa học phuơng Tây cũng cho thấy nhung hươu có thể dùng điều trịbệnh viêm khớp

Các sản phẩm khác là hươu bao tử, gạc xương và các bộ phận khác của hươu.Hươu bao tử có tác dụng bồi bổ cho người già, người làm việc quá sức, người mới ốmdậy hay sản phụ Lộc giác dùng chữa các bệnh: suy nhược thần kinh, đau khớp xương,mụn nhọt hay phụ nữ bị khí hư bạch đới Gạc hươu và xương hươu còn dùng để nấucao

Ngoài ra gân hươu, đuôi hươu, tiết hươu cũng được dùng để làm thuốc

Da hươu có thể thuộc để may đồ ấm Phân hươu dùng làm phân bón rất tốt

Không những được sử dụng làm thuốc, các sản phẩm của hươu còn được dùnglàm thực phẩm Ở các nước Phương Tây, New Zeland, Australia người ta xem trọngthịt hươu Lý do: thịt hươu nhiều nạc, ít mỡ và được cho là thịt “an toàn” đối với sứcTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

khoẻ con người Nước Đức mỗi năm tiêu thụ 40-50 tấn Các nước khác cũng ăn thịthươu: Thụy Sỹ, Mỹ, các nước Liên minh châu Âu Ngay người Canada bấy lâu vẫnxem hươu như là một động vật giải trí (dùng cho săn bắn), thì nay đã có xu hướng nuôihươu lấy thịt Ở nước ta thịt hươu cũng được khen là ngon: “vị ngọt, tính ấm, bổ trung,ích khí, mạnh gân cốt”.

Vì những lí do đó mà nuôi hươu mang lại giá trị kinh tế cao Các hộ nông dân ởHương Sơn hầu như nhà nào cũng có nuôi hươu, ít nhất là 1-2 con, nhiều nữa là trangtrại vài chục đến cả trăm con Mỗi con hươu đực mỗi năm cho 1-2 lần nhung, mỗi lần

từ 0,3-1,8kg/cặp nhung tươi, giá bán giao động từ 0,8-1,5 triệu đồng/lạng hay 8-15triệu đồng/kg nhung tươi

Chăn nuôi hươu mang nhiều ý nghĩa:

- Tạo công ăn việc làm và làm tăng thu nhập

Người dân sống ở nông thôn chủ yếu sống bằng sản xuất nông nghiệp với nguồnthu nhập ít ỏi từ nông nghiệp và chịu sự tác động của ngoại cảnh Rủi ro trong sản xuấtnông nghiệp làm cho thu nhập của người dân không ổn định, dẫn tới khó khăn trongcuộc sống Là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ hộ nghèo trong nôngnghiệp Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn luôn được đảng và nhà nước coi làcông việc hàng đầu trong phát triển kinh tế đất nước Nhà nước tạo điều kiện thuận lợicho phát triển kinh tế hộ, nhiều chính sách hỗ trợ được ban hành, nhiều dự án pháttriển nông nghiệp, nông thôn được triển khai Tại địa bàn huyện Hương Sơn phát triểnchăn nuôi hươu sao là một trong những chủ trương được lựa chọn là ngành quan trọngtrong chiến lược phát triển kinh tế nông thôn

Hươu sao là đặc sản của Hương Sơn được đầu tư phát triển mang lại nguồn lợikinh tế cao cho người dân, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập Trong suốt một đời, bìnhquân hươu sao cho khoảng 15-20 cặp nhung, có thể hơn vì có con một năm cho 2 cặp.Mỗi cặp từ 0,3-1,8kg bán với giá 8-15 triệu đồng/kg Hươu cái sinh sản mỗi năm chomột con, hươu con cái với giá 2-5 triệu đồng/con, hươu con đực 5-10 triệu đồng/con.Với cách tính như vậy ta có thể tính được nguồn doanh thu từ việc chăn nuôi hươu củacác hộ gia đình

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

- Việc phát triển chăn nuôi hươu kéo theo sự phát triển của các ngành khác

Khi chăn nuôi hươu phát triển kéo theo các ngành chế biến sản phẩm hươu pháttriển theo như rượu nhung, cao nhung hươu, cao xương hươu, thuốc chữa bệnh, thựcphẩm chức năng, quán thịt hươu, đóng góp nhiều cho nguồn thu Nhiều hộ làm giàu

từ việc chăn nuôi, tiêu thụ các sản phẩm của hươu sao

1.1.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài

1.1.6.1 Chỉ tiêu nguồn lực sản xuất

- Tình hình đất đai của hộ

- Diện tích trồng cỏ, diện tích chuồng trại chăn nuôi hươu sao

- Tình hình nhân khẩu và lao động/hộ

- Tình hình vốn và phân bổ vốn

1.1.6.2 Chỉ tiêu thể hiện tình hình chăn nuôi

- Số hộ chăn nuôi hươu

- Quy mô, cơ cấu, số lượng hươu từng hộ và toàn huyện

- Số con trung bình trong 1 hộ nuôi

- Sản phẩm xuất ra trong 1 năm

1.1.6.3 Chỉ tiêu thể hiện tình hình tiêu thụ

- Hình thức tiêu thụ

- Số lượng trung gian, số cấp thể hiện trên các kênh tiêu thụ

- Giá bán sản phẩm

1.1.6.4 Chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả chăn nuôi hươu sao

Chỉ tiêu đánh giá kết quả

 Giá trị sản phẩm (GO): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ các loại sản phẩmcủa một đơn vị sản xuất, trong một thời gian xác định

GO = ∑( QI* Pi)

Trong đó:

Qilà khối lượng sản phẩm i

Pilà đơn giá sản phẩm loại i

Trong điều kiện sản xuất có sản phẩm phụ thì công thức tính là:

GO = ∑ QiPi+ qipi

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 36

Trong đó: Qilà khối lượng sản phẩm i

Pilà đơn giá sản phẩm loại i

Qi là khối lượng sản phẩm phụ loại i

pilà đơn giá sản phẩm phụ loại i

 Chi phí trung gian IC: Là toàn bộ khoản chi phí vật chất (không tính phầnkhấu hao tài sản cố định) và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong một kỳ chănnuôi hươu

IC = ∑ Cj

Trong đó : Cjlà khoản chi phí thứ j trong chu kỳ chăn nuôi

 Giá trị gia tăng VA: Là chênh lệch giữa giá trị hàng hóa được sản xuất và chiphí nguyên liệu, phụ tùng để sản xuất ra hàng hóa đó Giá trị gia tăng bao gồm phầntiền lương, lãi tiền vay và lợi nhuận mà hãng hay ngành công thêm vào giá thành củađầu ra

VA = GO – IC

 Thu nhập hỗn hợp MI: Là phần thu nhập của người sản xuất bao gồm thunhập của công lao động và lợi nhuận của sản xuất trong một kỳ sản xuất

MI = GO – IC – (A+T) = VA – (A + T+W)

Trong đó: A là giá trị khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ

T là thuế sát sinh cần đóng cho nhà nước

W là lao động thuê ngoài

Nhà nước bãi bỏ thuế sát sinh đối với chăn nuôi hươu, ở đây thường là lao độngtrong gia đình, rất ít thuê ngoài nên T = 0, W = 0 Bởi vậy:

MI = VA – A

 Lợi nhuận: Pr = MI – L*Px

L: Số lao động gia đình

Px: Chi phí cơ hội của lao động gia đình

+ Thời gian lao động trong chăn nuôi hươu chủ yếu là tận dụng thời gian, nên sốcông lao động gia đình được quy đổi thành số ngày công:

L = Thời gian nuôi hươu trong 1 ngày * tổng số ngày nuôi/đợt thu hoạch

8TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

+ Px tính theo giá lao động phổ thông tùy thuộc vào mức mà hộ mong muốn,thường dao động 120 – 150 ngàn đồng/công

 Tổng chi phí: TC là tổng toàn bộ tất cả các chi phí phải bỏ ra trong quá trìnhsản xuất

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian: GO/IC

- Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí trung gian: VA/IC

- Tỷ suất giá thu nhập hỗn hợp theo chi phí trung gian: MI/IC

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo tổng chi phí: GO/TC

- Tỷ suất giá trị tăng thêm theo tổng chi phí: VA/TC

- Tỷ suất giá thu nhập hỗn hợp theo tổng chi phí: MI/TC

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1 Tình hình chăn nuôi hươu sao ở các nước trên thế giới

Chăn nuôi hươu sao đã có từ lâu ở nhiều nước trên thế giới, nhưng tập trung chủyếu ở các vùng châu Á như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Mông Cổ, các nước thuộc châu

Á của Liên Xô cũ, Ấn Độ, Việt Nam Cụ thể tình hình chăn nuôi của một số nước trênthế giới như sau:

- Anh: Trong năm 1993, nước Anh có 300 trang trại nuôi hươu với số lượng tăng

từ 42.000 con (tháng 6 năm 1990) lên tới 50.000 con (tháng 6 năm 1992) Hiện nayhươu sao được nuôi ở Anh đã cung cấp được sản lượng xấp xỉ 750 tấn nhung Họ cònnhập khẩu từ Newzealand khoảng 250 tấn để đảm bảo tiêu thụ trong nước

- Canada: Số lượng đàn hươu năm 1992 là 58.000 con, tăng mạnh so với 5 nămtrước đó

- Australia: Số lượng hươu sao năm 1986 có khoảng 150.000 – 180.00 con đươcnuôi tập trung ở các trang trại lớn Hàng năm ở đây tiêu thụ khoảng 200 tấn thịt hươu

- Mỹ: Ngành chăn nuôi ở Mỹ đã phát triển cách đây gần 20 năm Hiện nay ở Mỹ

có trên 100.000 con hươu nai đang được nuôi ở các trang trại lớn với tổng giá trị lênkhoảng 120 – 150 triệu USD Sản lượng thịt hươu sản xuất bình quân hàng năm gần

300 tấn

- NaUy: Hiện nay có khoảng 255.000 con hươu nai, chủ yếu là giống hươu BắcTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

- NewZealand: đây là nước tiên phong trong việc chăn nuôi hươu công nghiệp từnăm 1950 Năm 1980 ở đây đã có hơn 100.000 con hươu được nuôi ở các trang trạicho đến năm 1996 số lượng hươu tăng lên gần 400.000 con và chúng chủ yếu đượcnuôi trong 350 trang trại Doanh thu hàng năm đạt khoảng 300 triêu USD qua việcxuất khẩu nhung, thịt và các sản phẩm phụ từ hươu Hiện nay theo ước tính ởNewZealand có khoảng 1,8 – 2,2 triệu ở gần 5.000 trang trại trên khắp đất nước trong

đó có 100 trang trại nuôi hươu thuộc loại lớn nhất với số lượng trung bình 2.000con/trang trại trong đó có khoảng 300.000 con hươu đang ở giai đoạn cho nhung,800.000 con cái sinh sản Doanh thu xuất khẩu các sản phẩm từ hươu ở NewZealand

đã đạt tới 200 triệu USD

- Hàn Quốc: Nghề chăn nuôi hươu đã có cách đây từ 300 năm về trước Năm

1987 Hàn Quốc có khoảng 3.380 trang trại với 31.314 con Đến năm 1997 số trang trạităng lên 9.909 với tổng số con là 122.300 con Hàng năm nhu cầu tiêu thụ nhung hươu

ở Hàn Quốc rất lớn, năm 1995 nhu cầu là 180,1 tấn, năm 1996 là 216,3 tấn nhung.Nguồn cung cấp nhung trong nước chỉ chiếm 13 – 26%, số lượng còn lại phải nhậpkhẩu từ nước ngoài

- Trung Quốc: Nghề chăn nuôi hươu có từ cách đây 1000 năm trước, ngườiTrung Quốc đã chăn nuôi hươu và sử dụng các sản phẩm của chúng như nhung, thịt và

da Năm 1984 ở Trung Quốc có khoảng 270.000 con hươu và hàng năm thu được hàngtriệu USD từ chăn nuôi hươu

Có thể nói ngành chăn nuôi hươu rất phát triển ở các nước trên thể giới Đặc biệt lànhững năm gần đây ngành chăn nuôi hươu đã phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng nhu cầu

về nhung hươu để là thuốc chữa bệnh và thịt phục vụ cho nhu cầu của người dân

1.2.2 Tình hình chăn nuôi hươu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc chăn nuôi thuần dưỡng hươu sao cũng chỉ mới xuất hiện vàonhững năm 1920 – 1930 Một số gia đình giàu có ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã nuôinhững đàn hươu từ 5 – 7 con, có những hộ gia đình tới vài chục con Nhân dân một sốvùng ở Nghệ An và Hà Tĩnh, trong đó có Quỳnh Lưu và Hương Sơn cũng có tập quánnuôi 1 – 2 con hươu trong nhà để lấy nhung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

Trước 1954, do chiến tranh, số lượng hươu nuôi còn lại không đáng kể Sau năm

1954 nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh mới lại có điều kiện phát huy tập quán chăn nuôihươu trong gia đình

Năm 1964, một số hươu sao từ Quỳ Hợp – Nghệ An đã được chuyển đến nuôi tạiVườn quốc gia Cúc Phương Năm 1967 – 1969, một số hươu sao ở Cúc Phương đãđược chuyển đến Ninh Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phú, Quảng Ninh để góp phần giữgiống và nhân giống Hươu nuôi ở các địa phương này cũng phát triển mạnh, tăngnhanh về số lượng và chất lượng Số lượng hươu đến cuối năm 2012 trên địa bànhuyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) khoảng 8.000 con, Hương Sơn (Hà Tĩnh) khoảng 16.000con Hươu chủ yếu nuôi trong nông hộ Có 2 trại nuôi tập trung là trại hươu xã QuỳnhVinh (Quỳnh Lưu) có 80 – 100 con và Xí nghiệp giống hươu Hương Sơn 200 con Sảnphẩm của hươu sao chủ yếu sử dụng để làm “thuốc”

Ở nước ta thịt hươu cũng được khen là ngon “vị ngọt, tính ấm, bổ trung, ích khí,mạnh gân cốt”

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ TIÊU

THỤ SẢN PHẨM HƯƠU SAO HƯƠNG SƠN 2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN - TỈNH HÀ TĨNH

Toàn huyện có 32 đơn vị hành chính cấp xã gồm 30 xã và 2 thị trấn với tổng diệntích tự nhiên là 110.315 ha; chiếm 18,33% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh (là huyện códiện tích tự nhiên lớn thứ hai trong toàn tỉnh) Huyện có hai thị trấn trong đó Thị trấn PhốChâu là trung tâm văn hoá – chính trị của huyện, cách thành phố Hà Tĩnh 70 km về phíaTây Bắc; Thị trấn Tây Sơn là trung tâm dịch vụ – thương mại của huyện, là đầu mối lưuthông hàng hoá từ cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo đến các vùng trong cả nước Hương Sơn có

vị trí kinh tế khá thuận lợi, nối Việt Nam với Lào rồi sang các nước ASEAN Trên địa bànHuyện có 2 tuyến đường huyết mạch là đường quốc lộ 8A và đường Hồ Chí Minh đi quavới chiều dài gần 70 km Hiện tại và tương lai đây là những con đường thuận lợi cho việcvận chuyển hàng hóa, thông thương trao đổi với với các tỉnh trong vùng và cả nước, mởrộng buôn bán với Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan qua cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.Chính vì vậy, đây là một lợi thế quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của huyện HươngSơn nói riêng và của tỉnh Hà Tĩnh nói chung

Với vị trí địa lý như vậy Hương Sơn thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôihươu, cả về chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 14/11/2016, 21:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. “Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh” qua 3 năm (2012 – 2014) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Hương Sơn, tỉnh HàTĩnh
2. Ts. Phùng Thị Hồng Hà (2014) “Quản trị kinh doanh trong nông nghiệp”, Khoa kinh tế và Phát triển, Đại học Kinh tế - Đại học Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị kinh doanh trong nông nghiệp
3. Phạm Văn Dương (2005), “Phân tích hoạt động kinh doanh”, NXB tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: Phạm Văn Dương
Nhà XB: NXB tổng hợpthành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2005
5. Đề án “Nghiên cứu xây dựng đàn hươu hạt nhân tỉnh Hà Tĩnh” của Công ty Cổ phần hươu giống Hương Sơn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng đàn hươu hạt nhân tỉnh Hà Tĩnh
6. Luận án thạc sỹ “Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi hươu ở hộ nông dân tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang” Nguyễn Hải Nam,(2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôihươu ở hộ nông dân tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang
9. Đặng Huy Huỳnh, “Nuôi hươu sao ở Việt Nam”, NXB Nghệ An, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nuôi hươu sao ở Việt Nam
Nhà XB: NXB Nghệ An
10. Đào Thế Tuấn (1997),“Kinh tế hộ nông dân”, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ nông dân
Tác giả: Đào Thế Tuấn
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1997
11. Frank Ellis (1993),“Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp”, NXB Nông nghiệp, Tp Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp
Tác giả: Frank Ellis
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1993
15. Trang web Bộ NN & PTNT viện chăn nuôi http://www.vcn.vnn.vn/ Link
16. Trang web Khoa học kỹ thuật nông nghiệp http://vndgkhktnn.vietnamgateway.org/news17.Trang web Bộ y tếhttp://www.moh.gov.vn/ Link
19. Trang web Hội nông dân Việt Nam http://www.hoinongdan.org.vn/ Link
4. Dự án phát triển nông thôn bền vững vì người nghèo tỉnh Hà Tĩnh (báo cáo năm 2014) Khác
7. Niên giám thống kế huyện Hương Sơn (2012 – 2013) Khác
8. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của huyện Hương Sơn giai đoạn 2010 – 2015 Khác
12. Các đề án chuyên sâu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn đến năm 2015 huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh Khác
13. Các đề án phát triển chăn nuôi đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w